PDA

View Full Version : Giới chơi tem thời VNCH


The smaller dragon
08-04-2013, 00:37
Giới chơi tem thời VNCH

Tình cờ tôi mới biết Bozoo muốn hỏi về một người chơi tem tên Hua Chay thời VNCH. Tôi trả lời chậm vì hôm nay mới biết câu hỏi. Nhân đây tôi chia sẻ vài nét về giới chơi tem thời VNCH.

Nói chung thì dân chơi tem thời VNCH rất nhiều trong số học sinh trung học và các Hướng Ðạo Sinh trong phong trào HÐVN, vì thế hỏi chi tiết về một dân chơi chưa từng đóng góp cụ thể gì vào phong trào chơi tem thì không ai biết, trừ nhóm bạn hữu thân thiết và giới hạn của người ấy. Hua Chay thuộc trường hợp này.

Sưu tầm tem thời VNCH là một phong trào tự phát. Ðề tài tem Việt Nam là chính, là cách sưu tầm bây giờ trong nước gọi là truyền thống. Chính quyền hồi ấy không hề chú tâm giúp đỡ phong trào, nhưng thừa nhận đây là một sinh hoạt thanh niên vô hại theo truyền thống từ thời Pháp thuộc. Sau này chính quyền, cụ thể là Bưu Ðiện VNCH, mới có vài hoạt động nhỏ, gọi là gíup dân chơi tem. Ngoài chuyện chấp nhận cho một đại diện của giới sưu tầm tem trong Ban Giám Khảo kỳ thi vẽ mẫu tem ngay từ thập niên 1950, mãi đến thập niên 1970 mới thêm chuyện giúp dân chơi là cho dấu Ngày Phát Hành Ðầu Tiên được đóng ở nhiều nơi trên toàn lãnh thổ, từ cực bắc là Huế đến miền Tây là Cần Thơ, và chuyện cho mục Sưu Tầm Bưu Hoa được phát hình thường xuyên trên vô tuyến truyền hình.

Vì đại đa số dân chơi tem là học sinh sinh viên mà giới này thường không có tiền, nên thời VNCH hiếm có những bộ sưu tầm quý hiếm. Phương tiện eo hẹp và sách báo về tem hầu như không có nên vật phẩm sưu tầm rất giới hạn. Thường là sưu tầm tem chết từ các bì thư nhận hay xin được. Có tiền thì mua tem quốc tế chết của vài nhà buôn bán tem. Cao lên một bậc là sưu tầm FDC những khi Bưu Ðiện phát hành tem mới. Ít ai sưu tầm tem in sai. Lại càng ít ai sưu tầm lịch sử bưu chính, tức những phong bì thực gửi. Rồi thiệp cực đại, bưu thiếp... đều là những vật phẩm xa lạ.

Tờ tem của tiệm Le Mirador Philatélique (bác Dương Hội Louis)
183249

Quầy tem Le Mirador Philatélique ở Sài Gòn tuy
rất nhỏ, nhưng nổi tiếng đến nỗi Phủ Tổng Thống VNCH
đã giới thiệu với dân chơi tem Mỹ ngay từ năm 1957.
183250
183251

Bao tem của bác Nguyễn Bảo Tụng
183252

Một số ít học sinh sinh viên chơi bạn quốc tế. Hồi ấy, một tổ chức có trụ sở ở Ðan Mạch đứng ra phân phát địa chỉ của giới thanh niên cho những ai muốn kết bạn quốc tế, gọi là pen pal. Mỗi địa chỉ phải trả 4 international reply coupon, tức phiếu hồi đáp quốc tế. Hồi ấy, tôi có bạn ở Pháp, Anh, Ý, Nam Tư, Mỹ, Úc, Nhật... Có bạn quốc tế rất tốn tiền tem gửi thư và nhất là tiền mua quà sinh nhật. Bù lại, chơi pen pal có cái lợi là trao đổi tem và học sinh ngữ vì thư đương nhiên phải viết bằng Anh hay Pháp ngữ. Tuổi trẻ thời ấy chỉ có thú vui đơn giản đượm vẻ nghịch ngợm. Ðối với mỗi người pen pal, tôi báo một ngày sinh nhật khác cho nên tháng nào cũng có quà sinh nhật. Còn nhớ quà cho các bạn gái quốc tế thì tôi thường gửi vòng đeo tay đồi mồi Hà Tiên. Cũng vui!

Ngày nay, chỉ có thể kể vài bộ sưu tầm quý hiếm thời VNCH. Ðầu tiên là bộ của bác Nguyễn Bảo Tụng. Hai bộ quý hiếm khác là của bác Trần Trọng Phúc và bác Nguyễn Ðức Khôi. Hai vị này trước năm 1975 đều là dân trung niên ở Sài Gòn, làm sở Mỹ lương rất lớn. Thời đó mà bác Trần Trọng Phúc có Bảo Long nguyên tờ tức 50 bộ, và bác Nguyễn Ðức Khôi có Cụ Ðồ mất mầu đen nguyên tờ tức 50 con... Một số bộ tem qúy hiếm khác trong tay giới chơi tem gốc Hoa trong Chợ Lớn. Mấy người này là thương gia nên họ cũng nhiều tiền, lại khôn khéo giao tiếp nên có nhiều loại tem độc đáo do nhân viên Bưu Ðiện kín đáo bán riêng cho họ.

Chơi tem lúc ấy đơn thuần là thú vui cá nhân mà không có sự can dự của chính quyền, lại càng không có chuyện tổ chức triển lãm. Vì thế, ít ai biết đến danh tính những người liên hệ đến sưu tầm tem trước năm 1975. Chỉ có thể kể:
1. Giới buôn bán: Phạm Văn Trường, Dương Hội Louis, Arthur Walthausen, T. Joseph, Lê Thị Cát, Tuyết Mai (gia đình buôn bán tem mấy đời, hiện có Trần Robert tức Sami ở Pháp), Ngô Nhị Tường...

Thư liên hệ của một hội tem tư nhân tại Sài Gòn với dân chơi quốc tế
183253

2. Dân chơi tem: Nguyễn Bảo Tụng, Vũ Văn Giới, Vĩnh Hằng...

Một tác phẩm của bác Nguyễn Bảo Tụng
183254


Một tác phẩm của bác Vũ Văn Giới
183255


Vĩnh Hằng là dân chơi tem từ thập niên 1950 ở Sài Gòn.
Sau năm 1975, ông lập cư tại Mỹ và trở nên một dealer
chuyên về tem qúy hiếm Trung Quốc và Việt Nam.
183256


Ngày nay thỉnh thoảng xuất hiện một vật phẩm hay một bộ tem quý hiếm làm chúng ta bất ngờ. Ðó chính là vì tình trạng riêng tư của thú chơi tem VNCH. Không có thì giờ nhiều, tôi chỉ chia sẻ vài thông tin sơ khởi như trên.

BoZoo
08-04-2013, 07:53
Được GS Trần Anh Tuấn kể lại những điều này, Tuấn Giao thấy rất vui và có ý nghĩa, không chỉ cho bản thân, mà sẽ là nguồn tham khảo rất tốt cho các bạn STT khác nữa, không chỉ bây giờ mà còn về sau nữa. Qua bài này và những bài khác GS viết, mới phục là GS vẫn mang theo được những vật phẩm quý giá kể cả trải qua những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc sống.

Nhìn ra giới STT hay những hội tem nước ngoài, người ta có được nền tảng vững chắc và phát triển vững mạnh là trên cơ sở đời này qua đời khác họ biết tiếp nối nhau bổ sung, lưu trữ và bảo tồn những tài liệu, thông tin và vật phẩm bưu chính có giá trị.

Tuấn Giao thuộc thế hệ đi sau. Lớn lên với tuổi 'teen' của thập kỷ 70s và thường được cụ thân sinh (đã khuất) cho làm những việc như dán đế tem, tra giá catalogue và cụ cho đi cùng đến các bạn tem của mình ở Hà Nội như bác Đàm Trung Thiện, bác Vân, bác Chương 'già' (hay còn gọi là Chương LK V), bác Minh (bác sĩ QĐ), ở Hải Phòng như bác Nguyên, v.v. Tuấn Giao cũng đã được nghe cụ nói chuyện về các vị 'tiền bối' làng tem thời VNCH. Vì thế có nghe danh tiếng bác Nguyễn Bảo Tụng, bác Lữ Tích Nguyên và về GS cả một số nhà STT và dealers khác trẻ tuổi hơn. Nay TG được trao đổi với GS thế này quả thực rất lấy làm hân hạnh.

GS đã cho biết thực tế STT ở MNVN trước đây, thực khá trái ngược với suy nghĩ của TG cho rằng điều kiện cho giới STT VNCH lúc đó rất thuận lợi. Trong thời gian này, STT ở Miền Bắc cũng hết sức khó khăn. Hai lần Mỹ ném bom MB, giai đoạn 1 (1964-1968) và giai đoạn 2 (1972); đến ăn ở sinh hoạt bình thường còn không xong huống hồ STT. Thế nhưng đâu vẫn vào đó, TG vẫn nhớ những hôm mất điện (thường xuyên), phụ giúp cụ thân sinh thắp đèn dầu hỏa để xem tem, chân này thì 'chà' vào chân kia liên tục để 'đuổi muỗi'. Mặc dù không được học tiếng Pháp nhưng tra catalogue Y&T rất nhanh. Trong thời chiến, sự nghèo nàn làm chẳng ai nghĩ đến chuyện STT, một thuật ngữ 'lạ', nói chi ủng hộ.

Tuy nhiên, cụ thân sinh TG vẫn giữ được sở thích của mình. cụ vẫn trao đổi tem với một số nhà STT tem trong khối XHCN như CHDC Đức và Ba Lan,... trong giai đoạn thư tín bị kiểm tra ngặt nghèo. Hơn thế nữa, cụ vẫn tham gia vào các cuộc triển lãm tem quốc tế, và năm 1963 đoạt giải huy chương đồng tại Ba Lan. Gia đình vẫn còn giữ chiêc huy chương này. TG tiếc rằng không có ở đây để post lên mọi người xem và chia sẻ. Cụ có tên là Vũ Hiếu Thắng, mọi người thường gọi cụ lúc còn sống là ông Thắng "Tây (lai)".

TG thiển nghĩ, việc sưu tầm tem thể hiện sở thích của người ta. Dù người ta có nhiều hay ít, dù những bộ tem có giá trị cao hay giá trị thấp, nhưng điều đó không quan trọng. Cái chân giá trị của STT là sự học hỏi và kiến thức hiểu biết, và đó mới là điều đáng giá, đáng quý. Vì thế TG rất trân trọng những kiến thức và thông tin của GS, những người đi trước, và của các bạn STT trên diễn đàn này. Đặc biệt, phải nói đến các em học sinh THCS Thị trấn Núi Sập, và TG cho rằng, họ là những nhà STT thực sự đáng tôn trọng.

Poetry
08-04-2013, 11:47
Xin cảm ơn bác Rồng đã phác họa một bức tranh toàn cảnh về phong trào STT trước năm 1975. Trước nay, tôi vẫn nghĩ phong trào STT trước năm 1975 phát triển mạnh một phần do chính quyền thời đó tích cực hỗ trợ. Hình như thời đó cũng có Hội Tem vì có một loại FDC do Hội Tem phát hành.

Poetry
08-04-2013, 11:56
Đọc những dòng tâm sự ở trên của anh BoZoo thì thấy hoàn cảnh chơi tem của anh rất giống với anh dammanh. Xin đồng cảm cùng anh bằng cách chia sẻ bài viết sau của anh dammanh đăng trên Tập san Viet Stamp số 1 (2008).

183267

183268

183269

dammanh
08-04-2013, 12:18
Thật tuyệt vời!!
Bác RỒNG và anh TG mở ra một topic rất hay!Cám ơn bác Rồng đã chia sẻ thông tin về STT thời VNCH. Cám ơn anh TG đồng cảm với Dammanh quan điểm STT là cách HOÀN THIỆN BẢN THÂN MÌNH.
Bác VŨ HIẾU THẮNG là một nhà sưu tầm kỳ cựu ở MBVN,người bạn thân thiết với cụ thân sinh của dammanh. Sinh thời trong giới STT MB cụ già của Dammanh phục và nể trọng nhất bác Thắng! Xin kể 2 câu chuyện của bác Thắng
1.Đầu năm 1962,cụ thân sinh của Dammanh mua được seri tem Titop nguyên tờ không răng mã số 092,bác Thắng đang cần và cụ già để lại cho bác Thắng.Do cụ già mắt kém không phát hiện ra con tem Titop mệnh giá 6 xu là tem dị bản – mầu tem là mầu con tem 6 xu giá mặt lại in 12 xu.Khi mang về nhà bác Thắng phát hiện ra và bác mang lại nhà Dammanh và 2 cụ chia đôi tờ tem đó mỗi người một nửa - ấn tượng đó dammanh nhớ mãi dù lúc chứng kiến dammanh mới 7 tuổi! THẬT LÀ MỘT KỶ NIỆM ĐẸP
2.Năm 1985 bác Thắng bị bệnh hiểm nghèo (ung thư dạ dày) Trước khi bác Thắng mất ít hôm,cụ thân sinh của Dammanh có đến thăm và về cụ kể:Bác Thắng đau lắm và để quên đi nỗi đau thân thể và biết sắp đi xa,bác nằm trên giường bệnh và nhờ con trai giở từng quyển tem để xem và quên đi cơn đau!
Thật đáng mừng khi anh TG tham gia VSF và chia sẻ các thông tin về TEM & STT ở MBVN! Cám ơn bác Rồng và anh TG .Cám ơn VSC & VSF tạo điều kiện để các bạn tem được biết thêm vê PT Tem VN.

vnmission
08-04-2013, 15:58
Cảm ơn triết lý của bác Tuấn Giao mà tôi hoàn toàn chia sẻ:
chân giá trị của STT là sự học hỏi và kiến thức hiểu biết, và đó mới là điều đáng giá, đáng quý
Làng tem ta có lý do để chúc mừng sự "hội ngộ" online có lẽ là vô tiền khoáng hậu của hai bác Tuấn Giao - Đàm Mạnh, hai truyền nhân chân chính của những nhà sưu tập huyền thoại.

Và đặc biệt cảm ơn chia sẻ của GS Trần Anh Tuấn về làng tem ta thời kỳ chưa thể gọi là xưa nhưng đang dần trôi vào quên lãng!

dammanh
10-04-2013, 12:03
Góp vui với bác Rồng một số thư có đề cập STT ở MBVN trong t/g 1957-1967


Thư của thành viên kiểm soát thi hành hiệp định Gernever Witold Witholski gửi cho bạn có đề cập đến XHMBVN và PT STT ở MBVN

183404

183405

183406

3 LÁ THƯ GỬI CHO NHÀ GIÁO HOÀNG ĐỨC THUẦN NAM ĐỊNH ĐỀ CẬP STT Ở MBVN

THƯ GỬI 21-12-1961

183407

183408

THƯ GỬI 13-03-1961

183409

183410

THƯ GỬI 5-08-1966

183411

183412

183413

dammanh
10-04-2013, 15:04
Thời điểm đó,lương khởi điểm giáo viên tiểu học hay cán bộ sơ cấp chỉ có ...30 đồng!
Trung cấp 45 đồng còn tốt nghiệp đại học như kỹ sư,giáo viên cấp 3,bác sỹ chỉ 62-65 đồng.
Vài thông tin còn nhớ.