PDA

View Full Version : Chuyện Chiếc Xe đạp Thời Tem Phiếu


HanParis
14-06-2013, 04:18
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bb/d3/fa/Tem-phieu_12.jpg


Trong đời làm công chức nhà nước mà thời ta gọi cho oai là cán bộ, tôi có hai điều ước. Một là được phân nhà. Hai là được mua xe đạp Thống Nhất theo giá cung cấp. Là bộ đội chuyển ngành, sống độc thân, tôi có tên trong danh sách ưu tiên của Ban Đời sống Công đoàn từ tháng 12 năm 1965.Thời đó tổng số thành viên Viện tôi ngót 50 người. Trên mười người đã được cấp hoặc mua xe giá rẻ. Bốn mươi người còn chờ. Trong số bốn mươi người này non một nửa có thâm niên từ tiền khởi nghĩa. So với họ, cái danh chiến sĩ Điện Biên Phủ của tôi chẳng đáng gì. Yên chí mà chờ thôi. Chín năm thành tâm chờ rồi cũng đến lượt. Tôi mừng quýnh lên. Cầm được tấm phiếu cung cấp xe là mở cuộc vận động vay mượn và đúng ngày giờ ghi trên phiếu đến cửa hàng Điện máy phố Tràng Thi, nộp tiền, lấy xe. Trước khi đi cũng chi ra chút đỉnh, đãi anh em đồng nghiệp vài vại bia hơi kèm lạc rang Cổ Tân. Uống bia xong, chúc mừng nhau rồi chia tay. Tôi ra cửa hàng xếp hàng trả tiền, nhận xe. May quá! Tôi được chiếc xe đạp mầu xanh nhạt mới tinh.

Dắt xe ra khỏi cửa hàng mà lòng tôi rưng rưng hồ hởi. Hai điều ước vậy là được một rồi. Xe chưa có hơi. Chuyện nhỏ. Trước cửa hàng có mấy chú choai choai đã sẵn sàng chờ. Tôi ghé xe vào cái bơm gần nhất. Chú nhỏ bơm ngay và bảo tôi : - Chú ơi! Bơm vừa vừa thôi. Căng quá lủng săm liền. - Láo! Tôi quát. Xe mới tinh lủng thế đếch nào được. - Vậy thì bơm. Chú ta nhấn thêm. Tôi vòng ngón tay trỏ sang ngón cái, búng tâng tâng vào má lốp Sao vàng. Hào hứng, mãn nguyện lắm. - Thế chứ. Móc túi trả tiền bơm rồi ngồi lên yên đạp về phía Hàng Khay. Bao nhiêu là dự định đi đây đi đó nhảy múa trong đầu. Vạn Phúc là nơi nhiều bạn bè cùng tham gia đắp đê quai Hữu Bị dưới Nam Định, năm 1955. Chèm là nơi tôi dự lớp học sơ cấp trắc đạc, năm 1958. Văn Điển có mộ đứa cháu họ chết ở bệnh viện Bạch Mai... Bỗng. X - ì - u. Xe lảo đảo hết hơi. Tôi xuống. Sững sờ nhìn cả hai cái lốp cùng bẹp dí như hai cái bẹ chuối. Thế là tôi chết đứng giữa đường ngay ngã tư Hàng Trống. Vừa nâng vừa dắt xe qua Bách hoá Tổng hợp về. Thợ cạy hai lốp xe lôi săm ra cho tôi xem. Trời ơi ! Chân nan hoa người ta để nguyên xuyên vào trong vành cái dài cái ngắn tua tủa như một hàng chông. Săm xe bị dui thủng không phải một lỗ. “Nhanh -nhiều - tốt - rẻ” là vậy đó. - Không vá được nữa đâu. Chờ đến kỳ Ban Đời sống Công đoàn phân phối hàng công nghệ phẩm may ra có săm và may ra được thông cảm thì trình bày thương lượng với anh chị em đồng nghiệp mà xin mua một cặp săm khác thôi – Anh thợ xe khuyên nhủ. Đường vui đến đó là tắt. Tôi nghĩ lại lời tiên tri của chú bé bơm xe trước cửa hàng Điện Máy Tràng Thi. “Căng quá lủng săm liền”. Thánh thật! 2. Chờ phân nhà mãi không thấu. Tôi bỏ “đất thánh” Hà Nội vào Cố đô Huế. Tình cờ gặp bà công chúa Nguyễn Phước Lương Linh, con gái vua Thành Thái, ở Huế thường gọi là Mệ Sen, khi ấy đã 79 tuổi. Bà đã cho tôi mua tùy nghi trả góp ngôi nhà phụ 2 tầng của bà tại số 97 đường Mai Thúc Loan, thành Nội Huế. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đến chơi bảo: “Ông tốt số quá! Của vua ban đó”! Bẵng đi một dạo không ra Hà Nội. Đầu năm 2009 này nhận được tin con gái từ Canada đi đường trời về Nội Bài. Tôi cũng đi “đường trời” từ Phú Bài ra đón. Ngồi trên máy bay Aibus 320 sang trọng với sự niềm nở lễ phép lịch thiệp của tiếp viên Hàng không, tôi nghĩ cái tâm, cái tình, cái tài của người Việt mình có thua kém ai đâu. Thời kinh tế thị trường, mở cửa có khác. Ước gì còn tuổi như thời tòng quân. Tôi đưa con tôi lướt một vòng Hà Nội cổ. Qua Tràng Thi tôi chỉ vị trí ngôi cao ốc kia ngày trước là cửa hàng Điện Máy của Mậu dịch quốc doanh, nơi bố chờ mua xe cung cấp đấy. -Xe cung cấp là xe gì hả bố? -Xe đạp phân phối theo tem phiếu ấy mà. Tôi trả lời. -Tem phiếu là gì hả bố. -Tem phiếu là tem phiếu. Mệt quá! Về nhà bố nói cho mà nghe.

Mai Khắc Ứng
Nguon : TheThao&VanHoa

HanParis
14-06-2013, 04:31
Thời nay chắc các bạn VSF đâu còn tem phiếu? :D Nhưng nếu có nhiều bộ tem quý cũng có thể đem đổi với số hàng dưới đây. :))


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/35/67/Bao_cap_1.jpg


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/35/67/bao_cap_11.jpg


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/35/67/Bao_cap_3.jpg


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/35/67/bao_cap_4.jpg


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/35/67/bao_cap_5.jpg


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/35/67/bao_cap_7.jpg


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/35/67/bao_cap_10.jpg


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/35/67/bao_cap_9.jpg


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/35/67/bao_cap_12.jpg


Trong suốt thời kỳ trước đổi mới 1986, được mặc chiếc áo lông, ăn những hạt gạo không bị mốc và đi xe đạp Trung Quốc là ước mơ của biết bao nhiêu người dân. Tất cả được tái hiện tại Triển lãm Thời bao cấp đang diễn ra ở Bảo tàng Dân tộc học VN.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/9E/B5/F1/DSC_0085.jpg
Một người đàn ông xem và hồi tưởng những ngày ông cũng phải xếp hàng đong gạo.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/9E/B5/F1/DSC_0001.jpg
Giới trẻ chưa từng được thấy tem phiếu để mua hàng như thế này.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/9E/B5/F1/DSC_0038.jpg
Xe đạp gióng ngang - một phương tiện đi lại của những người dân mọi tầng lớp thời bấy giờ.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/9E/B5/F1/DSC_0005.jpg
Những mặt hàng chỉ sắm được vào ngày Tết.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/9E/B5/F1/DSC_0036.jpg
Salon gỗ, tủ lệch, tivi đen trắng, tủ lạnh Liên Xô - những vật dụng xa xỉ và là niềm mơ ước của nhiều người.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/9E/B5/F1/DSC_0053.jpg
Gian bếp kiêm chuồng nuôi lợn.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/9E/B5/F1/DSC_0020.jpg
Áo lông thời ấy tương đương 3 chỉ vàng - niềm mơ ước của bao người trong những ngày đông giá lạnh.


Dưới đây là những hình ảnh về thời kỳ trước đổi mới được trưng bày tại triển lãm "Việt Nam 25 năm trên đường đổi mới 1986-2011 qua tài liệu lưu trữ", khai mạc sáng 8/12 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội).

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bb/d3/fa/Tau-dien-HN.jpg
Chuyến tàu điện ở Hà Nội luôn trong tình trạng chật kín khách.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bb/d3/fa/Mau-dich.jpg
Người dân xếp hàng mua lương thực, thực phẩm theo tem phiếu thời kỳ bao cấp trước năm 1985.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bb/d3/fa/Tem-phieu_5.jpg

Cuốn sổ đăng ký mua lương thực năm 1988 của gia đình ông Phan Văn Sinh, xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bb/d3/fa/Tem-phieu_14.jpg

Phiếu thực phẩm loại C năm 1973 của Bộ Nội thương phát hành được Xí nghiệp sửa chữa đồng hồ cấp cho bà Nguyễn Thị Bảy ở phố Hàng Khoai (Hà Nội).


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bb/d3/fa/Tem-phieu_16.jpg

Phiếu mua hàng ở mỗi địa phương lại khác nhau...


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bb/d3/fa/Tem-phieu_3.jpg

...và có nhiều loại.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bb/d3/fa/Tem-phieu_1.jpg

Phiếu mua 2 kg thịt năm 1972.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bb/d3/fa/Tem-phieu_15.jpg

Phiếu mua thịt lợn, thịt bò, cá, gia cầm, trứng...


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bb/d3/fa/Tem-phieu_11.jpg
Phiếu mua hàng năm 1989, tức 3 năm sau đổi mới.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bb/d3/fa/Tem-phieu_10.jpg
Trong thời kỳ bao cấp, các mặt hàng từ chất đốt...


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bb/d3/fa/Tem-phieu_13.jpg

...cho tới cả vải vóc, phụ tùng xe đạp... đều dùng tem phiếu.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bb/d3/fa/Tem-phieu_17.jpg

Và mỗi loại tem phiếu lại ghi rõ số lượng hàng hóa có thể được mua, như 0,2 - 0,5 - 1 mét vải.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bb/d3/fa/Tem-phieu_8.jpg

Và vải của nam, nữ cũng được quy định trong tem phiếu.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bb/d3/fa/Tem-phieu_4.jpg

Gia đình có trẻ em sẽ được phát phiếu mua sữa...


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bb/d3/fa/Tem-phieu_9.jpg

...và phiếu mua đường.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bb/d3/fa/Tem-phieu_12.jpg

Còn phụ nữ nông thôn có phiếu bồi dưỡng dành cho người sinh con.



Sau khi đất nước thống nhất, suốt giai đoạn 1976-1986, người dân cả nước đã quen với việc hàng hóa không được mua bán trên thị trường mà chỉ được phân phối theo chế độ tem phiếu. Năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và dần bỏ lại những ký ức về một thời tem phiếu.

Tiến Dũng

Nguồn : http://ttngbt.blogspot.fr/2011/07/e-nho-lai-mot-thoibao-cap.html