PDA

View Full Version : Tem Nhạc cụ dân tộc Việt Nam


HanParis
04-08-2013, 17:08
Tin này đã hơn 2 tuần rùi, không biết có ai đã từng đăng chưa?

Hôm nay (ngày 15/7/2013) Bộ TT&TT phát hành bộ tem chuyên đề "Nhạc cụ dân tộc Việt Nam (bộ 1)" với 3 mẫu tem, giới thiệu hình ảnh 3 loại...

http://image2.tin247.com/pictures/2013/07/15/yyz1373893894.jpg
Bộ tem chuyên đề "Nhạc cụ dân tộc Việt Nam " được thiết kế bởi hai họa sĩ của VietnamPost là Đỗ Lệnh Tuấn và Võ Lương Nhi.


ICTnews - Hôm nay (ngày 15/7/2013) Bộ TT&TT phát hành bộ tem chuyên đề "Nhạc cụ dân tộc Việt Nam " với 3 mẫu tem, giới thiệu hình ảnh 3 loại nhạc cụ gồm: Ta lư, đàn Goong và đàn Kloong put.


>>Bưu điện ngừng cung ứng 6 bộ tem từ tháng 7/2013/ Tháng 8: Phát hành bộ tem chung Việt Nam-Singapore thứ hai / Ra mắt tem A.Yersin trong khuôn khổ “Mùa Pháp tại Việt Nam”.


Được thiết kế bởi hai họa sĩ của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) là Đỗ Lệnh Tuấn và Võ Lương Nhi, “Nhạc cụ dân tộc Việt Nam ” là bộ tem bưu chính thứ sáu và là bộ tem chuyên đề thứ năm được Bộ TT&TT phát hành trong năm 2013. Trước đó, vào các ngày 15/2, 1/3, 1/4, 1/5 và 1/6/2013, Bộ TT&TT đã lần lượt phát hành bộ tem “Kỷ niệm 100 năm sinh Huỳnh Tấn Phát (1913 - 1989)” và 4 bộ tem chuyên đề “Võ dân tộc”, “Hoa Lan”, “Đèn biển Việt Nam” và “Chim vườn quốc gia Xuân Thủy”, với tổng số 15 mẫu tem và 1 blốc tem.
Có giá mặt 2.000 đồng, 4.500 đồng và 12.000 đồng, ba mẫu tem của bộ tem “Nhạc cụ dân tộc Việt Nam ” đã được các họa sĩ thể hiện theo phong cách tả thực nhưng được chắt lọc, khái quá hóa cao, tập trung giới thiệu 3 loại nhạc cụ đặc trưng của các dân tộc thiểu số Việt Nam là: đàn Ta lư, đàn Kloong put và đàn Goong.


Trong đó, Ta lư là nhạc cụ dây được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng dân tộc Vân Kiều ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Kloong put là nhạc cụ của một số dân tộc thiểu số: người Gia Rai gọi là Đinh pút, người Bana ở vùng An Khê gọi là Đinh Pơl, tuy nhiên Kloong put là tên gọi đã trở nên quen thuộc với mọi người trong và ngoài nước. Còn đàn Goong là loại đàn dây phổ biến trong một số dân tộc sống ở hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai; nó còn được người Bana ở vùng Măng Giang và An Khê thuộc Gia Lai gọi là Tinh Ninh (Ting Ning) hay Teng Neng.


Trên từng mẫu tem của bộ tem “Nhạc cụ dân tộc Việt Nam ”, hình ảnh chính về loại nhạc cụ được thể hiện gắn với hình ảnh hoa lá thiên nhiên. Được biết, tư liệu hình ảnh về ba loại nhạc cụ thể hiện trên tem đã được các họa sĩ thiết kế tham khảo, chụp lại từ các mẫu vật trưng bày tại Bảo tàng Nhạc cụ Dân tộc với sự tư vấn, giúp đỡ của các nhà chuyên môn thuộc Viện Âm nhạc Việt Nam.


Phát hành kèm theo các mẫu tem “Nhạc cụ dân tộc Việt Nam ” còn có 1 phong bì ngày phát hành đầu tiên (FDC) với khổ 180 x 110 mm; và 3 bưu thiếp cực đại (MaxiCard) khuôn khổ 100 x 150 mm. Tem được in offset nhiều màu trên giấy tiêu chuẩn có tráng keo mặt sau tại Công ty In tem Bưu điện, TP.HCM. Thời hạn lưu hành trên mạng bưu chính công cộng của bộ tem này kéo dài từ nay đến ngày 31/12/2014.



Nguồn : Tin247.com