PDA

View Full Version : Không tiếp người Nhật người Phi người Việt và chó!


The smaller dragon
25-02-2013, 11:09
Tôi vừa nhận được thông tin sau đây, xin gửi vào Diễn Ðàn để chia sẻ với anh chị em với sự dè dặt thường lệ.


"Không tiếp người Nhật - Phi - Việt Nam và chó"

Cửa tiệm ăn có tên là Beijing Snacks, gần lâu đài của Thái tử Gong, khu vực hồ Houhai, nằm phía nam của Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, một khu vực rất đông du khách đến thăm viếng, có bảng hiệu bằng hai ngôn ngữ Hán và Anh văn: “This store does not receive The Japanse The Philippines The Vietnamese And Dog.” Cô Rose Tang, tác giả những bức ảnh này là người Mỹ gốc Hoa đang sinh sống tại New York. Bức ảnh được chụp vào ngày 21/2/2013 trong khi cô đang công tác tại Bắc Kinh. Cô chia sẻ thêm trên facebook cá nhân: "Dĩ nhi ên bạn có thể chia sẻ nó, xin vui lòng chia sẻ nó với mọi người càng nhiều càng tốt, tôi hy vọng các phương tiện truyền thông và áp lực từ công chúng sẽ dạy cho những người này một bài học...”

Nguyên văn

"Racism with a nationalist twist. This sign is on the front door of a restaurant named "Beijing Snacks" or "百年卤煮" near Prince Gong's Mansions (恭王府) at Houhai Lake, a popular tourist spot just to the north of the Forbidden City in Beijing. I took this photo on February 22, 2013. Photo by Rose Tang. Copyright©Rose Tang. — at Houhai. Of course you can share it, please share it with as many people as possible, I'm hoping pressure from the public and media will teach these guys a lesson..."

180893

180894

Nguồn ảnh: FB Rose Tang

manh thuong
25-02-2013, 13:04
Tui không chơi tem bưu chính của tàu và những thứ tương tự ... phân chó

vnmission
28-02-2013, 23:15
Một bài viết hay liên quan chủ đề này:

http://tuoitre.vn/the-gioi/535606/nha-hang-bac-kinh-ky-thi-nguoi-nhat-philippines-va-viet.html

181038
(Hình ảnh từng một thời khá phổ biến)

Cập nhật: theo AFP, chủ quán tàu đã phải dỡ bỏ tấm biển trên.

VAPUTIN
01-03-2013, 10:04
Không nên vơ đũa cả nắm và cũng không nên lấy oán báo oán.

Biby
06-03-2013, 20:45
Đồng cảm với manh thuong, tôi xin chia sẻ.

Bài bình luận rất hay:

Vẫn là chủ đề trên; Có một anh chàng người Pháp, du lịch Trung Quốc. Anh ta, sau khi đọc tấm biển đó, lấy làm thắc mắc. Hỏi ra mới biết là vì tình hình này nọ là như thế, nhưng tại sao lại có cả chó trong đó?
Cuối cùng anh ta phát biểu một tràng bằng tiếng Ăng Lê như sau:
"This shop does not receive the Japanese, the Vietnamese, the Philippines and dogs!"
Everyone knows that China have disputes with Japan, the Philippines and Vietnam on the islands. That is the reason why Chinese hate them but I can not understand what is disputes between Chinese and dogs? I know dogs can eat shit, is this the reason???!!!...

Tạm dịch:

"Bổn tiệm không phục vụ khách Nhật, Philipine, Việt Nam và chó"
Ai cũng biết Trung Quốc có tranh chấp đảo với Nhật, Philipines và Việt Nam.
Vì thế Trung Quốc ghét họ, nhưng tôi không hiểu được tại sao lại có tranh chấp giữa chó với Trung Quốc? Tôi biết là chó ăn cứt, có phải đó là lý do không?

Angkor
06-03-2013, 22:00
AFP trích lời bình của độc giả Sỹ Văn trên tờ Tuổi Trẻ : « Đó không phải là yêu nước mà là cực đoan ngu xuẩn ». Còn trang Facebook viết bằng tiếng Việt của Andrea Wanderer cho rằng chủ nhà hàng trên đã bị chính quyền Trung Quốc tẩy não.

Tại Philippines, sự kiện này đã được tiếp nhận một cách vừa giận dữ vừa châm biếm. Nhà báo Veronica Garcia tố cáo trên Twitter, được nhiều người đưa lại, về vụ « Kỳ thị khủng khiếp tại một nhà hàng Bắc Kinh ». Ở Facebook, Rey Garcia nêu lời bình trên một trang mạng : « Ai thèm quan tâm, họ hầu như xơi đủ mọi thứ, thậm chí cả phôi thai và móng tay ! ».

Hãng tin Pháp nhắc lại, Việt Nam và Philippines là hai nước đang bị Trung Quốc yêu sách chủ quyền trên các hòn đảo tại Biển Đông, còn với Nhật Bản thì tại biển Hoa Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, ông Raul Hernandez hôm nay nói với các phóng viên tại Manila rằng thái độ của nhà hàng Bắc Kinh trên chỉ là « một cách nhìn của cá nhân » về tranh chấp chủ quyền trên biển.

AFP nhận xét, tấm bảng hiệu kể trên đặc biệt mang tính khiêu khích, vì nhắc lại thời kỳ Anh quốc đô hộ một số lãnh thổ của Trung Quốc, các cơ sở của người Anh đã cấm người Hoa vào như hình ảnh mà anh Vnmission đã cho thấy ở trên.

Chính quyền Trung quốc đã tuyên truyền rộng rãi về tấm bảng đề « Cấm chó và người Trung Quốc » được cho là treo tại một công viên ở Thượng Hải. « Truyền thuyết » này đã được Lý Tiểu Long đưa vào bộ phim « Tinh Võ Môn » năm 1972. Tuy nhiên nhiều nhà sử học của Trung quốc lại tự khẳng định tấm bảng ấy không hề hiện diện.

Hãng tin Pháp cho biết, hôm nay tấm bảng gây tranh cãi vẫn được treo trước nhà hàng trên. Chủ nhà hàng chỉ cho biết họ là Vương, nói với AFP : « Không có viên chức nào liên hệ với tôi về việc này cả. Đó là quan điểm của tôi mà thôi ».

Poetry
07-03-2013, 13:09
Mời bà con đọc bài viết hay có liên quan đến sự việc nói trên:

Công viên Hoàng Phố, tập 2!


TT - Việc chủ nhà hàng Bách Niên Lỗ Chử ở Bắc Kinh (Trung Quốc) treo tấm biển “Cửa hiệu này không tiếp người Nhật, Philippines, Việt Nam và chó” chính là “tập 2” của câu chuyện “công viên Hoàng Phố” (tên của một quận trung tâm thành phố Thượng Hải) ngày xưa.

Số là vào nửa sau thế kỷ 19, từ sau khi xây dựng các công viên ở Thượng Hải, hội đồng thành phố này, vốn trong tay thực dân Âu - Mỹ, đã cho treo ở cổng công viên tấm bảng nội quy 10 điều, đáng chú ý ở hai điều sau: “1/Các công viên này dành cho cộng đồng người ngoại quốc - ... 4/Chó và xe đạp không được chấp nhận...”. Dư luận truyền khẩu tóm tắt còn mỗi một điều, đó là: “Chó và người Trung Quốc không được chấp nhận”. Mãi đến tháng 6-1928 tấm bảng này mới được gỡ bỏ.

Sau này, khi giở lại vấn đề trên, các học giả Âu - Mỹ như sử gia John K. Fairbank trong khảo cứu “Cuộc đại cách mạng Trung Hoa” (1986) hoặc Robert A. Bickers và Jeffrey N. Wasserstrom trên chuyên san The China Quarterly, 6-1995... đều quả quyết rằng không hề có một tấm bảng xúc phạm trực tiếp như vậy. Trong khi đó, người Trung Quốc vẫn nhất định cho là đã có tấm biển mạ lỵ dân tộc mình, đến nỗi!

Câu chuyện “cấm chó” không dừng ở năm 1928 với đối tượng căm hờn là thực dân Anh - Mỹ. Năm 1972, Lý Tiểu Long trong phim Tinh võ môn đã đưa câu chuyện truyền khẩu về sự thóa mạ này vào trong phim, đã cho treo tấm bảng lăng mạ trên trước cổng một võ đường của quân Nhật. Lý Tiểu Long, trong vai Trần Chân, đã tung cước đá văng tấm bảng đó trước sự thất thần của các võ sĩ Nhật (khán giả vỗ tay reo hò...).

Sở dĩ câu chuyện truyền khẩu về tấm bảng được cho là mạ lỵ kia được lái từ thực dân Âu - Mỹ sang phát xít Nhật là do từ năm 1932, người Nhật thôn tính Mãn Châu và thành lập Mãn Châu quốc trước mũi chính phủ Tưởng Giới Thạch, mở màn cho việc thôn tính Trung Quốc sau đó. Câu chuyện của Lý Tiểu Long dừng lại ở đó.

Ngày nay, câu chuyện “tấm bảng công viên Hoàng Phố” tập 2 được viết lại theo hướng khác, cũng dựa vào lịch sử. Số là đầu năm 1932, lần đầu tiên Nhật tung máy bay từ hai hàng không mẫu hạm Hosho và Kaga không kích Thượng Hải...

Mối thù bất cộng đới thiên với quân Nhật từ đó cứ thế mà tăng cùng nỗi thèm khát được làm chủ một hàng không mẫu hạm như Nhật Bản cứ theo năm tháng.

Mãi đến 80 năm sau vụ hai chiếc Hosho và Kaga tấn kích Thượng Hải, nhờ vào sự “phát triển hòa bình” (theo cách gọi của Trung Quốc) mà Trung Quốc nay trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, và hải quân Trung Quốc đã có được chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của mình, cho dù đó là một “đống sắt vụn” mua lại của thiên hạ với giá 20 triệu USD, cải tạo, đặt tên là hàng không mẫu hạm Liêu Ninh.

Năm ngoái, Liêu Ninh chính thức gióng trống mở cờ ra khơi, cùng lúc với việc Trung Quốc quyết liệt mở ra những vụ giành giật trên biển lãnh thổ của Nhật Bản, Philippines và VN, trong một khí thế sục sôi khát vọng phục hận những vụ như vụ Thượng Hải 1932, đúng như tinh thần phục hận vốn là thuộc tính của các phim, truyện mang màu sắc kung fu và sôi sục khát vọng thôn tính thiên hạ...

Trong bầu không khí ầm ĩ tiếng trống trận thúc giục trên các phương tiện truyền thông cổ vũ một sự trồi lên bằng tàu hải quân, hải giám và ngư chính, việc một chủ quán ăn có trưng tấm bảng “không tiếp người Nhật, Philippines, Việt Nam và chó” chính là một biểu hiện của ý muốn “viết lại” câu chuyện “công viên Hoàng Phố” cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 trong chiều hướng ngược lại.

Tấm bảng đã được treo lên và ở đó suốt mấy tháng, vô số người qua lại đã đọc và tán thưởng bằng cách bước vào để chứng tỏ không là cẩu tặc! Nay, có miễn cưỡng gỡ tấm bảng đó đi song ý đồ và giấc mộng “Hoàng Phố” tập 2 đó vẫn còn, không chỉ nơi mỗi ông chủ quán Bách Niên Lỗ Chử!

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/536223/cong-vien-hoang-pho-tap-2!.html (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/536223/cong-vien-hoang-pho-tap-2%21.html)