PDA

View Full Version : Con Tem Đắt Nhất Thế Giới?


HanParis
03-08-2013, 19:08
Năm 2012, Bưu chính Mauritius (Mauritius Post) kỷ niệm 240 năm ngày thành lập cũng là dịp để chúng ta nhìn lại những con tem được tìm kiếm nhiều nhất cho tới nay, con tem đến từ quốc gia đảo này.


http://ictpress.vn/uploads/imagecache/side-image/mauritus.jpg


Vào năm 1847, một người chạm khắc ở cảng Louis, Mauritius, đã đặt những từ “Post Office Mauritius” lên một miếng đồng, để thông báo những con tem mà ông sáng tạo mà ông không thể ngờ sau này trở thành con tem đắt nhất và được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới. Hai con tem, Penny Orange và Two Penny Blue, là những con tem duy nhất trên thế giới có dòng chữ “Post Office” (Bưu cục) chứ không phải là chữ “Post Pad” (Đã thanh toán cước) như thông thường. Sự khác biệt đơn giản duy nhất này là lý do duy nhất để các nhà sưu tập tem đấu giá hàng triệu USD cho các bản tem quý giá này.


Do đó, có phải người chạm khắc Joseph Osmand Barnard đã tạo ra một lỗi đơn thuần, hay đã có dự định từ lâu? Cho tới ngày hôm nay, thì câu trả lời vẫn chưa rõ ràng.

Các truyền thuyết
Rất ít thông tin về Barnard ngoài việc ông đến từ Portsmouth, Anh và đến Mauritius như là một người đi tàu thủy lậu vé vào năm 1838. Một năm sau, Bernard đã đặt một quảng cáo trên Le Cerneén, một tờ báo của người dân Mauritius, quảng cáo các dịch vụ của mình như là một người họa sỹ và người chạm khắc những thứ thu nhỏ.
Tháng 11/1846, Barnard đã cho ra một phác thảo cho được cho là công việc in tem; ông đã tính tiền 10 shilling/1000 con tem, cộng với 10 pound cho một bản khắc đồng. Trên một miếng đồng mềm kích thước 82 mm x 63mm, Barnard đã chạm hai con tem, cùng với hình Nữ hoàng Victoria đội vương miện được sử dụng trong những con tem của Anh đầu tiên, với dòng chữ “Post Office Mauritius” xung quanh viền của con tem. Sau đó Barnard đóng dấu bằng tay, mỗi mức giá ông làm 500 con tem.


Những người sưu tầm tem trong nhiều thập kỷ đã tranh luận liệu có hay không có từ “Office” được xem là một lỗi không rõ ràng của Barnard, người đã thực sự có vai trò khắc chữ “Paid” (Đã trả cước phí) đúng chỗ của nó. Tuy nhiên, con tem bưu phí được Bưu chính Mauritius sử dụng cũng đã sử dụng lỗi tương tự. Có người cho rằng Barnard dán những con tem của ông lên con tem cước phí.
Các con tem đã được hoàn thành vào 20/9/1847 và Mauritius đã trở thành thuộc địa Anh đầu tiên bên ngoài Anh phát hành tem bưu chính. Những con tem được bán ra vào 22/9/1847 nhưng được đồn đoán rằng một số con tem được phát hành cho một khách hàng rất đặc biệt một ngày trước ngày 21/9/1847: Quý bà Elizabeth Gomm, vợ của thống đốc Mauritius.

Buổi khiêu vũ mặc trang phục đẹp
Vào thời điểm những con tem được in ấn, hòn đảo Pháp này trước đó đã bị Anh thuộc địa hóa 40 năm. Tuy nhiên, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức mới, Pháp vẫn thống trị và các căng thẳng khá lớn.
Có người cho rằng buổi khiêu vũ mặc trang phục đẹp được của quý bà Gomm được tổ chức vào ngày 30/9/1847 là cách để làm dịu các căng thẳng giữa các cộng đồng nói tiếng Anh và nói tiếng Pháp. Còn có đồn đoán cho rằng những con tem này đã được tung ra trước đó cho quý bà này để gửi các giấy mời khích lệ niềm tin rằng các con tem được làm dành riêng cho mục đích quan hệ ngoại giao này.
Chứng minh sự liên quan giữa buổi khiêu vũ và các con tem là các chuyên viên văn thư lưu trữ và người viết, mục tiêu của Helen Morgan trong khi nghiên cứu cuốn sách của bà là “Blue Mauritius: The Hunt for the World’s Most Valueable Stamps”. “Đối với tôi, đây là chén Thánh của nghiên cứu về các con tem này, để tìm kiếm một số thứ trong khi viết, liên hệ buổi khiêu vũ và những con tem nhưng tôi vẫn chưa tìm thấy”, Morgan cho biết. Morgan cho biết bằng chứng liên hệ các con tem với buổi khiêu vũ thuần túy có tính chất giai thoại. Thậm chí, Morgan cũng như các nhà sưu tập tem khác vẫn tin là có mối liên hệ giữa các con tem và buổi khiêu vũ. Vì lý do này, bà cho rằng ba phong bì mỗi phong bì phải có một con tem Penny Orange để chuyển phát địa phương để chuyển phát trong nước đến M. Alcide Marquay, Ed. Duvviver, Esq., và H.Adam Esq. Junr. Mặc dù Morgan cho biết không có những giấy mời được tìm thấy trong các phòng bì, sự giống nhau giữa chúng là lý do mà các nhà sưu tập tem đã liên hệ với buổi khiêu vũ trước đây. “Một phóng viên giấu tên đã viết cho một trong những tờ tạp chí tem vào năm 1887 và người này đã tạo nên sự liên hệ. Trước đây có ba trong số chúng. Tôi nghĩ mọi người nhìn vào những phong bì này và cho biết “Chúng đều giống nhau. Chúng đã được sử dụng cho cùng một mục đích”, Morgan cho biết.

Thư Bordeaux
Trong những những bì thư này khuấy lên sự tranh luận có hay không những con tem được làm ra cho thế giới, một chiếc phong bì thư còn lưu lại đã chứng minh những con tem không đơn thuần được tạo ra để gửi giấy mời. Đó là vào năm 1902 một cậu học sinh đã đào được một bức thư trao đổi công việc kinh doanh cũ bụi bám của bố mình là một thương gia kinh doanh rượu, hy vọng tìm thấy một con tem có chữ “Post Office”, đã được đền công xứng đáng. Lá thư cậu bé tìm được ngày nay được gọi thư Bordeaux (Bordeau Cover). Được gửi từ công ty Edward Francis ở cảng Luois, Mauritius, đến những người bán rượu Ducau & Lurguie ở Bordeax, Pháp, có cả hai con tem. Theo Morgan, thư này có tem cước phí sai vì đây là tem quốc tế vào thời điểm đó. Bức thư thứ hai gửi tới Bordeax chỉ có một con tem Two Penny Blue, có cước phí phù hợp.
http://ictpress.vn/uploads/imagecache/center-image/800px-bordeaux_cover.jpg


Phong bì thư Bordeaux


Morgan cho biết lá thư Bordeaux đầu tiên dường như là một “sai lầm” và dù những con tem này là một phát minh mới mẻ vào lúc đó, thì những lỗi này đã được mong đợi. “Luôn có sự trục trặc bởi vì mọi người không hiểu rõ hệ thống và tôi nghĩ đây là cách giải thích một số dị thường”, Morgan cho biết. Lỗi đơn giản của việc sử dụng cả hai con tem - một sự khác biệt của một penny - đã tạo ra giá trị của bức thư ngày càng tăng. Người mua cuối cùng đã trả giá 3,8 triệu USD cho lần đấu giá vào năm 1993, để trở thành con tem đắt giá nhân trong lịch sử. Bức thư đã chưa được trao đổi kể từ đó.Chỉ có 12 con tem màu xanh và 15 con tem màu vàng còn cho tới nay. Chỉ có 27 con tem còn lại cho những người say mê Post Office Mauritius.


Những cái giá ngất ngưởng
Các mẫu của những con tem này đã được trao tay qua nhiều người trong nhiều năm. Vào năm 1893, một trong hai con được bán với giá 680 GBP, giá cao nhất được trả cho tới nay cho hai con tem. Năm 1998, riêng con tem Two Penny Blue đã có giá 750.000 USD.
Việc bán ra kỷ lục đã được phá vỡ sau đó, Emmanuel Richon, người phụ trách bảo tàng Blue Penny ở cảng Louis, Maritius. “Đây là một dịp đặc biệt để mua hai con tem này”, Richon nói về buổi đấu giá được tổ chức tại Zurich, Thụy Sỹ hồi tháng 10/1993. Lúc đó có một nhóm các công ty Mauritius, do Ngân hàng Thương mại Mauritius đứng đầu, đã trả khoảng 2,6 triệu USD để đưa hai con tem vô cùng quý hiếm này trở lại Mauritus. Cũng tại cuộc đấu giá này, lá thư Bordeax đã thuộc về một nhà sưu tập ở Singapore với giá gần 4 triệu USD.
Như Richon cho biết những con tem này đã giúp kể về câu chuyện sự ra đời của cước phí tem vào thế kỷ 19, cũng như việc cai trị thuộc địa và quá trình chạm khắc. “Có quá nhiều câu chuyện chỉ trong một kích thước 1 cm2”.


Để thể hiện những con tem theo phong cách, ngân hàng thương mại Mauritius đã khai trương bảo tàng Blue Penny vào năm 2001. “Chúng tôi tự hào có thể trưng bày những con tem này để giới thiệu đến đông đảo công chúng ở Maritius, quê hương sinh ra và hình thành con tem. Tôi nghĩ đều này chính xác như một người Italia cả nhận về Sistine Chapel của Michellangelo”, Richon cho biết.
Giá trị tiền tệ của những con tem này đã tăng vọt trong 2 thập kỷ qua. Theo Richon, bảo tàng đã phải bảo hiểm cho những con tem khoảng 5 triệu USD để trưng bày ở Berlin vào năm 2011.
Mặc dù một số nhà lịch sử cho rằng người thiết kế con tem này bị thiểu năng khi viết dòng “Post Office Mauritius” nhưng Richon không nhất trí “Hãy nghĩ về hiệu quả mà Joseph Osmond Barnard đã mang đến, đó là quảng cáo cho hình ảnh quốc gia này. Ông là một thiên tài!”!

An Vân

Nguồn: Báo Mới + Union Postale