PDA

View Full Version : Dấu tem máy


dammanh
14-05-2012, 21:04
Một câu hỏi lẩn thẩn mong các bác và các bạn đừng cười!
1.Trong dòng tem VNDCCH-CHXHCNVN khi nào bắt đầu sử dụng tem máy
2.Các thư gửi ra nước ngoài thường có cả tem bưu chính va dâu tem máy,vậy dấu tem máy và dấu nhật ấn hủy tem - dấu nào đóng trước?
Mong các bác và các bạn nhất là các bạn trong ngành bưu điện cho ý kiến !
Chân thành cám ơn!


167023

167024

Max Hiếu
15-05-2012, 00:51
Cháu thấy bì thư của bác có thêm tem máy là do gửi đi nước ngoài cần nhiều cước mà tem dán không đủ vì vậy mới thêm tem máy vào cho đủ cước đấy. Còn thời gian có tem máy thì đợi cháu điều tra thêm do học nâu ngày quên rồi ạh . Thư cháu gửi cho Bác cũng có tem máy đấy nhé

dammanh
15-05-2012, 01:49
Câu hỏi 1 thì rõ ràng rồi,còn câu hỏi 2 thì các ban thấy dấu nhật ấn và dấu tem máy cùng ngày (như 2 bì thư dưới).Vậy dấu nào ĐÓNG TRƯỚC? Mong các bác và các bạn giải thích giúp,chân thành cám ơn!

167031

167032

Tiểu Nhi
15-05-2012, 06:44
Câu hỏi 1 thì rõ ràng rồi,còn câu hỏi 2 thì các ban thấy dấu nhật ấn và dấu tem máy cùng ngày (như 2 bì thư dưới).Vậy dấu nào ĐÓNG TRƯỚC? Mong các bác và các bạn giải thích giúp,chân thành cám ơn!


Bình thường cháu đi gửi thư thì sẽ hủy tem trước, nếu thiếu cước sẽ quay bằng tem máy (hoặc nhân viên bưu điện dán thêm tem).
Dấu bưu cục trên được đóng đẹp nên 99% là do người gửi tự đóng, nên dấu máy sẽ được quay sau, ngoài ra cùng 1 mã bưu cục thì dấu nào đóng trước cũng được mà chú.

Max Hiếu
15-05-2012, 06:57
Theo thông lệ bưu chính và thói quen thì cái nào ở mặt trước thì có chước bác àh. Việc đóng thêm tem máy là để có thêm dấu bưu cục cho thêm ý nghĩa thôi dấy cũng là các chúa dùng để chơi tem đấy

Max Hiếu
15-05-2012, 07:02
Bì thư đầu của Bác Mạnh Thiếu cước đấy nhé thư đấy 18g 32.400đ nhưng tổng cước qua tem tay và tem máy có 31.400 thôi.

Max Hiếu
15-05-2012, 07:07
bao giờ thư nước ngoài cũng dán tem tay chước vì Bưu cục có mặt giá tem trẵn 400 - 800 ... nhưng không có tem số tiền 14400 được vì vậy khi bức đầu còn thiếu cước 14400 vì vậy dùng tem máy vì ưu điểm là có được tất cả số tiền mình phát sinh do trọng lượng thư và dấu đặc biệt kèm theo.

dammanh
15-05-2012, 10:23
Cám ơn bạn Max Hieu và bạn Tieu Nhi! Như vậy là khó lý giải đây,thí dụ như các hình ảnh này


Bưu cục THANH HÓA,Dấu máy trước 1 ngày

167036

Bưu cục TP-HCM,dấu máy đóng trước

167037

Bưu cục TP-HCM,Dấu máy trước 1 ngay

167038

Bưu cục HÀ NỘI,dấu máy trước 1 ngày

167039

bưu cục HÀ NỘI ,Dấu máy sau 1 ngày

167040

167041

167042

Dammanh nhận thây đóng dấu máy trước logic hơn!

Tiểu Nhi
15-05-2012, 17:56
Dấu máy đóng trước so với nhật ấn là do thư đó toàn bộ được nhân viên bưu điện thao tác. Dấu máy chỉ mang tính chất đủ cước, thư đi hôm nào sẽ đóng dấu nhật ấn hôm đó.
Trường hợp dấu máy sau dấu nhật ấn là do người chơi tem tự đóng dấu nhật ấn, lúc gửi thư đã hết giờ chuyển thư nên bưu điện để đến ngày hôm sau, và hôm sau họ mới quay thêm cước. Trường hợp này ngoài Hà Nội không cho phép gửi nữa rồi chú ạ, nếu đến bưu cục sau giờ chuyển thư thì họ không cho tự đóng dấu nữa mà tự họ làm (có nghĩa gửi thư ngày nào họ sẽ đóng ngày đó).




Bì thư đầu của Bác Mạnh Thiếu cước đấy nhé thư đấy 18g 32.400đ nhưng tổng cước qua tem tay và tem máy có 31.400 thôi.

Đủ cước đó em, mặt sau là tem 6000₫ đó (bộ 641 mã số 2440)

Max Hiếu
15-05-2012, 19:41
Gửi Bác Đàm Mạnh tất cả các trường hợp trên của Bác đều là do lỗi của Giao Dịch Viên :
1.Bưu cục THANH HÓA,Dấu máy trước 1 ngày : Lý do Tổng cước 11000 đ ngày 21 đóng dấu tem máy tại Bưu cục thanh toán tiền tem máy song, ngày 22 dán tem mặt rồi đóng dấu hủy tem. Do là gửi thư thường bỏ vào thùng thư vì vậy Kiểm Soát Viên không phát hiện ra việc có dấu hai ngày khác nhau.

moclan
15-05-2012, 19:44
Trong dòng tem VNDCCH-CHXHCNVN khi nào bắt đầu sử dụng tem máy :
- Vào những năm 1970 Bưu chính VNCH đã sử dụng tem máy cho thư gửi đi, đến 30/04/1975 sau khi tiếp quản Bưu điện TP HCM vẫn sử dụng tem máy loại máy quay tem nhỏ cầm trên tay, cách sử dụng là để thư trên miếng tampon, rồi cầm máy đẩy trên mặt thư in ra cước. Đến những năm 1985 TCBĐ bắt đầu trang bị loại máy Satas của Pháp để sử dụng trên cả nước cho đến bây giờ.

moclan
15-05-2012, 19:58
-Trường hợp dấu máy đóng trước 1 ngày có thể là do GDV đã quên thay dấu ngày của tem máy trước khi sử dụng ( Do làm sai qui trình là thử dấu đầu ngày vào BV.20)
- Trường hợp dấu mày đóng sau 1 ngày là do lá thư đó gửi sau khi đã kết chuyến thư cuối cùng trong ngày để gửi đi, thư phải để qua ngày hôm sau mới đóng chuyển đi, khi phát hiện thiếu cước đã thể hiện thêm phần cước cho đủ. Điều này đã được TLBPBK 2001 cho phép BP có dấu đóng của ngày hôm trước nhưng phải đóng chuyến thư đầu tiên trong ngày để đảm bảo chỉ tiêu thời gian qui định.

Max Hiếu
15-05-2012, 21:23
Đấy cũng là ý hay nhưng ở đây là do Người gửi với số lượng nhiều GDV không làm kịp để hôm sau rồi đóng thêm tem máy lên. Mình đã thấy GDV làm việc đấy . Bây h GDTT có camera rồi làm sai như vậy coi trừng đấy nhé

Ng.H.Thanh
16-07-2014, 13:57
Hoài Thanh có vài bì dấu hủy tem như thế này, con dấu hủy hơi lạ lạ :D. Mấy bác xem giúp và cung cấp 1 ít thông tin, HT xin tks.

194569

194570

194571

HanParis
16-07-2014, 14:17
Hoài Thanh ST thêm bì nào có dấu...tay của mình thì trọn bộ. :D Tặng LS máy đóng dấu BĐ Pháp của năm 1911.

http://3.bp.blogspot.com/_l_ytV59SyWg/TU66TDpNvmI/AAAAAAAAA48/GarjkjoL3Yc/s1600/MSG-133-02.jpg

Poetry
16-07-2014, 16:07
Bì này hủy tem bằng dấu số hiệu bưu cục, làm sai nghiệp vụ bưu chính.

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=194569&d=1405493861

2 bì còn lại hủy tem bằng dấu máy.

Ng.H.Thanh
17-07-2014, 11:24
Có thể vào năm đó quy định của họ là hủy tem như thế này thì sao anh :D

Poetry
17-07-2014, 13:37
Có thể vào năm đó quy định của họ là hủy tem như thế này thì sao anh :D
Hủy tem như thế là sai nghiệp vụ. Đóng dấu số hiệu bưu cục chỉ cho biết nơi chấp nhận gửi chứ đâu biết gửi ngày nào.