PDA

View Full Version : Luận bàn về sưu tập FDC giai đoạn trước 1975 của dòng tem VNCH


tem-truyen-thong
06-08-2012, 10:49
Chào các bạn !
Cũng đã rất lâu tôi mới có dịp quay trở lại 4-room. Nhìn nhận phong trào tem tại VN thấy rất buồn tẻ, rất ít các bài mang tính nghiên cứu. Hầu hết các bạn trẻ chơi tem bây giờ là chơi cho tương lai mà quên mất bản chất của chơi tem là : đi tìm lịch sử, nghiên cứu văn hóa qua con tem. Bây giờ người ta sôi nổi làm "phong trào" mà quên mất chơi tem là phải SƯU TẬP.Nhưng có lẽ tôi đã lan man quá mà quên mất chủ đề chính.
Cuộc đời kể cũng lạ lùng. Tôi được sinh ra tại miền Bắc XHCN, học tập và làm NCS tại Liên xô vĩ đại. Vậy mà gạt bỏ hết những định kiến chính trị để chuyên nghiên cứu, có thể nói khá sâu về dòng tem của "ngụy". Đúng là sự say mê con tem có thể làm rất nhiều điều.
Bây giờ chứng kiến các bạn trẻ sưu tập FDC tôi thấy có một vấn đề cần chia sẻ. Thứ nhất : định nghĩa FDC là gì ? First day cover, có nghĩa là PHONG BÌ NGÀY ĐẦU TIÊN. Vậy trước tiên nó phải là 1 chiếc PHONG BÌ. Để kỷ niệm ngày phát hành đầu tiên của bộ tem người ta có thể thực hiện bằng nhiều hình thức, nhưng hầu hết phải là một chiếc PHONG BÌ TRẮNG HOÀN HẢO, được in cachet hoặc các thông tin liên quan. Chính vì vậy việc thực hiện quá nhiều FDC thực gửi là hiểu sai bản chất của việc sưu tập FDC. Một bộ sưu tập FDC phải bao gồm toàn bộ là FDC trắng.
Thứ hai : nói về tem trên FDC . Có những bộ tem quí, đắt tiền như Phong cảnh, Di cư, Bảo long thường dán không đủ bộ, thiếu khá nhiều các con tem giá mặt lớn.
Thứ ba : trên FDC có in cachet. Cachet đại đa số là in theo chủ đề của bộ tem. Sưu tập cachet rất thú vị, mỗi cachet là một tác phẩm thu nhỏ của một người họa sĩ, có thể chỉ là nghiệp dư. Chính vì vậy, quan điểm của tôi là không sưu tập theo màu sắc cachet, chỉ sưu tập theo các cachet khác nhau. Tôi có một tham vọng là sưu tập đủ hết các cachet đã tồn tại trong giai đoạn này. Có thể nói, đến giờ phút này, tôi đã hoàn thành được 99% công việc.
Thứ tư : về logo. Ví dụ logo của Bưu điện như Pararvion. Có thể có các logo khác như của ngân hàng, của các hãng tư nhân.
Thứ năm : tiếp đến quan trọng nhất là đến con dấu. Cái này rất nhiều bạn bị nhầm lẫn trong khái niệm. Tôi xin chia con dấu ra làm 4 loại như sau :
1. Dấu nhật ấn : đây là con dấu đa phần là hình tròn và thường gặp nhất trên toàn bộ các vật phẩm bưu chính. Có những giai đoạn FDC chỉ có con dấu nhật ấn này.
2. Dấu nhật ấn ngày đầu tiên : là con dấu tròn có ghi chữ NGÀY ĐẦU TIÊN.
3. Dấu kỷ niệm : là các con dấu đóng khung hình chữ nhât có nội dung gắn liền với các sự kiện phát hành tem.
4. Dấu cổ động : thường không đóng khung hoặc đóng khung hình vuông. Đây là con dấu có thể gặp khá nhiều trên các bì thư thực gửi của VNCH.

Dựa trên các tiêu chí trên, tôi chia FDC của dòng tem trước 1975 thành 7 loại khác nhau. Tôi sẽ chia sẻ bằng hình ảnh minh họa ( xin nói trước là toàn bộ hình ảnh tôi đưa ra là từ các vật phẩm trong bộ sưu tập cá nhân, không vay mượn hay sao chép bấy cứ ở đâu ).
Công việc trình bày sẽ mất thời gian và công sức scan khá nhiều. Rất mong các bạn tham gia cùng cho sôi động. Tôi sẽ bắt đầu trong vài ngày tới.

The smaller dragon
06-08-2012, 13:42
Ðây là một tin vui trong làng tem VN từ trong nước ra đến hải ngoại. Tôi thì thỉnh thoảng mới vào Diễn Ðàn vì đang bận với một dự án viết, dự tính tháng 7 vùa rồi xong, nhưng nay thì chắc cuối năm mới hoàn chỉnh để phát hành.

Cám ơn Tem-truyền-thống.

tem-truyen-thong
08-08-2012, 08:56
Chắc coi bộ phải đổi tên Chủ đề! Trong tiếng Việt từ "LUẬN BÀN" có nghĩa là đưa ra các LUẬN ĐIỂM để BÀN BẠC cùng nhau. Với ý định giới thiệu LỊCH SỬ BƯU CHÍNH THỜI KỲ TRƯỚC 1975 TẠI MIỀN NAM QUA CÁC FDC, tôi mong muốn chia sẻ với các bạn về các giá trị văn hóa, lịch sử, sưu tập của 1 dòng tem. Khoảng 170 bộ tem với 580 con tem, khoảng 5000 phong bì, trong đó có rất nhiều vật phẩm quí giá, có một không hai. Để có thể giới thiệu hết sẽ mất khoảng 1 năm nếu chúng ta tìm hiểu một cách sâu sắc. Công sức tôi không ngại, thời gian tôi không sợ nhưng tôi sẽ rất buồn nếu tất cả rơi vào hư không. Không phản biện, không trao đổi, không quan tâm!
Phong trào SƯU TẬP TEM tại VN thật đáng buồn !

ngotthuha231
08-08-2012, 09:00
Cháu, như mọi lần, vẫn chỉ biết ngồi nghe chú nói và gật gù mỗi đoạn tâm đắc...

Lượt xem và nút thanks đối với topic này nhiều mà chú. :)

Tiểu Nhi
08-08-2012, 09:08
Em cũng tiếc rằng không có điều kiện để tiếp xúc với dòng tem này.
Mong các bạn trong Nam ủng hộ để anh tem-truyen-thong có thêm động lực chia sẻ.

Nguoitimduong
08-08-2012, 09:41
Chào bác tem-truyen-thong,
Cảm ơn bác vì những chia sẻ hết sức quý báu.
NTD không chơi tem VNCH nhưng cũng hết sức quan tâm đến dòng tem này.
Bác có thể giải thích giúp rõ hơn về 2 phong bì mà bác đánh giá rất cao về tính quý hiếm không ạ? Theo thiển ý của NTD, đó có thể là:
Phong bì 1: đây được xem như FDC trắng đầu tiên của Việt Nam?
171501

nên nó mới được bác đánh giá cao hơn bì thư này nhưng đã được thực gởi?

171502

Phong bì 2: dấu triện của cựu hoàng Bảo Đại
Mong ý kiến của bác.
NTD chân thành cảm ơn.

Biby
08-08-2012, 09:57
Chào bác tem-truyen-thong,
Những phong bì đầu tiên bác vừa đưa lên đã làm cháu vô cùng ngưỡng mộ, lần đầu mới biết có một dòng vật phẫm phong phú và đặc biệt như vậy.
Mới bước đi đầu tiên bác đừng vội than oán, trách móc những bạn tem.
Cháu và mọi người đang chờ xem những bước đi tiếp theo của bác.
Bác phải tự tin: Hữu xạ tự nhiên hương.

MeTemViet
08-08-2012, 10:17
Chào bác tem-truyen-thong,

Đã lâu không vào đ/d, bác vừa mở một topic hết sức thú vị. MTV sẽ xem kỹ từng post và rất hân hạnh tiếp chuyện với bác về các FDC của dòng tem hết sức thú vị này. Mong bác tiếp tục.

@Nguoitimduong: Cái phong bì đầu tiên có con tem lỗi, chữ "e" ngược chứ không phải là phong bì trắng đâu. Còn cái thứ 2 thì có triện + chữ ký của cựu hoàng.

tem-truyen-thong
08-08-2012, 10:28
Bạn NTĐ thân mến !
FDC đầu tiên là 1 bì thư vô cùng quí hiếm. Nó hội tụ những yếu tố như sau :
1. Bạn xem kỹ con tem. Đó là 1 con tem lỗi nổi tiếng trong dòng tem này. Tem lỗi của VNCH rất ít gặp do được in ấn tại nước ngoài, hệ thống kiểm soát qua 2 tầng. Bộ tem đầu tiên của QGVN được in tại nhà in Helier - Paris. Đây là 1 nhà in rất nổi tiếng, chuyên in tiền, tem. Hệ thống kiểm soát tại đó rất khắt khe. Bất kỳ 1 lỗi nào cũng sẽ bị hủy, rất khó lọt ra ngoài. Ngoài ra, khi tem về đến VN (trước khi phát hành khoảng 3 tuần) còn được kiểm duyệt bởi Tổng Nha Bưu điện thêm 1 lần nữa.Như vậy gọi là 2 tầng kiểm soát.
Thế nhưng, vẫn lọt ra những con tem lỗi. Nói chung tem lỗi được đánh giá cao nhất là tem in ngược do sắp khuôn in sai. Con tem lỗi Bảo Đại 3p với chữ "e ngược" được phát hiện ra bởi 1 NST người Hoa ngay vào sáng sớm ngày 6/6/1951. NST này mua số lượng lớn tờ tem để chuyển đi Hồng Kong. Ông ta thấy 1 số tờ tem tại vị trí số 3 từ dưới lên có con tem lỗi "e ngược" này. Ông ta liền âm thầm tìm kiếm và thu gom. Cùng lúc đó, ông ta cũng làm ra 1 vài chiếc bì thư có dán con tem này. Đó là yếu tố thứ nhất.
2. Bì thư này có con dấu Sài gòn Philatelie cùng vành dấu Indochina. Như tôi đã trình bày, đây là một sơ sót của viên Quan Chủ sự người Pháp. Nó chỉ tồn tai trong thời gian khá ngắn trong buổi sáng.
Sự hội tụ tương đối kỳ lạ trong chiếc bì thư này đưa ra một luận điểm : ĐÂY LÀ BÌ THƯ ĐẦU TIÊN CỦA CON TEM TEM LỖI BẢO ĐẠI. Chính vì vậy tôi định giá bì thư này rất cao.
Về chiếc bì thư thứ hai cũng là một sự thú vị của lịch sử. Chắc nhiều người trong chúng ta có nghe nói về Quốc Ấn Vua dùng. Cách đây khoảng 10 năm rộ lên tin đồn Hoàng đế chi bửu này đang được trưng bày tại 1 viện bảo tàng tại Pháp. Chiếc ấn này được đúc bằng vàng ròng, nạm ngọc quí nặng khoảng gần 600g. Ấn Vua rất khó gặp, chỉ có trong các văn kiện của Đức vua. Tại sao trên chiếc bì thư này lại có dấu triện và chữ ký (khả năng là của Cựu Hoàng Bảo Đại) còn là một ẩn số. Có thể do khi Chính quyền Cách mạng VNDCCH thu giữ quốc ấn đã có xảy ra những bất cẩn. Chỉ biết rằng hiện vật lịch sử này cũng không còn ở VN.

Nguoitimduong
08-08-2012, 10:42
Cảm ơn bác tem-truyen-thong và bác MeTemViet rất nhiều.

Rất sợ làm ảnh hưởng mạch viết của bác nhưng NTD vẫn còn 1 thắc mắc về 2 dấu HÀ NỘI này, sao chúng lại khác nhau thế?

171503

171504

Không biết vào thời điểm đó hệ thống dấu như thế nào ở các bưu điện ?

MeTemViet
08-08-2012, 10:52
Về chiếc bì thư thứ hai cũng là một sự thú vị của lịch sử. Chắc nhiều người trong chúng ta có nghe nói về Quốc Ấn Vua dùng. Cách đây khoảng 10 năm rộ lên tin đồn Hoàng đế chi bửu này đang được trưng bày tại 1 viện bảo tàng tại Pháp. Chiếc ấn này được đúc bằng vàng ròng, nạm ngọc quí nặng khoảng gần 600g. Ấn Vua rất khó gặp, chỉ có trong các văn kiện của Đức vua. Tại sao trên chiếc bì thư này lại có dấu triện và chữ ký (khả năng là của Cựu Hoàng Bảo Đại) còn là một ẩn số. Có thể do khi Chính quyền Cách mạng VNDCCH thu giữ quốc ấn đã có xảy ra những bất cẩn. Chỉ biết rằng hiện vật lịch sử này cũng không còn ở VN.

Theo MTV thì triện này không phải là thời quân chủ (mà chính quyền VNDCCH thu giữ) vì trên triện có chữ "Quốc Gia Việt Nam" tức là thời gian này chứ không phải trước 1945.

Về khả năng dấu triện & chữ ký là giả hay thật thì có nhiều luận điểm. Phong thư này trông hết sức bình thường, nếu không nói là xấu. Khả năng "xin" dấu triện và chữ ký từ quốc trưởng (lúc đó không biết tại Pháp hay ở VN) với phong bì tầm thường như vậy rất là mỏng manh. MTV đã thấy ít nhất 1 phong bì khác cũng có dấu triện này.

Xin ghi nhận để tham khảo thêm về dấu triện này.

tem-truyen-thong
08-08-2012, 10:53
Bạn NTĐ đúng là rất sâu sắc. Bạn không sưu tập truyền thống VN kể cũng rất uống phí. Chơi tem là 1 nghệ thuật rất tinh tế. Bạn hỏi toàn vào những trọng tâm của vấn đề.
Như tôi đã phân loại : có 4 loại dấu chủ chốt. Trong dấu nhật ấn chúng ta đưa ra khái niệm DẤU NHẬT ẤN SAO, DẤU NHẬT ẤN GIỜ và DẤU NHẬT ẤN ĐỒI. Đó là các khái niệm chỉ về phần trên của con dấu bên trong chứa đựng hình gì : sao, giờ hay hình đồi. Hai bì thư bạn hỏi là thuộc về 2 dạng dấu khác nhau : sao và giờ.
Ngoài ra Hà nội còn có Hà nội C, Hà nội D. Sài gòn cũng có Sài gòn B.
Các bạn đừng ngại, cứ hỏi thật kỹ càng, nếu gì tôi biết xin trả lời. Nếu trả lời chưa chính xác chúng ta cùng bàn luận để tìm hiểu sâu hơn. Mới chỉ có 1 con tem đầu tiên mà đã chừng ấy vấn đề. Chơi tem là mênh mông !

MeTemViet
09-08-2012, 01:06
171484

Dấu Đà lạt (tem nơi đây được chuyển đến muộn hơn)



Theo MTV biết, con tem 3p này không phải được chuyển đến muộn hơn, bằng chứng là trong bộ sưu tập của Richard Aspnes có 1 phong bì FDC dấu Đà Lạt ngày 5/6/51 (trước ngày chính thức phát hành 1 ngày). Trường hợp của bác tem-truyen-thong có mẫu tem FDC ngày 14-6 mà vẫn còn dấu kỷ niệm là rất đặc biệt. Tất nhiên cũng có khả năng là phong bì đã được mua sẵn và đóng dấu sau.

Trở lại vấn đề phong bì có triện và chữ ký của quốc trưởng Bảo Đại.

Trước hết xin minh xác là MTV không nghi ngờ phong bì này là giả. Phong bì là thật 100% mặc dù dấu nhật ấn ngày 7/6. Cũng như bác Tụng, bác Nguyên, MTV chỉ băn khoăn về hoàn cảnh ra đời của con dấu và chữ ký. Tại sao triện/chữ ký của quốc trưởng lại nằm trên phong bì? Có văn kiện hành chánh nào có cùng dấu triện hoặc chữ ký còn tồn tại để so sánh hay không? Khi nhìn phong bì này, MTV liên tưởng đến 1 phong bì khác cũng có cùng dấu và chữ ký mà MTV đã thấy qua nhiều năm về trước. Khả năng thật của con dấu và chữ ký rất cao nhưng không hiểu tại sao MTV vẫn còn chút băn khoăn.

Nhìn lại các châu bản triều Nguyễn, chữ ký của vua BĐ khá đơn giản với hai chữ tắt "BD" Thời gian làm quốc trưởng của cựu hoàng, dù trên danh nghĩa là từ 1951-55, nhưng thực chất, cựu hoàng ở VN trong khoảng thời gian nào trước khi bị truất phế? Hay phong bì này đã được mang sang Pháp để cựu hoàng ký vào?

Poetry
09-08-2012, 07:53
Có một vấn đề xin hỏi các bạn tem. Theo các bạn tôi có cần ghi tên đè lên các hình trong các vật phẩm khi giới thiệu hay không ? Mục đích là để tránh cho những người lấy vật phẩm của tôi đi giới thiệu mà không ghi rõ nguồn gốc từ Vietstamp.
BĐH VSF ủng hộ anh làm việc này. Đây là việc chính đáng cần phải làm.

tem-truyen-thong
09-08-2012, 09:01
Để nói cho rõ hơn. Khi quyết định quay trở lại Vietstamp tôi đã cân nhắc khá nhiều. Tôi đánh giá đây là Diễn đàn khá nghiêm túc, học thuật, ít nhí nhố nhất. Nơi đây tôi có khá nhiều người mà tôi kính mến về tính cách, về phương pháp tìm hiểu và sưu tập tem. Nhưng khi quyết định đưa bộ sưu tập FDC này lên tôi có băn khoăn 2 điều :
1. Thứ nhất : đây là lần đầu tiên bộ sưu tập rất lớn này được đưa ra chia sẻ cho mọi người xem. Không ai trên thế giới này đã từng được xem bộ sưu tập này. Cách đây khoảng vài tháng, bác Lư Tất Nguyên có đi cùng NST Đỗ Thành Kim đến thăm tôi. Tôi có cho xem bộ sưu tập này, nhưng trong khoảng 5 tiếng đồng hồ vào buổi sáng, chúng tôi mới chỉ xem hết khoảng 1/10 của bộ sưu tập. Nó rất lớn về khối lượng. NST Đỗ Thành Kim cũng là 1 người sưu tập lâu năm, có theo đuổi chủ đề FDC này (chỉ ở cấp độ căn bản). Còn bác Nguyên là 1 người buôn tem lão luyện. Nhưng nếu để xem hết toàn bộ có lẽ mất 1 tuần. Bác Nguyên đã từng xem 1 vài bộ khác của VpJack, của Aspne, của Anh Phạm Giao. Nhưng theo lời bác chỉ qua phần đầu tiên (chiếm khoảng 1/10) đã thấy rằng bộ sưu tập này về vật phẩm là có phần độc đáo hơn. Nói như vậy không phải để tự khen mình, nhưng nhận được lời công nhận của bác Nguyên cũng là sự mừng vui cho tôi. Chính vì bộ sưu tập chứa đựng nhiều vật phẩm quí hiếm nên rất nhạy cảm khi đưa ra công chúng. Chúng có thể bị làm giả, chúng có thể bị chôm bản quyền.
2. Thứ hai : điều băn khoăn tiếp theo của tôi là khi dựng lại 1 giai đoạn lịch sử rất khó tránh khỏi đụng chạm các vấn đề nhạy cảm chính trị. Vậy sẽ phải hết sức cẩn thận trong lời văn để khỏi ảnh hưởng đến phong trào tem, đến bản thân.
Với 2 điều băn khoăn trên, tôi rất mong các bạn tem trên Vietstamp giúp đỡ tôi để có thể giới thiệu toàn bộ 5000 bì thư này lên. Xin các bạn hiểu chỉ để scan và viết không thôi cũng đã tốn khá nhiều công sức. Tôi mong BQT giúp tôi đánh dấu vật phẩm để khỏi bị "chôm chỉa". Đơn giản là tôi không biết làm như thế nào.

dammanh
09-08-2012, 12:02
Xin chân thành cám ơn bác Tem Truyen Thong rất nhiều!!!
Mặc dù trình độ STT ,Kiến thức bưu chính có hạn,kiến thức lịch sử và lịch sử bưu chính còn quá kém. Đặc biệt hiểu biết về dòng tem này rất ít ỏi, tuy mới xem phần đầu nhưng linh cảm cho Dammanh thấy đây là bộ sưu tập vĩ đại!!Thật đáng tự hào và đôi chút an lòng khi bộ sưu tập này nằm trong quyền sở hữu của một người con sinh ra và trưởng thành trên TỔ QUỐC VIỆT NAM và bộ SƯU TẬP quý giá đó đang được bảo tồn trên lãnh thổ của TỔ QUỐC CHÚNG TA!
Hàng ngày vẫn theo dõi,mong bác Tem Truyen Thong tiếp tục.Để Dammanh được chiêm ngưỡng, được học hỏi thêm về tri thức bưu chính, phương pháp luận trong sưu tầm và giải đáp cho dammanh những băn khoăn không nhỏ trong lòng.Từ đáy lòng lần nữa xin cám ơn bác Tem Truyen Thong! Mong bác tiếp tục !
Dam Hieu Manh

Tiểu Nhi
10-08-2012, 21:18
Anh cho hỏi, mấy bì của anh có dán tem phạt, tem này có ý nghĩa ra sao đối với bì vậy?

tem-truyen-thong
10-08-2012, 21:30
Anh cho hỏi, mấy bì của anh có dán tem phạt, tem này có ý nghĩa ra sao đối với bì vậy?


Bì thư này phù hợp về mặt cước phí. Việc dán các con tem phạt chỉ là một hình thức kỷ niệm, một dạng philatelic cover.

ngotthuha231
10-08-2012, 22:36
Tôi mong BQT giúp tôi đánh dấu vật phẩm để khỏi bị "chôm chỉa". Đơn giản là tôi không biết làm như thế nào.

Chú ơi, Phần mềm đóng dấu, resize ảnh hàng loạt (http://vietstamp.net/forum/showthread.php?t=10542)! :D

Cháu nghĩ là chú bỏ thêm chút thời gian để đóng dấu ảnh thì sẽ chủ động vừa ý hơn. :)

Chú viết thêm bài (và nhớ check email cháu gửi) chú nhá! :">

tem-truyen-thong
12-08-2012, 12:42
Đối với những NST tem thì một trong những thứ quan trọng nhất là catalogue. Catalogue uy tín trên thế giới có Yvert & Tellier (Pháp), Michel (Đức), Scott (Mỹ), ... Tại Việt nam dòng tem VNCH có cuốn Bưu hoa Việt nam của Nguyễn Bảo Tụng, cuốn Bưu hoa 1951-1974 của Hoàng Long. Thế nhưng gần như tất cả các cuốn Catalogue này đều có một sai lầm cơ bản. Đó là việc phân chia bộ tem thời kỳ đầu.
Bộ tem - Stamp set -Série de timbres : tập hợp các mẫu tem có liên quan đến nhau, có cùng chủ đề, có cùng mục đích phát hành. Nếu căn cứ trên định nghĩa này thì bộ tem thứ nhất của dòng tem QGVN là bộ Bảo đại 1 (bao gồm 1 mẫu 3p), bộ thứ hai là bộ Phong cảnh, bộ thứ ba là bộ Bảo Đại 2 (gồm 2 mẫu 1$2 và 30$). Lý do là mục đích phát hành của bộ Bảo Đại 1 và Bảo Đại 2 khác nhau. Trong khi đó , tại cuốn Scott cả 3 tem Bảo Đại đều được ký hiệu chung là A2. Có thể do họ chỉ thấy cùng 1 hình tem giống nhau nên cho chung vào 1 bộ. Đã hơn 60 năm qua mà không hề có một ai đưa ra vấn đề này.
Tôi đã từng trao đổi vấn đề này với anh Nguyễn Văn Hà, một NST và bán tem rất kinh nghiệm. Anh Hà có nói, người Mỹ là người ngoại quốc, họ làm Catalogue hầu như dựa vào những tài liệu cũ hoặc thêm sự tư vấn của những Việt kiều như Anh Hà, bác Nguyên. Sự thấu hiểu mang tính học thuật cao có thể chưa đạt đến mức chi tiết, tỷ mỷ. Nhân tiện, Anh Hà và tôi là người cùng quê, cùng làng xóm. Cũng đã rất lâu không gặp anh. Mong anh luôn khỏe để tiếp tục đóng góp cho phong trào tem VN.
Tôi cũng đã giới thiệu 2 bộ tem đầu tiên. Chờ đợi các bạn tem hỏi hoặc bàn luận để chuyển qua bộ tem thứ ba.
Có một đặc điểm khá quan trọng là bộ tem Phong cảnh có một vài con tem có giá mặt cao, bì thực gửi những con tem này là khá hiếm và đặc biệt. Nhưng liên quan đến lĩnh vực lịch sử Bưu chính qua cước phí và bì thực gửi lại là một bộ sưu tập khác của tôi. Bộ này còn lớn hơn về số lượng bì (khoảng 7000 bì thư). Khi nào có dịp tôi sẽ giới thiệu. Theo tôi vô cùng thú vị và hay. Còn bây giờ nếu 2 bộ đầu tiên không còn vấn đề gì, tôi sẽ chuyển qua bộ thứ ba.

Angkor
12-08-2012, 20:17
Bài viết và những vật phẩm rất tuyệt vời - một tư liệu quý cho những người mới!
Cảm ơn bác tem-truyen-thong
Angkor

MeTemViet
12-08-2012, 22:30
Cảm ơn bác Tem-truyen-thong đã cho xem một số FDC phong cảnh với dấu nhật ấn các thành phố/thị xã khác nhau như Cần Thơ, Bạc Liêu thật đẹp và độc đáo.

Không biết có tài liệu nào tổng kết số FDC khác nhau không?

Nhân tiện, bác có thể giới thiệu thêm về carnet bộ phong cảnh được chứ ạ?

Xin cảm ơn bác Tem-truyen-thong trước.

tem-truyen-thong
13-08-2012, 11:24
Bạn MeTemViet thân mến !

Về vấn đề tài liệu tổng kết các FDC khác nhau thì theo tôi như thế này. Chắc chắn tại Tổng Nha Bưu điện Sài gòn sẽ có tài liệu cho biết tem được phát hành đồng thời tại những tỉnh nào trong toàn quốc, những tỉnh nào có dấu kỷ niệm. Rất đáng tiếc tôi không có tài liệu này. Trước đây NST người Mỹ Richard Aspne có làm 1 bộ CD về FDC trong dòng tem VNCH. Ông có sử dụng khá nhiều các vật phẩm từ các bộ sưu tập khác nhau. Nhưng dù sao, người Mỹ dù có giỏi đến cỡ nào cũng vẫn chỉ là người ngoại quốc. Tài liệu ông đưa ra khá đơn giản và sơ sài, thiếu rất nhiều. Mặc dù các FDC tôi giới thiệu tại đây hoàn toàn nằm trong 1 bộ sưu tập duy nhất, nhưng so với tài liêu của Garuda thì phong phú hơn nhiều. Có lẽ có 1 thiếu sót tại bộ FDC Phong cảnh là tôi không giới thiệu bì thư Tourane chỉ vì bì thư Tourane của tôi chất lượng rất kém, khi nào có bì thư
khác tôi sẽ giới thiệu sau. Còn ở bộ Bảo Đại 1 cũng có 2 vật phẩm khá thú vị mà tôi không giới thiệu. Một là bì thư dấu Tourane, hai là bì thư cờ. Lý do đơn giản là tôi không có. Tại VN có Anh P.Đ.Hùng có bì thư cờ con Bảo Đại 3p. rất đẹp. Sau này tôi sẽ nói rõ hơn về các bì thư cờ.

Sưu tập FDC nói riêng, hay rộng hơn là bì thư nói chung, là mênh mông, không bao giờ có thể hoàn hảo. Chính vậy càng thú vị trong việc tiếp tục sưu tập.

Về vấn đề thứ hai bạn MTV đưa ra là Carnet bộ Phong cảnh. Tôi sẽ giới thiệu riêng trong bài về Carnet. Cũng vô cùng lý thú. Tôi nghĩ, có những carnet mà ngay cả những người sưu tập lâu năm cũng chưa bao giờ nhìn thấy.

Cuối cùng, theo gợi ý của Anh Poetry, tôi sẽ chia từng bộ tem theo 1 topic riêng. Bộ Bảo Đại 2 sẽ là bộ cuối cùng nằm ở topic này.

Nguoitimduong
13-08-2012, 14:01
Bộ tem phong cảnh đẹp quá.
Theo cảm nhận riêng của NTD thì đây là bộ tem đẹp nhất của dòng tem VNCH. Đặc biệt khi nó cùng nằm trên 1 FDC. Một số nhà sưu tập còn sắp xếp tem trên bì thư trông rất cân đối và đẹp mắt. Bác tem-truyen-thong có thể giúp giới thiệu những bì thư như vậy không ạ?

tem-truyen-thong
13-08-2012, 14:36
Bộ tem phong cảnh đẹp quá.
Theo cảm nhận riêng của NTD thì đây là bộ tem đẹp nhất của dòng tem VNCH. Đặc biệt khi nó cùng nằm trên 1 FDC. Một số nhà sưu tập còn sắp xếp tem trên bì thư trông rất cân đối và đẹp mắt. Bác tem-truyen-thong có thể giúp giới thiệu những bì thư như vậy không ạ?

Như tôi đã chia sẻ ở trên. Bộ tem Phong cảnh được Nhà in Helio thực hiện bằng cách chụp 4 Thắng cảnh đặc trưng và xuất sắc nhất của VN. Chính vì vậy chúng ta sẽ vô cùng thích thú khi được chiêm ngưỡng những hình ảnh này. Qua đó, mỗi con người VN sẽ càng tự hào và yêu quí hơn với đất nước của chúng ta.
Còn về khía cạnh Sưu tập và Bưu chính thì việc sắp xếp tem trên FDC không phải là yếu tố quan trọng. Hãy tập trung nghiên cứu một cách sâu sắc các con dấu, tập đánh giá giá trị của vật phẩm. Thực sự, chúng ta đang rất may mắn được chia sẻ cùng nhau những vật phẩm vô giá của thế hệ đi trước truyền lại. Hai FDC dấu Cần Thơ và Bạc liêu là vô giá, có một không hai đấy các bạn ạ.

Cố gắng cùng nhau chia sẻ về kiến thức, nâng tầm lên thì chúng ta sẽ bảo tồn được một dòng tem quí.

Nguoitimduong
13-08-2012, 15:09
Theo như bác Tem-truyen-thong, con tem 1$ bị gởi nhầm ra Hà Nội đến hơn 2 giờ chiều mới quay về đến Sài Gòn, vậy hầu như là không có FDC nào ở miền Nam trừ SG dán tem 1$ phải không bác?Nếu mà có chắc phải thuộc loại cực kỳ hiếm?
Cảm ơn bác.

Chihuahua
13-08-2012, 23:08
Ông ta thấy 1 số tờ tem tại vị trí số 3 từ dưới lên có con tem lỗi "e ngược" này.
Xin hỏi bạn đã thật sự thấy qua tờ tem lỗi này chưa hay chỉ là nghe kể lại khi khẳng định vị trí con tem lỗi trên tờ tem?

dammanh
14-08-2012, 00:30
Một thông tin còn nhớ!
Vào thời kỳ 1971-1972 dammanh được đọc tập tư liệu cắt từ báo CA trong thời kỳ lưu hành nội bộ của một bác chuyên viết chuyện trinh thám tên THUẦN.Trong tập tư liệu này có một bài nói về vụ án mất cắp chiếc ấn của BẢO ĐẠI.Năm 1973 dammanh còn được tiếp chuyện một bác ở phố THUỐC BẮC HÀ NỘI (không nhớ rõ bác ấy ở nhà số bao nhiếu ? khoảng 51-91 bên số lẻ) bác ấy bị đi tù oan về vụ án MẤT CẮP ẤN BẢO ĐẠI.Không rõ ấn mất cắp có phải ấn đóng trên bì thư không?? ấn BẢO ĐẠI có một hay vài kiểu??

MeTemViet
15-08-2012, 04:57
Thật tuyệt vời khi xem được các phong bì với tem 30đ hiếm quý.
Trong dòng tem này còn có các maxicard với dấu FDC. Không biết bác Tem-truyen-thong có dự định giới thiệu maxicard cho mọi người thưởng lãm không?

tem-truyen-thong
15-08-2012, 07:22
Ông ta thấy 1 số tờ tem tại vị trí số 3 từ dưới lên có con tem lỗi "e ngược" này.
Xin hỏi bạn đã thật sự thấy qua tờ tem lỗi này chưa hay chỉ là nghe kể lại khi khẳng định vị trí con tem lỗi trên tờ tem?

Không phải trên tờ tem Bảo Đại nào cũng có con tem "e ngược". Việc có một số tờ tem được xác định tại 1 vị trí nhất định có thể là do việc tem in lỗi hầu hết đã bị hủy sau khi in. Bản thân tôi chưa bao giờ nhìn thấy nguyên tờ tem này.
Tại VN cũng có NST đang sở hữu block-4 trong đó có con tem quí hiếm này.

Một thông tin còn nhớ!
Vào thời kỳ 1971-1972 dammanh được đọc tập tư liệu cắt từ báo CA trong thời kỳ lưu hành nội bộ của một bác chuyên viết chuyện trinh thám tên THUẦN.Trong tập tư liệu này có một bài nói về vụ án mất cắp chiếc ấn của BẢO ĐẠI.Năm 1973 dammanh còn được tiếp chuyện một bác ở phố THUỐC BẮC HÀ NỘI (không nhớ rõ bác ấy ở nhà số bao nhiếu ? khoảng 51-91 bên số lẻ) bác ấy bị đi tù oan về vụ án MẤT CẮP ẤN BẢO ĐẠI.Không rõ ấn mất cắp có phải ấn đóng trên bì thư không?? ấn BẢO ĐẠI có một hay vài kiểu??


Về vấn đề chiếc ấn của Bảo Đại thì có rất nhiều giai thoại, rất nhiều câu chuyện xung quanh vấn đề này. Nhưng hầu hết chỉ mang nhiều màu sắc trinh thám, ít hiện thực. Chỉ có điều chiếc ấn bằng vàng ròng, nạm ngọc này hiện đang được trưng bày tại 1 viện bảo tàng bên Pháp. Ấn vua chỉ có 1 mà thôi.
Con dấu mà tôi giới thiệu ở đây không phải là dấu từ con ấn trên, mà là triện của Quốc trưởng. Triện Quốc trưởng cũng chỉ có 1 mà thôi.


Thật tuyệt vời khi xem được các phong bì với tem 30đ hiếm quý.
Trong dòng tem này còn có các maxicard với dấu FDC. Không biết bác Tem-truyen-thong có dự định giới thiệu maxicard cho mọi người thưởng lãm không?

Chủ đề tôi đưa ra ở đây là giới thiệu LỊCH SỬ BƯU CHÍNH MIỀN NAM VIỆT NAM TRƯỚC 1975 QUA CÁC FDC. Maxicard cũng là một dạng sưu tập rất thú vị khác. Có khá nhiều maxicard đẹp trong giai đoạn này. Nổi tiếng nhất là các maxicard do cụ Phạm Văn Trường làm. Khi nào có dịp, tôi sẽ giới thiệu.
Về LỊCH SỬ BƯU CHÍNH thì hay nhất là nghiên cứu qua các bì thực gửi. Đây là một bộ sưu tập khác của tôi (tôi tâm đắc và đánh giá cao nhất).

tem-truyen-thong
16-08-2012, 10:30
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau nhìn lại 3 bộ tem đầu tiên theo cách phân loại của tôi : bộ Bảo Đại 1 (1), bộ Phong cảnh (2), bộ Bảo Đại 2 (3). Việc phân chia các bộ tem này, xin nhắc lại là theo tiêu chí : cùng chủ đề, cùng mục đích phát hành. Catalogue Scott thì phân chia thành 2 bộ : bộ 1 là Phong cảnh, bộ 2 là Bảo Đại. Có lẽ họ sử dụng theo sách của bác Nguyễn Bảo Tụng. Còn khá nhiều học giả khác (trong đó có Gs Trần Anh Tuấn) thì gộp chung 3 bộ này thành một : Thống nhất quốc gia.

Khi giới thiệu về từng bộ tem, tôi cố gắng phân chia thành 4 phần như sau :
1. Thứ nhất : hoàn cảnh lịch sử tại thời điểm đó. Bối cảnh đất nước, những vấn đề liên quan đến Bưu chính được ưu tiên nhiều hơn.
2. Thứ hai : đề tài con tem. Giới thiệu về lịch sử nhân vật, cảnh đẹp đất nước, phong tục con người VN, ...
3. Thứ ba : giới thiệu những câu chuyện xung quanh con tem, những bí ẩn của một nền Bưu chính.
4. Thứ tư : giới thiệu các vật phẩm cùng chú thích về tính quí hiếm.

Thời đại bây giờ thông tin rất nhiều, chúng ta có thể có được qua sách vở, tài liệu cũ. Khi đưa ra thông tin, tôi đã sử dụng khá nhiều tài liệu từ internet, từ những cuốn sách cũ. Đặc biệt hơn, trong tay tôi đang có kho bản thảo của NST vĩ đại Nguyễn Bảo Tụng. Tôi giới thiệu nhiều tài liệu của bác Tụng ở đây cũng là để thỏa lòng mong ước của một con người say mê tem đến tột đỉnh.

Mới chỉ là những viên gạch đầu tiên trên con đường rộng lớn của một nền Bưu chính, chúng ta đã cảm giác mênh mông và choáng ngợp. Qua đó, chúng ta cũng có rất nhiều điều để tự hào về đất nước và con người Việt nam. Nếu biết gìn giữ giá trị văn hóa, lịch sử thì Việt nam cũng không thua kém bất cứ quốc gia nào.

Có một điều tự đáy lòng. Một người được sinh ra và đào tạo bởi hệ thống miền Bắc XHCN như tôi, dù đã cố gắng hết sức khách quan nhưng cũng không thể hiểu sâu sắc các vấn đề như những người gốc được. Chính vì vậy, rất mong muốn những người đã từng sống, từng chứng kiến trực tiếp các sự kiện tham gia cùng bàn luận. Tôi đang rất mong chờ những ý kiến như vậy (đặc biệt chờ đợi sự góp ý của 1 người mà tôi rất kính trọng : Gs TAT). Về vật phẩm cũng rất mong các bạn đưa lên chia sẻ thêm.

The smaller dragon
16-08-2012, 18:20
Tôi theo dõi một cách thích thú bộ FDC VNCH của nhà sưu tập Tem-truyền-thống trong nước. Hôm nay, tôi chia sẻ một vài nhận xét như một sự “đồng thanh tương ứng,” mà cũng là thể theo lời yêu cầu của chủ nhân bộ sưu tập.

Nói về lượng, đây là một bộ FDC khổng lồ. Nói về tổng số các bộ trong dòng tem VNCH thì không tổng mục nào giống tổng mục nào. Theo tổng mục Michel (Ðức quốc) thì tổng số là 183 bộ với 563 mẫu, theo Scott (Hoa Kỳ) là 183 bộ với 564 mẫu, theo Stanley Gibbons (Anh quốc) là 192 bộ với 579 mẫu, theo Yvert&Tellier (Pháp) là 193 bộ với 581 mẫu, theo Dragon (Trung quốc) là 194 bộ với 582 mẫu. Nhưng thực sự bộ tem VNCH có cả thẩy 195 bộ với 584 mẫu. Cho dù chúng ta lấy con số lớn nhất, cũng chỉ có 195 bộ trong dòng tem này, mà Tem-truyền-thống sưu tầm được đến 5000 FDC thì thiên hạ còn ai hơn nữa?!

Số lượng khổng lồ này dẫn đến một điều quan trọng hơn nhiều. Ðó là sự hiện diện của những FDC hiếm quí của một dòng tem hiện hữu đúng một phần tư thế kỷ, từ năm 1951 đến năm 1975. Số phong bì này, nhiều cái tôi mới thấy lần đầu, lại được chủ nhân rộng rãi chia sẻ cho chúng ta được ngắm nhìn với tất cả những chi tiết hiếm quí của chúng, thật là một dịp hãn hữu. Bộ sưu tập này có những FDC độc đáo mà vì được thưởng thức với số lượng quá nhiều trước mắt, chúng ta có khi quên mất sự độc đáo mà chỉ thấy sự đông đảo. Hãy nhớ rằng mỗi một phong bì hiếm quí -của dòng tem này hay bất cứ dòng tem nào khác- cũng đều là một kỳ công của người chơi tem hợp cùng sự may mắn và .. túi tiền rủng rỉnh mới có được!

Xin cám ơn chủ nhân và cám ơn Diễn Ðàn VietStamp.

Khi chia sẻ bộ sưu tập với chúng ta, Tem-truyền-thống còn chia sẻ thông tin liên quan đến dòng tem này cùng sinh hoạt của Bưu Ðiện Sài Gòn thời VNCH, khiến giá trị của phong bì, vốn là vật chất, lại thêm giá trị tinh thần. Nguồn của thông tin mà Tem-truyền-thống có được, quí nhất là kho tài liệu và bản thảo của bác Nguyễn Bảo Tụng. Tôi không biết làm sao Tem-truyền-thống có trong tay những tài liệu này, nhưng nếu đúng là tài liệu của bác Tụng thì chúng ta có thể tin được, vì bác là người chính thức được đại diện giới chơi tem trong Hội Ðồng Giám Khảo các kỳ thi vẽ mẫu tem suốt thời VNCH. Bác Tụng làm việc rất cẩn trọng, say mê sưu tầm tài liệu bưu hoa suốt từ thập niên 1940 cho đến khi bác nhập cư vào Hoa Kỳ đầu thập niên 1990. Bác -và bác gái- lưu giữ tài liệu kỹ lưỡng và có hệ thống. Vì thế, chủ nhân bộ sưu tập này đã cung hiến cho chúng ta nhiều thông tin chi tiết, độc đáo, và hiếm quí.

Mặt khác, thông tin cũng xuất xứ từ một số mấy người buôn bán tem (tên đã được ghi nhận trong bài viết của Tem-truyền-thống) không đáng tin, vì là loại “nghe nói” (hearsay!) Vì thế, tôi muốn chia sẻ một số thông tin để loạt bài của Tem-truyền-thống thêm phần hào hứng, đúng như mong mỏi của chủ nhân bộ sưu tập, là chúng ta cùng luận bàn để sự chia sẻ và trao đổi thêm phần thú vị.

Thứ nhất, nói về thông tin bưu chính. Vật phẩm sưu tập sẽ tăng thêm thích thú và càng thêm gía trị khi có kèm theo những thông tin bưu chính hay/và những chuyện kể liên hệ. Nhưng thông tin phải chính xác, vì một khi thông tin sai lạc sẽ làm cho chính vật phẩm ấy bị nghi ngờ là có vấn đề. Chuyện lô tem mới phát hành đến cơ sở Bưu Ðiện địa phương A hay B... hồi mấy giờ, trong ngày nào... thuộc loại thông tin không có gì là chắc chắn. Ai là người có biên bản trong tay để xác định những chi tiết rất nhỏ và rất cụ thể như thế được? Hay đây chỉ là câu chuyện làm quà của người buôn bán tem vốn nghe lỏm từ người này người kia?

Thứ hai, là sự so sánh giữa các bộ sưu tập cá nhân. Những nhà sưu tầm lão luyện với những bộ sưu tập không lồ và qúi gía đã đành. Mà ngay cả những tay chơi tem vô danh cũng có khi có những vật phẩm “ghê gớm” không ngờ. Tôi từng mua một bộ tem VNCH của một cựu giáo sư trường Tabert Sài Gòn để... vứt đi vì toàn là tem lẻ bộ, tem nhầu nát, tem ố vàng, tem sống tem chết... nhưng trong đó lại có một bộ deluxe sheet tem Phong Cảnh và Bảo Ðại thuộc bộ Quốc Gia Thống Nhất năm 1951!

Tem-truyền-thống có cái may mắn hãn hữu ngàn năm một thủa là vào Sài Gòn sau sự sụp đổ của chế độ VNCH, khi người miền Nam ai nấy bỏ của mà chạy lấy người, nên ra chợ trời có khi kiếm được quí vật. Số lượng 5,000 phong bì FDC rõ ràng là vô địch trên toàn thế giới, nhưng như thế đã gom được tất cả những FDC độc đáo trong dòng tem VNCH chưa? Theo tôi biết, chưa người Việt nào, hay người Việt gốc Hoa nào, hay một dealer nào... đã xem được toàn bộ bộ FDC VNCH của Aspnes hay của Vpjack. Có người có thể nói đã xem bộ FDC của Aspnes rồi, mà thật ra chỉ là xem cái CD của Aspnes thôi, bao gồm bộ FDC VNCH trong đó có cả những FDC tôi cho ông ta mượn! Bộ FDC VNCH của Vpjack cũng vậy, họa chăng là có người chỉ xem lơ thơ vài cái FD mà Vpjack phổ biến trong những bài viết trên tạp chí của hội SICP thôi. Sự thật, nói về FDC VNCH thì nhiều người Mỹ và Mỹ Pháp Anh... gốc Việt ở hải ngoại có những vật phẩm độc đáo lắm, chúng ta không biết hết đâu!

Cho nên, tôi mong Tem truyền-thống cứ chia sẻ với làng tem những gì mình có, mà không cần và không nên so sánh với ai. Hãy để độc gỉa của Tem-truyền-thống tự kết luận sự hơn kém. Chơi tem đâu phải là để thỏa lòng tự ái hay khoe khoang. Chơi tem là giải trí thôi mà, phải không?! Ðó là điều tôi không bao giờ đem tem ra triển lãm!

Thứ ba, là vấn đề phong bì với triện và chữ ký Bảo Ðại. Ðây là chiếc FDC thuộc loại quí hiếm nhất trong dòng tem. Nhưng thông tin của Tem-truyền-thống là hiện chỉ có hai chiếc phong bì thôi thì không chính xác. Người thực hiện những FDC này là bác Dương Hội Louis, lúc ấy trong đội Ngự Lâm Quân thuộc Võ Phòng Quốc Trưởng. Khi liên lạc với bác Louis hồi thập niên 1990, tôi đã không hỏi chuyện chiếc FDC Bảo Ðại. Nhưng tôi biết nhiều người có FDC này: bác NBTụng, một nha sĩ ở California, một dealer ở Canada..., nay thêm cái FDC của Tem-truyền-thống nữa. Nhà buôn tem LTN nói loại FDC này có “vài chục” chiếc, nhưng tôi lý luận thế này: vua Bảo Ðại thương người đang phục vụ mình trong Dinh, nên có ký tên thì cũng chỉ ký 5-7 cái là cùng, thời giờ đâu mà ngồi xuống ký “vài chục” cái?! Mà người xin chữ ký cũng không ai dám xin nhiều quá, vì xin nhiều là có ý trao đổi buôn bán, sẽ làm đức vua nghi ngờ. Về cái triện đóng trên FDC này thì hiện nay, trong Dinh Bảo Ðại trên Ðà Lạt có hai cái triện. Ai có dịp may lấy triện ấy đóng thì tất sẽ biết có phải là chính cái triện đóng trên phong bì hồi năm 1951 hay không. Hồi tháng 9.2011 khi tôi về Việt Nam, tôi có lên Ðà Lạt vào thăm Dinh, và tình cờ thấy cái triện -đúng ra là hai cái triện- ở đó và có chụp hình kỷ niệm.

Hình hai cái triện (dân sự và quân sự) bằng đồng trong Dinh Bảo Ðại ở Ðà Lạt.

171712

171713


Phong bì FDC tem Bảo Ðại 3đ với dấu Đà Lạt ngày 5/6/51, tức trước ngày chính thức phát hành 1 ngày, cũng là do bác Dương Hội Louis thực hiện, nhờ vai trò đặc biệt của bác trong Dinh Quốc Trưởng lúc bấy giờ.

Cuối cùng, vì căn cứ vào ba ngày phát hành khác nhau 6.6.51, 16.8.51 và 23.10.51 mà Tem-truyền-thống nhận định 13 con tem đầu tiên trong dòng tem VNCH là ba bộ tem khác nhau thì hoàn toàn không phù hợp với quyết định của Bưu Ðiện bấy giờ.
Ngày 6.6.1951, Bưu Ðiện quốc gia VN phát hành 1 tem Bảo Ðại 3đ với dấu phát hành lần thứ nhất kỷ niệm ngày “Lễ Việt Nam Thống Nhất.”
Ngày 16.8.1951, Bưu Ðiện phát hành 10 tem phong cảnh ba miền với dấu phát hành đầu tiên bán tem Việt Nam toàn bộ. “Toàn bộ” đây chính là bộ “Quốc Gia Thống Nhất!”Ngày 23.10.1951 là ngày sinh nhật Bảo Ðại, do đó Bưu Ðiện sẵn mẫu tem BÐ 3đ nay thêm 2 tem nữa khác mầu khác gía tiền để kỷ niệm ngày “trọng đại.” Vì vậy mới có dấu hơi khác thường, là “Ngày bán lần thứ hai tem Việt Nam loại Quốc Gia Thống Nhất.”

Tóm lại, bộ Quốc Gia Thống Nhất gồm tất cả 13 tem, phát hành làm ba lần. Tổng mục Scott (Mỹ) đã thông tin chính xác khi họ liệt kê 13 con tem này, với thời gian phát hành là, nguyên văn, “1951, June 6-Oct. 23.” Nên nhớ rằng trong thế giới tem, sự kiện một bộ tem phát hành trong nhiều ngày khác nhau là chuyện rất bình thường. Tem-truyền-thống nên xem lại những dấu bưu điện trong bộ FDC VNCH của mình để thông tin được chính xác.

*
* *

Nói về giới sưu tầm tem người Việt thì nhận xét của tôi là, đại đa số người Việt trong Nam hay ở hải ngoại hiện nay thì sưu tầm tem thuộc mọi chế độ hay mọi thời kỳ, còn đại đa số người Việt miền Bắc chơi tem thì chỉ sưu tầm tem VNDCCH, tem MT, và tem CHXHCNVN, mà không chơi tem VNCH. Thực ra, đây không còn là chính trị, mà chỉ là thiên hướng tự nhiên của con người, vốn là sản phẩm của xã hội.

Chính ở điểm này, việc Tem-truyền-thống, sống thuở hoa niên ở Hà Nội, nghiên cứu sinh ở Liên Sô, lại chú trọng đến dòng tem VNCH thì sự kiện này tự nó đã là một điều rất hiếm và đáng quí! Là người sinh ra ở miền Trung (Thanh Hoá), học tiểu học ở miền Bắc (trường tiểu học Vân Hồ, Hà Nội), và trưởng thành ở miền Nam (Sài Gòn), tôi muốn cám ơn Tem-truyền-thống đã lội dòng nước ngược, vô tình đã lưu giữ lại một di sản văn hoá của miền Nam trong giai đoạn 1951-1975 qua bộ sưu tập phong bì ngày đầu tiên và nhất là qua bộ sưu tập lịch sử bưu chính VNCH.

Tháng 8 năm 2012
The smaller dragon
California, USA

vnmission
18-08-2012, 18:52
Dòng tem Bảo Đại, cũng như tem lưu hành tại miền Nam sau đó, quả có nhiều bí ẩn kỳ thú, nếu không được bác Gà trước đây và bác Trâu, bác Rồng, bác tem-truyen-thong... chia sẻ, giác ngộ (educate), thì quả là thiệt thòi cho những người đang sưu tập hoặc có thể sẽ sưu tập.

temhp88
19-08-2012, 07:47
... Chính vì vậy, rất mong muốn những người đã từng sống, từng chứng kiến trực tiếp các sự kiện tham gia cùng bàn luận. Tôi đang rất mong chờ những ý kiến như vậy (đặc biệt chờ đợi sự góp ý của 1 người mà tôi rất kính trọng : Gs TAT). Về vật phẩm cũng rất mong các bạn đưa lên chia sẻ thêm.

Bác Tem-truyen-thong thân mến,
Cháu viết cho bác đôi dòng chân thành này, lúc 2h sáng ở đây vì cháu nằm mãi vẫn không ngủ được, vì còn nhiều băn khoăn về topic này của bác nói riêng và của diễn đàn nhà mình nói chung.
Theo vốn hiểu biết hạn hẹp của cháu, dòng tem VNCH đã vượt qua khuôn khổ màu sắc chính trị của thời đại mà nó được phát sinh và tìm được chỗ đứng trong lòng người chơi tem. Việc có những bậc tiền bối như bác, nói thế nào nhỉ... có những người đã dấn thân vào công cuộc sưu tập rồi nâng lên mức nghiên cứu về dòng tem này, dù rằng số người chơi lâu năm và xây dựng thành công các bộ sưu tập phong phú chắc không nhiều, nhưng vẫn cho thấy sức sống của dòng tem VNCH trong thời đại ngày nay.
Với tư cách (nghe oai quá) của một người vừa bắt đầu chơi tem, cháu cũng tập trung vào tem Việt như là niềm ham mê số một, định hướng ưu tiên! Cháu nói với bác nhé: những kẻ mới đi trên con đường dài này (tem Việt nói chung, tem VNCH nói riêng) thấy mông lung và vô định lắm.
Nhìn sang nhiều dòng tem của các nước phát triển, cháu thấy có biết bao ấn phẩm chuyên ngành để nói về mỗi con tem của họ. Không dừng ở mức định giá tem sống, tem chết, mà còn là nhiều bài viết, nhiều bưu phẩm thể hiện những thông tin liên quan tới sự phát hành và lưu hành của con tem, các biến cố xảy đến với dòng tem... Cháu nhận thấy vai trò của ngành Bưu chính của họ trong sự triển nở tốt đẹp ấy; nhưng cũng có rất rất nhiều những tên tuổi lớn trong giới sưu tập đóng góp vào. Kết quả: con cháu họ sinh ra đã được thụ hưởng thành quả nghiên cứu và bảo tồn giá trị các bộ sưu tập giàu giá trị kinh tế và lịch sử.
Nhìn lại tem Việt, cháu xin đề cập riêng về dòng tem VNCH - mối tình của bác. Cháu nghĩ dòng tem này chịu nhiều thiệt thòi quá bác ạ. Nhiều con tem VNCH nhất là những bộ tem có giá trị, vốn được in tại Pháp, chất lượng từng con tem thật tuyệt vời! Chỉ vì những biến động thời cuộc, chúng không có cơ hội để được đem ra nghiên cứu sâu và rộng rãi, rồi đến giờ bọn trẻ trâu như chúng cháu muốn tìm lại một khúc của lịch sử bưu chính nước nhà mà cứ phải căng mắt ra đọc tư liệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, Đức, thôi thì đủ thứ ngoại ngữ...Điều đáng buồn là, một mặt, chúng cháu rất khó tiếp cận các thông tin như thế, và mặt khác, người Việt mình phải giao dịch với các bạn tem quốc tế bằng catalô của nước ngoài về chính dòng tem Việt của mình. Nhiều khi cháu ước gì khi nói đến tem Việt, khi muốn trao đổi mua bán tem Việt, cháu có thể dùng catalô của nước mình sản xuất để làm cơ sở, chắc chắn người ta sẽ tôn trọng con tem Việt của mình nhiều hơn, tôn trọng đất nước mình nhiều hơn!
Nói vậy với bác, cháu mong bác hiểu rằng các giá trị tri thức mà bác và rồi nhiều thành viên khác tham gia và topic này đóng góp, chắc chắn sẽ là một nguồn tư liệu vô giá cho người yêu tem Việt nói chung và tem VNCH nói riêng. Những giá trị ấy, làm nên thì vất vả nhưng chắc chắn sẽ bền vững!
Với bộ sưu tập của bác, với đóng góp của những thành viên lão thành khác nữa, cháu vẫn đang kì vọng là cả một giai đoạn lịch sử bưu chính 51/75 sẽ không còn là ẩn số với thế hệ trẻ như cháu nữa.
Từng bộ tem bác sưu tập được đến giờ chắc không dễ dàng chút nào, và cháu tin là viết ra cho diễn đàn này một bài viết chu đáo cũng khiến bác vất vả nhiều. Mong bác đừng buông topic khi còn sức khỏe và còn tình yêu với tem. Bác yêu tem VNCH, chắc bác cũng yêu những bạn tem trong dòng tem này?
Cháu viết linh tinh thế, cũng chưa chắc bác có khi nào rảnh để đọc. Nhưng cháu nói thật đấy bác ạ...
temhp

tem-truyen-thong
19-08-2012, 15:14
Tôi rất cảm ơn các bạn tem đã có nhiều ý kiến đóng góp. Đây chính là nguồn động viên lớn cho tôi, là động lực để tôi có thể tiếp tục chia sẻ về chủ đề tem mà mình đã theo đuổi. Có lẽ đúng, trách nhiệm của chúng tôi, những người đi trước là chia sẻ những kiến thức, chia sẻ niềm đam mê của mình cho các bạn tem.

Gs TAT đã có bài viết khá công phu chỉ để trả lời, góp ý về những gì tôi đã giới thiệu. Vô cùng cảm ơn Gs, người bạn lớn, có thể nói là tri kỷ (dù chưa bao giờ gặp mặt). Có rất nhiều điều Gs viết rất chính xác, rất tâm huyết, nhưng cũng có những điều tôi xin được phép tranh luận ở đây.


Thứ nhất, nói về thông tin bưu chính. Vật phẩm sưu tập sẽ tăng thêm thích thú và càng thêm gía trị khi có kèm theo những thông tin bưu chính hay/và những chuyện kể liên hệ. Nhưng thông tin phải chính xác, vì một khi thông tin sai lạc sẽ làm cho chính vật phẩm ấy bị nghi ngờ là có vấn đề. Chuyện lô tem mới phát hành đến cơ sở Bưu Ðiện địa phương A hay B... hồi mấy giờ, trong ngày nào... thuộc loại thông tin không có gì là chắc chắn. Ai là người có biên bản trong tay để xác định những chi tiết rất nhỏ và rất cụ thể như thế được? Hay đây chỉ là câu chuyện làm quà của người buôn bán tem vốn nghe lỏm từ người này người kia?


Trong bộ môn khoa học lịch sử có khái niệm "chính sử" và "dã sử". Những gì đã được ghi chép lại một cách chính thức, những thông tin, tư liệu lưu trữ được luôn coi là "chính sử". Nhưng bên cạnh đó, còn rất nhiều thông tin khác được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Những thông tin này rất ít bằng chứng nhưng vẫn được tôn trọng.

Chơi tem là khoa học, là nghệ thuật nhưng nói cho cùng : vẫn chỉ là một thú chơi. Những bí ẩn lý thú của bộ môn này chủ yếu vẫn phải dựa vào sự truyền lại của thế hệ đi trước. Nếu những "giả thuyết" được đưa ra bằng hình thức "hearsay" có tính logic cao, được truyền lại bởi những NST có uy tín, thiết nghĩ rất cần và đáng được quan tâm. Nếu một mai đây, khi Gs TAT và bản thân tôi đi theo bác Tụng thì còn ai có thể "kể lại" những câu chuyện lý thú về dòng tem này cho thế hệ trẻ?!


Thứ hai, là sự so sánh giữa các bộ sưu tập cá nhân. Những nhà sưu tầm lão luyện với những bộ sưu tập không lồ và qúi gía đã đành. Mà ngay cả những tay chơi tem vô danh cũng có khi có những vật phẩm “ghê gớm” không ngờ. Tôi từng mua một bộ tem VNCH của một cựu giáo sư trường Tabert Sài Gòn để... vứt đi vì toàn là tem lẻ bộ, tem nhầu nát, tem ố vàng, tem sống tem chết... nhưng trong đó lại có một bộ deluxe sheet tem Phong Cảnh và Bảo Ðại thuộc bộ Quốc Gia Thống Nhất năm 1951!

Tem-truyền-thống có cái may mắn hãn hữu ngàn năm một thủa là vào Sài Gòn sau sự sụp đổ của chế độ VNCH, khi người miền Nam ai nấy bỏ của mà chạy lấy người, nên ra chợ trời có khi kiếm được quí vật. Số lượng 5,000 phong bì FDC rõ ràng là vô địch trên toàn thế giới, nhưng như thế đã gom được tất cả những FDC độc đáo trong dòng tem VNCH chưa? Theo tôi biết, chưa người Việt nào, hay người Việt gốc Hoa nào, hay một dealer nào... đã xem được toàn bộ bộ FDC VNCH của Aspnes hay của Vpjack. Có người có thể nói đã xem bộ FDC của Aspnes rồi, mà thật ra chỉ là xem cái CD của Aspnes thôi, bao gồm bộ FDC VNCH trong đó có cả những FDC tôi cho ông ta mượn! Bộ FDC VNCH của Vpjack cũng vậy, họa chăng là có người chỉ xem lơ thơ vài cái FD mà Vpjack phổ biến trong những bài viết trên tạp chí của hội SICP thôi. Sự thật, nói về FDC VNCH thì nhiều người Mỹ và Mỹ Pháp Anh... gốc Việt ở hải ngoại có những vật phẩm độc đáo lắm, chúng ta không biết hết đâu!


Có một thực trạng trong giới tem hiện nay : cái gì quí giá nhất là chỉ có trong tay người ngoại quốc hoặc Việt kiều. Cái này cũng dễ hiểu, họ có điều kiện kinh tế, có kiến thức và có phương pháp sưu tập đúng đắn hơn so với các NST trong nước. SƯU TẬP là kỳ công lắm, là phải tốn kém lắm. Nhìn các bạn trẻ VN bây giờ sưu tập tem tôi thấy thật đáng buồn. Làm ầm mỹ, đình đám mấy con tem mới đủ kiểu. Như vậy không phải là sưu tập !

Tôi không định "hơn thua" với bấy kỳ ai, nhưng tự đáy lòng là tinh thần "tự tôn dân tộc". Tôi muốn chứng minh người Việt chúng ta chơi tem Việt cũng không thua kém người nước ngoài. Chỉ là chút tự hào bé nhỏ cùng một chút "sĩ diện" cho giới sưu tập trong nước mà thôi.

Để có thể có được bộ sưu tập ngày hôm nay, tôi nghĩ là sự may mắn, là sự kiên trì và quyết tâm theo đuổi. Khi giới thiệu nhiều bì thư đi cùng nhau, chúng ta nhiều khi không thể hiểu hết được để có 1 cái trong chúng cũng công phu lắm. Phải có DUYÊN đã, phải luôn trau dồi kiến thức để có thể tìm tòi, nghiên cứu. Chính vì những đam mê của mình mà tôi bị người ta "chơi" nhiều lắm. Biết tôi thiếu cái gì, thích cái gì là họ bán kèm theo kiểu "bia kèm mực" bắt tôi mua.

Như tôi đã từng nói : chơi tem là mênh mông lắm. Không bao giờ có thể khẳng định mình đã đi tới đích. Chính vì vậy nó càng thú vị, càng không ngừng vươn lên. Nhưng dù sao, cũng phải cố gắng chơi cho tới. Tôi mượn lại câu thơ của Nguyễn Công Trừ để kết thúc tại đây :

"Đem ngàn vàng chác lấy cuộc đời
Chơi cho lịch mới là chơi
Chơi cho đài các cho người biết tay
Tài tình dễ mấy xưa nay. "

vnmission
21-08-2012, 01:36
Có cả con dấu "HOÀNG-TRIỀU CƯƠNG-THỔ" kìa! Dưới nhãn "R" là chữ gì đấy hả bác TTT?

tem-truyen-thong
21-08-2012, 08:57
Có cả con dấu "HOÀNG-TRIỀU CƯƠNG-THỔ" kìa! Dưới nhãn "R" là chữ gì đấy hả bác TTT?

Như tôi đã trình bày, khi Ngô Đình Diệm lên chấp chính (Thủ tướng), ngày 11/3/1955 được sự chấp thuận của Bảo Đại, qui chế Hoàng Triều cương thổ chính thức bị xóa bỏ. Nhưng trong thực tế, Hoàng triều cương thổ vẫn tồn tại thêm một thời gian nữa.

Bì thư chúng ta được xem ở đây là rất độc đáo. Nó được gửi sau ngày Hoàng Triều cương thổ bị xóa bỏ. Chính vì vậy, chúng ta nhìn thấy một số sự "xúc phạm" như : chữ Hoàng Triều cương thổ bị gạch bỏ, nhãn R-bảo đảm được dán đè lên con dấu triện của Khâm mạng toàn quyền Hoàng Triều cương thổ. Dưới nhãn R này là tên của cơ quan toàn quyền Hoàng Triều cương thổ. Nhưng dù sao, có vật chứng này, chúng ta cũng có thể khẳng định Hoàng Triều cương thổ vẫn tiếp tục tồn tại một thời gian sau ngày 11/3/1955.

Các bạn đặc biệt chú ý bì thư "Ngự lâm quân" nhé. Mặt sau có con dấu cổ động (đừng nhầm lẫn với dấu kỷ niệm của bộ tem Phong cảnh). Qua đó mới thấy, ngay từ lúc đó tem thư được chú trọng như thế nào ! Để chuẩn bị phát hành bộ tem mới, người ta đã xây dựng chương trình tuyên truyền, cổ động rất công phu. Nghĩ thấy trạnh lòng cho hiện trạng bây giờ !

The smaller dragon
21-08-2012, 10:07
Có vài chi tiết về Hoàng Triều Cương Thổ mà tôi muốn chia sẻ với Tem-truyền-thống và các anh chị em trên Diễn Ðàn. Năm 2009, tôi không nhớ ai ở VN đã hỏi tôi về HTCT, và tôi đã tóm tắt vài chi tiết như sau để giải đáp cho họ:

Hoàng Triều Cương Thổ
TRẦN ANH TUẤN
Tháng 9/2009
I. THÀNH LẬP
Ngày15-4-1950, quốc trưởng Bảo Ðại ký sắc lệnh số 33-QT thiết lập Hoàng Triều Cương Thổ (HTCT) gồm các vùng thuộc cao nguyên Nam Trung Phần và cao ngyên Bắc Phần. HTCT được đặt trực thuộc quốc trưởng Bảo Ðại. Sắc lệnh nói trên thiết lập HTCT bao gồm các tỉnh bấy giờ là Ðồng Nai Thượng (nay là một phần tỉnh Lâm Viên), Lang Bian (Lâm Viên), Pleiku, Darlac, Kontum, Phong Thổ (một phần tỉnh Lai Châu bây giờ), Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Cạn, Cao Bằng, Hòa Bình, và Hải Ninh.

Các cao nguyên này trước đây trực thuộc chính quyền trung ương nhà Nguyễn, và được nhà Nguyễn gọi là các đạo và châu, ít người Việt sinh sống. Ðến thời Pháp thuộc, Pháp mở mang, khai thác dần dần các vùng cao nguyên với ý tách rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Thí dụ như ngày 1-3-1948, Pháp thành lập một vùng tự trị ở tây bắc Bắc Phần gọi là Liên Bang Thái Tự Trị (Zone Autonome Nord-Ouest, viết tắc là ZANO) gồm Lai Châu, Sơn La, và Phong Thổ.

Sau năm 1954, ngay khi chính quyền VNDCCH tiếp thu miền Bắc, những tỉnh thuộc HTCT bị giải thể ngay. Còn trong Nam, chính phủ Ngô Ðình Diệm ra Dụ số 21 ngày 11-3-1955 tháp nhập những vùng đất HTCT vào lãnh thổ quốc gia, thường được gọi là vùng cao nguyên Nam Trung Phần.

II. CÁO CHUNG
Như vậy, tổ chức HTCT chỉ tồn tại từ ngày 15-4-1950 (sắc lệnh Bảo Ðại ký) đến ngày 11-3-1955 (Dụ Ngô Ðình Diệm ký).


Trở lại chiếc phong bì hiếm quí của Tem-truyền-thống có hàng chữ in HTCT và con dấu HTCT. Hàng chữ in HTCT bị gạch bỏ bằng tay, còn con dấu HTCT bị nhãn Bảo Ðảm dán đè lên, vì ngày mà chiếc phong bì được đóng dấu (tháng 9.1955) thì cơ cấu HTCT đã không còn tồn tại nữa, tức là đã bị xóa bỏ cả nửa năm trước rồi!

Tôi vẫn hứng thú theo dõi bộ FDC VNCH của Tem-truyền-thống đang chia sẻ trên Diễn Ðàn.

vnmission
21-08-2012, 22:16
Có một khẩu hiệu gì đó nữa rất đặc biệt, bác TTT có thể đọc giúp được không?

QUYẾT TÂM...
TAY SAI...

???

MeTemViet
22-08-2012, 02:05
Đã mấy tuần này MTV rất thích thú và mong đợi được xem bộ FDC của bác Tem-truyen-thong.

Chỉ với một bộ "VN thống nhất" đầu tiên, người xem cũng đã có khái niệm bộ sưu tập đồ sộ như thế nào, nhất là những phong bì mà không những chỉ có phương tiện tài chính mà còn có cơ duyên mới sở hữu được.

Các phong bì FDC phong cảnh với dấu Cần Thơ, Bạc Liêu, nếu không phải người chơi FDC VNCH lâu năm thì không thể nào cảm nhận được vật phẩm hiếm quý như thế nào! Độ hiếm có thể so sánh với một phong bì liên khu V hay phong bì "bưu trạm."

Các phong bì FDC với tem Bảo Đại 30đ, không phải dễ dàng tìm được một cái, ở đây tác giả đã cho ta thấy 3, 4 bì liên tiếp với khác dấu thành phố khác nhau!

MTV nhớ hồi cuối năm 2011, nhà David Feldman có bán đấu giá một bộ sưu tập đồ sộ với giá kết €160.000, trong đó có phần tem VNCH. Nếu so sánh những vật phẩm đã đăng, ta có thể thấy rõ bộ nào đồ sộ và có nhiều vật phẩm quý hiếm hơn.

http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=9526

MTV mong bác Tem-truyen-thong tiếp tục đưa những phần tiếp lên để mọi người, trong đó có cả MTV, được thưởng thức bộ FDC VNCH có một không hai này.

Một lần nữa, xin cảm ơn bác TTT.

MeTemViet
23-08-2012, 01:27
Mở đầu năm 1952 có sự kiện lớn đầu tiên : kỷ niệm ngày giỗ Hai Bà Trưng. Hai Bà Trưng mất ngày 6/2 Âm lịch. Vì vậy, nhân dịp này Chính quyền quyết định chọn ngày 1/3/1952 là ngày HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM. Nhân dịp này có 1 bì thư kỷ niệm có cachet rất đẹp. Có thể nói, đây là một trong những bì thư đầu tiên của Việt nam có in cachet.

MTV xin nói lại ý của bác Tem-truyen-thong

Ngày 1/3/1952, theo Âm Lịch là ngày 6/2 năm Nhâm Thìn, cách đây đúng 1 chu kỳ 60 năm. Vào lúc đó, ngày 6/2 Âm Lịch là ngày giỗ Hai Bà Trưng và được chính quyền chọn làm ngày Phụ Nữ Việt Nam. Một số FDC của VNCH sau này cũng được phát hành vào ngày 6/2 Âm Lịch (tất nhiên là ngày Tây có khác). Ngay cả bộ tem VNDCCH Hai Bà Trưng phát hành ngày 14/3/1959 (bộ 49) cũng đúng ngày giỗ Hai Bà 6/2 Âm Lịch.

Bộ VN tung cánh và VN phát quang, MTV có thấy 1 phong bì FDC rất đẹp đựoc bán trên Decampe vào năm 2010 nhưng mua hụt. Có giữ lại cái hình, xin post lên để tham khảo.

171861

tem-truyen-thong
23-08-2012, 09:24
Rất cảm ơn bạn MeTemViet đã đưa cái bì thư Poulocondore (địa danh Côn đảo bây giờ) lên. Thật tuyệt ! Nếu tôi biết lúc đó thì chắc chắn đã tham gia đấu giá rồi.

Tôi chỉ xin chỉnh lại 1 chi tiết nhỏ. Ngày 1/3/1952 là ngày Hội Phụ nữ việt Nam. Chữ Hội ở đây có nghĩa là "hội hè" chứ không phải nghĩa là "hiệp hội, hội đoàn". Cách hành văn thời đó rất lạ, không giống thời bây giờ.

Các bạn hãy xem xét từng bì thư một. Từ con dấu nhật ấn, dấu kỷ niệm, logo của bì thư do Bưu điện phát hành cũng khác nhau. Mỗi thứ đều có thú vị riêng.

Nguoitimduong
23-08-2012, 11:10
Bác Tem-truyen-thong cho NTD hỏi về giá cước gởi nội địa và ngoại quốc nước giai đoạn 52-53 như thế nào? Các địa chỉ người nhận và các mức cước hình như chẳng có mối tương đồng gì với nhau cả ?

vnmission
23-09-2012, 14:36
Theo tôi được biết, bì thư này có trên thế giới là 2 cái, tại VN là duy nhất.
Chắc bác TTT muốn nói đến bì thư này?

173783

Vật phẩm với chữ ký của Nam Phương Hoàng Hậu sau cũng từng thuộc bộ sưu tập của NST Nguyễn Bảo Tụng:

173784

Nguồn: Nguyen-Bao-Tung, Bao-Dai was the last Emperor of Dynasty that ruled Viet-Nam, The Indochina Philatelist No. 116, November/December 1992

tem-truyen-thong
24-09-2012, 11:21
Bộ sưu tạpcu3a bác Tụng đã được chuyển giao cho người khác. Hầu hết không còn ở VN.
Thật đáng tiếc!

The smaller dragon
26-09-2012, 11:42
Tôi chia sẻ thêm thông tin vế phong bì ngày đầu tiên (FDC) 1951 có chữ ký và con dấu của Bảo Ðại.

Cuối tuần trước, tôi xuống Nam California, nhân đó gặp bác Lữ Tích Nguyên, anh Connaingongac, anh Ngô Bảo Sơn, và Linh Mục Hiến-Linh suốt chiều Chủ Nhật 16.9.2012. Chúng tôi có đề cập đến FDC con tem đầu tiên trong dòng tem quốc gia Việt Nam thời Bảo Ðại. Chúng tôi xét ba mẫu. Một là FDC của Tem-truyen-thong, hai là FDC của bác Nguyễn Bảo Tụng, và ba là FDC của một nhà sưu tập tại Nam California.

Chúng tôi nhận thấy 3 FDC này thuộc hai loại. Một là hai cái FDC của Tem-truyen-thong và bác Tụng vì chúng giống hệt nhau: cùng loại phong bì mầu xanh nhạt có hàng chữ chìm "VIA AIRMAIL - PAR AVION" giữa hai gạch, cùng có dấu cổ động "6.6.1951. TEM VIỆT-NAM PHÁT HÀNH LẦN THỨ NHẤT. 1er EMISSION DE TIMBRES-POSTE DU VIỆT-NAM", và cùng có dấu nhật ấn 7.6.1951, tức một ngày sau ngày phát hành. Và hai là cái FDC của nhà sưu tập miền Nam California trên một phong bì trắng, cũng cùng có dấu cổ động nhưng dấu nhật ấn là 6.6.1951, đúng ngày phát hành tem.

Ðiểm đặc biệt khác giữa hai loại FDC này là con dấu Quốc Trưởng. Tôi nhận xét thấy con dấu trên FDC của bác Tụng và của Tem-truyen-thong thì trên mẫu tự "A" trong chữ "BẢO" có một gạch ngang, chữ "ÐAI" không có dấu nặng (.), và dấu sắc (') trong chữ QUỐC-TRƯỞNG" đánh trước dấu mũ (^). Trong khi đó, con dấu trên FDC của nhà sưu tập miền Nam California thì không có gạch ngang trên mẫu tự "A" trong chữ "BẢO," chữ "ÐẠI" có dấu nặng (.) đúng chính tả, và dấu sắc (') trong chữ "QUỐC-TRƯỞNG" đánh sau dấu mũ (^).

Kết luận của tôi là những FDC con tem đầu tiên trong dòng tem Bảo Ðại được bác Dưong Hội Louis xin Bảo Ðại ký trong hai ngày. Và ngày 6.6.1951 thì sử dụng một con dấu, và ngày sau thì sử dụng một con dấu khác.

Tôi đã không chụp lại cái FDC của nhà sưu tập miền Nam California, nhưng tôi đã xem xét kỹ và khám phá ra những chi tiết khác biệt nêu trên.

Sau đây là bản copy FDC có chữ ký và con dấu Bảo Ðại của bác NBT, trích trong tập bản sao những FDC với chữ ký và dấu quốc trưởng trong dòng tem 1951-75 tại miền Nam mà bác NBT tặng tôi hồi năm 1991 để làm tài liệu/mẫu.

174042

174043

ThinhVuongVu
10-10-2012, 08:19
Quan sát trên 4 con dấu của Quốc Trưởng Bảo Đại ta thấy nhiều dạng chữ ký khác nhau một cách rõ ràng .
http://i1075.photobucket.com/albums/w439/l_it2007/baodai3.png

Vậy chữ ký nào là thật , dấu nào là giả ?

vnmission
10-10-2012, 10:56
Không hiểu hình dưới bên phải (đen trắng) trong hình của bác TVV là từ đâu ra? Hình này có mấy đặc điểm đáng chú ý:

chữ đầu tiên trong chữ ký (nét tròn phía dưới của chữ B);
chữ trên triện có 2 đặc điểm giống triện của “nhà sưu tập miền Nam California” mà bác TSD đã đề cập: vị trí dấu sắc trên chữ Ô trong “QUỐC TRƯỞNG” và dấu nặng trong “ĐẠI”. Ngoài ra, chữ Ả trong "BẢO" cũng có vẻ đúng chính tả hơn, vì trong hình của bác TTT, chữ này viết thành BẨO (?).

Bốn chữ 保大國長 (Bảo Đại Quốc trưởng) viết theo lối triện thì có vẻ như nhau.

The smaller dragon
10-10-2012, 11:05
Thật khó mà có thể xác định thật giả khi chúng ta không có vật phẩm trong tay với mẫu con dấu và mẫu chữ ký thật. Tuy nhiên, quan sát bốn mẫu dấu và chữ ký, có thể thấy mẫu thứ tư mầu đen, bên phải và ở dưới, thì chữ ký rât "dại" và "ngập ngừng," mà con dấu lại có nét chữ Hán không giống như ba mẫu kia.

Cho nên, có thể nói mẫu thư tư thì cả hai, chữ ký và con dấu, đều giả. Nguyên con dấu mầu đen cũng là trái với thể thức rồi! Kẻ làm giả đã không biết được rằng, ngày xưa, đã là vua thì phải có "châu ấn," "châu điểm," hay "châu phê!" "Châu" nghĩa là mầu đỏ! Làm gì có "hắc ấn" như thế này?!

ThinhVuongVu
13-10-2012, 08:03
1/ Con dấu quốc trưởng Bảo Đại màu đen , được trích dẫn tại nơi đây

http://i1075.photobucket.com/albums/w439/l_it2007/trienbaodai1950.png
http://belleindochine.free.fr/BaoDai.htm

2/ Con dấu quốc trưởng Bảo Đại mực triện màu đỏ tươi đi kèm với chữ ký của Quốc Trường , được nhà văn Lưu Văn Vịnh (San Jose, California) tặng cho Thư Viện/Bảo Tàng Viện Việt Nam .Đây được xem là một món quà quý ,đang được lưu trữ tại
10872 Westminster Ave , Suites 214 & 215 .Little Saigon , Garden Grove

http://i1075.photobucket.com/albums/w439/l_it2007/dauBAODAImaudo.png

Bảo Đại là vị vua thứ 13 của vương triều nhà Nguyễn ,là ông vua kém nhất về chử Hán , nhưng tinh thông tiếng Pháp và chữ quốc ngữ
Cho nên việc khắc chữ mà để sai dấu thì chúng ta không tường tượng nổi . Biết bao học giả chung quanh vua đi đâu ? Dấu triện đóng xuống văn bản , ai là người duyệt coi và xem lại ? Chẳng lẽ mọi người nhìn không ra những lỗi chính tả quá vụng về ?

The smaller dragon
13-10-2012, 11:53
Tôi từng viết ở trên: “Tôi nhận xét thấy con dấu trên FDC của bác Tụng và của Tem-truyen-thong thì trên mẫu tự "A" trong chữ "BẢO" có một gạch ngang, chữ "ÐAI" không có dấu nặng (.), và dấu sắc (') trong chữ QUỐC-TRƯỞNG" đánh trước dấu mũ (^). Trong khi đó, con dấu trên FDC của nhà sưu tập miền Nam California thì không có gạch ngang trên mẫu tự "A" trong chữ "BẢO," chữ "ÐẠI" có dấu nặng (.) đúng chính tả, và dấu sắc (') trong chữ "QUỐC-TRƯỞNG" đánh sau dấu mũ (^)."

Ðây là nhận xét căn cứ trên hiện vật trước mắt, ai cũng thấy rõ! Tức là trên hai phong bì FDC tem 3đ in chân dung Bảo Ðại của bác Nguyễn Bảo Tụng (đã mất ở California) và nhà sưu tập Nguyễn Hồng Ðiệp (ở Tp HCM) có triện Quốc Trưởng mầu đỏ, thì chữ "ÐẠI" không có dấu nặng.

Viết: “...Cho nên việc khắc chữ mà để sai dấu thì chúng ta không tường tượng nổi. Biết bao học giả chung quanh vua đi đâu?...” là viết theo lý thuyết, với ý là chung quanh một vị vua, bao giờ cũng có đầy những anh tài xuất chúng. Tiếc thay cái nhận định lý thuyết này không đúng trong trường hợp vua Bảo Ðại. Lúc ấy đầu thập niên 1950, Bảo Ðại làm “Quốc Trưởng” thật, nhưng chỉ làm vì. Nói một cách cụ thể và thẳng thừng, Bảo Ðại chỉ làm bù nhìn. Dư luận coi Bảo Ðại là một thứ Tây con, ít ai kính phục nể vì. Ai có thể kể cho tôi nghe tên của một vị “học giả” quanh Bảo Ðại nào?

Tác giả Lưu Văn Vịnh không xa lạ với tôi. Nếu dược sĩ Lưu Văn Vịnh có trao tặng tờ giấy với triện son và chữ ký Bảo Ðại cho Thư Viện Việt Nam (TVVN) thì đây là một cử chỉ qúa đẹp đáng ca tụng. Có dịp xuống Nam California, tôi sẽ đến TVVN để xem tấm thiệp ấy. Nhóm TVVN này cũng không xa lạ với tôi. Chị Ðoàn Thị Liên trong Nhóm Chủ Trương TVVN mới mất tháng 4.2012 vừa rồi, hưởng thọ 87 tuổi. Vậy là Nam California hiện có HAI vật phẩm cùng dấu son đỏ tươi và chữ ký Bảo Ðại.

Thế là cái triện son đã rõ, chỉ còn cái triện đen thì tôi vẫn tin là Bảo Ðại, tuy thuộc loại Tây con, vẫn còn biết và giữ được truyền thống từ Gia Long và từ tất cả các hoàng đế Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn quốc... hàng bao thế kỷ để lại, là châu ấn!

Có ai đánh cá (ngoài Bắc gọi là cược) với tôi không?! Tôi cá là triện đỏ, ai cá triện đen? Tôi thua 10, chỉ ăn 1 thôi nè!

vnmission
13-10-2012, 14:49
Hình do bác TVV giới thiệu màu đen trắng, có lẽ chỉ là một bản sao?

175643

175644

Ba hình màu dường như đều từ một con dấu (hình trên là từ bì thư của bác TTT).

Hình đen trắng chữ Hán viết sai (chỗ bộ "nhân" trong chữ "Bảo" - bác TSD quả tinh mắt!), hình có màu chữ Việt thiếu dấu.

Với Bảo Đại, chữ Hán, Việt đều như bức vách, vậy nên chưa khẳng định được đâu.

The smaller dragon
13-10-2012, 19:21
Ðúng, con dấu mầu đen, theo tôi, chỉ là bản sao, chứ không phải là hình ảnh của dấu thật và chữ ký thật. Tác giả bản văn tiếng Pháp đã lấy mẫu dấu Quốc Trưởng và chữ ký Bảo Ðại từ một bản in đen trắng nào đó.

Trong vấn đề này có hai ngộ nhận. Thứ nhất, là người trích dẫn tài liệu. Thấy tài liệu in mầu nên tưởng rằng hình ảnh mầu gì thì đó là mầu nguyên thủy của hình ảnh nên suy diễn sai. Thứ hai chính là tôi. Khi thấy con dấu mầu đen và chữ ký mầu đen của một vị vua mà không được cho biết xuất xứ nên tôi đã kết luận có yếu tố giả căn cứ vào mầu đen của dấu. Như tôi đã nghi ngờ ngay từ đầu, là con dấu đen và chữ ký Bảo Ðại là giả, nay nhờ hình ảnh phóng đại của Vnmission, tôi còn thấy chữ ký trong mẫu triện đen này chứa đựng một chi tiết của sự giả mạo nữa, ngoài chi tiết chữ Hán khác lạ: nét ký thật cuối cùng của Bảo Ðại trước nay đều đá lên, nhưng chữ ký trong triện đen lại là nét đá xuống.

Ðây chỉ là chuyện bàn luận để chia sẻ, mà không hề có chuyện xác định thật giả một cái gì mà mình chưa cầm nắm trong tay, lại càng không phải là chuyện tranh cãi hay tranh thắng. Tôi chỉ chơi tem, và tôi tin ở thiện chí của mọi người một khi tham gia Diễn Ðàn này.

Cám ơn Vnmission đã sao lại hình ảnh lớn rõ nét, nên ai cũng thấy đâu là sự thật!

ThinhVuongVu
14-10-2012, 08:54
Cám ơn anh vnmission phóng to hình cho diễn đàn dễ xem , hình con dấu Bảo Đại màu đen cũng như 2 vật phẩm anh vnmission dẫn chứng ở trên đầu trang 7 . Tất cả thành viên diễn đàn đếu biết là scan từ một hình trắng đen . Đây là một nhận định cơ bản nhất .

Trên thế giới này chắc không có một ông vua nào , một giám đốc , một cá nhân .....lại đi ký tên và đóng dấu màu đen lên tên mình cả . Hơn nữa TVV đã chỉ ra cả nơi dẫn chứng , không thể ngộ nhận đâu bác ạ !


Mục đích ban đầu TVV thấy trên 4 con triện của quốc trưởng lại là 4 chữ ký khác nhau rõ ràng ( vua chẳng bao giờ trong vài ngày lại đi đổi chữ ký kỳ lạ như thế ) . Ít nhất cũng phải có 2 cái là giả , mong các thành viên cùng tìm tòi các vật tương tự tìm ra cái hư , cái thực mà thôi .
Một kỹ năng sau này có thể phục vụ cho việc sưu tập .



là viết theo lý thuyết, với ý là chung quanh một vị vua, bao giờ cũng có đầy những anh tài xuất chúng. Tiếc thay cái nhận định lý thuyết này không đúng trong trường hợp vua Bảo Ðại.

Trần Trọng Kim http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Tr%E1%BB%8Dng_Kim


Có ai đánh cá (ngoài Bắc gọi là cược) với tôi không?! Tôi cá là triện đỏ, ai cá triện đen? Tôi thua 10, chỉ ăn 1 thôi nè!

Đây là lời đề nghị của Bác đưa ra , TVV sẵn sàng thôi dù chưa bao giờ khẳng định triện nào là thật giả , nhưng vẫn nghiêng về triện hình đen .

The smaller dragon
14-10-2012, 18:24
Năm 1945, học giả Trần Trọng Kim (TTK) làm Thủ Tướng cho Hoàng Ðế Bảo Ðại (BÐ) là đúng vói lịch sử. Nhưng ít ai biết được nhận xét của họ Trần trước khi nhận lời làm việc. Chuyện này do học giả Hoàng Xuân Hãn (HXH) kể lại. Nguyên HXH được Bảo Ðại nhờ tìm người thì HXH tiến cử TTK. Nhưng TTK nói với HXH, tôi không nhớ nguyên văn, đại ý là "...cái lão ấy (chĩ BÐ) chỉ biết ăn chơi, làm được gì...?!" Nhưng khi TTK yết kiến BÐ về, thì kể lại với HXH, đại ý: "Lạ lắm, Ông ta biết nhiều chuyện, người đàng hoàng..." Nên TTK mới nhận lời lập Nội Các chính phủ.

Nhưng đó là chuyện năm 1945, khi Bảo Ðại làm Hoàng Ðế, với ấn vàng Hoàng Ðế Chi Bảo, Bảo Ðại Thần Hàn...

175702
Ấn vàng "Bảo Ðại Thần Hàn" (nặng 15 lạng ta) hiện
còn lưu giữ ở Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam tại Hà Nội


Ðến năm 1951 thì Bảo Ðại đâu còn là Hoàng Ðế nữa?! Năm 1951 thì Bảo Ðại là Quốc Trưởng và TTK không còn ở bên Bảo Ðại. Mà Bảo Ðại cũng không còn ấn vàng nào nữa, nộp hết cho Chính Phủ Lâm Thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945 rồi. Nên mới có hai cái triện đồng khắc chữ trông rất bình dân, hiện nay còn ở Ðà Lạt.

Ðây là sự chia sẻ cuối cùng của tôi về vấn đề này. Chúng ta nên sang mục khác. Cám ơn sự quan tâm của nhiều người về lịch sử cận đại nước nhà và sự chia sẻ của anh ThinhVuongVu.