PDA

View Full Version : Từ Yersin đến Dân Sinh


HanParis
29-05-2013, 17:28
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e5/Yersin_1893_bis.jpg/250px-Yersin_1893_bis.jpg
(1863-1943)

Hình như nhân vật này là đề tài tem của diễn đàn trong thời gian tới đây, nên hôm nay Hàn xin viết một bài về ông. Chả rõ khi xưa BS có hay tặng tem cho những em học sinh siêng năng học giỏi không? :D Chỉ biết là ông rất yêu nước Việt, người Việt ta nhất là ở hai tỉnh Đà Lạt và Nha Trang. Thật ra lần đầu tôi biết tới ông qua tên đường. Thật vậy, Sài Gòn từng bị Pháp chiếm trước 1954 cho nên mọi tên đường đều tên Pháp. Từ 1955, Ngô Đình Diệm đã Việt hóa trên 90% đường sá Sài Gòn, nhưng vài tên Pháp vẫn còn tồn tại là : Pasteur, Alexandre De Rhode, Calmette và Yersin. Pasteur theo Hàn biết là một bác học đã tìm ra bệnh chó dại đã giúp nước ta không ít trong thời gian của Đệ Nhị Thế Chiến, và sau này...phở Pasteur ở Hòn Ngọc Viễn Đông cũng tiếng tăm lắm vùng Sài Gòn Gia Định, và còn ngon hơn mấy phở tiệm phở gà đường Hiền Vương (nay Võ Thị Sáu), khi xưa đi đường này về phía Ngã Bảy, đương sự thấy có mấy tiệm Tiết Canh thật ngon. Sau 30/04/75, đúng ra là vào mùa hè 1976, đường Pasteur đã bị đổi thành Nguyễn Thị Minh Khai và mãi đến đến năm 1991 mới được lấy lại tên cũ. Alexandre De Rhode từng được dịch với cái tên mỹ miều là A Lịch San Đắc Lộ. Có một dạo tại miền Nam VN, người ta hay dịch các địa danh hay nhân vật từ tiếng Hán hay chuyển sang từ cách pháp âm kiểu VN các địa danh : HongKong = Hương Cảng (cái này tiếng Quảng Đông gọi là 'Hướn Kõn'), Paris = Ba Lê, NY = Nữu Ước, San Francisco = Cựu Kim Sơn, Perl Harborg = Trân Châu Cảng... Và sau đó mốt này cũng đi qua và dân ta lại thích gọi địa danh bằng tên gốc. Alexandre De Rhode đã có công lập ra chữ quốc ngữ vì khi xưa nước An Nam ta hay dùng tiếng Hán, Tiếng Nôm (từ thời Hàn Huyên), nước ta là quốc gia duy nhất trong vùng Đông Nam Á có nguồn gốc từ tiếng La Tinh nhờ công lao của mấy nhà truyền giáo đặt biệt là ông Alexandre De Rhode. Chữ 'De' trong tên Pháp là giòng giõi Quý Tộc như De Rhode, DeLon, Deneuve,D'Estain (VGE) từng là tổng thống Pháp... Thật ra chữ quốc ngữ được lập ra với mục đích là truyền đạo và ông De Rhode đã học tiếng Việt rất châm chỉ. Còn ông Albert Calmette, cũng là một nhà bác học, ông từng gặp Louis Pasteur (1963-1933) năm 1890 khi ông trở về Pháp. Calmette đã khám phá ra thuốc ngừa cho bênh chó dại tại Hồng Kông nhưng vào năm 1891, Calmette đã được giao trách nhiệm mở viện Pasteur tại SaiGon. Xin hẹn với Ace vào dịp khác để viết về... phở Pasteur :)) ý quên... về nhân vật đã có công không nhỏ tại Việt Nam. Xin trở lại với chủ đề khi viết về BS Alexandre De Rhode. Dù khi dịch ra tiếng Việt, Yersin trở thành Dân Sinh khá hay nhưng chưa ai gọi ông là A Lịch San Dân Sinh theo trí nhớ của Hàn. Yersin không chỉ là BS, ông còn là một nhà thám hiểm giỏi dang, đã khám phá ra vùng Cao Nguyên rừng Liang Biang và TP Đà Lạt. Người Pháp gốc Thụy Sĩ, ông mất năm 1943 tại Nha Trang. Yersin đã khám phá ra bệnh dịch hạch và bệnh này sau này đã được lấy tên ông : Yersinia Pestis. La Peste (Dịch Hạch) đã giết bao nhiêu triệu người tại Âu Châu, và cũng là tên tiểu thuyết Pháp của văn hào Albert Camus. Ông đến Đông Dương năm 1890 như đã nói và đã đén làm việc cho công ty hàng hải (Messageries maritimes) chạy tuyến đường SaiGon-Manilla. Sau đó là tuyến SaiGon Hải Phòng. Khi ấy VN ta là thuộc địa của Pháp. Năm 1894, ông được chính phủ Pháp và viện Pasteur mời sang Hồng Kông nghiên cứu về bệnh Dịch Hạch. Và cũng tại đây ông đã tìm ra nguyên nhân của bệnh này. Vào khoảng 1895-1897, ông đã trở về viện Pasteur Paris, cùng với đồng nghiệp Albert Calmette đã điều chế ra thuốc trị bênh dịch hạch. Từ đó ông đã mở một viện điều chế tại Nha Trang. Vào năm 1905, viện này được Pháp công nhận là chi nhánh của viện Pasteur, Paris. Nhiều người Việt đã mến mộ ông nên đã gợi là ông Năm (Năm Hòa? =))). Như Hàn đã kể BS Yersin trong Lưu Bút Ngày Xanh, ông cũng là nhà khám hiểm và đã tìm ra vùng cao nguyên và xây dựng TP Đà Lạt với sự giúp đở của toàn quyên Doumer khi ấy. Ở TPHCM, sau hai lần thay đổi chế độ (55 và 75), tên ông...'Vũ Như Cẩn' vì người Việt luôn nhớ ơn ông vì những quá trình ông đã hy sinh đời mình cho Việt Nam và nền y học.

http://i79.servimg.com/u/f79/11/56/24/75/timbre10.jpg

Nghe nói Tem này sẽ được phát hành tại Pháp vào tháng 9 tới đây
Septembre 2013 - Theo Blog của Pierre Jullien.
Ace chịu khó chờ vài tháng nữa, chắc chắn diễn đàn sẽ con ST thêm nhiều tem khác về BS Yersin...

Còn bài viết về Khu Dân Sinh xưa thì Hàn không chò tới tháng 9, sẽ cho tái bán ngay! :D

<<< Viết theo tài liệu Wiki của Pháp + Việt >>>

HanParis
29-05-2013, 17:46
Hàn : Khi xưa dân SG thường gọi là Khu Dân Sinh (Yersin) thay vì là chợ Dân Sinh. Mấy con đường như Ký Con, Calmette hay Yersin... đều ở vùng Cầu Ông Lãnh, từ Trần Hưng Đạo tiến ra Bến Chương Dương, Hàn từng đến đó mua một đôi Bốt Đờ Sô (Botte de saut) :D, giày của Mỹ, đi chắc chắn hơn... dép râu sau này. Chắc là vì đồ chôm hay vì cần tiền nên lính Mỹ hay bán lại với giá phải chăng. Và nhiều người làm áp phe bán đồ này thường tụ tập tại đây. Vẫn biết rằng 'Có Mợ Thì Chợ Cũng Đông, Không Mợ Thì Chợ Chả Trống Không Bửa Nào', thế nhưng Lính Mỹ Hàn chả thấy, nhưng có nhiều mợ miệng lưỡi lắm, chống nạnh kinh doanh và lơ mơ trả giá nhì nhiều khi còn bị chửi. :D Khi xưa đồ lô (local made in VietNam) không bền băng ngày nay, nên nếu có thể người SG thích xài đồ ngoại, các mác như Made in USA, Made in France hay Made in Germany thường có giá.


Trước 30 tháng 4, 1975, Khu Dân Sinh là một địa chỉ mà hầu hết dân Sài Gòn đều quen thuộc, ghi nhớ và lui tới thường xuyên.



http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/149566-VN-DanSinh-01.400.jpg
Lối vào khu Dân Sinh từ đường Yersin.


Ðây là một trung tâm buôn bán, đặc biệt là đồ “lạc xon” và quần áo cũ; trung tâm vui chơi giải trí: rạp chiếu phim, quán bi-da, banh bàn, máy đánh bạc trẻ em,... các quán bar, quán ăn... và rạp chiếu phim thường trực, gọi là “cinéma permanent.”


Có thể xem Khu Dân Sinh là một Passages Eden bình dân của Sài Gòn.


Diện tích mặt bằng Khu Dân Sinh khá lớn rộng, 4 con đường bao quanh: Yersin-Nguyễn Công Trứ-Ký Con-Nguyễn Văn Sâm (bây giờ là đường Nguyễn Thái Bình). Lối vào Khu Dân Sinh, mặt trước ở đường Yersin, mặt sau ở đường Nguyễn Công Trứ.


Sau 30 tháng 4, Khu Dân Sinh mang biển hiệu là Chợ Dân Sinh; sự thay đổi này thật đúng với hiện trạng của nó: Khu Dân Sinh bây giờ chỉ là một cái chợ buôn bán hàng hóa, không còn là Khu Dân Sinh với những sinh hoạt như thuở trước.


Khu Dân Sinh thuở trước in đậm trong ký ức một thời học trò ở Sài Gòn. Thuở ấy chúng tôi là học sinh trường trung học Chu Văn An, vẫn thường “cúp cua” để rủ các bạn thân học tại trường Nguyễn Văn Khuê, vào Khu Dân Sinh xem chiếu phim “cinéma permanent.”


Trường trung học tư thục Nguyễn Văn Khuê (sau đổi tên là trường Bồ Ðề) chỉ cách Khu Dân Sinh chừng vài trăm mét. Cũng giống rạp chiếu phim Eden ở giữa những lối hành lang nên gọi là Passages Eden; rạp chiếu phim Dân Sinh cũng ở trung tâm của khu này.


Chúng tôi không bỏ sót một phim Mỹ nào. Rạp chiếu phim Dân Sinh thường chiếu phim cao bồi miền Viễn Tây Hoa Kỳ - phim Western, với những người hùng cưỡi ngựa phi nước đại, bắn súng bằng cả hai tay, và phim tình cảm Ấn Ðộ rất cảm động, làm người xem rơi nước mắt; thỉnh thoảng rạp có trình diễn tuồng cải lương.


Bây giờ hồi tưởng, còn nhớ lại được cả cảm xúc hồi hộp khi xem phim cao bồi miền Viễn Tây Hoa Kỳ, trong rạp chiếu phim của Khu Dân Sinh, có máy lạnh mát rượi giữa Sài Gòn oi bức.


Người bạn của chúng tôi còn nhắc nhở: “Cậu có nhớ những lúc có pha đấu súng, người hùng rút súng nhanh như chớp, hạ gục đối phương rồi quay súng rất điệu nghệ; thì bọn học trò - gần như hầu hết khán giả trong rạp lúc đó là học trò - chúng mình đứng cả lên vỗ tay, những chiếc ghế gỗ bật lên rào rào, nghe thật phấn khích... Lại mỗi khi đang chiếu bị đứt phim, màn ảnh hiện lên hai chữ 'Cáo lỗi', hoặc để thay than cho máy chạy phim, màn ảnh hiện lên dòng chữ 'Tạm nghỉ 5 phút để thay than', mình nhớ mãi chả thế nào quên được...”


Học trò trốn học hay ngày nghỉ, vào chơi ở Khu Dân Sinh, không xem chiếu phim thì đá banh bàn; hoặc chơi đánh bạc trẻ em. Những cái máy đánh bạc trẻ em ấy, vừa nhả tiền keng cho người thắng điểm, vừa chớp tắt ánh đèn ngó thật linh động, vui mắt.


Thuở đó, chúng tôi được nghe nhiều người lớn tuổi nói: Thời ông Bảy Viễn tung hoành, chính tại Khu Dân Sinh này là một trong những sòng bài bạc lớn nhất Sài Gòn-Chợ Lớn. Lên học bậc đại học rồi, chúng tôi cũng vẫn lui tới Khu Dân Sinh; thường là để mua quần áo cũ, bây giờ gọi là đồ si-đa. Với giá rất rẻ, chúng tôi có thể mua được những chiếc áo sơ-mi ca-rô đủ kiểu đủ màu của Mỹ-quốc-viện-trợ, rất đúng điệu học sinh cao bồi mặc áo sơ-mi ca-rô, như câu hát nhái theo nhạc điệu một bài ca thịnh hành đương thời.


Ngay cả lúc đã gia nhập quân đội, chúng tôi cũng thường vào Khu Dân Sinh mỗi khi có dịp. Ở đây, những quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thích vận quân phục đẹp, có thể mua những chiếc áo “treillis” bốn túi; những đôi botte-de-saut chính hiệu của quân đội Hoa Kỳ, gọi là giày MAP; và nón lưỡi trai nhà binh cũng chính hiệu Hoa Kỳ sản xuất.


Khu Dân Sinh bây giờ không thể gợi dậy những hình ảnh của Khu Dân Sinh thuở trước, chỉ là cái chợ như biển hiệu của nó, dù hiện nay trong Khu Dân Sinh cũng có sạp hàng bán đồ “lạc-xon”; tuy nhiên không có sạp hàng chuyên doanh đồ si đa nữa, vì bây giờ thứ hàng này bày bán ở bất cứ chỗ nào, cả trong và ngoài thành phố.



http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/149566-VN-DanSinh-02.400.jpg
Khu Dân Sinh nhìn từ đường Nguyễn Công Trứ, quận 1.


Những sạp hàng ở mặt tiền chợ Dân Sinh, trên đường Yersin, đa số hàng hóa là các thiết bị hàn-cắt, đồ sắt, và các mặt hàng kim khí điện máy. Chúng tôi nhận thấy, chợ Dân Sinh là nơi tập trung các mặt hàng nói trên, kinh doanh theo chiều hướng của cả khu vực rộng lớn, nối dài trên các đường phố lân cận.


Bây giờ Khu Dân Sinh không còn là một đặc điểm của Sài Gòn; trở thành một trung tâm buôn bán như các trung tâm buôn bán khác, đã được lập nên vô số ở khắp nơi của thành phố. Lứa tuổi học trò hôm nay ở Sài Gòn không có được niềm vui từ những trò chơi giải trí như thuở trước.


Người bạn của chúng tôi còn giữ được vài tờ “Programme,” trong đó có tờ nền màu xanh chữ đen, in hình tài tử Henry Fonda với hai tay hai khẩu súng. Người bạn đã lưu giữ tờ chương trình này khi xem chiếu phim Dũng Sĩ Với Ðôi Súng Bá Vàng (L'homme aux colt d'or) tại rạp Dân Sinh trong Khu Dân Sinh, cách đây đã hơn nửa thế kỷ.

Nguyễn Ðạt/Người Việt

Nguồn : http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=149566&zoneid=310#.UaWospxS6Ak

BoZoo
30-05-2013, 07:27
Anh HanParis đưa ra chủ đề rất hay. Đầu tiên BoZoo nhận thấy anh rất giỏi về tem đó, hay là 'giả bộ như không biết'? :D. Yersin có nghĩa Dân sinh, hay quá. Nhà mà BoZoo lớn lên ở ngay ngã ba nhìn ra phố Yersin. Thời thanh thiếu niên sáng nào cũng chạy tập thể dục qua phố đó, vì phố đó bao quanh Viện Vệ sinh Dịch tễ, rồi thông ra vườn hoa Pasteur. Chạy khoảng 10 vòng quanh vườn hoa mỗi ngày. Có nghĩa là ngày nào cũng được nhìn thấy tên ông Yersin 2 lần và tượng ông Pasteur 10 lần. Tượng đá xây từ thời Pháp nên đẹp lắm.

Thời trước nữa, thời 1970 thì vườn hoa này quây lại để chứa gạo, để lâu bị mọt đục. Sáng nào chạy qua đó không khéo thì mọt bay cả vào mắt, vào miệng. Từ sau Cách mạng tháng 8, nhiều phố xá tên tiếng Pháp đã được đổi, nhưng riêng những tên phố và tượng đài của hai ông thì vẫn được giữ nguyên. Nhìn lại quả là ngay từ rất sớm của những ngày tháng đầu tiên của nước VNDCCH, cụ Hồ và nhà nước đã có những chính sách dân sinh đúng đắn. Hai con tem Dân sinh năm 1946 với số tiền phụ thu để xung vào công quỹ cứu tế y tế xã hội.


185616 185617

Bộ tem Yersin nói trên là bộ tem phát hành chung Việt-Pháp và sẽ ra vào ngày 22/9. Như thế là anh HanParis đã cho bà con biết trước mẫu tem rồi đó.

HanParis
04-07-2013, 04:42
Cám ơn anh BoZoo đã quá khen, hy vọng anh sẽ khen tiếp :D Chủ Đề Kỳ này là Từ Yersin Đến Những Tem Pháp 2013 phát hành năm nay. Nhiều lần Hàn đã nằm chiêm bao thấy ông Yersin sau khi Hàn xem qua 2 con tem mẫu này. Không biết tem Yersin có được phát hành tại VN không? (Hàn đã có câu trả lời theo ông JULLIEN Pierre dưới đây) Bộ tem này thể hiện tình hữu nghị Việt Pháp, nhưng BĐ Pháp cho biết họ sẽ phát hành tem này vào tháng 9. Hàn sẽ đón mua và sẽ gởi tặng VS qua anh Hoàng Anh Thi một phong nhé!

Xin nhắc lại những con tem tiêu biểu mà BĐ Pháp sẽ phát hành trong năm 2013.

Theo nhà báo Pháp JULLIEN Pierre, phóng viên cho báo Le Monde từ 1983, phụ trách mục chơi tem trên tờ báo lớn này đã đưa thông tin về những con tem tiêu biểu mà Pháp sẽ cho phát hành năm nay. Ngoài tem Yersin như đã nêu trên đây, còn có những tem dưới đây. Theo ông Tây này thì tháng 9 là tháng giao lưu Việp Pháp, ngoài tem Yersin, cả Việt lẫn Pháp sẽ phát hành tem tưởng niệm cựu phi công Pháp Roland Garros, người đã bay xuyên biển Méditerranée miền Nam nước Pháp vào đầu TK 20.

http://mondephilatelique.blog.lemonde.fr/files/2013/01/Septembre-Roland-Garros.jpg


http://mondephilatelique.blog.lemonde.fr/files/2013/01/Septembre-Savate-293x300.jpg
Nhân kỳ tranh đấu box được tổ chức tại Pháp năm nay

http://mondephilatelique.blog.lemonde.fr/files/2013/01/Octobre-Clairvaux-300x225.jpg
Tem Bernard De Clairvaux

http://mondephilatelique.blog.lemonde.fr/files/2013/01/Novembre-France-Singapour-La-mode-300x160.jpg
Tem Thời Trang

Cũng theo chuyên gia tem JULLIEN Pierre thì vào tháng 11 năm nay, sẽ phát hành một số tem Unesco sẽ cho ra tem với chủ đề thiên tai ở Nhật và Tích Lan (Skilanka). Pháp Đan Mạch sẽ cùng phát hành bộ tem Tết cuối năm với sự hợp tác của Hồng Thập Tự Đỏ Pháp...

VAPUTIN
04-07-2013, 13:16
Bạn Hàn liên tưởng Yersin giống chữ dân sinh thì đúng nhưng nói khu Dân sinh (Sài gòn) xưa là khu Yersin thì không đúng. Trước năm 1955 khu Dân sinh ngày nay có tên là khu Kim Chung do ở đó có sòng bạc bự xự tên là Casino Cloche d' Or (Chuông Vàng-Kim Chung). Năm 1955 ông Diệm dẹp sòng bạc này và cho đổi tên khu này thành khu Dân sinh. Cái tên Kim Chung quá gắn liền với Bảy Viễn và vụ ném lưu đạn chết 60 người. Khu này gần đường Yersin nhưng có liên quan gì đến Yersin hay không thì không có cơ sở.

Trước khi đổi tên thành Yersin thì đường này có tên là Boresse, tên này đặt theo tên một cái ao tù to tướng tên là Boresse (ao Bồ rệt) nằm ở chổ nay là chợ Bến thành


http://farm5.staticflickr.com/4111/5198017986_7d11edb69e_b.jpg

Tại sao lại đặt tên là Boresse? Có giả thiết cho rằng khi xây chợ người ta đã đào một kênh thoát nước ao Bồ rệt ra rạch Tàu Hủ, Sau khi xây chợ thì người ta cũng đặt cống lấp luôn kênh thoát nước và đặt tên đường đó là đường Boresse.

Khu vực quanh đường Bồ rệt xưa kia nổi tiếng ăn chơi cờ bạc đĩ điếm nên trước khi có tên Kim Chung thì nó đã vang danh là khu Bồ rệt (Quatier Boresse)

http://farm4.staticflickr.com/3558/5709430172_8b9d928656_o.jpg

HanParis
04-07-2013, 15:27
Bạn Hàn liên tưởng Yersin giống chữ dân sinh thì đúng nhưng nói khu Dân sinh (Sài gòn) xưa là khu Yersin thì không đúng. Trước năm 1955 khu Dân sinh ngày nay có tên là khu Kim Chung do ở đó có sòng bạc bự xự tên là Casino Cloche d' Or (Chuông Vàng-Kim Chung). Năm 1955 ông Diệm dẹp sòng bạc này và cho đổi tên khu này thành khu Dân sinh. Cái tên Kim Chung quá gắn liền với Bảy Viễn và vụ ném lưu đạn chết 60 người. Khu này gần đường Yersin nhưng có liên quan gì đến Yersin hay không thì không có cơ sở.

Trước khi đổi tên thành Yersin thì đường này có tên là Boresse, tên này đặt theo tên một cái ao tù to tướng tên là Boresse (ao Bồ rệt) nằm ở chổ nay là chợ Bến thành


http://farm5.staticflickr.com/4111/5198017986_7d11edb69e_b.jpg

Tại sao lại đặt tên là Boresse? Có giả thiết cho rằng khi xây chợ người ta đã đào một kênh thoát nước ao Bồ rệt ra rạch Tàu Hủ, Sau khi xây chợ thì người ta cũng đặt cống lấp luôn kênh thoát nước và đặt tên đường đó là đường Boresse.

Khu vực quanh đường Bồ rệt xưa kia nổi tiếng ăn chơi cờ bạc đĩ điếm nên trước khi có tên Kim Chung thì nó đã vang danh là khu Bồ rệt (Quatier Boresse)

http://farm4.staticflickr.com/3558/5709430172_8b9d928656_o.jpg

Cám ơn Bác Va, (thật không hổ là tự điển sống của diễn đàn :D) về những lời bổ túc hay ho như thường lệ. Hình như thời Bảy Viển Bình Xuyên, Đại Thế Giới cũng không xa? Bác Va có tấm nào về ĐTG xin chia sẽ nha! Chả biết khi sang VN, Yersin có đi đánh bạc không nhỉ? :P Nghiêm chỉnh hơn thì Hàn cảm thấy tên YerSin khá giống Boris YetSin, lãnh tụ LS của Nga nhưng xem phim tài liệu của Pháp thì thấy ông này sỉn quá! Có phải chữ Sin trong tên ông là do từ Sỉn trong tiếng Việt mà ra không bác Va? :D

VAPUTIN
04-07-2013, 15:59
SAIGON - QUARTIER BORESSE

Xóm Bồ Rệt. Khoảng thập niên 1920-30, khu vực này là xóm các nhà chứa mà dân xe kéo quen gọi là xóm Bọt Đền (bordel = whorehouse, brothel, nhà thổ). Đường Boresse ở SG xưa nay là đường BS Yersin, Q1.



http://farm6.staticflickr.com/5127/5728591997_95da8b5865_z.jpg

SAIGON - THEATRE DES VARIETES, rue Boresse
"Nhà Hát Đủ Thứ" (ghi trên bảng hiệu) trên đường Yersin ngày xưa

Không rõ ai đặt khu này là khu Dân sinh nhưng có chuyện tiếu lâm mà dân bán sách cũ Ký con ngày xưa kháo nhau là ông Diệm đang tắm và nghĩ mãi không tìm ra cái tên nào hay hay để thế cái tên Bồ rệt, Kim Chung. Ông bổng nhớ đến chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên "Dân tộc độc lập - Dân quyền tự do - Dân sinh hạnh phúc". Đúng rồi khu này là nơi mua "vui vẻ" "hạnh phúc" của quý ông tại sao không đặt tên là Dân sinh (hạnh phúc). Ơ rê ka thế là ông Diệm quên mặc đồ lao ra khỏi bồn tắm. :D

VAPUTIN
04-07-2013, 16:07
http://farm9.staticflickr.com/8049/8379124780_14f7ecb08a_o.jpg




)


http://farm9.staticflickr.com/8062/8218438443_a6409ba369_b.jpg

VAPUTIN
04-07-2013, 16:08
http://static.panoramio.com/photos/1920x1280/58280618.jpg

Đại Thế Giới - Rue Des Marins (Ngày Xửa Ngày Xưa)


http://farm8.staticflickr.com/7234/7246655980_647d8ed029_b.jpg

HanParis
04-07-2013, 19:33
SAIGON - QUARTIER BORESSE

Xóm Bồ Rệt. Khoảng thập niên 1920-30, khu vực này là xóm các nhà chứa mà dân xe kéo quen gọi là xóm Bọt Đền (bordel = whorehouse, brothel, nhà thổ). Đường Boresse ở SG xưa nay là đường BS Yersin, Q1.



http://farm6.staticflickr.com/5127/5728591997_95da8b5865_z.jpg

SAIGON - THEATRE DES VARIETES, rue Boresse
"Nhà Hát Đủ Thứ" (ghi trên bảng hiệu) trên đường Yersin ngày xưa

Không rõ ai đặt khu này là khu Dân sinh nhưng có chuyện tiếu lâm mà dân bán sách cũ Ký con ngày xưa kháo nhau là ông Diệm đang tắm và nghĩ mãi không tìm ra cái tên nào hay hay để thế cái tên Bồ rệt, Kim Chung. Ông bổng nhớ đến chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên "Dân tộc độc lập - Dân quyền tự do - Dân sinh hạnh phúc". Đúng rồi khu này là nơi mua "vui vẻ" "hạnh phúc" của quý ông tại sao không đặt tên là Dân sinh (hạnh phúc). Ơ rê ka thế là ông Diệm quên mặc đồ lao ra khỏi bồn tắm. :D


Từ Bordel có nghĩa là Ổ / Động Điếm, nhưng dân Pháp bây giờ hay dùng để diễn tả sự triều mến :D : Et La tendresse Bordel! Địa danh kho Boresse Đông Dương tìm mãi chả thấy nha, vậy địa danh này là hàng quý, xin cám ơn bác Va một lần nữa. Không biết có lạc đề không nhưng từ khu Yersin, Ký Con, Ký Cha đến Chợ Cũ cũng không xa, vậy xon post vài ảnh xưa về Chợ Cũ, cái thời con Đại Thế Giới.

Về cờ bạc, khi xưa, ít ai biết mấy sòng bài ở Ma Cao hay Las Vegas bây giờ, nhưng Hàn nhớ kép Hữu Phước đã từng trêu bà Mai Lan trong CL trước 75 trong vỡ Thảm Kịch Tuổi Xanh chạy theo đồng tiền với gã chệt giàu sụ Văn Chung mà bỏ chồng Tư Rọm. Đã gần nữa TK mà Hàn con nhớ :

Mẹc Sà Lồ! Đi Đánh Bạc ở Monaco nè! Rùi Gặp Hai Hô, Tư Vồ! :D


http://farm6.staticflickr.com/5312/5914716898_09235245c3_o.jpg

http://farm7.staticflickr.com/6039/5914155265_905c3cbb4e_o.jpg
Góc đường Hàm Nghi

http://farm6.staticflickr.com/5075/5914155623_dd25a7cd72_o.jpg
Ý, mấy hình này là của Bác VA ST bên TTVNOL mà. Xin mượn đở bác nha! :))