PDA

View Full Version : KỶ NIỆM KHÁNH THÀNH TUYẾN ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI - MỤC NAM QUAN


dammanh
11-05-2013, 08:40
184895

184896

184897

184898

The smaller dragon
11-05-2013, 12:27
Cám ơn những thông tin của Dammanh về bộ Ðường Sắt Hà Nội - Mục Nam Quan. Tôi rât thích bộ tem này nên xin chia sẻ một hai điều.

Ðây là một trong những mẫu tem đẹp nhất của dòng tem VNDCCH. Một cái đẹp toàn diện. Mẫu vẽ đầu xe lửa và chân dung rất khéo léo sắc sảo. Hình ảnh đám đông sống động. Chữ kẻ rất mỹ thuật. Nét chữ bay bướm, lớn nhỏ cao thấp nhiều khổ nhiều kiểu mà khổ nào và kiểu nào cũng nghệ thuật. Tem một mầu nhưng mầu đã được chọn lọc toát lên vẻ trang trọng của một tác phẩm nghệ thuật thu nhỏ có bản sắc dân tộc. Càng ngắm, chúng ta sẽ càng thấy từng chi tiết đẹp!

Về ngày phát hành, Dammanh cho biết là ngày 3-2-1955, nhưng Danh Mục Tem Bưu Chính Việt Nam 1945-2005 (VN), Scott (Mỹ), Stanley Gibbons (Anh), và Michel (Ðức) lại ghi ngày phát hành là Mar. 01, tức 1-3-1956. Riêng Yvert&Tellier (Pháp) không ghi ngày nhưng lại ghi năm phát hành là 1955. Vậy rốt lại, ngày phát hành thực sự là ngày nào?

Trong hai bộ tem của tôi, hai tem 300đ và 500đ có màu sắc khác nhau. Ðây là tem in sai hay là hai lần in khác nhau? Hay đơn thuần là tem lợt mầu vì thời gian?

Hình 1: Hai bộ với tem 300đ và 500đ khác mầu
184922

Về tem CTO, có cách nào chắc chắn cho chúng ta phân biệt được dấu CTO với dấu Bưu Ðiện thực gửi?

Hình 2: Tem CTO?
184923


Sau đây là tem có dấu Bưu Ðiện thực gửi, phần lớn là dấu Hải Phòng.

Hình 3: Tem dấu thực gửi
184924
184925
184926
184927

Và một phong bì thực gửi từ Hải Phòng đi Hồng Kông, dấu rõ và đẹp nhưng cả tên người gửi lẫn người nhận đều bị xóa.

Hình 4: Phong bì thực gửi
184928

vnmission
11-05-2013, 16:03
Bộ tem này trên bì thư khá hiếm, vậy mà hiện trên mạng đang có mấy món này:

184929

184930

184931

dammanh
12-05-2013, 02:25
Cám ơn bác Rồng và anh Vnmission đã đồng cảm!những ý kiến của bác Rồng đã nói lên các đặc điểm vì sao nhiều người say mê bộ tem này. Các STT người Balan cũng thích vì là bộ tem đầu tiên VNDCCH chủ đề xe lửa.Như đã kể trên forum năm 1990 dammanh đã mua được 375 bộ tem sống này và chỉ giữ lại 5 bộ đẹp.Lúc lựa mới nảy sinh ý tưởng :tại sao cứ phải bloc4,sao không dải 3 tem cho giống đoàn tàu đang đi trên tuyến đường QT?
Theo ý chủ quan thì màu nhạt chắc không phải lỗi vì nhạt cả tờ và cũng giống bộ CPVTĐ con tem tím mệnh giá 1000đ cũng có như vậy!
Còn ngày phát hành trong phân trình bày dammanh ghi lộn,xin lỗi các bác và các bạn!Theo danh mục CTT ghi p/h 01-03,theo tài liệu chú TN (độ tin cậy cao) theo nghị định 13-01-1955 và nghi định bổ sung ngày 07-12-1955. Đây có thể là nguyên nhân các danh mục khác ghi phát hành năm 1956.Theo quan điểm cá nhân,ngày phát hành 01-03-1956 như danh mục CTT là chính xác.

BoZoo
13-05-2013, 04:10
Cám ơn những thông tin của Dammanh về bộ Ðường Sắt Hà Nội - Mục Nam Quan. Tôi rât thích bộ tem này nên xin chia sẻ một hai điều.

Ðây là một trong những mẫu tem đẹp nhất của dòng tem VNDCCH. Một cái đẹp toàn diện. Mẫu vẽ đầu xe lửa và chân dung rất khéo léo sắc sảo. Hình ảnh đám đông sống động. Chữ kẻ rất mỹ thuật. Nét chữ bay bướm, lớn nhỏ cao thấp nhiều khổ nhiều kiểu mà khổ nào và kiểu nào cũng nghệ thuật. Tem một mầu nhưng mầu đã được chọn lọc toát lên vẻ trang trọng của một tác phẩm nghệ thuật thu nhỏ có bản sắc dân tộc. Càng ngắm, chúng ta sẽ càng thấy từng chi tiết đẹp!

Giáo sư TAT quả là có nhận xét rất tuyệt và chính xác. Lý do vì sao bộ tem đẹp? Hãy tìm hiểu về người họa sĩ vẽ tem, cụ Bùi Trang Chước. Cụ vẽ tem từ lâu rồi, thời Đông Dương, và cụ tiếp tục vẽ tem cho dòng tem VNDCCH. BoZoo đã ngồi xem lại thì cụ đã vẽ những bộ tem VNDCCH chí ít tới năm 1962. BoZoo bận chưa kịp xem tiếp là cụ nghỉ thôi không vẽ nữa vào năm nào. Khi có thời gian BoZoo sẽ xem tiếp và post lên đây chia sẻ với các bác, các bạn tem.

Nếu ta để ý kỹ, những bộ tem VNDCCH mà cụ vẽ, trong đó có cả Cù Chính Lan, Mạc Thị Bưởi,... đều rất đẹp. Và tất cả những bộ tem này đều toát lên một vẻ đẹp chân phương. Đó cũng là thể hiện sự tài tình và tính cách người họa sĩ.

Thuật ngữ 'chân phương' trong văn hóa của ta còn mang đậm vẻ 'chân quê'. Và không có lời nào mô tả được đẹp bằng những lời trong bài thơ 'Chân quê' của nhà thơ Nguyễn Bính. Mời các bác và các bạn tem cùng nhớ lại:


Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi

Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội ít nhiều bay đi.

nam_hoa1
17-05-2013, 10:39
Sau ngày giải phóng Hà Nội 10-10-1954 ,nhận rõ tầm quan trọng của ngành đường sắt trong việc khôi phục nền kinh tế hậu chiến và nối liền thủ đô Hà Nội với các nước xã hội chủ nghĩa, chính phủ lập tức cho khôi phục tuyến đường sắt Hà Nội – Mục Nam Quan. ( Mục Nam Quan tên gọi từ 1953 -1964 )
Chỉ sau 4 tháng thi công, tuyến đường 167km từ Hà Nội đến Mục Nam Quan đã thông xe (2/1955) và chuyến tàu liên vận quốc tế đầu tiên đã tới Hà Nội ngày 01/8 /55.
Tuyến xe lửa này có lịch trình qua các tỉnh :Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn .
Ga đầu là Hà Nội , ga cuối Đồng Đăng .
Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng còn kết nối với tuyến đường sắt Nam Ninh - Bằng Tường của Trung Quốc.



http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/nam_hoa1/IMG_11111_zps50e43724.jpg (http://s1209.photobucket.com/user/nam_hoa1/media/IMG_11111_zps50e43724.jpg.html)
Bộ tem đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan phát hành 01/3/1955 nhằm mục đích ghi nhớ sự kiện này
Đây là bộ tem đầu tiên trong dòng tem VNDCCH mang hình ảnh xe lửa Việt Nam

Tem in tại Nhà in ngân hàng Quốc gia Việt Nam , khổ 45mm x30mm có 50 tem .

tem giá mặt 300 đ mã số tem 051
tem giá mặt 500 đ mã số tem 052
thường có nhiều sắc độ khác nhau



http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/nam_hoa1/c0bf0546-fdc9-4385-8069-804a3cbd4a90_zpsf0311aef.jpg (http://s1209.photobucket.com/user/nam_hoa1/media/c0bf0546-fdc9-4385-8069-804a3cbd4a90_zpsf0311aef.jpg.html)

Hình ảnh đầu kéo trên tem là đầu hơi nước Pacific 230 ?? Là những phiên bản cuối của dòng đầu kéo hơi nước 230 tại Đông Dương .

http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/nam_hoa1/7017e5af-4748-4a76-bf30-94d05ccb29d6_zpsb70b0362.jpg (http://s1209.photobucket.com/user/nam_hoa1/media/7017e5af-4748-4a76-bf30-94d05ccb29d6_zpsb70b0362.jpg.html)

Có thể đầu kéo 230 G , kiểu cuối cùng tại Đông Dương phù hợp hơn với hình xe lửa trong tem

http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/nam_hoa1/loco230G_zpsa8400399.jpg (http://s1209.photobucket.com/user/nam_hoa1/media/loco230G_zpsa8400399.jpg.html)

vnmission
18-05-2013, 23:01
185101
Rõ ràng mầu sắc khác nhau, có thể do chất liệu giấy!?

Bộ tem quý, nên "vinh dự" đứng vào hàng ít bộ được làm giả!

185100
(nguồn: internet)

dammanh
07-01-2014, 13:45
Sau bao nhiêu năm mới tìm thấy những bì thư như ước muốn!Mở ra một năm mới nhiều hy vọng.
Giới thiệu với các bác và các bạn.CƯỚC PHÍ CHUẨN XÁC,THƯ CUẢ SQ BALAN TẠI VN!nhân viên SQ BL SZYMANSKI gửi cho gia đình ở Poznan.



THƯ HK DƯỚI 20 GR: 300Đ + 250Đ (PHỤ PHÍ HK)= 550Đ
191135

THƯ HK TRÊN 20 GR,NHẸ HƠN 40 GR: 300Đ + 2 lần 250Đ (PHỤ PHÍ HK)= 800Đ

191136

HanParis
07-01-2014, 16:29
Cám ơn anh Mạnh về những bì thư tuy cũ kỹ nhưng đầy kỷ niệm. Ải Nam Quan (hình như bây giờ gọi là cây số 0?) Ngày xưa khi học Sử có nghe thày cô dạy rằng nước VN chạy dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Và Hình ảnh Ải Nam Quan đối với đương sự là Lê Lai liều mình để cứu Chúa và nếu tôi nhớ không lầm thì vua Lê Lợi đã bình định giặc Minh ngót 10 năm. Nếu anh Mạnh không cho rằng quá tò mò thì anh đến nước Ba Lan trong tình huống thế nào? Có phải từng quen biết với dân Poland khi còn ở Hà Nội? Tôi có quen một số bạn bè Ba Lan. Và họ sang định cư tại Pháp đông nhất trong số dân Ba Lan sau Đệ Nhị TC.

dammanh
09-01-2014, 09:20
Balan công nhận chính phủ và nước VNDCCH vào năm 1950 và đặt quan hệ ngoại giao vào năm 1952. năm 1955 khi chính phủ VNDCCH về tiếp quản thủ đô Hà Nội,sư quán balan có trụ sở tại Hà Nội .Trong những ngày đầu các thư của SQ gửi từ hà nội về balan để đảm bảo bí mật chỉ được chuyển qua Bắc kinh và Mạc tư khoa
To bác HanParis: Dammanh được đi sang balan theo diện đào tạo vào năm 1987.Khi Đông Âu, khối XHCN tan rã vào 1990 , Dammanh chuyển sang kinh doanh đến bây giờ.!Balan có thể coi là quê hương thứ 2 của dammanh,khí hậu ôn hòa,môi trường tốt,cuộc sông yên bình
Những bì thư trên cùng một bút tích và mặt sau có địa chỉ người gửi và dấu chuyển tiếp hà nội (dấu máy) đó là một điều thú vị - ngay những ngày đầu bưu điên nước VNDCCH đã sử dụng dấu máy lượn sóng tại Hà Nội.

HanParis
09-01-2014, 16:07
To bác HanParis: Dammanh được đi sang balan theo diện đào tạo vào năm 1987.Khi Đông Âu, khối XHCN tan rã vào 1990 , Dammanh chuyển sang kinh doanh đến bây giờ.!Balan có thể coi là quê hương thứ 2 của dammanh,khí hậu ôn hòa,môi trường tốt,cuộc sông yên bình

Anh Đàm Hiếu Mạnh nhắc tới khối XHCN tan rã năm 1989 tại Đông Âu làm tôi nhớ năm 1998 khi Pháp Vô Địch Bóng Đá thì ở Q5 Paris Hàn tình cờ làm quen được với một gia đình VN 5 người cả Nam lẫn Nữ vì không biết tiếng Pháp nên muốn tra hỏi muốn xem trận cuối cùng giữa Pháp và Ba Tây (Brésil) ở Stade de France thì phải đón xe lửa nào. Và họ đã trình vé cho nhân viên xe điện ngầm. Cha Tây có vẽ ngạc nhiên và thán phục vì sao 5 'tên Tàu' có tiền mua vé ta? :D (Nhiều dân Pháp không mua được vé trận cuối tranh giải vô địch TG WorldCup 1998). Trò chuyện với gia đình VN thì biết họ là dân lao động sang CHDC Đức 1987 cùng thời với anh Mạnh (nhưng trình độ học vấn chắc thua xa vì khi còn ở VN chỉ là tầng lớp Công Nông). Thế rồi Thế Sự đẩy đưa bức tường Bá Linh sập và gia đình đó đã sang CHLB Đức định cư và kinh doanh đến năm 1998. Tiếc rằng sau này tôi không còn liên lạc. Biết đâu quý đồng hương này đã chuyển qua chơi tem bì và đã là thành viên của VSF? :)) Vậy thì xin Guten Tag nhé! :D

dammanh
29-11-2014, 13:59
Trên ebay tuần trước có một bì thư VNDCCH - 1956 không biết kết thúc giá bao nhiêu,dammanh chỉ biết lúc còn 4h giá đã lên 171 usd và tại thời điểm đó đã có 7 người tham gia.Bạn nào có thông tin chính xác hơn,xin chia xẻ với VSF.Rất cám ơn!


BÌ THƯ DÁN TEM HÀ NỘI MỤC NAM QUAN & TEM CCRĐ.
CƯỚC PHÍ 550Đ CHUẨN XÁC

196910