PDA

View Full Version : 1 phong bì Đông Duơng 1905 đang được rao bán 800 usd


ThinhVuongVu
06-11-2012, 07:35
1 phong bì Đông Duơng 1905 đang được rao bán 800 usd

http://www.ebay.com/itm/French-Indochina-Cover-1905-/221114132669?pt=LH_DefaultDomain_0&hash=item337b6de8bd

http://i1075.photobucket.com/albums/w439/l_it2007/T2eC16VHJF8E9nnC7N5zBQNqupgbTw60_57.jpg

Tại sao chữ Monsieur rất quan trọng lại viết thành Mausieur nhỉ ?? và thông thường chữ Monsieur được viết liền với tên , ít khi xuống hàng như thế này

temhp88
07-11-2012, 18:30
1 phong bì Đông Duơng 1905 đang được rao bán 800 usd


http://www.ebay.com/itm/French-Indochina-Cover-1905-/221114132669?pt=LH_DefaultDomain_0&hash=item337b6de8bd

http://i1075.photobucket.com/albums/w439/l_it2007/T2eC16VHJF8E9nnC7N5zBQNqupgbTw60_57.jpg

Tại sao chữ Monsieur rất quan trọng lại viết thành Mausieur nhỉ ?? và thông thường chữ Monsieur được viết liền với tên , ít khi xuống hàng như thế này

Cảm ơn bác TVV. Đúng là thông thường người ta viết liền với tên người nhận, có lẽ vì kích thước bì thư có hạn, người gửi đã cân nhắc để viết liền tên người nhận - một cách thể hiện sự tôn trọng? Còn về cách viết từ Monsieur, có thể là do kiểu chữ dễ nhầm n thành u đấy ạ.

ThinhVuongVu
08-11-2012, 07:51
Cám ơn bạn temhp88 đã cho ý kiến

Còn về cách viết từ Monsieur, có thể là do kiểu chữ dễ nhầm n thành u đấy ạ.

Chữ viết Monsieur trên mặt phong bì không sai chữ n thành chữ u mà sai chữ o thành chữ a , Monsieur thành Mansieur , đây là một lỗi sai nghiêm trọng dẫn đến nghi ngờ tính xác thực của phong bì

The smaller dragon
08-11-2012, 20:59
Người viết địa chỉ trên phong bì này không viết sai gì cả. Họ viết một cách trân trọng vì viết gửi Phó Thống Ðốc Nam Kỳ. Ðến danh xưng bằng Pháp ngữ của Phó Thống Ðốc cũng phải hỏi ý người khác, và có thể do người ấy viết vào. Chỉ có người ngày nay không quen nhìn cách viết của người xưa mới thấy khác, và tưởng người xưa viết sai chính tả. Rồi suy đoán quá xa.

Phong bì thật 100%. Giá đắt vì liên hệ đến một V.I.P. Ai thích thì mua, thế thôi!

Dung Tran
05-12-2012, 10:13
Cám ơn bạn temhp88 đã cho ý kiến



Chữ viết Monsieur trên mặt phong bì không sai chữ n thành chữ u mà sai chữ o thành chữ a , Monsieur thành Mansieur , đây là một lỗi sai nghiêm trọng dẫn đến nghi ngờ tính xác thực của phong bì



Không thể đặt suy nghĩ của thời này vào hoàn cảnh lịch sử lúc trước được. Mặt khác, cách viết chữ thời xưa cũng khác.
Bì thư này thật 100%, nhìn cách 3 m cũng đã rõ.

=))=))=))=))=))

HanParis
01-05-2013, 07:56
http://i1075.photobucket.com/albums/w439/l_it2007/T2eC16VHJF8E9nnC7N5zBQNqupgbTw60_57.jpg

Tại sao chữ Monsieur rất quan trọng lại viết thành Mausieur nhỉ ?? và thông thường chữ Monsieur được viết liền với tên , ít khi xuống hàng như thế này

Chữ Monsieur (có nghĩa là ông) trong tiếng Pháp đáng lẽ phải đọc là mông xừ nhưng người Pháp lại phát âm là Mơ Xừ (cái này là một trong nhiều rắc rối của Văn Phạm Tiếng Pháp.) Có khi họ đọc quá nhanh quá thì chỉ nghe được tiếng xừ thui :D. Chữ đó phải đặt trước tên người (nom propre) và viết liền không xuống hàng vì thiếu chỗ đó thui. Và cụm Quan Phó Soái là chức vụ quan trọng phải viết to như thế. Monsieur có thể viết tắt là M. hay Mr nhưng như thế thì hơi vô phép, ngay cả ngày nay. Theo thiển ý họ viết sai có lẻ vì viết nhanh quá! Hay là ông này bắt chước chữ viết của BS, viết như cua bò, chữ 'o' mà như chữa 'a' vậy. Nhưng về mặt từ vựng thì đúng là Monsieur chớ không phải là Mausieur (không tin bạn tra Google thì biết ngay). Nhưng cũng như tem, một tài liệu cũ xưa, bị lỗi cũng đáng ST lắm, cho nên người ta mới đem bán trên eBay.

ThinhVuongVu
04-05-2013, 09:27
Nhưng về mặt từ vựng thì đúng là Monsieur chớ không phải là Mausieur (không tin bạn tra Google thì biết ngay).

Cám ơn anh HanParis đã có ý kiến

Không thể đặt suy nghĩ của thời này vào hoàn cảnh lịch sử lúc trước được. Mặt khác, cách viết chữ thời xưa cũng khác.
Bì thư này thật 100%, nhìn cách 3 m cũng đã rõ.=))=))=))=))=))

Thật ra những chữ viết quan trọng và thường dùng trong văn tự không thay đổi theo thời gian
Thí dụ : từ tiếng Việt : CHA MẸ

từ tiếng Pháp : PÈRE ,MÈRE , MAMAN ..trong tiếng Pháp vài trăm năm nữa cũng sẽ không thay đổi khi dùng trong văn tự trang trọng . Nên chữ này cho rằng xưa viết là đúng , nay viết thế này , chúng ta phải xét lại .

Ngoài ra trên phong bì này còn nhiều điểm khiến ta nghi ngờ :

Giá cước nội hạt Mỹ Tho - Saigon 15 cent có hợp lý không ?

Đây là 1 thư gửi từ Saigon đi Pháp + Bảo đảm = cước 40 cent
( thư bảo đảm đắt gấp 4, 5 lần thư thường nếu gửi đi nước ngoài càng đắt hơn )

http://i1151.photobucket.com/albums/o639/thinhvuongvu/BD_zpsd5fe307c.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/thinhvuongvu/media/BD_zpsd5fe307c.jpg.html)

Thêm 1 phong bì từ VN gửi đi Pháp với con dấu Mỹ Tho rõ rệt

http://i1151.photobucket.com/albums/o639/thinhvuongvu/indo101_zps0a3ada35.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/thinhvuongvu/media/indo101_zps0a3ada35.jpg.html)

Quan sát hình phóng lớn chữ O viết sai thành chữ A được viết nắn nót , chứ không phải viết tháu .

http://i1151.photobucket.com/albums/o639/thinhvuongvu/mausieur_zps0b31c38c.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/thinhvuongvu/media/mausieur_zps0b31c38c.jpg.html)

2 màu mực viết cùng một thời điểm , nhưng khi bạc màu chỉ 1 màu đen

Khi một người dân thường hay thuộc cấp viết thư cho người cấp trên , không ai viết 2 màu mực để tỏ sự tôn trọng và nhất là không ghi tên người gửi lại càng bất kính hơn nữa

Tại sao dòng chữ đen khi viết không bị lem , dòng chữ mực tím bị lem .
Có thể ngày xưa giấy làm chủ yếu là rơm rạ . Giấy còn mới chưa bị bở , khi viết mực không lem .Phong bì để hàng chục năm sau đã hút ẩm , nên khi viết mực bị lem ra nhiều

http://i1151.photobucket.com/albums/o639/thinhvuongvu/mausieurrrr_zps00913c70.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/thinhvuongvu/media/mausieurrrr_zps00913c70.jpg.html)

Nói chung phong bì này gốc tích là thật , nhưng với những bàn tay có kinh nghiêm đã được ngụy tạo rất tài tình làm cho chúng ta phải lưỡng lự
Nên với một vật phẩm khi có vấn đề nghi ngờ , cách hay nhất chúng ta chỉ tìm đường tránh .

BoZoo
04-05-2013, 19:40
Giai đoạn từ 1889 tới 1910, giá cả, tiền tệ và tem thư bưu chính ở Đông Dương rất ổn định (có lẽ đây là thời kỳ Hoàng kim của chính phủ bảo hộ?). Giá một bì thư thường nội địa Đông Dương 10c, gửi đi Pháp và các nước 15c-25c tùy theo trọng lượng, nếu là bảo đảm 40c. Lúc này chưa có thư hàng không cho đến 1929.


184559 184576
Thư thường từ Bắc Ninh - HN năm 1907 và thư Sài Gòn-Madura (Ấn Độ) 1905/ Hình Ebay


Về bì thư trên, ta tạm gác vấn đề giá cước phí, mà nhìn theo góc độ tư duy logic:

1- Ông Phó thống đốc Sài Gòn sẽ không bao giờ nhận trực tiếp thư từ một người dân thường. Nếu có kêu oan hay vấn đề gì thì sẽ có một bộ phận hỗ trợ, sau đó mới gửi tới ông ta để ông ta xem và duyệt. Bình thường, ông ta không thể có thời gian đọc từng lá thư trực tiếp như vậy.

2- Giả thiết nữa, nếu một người dân thường gửi một lá thư từ Mỹ Tho, chỉ đề mỗi tên ông thống đốc thì liệu nó có được coi là một bức thư đúng nghĩa hay không?

3- Nếu người gửi là hàng ngũ những người thân cận, quan chức mà gửi cho ông ta, thì chắc chắn sẽ là những người có học thức rất cao. Những người đó sẽ không bao giờ viết một lá thư như vậy.