PDA

View Full Version : "Con tem sẻ nửa, trái tim để dành"


BoZoo
23-07-2013, 07:45
Các cặp trai gái độ tuổi yêu đương ngày xưa vẫn thường thề thốt "Trái tim sẻ nửa cho nhau". Nhưng ngày nay thực hiện điều này nghe chừng khó quá, vì có lần BoZoo đã hỏi một chàng trai tuổi đôi chín là cậu ta có dám thực hiện điều đó không. Cậu ta trả lời không. Hỏi vì sao, thì cậu ta nói chí ít thì khi 'sẻ nửa' phải nhờ bác sỹ phẫu thuật đau lắm không chịu được. Hỏi cậu ta làm thế nào để thể hiện 'tình yêu'. Cậu ta trả lời xem có vật gì tượng trưng quý giá mà 'sẻ đôi'.

Nghe chừng ý này hợp lý. Nhân được biết về con tem lạ, thuộc loại quý, đem giới thiệu với các bạn trẻ. Còn với các bậc lão phu, thì chúng ta tạm ngồi hối tiếc thời xuân vậy.

Con tem 1d (1 penny) của Falkland Islands hình Nữ hoàng Victoria màu nâu là con tem chính thức được phát hành chia làm hai nửa dọc theo đường chéo. Mỗi nửa được in đè số tiền 1/2d. Có lẽ là con tem sẻ nửa duy nhất, và lại là tem cổ nên giá trị catalogue của nó rất cao, gần 1000 đô Mỹ mỗi nửa.



187177


Nửa con tem này hiện đang được bán đấu giá tại đây: http://www.ebay.co.uk/itm/Falkland-Islands-1891-SG14-1-2d-on-1d-Red-Brown-Bisected-Mint-No-Gum-cv-700-/380682936788?pt=UK_Stamps_CommonwealthStamps_GL&hash=item58a278a1d4

BoZoo
22-08-2013, 09:47
Trong bộ sưu tập của nhà sưu tập Steven C. Walske, hai lá thư gửi trong hai ngày khác nhau của tháng 12 năm 1864, mỗi lá thư dán nửa con tem Mỹ Washington 20c màu xanh không răng cưa, được sưu tầm lại trọn vẹn.


188022

Điều đầu tiên đáng nói là con tem này không có trong danh mục phổ thông (như trong SG). Hai nửa con tem , mỗi nửa khi gửi được tính cước phí như con tem 10c bình thường khác. Cả hai bức thư được viết bắng tiếng Đức đều được gửi bởi một công ty thương mại ở Monterrey (Mexico) tới cùng nhà dược sĩ August Forcke ở New Braunfels, Texas.

Bức thư thứ nhất được đóng dấu ngày 5/12/1864 và bức thứ hai được đóng dấu ngày 16/12/1864. Vấn đề không chỉ đơn giản như ngày nay chúng ta gửi hai bức thư, chỉ việc bỏ thùng thư. Trong thời gian này, cuộc nôi chiến ở Mỹ đang xảy ra và hai nửa con tem này giống như "tình đôi ta, đôi ngả chia ly". Lá thư gửi trước thì vượt sông qua chiến tuyến rồi cuối cùng mới tới tay người đưa thư của bên Liên minh miền Nam (Confederate) để tiếp tục hành trình cuối đến tay người nhận. Lá thư gửi sau thì vượt núi, để rồi cuối cùng qua tay người đưa thư của bên Liên minh miền Nam (Confederate) rồi tiếp tục hành trình cuối của nó.

Nhà sưu tập Steven C. Walske tập trung chuyên khảo về lịch sử bưu chính thông qua những tuyến đường thư mật trong thời kỳ nội chiến Mỹ. Hai lá thư này chỉ là một phần trong bộ sưu tập của ông. Chúng đã được bán đấu giá lần lượt là 25,000 đô la và nay 35,000 đô la.

Vấn đề tại sao chúng đắt giá như vậy? BoZoo thiển nghĩ như sau. Bình thường mỗi nửa tách biệt chắc bán không quá 3000 đô la. Nhưng khi người ta có được cả hai nửa trọn vẹn như thế, thì ý nghĩa của chúng không còn là "con tem sẻ nửa" nữa, mà giờ đây chúng đã là "trái tim" và với nhà sưu tập thì còn "để dành" nữa.

Xem chi tiết tại: http://stampauctionnetwork.com/y/y98861.cfm

BoZoo
03-09-2013, 09:20
BoZoo lại có dịp giới thiệu với các bạn tem của Vietstamp về những điều mới lạ. Có lẽ sẽ chẳng bao giờ hết những điều mới lạ nếu chúng ta thực sự ham mê tem.

Trong phần đầu BoZoo đã giới thiệu về con tem sẻ nửa, và có tựa đề như trên. Nhưng đến hôm nay có lẽ lại phải viện các bạn sửa lại tựa đề cho đúng. Bởi lẽ có con tem sẻ 4, đang rao bán trên Ebay, với giá gấp bội so với con tem sẻ nửa.


188382


Vì thế mới có câu rằng:

"Ngày xưa thề thốt núi non
Con tem sẻ nửa, trái tim để dành
Ngày nay thấy giá tem cao
Thề 'tim sẻ bốn, còn tem để dành'"

HanParis
03-09-2013, 15:58
Anh Bozoo à, Hàn thiển nghĩ hình như trong tình yêu ngày nay những điều anh kể đã trở thành huyền thoại. Đã bảo rằng Hạt Muối Cắn Làm Hai, Hạt Đường Anh Nhai Mình Anh mờ :)) Ngày xưa chắc anh còn nhớ là muốn kết bạn với ai thì tự lấy máu của nhau thề non hẹn biển, còn ngày nay chỉ cần vào VSF nhấn vào nick thành viên và dùng chuột nhấn thêm vào 'Be French' là xong và chờ đợi nick đó feedback như trong FaceBook là Ok, làm gì có chuyện móc tim sẽ đôi? Nhưng con tem sẽ đôi này hay đó, anh Bozoo đã gợi ý cho tôi rằng nếu con tem nào xưa ơi là xưa mà bị rách một gốc thì ta sẽ đôi để vứt bỏ góc rách, đúng không Ace? :D

BoZoo
03-09-2013, 17:49
Nhưng xin ai đừng thấy cứ tem càng cắt nhỏ càng đắt mà làm theo. Bộ tem Mạc thị Bưởi mà cắt làm 8 thì nghe chừng "giá trị" đó nghe.

Tien
03-09-2013, 19:56
Góp vui với anh BoZoo con tem sẻ đôi.
188387

Con tem sẻ 3
188388

HanParis
03-09-2013, 21:02
Góp vui với anh BoZoo con tem sẻ đôi.


Phong của anh Tiến hay nhỉ? Để bửa nào Hàn cắt đôi con tem dán kiểu này coi nó có đi không? :D Tem dưới đây là hồi Pétain theo Đức năm 1942. Thật ra có nhiều quân kháng chiến người Pháp rất mún lấy cả đầu ông Pétain bán nước này chứ chả phải chỉ sẻ đôi đơn giản thế này đâu :)) Đúng ngày 5 tháng Giêng 1942 cho quốc nội và ngày 1/2/1942 cho thư gửi đi nước ngoài, giá biểu BĐ Pháp đã lên giá.

http://1f50bersier.free.fr/Pics/coupes.jpg

Thay vì in thêm tem 50 xu, dân Pháp khi ấy đã sẻ đôi con tem để thêm nữa giá tem. Cũng may cho tôi là khi mua tem trên mạng chưa từng bị giao tem chẻ đôi thế này đâu và tôi chỉ mong họ chẻ đôi... giá đặt hàng mà thui! :)

VAPUTIN
03-09-2013, 22:12
Va nghe kể ngày xưa ông bà mình cầm một đồng bạc mua con gà 5 cắc. Khổ là chủ quán không có tiền thối, thôi tui tính như vầy nghe chú Ba, tui xé đôi đông bạc trả chú vậy. Nghe cứ như là bác Ba Phi kể chuyện nhưng nay thấy anh Giao có tem góc tư góc tám thì Va nghĩ chuyện trên cũng có thể xảy ra.

Nhớ hồi mới đổi tiền năm 1986, 10 đồng cũ ăn một đồng mới, không hiểu tại sao trong Nam lại được dổi cho toàn giấy bạc to không có tiền lẻ. Sáng ra cầm tờ 500 mới chạy lòng vòng các quán phở hủ tiếu mà không chổ nào chịu bán vì họ không có tiền lẻ để thối. Phở sinh viên lúc đó độ 20-30 đ một tô. Phải chi làm được như con tem của anh Giao cắt nhỏ tờ giấy bạc ra thì tiện quá.

BoZoo
04-09-2013, 08:44
Bì thư của anh Tiến hay quá. Chẳng cần chờ đến 100 năm sau, bây giờ cũng đã thấy giá trị rồi. Lúc nào mà có điều kiện gửi một bì thư với con tem sẻ nửa hay sẻ ba như thế theo đúng quy định cua bưu điện Hoa Kỳ thì anh gửi cho Giao một bì kỷ niệm nhé.

Anh Vaputin: Tiền thì khi cắt nhỏ sẽ chắc chắn không còn giá trị, nhưng một số thứ khác thì vẫn có thể sẻ được. Có lần mình quan sát thấy 2 cháu bé gái, hai chị em, chừng 4-6 tuổi đang chia sẻ chung chiếc kẹo mút. Hai chị em chỉ có một chiếc. Cô chị 'thảo với em' mút một cái rồi lại cầm kẹo đưa cho em mút một cái. Được một đôi lần, đến lần thứ ba lượt mình mút rồi, cô chị đưa gần đến miệng em thì nghĩ thế nào thụt lại và mút thêm một lần nữa rồi mới yên tâm đưa cho cô em mút, trong lúc cô em chưa kịp phản ứng.

Con tem sẻ đôi cũng vậy, tuy là hai nửa nhưng không bao giờ đều nhau, có nửa to và nửa nhỏ...

VAPUTIN
04-09-2013, 12:59
Anh Vaputin: Tiền thì khi cắt nhỏ sẽ chắc chắn không còn giá trị, nhưng một số thứ khác thì vẫn có thể sẻ được. Có lần mình quan sát thấy 2 cháu bé gái, hai chị em, chừng 4-6 tuổi đang chia sẻ chung chiếc kẹo mút. Hai chị em chỉ có một chiếc. Cô chị 'thảo với em' mút một cái rồi lại cầm kẹo đưa cho em mút một cái. Được một đôi lần, đến lần thứ ba lượt mình mút rồi, cô chị đưa gần đến miệng em thì nghĩ thế nào thụt lại và mút thêm một lần nữa rồi mới yên tâm đưa cho cô em mút, trong lúc cô em chưa kịp phản ứng.

Con tem sẻ đôi cũng vậy, tuy là hai nửa nhưng không bao giờ đều nhau, có nửa to và nửa nhỏ...

Cám ơn anh chia sẻ kiến thức và cả cảm nhận của mình. Va lại nhớ đến hai thằng cu con của Va chia nhau mút một cây kem. Thằng lớn cũng thế, luôn cắn miếng to và double khi nào có thể trong khi thằng em thì vô tư đón nhận những gì mình được cho.

Tiếc là anh Giao và các bậc tiền bối bận quá nên diễn đàn ít có bài hay