PDA

View Full Version : Nhật Ký Ngày Xanh


HanParis
02-05-2013, 18:16
Khung Trời Kỷ Niệm
Tạp ghi Dĩ Vãng của Hàn tặng cố nhân.


Hàn đến với VSF không bao lâu, khi đang tìm một bìa xưa thì Google đã đưa đẩy đương sự vào nhà anh Huệ :D Không ngờ tại đây Hàn đã gặp lại vài người bạn xưa để có thể gợi lại Bạn Cũ, Trường Xưa. Ngạn ngữ Pháp từng có câu 'Partir, c'est mourir un peu' (Đi Là Chết Trong Lòng Một Chút) thế nhưng nhìn thời gian trôi qua, và sau bao nhiêu năm tháng bây giờ ngồi hoài niệm lại thì mấy ai không khỏi bùi ngùi nhớ về dĩ vãng, có vui có buồn, có thương, có hận... Nhớ ngày xưa ca sỹ Kim Loan đã hát bài Căn Nhà Ngoại Ô với lời kết tuyệt vời : Anh Ơi, Trái Đất Vẫn Tròn, Nếu Mình Hái Được Sẽ Còn Gặp Nhau. Và với thời buổi mạng nhện, vi tính muốn hái Trái Đất qua Google Earth thì dễ ợt hà :D Xin viết bài này để gợi lại vài kỷ niệm xưa gởi tặng vài bằng hữu quen từ dạo nào và bây giờ lại chơi tem trên diễn đàn này.

Kỳ I : Chợ Lớn - Tân Định


http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2011/8/22034246-20110808101712_CDV-8.8-KimLoan1.jpg
Ca sỹ Kim Loan của thập niên 60

À khi còn nhỏ tại quê nhà, Hàn có thói quen kỳ lạ là thích vẽ bản đồ Sài Gòn , cái thời mà chưa có Google Map. Ăn cơm chiều xong, đương sự hay đạp xe (có khi dùng Honda) bát phố SG-Chơ Lớn. Đường phố 'Biệt Khu Thủ Đô' còn rành hơn mấy bác chạy taxi, xích lô... Hàn vốn thích địa lý nên thích tìm tòi những chỗ đã đi qua. Và hàng ngày từ sáng sớm đã phóng xe từ chợ lớn ra Tân Định đi học. Đó là trường Les Lauriers (cấp 1+2+3) khá hiếm thời đó vì trường công lập hay tư thục thường chia từng cấp : tiểu học, trung học đệ nhất cấp, trung học đệ nhị cấp. Và dân ta thời đó quan niệm Nam Nữ Thọ Thọ Bất Tương Than nên con trai, con gái học riêng. Trở lại trường Les Lauriers (Đinh Công Tráng), bọn học trò chúng tôi còn kêu là Lê Lò Dê như Lê Lai, Lê Lợi :D Trường này sau khi đổi sang chương trình Việt thì có tên là Văn Minh. Khi học Tiểu Học tôi từng học tại Aurore, sau đổi thành Rạng Đông, xin sẽ kể sau nhé? Trường Văn Minh như đã nói có 3 cấp, các lớp từ douzième đến terminale (Lớp 1 - Lớp 12 ngày nay), cả Nam lẫn Nữ đều học chung. Thế nhưng tôi thích đạp xe 'trồng cây si' tại một trường đạo của Pháp có tên là Régina Pacis (Lê Thị Hồng Gấm sau 75). Hơi ngán vì mấy bà sơ khó tính nhưng khi ấy giới trẻ SG thường thích chạy theo tiếng gọi của con tim:D

http://farm3.static.flickr.com/2077/2149463097_d382e74168.jpg


Lúc chưa biết yêu thì tôi cũng đã đến đây học rồi. Và nhớ mỗi lần nói chuyện trong lớp thì hay bị thày cô khẻ tay, bắt nhéo lỗ tai, đứng quay mắt vào tường. Hay phải viết cái câu : je ne dois pas bavarder en classe (Em hứa không nói xàm trong lớp). Và có khi bọn tôi biết lo xa, nên đã viết sẳn cầu đó trử khoảng ngàn câu, để khi bị phạt chỉ cần lấy ra nộp thui :)) Nhớ khi xưa, trong khi thày cô vắng mặt hay đang nghĩ xã hơi thì có kêu một bé nào đó lên bản ghi tên những ai dám nói chuyện (bavarder). Hàn con nhớ cô ấy viết tên bạn mình rồi ghi chú thêm 1,2,3 fois có nghĩa là phải nộp thuê với cái câu mà chúng tôi đã thuộc lòng : je ne dois pas bavarder en classe (Em hứa không nói xàm trong lớp). Đặc biệt là khi ấy cô giáo gọi 1 cặp Nam Nữ lên trả bài nhưng hôm đó tại tôi...quên học bài nên mánh mum đọc lại lời của cô bạn họ Phạm. Gái Bắc nhá, chắc là con gái của NS Phạm Đình Chương. Quả thật khi ấy Hàn chưa rành tiếng Bắc lắm nên khi cô ấy bảo : Em chịu! Em chịu! Cứ tưởng ẽm 'chịu đèn' rùi nên tính nhào dô kiếm ăn. :)) Còn nhớ vào giờ chơi, khi ấy chưa có Bánh Xèo Đinh Công Tráng, chúng tôi cùng từ con đường nhỏ đó chạy về phía chợ Tân Định mua bộc cá thia thia màu cam. Hay có đứa thích đọc chuyện tranh nhãm nhí Chú Thoòng vui đáo để. Sau này lớn hơn tôi lại mê tài tử phim Hồng Kông, rồi tôi học viết tên nghệ sỹ tàu. Dù là gốc quảng Đông, tôi không từng học viết tiếng Hoa. Có khi từ trường VM tôi lại chạy ra nhà Thờ Tân Định, không phải để xin tội vì quên học bài mà là đi mua hình nghệ sỹ tàu có bán trước nhà thờ Tân Định. Những kỷ niệm xưa giờ nhớ lại cũng vui vui há anh Hòa? :D

http://i630.photobucket.com/albums/uu21/thevinh6782/IMG_1416.jpg


Xin hẹn với bằng hữu xưa kỳ hai để ôn lại cái thuở học Lò Dê thế nào nha!




Nếu đăng sai chỗ xin nhờ BQT chuyễn dùm về đất nào cho thích hợp. Cám ơn!

HanParis
02-05-2013, 19:45
Kỳ II : Nắng SG Tôi Đi Mà Chợt Mát

Xin trở về buổi sáng xa xưa, đánh răng rửa mặt xong là tôi dẫn xe đạp ra phở Nguyễn Hoàng làm một tô trước khi đi học. Hôm nào túng tiền thì mua bánh mì chả lụa ở bến xe Vũng Tàu (khi ấy là khúc đầu đường Trần Phú ngày nay).No bụng rồi Hàn theo đường Nguyễn Hoàng (Trần Phú ngày nay) hướng về Tân Định. Nếu đi học bằng xe PC thì chỉ mất 15 phút, còn đạp xe thì tốn cả nữa giờ vì Chợ Lớn và SaiGon cách nhau tới 5 cây số lận. Qua ngã tư Trần Nhân Tôn, Huỳnh Mẫn Đạt.Qua bến Xe miền Tây thì Hàn chạy băng băng hướng về Trung Tâm Học Liệu đường Trần Bình Trọng, và chẳng mấy chốc đã đến bùng binh Cộng Hòa! Rẽ phải là trường Pétrus Ký (THPT Lê Hồng Phong ngày nay) hay Bác Ái (ĐHSP ngày nay) khi tiến xa hơn nữa, nhưng xẹt qua bùng binh hướng về đường Hồng Thập Tự mới tiến ra Tân Định được..

Bùng binh Cộng Hòa, còn được gọi là ngã sáu là giao điểm của nhiều đường và Đại Lộ : Nguyễn Hoàng, Hùng Vương, Lý Thái Tổ, Nguyễn Thiện Thuật, Hồng Thập Tự và Phạm Viết Chánh (ngày nay ở đầu đường Phạm Viết Chánh). Thật ra vào thời ông Diệm chưa có đường Phạm Viết Chánh, đường xá SG cũng như mọi nơi khác thường biến đôi theo thời gian. Hàn nhớ ngừoi VN ta rất dị đoan và khi ấy ảnh hưởng người Mỹ nên mới kỵ với số 13. Tôi có một người quen ngụ tại số 13 Phạm Viết Chánh. Và ông sợ xui nên đổi thành số 11Bis :))
Trước đệ nhất CH, SaiGon mang nhiều tên Pháp nếu không muốn nói là toàn bộ, đặc biệt là có 2 đường qua lại SG và Chợ Lớn : Haute Route (Đường Trên) và Base Route (Đường Dưới). ĐL Thành Thái + Hồng Bàng và Trần Hưng Đạo + Đồng Khánh thời VNCH để nối liền SG - Chợ Lớn.

Thôi đi tiếp nha, sợ vô học trể thày cô la đó. Bị chép phạt thì khổ! (Je ne dois pas bavarder sur VSF :D thì quả là Hàn chưa trữ!) Nhất là mí thày cô trường Les Lauriers, rất khó chịu khi Hàn vào lớp trể. A Lê hấp sọt ti đờ le ra góc me đứng chờ (một hình phạt khi xưa).

Thật ra, đi Tân Định có 2 cách, từ bùng bình cộng hòa có thể rẽ phải đường Nguyễn Thiện Thuật chạy thẳng ra Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ) rồi tiến về XL Biên Hòa (XL Hà Nội).

Hôm nào đi sớm thì có thể ghé chợ Bàn Cờ lì một lam sâm bổ lượng :D. Đường thứ hai đi Tân Định là đường Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai). Thế là đạp xe tiến về BV Từ Dũ gần ngã tư Hồng ThậpTự, Cao Thắng, Cống Quỳnh. Đi 1 quảng băng ngang đường rầy xe lửa thì đến Rạp Olympic, rạp này khi xưa là nơi đóng đô của đoàn Kim Chung. Có khi xem cải lương thấy bác Trường Xuân (thày bói mù trong Ngao Sò Ốc Hến sau 75) chướng ra khói thấy đã lắm, chỉ là đôi khi bác chưa kịp chưởng mà đã nghe tiếng nỗ rùi.:))

Xe tới ngã tư Lê Văn Duyệt (CMT8) chỉ trong nháy mắt. Qua khỏi đường Lê Văn Rẹt Rẹt, Hàn rán đạp nhanh về Dinh Độc Lập, biết đâu sẽ được dịp diện kiến TT, nhưng thấy mấy cha gác cổng mặt ngầu quá nên đành đi thẳng. http://quehuongngaymai.com/forums/images/smilies/yahoo/24.gif Con đường Hồng Thập Tự là con đường dài nhất SG vào khoảng 1970-1975 (Trên 10 cây nếu tôi nhớ không lầm). Và tên đường thủ đô thời ấy hay dùng chữ nối dài để... Nối dài ra thêm con đường nào đó như Hồng Thập Tự, Nguyễn Thông, Trương Minh Giảng (Lê Văn Sỹ + Trần QUốc Thảo ngày nay)... Nếu nhớ không lầm thì qua khỏi Đinh Tiên Hoàng thì tên đường trở thành Hồng Thập Tự Nối Dài, đi ngang qua Sở Thú, tiến về Ngã Tư Hàng Xanh và trực chỉ XL Biên Hòa (XL Hà Nội)!

Nhưng mà bửa nào đi thiệt sớm thì quẹo sang Duy Tân (Phạm Ngọc Thạch) ngừng hồ con Rùa uống ly dừa tươi thì tuyệt vời.

Phạm Duy có sáng tác bài 'Trả Lại Em Yêu' có lời như thế này :

Trả lại em yêu, khung trời Ðại Học
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát
Vết chân trên đường vẫn chưa phai nhạt

Vâng, Phạm Tiên Sinh có lý, con đường này (nay là Phạm Ngọc Thạch) rất tình tứ vào những chiều mưa Thu khi lá vàng rơi và dìu người yêu tay trong tay trước ngưỡng cửa của ĐH Luật.Nảy giờ cứ lo 888 đơn với Ace VSF mà coi chừng đến trường trể! Từ đường Hồng Thập Tự queo trái sang Duy Tân tiến về Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ). Tới Hai Bà Trưng thì quẹo trái qua nhà thờ Tân Định. Hàn cho xe chậm lại để rẽ vao đường Đinh Công Tráng, cuối đường là tới trường thui! Trường này khi ấy bé nhỏ, thua xa Marie-Curie, Saint Paul, Taberd hay La San Lau Sàn nếu để so sánh với vài trường Pháp khi ấy. Nhưng Lê Lò Dê của bọn tôi có 2 tầng. Và lớp học di động mỗi ngày. Hàn còn nhớ chị thơ ký văn phòng tên Châu (chị Châu có vào đây trao đỏi tem thì xin 'rua' chị cái :D) ghi tên phòng lớp thay đổi mỗi ngày để ùa vào như bầy vịt khi tiếng chuông vừa ngân lên. Các cô học trò ngày xưa cũng ăn hàng số một, dù học trường Tây hay trường Ta, bọn học trò chúng tôi quan niệm sống để mà ăn, cho nên vào giờ chơi thì chạy ra mua bánh mì chả quế trước trường. Nhiều bịt nước ngọt hóa học đủ màu, bịt mì khô nhai nghe cốp cốp, dĩa bò bía, gói ô mai với gỏi bò, khô bò... đem vào lớp ăn vụn. Thuở học trò ngày ấy là vậy. Hôm nào chán học thì tụi tui cúp cua (trốn học), bọn tôi hay rủ nhau ra Sở Thú coi khỉ đít đỏ, hay chạy ra rạp Kinh Thành coi Khương Đại Vệ với tuồng 'Tân Độc Thủ Đại Hiệp' hay hết xẩy (tuyệt vời). Mấy bạn Cầu Bông thì rủ đi Casino Đa Kao coi hay hơn, mà xem chiếu bóng thời ấy lại rẽ rề và chiếu pẹc mà năng (thường trực) nên ra vào lúc nào cũng được. Hàn tạm dừng đây, khi rãnh sẽ viết tiếp hồi ký này....

HanParis
02-05-2013, 20:55
Xin tạm dừng tập hồi ký của Hàn để chia sẽ bài tài liệu dưới đây cho bạn nào muốn tìm hiểu về lịch sử để so sánh với chương trình học ngày nay.

Kỳ III : Chương Trình Học Tại Nam Bộ
từ tháng 4/1975 trở về trước
Bậc tiểu học học trình 5 năm

Từ lớp 1 đến lớp 5. Trẻ em từ 6 tuổi được cha mẹ ghi tên vào lớp 1, học miễn phí. Tuy VNCH không có chủ trương cưỡng bách giáo dục, nhưng do phụ huynh có ý thức cao cho nên tất cả trẻ em hầu như đều học qua bậc tiểu học.


Chương trình học gồm các môn Việt Văn, Toán, Khoa học Thường thức và Ðức Dục hay Công Dân Giáo Dục.


Giáo dục tiểu học thời VNVH phát triển nhanh chóng và vượt trội so với thời Tây đặc biệt vế số lượng học sinh.


Thời Tây 1930, toàn Ðông Dương có 406.669 học trò gồm sơ và tiểu học trong đó có 20% là học trò Lào và Miên.


Thời Ðệ I Cộng Hòa, năm học 1960 miền Nam có 1 triệu 214.621 học sinh tiểu học, 112.129 học sinh trung học. Tăng 200% so với niên học 54-55, lúc mới thâu hồi độc lập từ tay Pháp.

Bậc trung học chia ra 2 cấp :


1. Trung Học Ðệ I Cấp / Trung học Cấp I :



Học trình 4 năm, có 4 cấp lớp 6, 7, 8, 9 (Đệ Thất, Đệ Lục, Đệ Ngũ, Đệ Tứ. Thất -> 7 năm trước Tú Tài).


Học sinh vào trường công phải thi tuyển, không đậu có thể học trường tư. Chương trình gồm Việt Văn, Lý Hóa, Vạn Vật, Toán, Sử Ðịa, Công Dân và Sinh Ngữ. Môn Nhiệm Ý là Nhạc, Hội họa, Thể thao, Nữ công dành cho nữ sinh.


Cuối năm Ðệ Tứ, học sinh thi lấy bằng Trung Học Ðệ I Cấp.
Ðậu bằng Trung Học Ðệ Nhứt Cấp học sinh có thể ra đi làm, có thể thi vào trường Sư Phạm Cấp Tốc để trở thành giáo viên tiểu học ; hoặc tiếp tục học tiếp lên.

2. Trung Học Đệ II Cấp / Trung học cấp II :


Học trình 3 năm, có 3 cấp lớp 10, 11, 12 (Đệ Tam, Đệ Nhị, Đệ Nhất)
Muốn vào học lớp 10, phải có bằng Trung Học Ðệ I Cấp. Học sinh học các môn như Trung Học Ðệ I Cấp nhưng sâu hơn và có thêm môn Triết Học cho học sinh lớp 12.

Từ lớp 10, có phân 4 ban: Ban A (Khoa Học Thực Nghiệm), Ban B (Toán), Ban C (Sinh Ngữ), Ban D (Cổ Ngữ). Học sinh tự do chọn ban theo sở thích cá nhân.


Xong lớp Ðệ Nhị tức lớp 11, học sinh thi lấy bằng Tú Tài I. Học tiếp lớp 12 / Ðệ Nhứt, thi lấy bằng Tú Tài II.

HanParis
03-05-2013, 18:01
Kỳ IV : Từ Hồng Thập Tự Đến Nguyễn Thị Minh Khai

http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/12816198.jpg
Hồng Thập Tự - Con Đường Xưa Em Đi


Trước khi viết tiếp về khu Bàn Cờ, xin có đôi lời Về Con Đường Xưa Em Đi từ Chợ Lớn ra Tân Định. Đó là đường Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay. Hàn thấy trên TG, thay đổi tên địa danh là điều hiếm hoi, vậy mà VN ta, thời nào cũng vậy hay thích đổi mới, làm cho những kẻ khoái địa lý phải nhức cả đầu :D Và ngay cả Sử cũng vậy, địa danh cứ đổi tùm lum. Bạn thử tra xem thủ đô Hà Nội còn bao nhiêu tên khác? Dù đương sự đã xa SG trên 40 năm nay nhưng nhớ man mán là ngày xưa cơn đường dài nhất SG là đường Hồng Thập Tự (+ Hồng Thập Tư Nối Dài). Hàn nhớ từ tháng 8 năm 1976, nó có tên là Xô Viết Nghệ Tỉnh và Nguyễn Thị Minh Khai từng là đường ngang (Pasteur) sao bây giờ lại dọc thế kia? Theo Tự Điển TP HCM năm 2000 thì từ tháng 8 năm 1976, nhiều tên đường bị đổi và nhà nước đã đổi lần nữa vào năm 1991. Những tên đường SG sau thời Pháp đã được chuyển tên tiếng Việt theo tra cứu của Hàn từ 1955 và thời ông Diệm. Và có vài thay đổi đến 1975. Tóm lại, đường Hồng Thập Tự (khúc tới Ngã Tư Hàng Xanh), con đường Hàn đi học mỗi sáng có tên là Xô Viết Nghệ Tỉnh từ năm 1976 và đã trở Thành Nguyễn Thị Minh Khai. Còn Nguyễn Thị Minh Khai thì phải nhường ngôi cho nhà bác học người Pháp. Vả lại tiếp thị phở NTMK thì ai mà biết đúng không? :D Đường Hồng Thập Tự ngày xưa đã nhường ngôi cho CMT8 về độ dài nhất TPHCM nhưng theo đương sự, đó là con đường băng qua nhiều địa danh LS nhất. Từ bùng binh cộng hòa, ngã sáu SG xưa, Rạp Olympic qua đường rầy xe lửa, đụng CMT8 nếu quẹo trái thì đụng Chợ Đủi với rạp Nam Quang. Tiến về Bà Huyện Thanh Quang, Đoàn Thị Điểm (Trần Quốc Thảo) thì đến Vườn Tao Đàn. Khi còn nhỏ Hàn từng tự hỏi : Ôi Tao Đàn hay mày đàn thì cũng được mà, miễn trúng nhịp, trúng nốt là OK! :)) Còn được gọi là Vườn Ông Thượng hay vườn Bờ Rô đối với những ai từng sống tại TP HCM vào những năm 50-60. Vào thời Pháp, nơi đó là khu Thể Thao dành cho người Pháp, được gọi là Cercle sportif, dân mình kêu là Sẹc! Cuối tuần dân Pháp hay giới Thượng Lưu SG hay vào đó bơi lội, đanh tennis... Tiến xa tí nữa thì có Dinh Độc Lập, thời Pháp có tên là Dinh Norodom và được đổi thành Dinh Độc Lập từ thời ông Diệm. Sau 30/04/75, nơi dây trở thành Hội Trường Thống Nhất. Thời VNCH, ĐL Thống Nhất (Lê Duẫn ngày nay) chạy dài từ Dinh Độc Lập đến cổng chánh Thảo Cầm Viên SG ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Còn nữa, con đường Nguyễn Thị Minh Khai nếu Hàn nhớ không lầm cũng đi ngang trường Lê Quý Đôn. Thời Pháp có tên là Collège de Chasse-Loup Laubat, sau đổi thành Jean-Jacques Rousseau trước khi chuyển tên Việt của ngày nay. Xưa kia trường nằm tại khuôn Công Lý, Hồng Thập Tự và Trần Quý Cáp ( NKKN, Nguyễn Thị Minh Khai và Võ Văn Tần ngày nay). Chưa hết, nếu ta tiến về xa lộ thì cũng sẽ đi qua nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi (Công Viên Lê Văn Tám), Toà Lãnh sự Pháp, Đài truyền Việt Nam xưa trên băng tần số 9 và băng tần số 11 từng là đài Mỹ. Đi thẳng thêm nữa trước khi qua cầu Thị Nghè là cửa sau của Sở Thú, không biết bây giờ còn cửa hậu này không?

Cho nên, đối với Hàn, Đường Hồng Thập Tự mang nhiều kỷ niệm nhất tại đất SG dạo nào, cũng là chặn đường dài ngày xưa tôi đã đi qua để đến vùng Tân Định. Muốn đến trường thì quẹo trái Hai Bà Trưng, hay đi thẳng thì vô Sở Thú coi khỉ đít đỏ :D

HanParis
06-05-2013, 00:24
KỲ V : KHU BÀN CỜ

Từ quê, như nhiều người dân miền Tây, gia đình tôi đã lên Sài Thành với hy vọng 'An Cư Lạc Nghiệp' vào cuối thập niên 50. Và gia đình tôi đã dọn về một khu lao động vùng Nguyễn Thiện Thuật vùng Bàn Cờ Q3. Vùng Bàn Cờ được vậy quanh bởi vì con đường : Phan Đình Phùng (nay Nguyễn Đình Chiểu), Bàn Cờ, Lý Thái Tổ, Nguyễn Thiện Thuật và Cao Thắng. Thật ra trước và sau khi chung cư Nguyễn Thiện Thuật được xây dựng sau Tết Mậu Thân 1968, vùng Bàn Cờ bao gồm nhiều hẻm ngang dọc dọc ngang, nhìn giống bàn cờ tướng vậy. Chợ Bàn Cờ khu Nguyễn Thiện Thuật rất sầm uất về đêm. Dù mưa hay không, khi đi ngang qua đó, bạn sẽ ngửi thấy mùi bò vò viên thơm phức. Vài hàng phở Bắc ngon đáo để, có vài gia đình di cư đến kinh doanh và làm ăn có vẻ khắm khá. Cũng trên con đường Nguyễn Thiện Thuật này, hướng về bùng binh Cộng Hoà, phía bên phải có tiệm bánh mi Hà Nội rất ngon vì chuyên bán bánh mì kiểu Pháp với Paté, Jambon và Xúc Xích. Theo Hàn, còn ngon hơn bánh mì Ba Lẹ ngoài Bưu Điện SG. Bánh mì khi xưa là món ăn bình dân, có nhiều xe bán bánh mì thị nguội, kẹp thêm chả (giò lụa hay chả quế), khúc hành lá, dưa chua, nuớc tương... Sau này dân ta còn chế thêm thịt gà xay nhuyễn thư thịt chà bông. Tối tối, tôi hay rảo bước từ nhà đi ngang qua trường tiểu học Phan Đình Phùng, ra về phía Phan Đình Phùng để xơi tạm khúc Bánh Mì Tám Lự. Từ tiệm Vĩnh Phát, đối diện trường mẫu giáo Chí Chung, tôi huớng về đướng Bàn Cờ đi qua chùa Kỳ Viên. Vùng nay có khá nhiều dân Bắc đến ở vậy mà chả thấy có Nhà Thờ nào và khu Bàn Cờ có tới 2, 3 chùa lận. Mỗi lần tôi nghe tiếng gỏ mõ khi đi qua đó, tiếng chuông ngân như ai oán làm tôi nhớ tên vở CL Lan và Điệp.


http://i79.servimg.com/u/f79/11/56/24/75/chuaky10.jpg
Chùa Kỳ Viên



Thui hôm ấy tôi không có ăn chay nên tôi nhanh bước tiến về đường Phan Đình Phùng vì hình như bụng tôi cũng thấy đói cồn cào. Đi ngược về ngã tư Cao Thắng, tôi thấy nhiều tiệm chè thạch với chuối già xanh ướp lạnh, mít tươi, sinh tố nước ngọt gì cũng có. Và ngay ngã tư Cao Thắng có tiệm nước có bán hủ tiếu, mì, bánh bao, hắc cảo xíu mại của một chú Ba đồng hương. Nếu đi thẳng về phía Lê Văn Duyệt (CMT8) có trường Rạng Đông, Hàn xin kể sau, ta sẽ tiến về vùng Vườn Chuối, chợ này nhỏ hơn chợ Bàn Cờ. Trở lại ngã tư Cao Thắng, Phan Đình Phùng, nếu ta rẽ phải thì đi về rạp Việt Long (sau này đổi thành Capitol, Văn Hoa SG...và bây giờ là rạp Thăng Long?), đầu đường Trần Quý Cáp (nay Võ Văn Tần) đi về hướng Hồ Con Rùa. Ông chủ rạp Việt Long khi xưa thường hay tổ chức nhảy đầm (khiêu vũ) vào tối thứ 7, chúa nhật tại phía sau của rạp. Bọn tôi vì là hàng xóm nên cũng xin ông vào coi ké, coi cọp (miễn phí). Và có lẻ xem riết ghiền nên sau này khi lớn lên bọn tôi cũng thích 'nhót' và tham gia thường xuyên mấy buổi BAL do trường tổ chức. Ngay góc Cao Thắng đi về phía rạp Đại Đồng ngày xưa có một tiệm chụp hình tên là Mỹ Lai, tuy hình trắng đen nhưng rất chất lượng. Ngày xưa sắm một máy ảnh cá nhân trắng đen mắc như vàng, phải mua phim và phải biết chụp ảnh, không đơn giản như bây giờ vì khi ấy chưa có hình màu và nhất là chưa có máy ảnh kỷ thuật số. Cho nên muốn chụp ảnh gia đình, dân SG thuở ấy phải đến tiệm để chụp ảnh. Trên con đuờng Cao Thắng về phía Cư Xá Đô Thành đường Phan Thanh Giản (nay Điện Biên Phủ) pha'i đi qua rạp Đại Đồng, đây là rạp bình dân, thường thì chỉ chiếu phim cũ, giá vẽ phải chăng rất thích hợp cho gia đình lao động. Trước rạp có xe bò vò viên ăn ngon đáo để. Đối diện có nhà bảo sanh Đức Chính. Thật ra gần rạp Việt Long đã có một nhà bảo sanh Cô Mười. Sau này làm ăn khắm khá bà mới mở thêm NBS Đức Chính hoành tráng hơn.


http://i79.servimg.com/u/f79/11/56/24/75/xehuti10.jpg
Xe Bò Vò Viên



Nhắc về khu Bàn Cờ tôi nhớ vào những năm 60, chỉ có một số ít gia đình tại SG mới có vô tuyến trắng đen. Mở TV mất cả 5, 10 phúc mới có hình (Cái này cũng giống máy vi tính đầu tiên của IBM, V1, mở cả 5 phút sau, system mới load xong và ta mới bắt đầu xử dụng được máy cumputer). Trong xóm, nhà tôi hay rủ bà con lối xóm lại xem cải lương, một số người khác lại thì xem phim Cao Bồi (cowboys) hay Combat Mỹ đánh Đức trên đài Mỹ (băng tầng 11). Tuy chả hiểu tiếng Anh nhưng vì là phim hành động nên coi không chán. Hàn nhớ chương trình văn nghệ gia đình coi khi mới mua truyền hình là bài hát 'Huynh Đệ Chi Binh' với nhiều cây cười (danh hài) thời đó như : Tùng Lâm, Phi Thoàn, Khả Năng. Tuy chỉ là TH trắng đen nhưng bà con rất ủng hộ vì máy TV lần đầu tiên đến với một số gia đình VN. Gần chợ Bàn Cờ từ đường Phan Đình Phùng (nay Nguyễn Đình Chiểu), nếu hướng về đường Lý Thái Tổ có tiệm trồng răng tên là Trần Văn khá nỗi tiếng trong vùng. Nhưng Hàn có vài kỷ niệm buồn là hai lần đã đến đó nhổ răng và ông chủ tiệm mặt ngầu hao hao Văn Hường nhổ răng bằng kềm chả chít thuốc tê nên đau thấy mịa! :(



Bây giờ xin trở ngược về ngã tư Cao Thắng đi thăm trường Rạng Đông của Hàn thuở ấy. Nằm cách ngã tư có vài căn thui, trước khi đổi sang chương trình Việt, đó là tư thục tiểu học dạy tiếng Pháp có tên là Aurore (Rạng Đông). Nơi đây, Hàn đã cùng đám bạn đã tập hát bài Hè Về của Hùng Lân mà anh DongThuongKTS đã từng chia sẽ bìa nhạc xưa cũng trên diễn đàn này. Trường Aurore có 2,3 tầng gì đó, vì lâu rùi Hàn chả nhớ, chỉ biết trên sân thượng dành cho các học trò tập thể thao vào sáng thứ 7. Và trường chúng tôi có 3, 4 chiếc xe trường đưa đón học sinh tận nhà.

http://i79.servimg.com/u/f79/11/56/24/75/xetruo10.jpg
Xe trường Aurore giống xe của trường Gia Long (Nay THPT Nguyễn Thị Minh Khai)



Trường này hiện nay đã bị mất dấu tích, Hàn nhớ kế bên có một tiệm phở của một dân di cư. Ông còn mở thêm tiệm giặc ủi gần đó. Các bạn trên 5, 6 bó chắc còn nhớ cái bàn ủi bằng than khi ấy, vì điện nước chưa đầy đủ. Nhà chưa có nước nên tối tối phải ra phông tên (fontaine) để gánh về trử vào lu xài từ từ. Dạo ấy có nghề 'Gánh Nước Mướn', các phụ nữ xóm lao động thường kiếm thêm tiền nhờ nghề này. Đối diện với trường Rạng Đông có tiệm tạp hóa tên là Thanh Bình. Chà trên 40 năm rùi mà Hàn vẫn còn nhớ. Họ bán dụng cụ cho học trò như giấy, tập, bình mực, bút mực...



http://i79.servimg.com/u/f79/11/56/24/75/tapoly10.jpg
Tập Olympic, rất thông dụng thời ấy, phía sau có in bản cửu chương từ 2 đến 9



Viết về vùng Bàn Cờ mà không nhắc tới bùng binh Cộng Hòa là điều thiếu xót. Còn được gọi là Ngã Sáu (đầu đường Phạm Viết Chánh ngày nay). Giữa giao điểm Nguyễn Hoàng (nay Trần Phú) và Hùng Vương, khi xưa có một vườn bông mới xây vào thập niên 60. Những cập yêu nhau hay ra đó hẹn hò khi Hoàng Hôn buôn xuống. Chìeu chiều gia đình tôi hay ra đó chơi. Đi cầu tuột hay đánh đu tùy hứng. Hay ngồi hóng mát vừa xem xe cộ qua lại. Hàn nhớ khi ấy có xe khô mực ăn rất ngon.


http://i79.servimg.com/u/f79/11/56/24/75/xekhom10.jpg

Xe Khô Mực Hủ Xực a! :D
Bạn xem ảnh sẽ thấy cái máy nghiền khô mực!


http://i79.servimg.com/u/f79/11/56/24/75/hoilie10.jpg
Vườn Bông (Công Viên) gần Bùng Binh Cộng Hòa cuối thập niên 60.

Và ảnh dưới đây là Không Ảnh của Bùng Binh Cộng Hòa (ngã 6) và ngã 7 chụp năm 1969. Trên hình Ngã 6 xa xa phía trên mới nhìn kỹ sẽ thấy chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Ngã 7 phía dưới chụp gần hơn. Nếu từ bùng binh CH đi theo đường Lý Thái Tổ sẽ tới ngã 7, bên trái là ĐL Minh Mạng (nay Ngô Gia Tự), rẽ phải là Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ) đi về Cư Xá Đô Thành qua trường Phan Sào Nam, kế bên rạp Long Vân thì phải.
https://lh6.googleusercontent.com/-vSj0XfYoFTI/S96KiCO7LDI/AAAAAAAABhs/fexJXE8IPx4/d/14211474.jpg
Không Ảnh khu Chú Hỏa vào cuối thập niên 60






Như khu Tân Định (Hàn sẽ viết tiếp cho kỳ sau), vùng Bàn Cờ đối với người viết bài này là cả một khung trời kỷ niệm. Dù rất nhiều năm đã trôi qua, không ngờ có nhiều chi tiếc Hàn còn nhớ rõ.

HanParis
08-05-2013, 04:04
Kỳ VI : TÂN ĐỊNH MY LOVE



http://giothanhle.com/pictures/47_1345495320.jpg
Nhà Thờ Tân Định sau 1975



Thú thật là tôi chưa hề cư ngụ tại Tân Định nhưng vào thời xa xưa tôi đã cáp sách đến trường tại vùng này. Tân Định Mon Amour / My Love là điều đương nhiên, với tuổi học trò vùng này gợi trong tôi nhiều kỷ niềm êm đềm và như lời Việt của bài A Time For Us (Roméo et Juliette trong bản tiếng Pháp) :
Giây Phút Êm Đềm
Ngày Ta Gặp Nhau
Mắt Môi Thầm Trao
Nói Câu Ân Tình
Biết Bao Là Âu Yếm
Những Mối Duyên Đầu
Thường Gây Khổ Đau
Lòng Khóc Thầm
Vì Phút Chia Ly Chợt Đến
Như Mưa Trời Ngâu...



Tôi nhớ lại một ông thày cũ, không biết ông còn tồn tại trên cõi đời này không? Ông tên là Nguyễn Phan Sơn, ông chuyên dạy văn phạm tiếng Pháp tại Les Lauriers vào thập niên 70. Và với tánh trào phúng như tôi, ông đã tự sửa tên mình là Nguyễn Phấn Son từ tên không bỏ dấu. Có một dạo ông đã thuê căn trọ tại đường Đóng Đa, gần chợ Bà Chiểu. Ông có mở lớp dạy thêm buổi chiều tại nhà. Thời nào cũng vậy, nghề bán cháo phổi (dạy học) với đồng lương ít ỏi nếu không muốn nói là chết đói, thày cô hay dạy thêm tại gia (bây giờ gọi là gia sư?) với sự hỏ trợ của phụ huynh học sinh. Thế là sau lớp buổi sáng tại Lê Lò Dê, bọn tôi đạp xe dưới ánh nắng chan chan của SG mùa khô, từ Tân Định băng qua Cầu Sắt (bây giờ còn không ta?) hướng về đường Bùi Hữu Nghĩa đến nhà thày học thêm. Còn nhớ trong bọn tôi có hai cô đầm trắng trẻo, dễ thương, tóc vàng, Pháp rặt nhưng nói tiếng Việt rất rành. Có lẽ hai cổ là Pháp kiều đã sông lâu năm tại SG. Cô em tên Yvonne, cô chị tên Nicole. Bà chị này dữ như chằn nếu phải cải lý với mấy bà VN, nhưng hình như bả chưa hề xổ tiếng Đan Mạch tục tằng.

http://img689.imageshack.us/img689/8376/saigonhomnay111.jpg
Trước chợ Bà Chiểu 1970


Văn phạm Tây rất rắc rối đối với những ai đã từng học qua, thế nhưng sở trường của tôi khi ấy là Văn Phạm Pháp nhất là phần phân tích cấu trúc của câu (Analyse analytique). Tôi thuộc lòng các mạo từ, tính từ, động từ, trạng từ... với nhiều quy tắc dài lê thê và phần ngoại lệ cũng tràn giang đại hải. Ngôn ngữ Pháp (nhiều hơn Anh Văn) thay đổi theo thời gian, và điều luật văn phạm cũng vậy. Hàng năm tự điển LaRousse của Pháp đều tái bản với vài thay đổi tiếng bớt, tiếng thêm với sư duyệt xét của Hàn Lâm Viện Pháp (Académie française). Thời đó, chúng tôi chưa hề nghe qua câu châm ngôn của tuổi trẻ ngày nay :

Học Mà Không Chơi Đánh Rơi Tuổi Trẻ
Chơi Mà Không Học Bán Rẻ Tương Lai



Thế nhưng hôm nào chán chúng tôi rủ nhau cúp cua (trốn học) đi chơi Sở Thú, xem phim Kiếm Hiệp tại các rạp trong vùng : Kinh Thành, Casino Đa Kao.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/158669-VN-CauBong-02.400.JPG

Ngày xưa là rạp Casino Đa Kao


Hay dẫn em vào du hí vườn Địa Đàng Thảo Cầm Viên SG. Và mấy ẻm dù 'nữ thực như miêu' đến đâu, nhưng khi đi chơi cả buổi thì Bỗng Dưng Muốn Hóc! Tại đói bụng mà! :D Thế là cả bọn (mỗi thằng chở một con) rủ nhau ra Đinh Tiên Hoàng ăn mì vịt tiềm, uống xá xị con nai hiệu Phương Toàn, nước cam con cọp... Không đến nỗi ăn xong rồi phân trần với chú ba 'mậu lúy' (no money) rùi chẩu một mạch đâu! :))

Thật ra mì vịt tiềm ngon nhất phải đến vùng La Cai, Nguyễn Tri Phương. Khi có dịp đi ăn khuya, tôi rất thích món mì xào dòn của người Hoa ở La Cai (gốc Nguyễn Trãi - Nguyễn Hoàng (nay Trần Phú)) ngon hết xẩy. Tôi có một kỷ niệm ở vùng Đa Kao là bị luộc bánh xe Honda khi vào một tiệm may đường Đinh Tiên Hoàng. Chiếc xe mới toanh của ông bà già mới tậu vậy mà bị bọn đàn em của Dzũng Đa Kao xin tí! Vào dịp Tết Nguyên Đán tôi không rõ Tân Định vui như thế nào, vì gia đình tôi thường kéo nhau về miền Lục Tỉnh ăn Tết. Nhưng những đêm Giáng Sinh hay tết dương lịch rất vui, trai thanh gái lịch thường rũ nhau bát phố.

http://tiin.vn/medias/4e5dde84a6ea8/2012/04/29/1129d220-ff13-4e2b-b856-8c7975cd7383.jpg
+
http://xmedia.nguoiduatin.vn/public/data/images/Bandocviet/1119/nguoiduatin-6194094238277f45940az.jpg
Đường Hai Bà Trưng trước 1975


Đường Hai Bà Trưng từ vùng Tân Định chạy ra bến Bạch Đằng nhộn nhịp và đèn đủ màu lấp lánh. Đúng là 'Ngựa Xe Như Nước, Áo Quần Như Nêm'. Bọn tôi ghé chợ Tân Đinh ăn tối, nào là hủ tiếu, mì, cơm phần, cơm dĩa, muốn ăn gì cũng có, giải khát thì có nước mía, sinh tố, rau má, xá xị hay la ve băm ba... Đặc biệt khi ấy có bán ly sô đa hột gà nghe nói rất bổ dương, món này tôi chưa hề tìm lại tại Pháp. Trở lại đêm Giáng Sinh Tân Định, tôi thích ăn mì vịt tiềm đường Đinh Tiên Hoàng cùng em, rùi đổ xe xuống Hiền Vương (nay Võ Thị Sáu), quẹo trái Hai Bà Trưng và ra thẳng bến Tàu hóng mát. Khu Hàm Nghi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ rất thịnh vê đêm mùa Giáng Sinh. Gần thương xá TAX có bày bán nhiều cây thông tuyết trắng đẹp tuyệt vời. Có lẻ vì SG chưa bao giờ có tuyết nên người SG rất mơ nhìn thấy tuyết. Còn mấy thiệp Noel xịn xịn thì phải ra Nhà Thờ Đức Bà với câu tiếng Anh : 'Happy Xmas and Happy Newyear'.

http://img251.imageshack.us/img251/4017/banthiep.jpg

Quầy thiệp Giáng Sinh Khi Xưa Trước BĐ xịn hơn quày này :D


Có khi bọn tôi rũ nhau vào Boda ăn kem, rồi ra bến Bạch Đằng ăn hột vịt lộn. Thời ấy có loại kem của Mỹ rất ngon có tên là ForeMost (?).

http://i1150.photobucket.com/albums/o617/redsvn/2012/04/Saigon19681969Brian/REDSVN-BrianWickham-73.jpg

Tháng 2/1969. Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông Sài Gòn.


Mười hai giờ đêm bọn tôi đi lễ nhà thờ Tân Định rồi trở về nhà thằng bạn ăn thêm Rề Vây Dông (réveillon, ăn xong rùi dông :D) rồi lại nhà thằng khác nhót tới sáng. Thời xưa, trên sông Bạch Đằng có nhà hàng nỗi tên là Mỹ Cảnh, phần đông lính Mỹ hay đến đó nhậu nhẹt và tìm mấy em. Cái nghề Gái Bán Ba (bán rượu) thường bị dư luận VN lên án nhất là các 'gia đình tử tế'.

http://xmedia.nguoiduatin.vn/public/data/images/Bandocviet/1119/nguoiduatin-61941152829d5a16992ez.jpg
Snack Bar đường Hai Bà Trưng?



Có một tuồng cải lương Tình Chú Thoòng với Ngọc Giàu đóng vai gái bán ba (bar) với Hùng Cường, Bạch Tuyệt, Út Hiền, Xuân Phát... các bạn lớn tuổi chắc đã từng xem qua.

http://cailuongvietnam.vn/uploads/news/2012_07/152546-vhnt-xuanphat.400.jpg


Lần sau Hàn sẽ viết về Cầu Chữ Y và Lò Heo Chánh Hưng. Bạn nào muốn nghe chuyện Tân Định, xin đón đọc bài Tân Định - Khung Trời Kỷ Niệm Hàn sẽ mở topic nay mai. Đương sự sẽ ST nhiều bài chất lượng để kể lại vùng Tân Định thuở xưa...

Nguồn ảnh : Tổng hợp Internet

Poetry
08-05-2013, 09:07
http://i79.servimg.com/u/f79/11/56/24/75/chuaky10.jpg

Thông tin với anh HanParis: Chùa Kỳ Viên nay không còn hình dáng như trong hình nữa. Chùa đã được đập đi và đang xây lại, mấy năm nay vẫn chưa xong. Đây là hình ảnh chùa Kỳ Viên hiện tại:

https://sphotos-b.xx.fbcdn.net/hphotos-ash4/374505_590519060958433_722483528_n.jpg

HanParis
08-05-2013, 16:21
Thông tin với anh HanParis: Chùa Kỳ Viên nay không còn hình dáng như trong hình nữa. Chùa đã được đập đi và đang xây lại, mấy năm nay vẫn chưa xong. Đây là hình ảnh chùa Kỳ Viên hiện tại:


Cám ơn anh Thi nhiều nhen! VN ta ở thời Đổi Mới cứ Đổi Mới Nới Cũ người phương xa biết đâu mà rờ nếu chưa từng trở lại chốn xưa quê cũ. Thật ra hình Chùa Kỳ Viên xưa Hàn không còn, nó cũ kỷ hơn cái chùa màu vàng được xây lại sau 1975. Nhưng năm xưa vào thời Mỹ Diệm, nơi đây từng có cảnh ông sư nào đó chận xe Mỹ lại bẹt đùi phản đối (lúc đó Hàn còn khá nhỏ) hay rùng rợn hơn thì có ông thày chùa tự thiêu phản đối chính quyền, vì họ cho rằng hai anh em Diệm Nhu chỉ quan tâm Thiên Chúa Giáo và thẳng tay đàn áp Phật giáo. Sáng nay, có một người bạn tình cờ đọc qua hồi ký này có nhắc tới ông thày chùa kia nghe nói ngày xưa cũng ở gần vùng Bàn Cờ và giả tu để trốn lính hay sao đó. Niệm Phật ban ngày, ăn khuya ban đêm. Vậy mà khi có chút tiền thì 'chả' còn đi sờ mó mấy em thời đó nữa. :D

Về chùa Kỳ Viên thì có bài viết về Chùa Kỳ Viên rất hay mời các bạn Phật Tử mộ đạo đọc tham khảo. A Di Đà Phật!



http://www.vncgarden.com/_/rsrc/1306038232091/di-tich-danh-thang/chuavietnam-xuavanay/tp-ho-chi-minh/chua-ky-vien/315-Tam%20quan.jpg



Tam quan chùa

http://www.vncgarden.com/_/rsrc/1306038255301/di-tich-danh-thang/chuavietnam-xuavanay/tp-ho-chi-minh/chua-ky-vien/315-Chua%20Ky%20Vien.jpg


Chùa Kỳ Viên

http://www.vncgarden.com/_/rsrc/1306038276799/di-tich-danh-thang/chuavietnam-xuavanay/tp-ho-chi-minh/chua-ky-vien/315-Mat%20tien.jpg


Mặt tiền chùa


Tên thường gọi : Chùa Kỳ Viên

Chùa tọa lạc ở 610 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8325522. Chùa thuộc hệ phái Nam tông.

Kỳ Viên là tên một tinh xá mà thuở đức Phật Thích Ca còn tại thế thường cư ngụ. Bấy giờ có vị trưởng giả tên là Tu Đạt hay chẩn cấp cho người nghèo nên người dân thường gọi là Cấp Cô Độc đã cùng với Thái tử Kỳ Đà cúng dường đức Phật một ngôi tinh xá đẹp đẽ gọi là Kỳ Viên (Jetavana).


Theo sách Nghi lễ và tự viện Phật giáo Nam Tông Việt Nam (NXB TP. Hồ Chí Minh, 2002), Tỳ kheo Thiện Minh – Nguyễn Văn Sáu cho biết vào năm 1947, chùa do bà Bùi Thị Ngọc (thường gọi là bà Năm Chùa hay bà Năm Ngọc) tu học theo truyền thống Phật giáo Bắc tông. Thỉnh thoảng ở đây có một nhà sư Khất sĩ được mời đến giảng đạo, đó là sư Năm, sau này là Tổ sư Minh Đăng Quang của Phật giáo Khất sĩ.

Năm 1948, cụ Nguyễn Văn Hiểu cùng nhóm cư sĩ chùa Bửu Quang đến mượn chùa của bà Năm Ngọc làm điểm luận đạo, thuyết pháp. Sau đó, chùa bị giải tỏa, phóng đường. Nhóm cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu thấy đối diện chùa có đất trống của gia đình Hui Bổn Hỏa (chú Hỏa) nên đến mướn đất xây chùa.

Ngày 21 – 7 – 1949, Đô Thành Sài Gòn cấp giấy phép cho xây lại chùa Kỳ Viên mới. Lễ nhập tự và lễ An vị Phật được cử hành vào ngày 09 – 10 – 1949. Từ đấy, chùa sinh hoạt theo Phật giáo Nam Tông. Một thời gian sau, hai Phật tử là Kim Long và Lâm Thị Thiệt đã phát tâm mua toàn bộ khu đất để dâng cúng Tam Bảo. Lễ dâng đất và chùa được cử hành vào ngày 16 – 02 – 1952. Đại diện chư tăng nhận đất là Hòa thượng Hộ Tông, dưới sự chứng minh của Sư Cả trụ trì chùa Mahàmontrey ở Campuchia.



http://www.vncgarden.com/_/rsrc/1306038308418/di-tich-danh-thang/chuavietnam-xuavanay/tp-ho-chi-minh/chua-ky-vien/315-Tuong%20Duc%20Phat%20nhap%20Niet%20ban.jpg
Tượng Đức Phật nhập Niết bàn


http://www.vncgarden.com/_/rsrc/1306038438024/di-tich-danh-thang/chuavietnam-xuavanay/tp-ho-chi-minh/chua-ky-vien/315-Chan%20dung%20hoa%20thuong%20ho%20tong.jpg
Chân dung Hòa thượng hộ tông

Năm 1953, chùa bị hư hỏng trong trận hỏa hoạn ở khu bàn Cờ, nên đã tổ chức trùng tu từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1954, với tổng chi phí trên 800.000 đồng, xoay mặt tiền ra đường mới, tức đường Nguyễn Đình Chiểu hiện nay. Chánh điện thờ Phật theo dạng tam cấp. Tầng cao nhất thờ Xá lợi Phật (do ngài Narada ở Tích Lan dâng cúng vào năm 1953), các tầng dưới thờ đức Phật Thích Ca thuyết pháp, đức Phật tọa thiền và đức Phật nhập níp bàn. Phía dưới có bộ bàn thờ sơn son thếp vàng do quân đội Hoàng gia Thái Lan hiến tặng, tôn trí những pho tượng Phật loại nhỏ và chưng bông hoa. Bức tường phía sau vẽ nhiều ngọn tháp ẩn trong mây thật đẹp.
Phía sau chánh điện là trai đường, tầng trên là tăng xá. Trước tăng xá là một phòng họp nhỏ của chư tăng, ở đây có một tủ thờ rất nhiều tượng Phật trên thế giới do Hòa thượng Bửu Chơn hiến tặng sau mỗi lần dự hội nghị Phật giáo ở các nước.
Trong giai đoạn đầu phát triển, chùa đã đón tiếp hai vị Pháp sư nổi tiếng thuyết giảng chánh pháp Phật giáo Nam Tông là Pháp sư Thông Kham và Pháp sư Narada (Tích Lan).
Tại chùa, vào ngày 14 – 5 – 1957, cụ Nguyễn Văn Hiểu thành lập Tổng hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam. Đồng thời vào ngày 18 – 12 – 1957, quý vị Hòa thượng Bửu Chơn, Thiện Luật, Hộ Tông, Kim Quang, Giới Nghiêm, Tối Thắng và Giác Quang thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam. Kể từ đó đến năm 1981, chùa đặt trụ sở Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Các vị trụ trì tiền nhiệm và hiện nay là : Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thượng Bửu Chơn, Hòa thượng Tối Thắng, Hòa thượng Giới Nghiêm, Hòa thượng Thiện Thắng, Hòa thượng Ẩn Lâm, Thượng tọa Viên Minh, Hòa thượng Siêu Việt, Thượng tọa Tăng Định.
Ngài Hộ Tông quê tại Tân Châu (An Giang), đã đậu bằng bác sĩ và được cử làm việc ở Campuchia. Ngài đã lập chùa Sùng Phước ở Phnôm Pênh và được đức Phó Vua sãi Campuchia truyền giới xuất gia tại chùa này vào năm 1940. Năm 1957, trong hội nghị bầu Ban Chưởng quản Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam khóa I, ngài được suy cử chức vụ Tăng Thống.
Năm 2005, chùa đặt các nghệ nhân Nam Định đúc một pho tượng Phật bằng đồng mạ vàng cao 2,5 m, nặng 2 tấn. Chùa có bộ lư đồng có chạm ảnh chùa Kỳ Viên.
Chùa Kỳ Viên hiện nay là trung tâm văn hóa của hệ phái Phật giáo Nam Tông Việt Nam, là nơi hoằng pháp và tiếp đón các phái đoàn Phật giáo quốc tế thuộc hệ Theravada.

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường


Nguồn : http://www.vncgarden.com/di-tich-danh-thang/chuavietnam-xuavanay/tp-ho-chi-minh/chua-ky-vien

HanParis
08-05-2013, 23:13
Kỳ VII : TỪ CẦU CHỮ Y

QUA LÒ HEO CHÁNH HƯNG



http://i630.photobucket.com/albums/uu21/thevinh6782/cauchuY.jpg
Cầu Chữ Y Xưa

http://i34.photobucket.com/albums/d134/dtrinhviet/Pre%201975/Saigon1968.jpg
Trên Cầu Chữ Y - Năm 1968

Tấm đầu sao thấy đen thui? Thật ra cầu chữ Y theo Hàn nhớ nó cũ kỷ nhưng màu trắng trắng, nhìn hình số 2 mới giống đó. Và nếu chạy xuống cầu về phía ĐL Trần Hưng Đạo, khi xưa ở bên phải có một tiệm nước mía rất ngon, ướp lạnh uống đã khát lun! :D



Sài Gòn Xưa và TP HCM nay, thời nào cũng có nhiều cầu bắt xuyên qua nhiều con kinh. Nếu bạn dùng Google Map từ máy Ipad hay Google Earth để nhìn không ảnh sông SG thì sẽ thấy nó cong cong quẹo quẹo như chữ S thật duyên dáng mỹ miều chạy quanh đất SG-Gia Đình từ thời Tả quân Lê Văn Duyệt. Lịch sử sông SG hình như dính liền với sự hình thành của Bến Thành xưa. Và như Hàn từng đăng hình đại lộ Nguyễn Huệ (Charner thời Pháp) từng là một con kinh sau được lấp lại, còn đường gọi là Kinh Lấp, chợ Bến Thành được dời tới dời lui mới đóng đô tại chợ SG ngày nay.



http://1.bp.blogspot.com/-hsqeoqjDCxo/TeSl89poJII/AAAAAAAAAr8/PWmJXlK-Zek/s640/saigonriver.jpg


Nhiều bài viết để kỷ niệm 300 năm SG được đăng tải trong nhiều báo quốc nội hồi 1998, bạn tìm đọc lại thì sẽ rõ thui. Nhớ ngày xưa, có lẻ vào thập niên 60, có chiếc cầu Sở Thú bắt qua Thủ Thiêm, chỉ cho người đi bộ dạo từ SG qua Thủ Thiêm. Vào ngày Tết, quá nhiều người qua đó nên câdu bị sắp, một số người bị thiệt mạng, không biết bây giờ cầu đó có còn hay không? Cầu đó là một trong cả ngàn cây cầu tại TP HCM hiện nay. Nhưng cầu 3 cẳng thì không nhiều và chiếc cầu LS nhất có lẻ là Cầu Chữ Y, nó có 3 nhánh đã tồn tại từ thời Bình Xuyên và Đại Thế Giới. Khi xưa ĐTG từng là sòng bạc khá hoành trán không thua gì sòng bên Monaco của Pháp hay Las Vegas bên Mỹ. Tại sao gọi là chữ Y? Xin thưa vì cầu có 3 nhánh, nhìn từ trên cao như chữ Y (cà rết) vậy. Cầu có 3 nhánh nối liền Q8 với Q1,Q2. Ngày trước SG chỉ có 9 quận thui. Và Q9 là vùng Thủ Thiêm (nay là Q2? Quận nhì trước 1975 là khu nhà thờ Huyện Sỹ, Ngô Tùng Châu (nay Lê Thị Riêng)).


http://www.virtual.vietnam.ttu.edu/cgi-bin/starfetch.exe?cybRSL5JDep@aJtgmOtrklvvKSxzNdBYQGli Hm@6GoJjgssFJY0pDDvqvjIwIqzYXp5lIA4kdKnsITsiSCx2gZ oF.16MAv.o9vvOftxaQwo/vas036610.jpg
Nhà thờ Huyện Sỹ trước 1975


Bạn nào lớn tuổi từng coi qua vở CL xa xưa có tên là Tuyệt Tình Ca mà kép Út Trà Ôn từng đóng vai Ông Cò Q9. Rồi với thời gian SG đã 'mọc' ra tới 11 quận vây quanh bởi tỉnh Gia Định. Với TP HCM thì SG được mở rộng hơn nữa như các bạn cũng biết nếu ở vùng này. Khi xưa từ thông lộ Nguyễn Biểu xuyên ĐL Trần Hưng Đạo hướng về cầu Chữ Y, nếu ta đi dưới cầu, rẽ phải là Bến Chương Dưong đi về Bến Bạch Đằng, bên kia sông là vùng Khánh Hội có tên là Bến Vân Đồn. Có nhiều cầu bắc từ SG qua Q4 khi bạn xem bản đồ rạch Bến Nghé xưa cũng như nay. Từ dưới cầu chữ Y, nếu bạn quẹo phải là Bến Hàm Tử (nay là Võ Văn Kiệt) đi về hướng Chợ Lớn. Ngày xưa ĐL Khổng Tử (nay Hải Thượng Lản Ông) có Thị Trường Đồ Sắt mà nhiều Hoa kiều kinh doanh tại Chợ Lớn. Trên đường Bến Hàm Tử tiến về Chợ Lớn, gần đường Bạch Vân, An Bình có chợ Hòa Bình (nay cũng còn hoạt động), khi xưa từ vùng Chánh Hưng, người dân đi đò qua để đến chợ này. Xin trở lại cầu chữ Y, từ giao điểm nếu rẽ trái đi về phía Phạm Thế Hiển Q8. Mời bạn quẹo phải tham quan khu Chánh Hưng của ngày xưa. Đó là ĐL Hưng Phú. Khi xưa dân Lục Tỉnh lên SG sinh sống thường tìm nhà ở miệt Lò Heo Chánh Hưng vì giá nhà tương đối rẽ hơn tại trung tâm SG. Và ai muốn mua hay mướn nhà vùng Chánh Hưng phải có Tờ Khai Gia Đình (Hộ Khẩu) chứng nhận có quyền được nhập cư chính thức đất Sài Thành. Vùng Chánh Hưng vào thập niên 60 còn rất hoang dã, nhà cửa thưa thớt, phần đông là ruộng hoang. Hàn có tạm cư nơi đó một thời gian. Còn nhớ so với trung tâm SG hay Chợ Lớn, Quận 8 không có điện, nơi mà phần đông là những gia đình lao động. Người dân phải dùng đen cày để soi sáng ban đêm, nhà nào khá giả hơn thì dùng đèn măng xông chạy dầu và lâu lâu lại phải thay tim. Đèn này soi rất sáng không thua gì đèn Hallogène ngày nay. Tôi còn nhớ người VN rất sáng tạo, dân lao động hay hay dùng võ đạn của Mỹ (đang thời chiến tranh mà) để làm lò nấu cơm. Tôi nhớ chiều chiều thường ra quầy báo để mua nhạc tờ như bài Những Đồi Hoa Sim của Dzũng Chinh. Dân Chánh Hưng rất thích mấy bài của Lam Phương. Và thanh niên hay lấy đàn chơi văn nghệ cuối tuần. Tôi có học ở trường tiểu học Chánh Hưng một thời gian.

http://baotreonline.com/images/stories/content/ghi-nhan-trong-tuan/tieu-hoc-vnch.jpg
Cũng may mà ông thày không đi chân không :))


Xóm Lao Động mà, người dân rất mộc mạc, chất phát. Hô đi học là các em (bây giờ chắc 5,6 bó rùi) cặp nách cuốn tập, vắt viết vào tuổi rùi chạy đến trường, có khi đi chân không nữa! Con trai thì mặt áo trắng quần cụt (xà lỏn), con gái với bộ bà ba cũ xì, nhăn nheo vì không ủi. Họ vào lớp để học i tờ. Lối đánh vần của học trò công lập đánh vần nghe buồn cười lắm. Họ chỉ thua hề Tùng Lâm thì ông từng đánh vần anh nờ ố nố i nôi nặng ngoại thui. Tôi nhớ khi xưa từ Chánh Hưng không có xe bus đi vào SG, chỉ có xe đạp, xe gắn máy, xe hơi. Có vài chuyến xe Lam qua cầu Chữ Y để vào SG làm việc. Tôi biết một số dân đi đò từ bến Ba Đình qua bến Hàm Tử để vào Chợ Lớn. Từ ĐL Hưng Phú khi vừa qua cầu chữ Y, đi một đoạn thì đi ngang qua Lò Heo Chánh Hưng, đối diện là mé sông của Rạch Bến Nghé. Mỗi lần tới đó tôi phải nín thở 30 giây vì mùi kít nhợn thật kinh khủng. Vậy mà kép Hữu Phước (cha ruột của CS Hương Lan ngày nay) phải đóng một đoạn phim vùng đó trong vỡ CL xa xưa có tên là Con Gái Chị Hằng. Bây giờ đi tiếp ĐL Hưng Phú tiếng về vùng Chánh Hưng, Xóm Củi... Có một chợ nhỏ (chưa phải là chợ Ba Đình), tối tối họ lại quảng cáo tuồng CL trong một rạp rất bình dân nhưng cũng xôm lắm. Hàn nhớ vào những đêm tết Nguyên Đán, các thanh niên thiếu nữ hay ùn ùn vượt cầu Chữ Y để ra Hàm Nghi, Lê Lợi bát phố, chở nhau đi chơi thật vui vé và với lối ngồi hai chân để một bên thời đó.

http://www.virtual.vietnam.ttu.edu/cgi-bin/starfetch.exe?RbfqI11RZ0F30pyIxH3vDN6G.vPNIDCfi2yD w9jynlT0h3CPKlqrkLkrtLZPY.mf4VOb5ms6PXJgbzBDbh1Ufb Gf8Z3vkAj5ep5D@B0N7i8/VAS015232.jpghttp://www.virtual.vietnam.ttu.edu/cgi-bin/starfetch.exe?Si3EuHF3PmpIkbjmtoUI0Km1kba0Kypnz93b IeEk8pbMaXJGEkhiQruVIigywuOnO@FRZPtsz1yHLT9AZV50ZJ 9aRvGDMpzi0Ul7AZWUuVw/VAS015269.jpg
Khi xưa, phụ nữ SG thích ngồi kiểu này trông nữ tính hơn kiểu ngồi xe ôm ngày nay

Để kết thúc bài này trong niềm vui tươi thường lệ thì quả là khi xưa khoái coi phim Cao Bồi trên đài Mỹ, bọn tôi rất thích ăn mặc như 'bé' này : :))

http://img801.imageshack.us/img801/2976/saigonquickdraw103.jpg



Trong post tới xin giới thiệu cùng thành viên VSF bài viết về Lò Heo Chánh Hưng của một Việt Kiều Ý, Canada cách nay 10 năm. Chị ấy sinh năm 1949, và song song với bài viết để Hoài Niệm Một Thời xứ sở của Ba Má chị, chị còn sáng tác nhiều bài văn xuôi, thơ thẩn nữa, bạn tìm trên mạng sẽ thấy thui.

HanParis
08-05-2013, 23:36
Bên kia cầu chữ Y

Thân tặng những ai ở Chánh Hưng - Hưng Phú
Huỳnh Ngọc Nga - Italia, Torino 11.2004

http://bichvan.free.fr/cauchuy/cauchuy4_600x278.jpg


Má tôi kể, hồi người quen và lập gia đình với ba tôi, má tôi không bao giờ nghĩ rằng người phải về làm dâu nhà nội nơi tận vùng nửa quê, nửa tỉnh dù mang tiếng vẫn ở Sàigon như vùng đất nổi bên kia cầu chữ Y, quận 8 nầy, vùng mà người Sàigon hay gọi một cách vắn tắt gọn gàng là “miệt Lò Heo Chánh Hưng“ vì nơi đây có một lò thịt to lớn cung cấp thịt heo (lẫn thịt bò, thịt ngựa) cho cả thành phố.


Đây là một ốc đảo giữa lòng thành phố đuợc bao bọc bởi các dòng nước của những con kinh đào và đuợc nối với đất liền thành phố bởi những cây cầu mà cây cầu lớn nhất có 3 nhánh là cầu chữ Y. Từ trung tâm Sàigon đi thẳng vào Chợ Lớn đến đường Nguyễn Biểu, quẹo phía trái thẳng đến chân cầu bên đây thành phố. Lên giữa cầu có 2 nhánh rẻ, nhánh bên phải có con kinh Tàu Hủ chia đôi quận 8 (tức vùng Chánh Hưng) với quận 5, quận 6 của vùng Chợ Lớn. Con kinh nầy đổ ra sông Bến Lức. Nhánh bên trái của cầu là kinh Đôi chảy dài vô Bình An, tiếp ra huyện Bình Chánh, sau đó nhập với kinh Tàu Hủ đổ vào sông Vàm Cỏ ở cầu Bình Điền.


http://bichvan.free.fr/cauchuy/chanhhung2_600x450.jpg

http://bichvan.free.fr/cauchuy/chanhhung1_600x450.jpg
Cầu Chánh Hưng - Chữ Y?

Chánh Hưng nằm giữa các nhánh sông, phía bắc có cầu chữ Y, phía nam có cầu Hiệp ân và một cây cầu nhỏ xuyên qua chợ Xóm Củi mà dân trong vùng gọi là cầu Phát Triển, chạy thẳng cầu Hiệp ân sẽ gặp cầu Nhị Thiên Đường thuộc vùng Chợ Lớn. Từ dưới chân cầu chữ Y nhánh phải là đường Hưng Phú, lò Heo Chánh Hưng nằm trên đường nầy có cửa chánh nằm trên đường Lê Quang Kim và một bên hông là đuờng Nguyễn Duy. Đường Hưng Phú chạy dài thẳng xuống có đường Chánh Hưng cắt ngang để gặp Bến Ba Đình, từ Bến Ba Đình có những con đò nhỏ sang sông để qua chợ Hòa Bình và Lao Cai. Nội tôi kể, Chánh Hưng những năm trước thập niên 30-40 là đồng ruộng, sình lầy. Khoảng thập niên 50-60 chính phủ đương thời cho xáng thổi lấy đất bùn dưới sông sâu lấp bằng các vùng sình lấy đó để xây dựng những dãy phố ngay hàng từng lô thẳng tắp, còn được gọi là dảy nhà “lô“.


http://bichvan.free.fr/cauchuy/nhithienduong1_600x450.jpg
http://bichvan.free.fr/cauchuy/nhithienduong2_600x450.jpg
Cầu Nhị Thiên Đường


Riêng tôi, tôi thực sự biết Chánh Hưng khi ba má tôi dọn về ở hẳn với nội tôi, khoảng năm 1955 hay 56 tôi không nhớ rõ, và sau đó xây cất hẳn một ngôi nhà kế bên nhà của nội, còn được gọi là ngôi nhà từ đường, nhà hương hỏa, ngôi nhà được xây trên vùng đất nầy từ đời ông cố của tôi, cách đến nay cũng hơn trăm năm lẻ. Nhà nằm trên đường Chánh Hưng, bên mé phải sát cạnh một con lạch nhỏ chảy ra kinh Tàu hủ, mé trái giáp nhà ông bà Ba, một láng giềng cố cựu của nội tôi. Phía trước nhà tôi, chếch về bên phải là chùa An Phú, chùa không lớn nhưng trang nghiêm và sau nầy được sửa sang lại khang trang rất đẹp, từng là nơi hành hương của cố nghệ sĩ Thanh Nga lúc còn sanh tiền cũng như nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng khác. Chung quanh vùng tôi ở có rất nhiều đình, nhiều miếu. Những năm tôi còn nhỏ, cứ mỗi năm, các chùa, đình, miếu thường có lệ cúng lễ kỳ yên hay gọi nôm na là lễ thỉnh sắc (thỉnh bài vị). Những lần lễ lộc như thế, ban hội tề của các nơi đó mời các đoàn hát bộ hoặc các gánh cải lương nho nhỏ về hát chầu và tôi cũng như đa số những đứa trẻ trong xóm thường chen vào đình, miếu đứng sau cánh gà xem hát một cách say sưa. Những buổi hát chầu như vậy đã thấm nhập vào tâm hồn thơ dại của tôi bao nhiêu tuồng tích, với bao văn vẻ bình dị như một dấu ấn trong tiềm thức tôi đến tận mãi bây giờ.


http://bichvan.free.fr/cauchuy/cauchuy2_600x450.jpg

http://bichvan.free.fr/cauchuy/cauchuy3_600x450.jpg

http://bichvan.free.fr/cauchuy/cauchuy1_600x501.jpg
Ba Nhánh của chữ Y

Nếu chỉ nói đến việc vui chơi mà bỏ quên việc học thì quả thật là một điều thiếu sót lớn, vì vậy tôi cũng muốn nói đến ngôi trường đầu đời của tôi, trường Tiểu học Chánh Hưng. Trường nằm trên ngả quẹo ra Bến Ba đình, mặt trước và phía hông trái ngó ra kênh Tàu Hủ, phía sau giáp đình Ông, hông bên phải có một trại chằm lá của ông bà Năm Sắm. Lá dừa nước từ Lục Tỉnh đem lên đuợc thợ gia công chằm lại thành từng phiến dùng để lợp nhà. Từ nhà tôi đến trường phải đi ngang qua chợ Chánh Hưng và ngả ba Bến Ba đình. Tôi thích ngả ba nầy vì có quán ông Tiều bán nước đá nhận mà tôi thường ghé mua từng viên đá bào nhận chặt có chan si rô và một chút nước chanh muối trên mặt thơm ngon vô cùng. Trong suốt thời gian bao năm ở bậc Tiểu học, còn ghi mãi trong tôi là hình ảnh một ngày tan học năm cuối cùng. Hôm đó như thường lệ, tiếng trống tan trường vừa dứt, bọn học trò chúng tôi túa nhau ra về. Bỗng phía trước tôi có tiếng la lớn “Thằng chỏng chết trôi, thằng chỏng chết trôi tụi bây ơi“. Lúc đó nước cạn, lòng sông lộ hẳn bùn sình, một xác chết trôi sông phình to đang phơi mình nữa trên bải cạn, nữa dưới nước sâu. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi thấy một xác người chết và cũng là lần đầu tiên tôi biết thế nào sự khác biệt giữa sống và chết. Tôi không nhớ tôi như thế nào lúc đó, chỉ nhớ rằng hôm ấy về nhà tôi không nuốt được bữa cơm trưa.


Những ngày không vui hoặc những hôm rảnh rổi tôi hay ra bên hè leo cây nhản hoặc tập xe đạp. Giữa hè nhà tôi và hè nhà ông bà Ba hàng xóm có hàng rào xương rồng ngăn đôi. Tôi thường bắt gặp chị Tỏ, con gái út của ông bà Ba, ngồi thì thầm với chị Đổ Ngọc Trinh, con của bác Tư Lô trong xóm. Không biết hai chị bàn tán điều gì, nhưng mỗi lần thấy tôi tò mò đứng nghe, hai chị thường cười và khoát tay bảo tôi đi nơi khác chơi, đừng để ý chuyện người lớn, tôi cũng cười phụ họa và lãng đi nơi khác vì nghĩ rằng hai chị chắc đang nói chuyện bồ bịch với nhau. Nhiều năm sau nầy, tôi mới rõ ra là hai chị bàn chuyện vô bưng với Cách Mạng, nhưng cuối cùng chỉ có chị Trinh thực hiện chương trình còn chị Tỏ vẫn sống đời thường như mọi người. Sau ngày 30.4, chị Trinh trở về và lúc tôi đã sang Y’, thư từ người thân cho biết rằng chị có thời giữ chức Thứ trưởng Bộ Phát Triển Kinh Tế, còn chị Tỏ lập gia đình và nghe nói cùng chồng vượt biên định cư tận phương xa ở hải ngoại. Bạn bè tôi, bạn học hoặc bạn cùng xóm tôi có khá nhiều. Thân quen nhau qua trò chơi trẻ con, qua những đêm trăng thu rước đèn khắp xóm, những ngày nắng hạ hớt cá, thả diều. Sau nầy lớn lên, những thằng bạn trai có đứa thành danh đổ đạt, có đứa vùi thân vì chiến tranh, dù chết cho bên nầy hay bên kia tôi tin rằng họ đều nghĩ rằng họ đã đem thân xác mình làm phân bón cho hoa màu của đất nước. Những cô bạn gái đa số tiếp tục truyền thống của các bà mẹ giữ việc tề gia, chồng con, nội trợ. Rất hiếm thấy các bạn gái của tôi thành nhân đổ đạt, có lẻ vì vậy má tôi vẫn thường hay bảo “Con gái Chánh Hưng sanh ra để làm vợ hiền, dâu thảo mà thôi“.



Người Chánh Hưng hiền hòa, cục mịch, giận hờn không giấu diếm, thương ghét chẳng đậy che. Mắng chửi nhau hôm trước, hôm sau cúng giổ đã thấy bánh rượu, trà mời. Cửa không khóa, sân không đóng, tin nhau như tin người thân ruột thịt, tiền của không nhiều nhưng tình nghĩa mênh mông.


Bên kia cầu chữ Y là thế, một ốc đảo xanh màu, màu nước xanh của những dòng kênh, màu xanh của cỏ cây trên mặt đất và màu xanh của lòng người hướng vọng tương lai. Vậy mà tôi đã bỏ nơi đó ra đi, đi khi chưa làm được một điều gì ích lợi cho nơi đã nuôi nấng tôi thành người, đi khi nước kinh Đôi chưa cạn và những con đò vẫn tiếp tục ngày hai buổi nối Chánh Hưng với Chợ Lớn - Sàigon. Hai mươi mốt năm dài sống đời viễn xứ, đã bao lần tôi thở dài “chiều chiều ra đứng ngõ sau, trông về xóm củ ruột đau chín chiều“.


Năm 1995 tôi đã một lần trở lại, Chánh Hưng ngày tôi về với bao “thương hải tang điền“ nhưng ngôi nhà của cha ông vẫn còn đó. Từ đấy đến nay tôi vẫn ước ao đựơc thêm một lần tìm đến đó. Tin tức người thân từ quê hương gửi qua cho biết, nhà nước đã xây cầu Nguyễn Tri Phương nối bên nầy kinh Tàu Hủ với bên kia kinh Đôi như một thôi thúc tôi hãy sớm trở về để thấy sự đổi thay trọng đại đó. Và hơn thế nữa, nếu quê hương Việt Nam là hình ảnh mẹ cha, thành phố Sàigon mang bóng dáng người tình thì Chánh Hưng thương nhớ là bạn tri kỷ với tôi mà cuộc sống nầy trong chúng ta có mấy ai bỏ được người tri âm, phải không các bạn VSF?


Nguồn : http://lienviet.net.free.fr/vartg.php?art=1112

HanParis
10-05-2013, 06:45
Trong những lần tới Hàn sẽ đăng 2 bài đang soạn với chủ đề :

- Thủ Đức Xưa và Nay

- Tuổi Học Trò

Trong khi chờ đợi tặng các bạn xa gần bài thơ xa xưa mà muốn tìm trên mạng cũng khó lắm. Bài ca dao lục bát chả rõ ai đã sáng tác nhưng kể về những địa danh nỗi tiếng của SaiGon Xưa...

http://thoangsaigon.com/wp-content/uploads/2010/05/Sai_Gon_Xua3.jpg

Du Lịch SAIGON xưa

Sài Gòn có bến Chương Dương,
Có Dinh Độc Lập, có đường Tự Do
Có Chợ Quán, có Cầu Kho,
Bến xe Lục Tỉnh, con đò Thủ Thiêm

Có ôtô buýt khắp miền,
Vườn chơi có Thảo Cầm Viên, Tao Đàn
Bến Thành đã tiếng tăm vang
Chợ Cầu Ông Lãnh lại càng nên đi

Xe đò, xe máy, taxi
Bình Tây, Khánh Hội ngại gì xa xôi
Chánh Hưng, Phú Nhuận đây rồi
Thị Nghè, Tân Định nhiều nơi còn chờ

Trải bao thay đổi đến giờ
Khắp nơi đã rợp bóng cờ vinh quang
Sài Gòn - thủ phủ Việt Nam
Mai này kiến thiết mở mang còn nhiều.
Khuyết Danh

Nguồn : http://www.facebook.com/honngocviendong.vn (http://www.webtretho.com/forum/links.php?url=http://www.facebook.com/honngocviendong.vn)

HanParis
12-05-2013, 17:24
http://i34.photobucket.com/albums/d134/dtrinhviet/Pre%201975/Saigon1968.jpg
Trên Cầu Chữ Y - Năm 1968






Hàn nhớ có một dạo con gái Việt nam khi viết thư cho người yêu hay xếp thành chữ Y, không phải họ là gái vùng Chánh Hưng mà là Y là tượng trưng cho Yêu đấy thui :)) Vào thời chiến, cũng có những cặp yêu cuồng sống vội vì ngày mai sống chết ra sao cũng chưa biết. Còn chính quyền SG thì không cấm yêu nhưng cũng đề nghị chủ nghĩa '3 Khoan'. Khoan Yêu, mà lỡ yêu rùi thì Khoan Cưới, mà cưới rùi thì Khoan Đẻ :)) Hàn xin thêm vài ảnh về Cầu Chữ Y với vài căn nhà dưới hay quanh cầu. Nhiều gia đình lao động hay xây nhà gỗ ven bến sông, không biết ngày nay còn cảnh này không, mời các bạn xem qua. Ngày xưa vùng Chánh Hưng và Khánh Hội là những khu nữa thành, nữa quê. Bây giờ chắc khác xưa lắm rồi khi TP HCM được đổi mới...

http://img248.imageshack.us/img248/2171/4199069400593148a0f8b1.jpg

http://pat-n-steve.smugmug.com/ING-Ranger-151-Vietnam-1969/09-Saigon/09039/458836042_cUSc2-X2.jpg

http://pat-n-steve.smugmug.com/ING-Ranger-151-Vietnam-1969/09-Saigon/09040/458836221_DvyHe-X2.jpg

http://pat-n-steve.smugmug.com/ING-Ranger-151-Vietnam-1969/09-Saigon/09042/458836520_NUrJG-X2.jpg

HanParis
12-05-2013, 17:43
http://thoangsaigon.com/wp-content/uploads/2010/05/Sai_Gon_Xua3.jpg

Sài Gòn có bến Chương Dương,
Có Dinh Độc Lập, có đường Tự Do
Có Chợ Quán, có Cầu Kho,
Bến xe Lục Tỉnh, con đò Thủ Thiêm

Có ôtô buýt khắp miền,
Vườn chơi có Thảo Cầm Viên, Tao Đàn
Bến Thành đã tiếng tăm vang
Chợ Cầu Ông Lãnh lại càng nên đi

Xe đò, xe máy, taxi
Bình Tây, Khánh Hội ngại gì xa xôi
Chánh Hưng, Phú Nhuận đây rồi
Thị Nghè, Tân Định nhiều nơi còn chờ






Thật ra 'pé' này là Model thập niên 60, bạn mún xem trọn bộ thì còn vài tấm nữa :


http://i43.tinypic.com/sv6m1v.jpg


http://i41.tinypic.com/29dh91x.jpg


http://i41.tinypic.com/2088i7s.jpg


http://i40.tinypic.com/1sxqvd.jpg


http://i39.tinypic.com/ev96kh.jpg


http://i44.tinypic.com/vno9j8.jpg


Còn Model SaiGon (2007) thì Hàn có 2 tấm dưới đây của Model Trần Hà (còn khoảng 20 tấm nữa nếu có yêu cầu, đương sự sẽ post sau :D) chụp gần Nhà Thờ Đức Bà. Như lời của Ngô Thụy Miên : 'Nắng Sài Gòn, Anh Đi Mà Chợt Mát'. Dĩ nhiên rùi, người đẹp ăn mặc thế này, các anh nhìn mát mắt đấy thui! :D

http://i79.servimg.com/u/f79/11/56/24/75/19_tra10.jpg


http://i79.servimg.com/u/f79/11/56/24/75/23_tra10.jpg

Đương sự thì vẫn thích nhất là...nữ sinh Régina Pacis mà thui :))

http://farm5.static.flickr.com/4042/4525099937_3820e93cbd.jpg
Quanh trường Régina Pacis 1970?

http://i79.servimg.com/u/f79/11/56/24/75/23_tra10.jpghttp://

HuyNguyen
12-05-2013, 18:05
Chú Hàn viết bài kể chuyện hay quá. Giúp những người trẻ sinh sau năm 1975 như bọn cháu biết thêm được nhiều điều lý thú về Sài Gòn xưa. Kính chúc chú được nhiều sức khỏe và cám ơn chú rất nhiều.

HanParis
13-05-2013, 01:31
Kỳ IX : Thủ Đức Xưa Và Nay



Qua kỳ này, Hàn xin viết về Thủ Đức xưa mà tôi từng biết, còn Thủ Đức Nay thì phải nhờ vào các bạn quốc Nội hay có vị nào thường về thăm lại TP này. Xin mến tặng các bạn hữu đang cư ngụ tại TĐ này và vùng phụ cận. Kèm theo bài viết là một vài hình hình ảnh xa xưa của địa danh LS nằm sát SàiGòn trên quảng đường đi tới TP Biên Hòa. Có chi tiết nào Hàn nhớ không chính xác, xin các bạn vui lòng đính chính hay bổ túc. Thủ Đức, cái tên không lạ đối với ngừoi SG xưa và ngay cả TPHCM ngày nay vì nó cách nhau có 15 cây. Thủ Đức, một địa danh LS của ông cha ta trong con đường Nam Tiến, tiếc thay bị thực dân Pháp tấn chiếm mấy tỉnh Nam Kỳ vào TK thứ 18. Hàn đang scan lại rất nhiếu hình ảnh khi người Pháp đã xâm lăng nước ta lấy cớ là Triều Đình Huế đã bị dã man tàn sát tu sĩ của họ, nhưng ông A Lịch San Đắc Lộ (Alexandre de Rhode, con đường gần Huyền Trần Công Chúa tại TPHCM nay vẫn còn) đã có công đem lại Chữ Quốc Ngữ cho chúng ta. Hàn sẽ chia sẽ vào một ngày gần đây từ sách Pháp.


Khi xưa, nhắc tới Thủ Đức, dân miền Nam nghĩ ngay tới Nem Chua Thủ Đức, ngon tuyệt vời mà hình như đến ngày nay, đồng bào quốc nội và ngay cả du khách nước ngoài cũng còn ủng hộ nhiệt liệt. Gia đình tôi từng biết đến vườn cây ăn trái xum xuê của Bình Dương, Bưởi Biên Hòa, Nhãn Long Thành... Dĩ nhiên Nem Thủ Đức thơm ngon có tiếng từ nhiều thế hệ. Trước 1975, Nem Thủ Đức cũng là đề tài để danh hề châm biếm những ai không rành tiếng Anh. Thật vậy, hề râu Thanh Việt đã làm bà con cười bò lăn khi để trả lời câu hỏi : Oát Do Nêm (What's yỏu name)? Ông lại trả lời tỉnh bơ : Mai Nêm i zờ (My Name is) Nem Thủ Đức. Ngày xưa, vào dịp cuối tuần, gia đình tôi hay đi cấp (Vũng Tàu), hay lên Đà Lạt đỗi gió, nhưng muốn đi gần thui thì lại ghé Thủ Đức, tham quan chùa Một Cột rùi ăn nem Thủ Đức. Thật ra trong chợ TĐ cũng bán nhiều món khác cúng hấp dẫn không thua gì Nem Chua : Chả Lụa (Giò), Bún Bò Huế, Phở Bò, phở gà. Về Phở thì không ngon bằng phở Pasteur SG. Thế là vào một sáng chúa nhật, chúng tôi cho xe hướng về ngã tư Hàng Xanh, vượt cầu SG bon bon trên Xa Lộ Biên Hòa (nay XL Hà Nội). Bạn có thể xem vài ảnh kèm theo bài năm 1972, khi chính quyền cho xây Cầu SG. Theo trí nhớ của tôi có 2 cầu dài nhất ở miền Tây là Tân An và Bến Lức, cầu cũ màu đen đã được Pháp xâu từ đầu TK trước. Xin trở lại XL Biên Hòa (HN). Khi xưa dù mún tiến về Hà Nội cũng bị chận lại ở bên nay cầu Hiền Lương, vĩ tuyến 17. :)) Nhưng Ace đợi một chút nữa xe quay lại Thủ Đức, xin tạm tiến về TP Biên Hòa, Long Thành, Bà Rịa, Vũng Tàu. Đi Vũng Tàu lúc ấy, chúng tôi phải đi ngang đập nước Thủ Đức như ảnh dưới đây.



http://i.minus.com/iIkpd7zqr2tfO.jpg
Nhà máy nước Thủ Đức.



Khi còn bé, Hàn không biết đó là chỗ chứa nước của nhà máy Thủ Đức, cứ tưởng đó là... đồn cạnh. Tội nghiệp anh lính nào đó hàng ngày phải leo lên nhiều trăm bậc để trấn thủ TP Sài Gòn. :)) Gần tới TP Biên Hòa bên trái là Nghĩa Trang Quân Đội xưa kia, qua khỏi Biên Hòa nếu đi thẳng sẽ hướng về Long Khánh, Bảo Lộc, Đà Lạt (cách SG 300 cây). Nếu mún đi Vũng Tàu phải rẽ trái đi về Miền Đông, hướng Bà Rịa Vũng Tàu. Chúng tôi hay ghé Long Thành để mua nhãn và măng cụt, chuyến về mới ghé Biên Hòa để mua bưởi để về SG biếu hàng xóm. Đi Vũng Tàu, chúng tôi thường băng ngang nhiều vườn Cao Su rộng lớn. Hàn xin hẹn một dịp khác để viết về Vũng Tàu, bây giờ xin trở lại Thủ Đức nhé. Thú Đức ngày xưa theo Hàn biết, nó nhỏ bé hơn bây giờ với đất rộng, người thưa. Và chính quyền SG đã dành một khu đất rộng để cất lên Cư Xá Sỹ Quan, dành cho quân đội như bạn có thể nhìn (lại) vài ảnh kèm theo bài. Thủ Đức có một con đường chính băng qua chợ Thủ Đức, chùa cũng có, nhà thò không thiếu. Và nếu bạn nhìn ảnh dưới đây sẽ thấy hang đá có Đức Mẹ Maria. Vào mỗi mùa Giáng Sinh của khu Sài Gòn - Gia Định, dân miệt này đểu nghe bài gì Hàn quên tên những có lời hát là 'Đêm Đông Lạnh Lẽo Chúa Sinh Ra Đời, Chúa Sinh Ra Đời Nằm Trong Hang Đá Nơi Mán Lừa'. Ôi trí nhớ tôi không biết có thể cạnh tranh với bộ nhớ máy vi tính xịn ngày ngay không vì Hàn đánh thuộc lòng dù đã ngót 40 năm rùi còn gì? Chứ không nhờ hổ trợ của Google. Thủ Đức còn có Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức (nay là ĐHKT?)


http://i88.photobucket.com/albums/k191/chieutran/DS1972.png

Nguồn : http://trunghocthuduc.com

Nhân dịp đầu tuần, xin mời Ace xơi tí nem chua và bia để nhậu! Xem ảnh sau vậy! :D

http://i197.photobucket.com/albums/aa265/daminhchau/cooking/NemChuaThuDuc.jpghttp://cafef.vcmedia.vn/thumb_w/252/Images/Uploaded/Share/2010/09/09/Sabeco/bia-sg-binh-tay-chia-co-phieu-thuong-ty-le-11.jpg


Nguyen Kim <oonguyenkim@gmail.com>(Kim Dung) - July 2012

HanParis
13-05-2013, 01:47
Thủ Đức Ngày Xưa


http://farm8.staticflickr.com/7218/6855731086_9112636def_z.jpg
Nhà thờ Thủ Đức (cạnh trường Lasan Mossard)

http://farm8.staticflickr.com/7179/7001846037_bc77df116c_z.jpg
Hang đá mùa Noel :

http://farm8.staticflickr.com/7250/7001845609_2c98c4a821_z.jpg
Trường Lassan Mossard

http://farm8.staticflickr.com/7256/7001845349_9b15aa5747_z.jpg

Chợ Thủ Đức

Trục đường chính từ chợ TĐ đi Linh Xuân : Đi về hướng trước mặt là đi Saigon.Đi theo hướng đoàn xe vừa qua khỏi chợ là gặp ngã ba. Đi thẳng thi qua nhà thờ TĐ, bên tay trái, rồi tới trường Mossard cùng phía với nhà thờ..., tới nữa thì lại gặp ngã ba, quẹo phải là đi Cát Lái... Vừa qua khỏi chợ quẹo trái thì sẽ tới Sân Vận Động TĐ bên tay trái, Hồ tắm Ngọc Thủy bên tay mặt. Thẳng tới nữa là đi Biên Hòa..




http://farm7.staticflickr.com/6091/7001844889_0696fc0dec_z.jpg
Thủ Đức vào thập niên 50


Quận Thủ Đức được chụp từ góc độ bùng binh đầu ngã năm. Tòa nhà màu vàng cao cao đó là rập hát Đại Lợi, bây giờ đổi thành nhà sách Nguyễn văn cừ hay Fahasa. Còn một dãi tường trắng ở phần back ground đó là lò Bánh Mì Vạn An.
http://img7.imagebanana.com/img/o112z2ld/nganamthuduc.jpg

http://img6.imagebanana.com/img/pt95t381/thtd.jpg
Trường trung học Thủ Đức...đổi tên thành Hoàng Đạo

http://img6.imagebanana.com/img/qa2erjxn/th.hoang.dao.jpg

http://img6.imagebanana.com/img/92dh5k3d/thuduc05tieuhoc.jpg
Trường tiểu học Thủ Đức

http://img6.imagebanana.com/img/c3s7jkxc/hong.cho.thuduc02.jpg

http://img6.imagebanana.com/img/z1iilh1v/nem.tienhuong.vienthuduc20.jpg
http://i.minus.com/ibfNJjU6huZGgi.jpg
Chợ Thủ Đức một góc nhìn khác

(Còn Nữa)


Nguồn : http://namrom64.blogspot.fr/2012/05/hinh-thu-uc-ngay-xua.html

HanParis
13-05-2013, 02:02
http://i.minus.com/iBrOgm0UCYDZY.jpg
Một ngôi nhà dân tiêu biểu

http://farm8.staticflickr.com/7002/6800059747_c8a2987278_z.jpg
Trên công trường xây dựng Nhà máy điện Thủ Đức



http://i384.photobucket.com/albums/oo289/thanhthuduc/THU%20DUC/ThuDuc_La_grande_rue.jpg
Thủ Đức 1955http://i384.photobucket.com/albums/oo289/thanhthuduc/THU%20DUC/CHOTHUDUC1968.jpg
Ngã Năm Chợ Thủ Đức 1968
http://i384.photobucket.com/albums/oo289/thanhthuduc/THU%20DUC/doccauGoDua68.jpg
Dốc cầu Gò Dưa 1968

http://i384.photobucket.com/albums/oo289/thanhthuduc/THU%20DUC/nhamayximanghatien.jpg
Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên - Thủ Đức1968

http://i384.photobucket.com/albums/oo289/thanhthuduc/THU%20DUC/benhongchoThuDuc69.jpg
Bên hông chợ Thủ Đức đi về hướng Bình Triệu - 1968
Chú ý cột đèn sắt thứ hai là bến xe Giồng Ông Tố-Cát Lái

http://i384.photobucket.com/albums/oo289/thanhthuduc/THU%20DUC/ThuDuc69-duonglendocConGaQuay.jpg
Dốc Con gà Quay-đường đi lên Biên Hoà -Bạn có thể thấy tấm bảng Trường Nữ Tiểu Học Cộng Đồng -Thủ Đức.Kế bên là một khoảng trống về sau nơi đây là chùa Ông-trường tiểu học Đại Thành của người Hoa.


http://i384.photobucket.com/albums/oo289/thanhthuduc/THU%20DUC/gathuduc.jpg
Ga xe lữa Thủ Đức

http://i384.photobucket.com/albums/oo289/thanhthuduc/duonglengaxelua.jpg
Đường lên ga xe lữa. Hình nầy chụp ở cuối chợ Thủ Đức.

http://i384.photobucket.com/albums/oo289/thanhthuduc/DUONGLENDOCNHATHO1968.jpg
Dốc nhà thờ -đường hứơng về Chợ Nhỏ


(Còn nữa)



Nguồn : http://namrom64.blogspot.fr/2012/05/...-ngay-xua.html (http://namrom64.blogspot.fr/2012/05/hinh-thu-uc-ngay-xua.html)

HanParis
13-05-2013, 02:09
http://i18.photobucket.com/albums/b113/quangbinh12f/xebuytthudcaigon.jpg

http://i18.photobucket.com/albums/b113/quangbinh12f/truongNamThuduc.jpg
Trường Nam Thủ Đức

http://i18.photobucket.com/albums/b113/quangbinh12f/thtd.jpg
Trung Học Thủ Đức


http://i18.photobucket.com/albums/b113/quangbinh12f/sanbanhthduc.jpg
Sân Banh Thủ đức 1967

http://i18.photobucket.com/albums/b113/quangbinh12f/nguyenhuuhuan.jpg
Trường Nguyễn Hữu Huân xưa
http://i18.photobucket.com/albums/b113/quangbinh12f/Nga5.jpg
Ngã năm chợ Thủ Đức

http://i18.photobucket.com/albums/b113/quangbinh12f/Cayxangchothudc.jpg
Cây Xăng bên hông chợ Thủ đức giờ vẩn còn

http://i18.photobucket.com/albums/b113/quangbinh12f/nhathothudc.jpg
http://i18.photobucket.com/albums/b113/quangbinh12f/nhatho1.jpg
Giáo xứ Thủ Đức

http://i18.photobucket.com/albums/b113/quangbinh12f/26b2b9daf622d2b54071028bff660b3af7edd5dc3720f40762 7ed2434c1426df18daf2c201b3470af45247789bf7ca537c4e 2b9b60cc1f7f4b15920.jpg
Bên hông Chợ

(Còn nữa)

HanParis
13-05-2013, 02:15
http://i18.photobucket.com/albums/b113/quangbinh12f/truongvanngu.jpg
Trường Trương Văn Ngư trước mặt Giáo Xứ Thủ Đức

http://i18.photobucket.com/albums/b113/quangbinh12f/tructuongnguentungtruc.jpg
Bến xe Lam trước Trường Nguyễn Trung Trực

http://i18.photobucket.com/albums/b113/quangbinh12f/caugodua.jpg Đoạn cầu Gò Dưa trên đường Kha Vạn Cân hướng Thủ đức đi ra Bến xe Miền Đông
http://i384.photobucket.com/albums/oo289/thanhthuduc/DUONGLENDOCNHATHO1968.jpg

http://www.chairborneranger.com/images/thuduc/thuduc-31a.jpgThủ Đức ngày xưa nhìn từ trên cao xuống.

Nguồn : http://namrom64.blogspot.fr/2012/05/hinh-thu-uc-ngay-xua.html

HanParis
14-05-2013, 15:20
Xin thêm một ảnh nữa về Chợ Thủ Đức rùi Hàn sẽ viết về Tuổi Học Trò, dù rằng học trò xưa rất mê đi Thủ Đức ăn nem :D

http://img155.imageshack.us/img155/381/4132794078436a00d9c1b.jpg

HanParis
14-05-2013, 16:03
Kỳ X : TUỔI HỌC TRÒ

Mến tặng các anh H + T và vài bằng hữu trên VSF


http://thayloimuonnoi.htv.com.vn/AppFile/ChuDe/2013/5/hoctro.jpg

Em Sài Gòn
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=_wLVzFwRD0o

Trong đời người mấy ai không có nhiều kỷ niệm vui buồn về Tuổi Học Trò của mình. Vào thời xa xưa khi chưa có trường, muốn tìm một thày để học thì phải o bế ông thầy (Ông Đồ) dữ lắm, ông mới chịu dạy. Cái thời mà có câu Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn. Nhiều khi phải đến nhà ông thày như tục Ở Rễ Nam Bộ. Phải biết kính trên nhường dưới và tôn trọng ông thày. Có bộ tem đẹp mà ổng mún thì phải dâng free cho thày. :)) Cái này Hàn đùa thui, chưa chắc mấy ông đồ ngày xưa biết ST tem! Mấy ổng thích viết liễn hơn. Cho nên, các trò phải đến nhà thày để phục vụ miễn phí cho tới khi thày thấy học trò vẹn toàn trong các lễ theo đạo Nho, rành sách Thánh Hiền, thày mới đồng ý dạy. Tới tuổi học trò từ những năm 60-70 thì tự do hơn nhiều nhưng trái với ngày nay, thày cô chúng tôi có khi rất nghiêm khắc, phạt trò thì khẻ tay không thương tiếc (có khi bắt chụm mấy ngón tay lại để thẩy đánh cho đau hơn). Ai từng học Tabert hay các trường Đạo tại SG khi xưa cũng biết, mấy ông Cha, mấy Bà Sơ dữ dằn với học trò. Nhiều Cha còn đem theo cây roi mây dài thòn lòn để có dịp lấy ra xài với học trò của minh. Con gái mà dám trai gái này nọ thì bị mấy bà Sơ khiển trách... từ sáng tới chiều nghe nhức lỗ tai lun. :D Không hiểu sao, Phạm Duy lại sáng tác ra bài : Em Hiền Như Ma Soeur (Bà Sơ của tôi), rất phản với sự thật! :))

http://www.leportaildutimbre.fr/download/fstore/portail%20timbre/images_news/2013/TAE_news.jpg

Thú Chơi Tem Của Học Trò Pháp, còn ở VN ta thì...

http://www.vnpost.vn/Portals/0/anh%20tin%20tuc/tem-mai-truong.PNG
học trò lại thích ST mẫu tem "Văn miếu - Quốc tử giám"
- trường Đại học đầu tiên của nước ta chào mừng khai giảng năm học mới 2012 - 2013.

Và nhiều bộ tem khác :

Bộ tem 739: "Kỷ niệm 100 năm trường Quốc học Huế (1896 - 1996)" (2 mẫu, PH năm 1996)

http://www.vnpost.vn/Portals/0/tem-mai-truong3.PNG

Bộ tem 792: "90 năm trường Bưởi - Chu Văn An"
(2 mẫu, PH năm 1998)

http://www.vnpost.vn/Portals/0/tem-mai-truong4.PNG

Bộ tem 899: "Kỷ niệm 20 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2002)" (1 mẫu, PH năm 2002)

http://www.vnpost.vn/Portals/0/tem-mai-truong5.PNG

Bộ tem 778: "Vì trẻ em Việt Nam" (2 mẫu, PH năm 1998), với nội dung "Quyền trẻ em được học hành" và "Quyền trẻ em được vui chơi"

http://www.vnpost.vn/Portals/0/tem-mai-truong6.PNG



Nguồn : http://www.vnpost.vn/Tint%E1%BB%A9c/ArticleDetail/tabid/70/CateId/4/ItemId/1095/Default.aspx


Than ôi, thế giới đă thay đổi, có khi đi vào chiều hướng xấu. Thật vậy, ngày nay dù ở VN (?) hay bên Tây Âu, thày cô dám đánh trò thì bị chúng hay phụ huynh đánh lại nếu không mún nói là bạo hành. Ở Pháp, thày cô mà dám bạt tai (tát) vào má học trò thì bị tòa xử phạt cấm dạy một thời gian nếu không bị chúng tát lại. Mới đây còn vụ đa số các quốc gia Âu Châu đề nghị bậc phụ huynh không nên đánh đít con mình. Nếu cha mẹ dám hành hung (bạo hành) con cái thì chúng dám thưa chính quyền ở tù như chơi. Còn học trò bị thày cô quở trách trong lớp, chúng dám đón đường để trả thù, gây thương tích cho thày cô, vậy mà tụi học trò 'trời đánh' kia còn dám chụp hình bằng di động rùi đăng lên mạng để chúng cười chơi. Cho nên dù quỉ quái thế nào đầu thập niên 70, theo tôi, học trò tại VN đa số điều tôn kính thày cô. Có nghịch phá (quậy) thì có lúc chúng tôi cũng ăn năn hối lỗi. Thật ra chúng tôi quan niệm rằng mái trường như một gia đình thứ hai. Cả năm điều sinh hoạt chung với nhau, chỉ khi sắp bãi trường thì lòng bùi ngùi : Mỗi Năm Đến Hè Lòng Man Mát Buồn như lời NS Thanh Sơn trong Nỗi Buồn Hoa Phượng.


Vài hình ảnh về Thuở Học Trò của chúng tôi ngày xưa

http://www.pauahtun.org/Vietnam1970/slide-1424a.jpg+http://www.pauahtun.org/Vietnam1970/slide-1425b.jpg+
http://i79.servimg.com/u/f79/11/56/24/75/_tuoih10.jpg

Lãnh thưởng nếu không bị lãnh phạt :D


Và học chung một mái trường, đó là thời gian êm đềm nhất của tuổi mới lớn. Nhiều trường bỏ lệ Nam Nữ Thọ Thọ Bất Tương Thân thì cho học chung nam nữ, và đương nhiên có nhiều chuyện tình chớm nở trong tuổi học trò. Nếu không thì bọn con trai chúng tôi hay 'trồng cây si' (TCS không phải Trịnh Công Sơn đâu nhé! :D) tại trường khác con gái học. TCS là mon men đến trường Nữ để làm quen, tán tỉnh. Tiếng Pháp có từ 'Cua' do cụm từ 'faire la cour', khi con trai mún tán tỉnh con gái. Ngày xưa, XH không chấp nhận con gái tán con trai, nếu không thì bọn tôi sẽ chạy dài. =)) Và khi đã quen nhau, yêu nhau thì làm sao thiếu cảnh sáng đón, chiều đưa, rồi khi 'Em Tan Trường Về' đường mưa có nho nhỏ hay không (Ngày Xưa Hoàng Thị - Phạm Duy) thì hai đứa tay trong tay ra Hồ Con Rùa uống nước mía, xem ciné hay ra bến Tàu (Bến Bạch Đằng) ăn kem vừa hóng gió. Với những gia đình thiếu điệu kiện vật chất thì thiếu vụ ăn uống, nhưng họ cũng ở bên nhau, tâm tình ở trước nhà hay vườn bông (công viên) nào đó. Ngày nay ở TP HCM có nhiều nơi để thư giản, hôn nhau cũng quá tự nhiên và còn kiss kiểu Pháp nữa. :D Khi xưa chỉ những ly chanh đường, Sirop (ngày ấy chúng tôi gọi là đá nhận, nước đá bào chế sirop dâu màu đỏ hay bạc hà the the màu xanh lá cây cũng để lại cho chúng tôi những kỷ niệm êm đềm của tuổi học trò. Nam Nữ có quen nhau cũng từ từ, thật lãng mạn. Tôi nhớ ngày xưa con trai hay bịt mắt con gái hay con gái làm rơi khăn tay để người con trai 'lụm' đem trả. Ngày nay nếu người con trai lỡ quên ví tiền hay di động tại nhà bạn thì e rằng khi trở lại chắc có cảnh :


Hôm Qua Anh Đến Nhà Em
Về Nhà Mới Nhớ Để Quên Năm Ngàn
Anh Quay Trở Lại Vội Vàng
Em Còn Nằm Đó Năm Ngàn Mất Tiêu



Hàn thích tình yêu thời Ngô Thụy Miên, rất lãng mạn và tình tứ, không đề cao điều kiện vật chất :


Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh anh mến lá sân trường



Tuổi Học Trò của tuổi mới lớn chứa chan bao kỷ niệm êm đềm của dĩ vãng. Thầy xưa Bạn cũ không biết giờ nay đã trôi dạt phương trời nào? Có cơ hội gặp lại cố nhân không? Ứơc gì có thể trùng phùng (gặp lại) trên diễn đàn này, để tay bắt mặt mừng để ôn lại kỷ niệm xưa...


Paris, Tháng năm 2013

HP

HanParis
14-05-2013, 23:23
Đương sự thì vẫn thích nhất là...nữ sinh Régina Pacis mà thui :))

http://farm5.static.flickr.com/4042/4525099937_3820e93cbd.jpg
Quanh trường Régina Pacis 1970?

http://i79.servimg.com/u/f79/11/56/24/75/23_tra10.jpghttp://

Hai cô trong hình dưới đây không biết có phải là dân Régina Pacis không nhưng điều chắc chắn, đây không phải là đồng phục của dân Régina. Hàn nhớ vào một Mùa Giang Sinh (1970), trường có tổ chức một hội chợ, và đương sự rất thích trò thảy vòng vào đầu vịt lắm đó! :D Trò này vào những cái Tết đầu tiên sau 30/04/75 trong Sở Thú cũng có chơi... Thật ra khi ấy, đương sự thật mún thảy vòng vào cổ mấy em nhưng sợ mấy Sơ dũa te tua =))

http://www.artzkat.com/Military/Saigon-Vietnam-1970/i-4NdNV3z/0/X2/Saigon-Viet-Nam-sites035-X2.jpg


Nghiêm chỉnh hơn thì Hàn nghe nói chân tượng Đức Bà bằng cẩm thạch Ýmua bởi 1 linh mục từ Ý thập niên 1960 chở bằng tàu về.

HanParis
15-05-2013, 22:36
Du Lịch SAIGON xưa

Sài Gòn có bến Chương Dương,
Có Dinh Độc Lập, có đường Tự Do
Có Chợ Quán, có Cầu Kho,
Bến xe Lục Tỉnh, con đò Thủ Thiêm

Có ôtô buýt khắp miền,
Vườn chơi có Thảo Cầm Viên, Tao Đàn
Bến Thành đã tiếng tăm vang
Chợ Cầu Ông Lãnh lại càng nên đi

Xe đò, xe máy, taxi
Bình Tây, Khánh Hội ngại gì xa xôi
Chánh Hưng, Phú Nhuận đây rồi
Thị Nghè, Tân Định nhiều nơi còn chờ

Trải bao thay đổi đến giờ
Khắp nơi đã rợp bóng cờ vinh quang
Sài Gòn - thủ phủ Việt Nam
Mai này kiến thiết mở mang còn nhiều.
Khuyết Danh

Về vài địa danh TPHCM xưa, có bài thơ rất hay của bác Nguyên Tran, một VK Canada (?) mời bạn đọc chơi :

Sài Gòn Của Ta Ơi!

http://ucchau.ndclnh.com/images/stories/cbv_s7.jpg
Chợ Bến Thành Sài Gòn


Chiều nay ngồi ngắm mưa bay
Chạnh lòng tôi nhớ đến Sàigòn xưa
Niềm đau nói mấy cho vừa
Mưa giăng giăng lối lưa thưa giọt buồn
Đâu còn những buổi hoàng hôn
Cà phê tình tự góc Pôle Nord sầu
Tự Do rực rỡ muôn màu
Maxim dìu bước em vào thiên thai
Duy Tân bóng mát trải dài
Queen Bee vang tiếng hát ai dặt dìu
Đường Trần quốc Toản thân yêu
Trường Hành Chánh trong nắng chiều nghiêng nghiêng
Bạch Đằng xóa nỗi ưu phiền
Chợ hoa Nguyễn Huệ ghe thuyền Chương Dương
Đường về Gia Định muôn phương
Dừng chân Phú Nhuận nghe thương nhớ nhiều
Đa Kao xe cộ dập dìu
Phố khuya Tân Định hắt hiu dáng gầy
Lăng Ông Bà Chiểu giờ đây
Còn đâu hương khói những ngày đầu Xuân
Từ Cây Thị đã bao lần
Loanh quanh đưa lối mãi gần Cây Mai
Qua Cầu Khánh Hội chia hai
Lối đi Thương Cảng dấu hài còn in
Quán ăn Chợ Lớn linh đình
Phú Lâm ngả rẽ tâm tình từ lâu

Toronto một ngày nhớ về Sài Gòn
Nguyên Trần


Nguồn : http://ucchau.ndclnh.com/index.php?option=com_content&view=article&id=136:ten-ng-ph-sai-gon&catid=17:bien-kho&Itemid=36

HanParis
16-05-2013, 04:48
Trong những kỳ sau, Hàn sẽ viết về Dã Ngoại Cuối Tuần <Vũng Tàu>, Nha Trang Ngày Về, Đà Lạt Mông Mơ. Nhưng bạn nào là cựu Les Lauriers thì có lẻ thích đọc truyện dài này của 1 dân Lê Lò Dê và đang định cư tại Đức (?) nhắc về Tuổi Học Trò...


http://truongleslauriers.files.wordpress.com/2008/01/header.jpg
Les Lauriers / Văn Minh / Đuốc Sóng Xưa và Nay

http://album.convitstudio.com/wp-content/uploads/2009/07/Web_ThuyChung_cover.jpg

Vuơng Tzu! Chả phải Vương Vũ đâu anh T. ơi :D

Tiếc là chỉ bán (đâu phải ai cũng viết chùa như đương sự :D), để Hàn mua đọc thử rùi chia sẽ sau nhé! Mà thui mua rùi, đau rùi nhưng chưa đọc. Có 136tr, bạn nào cần thì cứ PM, Hàn sẽ share free! Nhưng nếu có thể bạn nên mua ủng hộ nha. Có thể tìm tựa sách từ Google nha.




Những Mãnh Đời Đi Học


http://www.gravatar.com/avatar.php?gravatar_id=936cefa4237469ab81730b600fd f5784&default=http://use.perl.org/images/pix.gif
Những mảnh đời đi học vẫn còn đó trong không gian và thời gian, vẫn còn nằm trong ký ức của các thày cô và các bạn.
Kỷ niệm của những ngày còn đi học! Ôi sao lung linh huyền ảo như những vì sao trên giải ngân hà kia!

Sáng! Đẹp! Nhưng xa vòi vời…
Vuong Tzu

VAPUTIN
16-05-2013, 11:35
http://farm5.static.flickr.com/4042/4525099937_3820e93cbd.jpg
Quanh trường Régina Pacis 1970?

Không phải, đó là trường nữ sinh Nhà trắng St Paul ở số 4 Cường Để nay là trường CD SP MG số 4 Tôn Đức Thắng


http://static.panoramio.com/photos/large/77879973.jpg

Nguoitimduong
16-05-2013, 21:29
Chào anh Hàn, hồi học Đại học em cũng có một ông Thầy dạy Pháp văn tên là Nguyễn Phan Sơn. Thầy là em trai Bs Nguyễn Thị Ngọc Phượng. Thầy bây giờ chắc ngoài 60. Không biết có phải là Thầy của anh hay không nữa.

HanParis
16-05-2013, 22:02
Chào anh Hàn, hồi học Đại học em cũng có một ông Thầy dạy Pháp văn tên là Nguyễn Phan Sơn. Thầy là em trai Bs Nguyễn Thị Ngọc Phượng. Thầy bây giờ chắc ngoài 60. Không biết có phải là Thầy của anh hay không nữa.

Chào anh,

Cũng có thể lắm! Vì theo Hàn thì thầy Sơn dạy Les Lauriers những năm 70, khi ấy khoảng 30 tuổi. Hôm nào anh có gặp thày xin chuyển lời hỏi thăm của 1 học trò cũ. Và hỏi thày có phải khi xưa, thày từng dạy thêm Pháp Văn gần chợ Bà Chiểu và từng tự xưng mình là... Nguyễn Phấn Son không? :)) Từ đó tôi đã chôm chữ ký của thày làm chữ ký của mình vì thấy hay hay. :D Cho Hàn hỏi anh học ĐH năm nào? Để rán suy ra coi có phải là thày Sơn khi xưa không?


http://album.convitstudio.com/wp-content/uploads/2009/07/Web_ThuyChung_cover.jpg

Nhìn cô bé này, Hàn thấy cổ hao hao giống một người xưa, cũng từng học tại Văn Minh. Hay là cháu ngoại của người ấy? :D

Hàn bắt đầu đọc chuyện Những Mãnh Đời Đi Học của một cựu Lò Dê như đã nói, thấy khá hay. Nó gợi cho những ai từng học trường Văn Minh với nhiều kỷ niệm êm đềm. Chỉ là truyện dài tự đặt ra mà tác giả đã làm Hàn nhớ lại tên 1 ông thày Việt văn. Và cái tên đường Lý Trần Quán (đã bị xóa từ năm 1976, bị đổi thành Thạch Thị Thanh, Hàn nghe lạ hoắc) đã được tác giả nhắc lại. Ôi ngót 40 năm rùi, tôi mới nghe lại tên này, khi xưa diễn viên Đoàn Châu Mậu đã từng ở đây, và con đường này cũng dẫn tới chọ Tân Định gần rạp hát Kinh Thành đó. Khi rãnh Hàn chia sẽ truyện này cho dân Tân Định đọc chơi trong topic : Tân Định Khung Trời Kỷ Niệm.

Nguoitimduong
16-05-2013, 22:15
Anh Hàn: Nếu vậy chắc là đúng rồi. Sơn học thầy từ năm 99 anh ạ. Thầy giờ lớn tuổi rồi, S cũng đã lâu không gặp Thầy.

HanParis
17-05-2013, 03:18
Anh Hàn: Nếu vậy chắc là đúng rồi. Sơn học thầy từ năm 99 anh ạ. Thầy giờ lớn tuổi rồi, S cũng đã lâu không gặp Thầy.

Người Pháp thường bảo 'Le Monde est petit', trái đất này nhỏ thật, và người Việt ta lại nói 'Trái Đất Tròn'. Và có đi khắp thế giới để rồi nữa TK sau vẫn có thể gặp lại. Nhớ hồi 1975, bọn tôi từng 888 rằng chỉ còn 25 năm nữa là tận thế! Nhưng rốt cuộc sau năm 2000, bọn này vẫn sống nhăn răng! :)) Nhiều thập niên rùi, dĩ nhiên ta già đi huống chi là thày. Và như thế thì thày Sơn cũng chưa xa Tân Định sau bao nhiêu vật đổi sao rời. Hàn nhớ khi xưa dù còn rất trẻ, thày Sơn cầm cây ba ton (gậy) đến trường và may quá, thẩy chưa từng dùng qua! Cái lạ là bọn tôi chả thấy thày ăn quà vặt lần nào :D, dù rằng trước trường, đâu có thiếu gì mấy gánh hàng rong...

Cám ơn anh Sơn đã đưa tin này nha!

HanParis
17-05-2013, 18:11
Trong kỳ II, Hàn có tả về Bùng Binh Cộng Hòa (nay vẫn gọi là Ngã Sáu Cộng Hòa). Nếu đi về hướng Phạm Viết Chánh có đi qua một tiểu học công lập Phan Văn Trị. Hình như vẫn giữ tên cũ? Tình cờ tôi tìm thấy ảnh xưa của trường này nên xin chia sẽ đây. Hàn không nhớ trước 75 đã từng thấy tên này. Anh Năm có vào và nếu còn nhớ xin thỉnh ý anh nha!


http://www.virtual.vietnam.ttu.edu/cgi-bin/starfetch.exe?QnrLJNC8NX1xWpNIn38KeFznUtmZ6ABNH02B qs4EFTRZzJFkeWIXQI7ymtmj.RkGng0WCP0hQlB0koUH72mlVX zcOxiPPRTWydi67F0O8Q4/va021016.jpg

Ảnh Xưa?


http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/13599238.jpg
Ảnh Nay

HanParis
17-05-2013, 20:24
Kỳ XI : DÃ NGOẠI CUỐI TUẦN
Từ SàiGòn Đến Vũng Tàu

Mến tặng các bằng hữu trên VSF

Nhân dịp cuối, mời cả nhà dã ngoại SG xưa nha! Paris Tourist tổ chức tới 2 ngày : Thứ Bảy và Chúa Nhật. :D


Phần 1



http://farm4.static.flickr.com/3404/3346722502_ff21d0b934_b.jpg

Trong thời kỳ chiến tranh, miền Nam khi xưa không có nhiều nơi để thư giản hay dã ngoại như ngày nay. Và những ai từng sống tại vùng SG-Gia Định vào nhữnh thập niên 60 hay 70 vào dịp cuối tuần thường giải trí ở các tiệm ăn, phòng trà hay rạp hát. Đi coi hát và ăn đồ tàu là truyền thống của người Việt gốc Hoa vùng Quảng Đông. Dù họ có thể làm việc 'chết bỏ' trong tuần nhưng thứ bảy, chúa nhật họ hay kéo cả gia đình đi ăn tiệm và coi 'xilama'. Xin hẹn một lần khác, Hàn sẽ kể về phim ảnh đã từng đến với người SàiGòn như thế nào. Ngay tại Paris ngày nay, nhiều khi đang ngồi trong quán ăn thì có một 'Sư Đoàn' (gần 50 người) VK Bắc Âu (Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan, Đức...) đột nhập vào tiệm dưới sự phấn khỏi của ông chủ tiệm. Trở lại vụ phim ảnh dân SG từng thích xem, đa số là phim Hồng Kông, dù cũng có phim Anh, Pháp, Mỹ, Ấn Độ hay HQ. Dĩ nhiên cũng có phim Việt Nam, nhưng lời thoại khi ấy nghe quê kệch hơn bây giờ nhiều dù đội diễn viên rất hùng hậu nhất thời đó.



http://saigon.vietnam.free.fr/saigon/cinema-van-cam.jpg


Có người hỏi tôi tại sao phim Tàu (TQ) mà sao lại có phụ đề tiếng Hoa? (Hình như ngày nay người ta hay nói tắt chữ Trung để chỉ TQ, thời đó dân SG lại gọi là Hoa từ từ kép Trung Hoa). Xin thưa là TQ có nhiều tiếng địa phương tùy theo vùng (dù rằng họ phát âm gần như giống nhau) như Quảng Đông, Tiều (Triều Châu), Hẹ (Hải Nam?), Phước Kiến... Nhìn chung người Hoa tại miền Nam khi xưa đều biết nói tiếng Quảng để giao tiếp với nhau, tiếng quan thoại thì học khó mà phát âm cũng không phải dễ. Nhưng dù gốc vùng nào của TQ ngay cả Hồng Kông, Đài Loan, người Hoa đều dùng chung một chữ viết. TQ chủ trương đơn giản hóa ngôn ngữ của họ, nhưng Đài Loan thì bắt buộc dân Đài phải viết đủ nét cho từng chữ.




http://images.google.fr/url?source=imgres&ct=img&q=http://www.fantastikasia.net/IMG/jpg/la-rage-du-tigre2.jpg&usg=AFQjCNGf1WbQCsJuhDmxy0bY49aTSDGSDw
http://www.fantastikasia.net/IMG/jpg/la-rage-du-tigre.jpg

http://www.fantastikasia.net/IMG/jpg/la-rage-du-tigre1.jpg


Khương Đại Vệ (David Chiang), Lý Thanh (Li Ching) và Địch Long (Ti Lung) trong phim Tân Độc Thủ Đại Hiệp năm 1970 mà Hàn từng xem tại Casino Đa Kao thời gian ấy.

Trở lại nguồn giải trí của SG xưa, người dân nếu ghiền Cải Lương có thể mua vé và xem CL tại các rạp tầm cở của thủ đô miền Nam khi ấy, ở nhiều đoàn khác nhau như : đoàn Dạ Lý Hương với Bạch Tuyết Hùng Cường, Phượng Lien, Dũng Thanh Lâm, Kiều Mai Lý, Kim Ngọc..., đoàn Thanh Minh Thanh Nga với Thanh Nga, Thành Được, Thanh Sang, Bảo Quốc, đoàn Hương Mùa Thu với Ngọc Hương, Thanh Tuấn, đoàn Kim Chung với Minh Phụng, Lệ Thủy, Minh Vương, Mỹ Châu, đoàn Kim Chưởng với cô đào Thanh Hương. Nếu có chi tiếc nào không chính xác, xin Ace rộng lượng bỏ qua cho vì ngày ấy cũng lâu lắm rùi. Tôi không nhớ cặp đôi nỗi tiếng Út Trà Ôn và Út Bạch Lan đã từng hát cho đoàn nào nữa. Hàn chỉ nhớ là Dạ Lý Hương hay lưu diễn tại rạp Quốc Thanh ở đường Võ Tánh (nay Nguyễn Trải) không xa ĐL Nguyễn Văn Cừ ngày nay. Còn đoàn kim Chung thì thường trình diễn tại rạp Olympic, gần góc Nguyễn Thị Minh Khai, CMT8 ngày nay.

http://i79.servimg.com/u/f79/11/56/24/75/03_doa10.jpg
Đoàn Dạ Ky Hương với đội diễn viên hùng hậu nhất SG-Gia Định đầu thập niên 70.


http://i79.servimg.com/u/f79/11/56/24/75/02_voc10.jpg
Còn nỗi buồn của dân ghiền CL khi xưa là hết vé! :D Tiếc thay CL đang đi vào quên lãng vì tuổi trẻ ngày nay chỉ thích Tân Nhạc hay nhạc ngoại?
Dù đương sự cùng quê với soạn giã Viễn Châu nhưng vẫn thích hơn mấy tuồng của Hà Triều Hoa Phượng.


http://i79.servimg.com/u/f79/11/56/24/75/01_rap10.jpg

Gốc Nguyễn Cư Trinh - Trần Hưng Đạo


Rạp Hưng Đạo đường Nguyễn Cư Trinh nay không còn nữa nhưng khi xưa, nhiều đoàn CL hay đến đó để phục vụ dân ghiền cổ nhạc. Cái mốt CL Hồ Quảng thì vào thập niên 70 mới có theo trí nhớ của đương sự với các nghệ sỹ tên tuổi thời ấy như Bửu Truyện, Bạch Lê, Thanh Bạch, Đức Lợi, Hữu Lợi... Trước 1975, NS Thanh Tòng chưa nỗi tiếng lắm.

http://i565.photobucket.com/albums/ss91/giaygoixoi/P1050187.jpg


http://oi46.tinypic.com/ibc1o7.jpg

http://oi48.tinypic.com/34zlpft.jpg

http://oi46.tinypic.com/muww8h.jpg

http://oi46.tinypic.com/ff8y38.jpg


Nguồn : http://namrom64.blogspot.fr/2012/09/hinh-anh-xua-nhac-tre-sai-gon-truoc-75.html


Thế nhưng đa số dân SG vẫn thích Tân Nhạc hơn và ái mộ nhiều ca sỹ vang bóng một thời như Elvis Phương, Thanh Lan, Giao Linh, Thanh Tuyền, Hoàng Oanh, Lệ Thu, Chế Linh, Phương Dung, Mai Lệ Huyền... và còn rất nhiều ca sỹ khác. Bạn nào tò mò thì cứ sang Quán Nhạc Vàng tra cứu! Hương Lan, con gái của kép Hữu Phước khi ấy đã hát CL nhiều hơn tân nhạc và cô chỉ nỗi tiếng khi tạm trú tại Paris vào những năm 80. Và vào ngày chúa nhật hay vào dịp Tết Nguyên Đán, dân ghiền tân nhạc thường đến xem các Đại Nhạc Hội tại các rạp khá tầm cở tại TP Sài Gòn khi xưa. Trong Sở Thú cuối tuần thì cũng có nhiều buổi văn nghê ngoài trời nhưng Hàn nhớ chỉ có vài ca sỹ không tiếng tăm gì mấy, hay các tài năng mới đang lên nhưng chưa nỗi tiếng. Những ai không có tiền mua vé Đại Nhạc Hội thì vẫn có thể nghe nhạc vàng trên đài Radio Tiếng Nói Quân Đội, mỗi sáng chúa nhật từng có Chương Trình Nhạc Yêu Cầu. Với giới trẻ và thật trẻ (trẻ em) thì có thể vào Thảo Cầm Viên xem thú, nghe nhạc.

http://static.panoramio.com/photos/original/49933952.jpg


Nhưng người yêu nhau thì thích 'tay trong tay' đi dạo các bờ hồ Sen hơn, có nhiều nơi thật tình tứ để tâm tình, lý tưởng cho nụ hôn đầu cũng như nhiều nụ hôn kế tiếp. Nhưng nhìn chung, thanh niên thiếu nữ ngày ấy không dám French Kiss giữa thanh thiên bạch nhật đâu. Chỉ dám hôn má, nắm tay... chắc chắn KHÔNG táo bạo như ngày nay. Ngày ấy chưa có mạng nhện, di động, trái gái chỉ có 'Thư Đi, Thư Lại' nhét vào mấy quyển sách rùi 'mượn qua, mượn lại' vậy thui! Trẻ em thì vòi bố mẹ ăn quà vặt, mua bong bóng bay, ăn kẹo kéo và xem thú. Rất nhiều du khách vào Sở Thú để chụp hình kỷ niệm, lun tiện... làm giàu cho mấy cha chụp hình dạo dưới đây.


http://farm8.staticflickr.com/7155/6849372253_b9651f1735_b.jpg

Chụp hình hông Ace? :)) Trong Phần 2 của bài này nếu cần cứ gọi hai anh em chúng tôi, đảm bảo không chém đẹp mems nào VSF hen! :D

HanParis
20-05-2013, 17:06
Kỳ XI : DÃ NGOẠI CUỐI TUẦN
Từ SàiGòn Đến Vũng Tàu

Mến tặng các bằng hữu trên VSF



Phần 2
http://farm4.static.flickr.com/3392/3346721908_08c838df41_o.jpg
Bể Vũng Tàu - 1970

Còn gia đình tôi thì thích đi tắm biển Vũng Tàu. Dân SG có thói quen gọi là Cấp, tên Cap Saint Jacques có nguồn gốc từ trào Pháp. Nếu bạn nhìn bản đồ TP hiện nay, thì có 2 cách để ra Vũng Tàu : Từ Ngã Sáu Cộng Hòa, ta theo ngã Hồng Thập Tự (nay Nguyễn Thị Minh Khai, đi thẳng tới bên hông Sở Thú. Còn nếu khởi hành từ Ngã Bảy, ta đi đường Phan Thanh Giản (nay Điện Biên Phủ) và đi thẳng, cứ thế. Theo Hàn ngã này đi nhanh hơn, và thời đó các xe chạy đường trường (xa) hay chạy lối này để ra XL Biên Hòa (nay XL Hà Nội). Hai lối vừa kể sẽ giao nhau tại Ngã Tư Hàng Xanh như bạn cũng biết nếu bạn đang ở vùng này. Vừa qua Cầu SG, chúng tôi đi qua nhiều địa danh như Thủ Đức, Biên Hòa rồi hướng về Miền Đông như Long Thành, Bà Rịa trước khi tới Vũng Tàu. Chúng tôi hay ghé Long Thành để mua nhãn hay măng cục để ăn dọc đường. Đoạn SG - Vũng Tàu khi xưa đã tốt rùi vì có tráng nhựa, cách nhau chừng trăm cây nhưng tôi nhớ nếu khởi hành từ Tân Định từ 7 giờ sáng, mãi đến trưa mới đến. Hàn có kèm link video của một tiền bối quay cảnh ông đi VT hồi năm 1972, mới bạn nghía thử nếu muốn. Vũng Tàu, cái tên nghe mỹ miều hơn từ Cấp. Không rõ địa danh Vũng Tàu có nguồn gốc từ đâu nhưng Hàn đoán VT có nhiều tàu bè đậu như nhiều hải cảng tại Việt Nam. Dân đánh cá địa phương, cũng như nhiều tàu bè nước ngoài ghé đó để kinh doanh. Và đầu thập niên 70, người Mỹ cũng đặt nhiều căn cứ quân sự của họ tại Vũng Tàu, Nha Trang... Chưa tới Cấp mà chúng tôi cảm thấy khí mát mẽ của gió biển khi vừa qua núi Bà Rịa không lâu. Và chỉ trong nháy mắt cảnh biển đã hiện ra trước mặt chúng tôi. Và cảnh Trời và Biển thật mênh mong, thi vị. Đang viết tới đây và tả về cảnh trời và biển bỗng tôi nghĩ tới câu 'Một mảnh tình riêng ta với ta.' của Bà Huyện Thanh Quan qua bài Qua Đèo Ngang.


Qua Đèo Ngang

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
...
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.


Đố bạn bài này có liên quan gì với biển Vũng Tàu? Này nhá, 'Bước tới đèo Ngang bóng xế tà', tới Vũng Tàu mà bóng xế tà thì lạnh thí mồ hà! Và đàn cá mập hình như đang rình rập để nhập tiệc nếu ta dám thọc chân xuống biển. Bạn nào thích Hải Đăng (phare), Vũng Tàu có một ngọn đẹp tuyệt vời. Tới câu 'Cỏ cây chen đá, lá chen hoa', câu này có lý vì ở Cấp có nhiều cảnh ấy quanh bờ biển. Còn 'Lom khom dưới núi tiều vài chú' thì lúc nãy khi đi ngang qua núi Bà Rịa, tôi có thấy chú tiều phu nào đâu? Hay bà Huyện muốn nói tới mấy chú tiểu trong chùa? À ký này lên Thích Ca Phật Đài mới có á! Nhưng mà 'Lác đác bên sông rợ mấy nhà' thì hỏng có đâu. Có thấy nhà thường dân trong vùng nào đâu? Chỉ là các tiệm kinh doanh quanh bãi của công ty du lịch như Vũng Tàu Tourist thui. Hình như 'mõi gối chồn chân' sau khi tham quan Thích Ca Phật Đài phải đi bộ mệt nghĩ nên phải 'Dừng chân đứng lại trời non nước' và với cảnh biễn lặng lúc hoàng hôn thì quả là im lìm khi trước mắt ta chỉ thấy trời và biển và nhớ lại tâm tư riêng của mình khẽ buột miệng : 'Một mảnh tình riêng ta với ta'! Còn 'Một mảnh tình riêng ta với mi' là câu nói của cá mập khi đối diện với con người vào giờ phút cuối. :))


http://www.vncgarden.com/_/rsrc/1306232295927/di-tich-danh-thang/chuavietnam-xuavanay/ba-ria---vung-tau/thich-ca-phat-dai/498-Cong%20chua.jpg




Xin lỗi bà Huyện nha, tại nghề của Hàn là chọc cười khách hàng như Chí Tài và Hoài Linh, nên trước bài thơ này rôi lại muốn bình bàn như thế. Hùi còn đi học mà dám bình thơ thế này chắc ăn hột vịt quá!

Xin mở ngoặc kép ở đây để bàn về các bãi biển miền Nam. Khi xưa đọc sách của Tự Lực Văn Đoàn, tôi từng biết qua dân miền Bắc hồi trào Pháp hay ra Đồ Sơn tắm biển nhưng một người bạn Hải Phòng mới đây lại cảnh báo rằng bãi Đồ Sơn ngày nay rất bẫn, hư thực ra sao Hàn không rõ vì chưa ra Bắc bao giờ. Hình như miền Trung có nhiều bãi tắm tuyệt với, Huế, Nha Trang, Mũi Né... Miền Đông thì có Vũng Tàu, Long Hải. Trước 75, tôi chưa từng nghe nói có bãi Cần Giờ dù nó đối diện với Vũng Tàu khi xem bản đồ. Còn bờ biển miền Tây, miệt Mỹ Tho, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau là những bãi sìn lầy, không có bãi tắm đẹp như Vũng Tàu?

Tới Vũng Tàu rùi, chúng tôi trực chỉ bãi trước. Lần đầu tới VT, tôi còn khá nhỏ. Mời bạn xem lại nhiều hình ảnh xưa về VT ở cuối bài. Đặc biệt là con đường Quang Trung (không rõ ngày nay đổi tên là gì?) chạy dọc các bãi tắm. Nơi đó có nhiều quán ăn, hay tiệm bán các sản vật du lịch trong những quầy (kiosque) như ở ĐL Nguyễn Huệ SG trước năm 1989. Khi xưa, cuối tuần nhiều dân SG ra VT dã ngoại và một số lính Mỹ vì họ đóng đô tại căn cứ quân sự gần đó. Vào thời chiến, ngành du lịch không phát triễn như bây giờ. Khi tham quan các bãi, tôi đã thấy nhiều lính Mỹ ở trần cái bụng to đùng như Đổng Trác trong chuyện Tàu Điêu Thuyền, Lữ Bố. Mí ông nằm phơi nắng cùng các me Mỹ (?) vừa uống vài lon Coca Cola, đỏ chói như ngày nay. Đương sự thì thích nằm phơi nắng trên những ghềnh đá thật to. Còn cái thú nữa ngoài tắm biển là lụm sò bắt ốc. Ôi thì Ngao, Sò, Ốc, Hến đều có đủ. Chỉ là Hàn chưa đụng mặt với Trùm Sò Giang Châu mà thui! Tôi thích nhặt về một cục đá thật to để khi về SG khoe bạn bè và để... chơi tạt lon! Tôi cũng thích xây những lâu đài bằng cát ngoài bãi và để sóng đánh tới sập! Thật ra bãi trước thời đó rất dơ nhưng sóng yếu. Bãi sau thì sóng to, ba má tôi bảo đừng ra xa, coi chừng...Cá Mập! Gia đình tôi thường ra tắm bãi Ô Quắn. Không biết bãi này còn không? Hay đổi tên là gì? Bạn nào biết xin mách dùm. Hàn nhớ bãi này khi xưa có một chiếc tàu không lồ nhưng cũng nhỏ hơn chiếc Titanic của Anh bị chìm năm 1913 trên Đại Tây Dương trên đường tới Nữu Ước (NewYork). Chiếc tàu bị cháy và được lôi vào bãi Ô Quắn. Nhiều trẻ em đã leo lên và phóng xuống biển để nghịch với nước. Viết đến đây tình cờ Hàn tìm được 1 clip của gia đình Việt ra bãi Ô Quắn tắm năm 2011 nhưng chả thấy chiếc tàu đâu cả!

http://www.youtube.com/watch?v=4dzVM6K985g

Clip video Tắm Biển Bãi Ô Quắn năm 2011



Từ bãi tắm dù Vũng Tàu hay các bãi biển miền Tây nước Pháp, Hàn thích nhìn đàn chim bay lượn tự do và bay qua bay lại trông thật ngoạn mục (đẹp mắt). Tôi từng ước có thể bay như chim. Và nhân loại cũng đã mong mỏi thế đầu TK trước, nên họ đã chế ra máy bay như các bạn biết. Nếu ở lại qua đêm thì phải mướn khách sạn. Người nào ít tiền hơn thì có thể thuê mấy cái ghế bố ngoài bãi. Chỉ là ban đêm trời lạnh vì thiếu ánh nắng mặt trời và lại thêm gió biển thổi vào. Với ngủ ghế bố thì thường bị muỗi cắn (đốt). Nhưng qua đêm VT, ta có thể ngắm mặt trời lặng lúc hoàng hôn, ban đêm thì nghía hải đăng Vũng Tàu. Sáng dậy thì xem mặt trời mọc lúc bình minh. Tôi rất thích đi dạo bờ biển sáng sớm, vừa đi vừa đùa với nước. Nhiều thập niên đã lặng lẽ trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ tắm biển xong thấy bụng đói cồn cào. Thế là gia đình tôi kéo nhau vô mấy nhà hàng gần bãi để ăn trưa. Với món cua rang muối, ăn cơm với canh chua cá bông lao ngon hết xẩy (tuyệt vời). Thật ra còn món chả cá VT cũng ngon đáo để, gia đình tôi có người bạn đánh cá tại TP này, khi ông lên SG ghé nhà tôi chơi hay biếu vài ký chả cá. Ăn no nê xong, nghĩ ngơi một lát thì chúng tôi kéo nhau lên Thích Ca Phật Đài để chụp hình kỷ niệm. Đi bộ muốn chít, nhưng bọn tôi rất vui vẽ ngắm nhiều tượng Phật to tát, Phật ngồi, phật nằm... Chỉ là tôi chưa từng thấy tượng Phật nào ngồi vừa dùng Iphone để chat net! =))

http://www.phattuvietnam.net/files/2011/08/12.a._Chua_Long_Son_420665694.jpg


http://www.phattuvietnam.net/files/2011/08/12.b._Chua_Long_Son_631412640.jpg


Tiếc rằng cuộc vui nào cũng tàn, nên chừng 4,5 giờ chiều cả nhà tôi chuẩn bị về SG. Khi ấy tôi đã buộc miệng hát bài Biển Nhớ của TCS : Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về... Giá mà ngày mai tôi mới đi (về) thì hay biết mấy!

Vài hình Ảnh Vũng Tàu xưa
1968 - 1972

http://farm4.static.flickr.com/3338/3346721832_589f9bf484_o.jpg

http://farm4.static.flickr.com/3338/3346721832_589f9bf484_o.jpg


http://farm4.static.flickr.com/3624/3346721472_1e3af19c7d_o.jpg

http://farm4.static.flickr.com/3663/3346721190_1f579e0c82_o.jpg

http://farm4.static.flickr.com/3553/3345885097_b7e04e385e_o.jpg

http://farm4.static.flickr.com/3364/3346720586_7ae058a277_o.jpg

http://img403.imageshack.us/img403/6654/hue1.jpg
Bãi Trước

http://farm4.static.flickr.com/3348/3346720560_181240e613_o.jpg
Bãi Sau

Clip Video đi tắm biển Vũng Tàu năm 1972 của một dân SG.
https://www.youtube.com/watch?v=ffRCTcjqWn4

Chủ đề cho kỳ sau : Đà Lạt Mông Mơ, hẹn gặp lại Ace trên VSF nha :D:-h

HanParis
23-05-2013, 18:06
Kỳ XII : ĐÀ LẠT MỘNG MƠ

Phần 1

http://vietpictures.net/vi/images/stories/baiviet/201305-58.jpg




Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ
Màu lan tím Đà Lạt sương phố mờ
Từng đôi đi trên phố vắng
Bước chân êm giữa không gian
Hoàng hôn của màn đêm...

Đó là lời hát Đà Lạt Hoàng Hôn, na ná với chủ đề chánh của Topic lần này, sáng tác của Minh Kỳ. Ông này người Huế mà viết ra nhiều bài thật hay về Huế và Đà Lạt. Hàn xin trở lại với nhạc sỹ khi viết về Huế. Đà Lạt lành lạnh là điều dĩ nhiên nên nhạc sỹ cũng đã từng sáng tác 'Thương Về Miên Đất Lạnh' :


Tôi nhớ Đà Lạt mơ
Ru lòng người lữ thứ với bao nhiêu ước mơ
Lưu luyến Đà Lạt thơ
Khi hoa anh đào nở đường lên phố xưa
Gập ghềnh suối đá, lá chen hoa đẹp tươi

Với sương lam nhẹ rơi với chim ca ngàn lời
Thác ngàn lả lơi
Hẹn hò của giai nhân đón ai trong ngày vui...


Trước khi viết tiếp về Đà Lạt (Phần 2), Hàn xin mở một ngoặc khá to để bàn về xe Đà Lạt và thuốc lá Đà Lạt.




http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1316390359.jpg
Xe LaDaLat - Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe dựa trên kiểu Citroën Méhari.

Hình như lần đầu tiên sau đệ nhị thế chiến, xe LaDaLat đã được chế tạo tại Việt Nam từ kiểu mẫu của xe Citroën của Pháp. Hình thù xấu xi hơn các lại xe hơi khác, nhưng cũng hơi giống xe jeep của Mỹ, nhất là nhiều màu hơn : trắng, vàng, xanh dương, xanh nước biển... Ít tiền hơn xe hơi xịn của Nhật như Toyota, Datsun (tiền thân của Nissan sau này), xe Pháp, như Peugeot, Renault...nên thích hợp cho những gia đình có tài khoảng hạn hẹp. Xe Renault mô đen xưa thường được làm taxi ở Việt Nam. Khi xưa, ông tôi cũng có một chiếc, nhưng buồn cười là muốn đề (démarrer) mở máy chạy thì phải quay (manivel) đằng trước (hay đằng sau tùy model) mệt nghĩ rồi xe mới nổ máy. Trở lại Xe La Dalat là hàng nội mà có chữ La rất Pháp (Mạo từ trong tiếng Tây đặt trước danh từ) vì xe được chế biến từ chiếc Citroën Méhari của nước Lăng Sa (France). Còn một loại xe Nhật giá phải chăng có tên là DaiHaSu. Hàn thấy ở miệt Long Xuyên, Châu Đốc vào những năm 60-70, người ta hay dùng loại xe này để đưa khách, có vẽ lịch lãm hơn xe lam, xe đò. Xe DaiHaSu, chúng tôi thường gọi đùa là Đại Hết Xu (Tiền) vì chạy hoài thì có nguy cơ trở thành Đại Hết Xăng, mà hết xăng thì phải đổ tốn tiền. Có người đang thất tình thì hay đón xe này đi với hy vọng Đại Hết Sầu. Còn các chú khuyễn được đi xe này lần đầu thì gật gù nhìn nhận rằng quả là Đại Hết Xẩy (tiếng lóng của SG xưa đồng nghĩa với 'thật tuyệt vời'), chúng chỉ ghét... xe bắt chó mà thui dù hiệu nào cũng vậy :))


http://img383.imageshack.us/img383/1840/1968daihatsuka7.jpg
Những chiếc Nhật DaiHaSu đã nhập vào VN vào đầu thập niên 70 thường màu trắng và xấu hơn loạt xe hiệu này của ngày nay.

http://bimbim.vn/public/image/Tintuc/2010/Thang09/06/Daihatsu.jpg
Daihatsu Mira - 2010


Có Xe Đà Lạt thì cũng có thuốc lá Đà Lạt. Trước 1975, bọn tôi mua tự do các nhãn hiệu thuốc lá ngoại như Salem, Cravel, Dunhill, 555, Capstan, Ruby... Tôi rất thích hút thuộc xịn của VNCH như hình dưới đây, đầu lọc đàng hoàng và thơm tho không thua gì hàng của Anh Mỹ.




http://i361.photobucket.com/albums/oo53/yellowbluecicada/Toan%209/QTV001.jpg
http://i361.photobucket.com/albums/oo53/yellowbluecicada/Toan%209/QTVthuoc03A.jpg
Thuốc Lá Ruby + Bastos



Thế nhưng sau 30/04/75, gia đình chúng tôi cũng như vài gia đình khác đã trở thành vô sản hay gần như vậy, đâu dám chơi hàng ngoại nữa, và thuốc ngoại vừa kể thì cũng còn nhưng đắt như vàng. Bọn tội chỉ dám mua từng điếu và lâu lâu, có lễ lộc gì mới dám lấy ra chơi một điếu. Hình như từ đó, tôi biết thế nào là thuốc dụi : Hút vài hơi rùi tắt để dành lần sau! Thuốc nội Vàm Cỏ, hút không quen, tôi thấy đắng đắng và thường bị ho. Cũng may mà khi nhãn hiệu Đà Lạt ra đời, tôi có hút thử và thấy mùi vì không tệ và giá rẽ hơn hàng ngoại. Mời bạn xem thuốc lá thời Bao Cấp tại miền Bắc vào thập niên 70.


http://i83.photobucket.com/albums/j293/born-free/Thoi%20bao%20cap/7bf96708.jpg


Thuốc Lá nội Thời Bao Cấp

Việt Nam bây giờ không chơi hàng nội nữa thì phải, tệ lắm thì ba số (555) sản xuất tại Mã Lai, đúng không? Các bạn chơi tem trên VSF hình như rất ghét tem giả? Thế mà Việt Nam ta khi mới bước chân vào Kinh Tế Thị Trường (đầu thập niên 90) có bày bán 2 loại thuốc lá : thuốc giả và thuốc thật, dĩ nhiên giá tiền và chất lượng khác nhau. Trở lại với thuốc lá Đà Lạt, khi sang Pháp tôi thường hút Camel để nhớ về Đà Lạt. Sao thế? Bởi vì Camel là con Lạc Đà và khi ta đão ngữ thì có phải là Đà Lạt hay không các bạn? =))



http://www.moillusions.com/wp-content/uploads/4.bp.blogspot.com/_cxmptAPYR-s/RgW0uKgQbUI/AAAAAAAAAh8/z2iTSuzW5Ks/s400/camel.jpg


Nhắc về kỷ niệm thời bao cấp, những tháng đầu sau 30/04/1975, bọn trẻ chúng tôi ngoài những lúc Lao Động Vinh Quang ở Lê Minh Xuân, khi trở lại SG thì hay lang thang tụ tập trong mấy quán cà phê đèn mờ (tại điện yếu thui vì TPHCM khi ấy bị cúp (cắt) điện thường xuyên, có điện cũng là quá may rùi). Nghe nhạc vàng không lời ở mấy quán cà phê, vừa ngâm nga ly cà phê không đường, hút vài điếu Đà Lạt và phì phà khói thuốc theo điệu nhạc. Phải chăng đó là cái gọi là Đà Lạt Mộng Mơ? Các bạn sẽ rõ khi đọc tiếp phần 2.

VAPUTIN
23-05-2013, 20:55
Nhớ lại thời sinh viên 80's
Tặng bạn Hàn hai gói Mai và Đà Lạt.
Sinh viên không tiền, ba thằng hút chung một điếu, thuốc đen không đầu lọc hôi rình rình


http://sunwear.com.vn/dulieu/Cigar_hoamai.jpg

HanParis
23-05-2013, 21:33
Nhớ lại thời sinh viên 80's
Tặng bạn Hàn hai gói Mai và Đà Lạt.
Sinh viên không tiền, ba thằng hút chung một điếu, thuốc đen không đầu lọc hôi rình rình


http://sunwear.com.vn/dulieu/Cigar_hoamai.jpg

Cám ơn món quà quý giá của bác VAPUTINE. :x Ý mà còn thiếu cái hộp quẹt bác ui :D Hàn tìm mãi mà chả thấy 2 bao thuốc này. Đúng là Hoa Mai với Đà Lạt. Thì ra bác có, nếu có thể bác tìm hộ bao Vàm Cỏ nữa thì hay biết mấy. Hàn thấy thuốc đó cũng ngon mà! Hay là sau khi 'Lao Động Là Vinh Quang, Lang Thang Là Chết Đói' nên bọn tôi có gì hút nấy khi ấy và lại thấy ngon. Xin kể mọi người một kỷ niệm vui về thuốc lá trong những ngày đầu ở Pháp. Ở Pháp xin thuốc và tặng thuốc là chuyện bình thường. Và con trai, con gái Pháp đã hút từ tuổi 13, 14. Có loại thuốc rẽ tiền, bình dân chỉ 2 quan (1980) có tên là Gauloise. Không đầu lọc và hôi rình như lời bác VA, hút đắng thấy mịa như bao Vàm Cỏ. :(

http://www.ecigarette-web.com/152-331-large/black-tobacco.jpg

Còn gói Camel cùng thời giá tới 10 quan đầu lộc thơm ngon. Hàn bao giờ cũng có sẳn 2 gói : Gauloise và Camel, Tây xin thì nhả cho him điếu Gauloise, còn Đầm xin thì bóp bụng tặng nàng điếu Camel đầu lộc thơm phứC. :))

VAPUTIN
23-05-2013, 22:29
Bạn Hàn hút hai gói vẫn chưa phê à, còn đòi thêm Vàm cỏ? :D
Thời đó sinh viên thường như Va làm gì có tiêu chuẩn mua thuốc lá, chỉ có mấy anh bộ đội đi học thì mỗi tháng được mua ba gói Mai hay Đà Lạt. Máy ông đó hút mỗi ngày 3 điếu thì làm sao đủ? Thế là các ông mang sang chợ Xóm Củi đổi thuốc bó về hút. Bạn Hàn biết thuốc bó là cái chi chi không?

Phía trên bạn có ảnh Ruby Quân tiếp vụ. Loại đó ngon à nghen, sĩ quan mỗi tháng đước phát 2 cây. Lính cũng được phát "bình dẳng" hai cây, nhưng là loại này



http://i199.photobucket.com/albums/aa59/DiGilio/IMG_3089-1.jpg

http://i199.photobucket.com/albums/aa59/DiGilio/IMG_3090-1.jpg

http://i199.photobucket.com/albums/aa59/DiGilio/IMG_3097.jpg

http://i199.photobucket.com/albums/aa59/DiGilio/IMG_3093.jpg

http://i199.photobucket.com/albums/aa59/DiGilio/IMG_3100.jpg

HanParis
24-05-2013, 02:53
Bạn Hàn hút hai gói vẫn chưa phê à, còn đòi thêm Vàm cỏ? :D
Thời đó sinh viên thường như Va làm gì có tiêu chuẩn mua thuốc lá, chỉ có mấy anh bộ đội đi học thì mỗi tháng được mua ba gói Mai hay Đà Lạt. Máy ông đó hút mỗi ngày 3 điếu thì làm sao đủ? Thế là các ông mang sang chợ Xóm Củi đổi thuốc bó về hút. Bạn Hàn biết thuốc bó là cái chi chi không?

Phía trên bạn có ảnh Ruby Quân tiếp vụ. Loại đó ngon à nghen, sĩ quan mỗi tháng đước phát 2 cây. Lính cũng được phát "bình dẳng" hai cây, nhưng là loại này


Một lần nữa xin cám ơn bác Va đã tặng Hàn hai món quà quý là bao thuốc xưa và Đồng Hồ Sở Thú. Biểu tượng cho kỷ niệm. Như vậy Đổng thì có rùi, chỉ thiếu Đài và Đạp thui nha! :)) Hàn bỏ thuốc đã 20 năm, nhưng mún ST ảnh xưa vậy thui. Mà khi còn trẻ ai mà không thích nếm qua bia gụ hay gái gú! :D May quá bà Đầm của tui ngồi kế bên chả hiểu tui viết gì mà cứ cười sặc sặc đó anh Hòa ơi! Hy vọng bã không dùng dịch vụ Google translation. Mà cũng chả sao! Hàn mới dịch 'gái gú' ra tiếng Pháp bằng Google : Gái Gú => Jeune Gu =))

Ngay Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu còn Đam Mê Tửu Sắc : Một Trà, Một Rượu, Một Đàn Bà. Thuốc có anh lính VNCH khi xưa Hàn không hiểu ý nghĩa của hình đó, thì ra anh ta đang mồi thuốc bằng đạn đồng mà :D Thật ra thuốc đó là của thuốc Ruby, mà hai loại này trước 75, Hàn có hút qua, thơm đáo để. Còn thuốc bó gì của bác Va, Hàn chưa bao giờ thấy. Thuốc phiện à? Chưa bao giờ chơi qua. Thanks bác however.

VAPUTIN
24-05-2013, 20:50
Thời bao cấp cơm trắng còn không có mà ăn lấy đâu ra "cơm đen" vậy bạn Hàn.
Va còn nhớ chú X ở cạnh nhà nghiện ma túy không rõ loại gì chắc là cocain, sau giải phóng không còn ai bán thuốc nên chú lăn đùng ra chết. Không ma túy, không bị bệnh béo phì là mặt tích cực của thời bao cấp.

Sau giải phóng thì ông nội Va chuyển từ hút Bastos, Ruby quân tiếp vụ sang thuốc rê vấn bằng giấy quyến. Về sau hết tiền ông tự trồng cây thuốc lá rồi phơi, xắt ra hút, cuốn bằng giấy báo hay tập vở cũ. Bạn Hàn có về quê nhớ thủ theo một mớ báo cũ tặng cho mấy ông già thì mấy ông này mừng húm, còn hơn cả khi được UB tặng giấy khen bi giờ. Thời đó có Mai, Đà Lạt mời khách thì cũng như bây giờ mời ba số năm oanh tạc, thường đám cưới mới có. Do thuốc lá quốc doanh hiếm hoi nên người ta tự vấn thuốc lá mang đi bán. Thuốc này không bỏ vô hộp mà bó lại thành bó 50 điếu một gọi là thuốc bó. Hút dở òm nhưng được cái rẻ tiền.

Thuốc bó cũng là thứ mà ngày nay bạn Hàn có tiền cũng không chắc tìm ra được.

HanParis
24-05-2013, 21:31
Thời bao cấp cơm trắng còn không có mà ăn lấy đâu ra "cơm đen" vậy bạn Hàn.
Va còn nhớ chú X ở cạnh nhà nghiện ma túy không rõ loại gì chắc là cocain, sau giải phóng không còn ai bán thuốc nên chú lăn đùng ra chết. Không ma túy, không bị bệnh béo phì là mặt tích cực của thời bao cấp.

Sau giải phóng thì ông nội Va chuyển từ hút Bastos, Ruby quân tiếp vụ sang thuốc rê vấn bằng giấy quyến. Về sau hết tiền ông tự trồng cây thuốc lá rồi phơi, xắt ra hút, cuốn bằng giấy báo hay tập vở cũ. Bạn Hàn có về quê nhớ thủ theo một mớ báo cũ tặng cho mấy ông già thì mấy ông này mừng húm, còn hơn cả khi được UB tặng giấy khen bi giờ. Thời đó có Mai, Đà Lạt mời khách thì cũng như bây giờ mời ba số năm oanh tạc, thường đám cưới mới có. Do thuốc lá quốc doanh hiếm hoi nên người ta tự vấn thuốc lá mang đi bán. Thuốc này không bỏ vô hộp mà bó lại thành bó 50 điếu một gọi là thuốc bó. Hút dở òm nhưng được cái rẻ tiền.

Thuốc bó cũng là thứ mà ngày nay bạn Hàn có tiền cũng không chắc tìm ra được.

Cám ơn bác Va về lời giải thích. Sẳn bác Va nhắc về cảnh khó khăn thời bao cấp, nhất là đối với dân SG quen ăn sung mặc sướng. Sau vụ đổi tiền lần đầu (1Đ mới ăn 500đ Trần Hưng Đạo), người SG trở nên nghèo hơn đối với một số người. Còn nhớ tờ 50đ. của chính quyền cũ còn hiệu lực trong một thời gian làm một số mừng húm. Và dân SG thời đó phải ăn độn bo bo hay mì. Mà Hàn lại khoái mì (gốc Ba Tàu mà) cho nên không thấy khổ sở lắm. Có một dạo (năm 1976), SG khan hiếm bột ngọt, ăn phở thấy dở ẹt hà. Hàn có quen 1 bác kia tập kết ra Bắc mấy chục năm, mới về SG, sau vụ đổi tiền, nhà tôi không còn nhiều tiền để đãi ổng ngoài bửa cơm đạm bạc, cơm độn với rau, với chao như Lưu Bình Dương Lễ làm ổng có vẽ buồn! :(:D Dân SG thích châm biếm nên bảo rằng bây giờ tụi tui..'Khoái Ăn Sang', có nghĩa là Sáng Ăn Khoai! :)) Hàn thấy thuốc Ruby thì ngon chớ Basto nặng thí mồ. Cám ơn bác đã gợi lại kỷ niệm xưa.

Vài ngày nữa Hàn sẽ viết xong phần 2 trước khi dẫn Ace ra thăm anh HÙng ngoài Đà Nẳng...

HanParis
25-05-2013, 18:39
Kỳ XII : ĐÀ LẠT MỘNG MƠ

Phần 2


<Tài Liệu tham khảo của Pháp và Sổ Tay Du Lịch Năm 2000 của Phạm Côn Sơn>



http://www.cooplab3d.com/pages/nusinh.gif
(Tranh sơn mài của họa sỹ Công Quốc Hà)

Nhân dịp cuối tuần, mến mời quý Ace VSF tham quan Đà Lạt nào! It's free! :x

Và bây giờ để tiếp tục chương trình, xin bàn về Đà Lạt, thành phố của Tình Yêu. Đà Lạt theo tài liệu của Pháp thì vào năm 1895, một bác sĩ cũng là nhà thám hiểm người Pháp gốc Thụy Sĩ tên là Alexandre Yersin (1863-1943) đã tình cờ khám phá ra vùng Lang Biang (tiếng Việt có từ Bằng Lăng nghe rất hay, không giống như Băng Lang hay Lang Bang nhé!) và tên núi đó bao trùm TP Mộng Mơ Đà Lạt. Chính quyền thực dân khi ấy với sự chỉ huy của toàn quyền Doumer (zai VN cứ cho là tên đó tục nhất nước Pháp) để xây dựng khu nghĩ dưỡng cho lính Pháp. Cái tên Yersin không xa lạ gì với người SG, trước và sau 1975, có đường Yersin gần Cầu Ông Lãnh và tên đó được dịch ra tiếng Việt là Dân Sinh. Trước 75, Khu Dân Sinh là khu chợ trời với giá phải chăng và đồ xịn vì lính Mỹ hay bán lại cho thường dân mấy sản phẩm Made in USA của chính họ hay chôm chỉa đâu đó. Nhiều phu nhân của tướng tá VNCH cũng hay làm ăn bất chính như thế này nên đã làm giàu hay ít ra tiền túi ngày càng rủng rĩnh (tiền bạc sung túc). Trở lại với địa danh Đà Lạt, khi mới khám phá ra TP, Yersin cho rằng TP đó đã đem lại cho ta niềm vui với khí hậu dễ chịu. Cho nên tiếng La Tinh có cụm từ Dat Laetitiam Aliis Aliis Temperiem. Còn theo quan niệm của người Việt thì TP đó gần nước Hồ của người Lạt. Còn Đà là do chữ Đak, tiếng địa phương (Sắc tộc Lạt) có nghĩa là Hồ, là Nước. Cho nên Đà Lạt có nhiều hồ nước trong và đẹp. Từ xưa đến nay, để thay đổi không khí dân Việt thuờng hay đến Đà Lạt nghĩ dưỡng xa lánh cái nóng chảy mở của SG hay Hà Nội nếu hoàn cảnh tài chánh cho phép. Khi xưa, ta đi Vũng Tàu để dã ngoại cuối tuần, còn lên Đà Lạt 'đổi gió' nếu có toa BS Sài Gòn đề nghị cho nghĩ dưỡng một tuần hay lâu hơn. Viết đến đây, Hàn không biết BS Đà Nẳng có từng kê toa này không và có đòi hỏi có giấy khen của nhà trường không ta? :P Bởi vì khí hậu lành lạnh của Đà Lạt, giống như mùa Thu ở Paris. Đà Lạt là thành phố của tình yêu, của sương mù, của hoa, của mùa xuân... TP du lịch từ xưa, có thác, có hồ, có rừng thông với nhiều hoa. Người Pháp đã đem lại cho Đà Lạc vài kiến trúc của họ từ Mẫu Quốc : vùng Normandie, Savoie, Basque... Đà Lạt có nhà thờ được xây từ trào Pháp và các dòng tu nỗi tiếng. Đương sự có ST vài hình ảnh về mấy trường tu đó và sau này khi 'Tiến Về SG' trước 1975, người Pháp mới lập ra các trường đạo Régina Mundi, Régina Pacis, Saint Paul... tại TPHCM. Cựu Hoàng Bảo Đại cũng từng có dinh thự tại đây. Nhắc về cựu Hoàng, chính phủ Pháp đã 'cưới' cho ông một cô đầm già để săn sóc và nấu nướng cho Bảo Đại. Và bà này cũng rất tự hào là Hoàng Hậu của xứ An Nam (sic). Và vào thập niên 80, Hàn từng gặp cựu Hoàng hay ra quán cà phê Q.16 Paris để ngâm nga ly cà phê cả buổi trời... Khi ấy VN chưa đi vào Kinh Tế Thị Trường, nếu không Cựu Hoàng dám về VN tắm ao ta lắm! Cho bà đầm già tức chơi! N'est-ce pas, sa Majesté? :D

Tóm lại, Đà Lạt là TP rất Pháp, lạnh gần giống xứ Pháp và có lối kiến trúc nhập từ Pháp từ thời thuộc địa. Đà Lạt rất lãng mạn với Thung Lũng Tình Yêu (Vallet d'Amour) và Đôi Thông Hai Mộ mà Hàn sắp 888 vui.

http://w3.lamdong.gov.vn/vi-VN/dukhach/danh-lam-thang-canh/PublishingImages/Thunglungtinhyeu.jpg

Thung Lũng Tình Yêu


Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi, hoa nhiều và nở quanh năm, và chả có ngày nào Đà Lạt thiếu ánh nắng mặt trời, dù là đang mùa mưa. Chợ Hoa Đà Lạt rất nỗi tiếng từ thời VNCH. Và Cà Phê Đà Lạt vang bóng một thời rất thơm ngon nhờ nhập từ Bảo Lộc hay Buôn Mê Thuộc, xứ sở của cà phê qua nhiều thế hệ từ trước đến nay. Khi đến Đà Lạt từ TP HCM, bạn sẽ đi ngang qua thác Prenn, cách Đà Lạt chừng 10 cây, bạn nên dừng lại tham quan và tản bộ. Còn nhớ chiếc cầu tre thơ mộng vô cùng, nhiều cặp trai thanh nữ tú đã tay trong tay qua đó để :
Qua Cầu Ngã Nón Trông Cầu

Cầu Bao Nhiêu Nhịp Anh Hôn Ngầu Bấy Nhiêu


http://www.cooplab3d.com/images/thac_prenn.jpg


Nói vậy chớ bọn thanh niên chúng tôi ngày xưa đâu dám First Kiss giữa thanh thiên bạch nhật như thế, nắm tay rùi thề non hẹn suối là cũng lãng mạn lắm rùi. Và nhìn tiếng suối reo với Nữa Vòng Kỷ Niệm (ôm ngang hông thui, chớ ôm một vòng thì tay không đủ dài :))), ôi thật là Vị Ngọt Của Tình Yêu! Còn Vị Đắng Tình Yêu, Hàn sẽ kể vào vài đoạn tới đây.


Đà Lạt có Hồ Than Thở có tiếng là lãng mạn, chỉ thua Le Lac (Cái Hồ) của văn hào Lăng Sa Lamartine của TK 19 tí thui. Than Thở có gốc Pháp là Lac des soupirs (Tiếng Thở Dài) nhưng ở nghĩa bóng là tiếng rì rào. Bạn nào yếu bóng vía hay sợ ma thì không nên đến Hồ một mình đúng vào giờ ngọ (12g trưa)! Nghe nói Hồ đã được đổi tên là Sương Mai. Cũng hay đúng ra là Sương Mù mới chính xác. Bạn cứ tưởng tượng hẹn người yêu ra đó lúc mình minh vừa ló dạng, tay trong tay dạo quanh bờ hồ, lãng mạn nắm cơ! Nếu thấy đói thì rũ nhau vào chợ Đà Lạt xơi phở, dẫm (uống) ca phé hay dẫm xà! Chỉ sợ cô nàng của bạn quá đói bụng rùi lầm Sương Mai với Xíu Mại thì chết đấy! =)) Đoạn tới chắc chắn không vui tươi vậy đâu khi Hàn kể về Đồi Thông Hai Mộ.



http://www.congan.com.vn/dulieu5/BinhYen-CS/12_11/duong_vao.jpg

Địa điểm này ở gần hồ Than Thở, từng là huyền thoại khá giống chuyện tình tay ba trong Sự Tích Trầu Cau của VN ta. Hàn xin tiếu lâm chút trước khi đi vào Đoạn Trường Tân Thanh sau đó. Người Pháp thường bảo Chuyện Tình Tay Ba là có dư một người (Trois en amour, c'en est un de trop). Chuyện Ba Người khi mà :

Một người đi với một người
Một người đi với nụ cười hắt hiu
Hai người vui biết bao nhiêu
Một người lặng lẽ buồn thiu đứng nhìn

http://www.youtube.com/watch?v=xGDsT9WYxz8


http://nhipcauthegioi.hu/uploads/2007/images/1346018088.nv.jpg
+
http://www.meme.vn/pdata/t/l-40.jpg

Và trong mối tình đầy oan trái, ba người cùng đến tận Hồ Than Thở để thở than rùi chết. :( Dân làng thấy tội nghiệp đã lập mộ. Thế thì sao ta không gọi là Đồi Thông Ba Mộ nhỉ? :D Thật ra Đồi Thông chỉ có Hai Mộ thui. Truyền thuyết cho răng cuộc tình buồn đầy nước mắt khác xa với đoạn Hàn tấu hài trên đây. Số là có chàng tên Tâm, cựu sinh viên trường Võ Bị Đà Lạt và nàng tên Thảo, hai người đã gặp nhau, quen nhau và yêu nhau và đã hay hẹn hò ở Hồ Than Thở. Oái oăm thay, chỉ vì cái gọi là Môn Đăng Hộ Đối (chênh lệch về địa vị và tài sản theo truyền thống phong kiến), gia đình chàng Tâm đã phản đối cuộc tình này, và còn bắt chàng đi đến hôn nhân với người con gái xa lạ mà Tâm không yêu. Thế là chàng xin đổi công tác nơi chiến tuyến xa xôi để quên buồn. Trớ trêu thay, khi Thảo nhận được giấy báo tử của người yêu mình thì như sét đánh ngang tai, và nàng đã đến nơi hẹn khi xưa để khóc vì tình. Và nàng đã chết tại hồ Than Thở. :( Còn chàng Tâm, thật ra chưa chết, có đến hồ này tìm nàng và quá buồn nức nỡ vô biên để cuối cùng theo nàng chiu diu nên miền cực lạc. :( Dân trong vùng thấy tội nghiệp nên đã lập mộ cho hai người và chôn cất kế bên nhau bên Đồi Thông. Đó là lịch sử của Đồi Thông Hai Mộ. Thật thảm thiết như nhiều mối tình đầy chông gai để cuối cùng chết với nhau như : Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài, Roméo & Juliette, Trọng Thủy & Mỵ Châu...


http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/dukhach/danh-lam-thang-canh/PublishingImages/hothantho2.png
Hồ Than Thở - Sương Mai

Thui về Sài Gòn Ace ơi! Hết bệnh rùi. Lần sau, Hàn sẽ dẫn mọi người lên Đà Nẵng thăm anh Trần Hùng, sẳn dịp xin tem BS lun, và năn nỉ BS... gia hạn giấy nghĩ dưỡng Đà Lạt nhé! Hay bạn mún ở lại Trà Sơn tắm biển thì tùy ý! :-h

HanParis
01-06-2013, 19:08
Kỳ XIII : XIN TEM ĐÀ NẴNG

Ai Về Đà Nẵng Mà Coi
Ace Ghé Bác Sĩ Để Moi Tem Đà :))



http://www.abay.vn/images/upload/da%20nang3.jpg
Đà Nẵng By Night


Nói chơi thui, xin BS đừng run, nhưng tí nữa sẽ có một số Ace VSF sẽ đên thăm anh. Đà Nẵng, theo tài liệu tham khảo đã được thành lập từ 1888. Đà Nẵng, một địa danh từng gắn liền với Quảng Nam. Vào năm 1976, một số tỉnh thành đã được kết hợp nhau như... chuyện ba người : Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hoàng Liên Sơn, Bình Trị Thiên... Và Cặp Đôi khi ấy thì có từ Bắc Chí Nam : Cao Lạng (Cao Bằng + Lạng Sơn), Bắc Thái, Hà Tuyên, Nghệ Tỉnh, Quảng Đà, Cửu Long... Nói tóm học địa lý VN là nhức đầu nhất TG vì địa danh cứ đôi hoài và như đời sống vợ chồng : tan hợp, hơp tan. Cho nên Quảng Đà cuối cùng cũng được tách ra để 'Trở Về Mái Nhà Xưa' cùng số phận với tỉnh Cữu Long (Vĩnh Long + Trà Vinh). Hình như VN ta rất thích Đổi Mới (đổi tên mới), Trà Vinh thường mang nhiều tên khác nhau như Vĩnh Bình, Phú Vinh... Như nhiều tỉnh của Nam Kỳ Lục Tỉnh, các miền Tiền Giang, Hậu Giang là đát xưa của Thủy Chân Lạp (CPC) nên các địa danh có xuất xứ từ tiếng Miên. Trà Vinh xuất phát từ "prha trapenh" có nghĩa là ao linh thiêng. Trà Vinh có Ao Vuông (ao Bà Om), tên của ao chớ không phải khi xưa bà này từng chạy xe ôm đâu nha! Nhưng dân tỉnh này thường phát âm trại ra là Chè Dinh mà khi đọc nhanh thì chỉ nghe tiếng Dinh mà thui. Vùng này ngày xưa Tây Đầm đã đi tới các làng sâu các huyện Trà Cú, Duyên Hải... Trà Vinh cũng là quê quán của soạn giả Bảy Bá. Nghe nói vì ông đã nợ nần hay vì bê bối gì đó, ông phải rờ xứ lên Cần Thơ, SaiGon và lấy tên Viễn Châu, xa rời làng Đôn Châu (còn gọi là Tham Đua, Đông Xuân ngày nay hay lại đổi tên gì khác?). Xin lỗi BS, tính viết về Sơn Trà - Đà Nẳng mà Hàn lỡ 'đậu phọng' (đi lạc) qua vùng Trà Vinh. Cái thú vị của bờ biển ta từ Móng Cái tới mũi Cà Mau và đến Tận Hà Tiên, nếu bạn có dịp du lịch từ Bắc chí Nam sẽ thấy cảnh vật thay đổi và tiếng nói người dân địa phương cũng biến chuyển theo cuộc hành trình. Giọng Bắc, giọng Trung, giọng Nam. Và ngay cả miền Trung, tiếng Huế khác Quảng Bình, nếu Nam Tiến về Quảng Nam, Đà Nẵng... thì tiếng nói lại khác khác như tông nhạc khi trầm, khi bỗng. Có một dạo, khi Hàn đến Nha Trang chơi thì nghe cô kia gọi : 'Bót à bót' (Bót đọc trại từ Bác) làm Hàn một phen hết hồn. Trong thời kỳ chiến tranh, người dân rất sợ tiếng 'Bót' có nguồn gốc từ tiếng Pháp Poste (de Police), đồn cảnh sát. Ai bị dẫn về đó là kể như mệt. Giọng SaiGon lại không giống miền Tây. Nhìn chung Huế, SaiGon, Hà Nội có giọng chuẫn nhất cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Và tiếng SG chuẩn hơn tiếng miền Tây. Người miền Tây vốn tánh xuề xòa nhưng họ phát âm không chính xác (Cá Gô Bỏ Gỗ). Chưa hết, họ còn dùng nhiều từ vựng có gốc từ Miên. Thì dù từ 'cà nẹ' có nghĩa là nó, ổng, bả... Và với lối dùng từ dân miền Tây khác xa dân Hà Nội : hay đánh dấu hỏi cho ngôi thứ 3 số ít : ổng, bả, ảnh, chỉ, cẩu, mở... trong khi dân Bắc thì lại : Ông Ấy, Bà ấy... Hay là dân miền ngoài...thích ấy? :)) Hàn đùa thui, sorry. Cuộc Nam Tiến trong Lịch Sử của ông cha ta với ý nghĩ : 'Một Tất Đất Là Một Tấc Vàng', ông cha ta đã mở mang bờ cõi từ thời Huyền Trân Công Chúa. Cho nên Việt Nam ngày nay có nhiều khu du lịch lý tưởng. Hàn xin đề nghị với chính quyền VN để phát triển nền du lịch hơn nữa thì nếu có thể nên xây một con đường ven biển từ Mống Cái tới Hà Tiên để du khách nội địa hay nước ngoài có thể dã ngoại ba miền, ngắm cảnh hữu tỉnh và để hiểu biết về tài nguyên phong phú của từng vùng. Ở Hàn Quốc có một đại lộ lịch sử lúc chiến tranh với Bắc Triều Tiên trước 1953 thì thấy thê thảm, ngày nay được xây lại đẹp tuyệt vời có tên là ĐL Thống Nhất.
Để trở lại với ca dao ta, từng có câu :

Quảng Nam Hay Cãi, Quảng Ngãi Hay Lo
Bình Ðịnh Nằm Co, Thừa Thiên Ăn Hết



Hú hồn nha, cứ tưởng BĐ ăn bo bo như thời bao cấp. Miền Trung đất hẹp và địa lý không thuận lợi và thiên tại bảo lụt hàng năm nên cuộc sống dân miền Trung không thoải mái như dân miền Bắc hay Nam. Quảng Nam Hay Cãi, Quảng Ngãi Hay Lo. Còn Đà Nẵng? Hàn thiết nghĩ Đà Nẵng thì...hay tắm biển chớ sao! Thật vậy, Đà Nẵng như Nha Trang có nhiều bờ biển đẹp cát trắng, nước trong xanh. Địa danh Đà Nẵng có gốc từ chữ DAKNAN của tiếng Chàm cổ nghĩa là vùng nước rộng lớn hay "sông lớn", "cửa sông cái". Cho nên Đà Nẵng đâu thiếu gì bãi biển. Nơi đây từng là căn cứ quân sự quan trọng của Hoa Kỳ trước 1975 như vịnh Cam Ranh, cách Nha Trang chừng 15 cây về phía Nam. Đà Nẵng đã được thành lập năm 1888? Phải chăng dân Đà Nẳng 888 rất giỏi? Cái này tí sẽ hỏi lại BS xem sao! Thật ra sau khi chiếm miền Trung, năm 1889, thực dân Pháp đã tách Đà Nẳng ra khỏi Quảng Nam và đổi tên là Tourane mà diễn đàn từng thảo luận về tem Tourane.


http://s16.postimage.org/gas5smlk5/1972.jpg


Phù hiệu 1 đơn vị Mỹ ở bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng 1972



Ok, nếu Ace tắm biển Đà Nẳng chán rùi thì xin mời kêu xem ôm ra Sơn Trà một chuyến. Đúng vậy, phía Đông Đà Nẵng là bán đảo Sơn Trà thu hút nhiều du khách thập phương. Có người cho rằng Sơn Trà hoang sơ nhưng cũng không làm du khách hoảng sợ vì họ đến đó dã ngoại rất đông, trãi dài từ bán đảo này đến đến bãi biễn Non Nước.


http://www.vietnamtravelchannel.com/vietnam_photo_gallery/images/Da_Nang/Danang-beach.gif

Sơn Trà chỉ cách TP Đà Nẳng chừng 13 cây, như đã nói vùng nay hoang sơ và ít bụi bặm như TP. Dân Sơn Trà đã thể hiện tình yêu trai gái qua nỗi lo âu của tuổi mới lớn trước ngưỡng cử hôn nhân với bao ngại ngùng, sầu tư :

Chiều Chiều Mây Phủ Sơn Trà
Lòng ta Thương Bạn Nước Mắt Và Lộn Cơm

Và ví von sầu lẽ bạn qua câu :

Nhìn Xem Bóng Xế Trăng Tà
Cầu Ngang Sóng Gợn Sơn Trà Mây Giăng
Lạch Đào Có Bốn Trụ Đăng
Ngồi Khoanh Tay Lại Than Rằng Lẽ Đôi.

Chiến tranh đã đi qua, sau bao năm tháng đã tàn phá không ít vùng này mà vùng bán đảo Sơn Trà vẫn nguyên vẹn với bao cảnh hoang giã, là một bảo tàng thiên nhiên. Theo tài liệu tham khảo thì Sơn Trà có chiều dài 15km, chỗ rộng nhất là 5km, chỗ hẹp nhất là 1,5km. Đỉnh núi cao nhất là 696m. Bờ biển Đà Nẳng là nơi giao lưu (sic) của nhiều động, thực vật tiêu biểu cho Nam Bắc. Quanh bán đảo Sơn Trà là bãi biễn màu xanh dài chừng 50km, với vẽ hoang sơ, tuyệt mỹ. Nếu Ace đi về phía Bắc sẽ đến bãi Tiên Sa mà huyền thoại kể rằng :

Thà Làm Hạt Cát Tiên Sa
Còn Hơn Làm Mãnh Đá Hoa Trong Chùa

Câu nói có hơi phàm phu tục tử, có nghĩa là những hạt cát bãi này còn thấy các tiên nữ đi tắm, còn hơn làm đá quý trong chùa thì...buồn lắm.

Thui gần tối rùi Ace ơi, các bạn nghía Nàng Tiên Cá tắm xong thì ta kéo nhau về nhà BS lun nha :D Dĩ nhiên để xin tem, BS có hứa sẽ dẫn cả bọn của VSF đi ăn nhà hàng tối nay vừa ngắm cảnh Đà Nẵng By Night. Mai ghé Hội An thăm phố cổ rùi về TPHCM chớ!

tranhungdn
02-06-2013, 21:06
Nói chuyện kiểu bác HanParis này, bây giờ không biết sao chứ thời oanh liệt của bác ấy thì chắc là đào cứ chết như rạ. :D

nam_hoa1
03-06-2013, 01:06
Trường này hiện nay đã bị mất dấu tích, Hàn nhớ kế bên có một tiệm phở của một dân di cư. Ông còn mở thêm tiệm giặc ủi gần đó. Các bạn trên 5, 6 bó chắc còn nhớ cái bàn ủi bằng than khi ấy, vì điện nước chưa đầy đủ. sau có in bản cửu chương từ 2 đến 9


Cách đây vài hôm NH có đến tìm gia đình ông giặt ủi .Ông đã trở thành người thiên cổ từ lâu .Gia đình HỌ còn lại gần chục cái bàn ủi , mình đã xin nhường lại một cái cho anh Hàn và dưới đây là hình ảnh của chiếc bàn ủi

185754





http://i79.servimg.com/u/f79/11/56/24/75/hoilie10.jpg
Vườn Bông gần Bùng Binh Cộng Hòa cuối thập niên 60.


185755

Hình trên vào trước 1975 , hình dưới hiện tại như thế này đây .Họ chỉnh trang sau năm 2004

Buồi sáng những người dân ra đây tâp thể dục , trưa chiều cờ tướng , tối có ca nhạc ....

HanParis
03-06-2013, 01:26
Cách đây vài hôm NH có đến tìm gia đình ông giặt ủi .Ông đã trở thành người thiên cổ từ lâu .Gia đình HỌ còn lại gần chục cái bàn ủi , mình đã xin nhường lại một cái cho anh Hàn và dưới đây là hình ảnh của chiếc bàn ủi


Cám ơn anh Hòa về hai tấm ảnh kỷ niệm. Không ngờ anh có quen với gia đình bác đó. Chắc là con cháu chắt gì của ổng? Lần sao nếu anh có dịp trở lại, Hàn muốn xin anh 1 tấm về căn tiệm đó. Có lẽ không còn tiệm phở? Điều chắc chắn theo Hàn thì Phở Bắc dân Bắc nấu ăn ngon người Nam. Nhớ khi xưa, tan học xong bụng đói meo mà không có tiền đến đấy xơi một bát, tại Hàn đâu có quen với ông ta như anh! :D Dù rằng đương sự cũng rất thích nói giọng Bắc từ nhỏ, cứ như là nói tiếng nước ngoài vậy. :)) Phát âm như bác La Thoại Tân dạo nào, nhưng khi bị hối thì Hàn dám xổ ra tiếng Nam lắm! Còn nhớ khi ấy (cuối thập niên 60, trước Mậu Thân), nhà đó có cô con gái xinh nắm cơ! Anh còn ảnh năm 2013 của cổ không? :P Cái bàn ủi than là một kỷ niệm dĩ vãng. Có lẽ là một vật nhập từ Bắc vì Hàn thấy nhiều gia đình di cư hay dùng nó. Dân SaiGon hay dùng bàn ủi than để đở tốn điện, và sau đó, họ lại dùng nó để ép plastic, anh có nhớ không? Hàn nhớ có về bắt chước ủi qua, ủi lại nhưng cũng không xong. :(

HanParis
04-02-2014, 16:20
Xưa Và Nay Qua Vài Hình Ảnh

Nhân dịp đầu năm, tôi có nhận được từ quốc nội vài hình ảnh xưa, và nay để gợi lại kỷ niệm thuở mới lớn tại Saigon, mời Ace xem chơi.


http://www2.vietbao.vn/images/vn65/doi-song/65069233-small_71584.jpg


Người ta bảo rằng tại VN, có nhiều nghề lạ lùng mà có lẻ In VietNam only, trong đó có nghề bơm bút bi thời bao cấp. Ở TP HCM trước 75, dân lao động thì hay dùng viết Bic (gọi là Nguyên Tử, không phải là Đặc Sản của Bắc Hàn ngày nay nhá :D) viết xanh, khi sang Pháp tôi mới thấy có màu đen, xanh lá cây hay đỏ nữa. Hiệu viết này đã có từ thế kỷ 19 thì phải và ngày nay vẫn còn hiện hữu tại Pháp. Công ty này cũng chế tạo mới đây điện thoại di đông, loại A lô rùi vứt. Cũng trước 75, dân chơi sang thì thí bút máy Parker Hero (Ýn Hùng) của TQ. Có một dạo tôi 'dù' sang Nam Vang (KPC) để mua nó. Thế nhưng trong thời bao cấp, hàng nhập từ France thì ít ỏi, có thể nói không còn ngoại trừ trong tòa lãnh sự Pháp. Khá khen cho dân Việt ta có óc sáng tạo, nên mới có nghề bôm bút bi. Giống như các bạn trẻ ngày nay 'sài' di động mà mua thẻ, hết tiền thì châm cái mới để gọi tiếp. Thế nhưng những năm đầu sau 75, ít ra tại TPHCM, học trò hay 'chơi' loại viết Bic bôm. Loại 'dịch vụ' này mọc lên như nấm bên cạnh các quầy sửa xe, bôm bánh xe ven đường. Với thời Kinh Tế Thị Trường, chắc nghề này đâu còn tồn tại? :D

http://afamily1.vcmedia.vn/JaY1LLTYEzqqwT82IpWPZvziTSUn/Image/2013/05/2/29-6de87.jpg+


http://i58.servimg.com/u/f58/11/56/24/75/00_bom10.jpg
Tư ảnh của Hàn

'Con Đường Xưa Em Đi' của tôi gồm trường THPT Phan Đình Phùng và hẽm 16/93 Nguyễn Thiện Thuật Q3, TP HCM vào mồng 1 Tết Giáp Ngọ 2014.

http://i58.servimg.com/u/f58/11/56/24/75/01_img10.jpg

http://i58.servimg.com/u/f58/11/56/24/75/02_img10.jpg

http://i58.servimg.com/u/f58/11/56/24/75/03_img10.jpg

http://i58.servimg.com/u/f58/11/56/24/75/04_img10.jpg

http://i58.servimg.com/u/f58/11/56/24/75/05_img10.jpg

http://i58.servimg.com/u/f58/11/56/24/75/06_img10.jpg

HanParis
08-04-2015, 16:04
Kỳ VII : TỪ CẦU CHỮ Y

QUA LÒ HEO CHÁNH HƯNG



http://i630.photobucket.com/albums/uu21/thevinh6782/cauchuY.jpg
Cầu Chữ Y Xưa




Tình cờ tìm thấy vài bài thơ về Chánh Hưng, xin cập nhật luôn. Ngày xưa khi bàn về Chánh Hưng, người ta bỗng nghĩ ngay đến Lò Heo, từng vang bóng một thời. Lúc học cấp 2, tôi có thằng bạn tên Hưng. Và cho để cho dễ nhớ, bọn tôi hay gọi đùa nó là Hưng Heo dù nó không từng ở Q8. Khi giận thì đòi lôi nó sang Lò Heo Chánh Hưng ngay.:))

http://xunauvn.files.wordpress.com/2013/10/41515498.jpg

Cầu Chữ Y 2013

Gửi Huỳnh Ngọc Nga , Italia

CHÁNH HƯNG YÊU DẤU



Em về thăm bến Ba Đình

Đò ngang sang chợ Hòa Bình, Lao Cai

Tóc nghiêng che nắng bờ vai

Áo dài gió phất phơ bay buổi chiều



Đêm nằm nghe tiếng ếch kêu

Mưa rơi rã rích buồn nhiều hơn vui

Đời bao nhiêu nỗi ngậm ngùi

Người bao nhiêu nỗi dập vùi đắng cay !



Bên kia sông phố lầu đài

Bên nầy sông ruộng biền lầy lội chân

Dân tứ xứ, chẳng biệt phân

Cùng hoàn cảnh sống hợp quần chung tay




Cây cầu ba nhánh , rẻ hai

Chữ Y in đậm không phai lòng người

Kinh Tàu Hủ với kinh Đôi

Miệt mài chung sức đắp bồi đất quê



Em đi, rồi cũng quay về

Chánh Hưng ốc đảo cận kề Bình An

Một vùng kinh rạch dọc ngang

Thương người lỡ bước cưu mang ruột rà




Dân tình cục mịch , hiền hòa

Đêm không cài cửa, ngõ nhà mở toang

Rượu tình nghĩa uống sắt son

Ghét thương rành rọt chẳng toan tính thầm



Chiếc cầu kỷ niệm Hiệp Ân

Qua cầu Phát Triển lòng bâng khuâng buồn

Chợ chiều Xóm Củi bán buôn

Mẹ tôi một nắng, hai sương nhọc nhằn



Đêm đêm xóm nhỏ tối tăm

Trăng Hưng Phú thắp , Bình Đăng sáng đèn

Bình Xuyên từ kiếp dân đen

Đứng lên chống bọn cường quyền nhiễu nhương



Mưa rơi cầu Nhị Thiên Đường

Đạn bom từng rắc máu xương đô thành

Một thời khói lửa chiến tranh

Chuông chiêu hồn đỗ, Miểng Sành ngân nga



Trống đình Ong thúc giục ta

Miệt lò heo Chánh Hưng là cố hương

Mây bay về chốn viễn phương

Gửi em trăm nhớ , nghìn thương quê nhà !

.

NHỚ CHÁNH HƯNG

.

Nhớ ấp Bình Xuyên những buổi chiều

Xuồng em bơi nắng gió liêu xiêu

Mái chèo khuấy nước thương nghèo khó

Bờ bến đầy vơi chốn tịch liêu



Nhớ Chánh Hưng xưa, chùa Miểng Sành

Công phu chuông rớt lúc tàn canh

Mẹ lần tràng hạt nam mô Phật

Cầu nguyện Tổ ơi, dứt chiến tranh !



Nhớ trăng xóm Cỏ buồn như sương

Dân khóc Ba Dương chết chiến trường

Một gánh giang hồ đầy nghĩa khí

Anh hùng tận lực cứu quê hương



Nhớ ruộng đồng xa lúa gặt xong

Mùi thơm rạ mới ấm êm lòng

Thả diều, em thả diều bay mãi

Nào biết đứt dây có hoặc không !



Nhớ những tối lò heo Chánh Hưng

Từng con vào cõi chết vô thường

Sáng mai thịt xẻ phơi bày chợ

Thiên hạ chen nhau lựa dửng dưng



Nhớ trống đình Ong hát bội làng

Cúng Kỳ Yên quốc thái , dân an

Mâm xôi, gà vịt, heo quay lễ

Khăn đống, áo dài, tế vái van !



Nhớ vọng cổ mẹ ghiền cải lương

Xem Đời Cô Lựu mắt rưng rưng

Tủi phận cút côi nương đất khách

Không quên ơn nghĩa Nhị Thiên Đường



Nhớ mái trường xưa, nhớ bạn bè

Nhớ cô thầy dạy trẻ ơ, e !

Dòng đời biến đổi bao dâu bể

Đất cũ, trời xưa quá khắc khe



Nhớ bến Ba Đình tết Mậu Thân

Nhà tan , cửa nát , tản cư dân

Xác người trôi dạt kinh Tàu Hủ

Lòng thắt , dạ đau suốt mấy tuần



Đêm ấy, em rời quê Chánh Hưng

Trăng vàng bọt sóng biển trùng dương

Biệt ly dẫu biết mình ly biệt

Mà nhớ thương hoài, thương vẫn thương !


THĂM THẦY



Con đứng ngoài hành lang bật khóc

Nhìn qua ô cửa thấy thầy mê

Một đời kính Chúa, yêu dân tộc

Không lẽ giờ đây đến lúc về !



Con chợt kêu tên thầy Thiện Cẩm

Mà lòng đau nhói đáy tâm hồn

Dalat rừng thông xưa tím thẳm

Saigon nắng sắp tắt hoàng hôn



Con bước khẽ vào phòng bịnh viện

Hình như làn hơi mỏng qua khe

Thầy hôn mê sâu sau tai biến

Xin nguyện cầu ơn Chúa chở che



Đàn sách ích gì cho thế sự

Thầy từng thao thức nghĩ không ra

Đức tin ẩn dụ tình thiên sứ

Chỉ một sát- na đã tới nhà !
TRẦN BẢO ĐỊNH
Saigon , BV Nguyễn Trãi chiều 05.10.2013



Nguồn : http://xunauvn.org/2013/10/11/chanh-hung-yeu-dau/



Hàn : Không biết tác giả có quen với anh Đình Văn Bàu Sen không nữa? :D