PDA

View Full Version : Lịch sử Việt Nam chống quân xâm lược phương Bắc


Poetry
25-02-2013, 17:39
1. Thời Hồng Bàng

1.1. Chống giặc Ân (1718 - 1631 TCN)

Cuộc chiến chống quân xâm lược phương Bắc đầu tiên của Việt Nam diễn ra vào thời Hùng Vương thứ 6 của Việt Nam và thời nhà Ân của Trung Quốc. Cuộc chiến này gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng. Cuộc chiến kết thúc với sự thất bại của quân đội nhà Ân.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng quân Ân không phải là nhà Ân (Thương) mà là một bộ tộc man di ở nam Trung Quốc.

http://www.vietstamp.net.vn/data/2009/09/11/20424992_Product_3826.jpg http://www.vietstamp.net.vn/data/2009/09/12/12532413_Product_3875.jpg

Poetry
26-02-2013, 08:00
1. Thời Hồng Bàng

1.2. Chống giặc Tần


Sau khi tiêu diệt 6 nước Sơn Đông, thống nhất Trung Quốc và lên ngôi hoàng đế, Tần Thủy Hoàng tiếp tục ý định mở rộng lãnh thổ về phía nam. Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư mang 50 vạn quân tiếp tục đánh chiếm những vùng đất phía nam. Cuộc chiến kết thúc năm 208 TCN và “kéo dài 10 năm”, xác định rằng thời điểm Tần Thủy Hoàng phát binh đánh Bách Việt khoảng năm 218 - 217 TCN.

Cuộc chiến chống Tần của người Bách Việt kéo dài trong khoảng 10 năm, trong đó người Âu Việt đụng độ quân Tần trong khoảng 6 năm (từ năm 214 TCN). Các tộc người Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt… đã bị chinh phục nhưng người Âu Việt đã chiến thắng. Bước nam tiến của nhà Tần bị chặn lại sau thiệt hại nặng trong cuộc đụng độ này cùng cái chết của tướng Đồ Thư. Theo các sử gia Việt Nam hiện đại, gần như cùng thời điểm đó, sau cuộc chiến chống Tần thắng lợi, thủ lĩnh người Việt là Thục Phán (An Dương Vương) đã thay thế Hùng Vương của nước Văn Lang, thống nhất Âu Việt và Lạc Việt, thành lập nước Âu Lạc vào khoảng năm 207 TCN.

Cuộc chiến này gắn liền với nhiều truyền thuyết, đáng nhớ nhất là truyền thuyết về nỏ thần của An Dương Vương.

180952

asahi
26-02-2013, 13:38
1. Thời Hồng Bàng

1.2. Chống giặc Tần


Sau khi tiêu diệt 6 nước Sơn Đông, thống nhất Trung Quốc và lên ngôi hoàng đế, Tần Thủy Hoàng tiếp tục ý định mở rộng lãnh thổ về phía nam. Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư mang [SIZE="3"]50 vạn quân tiếp tục đánh chiếm những vùng đất phía nam. Cuộc chiến kết thúc năm 208 TCN và “kéo dài 10 năm”, xác định rằng thời điểm Tần Thủy Hoàng phát binh đánh Bách Việt khoảng năm 218 - 217 TCN.


Không biết số liệu thời đó, mà nhà Tần đã đem 50 vạn quân qua đánh 1 nước Việt nhỏ bé, trong khi dân số của các bộ lạc người Việt rất ít.
Thời Quang Trung - Nguyễn Huệ cách nhà Tần gần 2000 năm, đánh giặc Thanh cũng mới đánh 20 vạn quân Thanh. Thì con số 50 vạn quân Tần có vẻ hơi quá.

Poetry
27-02-2013, 09:49
2. Thời Bắc thuộc

2.1. Chống giặc Hán (42-43)

Năm 40 công nguyên, sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, phần đất thuộc bộ Giao Chỉ (gồm 4 quận Hợp Phố tức Quảng Đông, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam) tách ra khỏi lãnh thổ nhà Đông Hán, trở thành một vùng đất độc lập. Trưng Trắc và Trưng Nhị lấy đất Mê Linh làm kinh đô, phong chức tước cho những người cùng tham gia khởi nghĩa. Chính quyền của Hai Bà Trưng tuy còn sơ khai nhưng cũng đã là một nhà nước độc lập, tự chủ.

Tới năm 42 công nguyên, nhà Hán đã đưa quân do Mã Viện cầm đầu sang đánh nước Việt, chính quyền của Hai Bà Trưng bị thất bại, người Việt lại tiếp tục bị Trung Quốc đô hộ.

Đại Nam quốc sử diễn ca đã có đoạn kể về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng như sau:

Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.

http://www.vietstamp.net.vn/data/2009/04/02/12424584_Product_1720.jpg http://www.vietstamp.net.vn/data/2009/09/14/12353840_Product_4021.jpg http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=6789&d=1211465086

Poetry
28-02-2013, 10:06
2. Thời Bắc thuộc

2.2. Chống giặc Đông Ngô (248)

Năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân gian khổ sở, Bà Triệu Thị Trinh bèn bàn với anh là Triệu Quốc Đạt việc khởi binh chống lại.

Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em Bà Triệu dẫn quân đánh chiếm quận lỵ Tư Phố nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân, đứng đầu là Tiết Kính Hàn. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.

Được tin cuộc khởi nghĩa lan nhanh, vua Ngô là Tôn Quyền liền phái tướng Lục Dận (cháu của Lục Tốn), sang làm thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu úy, đem theo 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đến nơi, tướng Lục Dận liền dùng của cải mua chuộc một số lãnh tụ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân.

Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền. Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.

Bà Triệu chống đỡ với quân Đông Ngô được năm sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng. Nước Việt lại bị nhà Đông Ngô đô hộ cho đến 265.

Bà Triệu đã để lại câu nói nổi tiếng, thể hiện khí phách anh thư nữ kiệt và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!".

http://www.vietstamp.net.vn/data/2008/10/20/11125000_Product_1533.jpg

181024

181023

Poetry
01-03-2013, 09:50
2. Thời Bắc thuộc

2.3. Chống giặc Lương (541-550)

Năm 541, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa, đã đánh đuổi được thứ sử Tiêu Tư nhà Lương, sau 3 lần đánh bại quân Lương những năm kế tiếp, Lý Bí tự xưng đế tức là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân vào năm 544. Đến năm Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế bị thua trận, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục. Sau khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục đánh đuổi được quân Lương vào năm 550, bảo vệ được nước Vạn Xuân. Ông tự xưng là Triệu Việt Vương, đến năm 571 một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 30 năm đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602.

181049
Lý Bí và Triệu Quang Phục

181050
Tranh vẽ Triệu Quang Phục theo lối fantasy art với hình ảnh một Xà Vương theo phò giúp ông (đầm Dạ Trạch có nhiều rắn là một yếu tố gây trở ngại cho các cuộc tấn công của giặc).

Poetry
04-03-2013, 12:10
2. Thời Bắc thuộc

2.4. Chống giặc Đường (541-550)


Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời vua Đường Huyền Tông ở Trung Hoa, tức năm Quý Sửu (713). Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) đã giải phóng toàn bộ đất nước và giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713 - 722).

Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-779), chưa rõ đích xác vào năm nào, nhân lòng căm phẫn của người dân, lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình (Hà Nội) nổi loạn, Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ.

Cuối thế kỷ 9, chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu nghiêm trọng. Nạn cát cứ của quân phiệt địa phương ngày càng ác liệt. Khởi nghĩa Hoàng Sào (874-884) đã làm triều đình nhà Đường rung chuyển. Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên, được dân chúng ủng hộ, đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Đại La (Tống Bình cũ - Hà Nội), tự xưng là Tiết độ sứ.

181109
Tranh vẽ Mai Thúc Loan theo lối fantasy art. Y phục của ông theo y phục của người Tây Nguyên. Ông mạng Thủy nên dùng màu đen và cỡi trên lưng con Huyền Vũ. Gợi ý niệm về Kinh Dịch / Ngũ Hành mà theo một số học giả ngày nay phát hiện cũng có phần khởi xuất từ Việt nam.

181110
Phùng Hưng đánh hổ dữ cứu dân.

181111
Hai anh em nhà họ Khúc là Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo được xem có công trong việc cải cách hành chính và đặt cơ sở cho nền độc lập sau này. Y phục của 2 ông vẽ theo tượng tại đền thờ.

Angkor
05-03-2013, 17:32
Lịch sử về con người và thế sự của Trung Quốc được cả thế giới biết đến qua những tập film hùng hồn! Dẫu cho trong đó cũng có những giai đoạn làm ''làm tỳ kiếp người''.
Thực tế đã cho thấy, 30 năm người Nhật Bản đã đối đãi với dân tộc này là thể nào...
Tuy nhiên, người Trung Quốc luôn tìm cách để tự trao chuốc, tưng bóc cái bản ngã của họ, nuôi dưỡng lòng căm thù lên người Nhật Bản đến độ...không muốn đội trời chung!

Thời gian gần đây, film Hàn Quốc về lịch sử tốt đẹp của họ cũng được đánh giá cao.

Còn Việt Nam ta thì sao?
Trãi qua rất nhiều giai đoạn bị Trung Quốc đô hộ, và dân tộc Việt Nam cũng từng bị người Trung Quốc đối đãi đến... cực độc, độc như rắn như rít!
Đây là những bối cảnh khá rõ để được dựng thành film về lịch sử của Việt Nam một cách chính nghĩa.

Nhưng dường như Việt Nam chưa thể làm được điều đó: phải chăng do còn yếu kém hay là sợ ???

Poetry
05-03-2013, 22:23
3. Thời kỳ độc lập tự chủ (905-1407)

3.1. Chống giặc Nam Hán


Thời kỳ này gắn liền với trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền. Trước sức chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối, và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1.000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc.

Sau chiến thắng vang dội này, vị danh tướng Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.

http://www.vietstamp.net.vn/data/2008/07/24/01111290_Product_758.jpg

Poetry
15-04-2013, 14:42
3. Thời kỳ độc lập tự chủ (905-1407)

3.2. Chống giặc Tống lần thứ nhất (981)



Chiến tranh Tống-Việt năm 981 là một cuộc chiến tranh giữa Đại Tống thời Tống Thái Tông và Đại Cồ Việt thời Lê Đại Hành diễn ra từ tháng 1 đến tháng 4 năm 981 trên lãnh thổ Đại Cồ Việt. Kết quả, quân và dân Đại Cồ Việt đã đánh bại quân đội Đại Tống. Sau cuộc chiến này, năm 986, hoàng đế Đại Tống chấp nhận nhà Tiền Lê và ban chế phong cho Lê Đại Hành.

183677
Hình vẽ Lê Đại Hành - Lê Hoàn theo lối fantasy art. Ông từng trông giữ thập đạo quân (Thập đạo Tướng quân) dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng. Tranh thể hiện ông với đoàn hùng binh, phía trên có rồng hiện ra tượng cho sự trỗi dậy của một Đại Cồ Việt. Các cờ hiệu lấy từ các linh vật được tạo ra trong khu đền thờ thời tiền Lê và tiền Lý.

asahi
15-04-2013, 19:10
3. Thời kỳ độc lập tự chủ (905-1407)

3.2. Chống giặc Tống lần thứ nhất (981)



[/SIZE]

Triều đài nhà Tống (cả Bắc Tống & Nam Tống) được sử sách Trung Hoa đánh giá là triều đại phong kiến yếu nhất về quân sự trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.

Có thể nói rằng trong giai đoạn này đã nổi lên những đế quốc hùng mạnh như nhà Tây Hạ, nhà Kim, nhà Khiết Đan (Liêu) và đặc biệt là Đế Quốc Mông Cổ nên triều đài nhà Tống yếu là điều đương nhiên.
Nhưng cơ bản do nhà Tống yếu nên những quốc gia man di ở phương bắc mới có thể trỗi dậy để đanh xuống phương nam

Poetry
16-04-2013, 20:53
3. Thời kỳ độc lập tự chủ (905-1407)

3.3. Chống giặc Tống lần thứ hai (1075-1077)


Chiến tranh Tống - Việt, 1075-1077 là tên gọi cuộc chiến tranh giữa nhà Lý nước Đại Việt và nhà Tống của Trung Quốc vào cuối thế kỷ 11. Giai đoạn đầu, tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh sang đất Tống trong chiến dịch 1075-1076. Giai đoạn sau, quân Lý rút về phòng thủ chống lại cuộc nam tiến của đại quân Tống trong năm 1076-1077 và cuối cùng đẩy lui được quân Tống ra khỏi lãnh thổ Đại Việt.

183686
Hình ảnh oai hùng của Lý Thường Kiệt với bài Thơ Thần nổi tiếng, được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Poetry
25-03-2014, 13:30
3. Thời kỳ độc lập tự chủ (905-1407)

3.4. Chống giặc Nguyên Mông (1258-1288)

Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt hay Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông (tên gọi ở Việt Nam) của một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới thời các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ. Tuy thời gian của cuộc kháng chiến bắt đầu từ năm 1258 đến năm 1288, nhưng thời gian chiến sự chính thức chỉ tổng cộng bao gồm khoảng gần 9 tháng, chia làm 3 đợt. Trước, giữa và sau các đợt chiến sự là thời gian tiến hành tích cực các hoạt động ngoại giao. Kết quả, Đại Việt bảo vệ được nền độc lập của mình, nhưng trên danh nghĩa phải chịu làm một xứ phụ thuộc vào đế quốc Mông Cổ. Thắng lợi quân sự của phía Đại Việt gắn liền với tên tuổi của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Lịch sử Việt Nam xem cuộc kháng chiến này là một trong những trang sử hào hùng nhất của mình.

http://www.vietstamp.net/data/2009/09/07/13364601_Product_3440.jpg http://www.vietstamp.net/data/2009/09/07/13401685_Product_3441.jpg
Bộ tem "Kỷ niệm 700 năm chiến thắng giặc Nguyên (1288 - 1988) (http://www.vietstamp.net/vn/tem-viet-nam/tem-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam/1988/ky-niem-700-nam-chien-thang-giac-nguyen-1288-1988/)", phát hành ngày 09-04-1988.

http://www.vietstamp.net/data/2009/04/01/21490763_Product_1697.jpg
Bộ tem "Trần Hưng Đạo (1253 - 1300) (http://www.vietstamp.net/vn/tem-viet-nam/tem-viet-nam-dan-chu-cong-hoa/1958/tran-hung-dao-1253-1300/)", phát hành ngày 02-10-1958.

http://www.vietstamp.net/data/2008/06/01/17430481_Product_395.jpg
Bộ tem "Kỷ niệm 700 năm ngày mất Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - 20-8 Canh Tý (1300) (http://www.vietstamp.net/vn/tem-viet-nam/tem-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam/2000/ky-niem-700-nam-ngay-mat-hung-dao-vuong-tran-quoc-tuan-208-canh-ty-1300/)", phát hành ngày 15-09-2000.

http://www.vietstamp.net/data/2009/09/07/13540058_Product_3443.jpg
Mẫu tem "Bến Rừng sông Bạch Đằng (Hải Phòng)" trong bộ tem "Du lịch (http://www.vietstamp.net/vn/tem-viet-nam/tem-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam/1988/du-lich/)", phát hành ngày 20-04-1988.

VAPUTIN
26-03-2014, 22:20
3. Thời kỳ độc lập tự chủ (905-1407)

3.3. Chống giặc Tống lần thứ hai (1075-1077)


Chiến tranh Tống - Việt, 1075-1077 là tên gọi cuộc chiến tranh giữa nhà Lý nước Đại Việt và nhà Tống của Trung Quốc vào cuối thế kỷ 11. Giai đoạn đầu, tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh sang đất Tống trong chiến dịch 1075-1076. Giai đoạn sau, quân Lý rút về phòng thủ chống lại cuộc nam tiến của đại quân Tống trong năm 1076-1077 và cuối cùng đẩy lui được quân Tống ra khỏi lãnh thổ Đại Việt.

183686
Hình ảnh oai hùng của Lý Thường Kiệt với bài Thơ Thần nổi tiếng, được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.


Lý Thường Kiệt râu ria rậm rạp quá

MeTemViet
26-03-2014, 22:38
Lý Thường Kiệt râu ria rậm rạp quá

Bác Va vui tính quá! :))

VAPUTIN
27-03-2014, 20:45
Bác Va vui tính quá! :))

Như Va từng nhận xét trong một topic khác, Lý Quốc Công nguyên là một thái giám thì không thể có râu ria như thế.

HanParis
27-03-2014, 22:32
Bác Va vui tính quá! :))

Thật ra bác Va nói tắt thui, tem Lý Thường Kiệt có liên quan đến bì thư R đó! Cái gọi là vầng R. Lý tiên sinh vì việc nước đang thời kỳ Rối Ren nên Rầu Rĩ Râu Ria Ra Rậm Rạp, Rờ Râu Râu Rụn Rờ Rún, Rún Run Rinh. :))