PDA

View Full Version : Nhàn đàm về bộ tem Nhạc cụ dân tộc Việt Nam 2013


VAPUTIN
25-10-2013, 21:23
Cuối tuần Va xin mở topic bàn lăn tăn về các bộ tem gần đây của Việt Nam. Mong các bạn nếu rảnh và có hứng thú vào bàn cho vui.

Đầu tiên xin chọn bộ tem Nhạc cụ dân tộc Việt Nam (Bộ 1)

Thông tin từ trang chính Vietstamp

Việt Nam là nước có kho tàng nhạc cụ cổ truyền hết sức phong phú và đa dạng. Kho tàng ấy được hình thành trong suốt hành trình cuộc sống và chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ có tính đặc trưng bản địa, có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với nhạc ngữ, với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam.

Ngày 15-07-2013, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem "Nhạc cụ dân tộc Việt Nam (Bộ 1)" gồm 3 mẫu với các giá mặt 2.000đ, 4.500đ và 12.000đ.

Tên bộ tem
Nhạc cụ dân tộc Việt Nam (Bộ 1)

Mã số tem 1037

Danh mục Viet Stamp 3597-3599

Loại tem Chuyên đề

Số mẫu 3

Tổng giá mặt tem (VNĐ) 18.500

Ngày phát hành 15-07-2013

Ngày hết hạn 30-06-2015

Kích thước tem (mm) 32 x 43, 43 x 32

Số răng tem 13

Số tem trên mỗi tờ 25 (5 x 5)

Phong bì ngày đầu tiên (cái) 1

Kích thước phong bì ngày đầu tiên (mm) 180 x 110

Bưu thiếp cực đại (cái) 3

Kích thước bưu thiếp cực đại (mm) 150 x 100

Họa sĩ thiết kế: Đỗ Lệnh Tuấn, Võ Lương Nhi

Phương pháp in: Offset nhiều màu

Loại giấy: Giấy tiêu chuẩn có tráng keo mặt sau

Nơi in: Công ty In Tem Bưu điện (INTEVINA)


http://www.vietstamp.net/data/2013/07/16/21075730_1037_tem_1_resize.jpg
Mã số 3597

Tên 3-1: Đàn Ta lư

Giá mặt (VNĐ) 2.000

Kích thước (mm) 32 x 43


http://www.vietstamp.net/data/2013/07/16/21084749_1037_tem_2_resize.jpg
Mã số 3598

Tên3-2: Đàn Kloong put

Giá mặt (VNĐ) 4.500

Kích thước (mm) 43 x 32

http://www.vietstamp.net/data/2013/07/16/21093438_1037_tem_3_resize.jpg
Mã số 3599

Tên 3-3: Đàn Goong

Giá mặt (VNĐ) 12.000

Kích thước (mm) 32 x 43

VAPUTIN
25-10-2013, 21:25
Phong bì ngày đầu tiên

http://www.vietstamp.net/data/2013/07/16/21102013_1037_CT_s.jpg

http://www.vietstamp.net/data/2013/07/16/21100080_1037_FDCVS_s.jpg


Bưu thiếp cực đại
http://www.vietstamp.net/data/2013/07/16/21113935_1037_MC_1_s.jpg

http://www.vietstamp.net/data/2013/07/16/21115250_1037_MC_2_s.jpg

http://www.vietstamp.net/data/2013/07/16/21120933_1037_MC_3_s.jpg

Dấu ngày đầu tiên
TP. Hồ Chí Minh
http://www.vietstamp.net/data/2013/07/16/21124336_1037_dau_SG_resize.jpg

VAPUTIN
25-10-2013, 21:58
Theo Va được bết trước đây bưu điện ít nhất hai lần phát hành hai bộ tem nhạc cụ dân tộc vào năm 1985 và năm 1996, do đó Va không hiểu tại sao năm 2013 phát hành "bộ 1", vậy hai bộ kia là "bộ 0" và "bộ -1" chăng?

http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/235/932/095_001.jpg

http://images-01.delcampe-static.net/img_large/auction/000/152/837/736_001.jpg

VAPUTIN
25-10-2013, 22:26
Đúng ra nên đặt tên là "Nhạc cụ các dân tộc thiểu số Việt Nam" vì bộ ba nhạc cụ này là nhạc cụ của dân tộc ít người nên ngoại trừ cái đàn Ta lư thì vì tên nó quá nổi tiếng qua hai tác phẩm "Tiếng đàn Ta lư" và "rừng xanh vang tiếng ta lư " chứ hai cái đàn kia ít được người Kinh loại bình dân như Va biết đến. Như cái tít bài báo dưới đây là chính xác



Phát hành bộ tem về nhạc cụ dân tộc thiểu số

18 Tháng Bảy 2013
(Cinet – DTV) – 3 loại nhạc cụ đàn Ta lư, đàn Goong và đàn Kloong put của đồng bào dân tộc thiểu số được phát hành thành tem.
http://dantocviet.vn/userfiles/image/2013/tieng_dan_ta_lu.jpg (http://dantocviet.vn/userfiles/image/2013/tieng_dan_ta_lu.jpg)
Biểu diễn đàn Ta lư. Ảnh: Internet
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phát hành bộ tem chuyên đề Nhạc cụ dân tộc Việt Nam - bộ 1 với 3 mẫu tem, giới thiệu 3 loại nhạc cụ của đồng bào dân tộc thiểu số là đàn Ta lư, đàn Goong và đàn Kloong put.
Ta lư là nhạc cụ dây, phổ biến trong cộng đồng dân tộc Vân Kiều. Đàn ta lư không có hình dáng chuẩn mực. Nó có thể làm bằng một khúc gỗ, một ống tre hay một đoạn tre gốc đính cả tre. Theo truyền thống của người Vân Kiều, đàn ta lư do nam giới sử dụng. Họ dùng nhạc cụ này trong lúc coi lúa trong chòi canh, lúc nghỉ ngơi trên nương hay lúc dạo chơi trong bản.
K'loong pút là nhạc cụ của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Người Gia Rai gọi nó là Đinh pút, còn người Ba Na ở vùng An Khê gọi nhạc cụ này là Đinh pơl. K'lông pút là nhạc cụ do nữ giới sử dụng, thường được chơi trên nương rẫy vào mùa lúa.
Goong là loại nhạc cụ họ dây chi gẩy phổ biến trong một số dân tộc sống ở tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Goong là nhạc cụ do nam giới sử dụng, thường dùng để diễn lại những bài của cồng chiêng bằng hình thức độc tấu. Đôi khi, họ sử dụng goong để đệm hát. Ngày nay, ngoài đệm hát và độc tấu, người ta còn sử dụng 2 -3 chiếc đàn goong để đánh đồng âm cùng một lúc. Trên sân khấu chuyên nghiệp, người ta còn hòa tấu đàn goong với những nhạc cụ của dàn nhạc nhẹ.

http://dantocviet.vn/UserFiles/dan%20gong.jpg Đàn Goong. Ảnh: Internet

Bộ tem do các họa sỹ thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế, giá mặt là 2.000 đồng, 4.500 đồng và 12.000 đồng. Phát hành kèm theo bộ tem trên còn có một phong bì ngày phát hành đầu tiên khổ 180 x 110mm, 3 bưu thiếp cực đại khuôn khổ 100 x 150mm. Thời hạn lưu hành trên mạng bưu chính công cộng đến ngày 31-12-2014.
TH

VAPUTIN
25-10-2013, 22:36
Ngay cả cái đàn Ta lư người Kinh chỉ biết dến cái tên của nó thông qua hai bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Huy Thục và nhạc sĩ Phương Nam chứ thực ra có bao nhiêu người được chính tai nghe mắt thấy cây đàn Ta lư đó được chơi như thế nào.

Mời các bạn nghe lại bài "Tiếng đàn Ta lư" của nhạc sĩ Huy Thục do ca sĩ Tường Vy trình bày

http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/tieng-dan-ta-lu-320.html

Tiếng Đàn Ta Lư

Đi chiến trường, gùi trên vai nặng trĩu
đàn Ta lư, em hát tiếng ca vang cùng núi rừng
mừng thắng trận quê em
Từ trên đỉnh núi cao chót vót thánh thót nhịp nhàng vang lời em ca
Theo nhịp bước quân đi trong tiếng đàn Ta lư
Tính tính tính tính tính tính tính tính tang tang tình
Con chim ch'rao xinh hót trên cành vui mừng công anh
Bộ đội giải phóng quân ơi, anh thắng trận miền Tây Khe Sanh
Đồn Tà Cơn hôm nào bốc cháy, đồi Đồng Tri xác Mỹ chất đầy
Kia trông 1,2,3,4,5, sáu ngàn tên lính thủy đánh bộ Mỹ kia
Nó bỏ xác trên rừng.
Bộ đội giải phóng ơi các anh đánh hay hung ! Hu ! Hú !
Đàn em reo ca, ơi đàn Ta lư
Rừng núi quê ta, tưng bừng reo ca.
Tiếng trống trận từ Gio An vọng tới
Rừng núi ta ơi! Hãy thắm xanh vui cùng bản làng
Mừng thắng trận Gio An
Từ trên đỉnh núi cao chót vót thánh thót nhịp nhàng vang lời em ca
Vọng về đất Gio An vang tiếng đàn Ta lư
Tính tính tính tính tính tính tính tính tang tang tình
Ơi anh pháo binh, pháo ta gầm đạn nở như hoa
Đồn quân giặc bốc cao cao trong tiếng đàn Ta lư em reo
Hoà cùng anh tiếng kèn chiến thắng từ Trị Thiên khói lửa anh hùng
Kia trông 1,2,3,4,5, sáu chục tên lính thủy đánh bộ Mỹ kia
Nó bị bắt trên rừng.
Bộ đội giải phóng ơi, các anh đánh hay hung ! Hú ! Hú !

Đàn em reo ca, ơi đàn Ta tư
Rừng núi quê ta, tưng bừng reo ca.

HanParis
25-10-2013, 23:56
Cám ơn bác Va về loạt tem nhạc cụ dân tộc, đây là chủ đề 'tủ' của tôi cùng với y phục truyền thống. Bác va còn nhớ năm 1976 không? Có hai bài dùng nhạc cụ truyền thống để đàn không? Đó là Tiếng Chày Trên Sóc Bom Bo và Tiếng Đàn Ta Lư... Cùng với Quan Họ Bắc Ninh thì những BestOf đối với tôi. Đố bác hai bài đầu có liên quan gì với dân ST tem bì? Bo thì mua nhiều tem có khi được chủ shop (Bom) Bo thêm tem tặng. Thời chiến tranh chả dân Việt nào thích được Bo Bom, đúng không bác? :D Và Tiếng Đàn Ta Lư thì dân ST tem thích kêu lên Ta Lưu! :))

HanParis
26-10-2013, 21:39
Mới thấy đàn Goong (tựa phim HQ cách nay không lâu lắm?). Ảnh bác Va quá nhỏ, đúng ra thế này, chắc nhiều người khiên mới xong mỗi lần trình diễn văn nghệ :

http://dantocviet.vn/UserFiles/dan%20gong.jpg

Khiên xong đàn này, thì chắc phải ăn 3 tô phở để lấy lại sức quá. :D Ảnh tem nhạc cụ truyền thống tôi đang ST sẽ trình làng một ngày gần đây. Nhạc cụ TG thật phong phú, không phải chỉ có VN mới có. Hàn mới sưu được vài nhạc cụ của Lào, trông khá giống đàn cổ của dân tộc vùng Tây Nguyên rất hay, đàn voi Ban Mê rất thích nghe, chớ mỗi lần tôi dạo Đờn Cò, con khuyển nhà tôi nó chạy mất dép. :))

VAPUTIN
28-10-2013, 10:56
CHUYỆN CHƯA BIẾT VỀ "TIẾNG ĐÀN TA LƯ"


Thật ngẫu nhiên, một sáng tháng 5 năm 2003, tôi được gặp hai nhạc sĩ quân đội Doãn Nho và Huy Thục trước khi các ông bay ra Hà Nội. Chả là Nhà Văn hóa Thanh niên đã mời hai ông vào tham gia chương trình giao lưu ca nhạc truyền thống với thanh niên TPHCM nhân dịp kỷ niệm ngày sinh nhật Bác. Đều đã qua tuổi 70 nhưng hai ông vẫn khỏe mạnh.

... Nhạc sĩ Huy Thục, quê ở Lý Nhân, Hà Nam nhưng sinh ra ở Hà Nội năm 1934. Sau ngày chính quyền về tay nhân dân, mới 13 tuổi, ông đã tham gia Đội Nhi đồng Mai Hắc Đế. Cho đến giờ, ông vẫn còn nhớ mãi cái cảm giác hạnh phúc, phấn khởi khi được cùng các bạn ra ga Hàng Cỏ đón Bác Hồ hôm 20-10-1946, khi Bác từ Hải Phòng về sau những ngày ở Pháp ký Hiệp định Phông-ten-nơ-blô. Cuối 1946, ông nhập ngũ và làm liên lạc, đưa thư cho mặt trận Khu Ba.
Ông nhớ lại: "Cuộc đời mình sau đó gắn với công tác văn hoá, văn nghệ trong quân đội cho đến khi nghỉ hưu. Chủ yếu là viết, là sáng tác. Mà viết cho lính thật khó, nhất là lính ở mặt trận, không khéo dễ bị phê là làm mất sức chiến đấu của bộ đội. Khi viết xong "Ơi con suối La La" ca ngợi tiểu đội Bùi Ngọc Đủ dám lấy "1 chọi 20" tên lính Mỹ, tôi đã lên gặp tướng Đàm Quang Trung và lựa lời: "Ở mặt trận có bao giờ thủ trưởng đi săn?". "Có chứ, đánh nhau căng thẳng, lúc rảnh mình cũng đi săn. Đi về mệt quá là nhẩy tùm xuống suối tắm". "Vâng, dòng suối mát đã làm cho người chiến sĩ trở nên sảng khoái, có thêm sức mạnh tiếp tục đánh giặc." Sau khi đưa văn công về tận hầm chỉ huy biểu diễn "Ơi con suối La La" đã được ông ủng hộ. Khi thủ trưởng đã hiểu thì dễ dàng đến được với lính..."
Chuyện bài "Tiếng đàn Ta Lư" cũng vậy. Đã được thử lửa ở chiến trường nên đến cuối năm 1968, nhạc sĩ được báo chuẩn bị tiết mục này đi biểu diễn cho Bác và Bộ Chính trị. Trước ngày biểu diễn có ý kiến: "Phải thay đổi tiết tấu một số chỗ mới có thể biểu diễn". Nhạc sĩ lắc đầu: "Bài này sau khi viết đã được biểu diễn cho bộ đội ở chiến trường, tác dụng rất tốt. Còn nếu thấy không đủ tiêu chuẩn thì đề nghị cắt tiết mục này, riêng tôi không thể sửa..." Đúng đêm 31-12-1968, các diễn viên của Đoàn Tổng cục vừa từ mặt trận về được vào Dinh Chủ tịch biểu diễn báo cáo. Không hiểu vì lý do gì mà bài này không bị cắt và chị Tường Vi có chất giọng tốt hơn nên được chọn đơn ca. Sau phần nhạc đệm, chị vừa cất giọng hát câu đầu tiên: "Đi chiến trường, gùi trên vai nặng chĩu, đàn Ta Lư em cất tiếng ca vang lừng núi rừng, mừng thắng trận quê em......" thì thấy Bác đứng lên giơ tay ra hiệu dừng lại:
-Ai là nhạc sĩ sáng tác bài này?
-Huy Thục đâu, Huy Thục đâu? - Nhạc sĩ Vũ Trọng Hối(1) vội đứng lên gọi.
Nhạc sĩ Huy Thục giật mình lo lắng. (Thôi chết, chắc có chuyện rồi, thế này không khéo lại bị "giam" quân hàm. Thảm nào hôm nọ thủ trưởng Tổng cục có ý kiến...). Ong đứng nghiêm:
- Báo cáo Bác, cháu là Huy Thục, sáng tác bài này ạ!
-Thế chú có biết đàn Ta Lư là của dân tộc nào không?
-Dạ, đàn Ta Lư là của bà con dân tộc Vân Kiều. Dân Vân Kiều sống rất nghèo khổ ở dãy Trường Sơn thuộc tỉnh Quảng Trị, thậm chí bà con còn không có cả họ. Theo Đảng, theo Bác đánh Pháp, rồi nay lại đánh Mỹ. Tin ở Đảng, tin ở Bác mà họ đã chọn họ Hồ cho dân Vân Kiều. Đàn Ta Lư đeo trước ngực, gùi gạo gùi đạn đeo sau lưng, cứ như vậy ngày lại ngày họ đi tải gạo, tải đạn tiếp tế cho bộ đội. Cháu được nghe bà con nói: "Người dân Vân Kiều có phải uống nước suối, có phải ăn rau rừng nhưng không tơ hào một hạt gạo của bộ đội."
Vừa nghe nói đến đây, Bác quay lại phía sau nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp: "Các chú có thấy người dân Vân Kiều dù còn đói, còn khát nhưng một lòng theo Đảng... Thôi, chú Huy Thục cho tiếp tục biểu diễn!". Và sau khi ca sĩ Tường Vi kết thúc: "Các anh đánh hay hung!" thì Bác, các đồng chí trong Bộ Chính trị cùng quan khách vỗ tay nhiệt liệt.
Tháng 6 năm 1969, tác giả của bài hát được phong quân hàm trước niên hạn từ trung uý lên thượng úy và được chính tay Bác ký quyết định tặng thưởng huân chương Chiến công hạng Hai cho bài hát vì đã có tác dụng động viên sức mạnh cho bộ đội ngoài mặt trận. NSND Tường Vi vì biểu diễn xuất sắc bài này cũng được tặng thưởng huân chương Chiến công hạng Hai.
Và tháng 9-2001, năm tác phẩm "Tiếng đàn Ta Lư", "Ơi con suối La La", "Bác đang cùng chúng cháu hành quân", "Đợi" (thơ Vũ Quần Phương) và Hòa tấu đàn bầu "Vì miền Nam" của nhạc sĩ Huy Thục được tặng giải thưởng Nhà nước đợt I về văn hóa và nghệ thuật. Đây là một vinh dự lớn cho nhạc sĩ.
Ong tâm sự: "Ngày ở chiến trường ca sĩ Vân Anh(2) là người đầu tiên hát bài này. Khi đoàn công tác trở ra Bắc, vì chất giọng của Tường Vi tốt hơn nên chị đã được chọn hát. Sáng tác bài này, tôi chỉ lấy cái đàn Ta Lư là cái cớ để ca ngợi anh giải phóng quân mà tiết tấu, nhịp điệu hơi nhanh nghe cũng là lạ. Có người nói bài hát cho bộ đội ở chiến trường phải mạnh mẽ, khí thế phải ào ào xông lên đè bẹp quân thù. Tôi thì không nghĩ vậy. Người văn nghệ sĩ như những con chim ngày lại ngày cần mẫn nhặt từng hạt thóc, tích luỹ trong con tim, khối óc từ những làn điệu chèo, từng điệu hò ví dặm, bài chòi... và đến một khi bỗng cảm xúc ào ạt tuôn ra là lúc họ viết cho đời.
À, mà việc tôi theo nghiệp viết cũng rất thú vị. Ngày ở quân khu Hữu ngạn, khi đang về Hà Đông biểu diễn cho bộ đội thì nhận được bức điện của đồng chí Mai Trọng Thưởng - Cục trưởng Cục Chính trị: "Điện cho Huy Thục: Về ngay để đi thi". Cùng với các nhạc sĩ Hoàng Việt, Ngô Huỳnh, Nguyễn Thành và Đàm Linh(3), tôi về Hà Nội thi để đi học. Thi đỗ, giáo sư Tạ Phước(4) - thầy dạy tôi vi-ô-lông đầu những năm 50 - biết năng khiếu của tôi đã khuyên: "Em nhường xuất đi học sáng tác cho người khác. Theo thầy, em nên tiếp tục học đàn!". Khi xách ba-lô trở về quân khu báo cáo lại thì Thiếu tướng Chính uỷ Trần Độ đã nói: "Nếu cậu không theo học sáng tác mà tiếp tục học đàn thì học xong lại về quân khu kéo đàn. Còn tớ thấy cậu có năng khiếu sáng tác nên mới cử cậu đi học". Thế rồi cuộc đời tôi đã gắn liền với nghiệp sáng tác. Cho đến giờ tôi vẫn không quên được tầm nhìn xa của một thủ trưởng hiểu biết về văn hóa, văn nghệ. Tôi luôn nhớ tới ông..."./.


(1) Đại tá, nhạc sĩ Vũ Trọng Hối công tác tại Đoàn Ca-Múa TCCT, đã mất năm 1985.
(2) Vân Anh - ca sĩ đoàn TCCT, về hưu ở TPHCM.
(3) Các nhạc sĩ cùng với các ca khúc nổi tiếng: Tình ca, Con kênh xanh xanh, Qua miền Tây Bắc, Cánh chim báo tin vui.
(4) Giáo sư Tạ Phước, Giám đốc đầu tiên của Nhạc viện Hà Nội.


http://bantroik5sg.vnweblogs.com/print/10696/157073

VAPUTIN
29-10-2013, 16:51
CHUYỆN CHƯA BIẾT VỀ "TIẾNG ĐÀN TA LƯ"

Phải nói là bài "tiếng đàn ta lư" trở nên nổi tiếng nhờ công không nhỏ của NSND Tường Vi và dàn nhạc. Va vốn dốt về âm nhạc nhưng Va thấy ai chọn măng đô lin làm nhạc đệm cho bài này là quá hay và quá thành công. Và cũng vì thế nhiều người cứ tưởng tiếng đàn Ta lư cũng réo rắt như tiếng đàn măng đô lin nhưng thực tế không phải vậy. Đúng như wiki: Nhạc cụ này có 2 dây bằng sợi dứa dại se lại, điều chỉnh độ cao cách nhau quãng bốn hoặc quãng năm tùy theo địa phương thiết kế. Do không có bộ phận tăng âm nên tiếng đàn nhỏ và mảnh, cao độ âm thanh không chuẩn lắm.

Nhiều người cũng ca ngợi là Huy Thục vận dụng thành công dân ca Vân Kiều trong bài hát trên nhưng thực ra dân ca Vân Kiều cũng tương ứng với cây đàn ta lư: trầm lắng và buồn thảm chứ không lánh lót như giai điệu của bài "tiếng đàn ta lư"

HanParis
29-10-2013, 19:22
CHUYỆN CHƯA BIẾT VỀ "TIẾNG ĐÀN TA LƯ"

Phải nói là bài "tiếng đàn ta lư" trở nên nổi tiếng nhờ công không nhỏ của NSND Tường Vi và dàn nhạc. Va vốn dốt về âm nhạc nhưng Va thấy ai chọn măng đô lin làm nhạc đệm cho bài này là quá hay và quá thành công. Và cũng vì thế nhiều người cứ tưởng tiếng đàn Ta lư cũng réo rắt như tiếng đàn măng đô lin nhưng thực tế không phải vậy. Đúng như wiki: Nhạc cụ này có 2 dây bằng sợi dứa dại se lại, điều chỉnh độ cao cách nhau quãng bốn hoặc quãng năm tùy theo địa phương thiết kế. Do không có bộ phận tăng âm nên tiếng đàn nhỏ và mảnh, cao độ âm thanh không chuẩn lắm.

Nhiều người cũng ca ngợi là Huy Thục vận dụng thành công dân ca Vân Kiều trong bài hát trên nhưng thực ra dân ca Vân Kiều cũng tương ứng với cây đàn ta lư: trầm lắng và buồn thảm chứ không lánh lót như giai điệu của bài "tiếng đàn ta lư"


Không nghe bác Va nhắc tới đèn cò? :)) Đố Ace biết tại sao đàn Cò thường buồn bả? Theo tôi thì Cò đây giống như KDrama Cò Rê Dơn (Korean), khi xưa tôi nhớ gọi là đàn đám ma! :D Mà Cò thì chạy không kịp với tiếng đàn Ta Lư đâu. Theo thiển ý, Măng Đô Lin bé nhỏ như Vỹ Cầm (Cò Âu Châu :D), là một loại guitar light ít dây (dù dây đôi), khi đánh măng ta hay đàn run (trémolo) điệu nhạc trở nên thánh thót lạ tai, rất các bài nhạc Quan Họ Bắc Ninh, âm điệu vui vui như 'Khúc Ca Ngày Mùa' và dĩ nhiên không ai oán như Đoạn Trường Tân Thanh. Với Tiến đàn Ta Tư tôi thấy tiếng gỏ mõ như ngựa chạy theo điệu Pasodoble trong bài Đấu Bò! :D Nhiều chục năm rùi nhưng Hàn nhớ bài Tiếng Đàn Ta Lư phải đệm theo điệu Pasodoble thì phải.

VAPUTIN
07-11-2013, 23:22
CHUYỆN CHƯA BIẾT VỀ "TIẾNG ĐÀN TA LƯ"

Trong bài Tiếng Đàn Ta Lư có một số điểm không đúng với thực tế, ví dụ như:

"đàn Ta lư, em hát tiếng ca vang cùng núi rừng": đàn Ta lư ngày xưa là đàn dành cho đàn ông Vân kiều, phụ nữ có chơi đàn không là một điều chắc hiếm có.

"Con chim ch'rao xinh hót trên cành vui mừng công anh": chim chrao là chim chèo bẻo đen thùi như quạ nên không hiểu sao tác giả lại bảo là xinh?

http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2010/11/23/cheobeo.jpg

"Đồn Tà Cơn hôm nào bốc cháy, đồi Đồng Tri xác Mỹ chất đầy": đồi hay núi Đồng Tri/ Đồng Trị là cao điểm 1015 do quân GP đóng quân chứ Mỹ không đóng quân. Từ cao điểm 1015 quân Giải phóng tràn qua yên ngựa tấn công cao điểm 950 (đồi Cây chanh) có lính Mỹ đóng quân bên cạnh nên không có chuyện xác lính Mỹ chất đầy trên đồi 1015 được.

"Kia trông 1,2,3,4,5, sáu ngàn tên lính thủy đánh bộ Mỹ kia
Nó bỏ xác trên rừng.": qua các giai đoạn chỉ khoảng 1500 lính thủy đánh bộ Mỹ bỏ mạng ở Khe sanh.

VAPUTIN
09-11-2013, 16:41
Đồi Đồng Tri cao điểm 1015 bên phải và cao điểm 950 bên trái

http://www.vietvet.org/images/vn/billm/khesanh.jpg

http://www.macvsog.cc/images/khesanh950%20and%201015.jpg


Đồi Đồng tri ở giữa ảnh

Mới đây người ta tìm được 5 hài cốt liệt sĩ trên đồi này

http://trianlietsi.vn/new-vn/tim-than-nhan-liet-si/2802/tim-dong-doi-an-tang-liet-si-o-doi-dong-tri-%28huong-hoa,-quang-tri%29.vhtm

VAPUTIN
14-11-2013, 11:31
Dù sao nhạc sĩ cũng không cần phải quá sát sao với số liệu hay khuôn mẫu nào đó vì nếu thế thì đâu còn cái gọi là nghệ thuật

Xin mời xem một bài báo có liên quan

http://www.anninhthudo.vn/Hau-truong/Chuyen-ben-le-bai-hat-Tieng-dan-Ta-Lu/499070.antd

Chuyện bên lề bài hát “Tiếng đàn Ta Lư”

Thứ năm 16/05/2013 06:39
ANTĐ - Có rất nhiều chuyện bên lề bài hát “Tiếng đàn Ta Lư” của nhạc sĩ Huy Thục. Ví như chuyện một đồng chí cán bộ ở một đơn vị pháo binh trên chiến trường Quảng Trị đã tìm đến nhà nhạc sĩ để tặng một vỏ đạn pháo cỡ lớn với lời giải thích: “Em mê ca từ của Tiếng đàn Ta Lư”, rồi một đội văn nghệ được đặt tên là “Đội Ta Lư”, và câu chuyện dưới đây cũng là một minh chứng cho ảnh hưởng từ một bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Huy Thục.


http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/sonhm/2013_05_16/huy-thuc.jpg
Nhạc sĩ Huy Thục - người đeo kính - hồi ở chiến trường


Sáng ấy, Đại tá, nhạc sĩ Huy Thục có khách mà lại là khách nước ngoài. Khách là ba người Mỹ (một người da màu, hai người da trắng mang theo máy ghi hình, máy chụp ảnh dáng vẻ như nhà báo). Họ đang sững sờ, có lẽ không tin nổi “một nhạc sĩ lớn mà ở căn nhà đơn sơ như vậy”. Sau những cái bắt tay, lời chào xã giao, một vị khách giới thiệu (qua người phiên dịch):

- Chúng tôi là những lính thủy đánh bộ Mỹ, năm xưa từng ở chiến trường Quảng Trị, hồi đó đã từng được nghe “Tiếng đàn Ta Lư” của ngài qua băng thu thanh và được dịch ra tiếng Anh. Sau khi về nước mọi người quyết định trở lại Việt Nam để “giải mã” bài hát cũng như sự tò mò tại sao người Việt Nam có thể sáng tác và hát những giai điệu rộn ràng, vui tươi như thế trong chiến tranh ác liệt. Bài hát còn mô tả số phận người lính chúng tôi “tên lính thủy đánh bộ Mỹ kia, nó bỏ xác trên rừng”… Nghe đến đây, nhạc sĩ Huy Thục như đã hiểu phần nào ý nghĩa chuyến thăm của họ. Không bất ngờ, ông trả lời rất đĩnh đạc:

- Thôi thế này nhé, ngạn ngữ Việt Nam có câu “trăm nghe không bằng một thấy”, các bạn nghe vợ chồng tôi vừa đàn, vừa hát bài “Tiếng đàn Ta Lư”, rồi chúng ta nói chuyện.

http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/sonhm/2013_05_16/vo-chong-huy-thuc.jpg
Vợ chồng nhạc sĩ Huy Thục


Thế rồi không phải chờ lâu, từng nốt nhạc ngân lên, sóng nhạc cuồn cuộn đi cùng lời ca như giục giã: “Đi chiến trường gùi trên vai nặng trĩu… Tính tính tính tính tính tính tính tang tang tình, ơi anh pháo binh, pháo ta gầm đạn nổ như hoa… đồn quân giặc bốc cao cao…”. Những vị khách như bị bài hát thôi miên và kết thúc trong sự nuối tiếc, tiếng vỗ tay reo hò tán thưởng. Những giọt nước mắt ân hận muộn màng rơi xuống.
Những người lính từng bên kia chiến tuyến thực sự ân hận về việc làm phi nghĩa của mình:

- Thưa ngài “gùi trên vai nặng trĩu” lại còn mang theo đàn? Hình ảnh thật lãng mạn quá! Các ngài phải huy động sức người vận chuyển vũ khí khí tài phục vụ cuộc chiến vậy mà vẫn không quên cây đàn. Đó là điều mà người Mỹ không thể tưởng tượng nổi, chúng tôi thua là phải! Rồi “rừng núi vui mừng công anh” đến cả những thứ vô tri, vô giác cũng biết “thể hiện tình cảm” với anh giải phóng quân thì thật kì lạ…

Cứ vậy, chủ và khách trở nên gần gũi, ranh giới giữa những người ở hai bên chiến tuyến ngày xưa mờ dần đi. Những người khách Mỹ nói về nước họ sẽ dựng cuốn phim về cuộc đến thăm nhạc sĩ Huy Thục đầy ý nghĩa này. NGUYỄN VĂN THẾ