PDA

View Full Version : Bưu chính Trung Quốc phát hành tem vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa


Poetry
10-06-2013, 11:59
http://www.vietstamp.net.vn/data/image/2013_June/7%20dao.jpg

Ngày 19-05-2013, nhân ngày Du lịch quốc gia, Bưu chính Trung Quốc phát hành bộ tem phổ thông 6 mẫu mang tên “Mỹ lệ Trung Quốc” (Trung Quốc xinh đẹp) giới thiệu một số thắng cảnh. Ngoài 5 thắng cảnh nằm trên lãnh thổ Trung Quốc còn có 1 thắng cảnh nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Đó là mẫu tem thứ tư có giá mặt 1,2 tệ mang tên “Tam Sa Thất Liên Dữ” (tạm dịch: nhóm 7 đảo nhỏ liền nhau ở Tam Sa) thể hiện hình ảnh một nhóm đảo nằm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngoài ra, Bưu chính Trung Quốc còn phát hành 1 phong bì ngày đầu tiên (FDC) và 1 bưu ảnh mang hình ảnh nhóm đảo này.

Như chúng ta đã biết, Tam Sa là một thành phố hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Hải Nam do Trung Quốc lập ra một cách phi pháp vào ngày 24-07-2012 để trực tiếp quản lý 3 quần đảo trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” đã vi phạm luật quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tiếp tay cho hành động phi pháp đó, Bưu chính Trung Quốc mượn cớ quảng bá du lịch để tuyên truyền phi pháp cho cái gọi là “Thành phố Tam Sa” thông qua tem bưu chính, đặc biệt là tem phổ thông, hầu mong dân chúng nước họ gửi thư rộng rãi ở trong và ngoài nước. Làng tem Việt Nam cần nhận thức rõ âm mưu thâm độc này của Trung Quốc và không nên sưu tập bộ tem “Mỹ lệ Trung Quốc” để phản đối họ, không tiếp tay cho họ xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, kể cả bằng tem bưu chính.

Nhắc tới “Thất Liên Dữ”, chúng ta cũng cần tìm hiểu đây là những đảo nào của Việt Nam. Nhóm 7 đảo này nằm gần đảo Cây (Cù Mộc) thuộc nhóm An Vĩnh ở phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, bao gồm: đảo Bắc, đảo Trung, đảo Nam, cồn cát Bắc, cồn cát Trung, cồn cát Nam và cồn cát không tên phía Nam cồn cát Nam.

Câu lạc bộ Viet Stamp đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Tem Việt Nam chính thức có ý kiến phản đối Bưu chính Trung Quốc về hành động phát hành tem bưu chính vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Đây không phải là lần đầu tiên Bưu chính Trung quốc vi phạm vì năm 2004 họ đã phát hành bộ tem “Phong cảnh biên giới Trung Quốc” trong đó có 1 mẫu tem thể hiện quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mà họ gọi là quần đảo Tây Sa.

TRƯỜNG SA, HOÀNG SA MÃI MÃI LÀ CỦA VIỆT NAM!

Nguồn: http://www.vietstamp.net.vn/vn/chuyen-de/thoi-su-tem/the-gioi/buu-chinh-trung-quoc-phat-hanh-tem-vi-pham-chu-quyen-cua-viet-nam-doi-voi-quan-dao-hoang-sa/

186230
Bộ tem "Mỹ lệ Trung Quốc".

186231
Mặt trước FDC của bộ tem "Mỹ lệ Trung Quốc".

186232
Mặt sau FDC của bộ tem "Mỹ lệ Trung Quốc".

186236
Dòng chữ “Tam Sa Thất Liên Dữ” được gạch chân màu đỏ.

186234
Tờ tem “Tam Sa Thất Liên Dữ”.

186235
Bưu ảnh “Tam Sa Thất Liên Dữ”.

manh thuong
10-06-2013, 14:03
Anh em VS phát động phong trào làm phong bì "Hoàng sa là của VN" thực gửi đi, phải có cái gì để đấu tranh chứ.

VAPUTIN
15-06-2013, 01:53
VietStamp phản đối TQ in tem vi phạm chủ quyền Hoàng Sa
Thứ hai, 10/06/2013, 19:29 GMT+7

http://www.khoahocphothong.com.vn/vnt_upload/news/06_2013/thumbs/300_ImageView_1_11.jpg (http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/22054/vietstamp-phan-doi-tq-in-tem-vi-pham-chu-quyen-hoang-sa.html#Zoom)

CLB Sưu tập tem Viet Stamp đã chính thức có văn bản kiến nghị Bộ TT&TT phản đối việc Bưu chính Trung Quốc phát hành bộ tem "Trung Quốc xinh đẹp" có mẫu tem thể hiện hình ảnh cụm đảo An Vĩnh thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Câu lạc bộ (CLB) sưu tập tem VietStamp trực thuộc Hội tem TP.HCM cho biết, nhân ngày Du lịch quốc gia, Bưu chính Trung Quốc đã phát hành bộ tem phổ thông gồm 6 mẫu tem mang tên “Trung Quốc xinh đẹp” (Mỹ lệ Trung Quốc) giới thiệu hình ảnh một số thắng cảnh.
Cụ thể, trong 6 mẫu tem thuộc bộ tem bưu chính này, bên cạnh việc thể hiện hình ảnh 5 thắng cảnh nằm trên lãnh thổ Trung Quốc, trên mẫu tem thứ tư có giá mặt 1,2 nhân dân tệ, mang tên “Tam Sa thất liên dữ” (tạm dịch: Nhóm 7 đảo nhỏ liền nhau ở Tam Sa), Bưu chính Trung Quốc đã thể hiện hình ảnh một nhóm đảo nằm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

“Thất liên dữ” là nhóm 7 đảo nằm gần đảo Cây (Cù Mộc) thuộc cụm đảo An Vĩnh ở phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, bao gồm: đảo Bắc, đảo Trung, đảo Nam, cồn cát Bắc, cồn cát Trung, cồn cát Nam và cồn cát không tên phía nam cồn cát Nam.
Ngoài ra, cùng với 6 mẫu tem “Trung Quốc xinh đẹp”, Bưu chính Trung Quốc còn phát hành 1 phong bì ngày phát hành đầu tiên (FDC) và 1 bưu ảnh mang hình ảnh nhóm đảo nêu trên. “Hành động này của Bưu chính Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”, đại diện CLB sưu tập tem VietStamp khẳng định.
http://ictnews.vn/home/Buu-chinh/7/VietStamp-phan-doi-TQ-in-tem-vi-pham-chu-quyen-Hoang-Sa/110066/ImageView.aspx?PublishedFileID=112886

Phong bì ngày phát hành đầu tiên (FDC) bộ tem "Trung Quốc xinh đẹp" cũng thể hiện hình ảnh cụm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. (Ảnh: VietStamp cung cấp) Đây là lần thứ hai Bưu chính Trung Quốc phát hành tem bưu chính vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Trước đó, vào năm 2004, Bưu chính nước này đã phát hành bộ tem “Phong cảnh biên giới Trung Quốc”, trong đó có 1 mẫu tem thể hiện quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ gọi là quần đảo Tây Sa.
"Chúng tôi thấy rằng, làng tem Việt Nam cần nhận thức rõ, không sưu tập bộ tem “Trung Quốc xinh đẹp” để phản đối hành vi sai trái của Trung Quốc, không tiếp tay cho họ xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, kể cả bằng tem bưu chính”, đại diện CLB VietStamp khuyến nghị.

Trao đổi với phóng viên ICTnews sáng 10/6/2013, ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm CLB VietStamp cho biết, Ban chủ nhiệm VietStamp đã gửi văn bản kiến nghị Bộ TT&TT và Hội tem Việt Nam có ý kiến chính thức phản đối Bưu chính Trung Quốc về hành động phát hành tem bưu chính của họ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

http://ictnews.vn/home/Buu-chinh/7/VietStamp-phan-doi-TQ-in-tem-vi-pham-chu-quyen-Hoang-Sa/110066/ImageView.aspx?PublishedFileID=112887

Toàn văn công văn gửi Bộ TT&TT và Hội tem Việt Nam của CLB sưu tập tem VietStamp. (Nguồn: VietStamp cung cấp) “Bên cạnh đó, chúng tôi cũng dự định tới đây sẽ kiến nghị Bộ TT&TT cho phát hành một số bộ tem phổ thông tuyên truyền về chủ quyền biển đảo đất nước nói chung và chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng”, ông Hoàng Anh Thi cho biết thêm.

Ảnh trên: Theo CLB sưu tập tem VietStamp, mẫu tem thứ tư trong bộ tem “Trung Quốc xinh đẹp” được Bưu chính Trung Quốc phát hành ngày 19/5/2013 đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa. (Ảnh: VietStamp cung cấp)



Nhóm phóng viên ICTnews

http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/22054/vietstamp-phan-doi-tq-in-tem-vi-pham-chu-quyen-hoang-sa.html

VAPUTIN
15-06-2013, 01:57
Phản đối Trung Quốc phát hành tem vi phạm chủ quyền Việt Nam

11/06/2013 06:40 (GMT + 7)


TT - Tối 10-6, ông Hoàng Anh Thi - chủ nhiệm Câu lạc bộ Việt Stamp (Hội Tem TP.HCM) - cho biết cùng ngày câu lạc bộ đã có văn bản gửi Bộ Thông tin và truyền thông, Hội Tem VN chính thức có ý kiến phản đối Bưu chính Trung Quốc về hành động phát hành tem bưu chính vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.


“Đây không phải là lần đầu tiên Bưu chính Trung Quốc vi phạm vì năm 2004 họ đã phát hành bộ tem “Phong cảnh biên giới Trung Quốc” trong đó có một mẫu tem thể hiện quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam” - văn bản kiến nghị nêu rõ.
Theo văn bản trên, nhân ngày du lịch quốc gia, Bưu chính Trung Quốc phát hành bộ tem phổ thông sáu mẫu mang tên “Mỹ lệ Trung Quốc” (Trung Quốc xinh đẹp) giới thiệu một số thắng cảnh. Ngoài năm thắng cảnh nằm trên lãnh thổ Trung Quốc còn có một thắng cảnh nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Đó là mẫu tem thứ tư có giá mặt 1,2 nhân dân tệ mang tên “Tam Sa thất liên dữ” (tạm dịch: nhóm 7 đảo nhỏ liền nhau ở Tam Sa) thể hiện hình ảnh bảy đảo thuộc nhóm An Vĩnh ở phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ngoài ra, Bưu chính Trung Quốc còn phát hành một phong bì ngày đầu tiên (FDC) và một bưu ảnh mang hình ảnh nhóm đảo này.
Tại văn bản trên, Câu lạc bộ Việt Stamp còn đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông xem xét, quyết định phát hành một bộ tem bưu chính (tem phổ thông) về chủ quyền biển đảo Việt Nam nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục tình yêu nước, yêu biển đảo với đông đảo công chúng, đồng thời khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam với thế giới thông qua tem bưu chính.
QUỐC THANH
Theo báo Tuổi Trẻ



Maxicard trái phép của TQ


http://www.chinamaxicard.com/bbs/attachments/forumid_105/1305311943ffc17040fa4653f2.jpg

VAPUTIN
15-06-2013, 03:11
Thất liên dữ ở đâu?

Thất liên dữ dịch từ 七连屿
Qilian Yu (Seven connected islets)
là tên Trung Quốc đặt cho một nhóm đảo nằm ở cực đông bắc quần đảo Hoàng sa có nghĩa là "(nhóm)bảy đảo nhỏ nằm nối nhau".

Nhóm đảo này tuy gọi là "Thất" nhưng ngày nay bao gồm tám đảo được đặt tên là Đảo Bắc, đảo Trung, đảo Nam, cồn cát Bắc, cồn cát Trung, cồn cát Nam, cồn cát Đông Mới và cồn cát Tây Mới.

Các đảo này thuộc nhóm An Vĩnh nằm gần đảo Cây (Cù Mộc).

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/2f/Paracel_Islands_%28Vietnamese_names%29.png

Trong bản đồ này các bạn có thể nhìn thấy vị trí của đảo Bắc là hòn đảo to nhất của nhóm Thất Liên bên cạnh đảo Cây ở góc trên phải


http://upload.site.cnhubei.com/2013/0524/1369358212959.jpg

Trong ảnh này từ trên xuống dưới là Đảo Bắc, đảo Trung, đảo Nam. Ba đảo này phủ đầy những bụi cây xanh tốt. Rồi đến cồn cát Bắc, cồn cát Trung chỉ toàn cát trắng. Cồn cát Nam to hơn hai cồn cát trên với nhiều bụi cây nhỏ. Riêng hai cồn cát Đông Mới và cồn cát Tây Mới thì đúng như tên gọi: mới được hình thành bé tí nằm ở hướng tây nam cồn cát Nam.

VAPUTIN
15-06-2013, 03:42
Vài ảnh khác của nhóm Thất Liên chụp từ trên không

http://www.unanhai.com/uploads/tu/qly2.jpg


http://www.zhecho.com/LeadBBS/images/upload/2006/12/20/213153.jpg
Năm đảo phía Bắc của nhóm

http://www.zhecho.com/LeadBBS/images/upload/2006/12/20/213223.jpg

Ba đảo cực Bắc của nhóm

http://www.zhecho.com/LeadBBS/images/upload/2006/12/20/213303.jpg

Hai ảnh dưới là đảo Bắc

http://www.zhecho.com/LeadBBS/images/upload/2006/12/20/213430.jpg

VAPUTIN
15-06-2013, 03:55
http://www.unanhai.com/tu/qly2.jpg (http://www.unanhai.com/tu/qly2.jpg)

Ảnh này chụp từ hướng đông cho thấy vị trí tương quan của nhóm Thất Liên với đảo Cây và cồn cát Tây ở phía Bắc

http://www.unanhai.com/uploads/tu/qly1.jpg (http://www.unanhai.com/uploads/tu/qly1.jpg)


Ảnh này chụp từ hướng đông bắc cho thấy vị trí tương quan của nhóm Thất Liên với đảo Phú Lâm và đảo Đá ở phía Tây Nam
http://www.unanhai.com/uploads/tu/qly3.jpg



http://www.unanhai.com/uploads/tu/qly5.jpg

Hai ảnh dưới chụp từ hướng Tây Bắc xuống

VAPUTIN
15-06-2013, 04:17
http://www.chinaislands.gov.cn/upload/2012/12/20121212-4a01.jpg

http://www.chinaislands.gov.cn/upload/2012/12/20121212-4a03.jpg

http://www.chinaislands.gov.cn/upload/2012/12/20121212-4a02.jpg

http://www.chinaislands.gov.cn/upload/2012/12/20121212-4a08.jpg

VAPUTIN
15-06-2013, 04:29
http://www.chinaislands.gov.cn/upload/2012/12/20121212-4a07.jpg

http://www.chinaislands.gov.cn/upload/2012/12/20121212-4a06.jpg

http://www.chinaislands.gov.cn/upload/2012/12/20121212-4a05.jpg

http://www.chinaislands.gov.cn/upload/2012/12/20121212-4a04.jpg

VAPUTIN
16-06-2013, 05:00
Vài dòng lịch sử của nhóm Thất Liên

Nhóm các đảo Thất Liên cùng nằm trên một cồn san hô hình bu mê răng với nhóm hai đảo phía Bắc là đảo Cây và cồn cát Tây. Cồn san hô này nằm ở cực đông bắc của quần đảo Hoàng sa theo hướng bắc-đông bắc, cùng với các đảo,bãi ngầm khác như Phú Lâm, Lin côn, đảo Đá, hòn Tháp, Đế Đô...tạo thành nhóm đảo An Vĩnh của quần đảo Hòang sa. Một lạch nước không sâu lắm chia cắt cồn san hô này thành hai cụm đảo: cụm bắc và cụm đông bắc (Thất Liên).

Do vị trí của cồn san hô này bên cạnh con đường hàng hải tấp nập nối liền eo Malaca với Ma cao, Hongkong và Quảng Châu nên người phương Tây nhanh chóng nhận diện và tách các đảo trên cồn san hô này ra khỏi các đảo khác chưa được xác định rõ trong quần đảo Hoàng sa với tên gọi các đảo Tam giác (Triangles).

Bản đồ Isole Dell' Indie, divise in Filippine, Molucche, e della Sonda, Descritte, e Dedicate Dal P. Coronelli .. do V. Coronelli in năm 1689 tại Venice đã vẽ các đảo Tam giác bên cạnh khối đảo Hoàng sa còn lại

http://www.bergbook.com/images/16978-01.jpg

Theo bản đồ trên thì các đảo Tam giác bao gồm bốn hòn đảo, ta không rõ ngày xưa các nhà hàng hải đã nhìn thấy được bốn đảo nào trong số 10 đảo ngày nay nhưng có thể có hai chọn lựa: Đảo Cây và ba đảo Bắc, Trung, Nam hoặc Cồn Cát Tây và Đảo Cây. đảo Bắc, đảo Trung vì đây là các đảo lớn, cao, có cây cỏ dễ nhận dạng từ một khoảnh cách nhất định.

VAPUTIN
16-06-2013, 05:03
Vài dòng lịch sử của nhóm Thất Liên


Mãi đến năm 1789, Jame Hosburg trong quyển Memoir của mình xác nhận là tuy các nhà hàng hải phương Tây biết về sự hiện diện của quần đảo Hoàng sa nhưng vẫn chưa biết tường tận từng chi tiết của quần đảo này. Ông than phiền là nhiều hòn đảo được ghi trên bản đồ như là phần phía Nam của quần đảo Hoàng sa thực tế là không tồn tại tuy lúc này các nhà hàng hải phương Tây đã biết khá nhiều về nhóm đảo An Vĩnh ở phía Đông trong đó có nhóm đảo Tam giác (Triangles).

Sau đó, J. B. Nicolas-Denis d'Apres de Mannevillette là người đặt tên Amphitrite cho nhóm đảo này, Trong quyển Instruction sur la navigation des Indes-Orientales et de la Chine, pour servir au Neptune oriental J. B. Nicolas-Denis d'Apres de Mannevillette viết năm 1775:

"J ai inféré les Triangles félon le plan qui en a été fait fur l' Amphitrite frégate françoife qui portoit à la Chine des Missionnaires Jésuites j en ai dresse le plan suivant l' Amiral Pocock vaisseau anglois en 1764 qui vit les brisans au Sud est Le plan de l Amphitrite prouve que ce ne pouvoit pas être les Triangles que découvrit le Lincoln puisque après avoir quitté l île il auroit fait route directement sur les hauts fonds orientaux"

Tàu Amphitrite là chiếc tàu các giáo sĩ Hội thừa sai Paris (MEP) đi trên đó vào năm 1698 để sang Trung Hoa. Các giáo sĩ này đã viết là tàu của họ vào lúc 5h30 chiều ngày 29-9-1698 suýt đâm vào một đảo của Hoàng sa. Các giáo sĩ đã nhìn thấy các đảo Tam giác. Các đảo Tam giác này còn được người Bồ Đào Nha ghi chú dưới tên khác là "La Lunettes" hay "Cordon de St. Antoine". Sau sự kiện đó các đảo này dần dần được gọi là các đảo Amphitrites



http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/de/1801_Cary_Map_of_the_East_Indies_and_Southeast_Asi a_%28_Singapore,_Borneo,_Sumatra,_Java,_Philippine s_-_Geographicus_-_EastIndies-cary-1801.jpg/1162px-1801_Cary_Map_of_the_East_Indies_and_Southeast_Asi a_%28_Singapore,_Borneo,_Sumatra,_Java,_Philippine s_-_Geographicus_-_EastIndies-cary-1801.jpg

Bản đồ năm 1801 của công ty Đông Ấn ghi rõ tên mới Amphitrite cho nhóm các đảo Tam Giác. Dần dần cái tên Amphitrites dược dùng để chỉ nhóm đảo phía Đông của quần đảo HS, nhóm đảo An Vĩnh.

Nhóm đảo Amphitrite hay An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất trong các đảo của Hoàng Sa, và cũng là các đảo san hô lớn nhất Biển Đông.

VAPUTIN
16-06-2013, 05:08
Vài dòng lịch sử của nhóm Thất Liên

Với sự vận động của James Hosburg và với thực tế có quá nhiều thuyền bè gặp nạn ở Hoàng sa, vào năm 1807, công ty Đông Ấn cử thuyền trưởng và là nhà bản đồ học nổi tiếng Daniel Ross sang vương quốc Cochin China với một lá thư giới thiệu để xin khảo sát bờ biển Việt Nam và quần đảo Hoàng sa. Ông Daniel Ross hoàn tất cuộc khảo sát và đo đạc vùng biển phia Nam của Trung Hoa năm 1807, quần đảo Hoàng sa năm 1808, một phần bờ biển Cochin China năm 1809, và vùng đảo phía đông của Palawan (tức một phần Trường sa ngày nay) năm 1810. Đội khảo sát đi trên hai con thuyền : chiếc Discovery do Daniel Ross làm thuyền trưởng và chiếc Antelope do Philips Maughan chỉ huy

Chính Daniel Ross là người có công lớn trong việc đưa ra một bản đồ khá chính xác và khoa học cho quần đảo Hoàng sa

http://i398.photobucket.com/albums/pp61/vaputin/TSHS/image001.png
Bản đồ phần phía bắc biển Đông do Daniel Ross vẽ và được James Hosburg ấn hành năm 1815. Lưu ý quần đảo Hoàng sa, bờ biển Đà nẵng, bờ biển phía nam đảo Hải Nam, phần bờ biển Đông Nam Trung quốc đã được Daniel Ross khảo sát tỉ mỉ

Ông cũng chính là người đặt nhiều cái tên cho các đảo trong quần đảo Hoàng sa mà các tên này vẫn được phương Tây sử dụng cho đến ngày nay

VAPUTIN
16-06-2013, 10:13
Vài dòng lịch sử của nhóm Thất Liên

Bản đồ Hoàng Sa do Daniel Ross vẽ năm 1808 trong đó nhóm các đảo Tam Giác vẫn được ghi là các đảo Amphitrite. Xem ra bốn đảo được vẽ trong nhóm này là bốn đảo lớn nhất ở phía Bắc:Đảo Cây và ba đảo Bắc, Trung, Nam. Cồn cát Tây và năm đảo phía Nam lúc này chưa được hình thành hay còn quá nhỏ để vẽ lên bản đồ

http://i398.photobucket.com/albums/pp61/vaputin/TSHS/image006.png

Tuy các đảo Amphitrite là cái xương sống của nhóm đảo An Vĩnh nhưng vì không có cây to và nước ngọt nên ngư dân thường tập trung nghỉ ngơi tại các đảo Phú Lâm và Lin côn nên trên các đảo này không có di tích nào đáng kể.

Quyển The Naval Chronicle, Tập 23 do James Stanier Clarke,Stephen Jones ấn hành năm 1810 có một bức thư của một sĩ quan trên chiếc tàu Discovery kể lại việc đoàn nghiên cứu Daniel Ross cứu sống gần 600 người Hoa di cư bị nạn trên một của các hòn đảo này, Vaputin lược dịch:

Một chuyến đi của chúng tôi đến các quần đảo Hoàng Sa, tôi cho rằng, không có gì thú vị vì quần đảo này và các bãi cát ngầm là nổi sợ hãi của các nhà hàng hải trong vùng biển này. Chúng tôi rời Macao, với dự định khảo sát bãi St Esprit trong vài ngày, rồi theo gió Đông Bắc dến quần đảo Hoàng Sa để có mặt ở đó trong vài tháng để khảo sát, và nếu có thể thì xác định tất cả các bãi cát ngầm trong đợt này. Vào buổi tối ngày 16 tháng ba (năm 1809?) chúng tôi đã dến các đảo Amphitrite hình thành ở cực bắc của quần đảo Hoàng Sa: các đảo này rất thấp, với một cây dừa đơn độc mọc ở trung tâm của một hòn đảo cực tây (của nhóm). Các hòn đảo này được hình thành từ cát trắng và san hô, bề mặt được bao phủ bởi bụi cây thấp. tất cả chúng đều được bao quanh với thềm san hô, và hầu hết có thể neo tàu trên nền cát cứng và đá.

Có vài hòn đảo có khả năng cung cấp nước ngọt đủ cho tàu nhỏ, đó là Lincoln, và một đảo khác gọi là đảo Phú Lâm, nằm về phía đông của các đảo Armphitrite khoảng tám dặm, và được bao phủ bởi một khu rừng cây cao, ngư dân đã dựng một vài túp lều làm nơi cư trú tạm thời, khi họ ở đây trong vòng nữa năm để bắt những con Beech de mer (bêche-de-mer=hải sâm), một loại sâu biển xấu xí, mập và đen, được người Trung Quốc sử dụng làm món súp xa xỉ của họ.

VAPUTIN
16-06-2013, 10:14
Vài dòng lịch sử của nhóm Thất Liên

Trong khi tiếp cận các đảo Amphitrites chúng tôi nhận ra một xác tàu lớn dường như bị đắm trên một mũi đá ở cực đông của những hòn đảo này và nhiều người Trung Quốc đang chạy dọc theo bãi biển, vẫy cờ và vẫy tay gọi chúng tôi như thể cầu cứu chúng tôi hỗ trợ cho họ . Chúng tôi dừng tàu cách đảo nửa dặm, cố gắng để thả neo nhưng không thể neo được ở độ sâu 90 sải, ngay sau đó gió thổi mạnh hơn làm tàu có thể gặp nguy hiểm thì chúng tôi phải rời xa đảo trong đêm tối trước khi có bất kỳ giao tiếp nào với những người này.

Ngày hôm sau,gió tiếp tục thổi mạnh, chúng tôi đi vòng dưới gió tiến về phía đảo và dò được độ sâu 40 sải ở khoảng cách một vài dặm cách đảo. Khi đến gần xác tàu chúng tôi thả neo ở độ sâu 15 sải và gửi một số xuồng vào bờ. Đám người khốn khổ bắt đầu đói lã đã tranh nhau lên xuồng làm chúng tôi khó nhọc để ngăn không cho mấy cái xuồng này bị quá tải.

Vào ngày 20 tháng 3 thì tất cả bọn họ đã được vận chuyển lên tàu, 360 người trên chiếc Discovery và 200 người trên tàu Antelope. Chúng tôi đã nhường cả giường ngủ của chúng tôi cho họ, và (vì quá đông) họ đã được nhồi nhét vào mọi chổ trống trên tàu. Chiếc tàu chìm là một trong những tàu buồm lớn nhất của Trung Hoa có thể chở đươc tới 600 người.
Hai mươi lăm người đã rời hòn đảo trước đó trong một thùng đựng nước lớn, mười bốn người trong số họ sống sót, và đến được Turon (Đà nẵng) trong tình trạng rất yếu, nhiều người trong số họ đã chết và bị bỏ xác xuống biển. Họ đã được một chiếc ga lê kéo vào bờ hai hoặc ba ngày trước khi chúng tôi gặp họ. Thứ duy nhất họ có trên biển là một vài quả khô, nhưng không có được một giọt nước nào. Trong tất cả các trường hợp thì đó là cái chết không thể tránh khỏi, vậy mà họ vẫn sống. Chuyện này đã ảnh hưởng mạnh đến tôi đến tôi vì tôi từng thấy và có kinh nghiệm gì về một trường hợp như thế.

Tình huống này đã buộc ông Ross hoãn cuộc nghiên cứu vì phải chở số người đắm tàu đến Turon, một cảng trên bờ biển xứ Đàng Trong cách Amphitrites 120 dặm. Chúng tôi phải mất sáu ngày để dong buồm đến đó.Tại nơi này, chúng tôi đã đặt mua nhiều rau cho thủy thủ đoàn, lấy đầy nước ngọt và một lần nữa tiến hành để kết thúc cuộc thám hiểm ở Hoàng sa.
(hết lược dịch)

Vụ giải cứu trên có thể đã diễn ra ở cồn cát Nam là đảo cực Đông của nhóm Thất Liên. Với việc cứu sống được 560 người đây có lẽ là cuộc giải cứu đắm tàu kỷ lục ở biển Đông từ xưa dến nay.

Số phận của 560 người đó như thế nào không ai biết rõ, có khi họ đã là tổ tiên của ai đó đang đọc những dòng này. Tuy vậy cũng có ít nhất một người trong số họ đã quay lại Trung Hoa. Chuyện kể rằng ngày nọ Daniel Ross đang đi dạo phố tại Macau thì bổng có một thanh niên chạy đến quỳ xuống chân ông và lạy ông. Đó là một trong 560 người mà ông đã cứu sống năm nào trên quần đảo Hoàng sa.

XuanAnh
17-06-2013, 13:50
Anh em VS phát động phong trào làm phong bì "Hoàng sa là của VN" thực gửi đi, phải có cái gì để đấu tranh chứ.

Có đây! Hài :D:D:D:D:D:D nhưng đúng:P
186468
Cỡ này mới vừa với "thằng TQ".. ko nói miệng đc đâu=))

VAPUTIN
18-06-2013, 13:56
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/51/JacobdeGheynII-NeptuneandAmphitrite.jpg/800px-JacobdeGheynII-NeptuneandAmphitrite.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/51/JacobdeGheynII-NeptuneandAmphitrite.jpg)
Amphitrite và chồng là Neptune. Ở HS cũng có bãi Neptune (bãi Thủy Tề) là tên đặt "ăn theo" tên các đảo Amphitrite

VAPUTIN
19-06-2013, 13:39
Vài dòng lịch sử của nhóm Thất Liên

Tên gọi Thất Liên dữ có từ bao giờ và bao gồm những đảo nào?

Theo tài liệu Trung Quốc cụm từ "Thất Liên Dữ" được ngư dân TQ gọi từ "rất xa xưa" nhưng thực tế có vẻ không phải vậy. Và các đảo trong Thất Liên dữ theo tài liệu TQ cũng khác nhau: có tài liệu bao gồm đảo Cây, đảo Bắc, Trung, Nam, cát Bắc, cát Trung, cát Nam, có tài liệu bao gồm đảo Bắc, Trung, Nam, cát Bắc, cát Trung, cát Nam và đảo chưa có tên phía nam đảo cát Nam, có tài liệu bao gồm cả cồn cát Tây. Người Trung Quốc còn không biết rõ là Thất Liên Dữ bao gồm chính xác những đảo nào. Giới học thuật thì có xu hướng tách đảo Cây và cát Tây ra khỏi Thất Liên dữ có nghĩa là Thất Liên dữ chỉ các đảo ở phần phía nam lạch Zappe.

Vào thời Ross bắt đầu khảo sát Hoàng sa (1807-1809) thì nhóm đảo Amphitrites chỉ gồm có năm đảo trong đó có ba đảo có cây cỏ (trong đó có đảo Cây) còn hai đảo thì chỉ có cát, loại cát màu đỏ quạch. Các đảo đó có thể là đảo Cây, đảo Bắc, đảo Trung và đảo Nam, đảo cát Tây trong đó ba đảo đầu là có cây cỏ.

Quyển India Directory, Or, Directions for Sailing to and from the East Indies, China, Australia, Cape of Good Hope, Brazil, and the Interjacent Ports, Tập 2 của James Horsburgh in năm 1836 (http://www.google.com/search?hl=vi&tbo=p&tbm=bks&q=inauthor:%22James+Horsburgh%22&source=gbs_metadata_r&cad=5) cũng mô tả nhóm Amphitrites cũng chỉ có năm hòn đảo.

Quyển The China sea directory, Volume 2 của cục Thủy Văn, Bộ Hải Quân Anh xuất bản năm 1879 rồi các bản 1899, 1901 bắt đầu xem Amphitrites bao gồm cả đảo Phú Lâm và đảo Đá. Tuy vậy số lượng các đảo ở nhóm Amphitrite nguyên thủy đến năm 1901 vẫn là 5 đảo bao gồm cả cát Tây

Các bản đồ hàng hải năm 1933, 1958 và 1964 chỉ ghi tên của 6 hòn đảo, ngoài năm hòn đảo nói trên còn có thêm cát Nam tuy là trên bản đồ ta có thể thấy cát Bắc và cát Trung cũng đã hình thành.

Các tài liệu TQ kiểm tra được trên mạng cho thấy từ Thất Liên Dữ xuất hiện lần đầu trong một tài liệu ấn hành năm 1977.

Từ các nguồn trên thì ta có thể tin rằng tên Thất Liên dữ chỉ xuất hiện sớm lắm là vào những năm đầu thế kỷ 20 cùng với sự hình thành hai đảo cát Bắc và cát Trung.

Như vậy Thất Liên dữ nguyên thủy bao gồm đảo Cây, đảo Bắc, Trung, Nam, cát Bắc, cát Trung, cát Nam

Cát Tây không nằm trong Thất Liên dữ do vị trí nằm khá xa các đảo khác về phía Tây nên không thể xem là "Liên" được


http://i463.photobucket.com/albums/qq355/brucelee4/f18highres.png
Bản đồ 1933



http://i463.photobucket.com/albums/qq355/brucelee4/HO2785.jpg
Bản đồ 1964

VAPUTIN
20-06-2013, 08:50
Vài dòng lịch sử của nhóm Thất Liên

Đường hàng hải giữa Singapore và Macao, Quãng Châu cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 bao gồm hai đường. Đường trong là đường theo ven bờ biển xứ Đàng trong rồi cắt ngang Vịnh Bắc Bộ men theo bờ biển miền Nam TQ. Đường ngoài (outer route) từ Singapore tới Macao là sau khi đi từ phía Nam lên ngang mũi Varella (Đại Lãnh) hay cù lao Ré sẽ chuyển sang hướng Đông Bắc đi ngang qua khoảng giữa hai nhóm đảo An Vĩnh và Lưỡi Liềm nên tàu bè sẽ nhìn thấy nhóm đảo Amphitrites ở phía Đông. Tuy vậy việc tiếp cận nhóm đảo này không khéo sẽ dẫn đến thảm họa đặc biệt là những tàu đi từ hướng Macao, Canton về eo Mallaca trong mùa gió Đông Bắc

Danh sách nạn nhân của các đảo Amphitrites chắc là khá dài nhưng Va tui chỉ ghi lại một số mà Va tui biết:

Thàng 8 năm 1789, một con tàu nhỏ của Bombay, do thuyền trưởng Newton chỉ huy trên đường tới Quãng Châu, bị đắm trong đêm trên một trong những bãi cát ngầm của các đảo Amphitrites thuộc quần đảo Hoàng Sa. Viên thuyền trưởng cùng tám hoặc mười thuyền viên đã đến được Macao trong một chiếc thuyền nhỏ, phần còn lại của thủy thủ đoàn, khoảng bốn mươi người, dùng vật liệu từ xác tàu đóng thành bè trên một bãi cát gần đó, vượt biển và tất cả đã thiệt mạng.

Từ tháng Mười Hai đến tháng Giêng, 1789-1790, tàu ADMIRAL SUFFREIX của Hà Lan trọng tải khoảng bảy trăm tấn trên đường từ Canton về Batavia và Hà Lan, đã không giữ đúng đường mà đi quá về phía đông đã đâm vào một trong những bãi cát ngầm (phía đông bắc của Hoàng Sa) trong đêm tối và bị đắm. Thủy thủ đoàn may mắn được các tàu đánh cá cứu và đưa về đảo Hải Nam, từ đó họ lần về Macao.

Trong tháng 10 năm 1793, tàu NERBUDDAH của Bombay, được đóng tại Stirat, trọng tải tám trăm tấn,khởi hành từ Quảng Châu về Bombay được cho là đã chìm ở các đảo Amphitrites. Thủy thủ đoàn trên một trăm người đã thiệt mạng.

Tháng 7-1801 hai chiếc tàu COMET và INTREPID của công ty Đông Ấn được phái đến Hoàng sa thám sát đã ghé cáo đảo Amphirites tìm nước ngọt xong bị đắm tại đó. Khoảng 100 thủy thủ đoàn bỏ mạng. Tàu Agrogrant đã được gửi đi tìm đến tận tháng 11 nhưng không thấy một tăm hơi gì. Một người ngư dân ở đảo Phú Lâm đã kể cho Ross nghe về số phận bi thảm của hai tàu này.

Trong tháng 11 năm 1801, chiếc GENEROUS FRIENDS của Madras, khoảng bốn trăm tấn, bị đắm trên đường từ Canton quay về, khoảng mười giờ đêm, trên một trong những bãi cát ngầm của các đảo Amphitrites. Một người châu Âu và khoảng mười bốn thủy thủ Lascars đã được một thuyền đánh cá cứu. Thuyền này đến thăm bãi cát ngầm để hôi của từ xác tàu và để đánh cá. Thuyền trưởng, các sĩ quan, hành khách, và phần lớn thủy thủ đoàn, những người còn rời xác tàu trên những chiếc bè và những xuồng cứu sinh, được cho là đã thiệt mạng, khoảng bốn mươi người. Cũng có một số người cho là họ đã bị giết trong vụ xung đột với tàu đánh cá Trung Hoa.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/91/Three_Lascars_on_the_Viceroy_of_India.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/91/Three_Lascars_on_the_Viceroy_of_India.jpg)

Thủy thủ Lascars

VAPUTIN
20-06-2013, 13:25
Vài dòng lịch sử của nhóm Thất Liên

22 tháng bảy 1804, ST. ANTONIO, một chiếc tàu của Ma Cao, trở về từ Sài Gòn, trọng tải khoảng năm trăm tấn, bị đắm tại đảo Cây Thuyền trưởng và hầu hết thủy thủ đoàn đã tới được Manchow, một địa danh ở phía đông của đảo Hải Nam bằng bè, và phải mất ba hoặc bốn ngày để vượt biển từ nơi tàu đắm đến Manchow. Nguyên nhân con tàu này bị đắm là do một cơn gió mạnh thổi từ hướng Tây, khiến tàu bị dạt mạnh lên bãi cát ngầm ở phía đông . Tàu đã không kịp thực hiện bất kỳ hành động nào để tránh thảm họa trên.

Tháng 3 năm 1809 thuyền trưởng Daniel Ross và thuyều trưởng Maughan đã cứu 560 người từ vụ đắm thuyền di dân ở đảo cát Nam như đã kể ở trên.

Chuyện tàu Emma của Mỹ do thuyền trưởng Sherman điều khiển, từ Macao về Singapore, đã chìm trên quần đảo Hoàng Sa, vào ngày 13 tháng 2 năm 1862 lúc 4:30 sáng, hai ngày sau khi rời khỏi Macao cũng thật đáng kể về sức chịu đựng của con người. Tàu chạm đá ngầm và ngay lập tức bị vỡ làm đôi. Sau nhiều nỗ lực để neo tàu vào chổ nông của bãi ngầm bất thành, con tàu đã chìm xuống và nhanh chóng bị lật úp. Thuyền trưởng Sherman và hai thủy thủ của ông được nhìn thấy lần cuối khi nước cuốn trôi ra biển, và không có hy vọng nào cho sự an toàn của họ. Rất nhiều người trong số những người trên tàu từ chối rời khỏi tàu và đã bị giết hoặc chết đuối khi cột buồm trước và một phần mũi tàu rơi vào họ. Sĩ quan trưởng, năm thủy thủ và hai mươi hai người Trung Hoa cố bơi vào đảo Amphitrite (đảo Cây), nơi họ đã sống năm mươi bốn ngày nhờ ăn rễ, lá cây chứ không có một thứ gì khác.
Nhiều tàu bè đã qua lại trong suốt thời gian trên , nhưng không thuyền nào chịu cứu họ trừ hai hoặc ba người Trung Hoa đã được đưa vào đảo Hải Nam. Cuối cùng một chiếc thuyền đã ghé đảo và đồng ý đưa họ đến Hongkong với số tiền 2.000 đô la. Thuyền này rời quần đảo Hoàng Sa này 8 tháng tư năm 1862.

Năm 1895 và 1896, Hai chiếc tàu Bellona của Đức (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%A9c) và Imeji Maru của Nhật (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n) vận chuyển đồng bị đắm ở quần đảo Hoàng Sa; một chiếc bị đắm năm 1895 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1895) và chiếc kia chìm năm 1896 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1896) ở nhóm đảo Amphitrites. Ngư dân từ đảo Hải Nam ra mót lượm kim loại ở khu vực hai chiếc tàu bị đắm khiến công ty bảo hiểm (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=C%C3%B4ng_ty_b%E1%BA%A3o_hi%E1%BB% 83m&action=edit&redlink=1) của hai con tàu (Loydl?) có trụ sở ở Anh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Anh) gửi thư khiếu nại với nhà chức trách Trung Hoa. Chính quyền Trung Hoa trả lời là Trung Hoa không chịu trách nhiệm, vì Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Hoa, và cũng không phải của An Nam, và về hành chính các đảo đó không được sáp nhập vào bất cứ một huyện nào của đảo Hải Nam và không có nhà chức trách đặc biệt nào "phụ trách về an ninh trên các đảo đó".

http://www.merchantnavyofficers.com/LH/emma.jpg
Emma
Walker Art Gallery, Liverpool

VAPUTIN
22-06-2013, 21:38
Vài dòng lịch sử của nhóm Thất Liên

Những tưởng các thủy thủ tàu Emma của Mỹ sống sót năm mươi bốn ngày nhờ ăn rễ, lá cây là kỷ lục tồn tại sau khi đắm tàu tại các đảo Amphitrites nhưng không phải. Kỷ lục ở đấy là gần 11 năm.

Vào năm 1690, một tàu Bồ Đào Nha đã bị đắm trên một hòn đảo Amphitrites của quần đảo Hoàng Sa, và tất cả thủy thủ đoàn đã chết nhưng có bốn người bơi được vào bờ. Có được nhiều mảnh xác tàu trối vào bờ theo họ, và tróng đó có một số thùng bột mì, nhờ đó mà họ được hỗ trợ phần nào trong thời gian ban đầu. Họ xây dựng một túp lều bằng những thanh gỗ họ vớt được và họ đã tìm thấy một số nước ngọt đọng lại trên các tảng đá trên đảo và ở nơi này họ đã xây dựng một bể chứa nước để tiết kiệm nước mưa cho mùa khô. Họ đã lấy cỏ biển và trộn với bùn mà họ tìm thấy về bờ biển của hòn đảo, và đặt hỗn hợp vào chổ thuận tiện để giữ lại nước mưa cho mùa khô. Thực phẩm của họ là ốc biển và rùa biển thường xuyên bơi vào đảo với số lượng lớn. Trong ba năm sau đó ba người trong số họ đã chết và chỉ còn lại một người sống sót đến năm 1701 khi một con tàu đi Maccao bị lệch hướng dạt đến gần hòn đảo này và thủy thủ đoàn đã nhìn thấy một người đàn ông cuống quít vẫy họ trên một hòn đảo. Họ gửi thuyền của họ tới đảo và cứu được một đồng hương của họ. Ông này đã kể về nỗi bất hạnh của mình, và ông đã sống được bao lâu một mình trên hòn đảo đó. Họ cho ông quần áo và mang ông đến Maccao.


http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=545044


Một loại thương thuyền linh hoạt của xứ Đàng Trong hoạt động trên biển Đông



http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a8/Junk_in_China_Sea_-_LoC_3b37599u.jpg/603px-Junk_in_China_Sea_-_LoC_3b37599u.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a8/Junk_in_China_Sea_-_LoC_3b37599u.jpg)
Thuyền buồm trên biển Đông

VAPUTIN
24-06-2013, 16:21
http://hoangsa.org/gallery/watermark.php?file=11289&size=1

Máy bay Trung quốc kiểm soát Thất Liên dữ, bên dưới là Đảo Bắc (Quần đảo Hoàng Sa) 1990s

http://hoangsa.org/gallery/watermark.php?file=13127

Đảo Bắc

Đinh Đức Tâm
05-08-2014, 15:13
Trung Quốc lại phát hành tem có...Hoàng Sa
có vẽ như bộ tem in lại của bộ năm ngoái
194967

Poetry
05-08-2014, 16:39
Trung Quốc lại phát hành tem có...Hoàng Sa
có vẽ như bộ tem in lại của bộ năm ngoái
194967

Đây là bloc tem của bộ tem phổ thông "Trung Quốc xinh đẹp" phát hành năm 2013. Bà con có thể tham khảo tại link sau: Beautiful China (http://www.xabusiness.com/china-stamps-2013/r32.htm)

HanParis
05-08-2014, 18:05
Tem đẹp nhưng hàng của quân chôm chỉa thì cũng mất nhiều giá trị. Tôi từng thấy 2 chữ CC (Chôm Chĩa) trong các website của TQ, bây giờ thì quán triệt từ này rùi. :(

Đinh Đức Tâm
06-08-2014, 08:02
Đây là bloc tem của bộ tem phổ thông "Trung Quốc xinh đẹp" phát hành năm 2013. Bà con có thể tham khảo tại link sau: Beautiful China (http://www.xabusiness.com/china-stamps-2013/r32.htm)
Ủa vậy là in năm 2013 hả anh Po, sao lại có catalouge lại đưa vào năm 2014...giật mình tưởng họ cho in tiếp

Angkor
19-12-2015, 11:50
Trung Quốc vừa rồi đem tiền qua cho quá nhiều, e rằng mọi người có làm '' ồn'' lên cũng không ăn thua gì đâu!

Khi đến Hà Nội, '' hắn'' không dám đã động gì đến chuyện biển đảo, chỉ nói đến tình anh em, tình đồng đội - Vậy mà khi bay qua Malaysia dự thượng đỉnh ASEAN, '' hắn'' lại mạnh miệng nói tất cả Hoàng Sa, Trường Sa đều là của '' hắn''.

Việt Nam sẽ mãi mãi không đòi lại được vì cái tính rụt rè e sợ này!