PDA

View Full Version : Sò Đo Cam (Spathodea campanulata)


stamp-history
15-06-2012, 21:05
http://www.plantstamps.net/stamps/gabon/gab1961_1fr_spathodea_campanulata.jpg
http://images.yume.vn/photo/pictures/20120326/hoa_anhdao_2007/thumbnail/604x604/1332703537_17_1252103323.jpg
Rực rỡ sắc cam là Hoa Phượng Hoàng Phượng hoàng đỏ hay còn gọi sò đo cam ,chuông đỏ, hồng kỳ, , đỉnh phượng hoàng, tulip châu Phi, uất kim hương châu Phi.
Tên tiếng Anh là African tulip tree, Fountain tree.
Tên khoa học là Spathodea campanulata.
Cây thuộc họ Bignoniaceae, có nguồn gốc từ Châu Phi. Cây thân gỗ cao 15-20m, thường xanh phân cành, tán lá rậm hình tròn. Lá mọc đối kép lông chim. Hoa lớn đẹp có màu vàng cam. Cây có khả năng thích nghi và tốc độ phát triển rất nhanh, bông nở thành từng cụm, hạt có cánh nên có thể phát tán theo gió.
http://www.plantstamps.net/stamps/sierra_leone/1963_Definitives_Flowers/1963_spathodea_campanulata_s.jpg
http://www.plantstamps.net/stamps/gambia/1977_Definitives_Flowers_and_Shrubs/spathodea_campanulata_s.jpg

stamp-history
15-06-2012, 21:06
Tại Việt Nam, phượng hoàng đỏ được gieo trồng và nhân giống ở các tỉnh phía Nam như Lâm Đồng, Khánh Hòa... Vì có màu sắc bắt mắt, hoa đẹp, lại dễ trồng nên các địa phương này chọn trồng trên các tuyến đường vào khu du lịch, công viên, đường phố. Số cây được trồng ngày càng gia tăng và phủ rộng trong các năm gần đây.
BONUS
“Sò Đo Cam cũng là cây thuốc, theo Cây Cỏ Vị Thuốc của GS. Phạm Hoàng Hộ thì vỏ cây Sò Đo Cam chứa Acid Spatodic. Vỏ cây đắp hay sắc uống trị lở bao tử, đái đường, sưng đường tiểu, sốt rét do Plasmodium berghei berghei”.
http://www.plantstamps.net/stamps/montserrat/1976_Flowers/40c_spathodea_campanulata_s.jpg
http://www.plantstamps.net/stamps/virgin_islands/1991/1991_spathodea_campanulata_s.jpg
http://i.colnect.net/images/f/767/732/Spathodea-campanulata.jpg
http://i.colnect.net/images/f/753/964/Spathodea-campanulata.jpg:x

Đinh Đức Tâm
18-06-2012, 07:48
Cây này là một loại cây rất nguy hiểm, mà chúng ta thường nói tới trong 2-3 năm gần đây, do việc lạm dụng màu sắc sặc sỡ để làm đẹp cho các tuyến đường. Loại vây ngoại lai này là một trong 10 loài động thực vật ngoại lai nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay.

stamp-history
18-06-2012, 09:20
Co những thông tin đã kết án việc trồng Sò Đo Cam để trang trí đường phố, công viên và các khu resort. Dư luận không sai khi quan ngại đến những hệ lụy có thể xảy ra do cây Sò Đo cam mang lại, vì trên thực tế đã xảy ra trường hợp người dân không chịu nổi mùi nồng nặc của những cây hoa sữa trồng dày đặc trên đường phố tại Trà Vinh, chỉ vì các cơ quan chức năng không tìm hiểu kỹ khi trồng cây hoa sữa với mật độ dày đặc như thế, trong điều kiện khí hậu quanh năm nóng bức của miền Nam. Hoặc cây Mai Dương cũng là một ví dụ điển hình của việc xâm lấn và làm thay đổi hệ sinh thái vùng.
]Tuy nhiên, đã có một luồng ý kiến trái chiều cho rằng tại Việt Nam, Sò Đo Cam không gây ra nguy cơ xâm lấn như thông tin báo chí đã nêu. Trong tạp chí Hoa Cảnh số 11-2011, tác giả Nguyễn Thiện Tịch, GV trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Tổng thư ký Hội Hoa Lan Cây Cảnh đã phản biện trong bài“Sò Đo Cam – Kẻ xâm lăng thầm lặng?”:

stamp-history
18-06-2012, 09:27
“….. Trong thực tế, cây Sò Đo Cam đã được trồng từ rất lâu ở nhiều địa phương trong đất nước chúng ta, nhưng chúng đã gây ra những tiêu cực gì? Chúng đã‘loại bỏ các cây khác trong cùng phạm vi phân bố’hay nhanh chóng xâm chiếm các vùng đất hoang hóa’? Hãy chỉ rõ nơi nào, vùng miền nào ở Việt Nam đã bị cây Sò Đo Cam xâm chiếm. Nói rõ, chỉ rõ loài cây gì đã bị Sò Đo Cam loại bỏ ở Việt Nam?”
“Sò Đo Cam‘phát tán hạt qua gió, mọc nhanh’? Đúng là hạt Sò Đo Cam có cánh để phát tán theo gió, nhưng phát tán bao xa? Cánh của hạt Sò Đo Cam cũng như cánh của hạt cây Nhạc Ngựa, hạt cây Bằng Lăng… cánh chỉ là phần mỏng dính theo trái nên nếu có bay xa thì cũng không quá 10m. Trái lại cánh của hạt Gòn, Lòng Mứt, Mai Chiếu Thủy… thì như cái dù bọc gió, bay xa cả cây số, thế mà Lòng Mứt, Bông Gòn, Mai Chiếu Thủy… còn chưa có khả năng xâm chiếm vùng miền nào! Hạt Sò Đo Cam mọc nhanh ư? Xin thưa rằng phải lập vườn ươm để gieo hạt, nuôi trồng rồi cung cấp cho công viên, người trồng kiểng đấy.

stamp-history
18-06-2012, 09:33
Như vậy qua thực tế cho thấy hạt Sò Đo Cam không phát tán xa, không mọc nhanh dễ dàng để loai bo ‘xâm chiếm’đối tượng nào ở Việt Nam!”