PDA

View Full Version : Một kinh nghiệm người Đức


vnmission
22-06-2013, 21:42
Tháng 7-1965, Tây Đức phát hành một con tem diễn tả cảnh người Đông Đức chạy sang miền Tây:

186630

Đây là một bì thư dán con tem trên gửi từ Tây Đức đi Frankfurt (Đông Đức) đúng ngày phát hành:

186631

Con tem được hủy hoàn toàn theo nghĩa đen; dấu "Zuruck" (Trả lại người gửi) được đóng lên mặt trước.

186632

Mặt sau có hai dấu "Không thấy phố ở Frankfurt " và "Tìm không được."

BoZoo
25-06-2013, 07:11
Theo tôi nghĩ thì Frankfurt thuộc Tây Đức. Thời kỳ đầu chiến tranh lạnh, thành phố này được dự định chọn làm thủ phủ Tây Đức, nhưng sau đó lại chọn Bonn.

VAPUTIN
25-06-2013, 12:28
Theo tôi nghĩ thì Frankfurt thuộc Tây Đức. Thời kỳ đầu chiến tranh lạnh, thành phố này được dự định chọn làm thủ phủ Tây Đức, nhưng sau đó lại chọn Bonn.
Có hai Frankfurt bác ạ, Frankfurt trên sông Main thuộc về Tậy Đức còn Frankfurt trên sông Oder thuộc về Đông Đức. Khoảng năm 80 có một tiểu thuyết "Mùa xuân trên sông Ô đe" được dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt. Sông Ô đe (Oder) là con sông chảy qua thành phố Frankfurt/Oder,

VAPUTIN
25-06-2013, 13:14
Tháng 7-1965, Tây Đức phát hành một con tem diễn tả cảnh người Đông Đức chạy sang miền Tây:

186630


Mặt sau có hai dấu "Không thấy phố ở Frankfurt " và "Tìm không được."

Không phải "cảnh người Đông Đức chạy sang miền Tây" đâu bác ạ. Con tem kỷ niệm 20 năm sự kiện Vertreibung 1945. Sự kiện Vertreibung 1945 này là sự kiện trục xuất người Đức ra khỏi nhiều phần lãnh thổ mà nước Đức Quốc xã bị mất theo hiệp định Postdam. Theo đó nước Đức phải cắt Đông Phổ cho Nga và Ba Lan, một phần Tây Phổ cho Ba Lan và Tiệp Khắc, trả lại Lorrence và Alsace cho Pháp...Không chỉ người Đức ở những vùng lãnh thổ trên mà nhiều kiều dân Đức ở Đông, Trung và Nam Âu cũng đã bị ép buộc phải rời bỏ nhà cửa, quê hương mình để đến những vùng lãnh thổ Đức khác còn giữ được.

http://www.deutschlanddokumente.de/Bilder/krtVertreibungOstdeutschland10.gif

Bản đồ các vùng lãnh thổ người Đức bị trục xuất


Tây Đức năm 1955 cũng từng phát hành con tem kỷ niệm 10 năm sự kiện trên.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/26/DBP_1955_215_Vertreibung.jpg/700px-DBP_1955_215_Vertreibung.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/26/DBP_1955_215_Vertreibung.jpg)
10 Jahre Vertreibung

"Không thấy phố ở Frankfurt " và "Tìm không được".

Xưa nay Va tui thần tượng người Đức về tính chính xác của họ nhưng có lẽ nay phải nghĩ lại.
Trong trường hợp này Va tui giả thiết như sau:
Người nhận Alfred Klabes đi xa và có thể qua điện thoại ông này báo là ông ở địa chỉ số 14 đường Brucken Frankfurt (nhưng không nói rõ Frankfurt nào). Người gửi thư M. Klabes là người thân có thể là cha mẹ, vợ con, anh chị em...khi gửi thư đã thoải mái ghi vào là Frankfurt Oder. Vô lý ở chỗ là họ đang ở Tây Đức, cách nào mà ông Alfred Klabes có thể đến được thành phố Frankfurt ở sông Oder giáp biên giới Ba Lan- Đông Đức. Mặt khác thành phố Frankfurt Main là một trong những thành phố lớn nhất Tây Đức là một trung tâm kinh tế văn hóa của Tây Đức thời bấy giờ, nổi tiếng hơn thành phố Frankfurt Oder bé nhỏ vài chục nghìn dân kia nhiều.
Thế mà việc nhầm lẫn cũng xảy ra. Và vì chỉ có Frankfurt/Main mới có phố Brukenstrasse nên bức thư đi lòng vòng sang Đông Đức rồi bị trả về Tây Đức cho người gửi .

Con tem bị ai đó ở Đông Đức hủy đi chắc do hiểu nhầm ý nghĩa của nó, tưởng là Tây Đức định khiêu khích Đông Đức. Thực tế là di dân năm 1945 đã đến định cư ở khắp mọi miền của Đông và Tây Đức, nơi nào họ có họ hàng...

Việc hủy con tem vô tình làm bức thư trở thành một vật chứng cho cái gọi là Chiến Tranh Lạnh.

Ông Alfred Klabes ngày nay vẫn sống bình an ở địa chỉ người gửi : số 9 phố Ochtumer thành phố nhỏ Delmenhorst gần Bremen. Có ai đó thử hỏi ông lý do tại sao người gửi lại nhầm địa chỉ.

VAPUTIN
25-06-2013, 13:38
Vertreibung 1945



http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4c/Bundesarchiv_Bild_146-1985-021-09%2C_Fl%C3%BCchtlinge.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4c/Bundesarchiv_Bild_146-1985-021-09%2C_Fl%C3%BCchtlinge.jpg)

Dân Đức rời bỏ Silesia

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/ab/Bundesarchiv_Bild_175-S00-00326%2C_Fl%C3%BCchtlinge_aus_Ostpreu%C3%9Fen_auf_ Pferdewagen.jpg (https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/ab/Bundesarchiv_Bild_175-S00-00326%2C_Fl%C3%BCchtlinge_aus_Ostpreu%C3%9Fen_auf_ Pferdewagen.jpg)
Dân Đức rời bỏ Đông Phổ

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/5e/Bundesarchiv_Bild_175-13223%2C_Berlin%2C_Fl%C3%BCchtlinge_aus_dem_Osten. jpg (https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/5e/Bundesarchiv_Bild_175-13223%2C_Berlin%2C_Fl%C3%BCchtlinge_aus_dem_Osten. jpg)
Dân tị nạn đến Berlin

VAPUTIN
25-06-2013, 13:52
Vertreibung 1945


http://www.alt-rehse.de/bilder/vertreibung.jpg
Professor Manfred Schatz „Die Vertreibung“


Một trang sử đau thương của người Đức nhưng rất đúng quy luật Nhân Quả. Chính những người dân Đức ở các vùng lãnh thổ bị xua đuổi này vào năm 1933 đã bầu cho đảng Nazi với tỷ lệ phiếu bầu rất cao mở đường cho Hittler lên nắm chính quyền.

HanParis
25-06-2013, 15:07
http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=186630&d=1371911600

Theo Hàn, Tem này không giống dân Đông Đức chạy sang Tây Đức thời chiến tranh lạnh vì vượt biên mà thư thả thế này thì sao trèo qua bức tường chia cách? :D Hàn đang tìm loạt tem về thuyền nhân VN nhưng chưa thấy nhưng có thấy qua con tem dưới đây, phát hành năm 1936, đến năm 1937 thì không còn được bán nữa. Câu tiếng Pháp của tem ghi 'Giúp cho người Tỵ Nạn', có bác nào có hiểu ý nghĩa tem này không?

http://www.phil-ouest.com/Divers/Aide_refugies_309_GF.jpg

VAPUTIN
25-06-2013, 15:37
Tháng 05.1936, Pháp cho phát hành tem với chủ đề "Aide Aux Réfugiés" (Giúp người tỵ nạn). Kích thước tem là 21,45x36mm, mệnh giá 75 xu + 50 xu, mầu tím. Tác giả là Achille Ouvré.

http://img94.imageshack.us/img94/8325/aiderefugies309.jpg

Cũng cùng chủ đề, năm 1937, Pháp phát hành thêm một con tem nữa, cùng kích thước, cùng người thiết kế. Có mệnh giá 50 xu + 25 xu, màu xám xanh.

http://img94.imageshack.us/img94/5627/aiderefugies352.jpg

Tuy là tượng nữ thần Tự Do nhưng quyển sách trên tay nữ thần không ghi JULY IV MDCCLXXVI mà lại ghi chữ "BÁC ÁI" phù hợp với lời kêu gọi bên dưới

vnmission
26-06-2013, 00:15
Cảm ơn bạn Vaputin đã chỉnh lại thông tin giúp tôi. Đúng là họ có lý do để ghi nhớ và kỷ niệm sự kiện đau buồn hơn 10 triệu người gốc Đức phải di chuyển chỗ ở sau Chiến tranh thế giới II, trong một quá trình không thể nói là không mang tính ép buộc với nhiều người bị chết trên đường đi (số liệu không xác định được rõ, nhưng dao động từ khoảng từ 0,5 đến 2,5 triệu). Bản đồ trên (của Bộ Ngoại giao Mỹ) cho thấy các khu vực mà người Đức đã chiếm trong chiến tranh và phải trả lại cho các nước theo Hiệp ước Posdam. Thực tế, người gốc Đức không chỉ ở những vùng đó mà ở khắp Đông và Trung Âu đều phải di dân, dù là tự nguyện hay ép buộc. Vì Liên Xô (và các nước Đông Âu, trong đó có Đống Đức) thực hiện việc di dân, họ bị người Tây Đức oán giận.

Thực ra, gốc gác của vấn đề là do quân phát-xít trong chiến tranh đã diệt chủng/giết hoặc xua đuổi bất kỳ người dân tộc nào không phải gốc Đức.

Con tem thể hiện sự oán giận của người Tây Đức, và người Đống Đức có lý do để hủy tem theo cách ấn tượng như vậy. Hy vọng mấy con tem Trung Quốc có hình Hoàng Sa của ta chẳng may mà lọt vào Việt Nam cũng chịu chung số phận như con tem Đức trên!

VAPUTIN
26-06-2013, 19:55
Vertreibung tiếng Đức có nghĩa là trục xuất. Thực tế là di dân do bị trục xuất vào năm 1945 đã đến định cư ở khắp mọi miền của Đông Đức và Tây Đức, nơi nào họ có họ hàng...

Còn vụ tị nạn CS và đào thoát ồ ạt ra khỏi khối Đông Âu lại là một sự kiện khác diễn ra sau năm 1945, chủ yếu vào đầu những năm 1950 cho tới năm 1961 là năm xây bức tường Xấu hổ ở Berlin mà người ra đi thực ra không bị ai trục xuất cũng giống như thuyền nhân của Việt Nam tự động bỏ xứ ra đi vậy thôi.

Cuộc tị nạn đó rộ lên từ năm 1950 mà đỉnh điểm là năm 1953, 1954 cùng với sự hình thành các nước CS Đông Âu. Đến năm 1961 tính ra đã có 3.5 triệu người Đông Đức bỏ hết nhà cửa công việc...chạy qua Tây Đức gây ra nổi sợ hãi mất hết chất xám và sức lao động của các chính quyền CS Đông Âu. Do đó từ năm 1961 các nước Đông Âu thắt chặt kiểm soát biên giới. Bức tường Xấu hổ được hình thành và trong suốt lịch sử của nó chỉ có 5000 lượt người mưu toan vượt qua trong đó khoảng 200 người bị bắn chết.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/9/92/Conrad-schumann.jpg
Lính Đông Đức bỏ vũ khí vượt biên

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/3/33/Body_of_Peter_Fechter_lying_next_to_Berlin_Wall.jp g (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/3/33/Body_of_Peter_Fechter_lying_next_to_Berlin_Wall.jp g)
Người vượt biên bị lính Đông Đức bắn chết ở chân tường

Con tem bị ai đó ở Đông Đức hủy đi chắc do hiểu nhầm ý nghĩa của nó thôi. Cũng có thể do chính quyền Đông Đức chủ trương tán đồng với việc trục xuất này? Nếu thế thì quá tệ.

HanParis
26-06-2013, 22:01
Còn vụ tị nạn CS và đào thoát ồ ạt ra khỏi khối Đông Âu lại là một sự kiện khác diễn ra sau năm 1945, chủ yếu vào đầu những năm 1950 cho tới năm 1961 là năm xây bức tường Xấu hổ ở Berlin mà người ra đi thực ra không bị ai trục xuất cũng giống như thuyền nhân của Việt Nam tự động bỏ xứ ra đi vậy thôi.


Khâm phục Bác Va, cái gì bác cũng giải thích rành rẽ ngọn ngành! Và Bác lại biết nhiều ngoại ngữ nữa. Nhưng Hàn nhớ khi xưa ta gọi 'Le Mur de la Honte' là Bức Tường Ô Nhục. Tôi nghĩ bỏ xứ ra đi bao giờ cũng là Tự Nguyện chớ chả phải bị ai trục xuất thế nhưng có một dạo ở Đông Đức, phần tử chống đối nhà nước mà ông Honecker muốn thủ tiêu thì không thành, ông đã tìm cách trục xuất bằng cách bán cho ông TT Tây Đức là Kohl với số ngoại tệ không nhỏ. Thật ý nghĩa con tem thì thật bao quát, nói chung hiểu nó là ôn lại LS. Năm 1998, Hàn vô tình gặp được một gia đình VN sang Pháp để coi bóng đá (WorldCup 1998) và được họ kể lại là họ đã sang Đông Đức lao động và nhân dịp bức tường bị / được hạ thì Tự Nguyện chạy sang Tây một chuyến! :D Không nghe nói họ quay lại Đông Đức sau đó!

VAPUTIN
26-06-2013, 23:00
Bạn Hàn quá khen. Mấy cái lịch sử của Va tui khô khan lắm chắc không hợp phong cách tiếu lâm của bạn.
Quay lại chuyện con tem giúp đỡ người tỵ nạn 1936 nếu bạn có đọc tác phẩm: L''''arc de tromphe của Erich Maria Remarque thì bạn sẽ hiểu tại sao người ta in con tem đó.

VAPUTIN
27-06-2013, 17:26
Nhìn lại lược sử bức tường Berlin


(Dân trí) - Bức tường Berlin vốn chia cắt hai nửa thành phố Berlin và đồng thời là đường biên giới giữa Đông và Tây Đức đã chính thức bị phá vỡ cách đây tròn 20 năm, sau khi được dựng lên năm 1961.



http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/63ftn_Berlinwall51191.jpg
Ngày 13/8/1961, các công nhân đã đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng bức tường chia cắt Đông và Tây Berlin. Bức tường được dựng lên nhằm mục đích ngăn cản những cuộc di cư ồ ạt của người dân từ Đông Đức sang Tây Đức.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/0b4tn_Berlinwall51192.jpg
Mọi người vội vàng chuyển đồ đạc để chạy sang Tây Đức sau khi biết tin hai nửa thành phố Berlin đang bị chia cắt.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/b4ctn_Berlinwall51193.jpg
Người lính đông Đức Hans Conrad Schumann liều mình nhảy qua hàng rào dây thép gai để sang Tây Berlin ngày 15/8/1961.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/37ctn_Berlinwall51194.jpg
Hàng rào thép gai trên một con phố bị chia cắt.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/557tn_Berlinwall51195.jpg
Ngày 18/8/1961, các công nhân xây dựng mở rộng Bức tường Berlin từ Potsdamer Platz tới Lindenstrasse dưới sự giám sát của các sĩ quan quân đội.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/a5etn_Berlinwall51196.jpg
Hai công nhân Đông Đức cắm những mảnh thủy tinh vỡ lên bức tường cao 4,5m trước cửa một nhà thờ trên phố Bernauer ngày 22/8.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/89atn_Berlinwall51197.jpg
Cổng thành Brandenburg chia cắt Đông và Tây Đức đã bị đóng vào ngày 9/9/1961.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/685tn_Berlinwall51198.jpg
Một phụ nữ đang trốn khỏi Đông Đức.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/c51tn_Berlinwall51199.jpg
Những cửa sổ được bịt kín để ngăn người Đông Đức trốn sang Tây Đức. Ước tính, khoảng 5.000 người đã tìm cách vượt qua bức tường để sang Tây Berlin. Khoảng từ 86 đến 200 người đã thiệt mạng khi vượt tường.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/209tn_Berlinwall511910.jpg
Bức tường Berlin tại Bernauer Strasse được xây cao lên do các vụ chạy trốn vẫn diễn ra mỗi tối.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/b47tn_Berlinwall511911.jpg
Ngày 23/2/1962, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Robert F Kennedy và Thủ tướng Tây Đức Willy Brandt thăm Bức tường Berlin.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/e42tn_Berlinwall511913.jpg
Tổng thống Mỹ John F Kennedy thăm Bức tường Berlin và có bài phát biểu tại đây.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/8cdtn_Berlinwall511914.jpg
Người dân Tây Đức trèo lên xe buýt để xem Bức tường Berlin mới xây.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/8a4tn_Berlinwall511915.jpg
Các lính bảo vệ biên giới Đông Đức trên Bức tường Berlin dùng ống nhòm quan sát Nữ hoàng Anh trong chuyến thăm Berlin năm 1965.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/c96tn_Berlinwall511916.jpg
Một tháp quan sát lớn đang được xây dựng tại quảng trường Lohmuehle ở Đông Berlin.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/2c4tn_Berlinwall511917.jpg
Thái tử Charles của Anh thăm Bức tường Berlin năm 1972.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/180tn_Berlinwall511918.jpg
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan phát biểu trước người dân Tây Đức tại cổng thành Brandenburg, kêu gọi phá bỏ Bức tường Berlin tháng 6/1987.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/321tn_Berlinwall511919.jpg
Bức tường Berlin chính thức bị phá bỏ ngày 9/11/1989.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/tn_Berlinwall511920.jpg
Đoạn tường dài 1.300m có tên East Side, phần còn lại lớn nhất của Bức tường Berlin xưa kia, đang được vẽ lại nhân dịp kỷ niệm 20 năm bức tường sụp đổ.


An Bình
Theo Telegraph

VAPUTIN
27-06-2013, 17:38
Nhân dịp mười năm xây bức tường Đông Đức có phát hành 2 con tem

13-8-1961 là ngày xây bức tường nhưng trong tem thì không thấy bức tường đâu cả, chỉ thấy cổng Brandenburg.
Có lần Va tui tới Đông Đức đi bộ dọc theo phố Unter den Linden về phía cổng Brandenburg thì nhìn thấy bức tường xa xa bên kia cổng, ở cổng Brandenburge có đến bốn anh lính Đông Đức đứng canh nên Va tui không dám đến gần. Một phần vì cũng chả thấy ai đi đến gần cái cổng đó.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/25/Stamps_of_Germany_%28DDR%29_1971%2C_MiNr_1691.jpg/514px-Stamps_of_Germany_%28DDR%29_1971%2C_MiNr_1691.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/25/Stamps_of_Germany_%28DDR%29_1971%2C_MiNr_1691.jpg)

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/28/Stamps_of_Germany_%28DDR%29_1971%2C_MiNr_1692.jpg/505px-Stamps_of_Germany_%28DDR%29_1971%2C_MiNr_1692.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/28/Stamps_of_Germany_%28DDR%29_1971%2C_MiNr_1692.jpg)

HanParis
27-06-2013, 18:27
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/11/05/180tn_Berlinwall511918.jpg
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan phát biểu trước người dân Tây Đức tại cổng thành Brandenburg, kêu gọi phá bỏ Bức tường Berlin tháng 6/1987.


Cách đây 50 năm, TT Kennedy đã từng phát biêu câu tiếng Đức : 'Ich bin ein Berliner' = Tôi Yêu Dân Berlin mà người Tây và Đông Bá Linh rất thích. Câu nói LS đó đã đi vào LS trong bài diễn văn tại cổng thành Brandenburg vào đầu thập niên 60. Và năm 1987, TT Reagan đã yêu cầu ông Gorbachev hạ bức tường này như qua loạt ảnh của bác Va. Mới đây, TT Obama cũng đến đây trong chuyến công du, và lại đọc bài diến văn và chắc chắn ông nhớ về 2 vị TT Tiền bối này. Hàn cũng xin góp vui vài tem về Bức Tường Bá Linh :

http://us.123rf.com/400wm/400/400/boris15/boris151111/boris15111100103/11278269-allemagne--circa-1995-un-timbre-imprime-en-allemagne-montre-mur-de-berlin-victimes-d-39-une-allemagn.jpg

Tem này được phát hành năm 1995 để nhớ về sự kiện LS

http://us.123rf.com/400wm/400/400/boris15/boris151201/boris15120100129/11960414-allemagne--circa-1990-un-timbre-imprime-dans-l-39-allemagne-montre-l-39-ouverture-du-mur-de-berlin-1.jpg
Phát hành năm 1990 khi Đức Quốc vừa được thống nhất và bức tường đã thật sự mở cửa (hạ).

http://us.123rf.com/400wm/400/400/boris15/boris151111/boris15111100168/11455561-allemagne--circa-1995-un-timbre-imprime-dans-l-39-allemagne-montre-l-39-ouverture-du-mur-de-berlin-5.jpg
Phát hành năm 1995, kỷ niệm 5 năm sau khi bức tường bị / được hạ.

http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/timbre-allemagne-chute-du-mur-feuillet.jpg
Phát hành năm 1995 để tưởng nhớ những người Đông Đức từng ngã gục tại đây.

http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/timbre-ghana-1992.jpg
Nhiều quốc gia khác cũng phát hành tem vào năm 1990 để ghi nhớ sự kiện LS quan trọng nhất của TK 20.

HanParis
27-06-2013, 18:39
À còn mấy con dưới đây nữa, cho bạn nào thích chủ đề Tem Âu Châu.




http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/timbre-bouthan-1992.jpg?w=300 (http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/timbre-bouthan-1992.jpg)
Bhouthan (Miến Điện?), 1992


http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/timbre-bolivie-1990.jpg?w=137 (http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/timbre-bolivie-1990.jpg)
Bolivie, 1990


http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/timbre-bolivie-1990-2.jpg?w=279 (http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/timbre-bolivie-1990-2.jpg)
Bolivie, 1990


http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/timbre-samoa.jpg?w=300 (http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/timbre-samoa.jpg)
Ile Samoa, 1994


http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/timbre-usa-20eme-siecle.jpg?w=300 (http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/timbre-usa-20eme-siecle.jpg)
USA 2000 trong trang tem của thập niên 80.

http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/timbre-roumanie-20eme-siecle.jpg?w=193 (http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/timbre-roumanie-20eme-siecle.jpg)
Roumania, 2001


http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/timbre-irlande-20eme-siecle.jpg?w=170 (http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/timbre-irlande-20eme-siecle.jpg)
Irlande, 2001


http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/timbre-belgique-20eme-siecle.jpg?w=300 (http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/timbre-belgique-20eme-siecle.jpg)
Bỉ 2001 trong trang tem của TK 20

http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/feuillet-france-berlin-2005.jpg?w=300 (http://1timbre1don.files.wordpress.com/2009/11/feuillet-france-berlin-2005.jpg)

VAPUTIN
27-06-2013, 22:41
http://photos.foter.com/155/jfk-receives-agitprop-approaching-the-brandenburg-gate-on-26th-june-1963_l.jpeg

Gửi tặng bác Hàn tấm ảnh JFK

Cách đây 50 năm 1 ngày, TT Kennedy đã từng phát biêu câu tiếng Đức : 'Ich bin ein Berliner' = Tôi Yêu Dân Berlin mà người Tây và Đông Bá Linh rất thích. Câu nói LS đó đã đi vào LS trong bài diễn văn tại cổng thành Brandenburg vào ngÀY 26/6/1963

http://www.reds-on.postalstamps.biz/DDR/wall/ddr-86.jpg


Kỷ niệm 25 năm bức tường Berlin ngày 5/8/1986 Đông Đức đã phát hành con tem trên, cũng những gương mặt tươi cười, cũng cổng Brandenburg và không có bức tường nào nhưng lại có dòng chữ kỷ niệm 25 năm bức tường chống chủ nghĩa phát xít,

BoZoo
28-06-2013, 18:17
Quốc hội thống nhất nước Đức (4/10/1990), sau khi bức tường Berlin bị phá.



186763

VAPUTIN
28-06-2013, 22:26
http://www.reds-on.postalstamps.biz/DDR/wall/germany-fdc.jpg

Super Maxicard kỷ niệm 1 năm phá bỏ bức tường Berlin

http://www.postkoets.nl/artikelen/berlin/usa_brief.jpg

VAPUTIN
29-06-2013, 19:30
Một phong bì khác bị trả lại, lần này từ phía Tây Đức nhưng con tem không bị bôi xóa


http://farm7.staticflickr.com/6183/6035679617_25d2112bd5_o.jpg

HanParis
29-06-2013, 20:18
Không ai tính chuyện xây lại bức tường dù có thành kiến với bà Merkel đến đâu! :D Nhưng vài con tem Đông Đức và mọi thứ của phe Liên Xô cũ vẫn còn nhiều người thích ST. Dù là tem hay mấy hòn gạch của bức tường xưa.

http://www.cndp.fr/fileadmin/user_upload/POUR_MEMOIRE/chute_mur_berlin/timbreallemand.jpg

Tem Đông Đức phát hành năm 1975, để kỷ niệm 20 năm Pacte de Varsovie.

http://www.cndp.fr/fileadmin/user_upload/POUR_MEMOIRE/chute_mur_berlin/timbre_sovietique.jpg
Tem Liên Xô phát hành ngày 26/06/1979 để kỷ niệm 30 năm ngày thành lập nhóm COMECON

http://2.bp.blogspot.com/-lp7sWT5YdJo/UWMBa4lVD-I/AAAAAAAABi0/sJeUy2rfKWw/s1600/Commission+Danube+timbre+hongrois+1977.jpg
Tem Âu Châu trước 1989


http://4.bp.blogspot.com/-4VEMrvs0LjE/UWMEntVVEyI/AAAAAAAABi8/djIpMaQl-AU/s640/CDD+pre%CC%81sentation+hongroise.jpg


Tem Hun Gia Lợi (Hongary) phát hành năm 1981 giới thiệu 8 quốc gia có tên trong hội sông Danube. Ngày nay hội này lên đến 11 thành viên trong đó có : Đức, Bun Ga Ri, Croa Xi, Mô Đa Vi, Ru Ma Ni, Nga, Sẹc Bi, Slô Va Ki và U Cà Ren (Ukraina). 4 quốc gia khác có quyền giám sát là : Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ (Turky), Hà Lan và Cộng Hòa Sét. Trụ sở chánh đặt tại Budapest bên Hungary. Những ngôn ngữ chánh thức của hội này là Đức, Pháp và Nga.

BoZoo
30-06-2013, 08:00
Một phong bì khác bị trả lại, lần này từ phía Tây Đức nhưng con tem không bị bôi xóa


http://farm7.staticflickr.com/6183/6035679617_25d2112bd5_o.jpg

BoZoo nhìn và đoán rằng bì thư này là do một dân chơi tem, đã cố tình bỏ lỗi địa chỉ để cuối cùng sẽ được nhận lại bì thư của chính mình. Đây là bì FDC rất đẹp.

VAPUTIN
30-06-2013, 09:36
Một số tem về bức tường Bá Linh

http://www.reds-on.postalstamps.biz/DDR/wall/germany-1995.jpg\

http://www.reds-on.postalstamps.biz/DDR/wall/germany-1.jpg

http://www.reds-on.postalstamps.biz/DDR/wall/belgium.jpg

http://www.reds-on.postalstamps.biz/DDR/wall/Eire-2000.jpg

http://www.reds-on.postalstamps.biz/DDR/wall/us-2000.jpg Eire 2000. Fall of the Berlin Wall. USA 2000. Fall of

he Berlin Wall. http://www.reds-on.postalstamps.biz/DDR/wall/romania-2001.jpg Romania 2001. Destruction of the Berlin Wall

VAPUTIN
01-07-2013, 12:52
Một số bưu ảnh về bức tường Berlin


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur39potsdamerplatzmuren_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Potsdamer Platz.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur38brandenburgertorsmuren_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Brandenburger Tor.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur41potsdamerplatzmurenmodern_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Potsdamer Platz
http://berlin-wall.org/vykort/b_mur46gamladelar_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Heinrich-Heine Strasse,
Brandenburger Tor, Versöhnungskitche và
trạm kiểm soát Charlie.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur47bernauerstrassengammalmur.jpg
Bức tường Berlin tại Bernauer Strasse.

http://berlin-wall.org/vykort/b_mur48bernauerstrassegammalmur.jpg
Bức tường Berlin tại Bernauer Strasse.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur49bernauerstrassegammalmur.jpg
Bức tường Berlin tại Bernauer Strasse.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur23chausseestrasse.jpg
Bức tường Berlin tại Chausseestrasse.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur50wilmenstrasse.jpg
Bức tường Berlin tại Wilmenstrassestrasse.



http://berlin-wall.org/vykort/b_mur51friedrichstrasse_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Friedsrichstrasse.
Một phần cũ của Bức Tường từ năm 1961.
Lưu ý lính Mỹ đứng tại bảng hiệu nổi tiếng
" Bạn đang rời khỏi vùng Mỹ chiếm đóng"
Phía sau là một anh lính Đông Đức

http://berlin-wall.org/vykort/b_mur52bernauerstrasse_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Bernauer Strasse.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur53chauseestrasse_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Chausee Strasse.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur54bethaniendamm_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Bethaniendamm.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur55potsdamerplatz_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Potsdamer Platz.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur56potsdamerplatz_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Potsdamer Platz.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur57potsdamerplatz_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Potsdamer Platz.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur58potsdamerplatz_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Potsdamer Platz.

HanParis
01-07-2013, 15:02
Xin cám ơn bác Va về những bức ảnh LS rất hay. Thật ra vào buổi tối LS đó, Hàn đã ngồi dán vào TV để theo dõi biến cố LS không thể tưởng tượng. Có bạn bè rủ ngày hôm sau ra tận biên giới Đông Tây đã mở cửa! Chúng tôi phóng xe đến hiện trường lụm đá, và chụp hình để làm kỷ niệm và dã ngoại sang Đông Đức một chuyến.:D Vâng, như lời bác Va, dân Đông Đức muốn sang Tây Đức là do họ tự nguyện. Có ai ngờ rằng ít ai 'Tư Bản' bằng bà Merkel hiện nay và bà từng là dân Đông Đức. Hàn có xem vài phim tài liệu của Đức kể lại ngày xưa, người ta có đủ trò để vượt biên. Vào những năm đầu của bức tường, có người đào hầm dưới bức tường để trốn. Có kẻ lại đu qua! Có người lại lướt biển từ miền Bắc Đông Đức cũng qua tận Na Uy an toàn. Có người thì giả máy bay Liên Xô bay đêm để vượt sang Tây Đức. Cho nên bức tường Bá Linh không phải là nơi duy nhất để một số người Đông Đức muốn sơ tán.

Theo tài liệu Pháp thì có nhiều cách buồn cười để vượt biên lúc đầu : Cho xe mui thấp vượt qua. Có người lại trốn trong xe khi qua biên giới. Có 4 dân Đông Đức giả sỹ quan cao cấp LX với đầy huy chương sang biên giới và chào kiểu quân đội các đ/c Đông Đức :D

http://aeschne.files.wordpress.com/2011/11/1629596683.jpg?w=300&h=193

Trốn trong xe

Năm 1964, có 37 SV Đông Đức đã cùng nhau đào hầm trong vòng 36 tháng và nhờ người quen bên Tây cũng đào (như khi Anh và Pháp đào hầm Euro-Tunnel dưới thời Mittérand). Hầm này dưới bức tường dài 300m, sâu 12m đã giúp 57 dân Đông Đức trốn qua Tây Đức.

http://aeschne.files.wordpress.com/2011/11/1801385269.jpg?w=300&h=250
Uổng quá! Tớ bỏ lại bộ tem quý rùi! :D

http://aeschne.files.wordpress.com/2011/11/295609941.jpg?w=203&h=300
Ông bố cho con đu qua bức tường vào ban đêm!

180 người đã tử thương khi phải lội biển Bắc Âu, nước rất lạnh, họ đã đuối sức giữa đường.

Có người đã làm bóng bóng kiểu dưới đây nhưng thất bại trong cuộc đào tẩu.

http://aeschne.files.wordpress.com/2011/11/aerostat01bis.jpg?w=150&h=75






Đông nhất vẫn là... ngày nay, hàng ngày có biết bao người qua lại Đông và Tây Bá Linh một cách an toàn. :))

VAPUTIN
02-07-2013, 11:44
Một số bưu ảnh về bức tường Berlin

http://berlin-wall.org/vykort/b_mur59potsdamerplatzgammalmur_liten.jpg

Bức tường Berlin tại Potsdamer Platz.

http://berlin-wall.org/vykort/b_mur60potsdamerplatzmurengammal_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Potsdamer Platz.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur61checkpointcharliegammalmur.jpg
Bức tường Berlin tại Checkpoint Charlie.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur62checkpointcharlie_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Checkpoint Charlie.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur63zimmerstrassecharlottenstrasse.jpg
Bức tường Berlin tại Zimmer Strasse.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur64modernmur_liten.jpg
Bức tường Berlin, phần hiện đại.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur65bernauerstrasse_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Bernauer Strasse, phần cũ.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur66bernauerstrasse_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Bernauer Strasse, phần cũ.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur67bernauerstrasse_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Bernauer Strasse, phần cũ.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur68bernauerstrasse_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Bernauer Strasse, phần cũ.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur69wilhelmsruhsektorgrenze_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Wilhelmsruh.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur70lindenstrasse_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Lindenstraße.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur71olikadelaravmuren_liten.jpg
Bức tường Berlin địa điểm khác nhau ở Berlin.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur72kreuzbergspittelmarkt.jpg
Bức tường Berlin tại Spittelmarkt.

dammanh
04-07-2013, 03:49
Nhớ lại khi viết về kỷ niệm thống nhất nước ĐỨC
http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=7019
.Ngày 01-10-2010,tôi lúc đó có đưa bản nháp bài này cho hai người CN-VSF và anh Catt-BCN Temviet. Đều được các anh ủng hộ nhiệt tình.Đúng 03-10 – 2010 tôi đưa bài lên và thật bất ngờ sau vài ngày tôi nhận được ấn phẩm đặc biêt của bạn OPEN qua bưu điện balan,với ấn phẩm đó tôi quyết định xây dựng bộ sưu tập về Berlin.Góp với các bác vài ấn phẩm



ẤN PHÂM QUÀ TẶNG CỦA BẠN OPEN VỀ KỶ NIỆM 03-10

186890

TỜ KỶ NIỆM 2 NĂM THỐNG NHẤT ĐỨC

186891

CARD THỰC GỬI DÁN TEM BỨC TƯỜNG BERLIN SỤP ĐỔ

186892

KỶ NIỆM 21 NĂM BỨC TƯỜNG BERLIN SỤP ĐỔ

186893

CÁC BÌ THƯ THỰC GỬI ĐẾN TÂY BERLIN KHI CHƯA CÓ BỨC TƯỜNG BERLIN

186894

186895

186896

FDC TEM TÂY BERLIN 1987

186897

BERLIN NGÀY NAY

186898

186899

VAPUTIN
04-07-2013, 10:54
Notopfer Berlin


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/96/Notopfer_Berlin.jpg/220px-Notopfer_Berlin.jpg (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=en&rurl=translate.google.com&sl=de&tl=vi&u=http://de.wikipedia.org//commons.wikimedia.org/wiki/File:Notopfer_Berlin.jpg&usg=ALkJrhg3km2MtLf7DfeHTwV29E5f-zNYJA)

Notopfer Berlin là một tem thuế (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=en&rurl=translate.google.com&sl=de&tl=vi&u=http://de.wikipedia.org/wiki/Steuermarke&usg=ALkJrhi0j9PnZG65nsuI2OWU5huB-lYykQ) dùng trong lãnh thổ của Cộng hòa Liên bang Đức (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=en&rurl=translate.google.com&sl=de&tl=vi&u=http://de.wikipedia.org/wiki/Geschichte_der_Bundesrepublik_Deutschland_%28bis_1 990%29&usg=ALkJrhgpvnSPl6HCyM0e4hyHRt17x5-CRg) , thu từ người gửi hàng bưu chính trong thời gian từ tháng 12-1948 đến 31 Tháng 3 năm 1956. Tem thuế này trị giá 2 đồng xu Đức (Pfennig) như một sắc thuế khẩn cấp nhằm hổ trợ Tây Berlin khi đó bị Stalin phong tỏa.

Cuộc phong toả Berlin kéo dài từ ngày 24 tháng 6, 1948 đến ngày 11 tháng 5 năm 1949, là một trong những cuộc khủng hoảng quốc tế chính đầu tiên của Chiến tranh Lạnh (https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_L%E1%BA%A1nh) và là cuộc khủng hoảng đầu tiên gây ra tổn thất.

Năm 1948, Stalin muốn giành toàn bộ thành phố Berlin cho Đông Đức nên đã ra lệnh phong tỏa tất cả đường bộ từ phía Tây Đức đến Tây Berlin nhằm bỏ đói dân Tây Berlin để họ phải đầu hàng Đông Đức. Phương Tây cũng không vừa, họ thiết lập một cầu không vận, vận chuyển 1,5 triệu tấn lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm,... cho người dân phần Tây Berlin, tính ra trên 120.000 chuyến bay đến thành phố này trong vòng 10 tháng. Phong tỏa Berlin thất bại.

Đây không phải lần đầu tiên Stalin dùng cái đói để khuất phục con người, trước đó trong các năm 1932-1933 Stalin đã bỏ đói người Ukraina và người Cosack dẫn đến nạn diệt chủng: khoảng 3.9 triệu người đã chết đói. Lần đó Stalin đã thành công.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a3/GolodomorKharkiv.jpg (https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a3/GolodomorKharkiv.jpg)

VAPUTIN
17-08-2013, 20:50
Một số bưu ảnh về bức tường Berlin

http://berlin-wall.org/vykort/b_mur78heinrichheinestr.jpg
Bức tường Berlin tại Heinrich Heine Str.

http://berlin-wall.org/vykort/b_mur79brandenburgertor_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Brandenburger Tor.

http://berlin-wall.org/vykort/b_mur80heinrichheinegrenz_liten.jpg

Bức tường Berlin tại Heinrich-Heine Checkpoint.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur43mapcard210coldpartswall_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Bernauer Str., Brandenburger Tor, Potsdamer Platz và Checkpoint Charlie.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur40_murenkartakort_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Heinrich-Heine Str., Brandenburger Tor, và Checkpoint Charlie.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur81stresemannstr_liten.jpg

Bức tường Berlin tại Stresemannstrasse.

http://berlin-wall.org/vykort/b_mur82_brandenburgertor.jpg

Bức tường Berlin tại Brandenburger Tor.

http://berlin-wall.org/vykort/b_mur83brandenburgertor_liten.jpg

Bức tường Berlin tại Brandenburger Tor.

http://berlin-wall.org/vykort/b_mur84potsdamerplatzdmulti_liten.jpg

Bức tường Berlin tại Potsdamer Platz.

http://berlin-wall.org/vykort/b_mur85berlinfrohnau_liten.jpg

Bức tường Berlin tại Berlin-Frohnau.

http://berlin-wall.org/vykort/b_mur86sebastianstrasse_liten.jpg

Bức tường Berlin tại Sebastianstrasse. Ảnh chụp khoảng 15 - ngày 16 Tháng Tám năm 1961.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur87checkpointcharlie_liten.jpg

Bức tường Berlin tại Checkpoint Charlie. Ảnh chụp ngày 26 tháng sáu 1963.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur884bildskort_liten.jpg

Bức tường Berlin tại 4 nơi của Berlin; SebastianStrasse, Potsdamer Platz, Friedrichstrasse và Brandenburger Tor.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur89bernauerstrasse_liten.jpg

Bức tường Berlin tại Bernauer Strasse, việc xây dựng bức tường.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur90heinrichheinestrasse_liten.jpg

Bức tường Berlin tại Heinrich-Heine Strasse.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur91gammalnyare_liten.jpg

Bức tường Berlin, CHDC Đức thay thế các bộ phận cũ của Bức tường với các bộ phận mới vào năm 1966


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur92_1966mur_liten.jpg

Bức tường Berlin, năm 1966.

VAPUTIN
17-08-2013, 21:14
Một số bưu ảnh về bức tường Berlin


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur93potsdamerplatz.jpg


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur94heinrichheinestrasse_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Heinrich-Heine Strasse, trạm kiểm soát.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur95potsdamerplatz_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Potsdamer Platz.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur96brandenburgertor_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Brandenburger Tor.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur97bernauerstrasse_liten.jpg

Bức tường Berlin tại Bernauer Strasse.


http://berlin-wall.org/vykort/b_mur98bernauereckeruppinerstrasse_liten.jpg
Bức tường Berlin tại Bernauer Strasse góc Ruppiner Strasse.