PDA

View Full Version : Chữ BƯU ĐIỆN trên tem VNDCCH được dùng khi nào?


BoZoo
17-05-2013, 04:59
BoZoo xin chia sẻ một số thông tin sau từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, với nội dung tóm tắt:

* Điều 1 của Sắc lệnh số 30-SL ngày 12/06/1951 của Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa: "Nha Bưu chính thuộc Bộ Giao thông Công chính đổi tên thành Nha Bưu điện - Vô tuyến điện", thuộc Bộ Giao thông Công chính.

* Điều 1 của Sắc lệnh số 31-SL ngày 12/06/1951 của Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa: "Bổ nhiệm ông Trần Quang Bình, giữ chức Giám đốc Nha Bưu điện - Vô tuyến điện".

Poetry
17-05-2013, 10:02
Bộ tem VNDCCH có chữ BƯU ĐIỆN đầu tiên là bộ "Kỷ niệm lần thứ 61 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (http://www.vietstamp.net.vn/vn/tem-viet-nam/tem-viet-nam-dan-chu-cong-hoa/1951/ky-niem-lan-thu-61-ngay-sinh-chu-tich-ho-chi-minh/)" phát hành năm 1951.

http://www.vietstamp.net.vn/data/2009/03/31/09515214_Product_1600.jpg http://www.vietstamp.net.vn/data/2009/03/31/09525295_Product_1601.jpg http://www.vietstamp.net.vn/data/2009/03/31/09541016_Product_1602.jpg


Bộ tem VNDCCH có chữ BƯU ĐIỆN cuối cùng là bộ "Đền Ngọc Sơn (http://www.vietstamp.net.vn/vn/tem-viet-nam/tem-viet-nam-dan-chu-cong-hoa/1958/den-ngoc-son/)[/URL]" phát hành ngày 01-12-1958.

http://www.vietstamp.net.vn/data/2009/04/01/23145821_Product_1704.jpg http://www.vietstamp.net.vn/data/2009/04/01/23160008_Product_1705.jpg


Đúng ra, bộ tem VNDCCH có chữ BƯU ĐIỆN cuối cùng phải là bộ "[URL="http://www.vietstamp.net.vn/vn/tem-viet-nam/tem-viet-nam-dan-chu-cong-hoa/1958/nam-bo-khang-chien/"]Nam Bộ kháng chiến (http://www.vietstamp.net.vn/vn/tem-viet-nam/tem-viet-nam-dan-chu-cong-hoa/1951/ky-niem-lan-thu-61-ngay-sinh-chu-tich-ho-chi-minh/)" phát hành ngày 23-09-1958 rồi bắt đầu chuyển sang tem có chữ BƯU CHÍNH. Có lẽ do bộ "Đền Ngọc Sơn (http://www.vietstamp.net.vn/vn/tem-viet-nam/tem-viet-nam-dan-chu-cong-hoa/1958/den-ngoc-son/)" in ở Hungary về chậm nên vẫn mang chữ BƯU ĐIỆN (mặc dù phát hành sau 3 bộ tem có chữ BƯU CHÍNH là: "Trần Hưng Đạo (1253 - 1300) (http://www.vietstamp.net.vn/vn/tem-viet-nam/tem-viet-nam-dan-chu-cong-hoa/1958/tran-hung-dao-1253-1300/)", "Nhà máy Cơ khí Hà Nội (http://www.vietstamp.net.vn/vn/tem-viet-nam/tem-viet-nam-dan-chu-cong-hoa/1958/nha-may-co-khi-ha-noi/)", "Tổ đổi công (http://www.vietstamp.net.vn/vn/tem-viet-nam/tem-viet-nam-dan-chu-cong-hoa/1958/to-doi-cong/)").

http://www.vietstamp.net.vn/data/2009/04/01/21380374_Product_1694.jpg http://www.vietstamp.net.vn/data/2009/04/01/21394309_Product_1696.jpg

dammanh
17-05-2013, 11:23
Nói đến tiêu đề BƯU ĐIỆN xin có một thắc mắc nhỏ.tại sao Hải Phòng sử dụng dấu nhật ấn HẢI PHÒNG ĐẶC BIỆT-BƯU ĐIỆN ,hoàn toàn thiếu chữ VIỆT NAM (quốc hiệu ) trên nhật ấn sử dụng năm 1956-1959 ??



185063

VAPUTIN
17-05-2013, 15:33
Câu hỏi của bác Mạnh rất thú vị và Va tui nghỉ là những con tem đóng dấu "Hải Phòng đặc biệt" có thể rất quý hiếm.

Va tui tin rằng con dấu đó đã được sử dụng trên đảo Bạch Long Vĩ từ năm 1956-1959.

Về lịch sử,
Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, lực lượng Quốc dân đảng chạy ra đảo Bạch Long Vĩ lấy đảo làm điểm trú chân.

Do tầm quan trọng của đảo với việc bảo vệ lãnh thổ hai nước, tháng 7 năm 1955, quân giải phóng Trung Quốc đã đổ bộ lên đảo đánh đuổi bọn Quốc Dân Đảng và quản lý đảo.

Ngày 16/01/1957, Việt nam Dân chủ Cộng hoà đã tiếp quản đảo để quản lý và khai thác, khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt nam đối với đảo, vùng biển, vùng trời và thềm lục địa xung quang đảo theo quy định của luật biển quốc tế. Trước khi giải phóng, trên đảo có 135 hộ dân với 518 người sinh sống.

Ngày 16/01/1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 49/TTg quy định đảo Bạch Long Vĩ là xã trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hải phòng. Cũng trong năm này, trên đảo đã có Hợp tác xã nông ngư gồm 63 lao động chính và 31 lao động phụ, có 22 ha đất canh tác, 11 thuyền, 2 tầu đấnh cá và các ngư lưới phục vụ đánh bắt hải sản.

Tuy nói là trả lại cho Việt Nam vào tháng 1 năm 1957 nhưng để đề phòng Quốc Dân Đảng từ Đài Loan có thể tấn công chiếm lại đảo mà lực lượng HQ VN thời đó còn quá non yếu, có thể đảo Bạch Long Vĩ và đảo Long Châu vẫn còn căn cứ của PLA TQ đến tận năm 1959. Thời gian 1956-1959 đảo Bạch Long Vĩ và đảo Long Châu nằm trong khu vực đặc biệt của Hải Phòng, kể từ năm 1958 ai công tác ở đây đều được phụ cấp 35% lương. Va tui tin rằng do quy chế quản lý kép ở khu vực này nên con dấu bưu điện không có quốc hiệu Việt Nam.


Cuối năm 1965, Không quân Hoa Kỳ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B4ng_qu%C3%A2n_Hoa_K%E1%BB%B3) tăng cường ném bom miền Bắc Việt Nam khiến toàn bộ dân cư của đảo phải sơ tán về đất liền. Trên đảo này chỉ có quân đồn trú là Tiểu đoàn 152 (sau này là Trung đoàn 952 Vùng I hải quân (http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_ch%E1%BB%A7ng_H%E1%BA%A3i_qu%C3%A2n_Vi%E 1%BB%87t_Nam#C.C3.A1c_v.C3.B9ng_h.E1.BA.A3i_qu.C3. A2n)) nhưng tài liệu TQ nói HQ và lực lượng phòng không của họ quay lại đảo này đặt căn cứ ra đa.

http://webpic.chinareviewnews.com/upload/200902/9/100881753.jpg
Lực lượng phòng không Quân đội Giải phóng nhân dân TQ trong chiến tranh Việt Nam

BoZoo
17-05-2013, 17:19
Nói đến tiêu đề BƯU ĐIỆN xin có một thắc mắc nhỏ.tại sao Hải Phòng sử dụng dấu nhật ấn HẢI PHÒNG ĐẶC BIỆT-BƯU ĐIỆN ,hoàn toàn thiếu chữ VIỆT NAM (quốc hiệu ) trên nhật ấn sử dụng năm 1956-1959 ??


BoZoo cho rằng ý bác Vaputin rất hợp lý. Trong điều kiện chiến tranh lúc đó rất căng thẳng, khu vực Hải Phòng và Hồng Quảng là những địa bàn cực kỳ quan trọng. Mời các bác tham khảo lý do của những con những dấu Đặc biệt trên.

Trong Sắc lệnh của Chủ tịch Phủ số 221-SL ngày 22/02/1955, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra sắc lệnh:

Điều 2: Thành phố Hải Phòng từ nay đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ Trung ương.

Điều 3: Nay thành lập khu Hồng Quảng đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ Trung ương. Khu Hồng Quảng gồm có Đặc khu Hòn Gai và tỉnh Quảng Yên (trừ các huyện Sơn Đông, Kinh Môn, Nam Sách, Chí Linh).

BoZoo
18-05-2013, 07:41
Bộ tem duy nhất phát hành năm 1951 là bộ "Kỷ niệm lần thứ 61 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh". Trước khi đổi tên thành Nha Bưu điện - Vô tuyến điện, đã có sắc lệnh của Hồ Chủ tịch về việc phát hành bộ tem này, trước ngày sinh của Hồ Chủ tịch, với 2 mẫu 20đ và 100đ. Nhưng đến đầu năm 1952, có sắc lệnh sửa đổi là chỉ in mẫu 100đ. Vì thế BoZoo nghĩ là bộ tem này được phát hành trong nhiều đợt khác nhau. Lý do như trên và cũng là trong thời gian này Nhà in ở khu căn cứ Việt Bắc và chiến tranh giữa ta và địch rất căng thẳng.

dammanh
18-05-2013, 09:51
Hai bì thư có nhật ấn HẢI PHÒNG ĐẶC BIỆT-BƯU ĐIỆN




BÌ THƯ GHI ĐƯỢC TRÊN EBAY

185093

BÌ THƯ TRONG BỘ ST

185094

VAPUTIN
23-05-2013, 21:56
Hai bì thư có nhật ấn HẢI PHÒNG ĐẶC BIỆT-BƯU ĐIỆN




BÌ THƯ GHI ĐƯỢC TRÊN EBAY

185093

BÌ THƯ TRONG BỘ ST

185094

Bác còn phong bì nào khác không?
Theo phân tích của Va thì có thể cả hai phong bì trên đều là hàng giả.

dammanh
25-05-2013, 10:34
Thêm một bì thư nữa cũng không có QUỐC HIỆU VIỆT NAM trên nhật ấn!thư có cả dấu đi và đến



185431

DẤU ĐI

185432

DẤU ĐẾN

185433

VAPUTIN
25-05-2013, 17:25
Thêm một bì thư nữa cũng không có QUỐC HIỆU VIỆT NAM trên nhật ấn!thư có cả dấu đi và đến



185431

DẤU ĐI

185432

DẤU ĐẾN

185433

Trong thời gian trước đó con dấu này đã xuất hện chưa bác? Nếu có thì có thể do mới tiếp quản (19-8?) nên không kịp làm dấu mới.

BoZoo
27-05-2013, 07:40
Theo BoZoo suy luận, có hai loại dấu của Hải Phòng trong thời gian này khi có Sắc lệnh của Chủ tịch Phủ số 221-SL ngày 22/02/1955 như nêu trên. Dấu loại thứ nhất là dấu thường cho người dân không có chữ 'đặc biệt', còn dấu loại thứ hai có thêm chữ 'đặc biệt' được dùng trong các cơ quan của Đảng và Chính phủ. Hình thức này có từ giữa năm 1950, thành lập Ty Bưu điện Đặc biệt và các Phòng Bưu điện đặc biệt ở các Liên khu, và các tỉnh. Những Phòng Đặc biệt này làm nhiều việc khác ngoài vấn đề công văn hỏa tốc.

Trường hợp bì thư gửi đi Tiệp khắc ở trên, tên và địa chỉ người nhận đã bị bôi đen, nhưng BoZoo đoán là cơ quan ngoại giao, hay một nhân vật quan trọng.

dammanh
18-06-2013, 01:25
Tìm thấy một nhật ấn chỉ có chữ bưu điện không có quốc hiệu VIỆT NAM!Nhật ấn BƯU ĐIỆN - HỦY TEM năm 1966 . Bạn nào có thông tin dùng trong trường hợp nào xin chia xẻ,rất cám ơn!

186483

186484

BoZoo
19-06-2013, 08:15
BoZoo rất phục bác Dammanh vì bác có rất nhiều bì thư quý. BoZoo đoán như sau, không biết có đúng không. Năm 1966 là năm Mỹ đánh phá miền Bắc diễn ra rất ác liệt, đặc biệt khu 4 từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh. Để đảm bảo an toàn mạng lưới bưu điện nên bưu điện Thanh Hóa dùng chữ 'Hủy tem' thay vào vị trí của địa danh bưu cục.

dammanh
19-06-2013, 12:00
Trong chiến tranh phá hoại MBVN bằng KQ của MỸ lần thứ nhất. Chúng ta cũng biết biên chế QĐNDVN theo từ thấp đến cao: Tiểu đội,trung đội,đại đội,tiểu đoàn, TRUNG ĐOÀN, sư đoàn và binh chủng.Trong đó cấp trung đoàn là đơn vị tác chiến độc lập.Việc đóng quân và di chuyển của TRUNG ĐOÀN BỘ (bộ chỉ huy trung đoàn) là điều rất bí mật và cần thiết.Có lẽ vì đó xuất hiện con dấu như BƯU CỤC LƯU ĐỘNG QUÂN ĐỘI chính là dấu BƯU ĐIỆN – HỦY TEM (thông tin tham khảo từ người bạn trong quân đội)

dammanh
18-11-2013, 00:21
Trong chiến tranh phá hoại MBVN bằng KQ của MỸ lần thứ nhất. Chúng ta cũng biết biên chế QĐNDVN theo từ thấp đến cao: Tiểu đội,trung đội,đại đội,tiểu đoàn, TRUNG ĐOÀN, sư đoàn và binh chủng.Trong đó cấp trung đoàn là đơn vị tác chiến độc lập.Việc đóng quân và di chuyển của TRUNG ĐOÀN BỘ (bộ chỉ huy trung đoàn) là điều rất bí mật và cần thiết.Có lẽ vì đó xuất hiện con dấu như BƯU CỤC LƯU ĐỘNG QUÂN ĐỘI chính là dấu BƯU ĐIỆN – HỦY TEM (thông tin tham khảo từ người bạn trong quân đội)

Trong chuyến về cố hương vừa qua,khi trao đổi với một vài bạn tem,có một thông tin khác về dấu hủy tem bưu điện dùng khử tem từ đơn vị QĐ nào? Có ý kiến cho rằng dấu hủy tem là dấu đến dùng ở các bưu cục ,chuyên hủy tem trên các bì thư gửi từ các đơn vị quân đội...có nhiều dạng tròn,chữ nhât,kích thước khác nhau.Tuy nhiên các nhân viên bưu điện phải có nghiệp vụ và cơ sở để biết các bì thư đó gửi từ các đơn vị bộ đội,biên chế của đơn vị...TÍNH BÍ MẬT BỊ VI PHẠM..
Vài dòng suy luận,có gì thiếu xót mong các bạn bổ xung,xin cám ơn!

dammanh
18-11-2013, 01:54
Hai bì thư có nhật ấn HẢI PHÒNG ĐẶC BIỆT-BƯU ĐIỆN




BÌ THƯ GHI ĐƯỢC TRÊN EBAY

185093

BÌ THƯ TRONG BỘ ST

185094


Trong chuyến về cố hương,khi xem tư liệu của anh TPL,Anh Long cũng có hình ảnh một bì thư dấu HP-ĐB,lúc đó dammanh mới chú ý (do anh Long gợi ý ) đến chữ F đưng trước chữ bưu điện hải phòng đặc biệt -phòng đặc biệt. Do vậy giả thiết là bưu cục ở đảo Bạch Long vỹ cần tìm hiểu thêm.Qua 4 nguồn khác nhau đều có dấu F.bưu điện hải phongf đặc biệt giống nhau -có thể tạm kết luận có tồn tại bưu cục này.