PDA

View Full Version : Tại sao con tem "Chu Văn An" bị đình chỉ phát hành?


Poetry
02-09-2007, 19:44
Tại sao con tem "Chu Văn An" bị đình chỉ phát hành?
Ngày 18/01/1992, Tổng cục Bưu điện VN phát hành bộ tem 1 mẫu "Kỷ niệm 700 năm ngày mất của Chu Văn An (1292-1992)", mã số 633, giá mặt 200 đồng, họa sĩ thiết kế là Võ Lương Nhi.

Sau khi lưu hành được một thời gian thì giới sưu tập tem phát hiện ra 2 lỗi sai rất trầm trọng ở con tem này.

1. Năm 1992 là kỷ niệm 700 năm ngày sinh của cụ Chu nhưng trên tem lại ghi là kỷ niệm 700 năm ngày mất.

2. Họa sĩ thiết kế đã "cho" cụ Chu đeo kính lão mà vào thời đó chưa có ở nước ta.

Chính vì vậy, Tổng cục Bưu điện Việt Nam đã ra quyết định số 466/QĐ ngày 17/3/1992 đình chỉ phát hành bộ tem này.

44
Tem CTO với trọn vẹn dấu hủy ngày 18/01/1992 từ góc trái trên của tờ tem.

45
Bì thực gửi từ Huế đến TP.HCM ngày 01/3/1992.

Khi ngắm con tem này ta thấy hao hao mẫu thiết kế của con tem 20đ trong bộ tem "Cụ đồ Nho" của VNCH. Phải chăng ý tưởng thiết kế của 2 họa sĩ thiết kế tem này có sự "trùng hợp ngẫu nhiên"?

46

Chu Văn An (1292 - 1370), danh nho và nhà thơ, nhà giáo, quê ở làng Quang Liệt (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội), học giỏi, tính tình cương trực, đậu Thái học sinh đời Trần nhưng không làm quan ngay, ở nhà dạy học. Sau đó, vua Trần Minh Tông mời ông ra làm Tư nghiệp Quốc tử giám và trông coi việc giảng kinh cho Thái tử, soạn sách "Tứ thư thuyết ước". Đời Trần Dụ Tông, ông thấy chính sự bại hoại đã viết "Thất trảm sớ" xin chém 7 tên gian thần. Vua không nghe, ông từ quan về ở núi Phụng Hoàng, huyện Chí Linh (Hải Hưng), dạy học, viết sách, làm thơ, tự gọi là Tiều Ẩn. Học trò Chu Văn An có nhiều người hiển đạt như: Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát... Khi mất được vua ban tên hiệu là Văn Trinh, tên thụy là Khang Tiết đưa vào tòng tự (thờ thêm) ở Văn Miếu. Tác phẩm của Chu Văn An còn có tập thơ chữ Hán "Tiều Ẩn thi tập", nay chỉ còn một số bài chép trong "Toàn Việt thi lục" do Lê Quý Đôn sưu tập. Ngoài ra, Chu Văn An còn cùng với Hàn Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố là những người đầu tiên dùng chữ Nôm để sáng tác văn chương, có viết "Quốc ngữ thi tập" nhưng nay đã thất truyền.

(Sưu tầm & biên soạn)

canto
03-12-2007, 19:35
Hay thật, tôi rất thích các phát hiện thú vị kiểu "trùng hợp ngẫu nhiên này". Tiếc là tôi không có con tem Chu Văn nào sống cả. toàn chít thui chít rụi

kuro_shiro
18-09-2008, 21:06
tôi thấy những phát hiện trên rất hay. tôi cũng chưa hiểu tai sao ở 2 thời kì xa nhau như thế mà 2 nhà thiết kế lại có thể thiết kế theo kiểu " ý tưởng lớn gặp nhau" như vậy? và cũng ko hiểu tại sao khi bắt đầu phát hành tem về CHU VĂN AN, họ lại không phất hiên j ra sự trùng hợp coi như là ngẫu nhiên đó và cả về cái "vụ" kính thời đó chưa có và ... lẫn ngày sinh và ngày mất??? theo tôi nghĩ thì phát hành tem la` cực kì quan trọng vì nó lưu thông rộng rãi và lâu dài, thế tại sao cả lại để những sai xót đáng tiếc kia xảy ra?

hinh_hy
18-09-2008, 22:09
hơ thì 1 người trước và 1 người sau mà lại

hat_de
18-09-2008, 22:52
tôi thấy những phát hiện trên rất hay. tôi cũng chưa hiểu tai sao ở 2 thời kì xa nhau như thế mà 2 nhà thiết kế lại có thể thiết kế theo kiểu " ý tưởng lớn gặp nhau" như vậy? và cũng ko hiểu tại sao khi bắt đầu phát hành tem về CHU VĂN AN, họ lại không phất hiên j ra sự trùng hợp coi như là ngẫu nhiên đó và cả về cái "vụ" kính thời đó chưa có và ... lẫn ngày sinh và ngày mất??? theo tôi nghĩ thì phát hành tem la` cực kì quan trọng vì nó lưu thông rộng rãi và lâu dài, thế tại sao cả lại để những sai xót đáng tiếc kia xảy ra?

có nhưng sai lầm mang tính hệ thống
và những sai lầm hàng loạt mới đem lại những trường hợp đặt biệt như vậy trong lịch sử phát hành tem

chuyện "ý tưởng lớn gặp nhau" đã từng có nhìu, 1 cách tình cờ hoặc hưu ý, trong làng tem hay ngoài làng tem đều có trường hợp như vậy

khâu kiểm duyệt cũng có vấn đề vậy nên mới sinh chuyện, ở VN và thế giới đều có, và có ở trong bất kì 1 lĩnh vực vào

sai lầm là 1 phần tất yếu của cuộc sống, ta ko cố tình tạo ra nó, ta cố gắng tránh nó hết sức nhưng nó vẫn tồn tại, ở 1 xác suất nhỏ, đủ để tạo ra những "trường hợp đặc biệt" của làng tem :D

Bugi5697
19-09-2008, 12:02
tôi thấy những phát hiện trên rất hay. tôi cũng chưa hiểu tai sao ở 2 thời kì xa nhau như thế mà 2 nhà thiết kế lại có thể thiết kế theo kiểu " ý tưởng lớn gặp nhau" như vậy? và cũng ko hiểu tại sao khi bắt đầu phát hành tem về CHU VĂN AN, họ lại không phất hiên j ra sự trùng hợp coi như là ngẫu nhiên đó và cả về cái "vụ" kính thời đó chưa có và ... lẫn ngày sinh và ngày mất??? theo tôi nghĩ thì phát hành tem la` cực kì quan trọng vì nó lưu thông rộng rãi và lâu dài, thế tại sao cả lại để những sai xót đáng tiếc kia xảy ra?

Mới tham gia forum mà tớ thấy cách viết văn của Chang rất hay à nha ;)

Đúng là phát hành tem cực kỳ quan trọng - vì nó còn được coi là "sản vật văn hóa" của cả một quốc gia nên khi phát hành, người ta thường hết sức thận trọng. Một mẫu tem trước khi ra đời phải trải qua bao nhiêu tầng nấc trau chuốt, soi rọi, vậy mà đôi khi vẫn xảy ra những nhầm lẫn....thật khôi hài, khó lý giải :D

Còn sự trùng hợp "ngẫu nhiên" kia - chắc là do "nhân vật" trên tem đều là thầy đồ, nhà giáo với hai cậu học trò tóc để trái đào (cậu đứng cậu ngồi) nghe thầy giảng bài.....

Bugi xin trích đoạn từ tạp chí tem bình phẩm về con tem này - mời cả nhà cùng chia vui ^^

Tem "dự báo trước....thời đại": Saint Kitts and Nevis là một đảo quốc độc lập nằm ở Tây Ấn trên vùng biển Ca-ri-bê. Năm 1903 họ có ra một con tem nói về sự kiện tìm ra Châu Mỹ. Trên con tàu Christophe Colombus trên con tàu Santa Maria, đang dương kính viễn vọng chăm chú quan sát bờ biển vùng đất mới đang ẩn hiện phía xa xa...Lúc đó là năm 1492, vây mà một thế kỷ sau loài người phát minh ra chiếc kính viễn vọng thật. Thật là một dự báo...hoàn toàn chính xác !

Tem Việt Nam ta cũng đã từng có "thành tích dự báo" tương tự. Con tem "Chu Văn An" ra năm 1992 vẽ Cụ đang đeo kính ngồi dạy đám học trò. Tuổi tác cụ Chu mà đeo kinh là đúng lắm rồi. Nhưng chúng ta đều biết, chiếc kính đeo mắt chỉ xuất hiện ở châu Âu vào thế kỷ XIII. Người đeo kính đầu tiên thấy có trên tranh vẽ mà đến nay thấy được là bức tranh của họa sĩ Tommaso da Modena vẽ năm 1352. Vậy không hiểu sao cụ Chu đã có chiếc kính gọng giống hệt loại kính bán ở cửa hiệu Tràng Tiền...từ những năm 1292. Căn cứ vào đây ta có thể đòi "quyền sở hữu trí tuệ" vì rõ ràng VN ta đã có người đeo kính trước đó....70 năm rồi. Một phát hiện quan trọng kính mong Cục sáng chế phát minh lưu ý cho, đừng để thiệt thòi cho dân tộc.

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=44&d=1188736903
Con tem Chu Văn An phát hành năm 1992

kuro_shiro
19-09-2008, 17:23
Mới tham gia forum mà tớ thấy cách viết văn của Chang rất hay à nha ;)

Đúng là phát hành tem cực kỳ quan trọng - vì nó còn được coi là "sản vật văn hóa" của cả một quốc gia nên khi phát hành, người ta thường hết sức thận trọng. Một mẫu tem trước khi ra đời phải trải qua bao nhiêu tầng nấc trau chuốt, soi rọi, vậy mà đôi khi vẫn xảy ra những nhầm lẫn....thật khôi hài, khó lý giải :D

Còn sự trùng hợp "ngẫu nhiên" kia - chắc là do "nhân vật" trên tem đều là thầy đồ, nhà giáo với hai cậu học trò tóc để trái đào (cậu đứng cậu ngồi) nghe thầy giảng bài.....

Bugi xin trích đoạn từ tạp chí tem bình phẩm về con tem này - mời cả nhà cùng chia vui ^^

Tem "dự báo trước....thời đại": Saint Kitts and Nevis là một đảo quốc độc lập nằm ở Tây Ấn trên vùng biển Ca-ri-bê. Năm 1903 họ có ra một con tem nói về sự kiện tìm ra Châu Mỹ. Trên con tàu Christophe Colombus trên con tàu Santa Maria, đang dương kính viễn vọng chăm chú quan sát bờ biển vùng đất mới đang ẩn hiện phía xa xa...Lúc đó là năm 1492, vây mà một thế kỷ sau loài người phát minh ra chiếc kính viễn vọng thật. Thật là một dự báo...hoàn toàn chính xác !

Tem Việt Nam ta cũng đã từng có "thành tích dự báo" tương tự. Con tem "Chu Văn An" ra năm 1992 vẽ Cụ đang đeo kính ngồi dạy đám học trò. Tuổi tác cụ Chu mà đeo kinh là đúng lắm rồi. Nhưng chúng ta đều biết, chiếc kính đeo mắt chỉ xuất hiện ở châu Âu vào thế kỷ XIII. Người đeo kính đầu tiên thấy có trên tranh vẽ mà đến nay thấy được là bức tranh của họa sĩ Tommaso da Modena vẽ năm 1352. Vậy không hiểu sao cụ Chu đã có chiếc kính gọng giống hệt loại kính bán ở cửa hiệu Tràng Tiền...từ những năm 1292. Căn cứ vào đây ta có thể đòi "quyền sở hữu trí tuệ" vì rõ ràng VN ta đã có người đeo kính trước đó....70 năm rồi. Một phát hiện quan trọng kính mong Cục sáng chế phát minh lưu ý cho, đừng để thiệt thòi cho dân tộc.

http://www.temvn.net/diendan/uploads/monthly_07_2007/post-1461-1183700524.jpg
Con tem Chu Văn An phát hành năm 1992

he he hay! như thế có phải là nhà tiên tri ko? có ai thick những " thành tích dự bao" như thế không?

Bugi5697
20-09-2008, 11:55
he he hay! như thế có phải là nhà tiên tri ko? có ai thick những " thành tích dự bao" như thế không?

Hờ hờ - cậu hỏi câu này khó vậy, tớ thì tớ thích mấy dự báo trên tem này lắm :D
Thế mới có hàng hiếm để sưu tập chứ :))

p/s: Con tem CVA này phát hành vào năm 1992 - rất ý nghĩa cho những bạn tem sinh năm đó làm kỉ niệm...... ai tặng Bugi một con đi O_o

hinh_hy
20-09-2008, 20:33
thằng này lại còn bắt ai tăng đây , có ai tặng thì trả con của anh lại nghe em:D=)):))

Tien
20-09-2008, 21:21
Hờ hờ - cậu hỏi câu này khó vậy, tớ thì tớ thích mấy dự báo trên tem này lắm :D
Thế mới có hàng hiếm để sưu tập chứ :))

Tiến cũng đồng ý với Bugi. Thỉnh thoảng phải in sai để có chuyện mà nói, có hàng độc để chơi (ngắm).
Hôm nọ mua hụt 1 tờ bây giờ vẫn tiếc!

congacon
25-04-2009, 07:26
Bác gà cũng có một vài bì thực gởi của con tem này , post lên cho các bạn xem cho vui .

Bì thực gởi ngày 8-6-1992 .

38965

Bì thực gởi ngày 14-2-1992 .

38966

Bì thực gởi ngày 28-10-1992 .

38967

Bì thực gởi bảo đảm ngày 30-3-1992 với block 4 trên mặt sau của bì thư .

38968

38969

huybuixuan
19-04-2010, 15:01
Mấy con tem bị thu hồi kiểu này, chừng chục năm nữa giá nó leo tuốt lên mây đấy. Chết cũng thế mà sống càng quý

The smaller dragon
29-04-2010, 14:32
Tem Chu Văn An vẫn còn hiệu lực bưu phí hay chỉ là sự sơ xuất của nhân viên bưu điện?
Tem Chu Văn An in ngày sinh sai thành ngày mất bị đình chỉ phát hành theo quyết định của Tổng Cục Bưu Ðiện Việt Nam ngày 17/3/1992 nhưng con tem này có vẻ vẫn còn giá trị bưu chính! Bằng chứng là tôi thấy tem Chu văn An còn dán trên phong bì trong tháng 10/1992 như hình 1 dưới đây.

91477

Rồi đến tận năm 2000, tem Chu Văn An vẫn được dùng để gửỉ thư trong nước như hình 2:

91478

Hay gửì thư sang Mỹ như phong bì này:

91479

Một chi tiết trong phong bì thứ ba này cần đề cập đến. Như mọi người thấy, phong bì có thêm dấu nghiệp vụ của bưu điện đến, nguyên văn: "Please Advise Your Correspondents And Publishers Of Your Correct Mailing Address." (Xin báo cho người nhận thư và các nhà xuất bản biết địa chỉ nhận thư chính xác của quý vị.) Số là người Việt có thói quen viết số một (1) với một gạch lên rồi mới có một gạch xổ thẳng xuống. Nhưng với người Mỹ, số một (1) chỉ là một gạch xổ thằng xuống thôi, thành ra số một (1) theo cách viết của người Việt thì người Mỹ sẽ đọc là số bẩy (7)! Trong trường hợp của chiếc phong bì này, may mắn có một nhân viên bưu điện nào đó biết cách viết của người Việt nên đã tự tay sửa cùng xoá bỏ mã số địa chỉ đến (cái gạch ngang dưới số 01) nên phong bì mới đến tay người nhận. Và phong bì lại trở thành một vật phẩm thêm giá trị sưu tầm nhờ con dấu nghiệp vụ bât thường của bưu điện Mỹ!
Xin mọi người để ý đến chi tiết nhỏ nhưng quan trọng này, kẻo thư gửi sang Mỹ bị thất lạc, hay tệ hơn nữa, sẽ phải hoàn lại người gửi.

vnmission
14-04-2013, 15:52
183650

Con tem không răng trên vừa kết thúc ở eBay ở giá gần 60$, có lẽ hơi quá cao?

BoZoo
14-04-2013, 20:56
Anh Lương Nhi chỉ sót một điều là chưa để cụ Chu đi giày Tây nữa thôi, nhưng chắc để cho giống "Cụ Đồ nho" thuở trước. :D

VAPUTIN
04-05-2013, 23:06
Phân tích con tem trên Va tui nghĩ là các họa sĩ còn cần lưu ý những điểm sau:

1-Cụ Chu Văn An và em bé đứng mặc áo dài màu tím. Nên nhớ là màu tím xưa kia thuộc loại màu khó nhuộm nên rất đắt tiền. Cụ Chu nổi tiếng sống thanh bạch, vua ban áo cho còn không nhận thì lấy đâu ra cái áo dài đẹp và đắt tiền đến thế.

2-Cụ Chu là bậc thâm nho trong việc truyền bá Khổng giáo, học trò của cụ rất nhiều người là quan to thì thật khó tưởng tượng được ở chổ cụ dạy học lại treo hai chữ "Chí Hiếu" to tướng mà chữ viết thì xấu đau xấu đớn và lại còn thiếu mất 2 chấm của chữ Tâm trong chữ Chí.

>>>Khi vẽ tranh lịch sử các họa sĩ nên tham vấn các nhà sử học để tránh các sai sót như trên.

VAPUTIN
07-05-2013, 17:36
Va tui quên, còn một lỗi nữa. Ngày xưa thầy dạy thường ngồi trên sập, không ngồi dưới đất ngang với học trò. Theo quan điểm Khổng giáo về Quân-Sư-Phụ thì thầy còn trên cả cha nên không có chuyện trò được ngồi hay đứng hay nằm cùng một chổ với thầy

http://www.advite.com/images-gdnn/Thay_giao_small1.jpg (http://www.advite.com/images-gdnn/Thay_giao.jpg)


http://luongtamconggiao.files.wordpress.com/2010/07/e_371_22.jpg?w=300&h=221 (http://luongtamconggiao.files.wordpress.com/2010/07/e_371_22.jpg)


Xem ra tranh dân gian lại vẽ ông Đồ đúng hơn các họa sĩ ngày nay :D

Thầy đồ Cóc _ một bức tranh rất nổi tiếng nữa trong dòng tranh dân gian Đông Hồ.


http://4.bp.blogspot.com/-cyIdaE0BHQ4/TdSRiu3vYXI/AAAAAAAAEtU/MfKMeoq2lxQ/s320/image030.jpg (http://4.bp.blogspot.com/-cyIdaE0BHQ4/TdSRiu3vYXI/AAAAAAAAEtU/MfKMeoq2lxQ/s1600/image030.jpg)

asahi
07-05-2013, 22:14
Anh Lương Nhi chỉ sót một điều là chưa để cụ Chu đi giày Tây nữa thôi, nhưng chắc để cho giống "Cụ Đồ nho" thuở trước. :D

Đó là chưa để Cụ Chu Văn An thêm một tẩu thuốc trên tay =D>=D>

LTT
08-05-2013, 22:22
Va tui quên, còn một lỗi nữa. Ngày xưa thầy dạy thường ngồi trên sập, không ngồi dưới đất ngang với học trò. Theo quan điểm Khổng giáo về Quân-Sư-Phụ thì thầy còn trên cả cha nên không có chuyện trò được ngồi hay đứng hay nằm cùng một chổ với thầy

http://www.advite.com/images-gdnn/Thay_giao_small1.jpg (http://www.advite.com/images-gdnn/Thay_giao.jpg)


http://luongtamconggiao.files.wordpress.com/2010/07/e_371_22.jpg?w=300&h=221 (http://luongtamconggiao.files.wordpress.com/2010/07/e_371_22.jpg)

Bưu ảnh dưới đây khéo còn cũ hơn 2 cái ảnh trên, mà thấy thầy thì phải ngồi, còn trò thì được nằm cùng chiếu :)).

184765

VAPUTIN
09-05-2013, 10:03
Bưu ảnh dưới đây khéo còn cũ hơn 2 cái ảnh trên, mà thấy thầy thì phải ngồi, còn trò thì được nằm cùng chiếu :)).

184765

Va tui có biết bưu ảnh này, đây được xem là ngoại lệ hay được dàn dựng theo yêu cầu của mấy ông Tây chụp bưu ảnh. Thầy thì áo dài khăn đóng trò thì ở trần. Có trường nào học trò được ở trần đi học? Đây cũng có thể là thầy giáo dạy kèm tại gia, khi đó thì thân phận "làm thuê" không cho thầy cái quyền "chính danh": thầy ra thầy, trò ra trò.

VAPUTIN
11-10-2013, 20:06
Một bì thực co tem CVA đang bid trên ebay. Bì này đóng dấu hủy ngày 11-3-1992 6 ngày trước khi thu hồi
http://www.ebay.com/itm/Vietnam-Withdraw-stams-cover-/321225564080?pt=LH_DefaultDomain_0&hash=item4aca891fb0

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=189626&stc=1&d=1381496884

http://i.ebayimg.com/t/Vietnam-Withdraw-stams-cover-/00/s/MTIwMFgxNjAw/z/5poAAOxyiSlSViqg/$T2eC16VHJHwFG1mt2-PlBSViqfyNtQ~~60_58.JPG