PDA

View Full Version : Tiền Cước Trước Thời Tem


HanParis
08-09-2013, 17:01
http://jef.estel.pagesperso-orange.fr/quillan.jpg


Nhân có bạn hỏi Hàn ý nghĩa chữ tắt PP và PD trong bì thư cực xưa của Pháp, nên tôi có tìm chút đỉnh qua mấy diễn đàn tem của Pháp. Thế nhưng Hàn mới chơi tem có...6 tháng thui nên không dám 'Múa Rìu Qua Mắt Thợ' đâu, chuyên gia tem nào thấy tôi viết sai điều gì xin cứ vô tư phản hồi nhé. Trong tiếng Pháp từ Port Payé (PP) chỉ người gửi hay người bán chịu tiền cước, còn chữ PD (Port Dû) có nghĩa là người nhận phải trả cước mới nhận được thư. Loại này ngày nay cũng còn tồn tại khi ta mua đồ bằng đường BĐ, Tây gọi là 'Contre Remboursement' nhưng ám chỉ món hàng khi phát thư giao tận nhà mới trả. Tiếng Tây còn cụm Franco de Port để chỉ giá cước người gửi đã trả trước. Thật ra thì hai chữ PP hay PD ta thấy trên các thư xưa của Pháp trước thời con tem xuất hiện. Thường thì người nhận trả tiền cước mới nhận được thư (PD). Thường thì BĐ chỉ ghi (thời đó chắc chưa có mọc?) nơi lá thư được gởi đi và khi thư đến thì BĐ lại dùng nó tính ra đoạn đường và tính phí là bao nhiêu. Còn người gửi thư PP (người gửi trả tiền cước) khi viết thư cho các cơ quan nhà nước hay các vị có chức quyền. Ngày nay thì hoàn toàn ngược lại, ở Pháp khi viết thư cho Tổng Thống thì có quyền không dán tem. Cũng tại Paris, vào những năm 80, viết thư cho vài cơ quan nhà nước, bộ bảo hiểm xã hội, CAF... ta có quyền ghi 'miễn dán tem' (dispense d'affranchissement) nhưng qua thời gian thấy tổn thất cho BĐ lắm nên vụ này đã bị hủy bỏ. Ngày nay, để dụ các khách mua hàng công ty thường gửi kèm một lá thư có chữ T (như Tem) to tướng, đen thùi để khách đặt hàng trả lời mà khỏi tốn tiền tem.

BoZoo
10-09-2013, 07:38
Thế là bác Hanparis giải thích đúng quá rồi. Hồi còn nhỏ, BoZoo đọc truyện về lịch sử ngành bưu điện các nước và có câu chuyện vui mà chắc là có thật như sau. Có một thời gian đầu, người nhận thư phải trả tiền cước phí bưu điện thay vì người gửi. Nhưng là con người thời nào cũng vậy, họ chỉ muốn 'miễn phí'. Vì thế người gửi và người nhận quy ước trước với nhau. Ví dụ muốn báo tin người nhà bị ốm nặng, bì thư xám đen; báo tử bì thư đen; muốn báo tin người nhà đang ốm, bì thư màu xanh xậm; muốn báo tin người nhà đã khỏe, bì thư màu hồng,... Và khi người phát thư mang thư đến, người nhận đơn giản cầm bì thư ngắm nghía một hồi rồi trả lại, nói rằng không phải thư của thân nhân và tất nhiên là không trả tiền.

Sau một thời gian bưu điện các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực thư tín như Anh, Pháp,... thấy không ổn với lối phân phát thư như vậy nên mới thấy rằng buộc người gửi trả tiền thì nghe chừng mới ổn.

Cho đến thời kỳ Đông Dương, BoZoo còn thấy một số bì thư gửi, ví dụ từ Ấn Độ sang Sài Gòn mà không dán 1c nào. Chắc là chính chủ vẫn nghĩ theo lối cũ là để người nhận phải trả. Tuy nhiên thư vẫn được chuyển, và kết quả là người nhận phải trả thêm khoản thiếu cước, gấp đôi tiền cước gửi thông thường.

HanParis
10-09-2013, 08:41
Cám ơn câu chuyện khá thú vị của anh Bozoo, nhưng theo Hàn biết, xưa hay nay, ngay cả ở Hàn quốc, mấy ai mà không thích bì thư miễn phí? Có nhiều người thích nhận được phong bì màu trắng (phong bì ngoại giao) chả có dán tem gì cả! Nhưng bên trong là cả một niềm hạnh phúc vô biên. Hình như VN ta gọi là...Lì Xì! :))

BoZoo
11-09-2013, 08:56
Oh! Loại phong bì mà anh HanParis nói là loại có tem đặc biệt mà. Vì thế ai chẳng thích, từ già tới trẻ.