PDA

View Full Version : a b c về ... MC


hat_de
26-05-2008, 16:28
Hầu hết chúng ta đều đã thấy MC
Mình thì hay gọi MC là thiếp thống nhất, vì trên đó thống nhất 3 vấn đề.

nhân temvietnam viết bài: Card Maximum là gì ?
(cập nhật đêm qua lúc 22:33' 25/5/2008)

Mình xin copy vô mời bà con cùng xem :D

Maximum Postcard còn gọi là bưu thiếp cực hạn, cũng gọi là bưu thiếp tương tự, dùng tem đang thời hạn phát hành dán trên mặt hình ảnh của bưu thiếp và hình ảnh của con tem tương đồng hoặc tương tự với hình ảnh của bưu thiếp, và địa điểm của con dấu bưu chính đóng huỷ tem có tương quan đến hình ảnh con tem, kết hợp thành một vật phẩm bưu chính.

Card Maximum do 3 yếu tố lớn là bưu thiếp, tem và con dấu bưu hợp thành, yêu cầu hình ảnh của bưu thiếp, hình ảnh của con tem và thông tin trên con dấu đóng huỷ tem cả 3 đều có sự nhất trí cao từ nội dung đến hình thức, phối hợp lẫn nhau, bổ sung cho nhau thành một chỉnh thể hữu cơ.

Tem là dạng chính yếu của Card Maximum, tất nhiên phải là một bằng chứng thanh toán cước phí hữu hiệu (đủ tiền cước theo quy định của Bưu chính nhà nước), trong kỳ hạn đang phát hành và ngày đóng dấu huỷ tem càng gần với ngày phát hành đầu tiên càng tốt.

Bưu thiếp là dạng chưa đựng, kích cỡ bưu thiếp tối đa là 148 mm x 105 mm, tối thiểu là 140 mm x 90 mm , hình ảnh trên mặt bưu thiếp không được nhỏ hơn 75% diện tích bưu thiếp.

Con dấu bưu là dạng gắn liền, đóng dấu nhật ấn bưu chính, dấu bưu kỷ niêm, dấu bưu phong cảnh nói chung đều được nhưng ngày giờ trên con dấu đóng trên tem phải là trong thời hiệu con tem được phép phát hành.

Căn cứ đúng chuẩn này để thấy có 1 MC ổn cũng thật công phu ... huhu :((

từ khi ra đời 1 cách tình cờ trở thành 1 môn chơi có những quy tắc cụ thể, MC đã có 1 quá trình ... tiến hoá dài


Mời bạn tham khảo bài: Sự ra đời và phát triển của sưu tập Card maximum (CM)
(http://www.temvietnam.vn/news_detail.asp?newsid=51476&CatID=107 temvietnam cập nhật lúc 19:39' 19/7/2008)

Đầu thế kỷ XX, một nhà du lịch người pháp trên đường lữ hành, vô tình dán trên bưu thiếp về Kim Tự Tháp Ai Cập một con tem cũng có hình ảnh Kim Tự Tháp này, đóng dấu bưu cục tại nơi có Kim Tự Tháp, gửi về Pháp cho bạn bè, tạo ra bưu thiếp cực hạn (Card maximum) đầu tiên của thế giới.


Thực ra, lúc đó người ta không gọi là Card maximum, mà gọi là bưu thiếp tương tự (Timbrecotebue) còn tên gọi Card maximum là do tạp chí Diễn đàn tự do ( Lelibre Exchange) của Bỉ xuất bản tháng 8/1932 sáng tạo ra.

Thoạt đầu trong chơi tem chỉ có một số người để ý sưu tập Card maximum. Thập kỷ thứ 2 và thứ 3 của thế kỷ XX, loại sưu tập này phát triển, đồng thời với sự thưởng thức bưu thiếp là sự thưởng thức tem, chế tác Card maximum bằng cách lấy tem có hình ảnh tương quan với hình ảnh bưu thiếp, dán trên mặt có hình ảnh của bưu thiếp, đóng con dấu bưu chính có thông tin tương quan với hình ảnh con tem và hình ảnh của bưu thiếp.

Sau thế chiến thứ II, tiếp tục có một số người chuyên sưu tập bưu thiếp đã chú ý sưu tập những Card maximum sưu tập được một cách ngẫu nhiên, và đưa việc sưu tập Card maximum vào lĩnh vực sưu tập tem. Họ thành lập ở trong nước mình những tổ chức chơi Card maximum, tự định ra quy tắc sưu tập.

Tổ chức sưu tập Card maximum đầu tiên trên thế giới là Hiệp hội sưu tập Card maximum của Pháp, thành lập ngày 19/1/1945 và phát triển được 850 hội viên ở 25 quốc gia và khu vực.
Các quốc gia Âu Mỹ khác cũng thành lập tổ chức này. Bỉ năm 1949 thành lập tổ chức sưu tập Card maximum.

- Tháng 5/1950, những ngươi yêu thích Card maximum của nước Đức tổ chức triển lãm Card maximum và thành lập “Câu lạc bộ Card maximum của nước Đức”.
- Tháng10/1950, Hiệp hội Card maximum của Mỹ thành lập ở Andoja, Tháng 11/1951 tổ chức ”Câu lạc bộ những nhà sưu tập Card maximum” ở Nữu ước tổ chức triển lãm lần thứ nhất, 2 năm sau phát triển được 500 hội viên, đến năm 1957 lên đến ngàn người.

Một số mốc son khác !

- Năm 1962 triển lãm quốc tế đầu tiên về Card maximum được tổ chức tại Pari (Pháp), năm 1964 tổ chức lần thứ 2 cũng tại đây. Sưu tập Card maximum thời kỳ này ở các nước Âu Mỹ phát triển nhanh.
- Năm 1966, “Điều lệ về Card maximum đã ra đời ở Pari (Pháp).
- Năm 1974, Hội nghị quốc tế về Card maximum đã tiến hành ở Beclin, thông qua lần thứ nhất ”Quy tắc sưu tập Card maximum”.
- Năm 1975, Hội nghị đại biểu Hiệp hội tem thế giới (FIP) đã chính thức xác lập vị trí của Card maximum và phê chuẩn cho phép Card maximum có thể tham gia các triển lãm tem.
- Năm 1976, Hội nghị Ban chấp hành cuả Hiệp hội sưu tập tem thế giới (FIP) họp tại Ý, lần đầu tiên thừa nhận việc sưu tập Card maximum.
- Năm 1978, Hiệp hội sưu tập tem thế giới (FIP) họp tại Praha (Tiệp Khắc) ra quyết định sưu tập Card maximum là một nhánh của lĩnh vực sưu tập tem và lần đầu tiên có Ban Card maximum trong Hiệp hội sưu tập tem thế giới.
- Tháng 11/1980, Đại hội lần thứ 49 của Hiệp hội sưu tập tem thế giới (FIP) họp tại Beclin (Đức) nhất trí thông qua Card maximum là một thể loại độc lập và thành lập Ban Card maximum, xây dựng một hệ thống những quy tắc về Card maximum.
- Năm 1980, “Chương trình quốc tế sưu tập Card maximum” được xuất bản bằng 5 thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha do FIP làm để chuẩn hoá hoạt động sưu tập Card maximum trong Hội tem các nước thành viên của FIP, hạn chế số người tham gia Ban chấp hành Card maximum không được vượt quá 1/3 trong số các uỷ viên của Ban chấp hành Hiệp hội sưu tập tem quốc tế, còn về điều lệ Card maximum quốc tế mới thì FIP vẫn băn khoăn chưa quyết.

Qua sự kiên trì của các uỷ viên ban chấp hành Card maximum trong tổ chức FIP, ngày 5/11/ 1985, Đại hội lần thứ 54 của FIP tổ chức ở La Mã đã thông qua “Quy tắc chuyên dùng thẩm định các bộ trưng bày của FIP”. Từ đó, sưu tập Card maximum đến với giới chơi tem các nước càng rộng rãi. Trong những triển lãm quốc tế lớn sau đó, Ban tổ chức đều quan tâm tạo điều kiện cho trưng bày những bộ sưu tập chuyên về Card maximum.

Ngày 5/5/1992, Đại hội đại biểu FIP lần thứ 61 tại Grennada (một nước biển đảo ở Carbê thuộc châu My) đã thông qua quy tắc Card maximum mới.

Từ đó đến nay, Card maximum ngày càng tự khẳng định vị trí của mình qua lối chơi nghiêm túc, giầu sáng tạo trong cách thể hiện, mang tính tri thức cao :D

đọc xong váng cả đầu, nhưng ko nên vì thế mà quên bài:

[COLOR="DarkOrchid"][B]Vai trò của con dấu trong Card Maximum

(temvietnam cập nhật lúc 16:51' 9/8/2008:
http://www.temvietnam.vn/news_detail.asp?newsid=51484&CatID=107)


Card Maximum dù là chỉ đóng vai trò một thực thể trong một bộ trưng bày chuyên đề nào đó hay là đứng thành một bộ trưng bày Card Maximum riêng, con dấu trên bưu thiếp đều rất quan trọng. Điều này chính là do một số đặc điểm trong quá trình chế tác Card Maximum quyết định.

Thứ nhất, Card Maximum là một bưu phẩm đặc thù do 3 yếu tố bưu thiếp, tem và con dấu cấu thành, yêu cầu quan hệ giữa 3 yếu tố này là thống nhất.

Thứ hai, Card Maximum là từ tư duy cá nhân của người làm bưu phẩm chế tác mà thành, đặc biệt là sự chọn lựa con đấu mang tính chủ quan nhất định.

Thứ ba, lựa chọn con dấu của Card Maximum là một sự nghiên cứu nghiêm túc đối với người sưu tập, không thể tuỳ tiện.

Thứ tư, người sưu tập Card Maximum và người chế tác Card Maximum trước hết phải là người sưu tập và người nghiên cứu con dấu bưu chính.

Những đặc điểm này quyết định vai trò quan trọng của con dấu trong Card Maximum L-) .


Con dấu là thông tin then chốt xác định rõ Card Maximum trong một Card Maximum, tem và bưu thiếp phải có chủ đề và ý nghĩa phù hợp hoặc trùng lặp tối đa với nhau. Tuy nhiên người ta không chỉ đem thông tin của tem và bưu thiếp chuyển hoán môt cách chân thực và chuẩn xác thành thông tin của Card Maximum mà còn cần quan tâm đến việc chọn lựa con dấu bưu chính trên bưu thiếp như thế nào:

Dấu phải nằm trên mặt bưu thiếp, trên dấu phải ghi rõ địa danh (nơi có bưu cục sử dụng con dấu này) cùng với ngày đóng dấu. Hai yếu tố này cần phải liên hệ mật thiết với chủ đề con tem đồng thời phù hợp với nội dung của bưu thiếp.

Dấu thường được dùng là dấu nhật ấn thông thường, dấu kỷ niệm, dấu phát hành ngày đầu tiên, dấu nhật ấn đặc biệt. Con dấu bưu chính chọn lựa thoả đáng, Card Maximum chế tác ra sẽ đẹp, thông tin sẽ có hiệu quả. Con dấu bưu chính chọn lựa không thoả đáng, các thứ làm ra sẽ trở thành loại thứ hạng không cao, thậm chí là phế phẩm.

Ví dụ chọn một con tem về Mỹ Sơn để phối hợp với một bưu thiếp về Mỹ Sơn, có thể thấy thông tin tem, thiếp là hoàn toàn thống nhất, nhưng con dấu huỷ tem lại là con dấu ở An Giang thì không thể chấp nhận được, vì theo quy tắc của FIP, nó không còn là Card Maximum nữa. Đó là vì thông tin mà con dấu biểu đạt và thông tin mà tem và bưu thiếp bao hàm đã không đồng nhất. Nó vi phạm vào quy tắc của FIP – tem, bưu thiếp, con dấu phải có nội dung đồng nhất với nhau.

Một ví dụ khác, một con tem về cơn mưa đặt trên một bưu thiếp phản ánh cơn mưa rất đẹp. Thông tin của tem và bưu thiếp cấu thành tổ hợp rất đẹp. Nếu như đóng huỷ một con dấu bưu chính có hình khắc trên con dấu đó về mưa thì so với con dấu đóng huỷ bằng văn tự càng cụ thể hơn rất nhiều, như vậy có thể nói thông tin về mưa trên bưu thiếp cực đại càng đậm đặc Từ đó có thể thấy thông tin trên dấu bưu chính có một tác dụng rất lớn.

Nhưng lúc sưu tập và chế tác Card Maximum, đại đa số những người chơi tem thường chỉ quan tâm đến mức độ phù hợp giữa tem và bưu thiếp và vấn đề niên đại cùng nơi xuất bản bưu thiếp, mà hay coi nhẹ việc tuyển chọn con dấu bưu chính, cho rằng người khác tuyển chọn thế nào thì tôi tuyển chọn như vậy là đạt được mục đích. Nhận thức sai lầm kiểu này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tuyển chọn và nghiên cứu con dấu bưu chính, sẽ dẫn đến thông tin của Card Maximum không có thể hiển thị một cách có hiệu quả và phát huy đầy đủ, có lúc thậm chí còn cung cấp thông tin không chuẩn xác, tạo thành sự sai lệch không đáng có.

Con dấu là yếu tố quan trọng của định nghĩa Card Maximum Trong giới chơi tem, mọi người coi con dấu bưu chính là điểm quan trọng của Card Maximum, điều này rất đúng. Vì trong 3 yếu tố của Card Maximum, các yếu tố đều có tác dụng tương ứng, nhưng tác dụng của con dấu là đặc biệt nổi bật. Lúc chế tác Card Maximum, người chơi Card Maximum nào cũng biết cần phải đảm bảo sự hài hoà về nội dung giữa tem và bưu thiếp, nhưng ít người để ý việc tuyển chọn con dấu bưu chính có thể khiến cho tính chất của Card Maximum phát sinh thay đổi, con dấu bưu chính không giống nhau dẫn đến phát sinh hiệu quả của Card Maximum không giống nhau.

Ví dụ có một số người lúc chế tác Card Maximum di sản văn hoá Mỹ Sơn, dùng tem di sản văn hoá Mỹ Sơn, nếu như trên bưu thiếp tương quan lại đóng con dấu bưu cục ở tháp Pô-nagar (Nha Trang) thì làm sao chủ đề của Card Maximum này lại là tháp Pô-nagar Nha Trang. Do thay đổi con dấu đã làm cho chủ đề của Card Maximum phát sinh sự thay đổi.

Lại ví dụ: Một bưu thiếp cực đại về vịnh Hạ Long lại đóng con dấu thành phố miền núi Sơn La.

Như vậy có thể nói giữa con dấu bưu chính và bưu thiếp mà không đồng nhất ý nghĩa sẽ khiến cho thông tin cung cấp bị thay đổi, dẫn đến sự thay đổi ý nghĩa của Card Maximum, dẫn đến việc sử dụng nó là một vật phẩm trưng bày triển lãm sẽ kém hiệu quả.

:(( mình có bưu ảnh tượng đài nữ tướng Lê Chân, con dâu bưu cục Lê Chân, nhưng hình tượng tài lại chỉ là vi-nhét trên tem, chắc ko là MC rùi ... híc híc :(


10327

ngoài trang chủ temvietnam.vn còn có những bài viết khác nữa trên TCT và các tư liệu hướng dẫn sưu tầm khác, bạn nào quân tâm tìm và chia sẻ nhé :D

bladies
15-08-2008, 18:02
cái này có trong cuốn Tem Hải Phòng mà anh Dẻ gửi cho em nhỉ ???

helicopter
15-08-2008, 18:12
Maximum Postcard còn gọi là bưu thiếp cực hạn



cực đại hay cực hạn hả anh dẻ

hat_de
15-08-2008, 21:17
cực đại hay cực hạn hả anh dẻ

anh ko quan tâm mấy chữ đó lắm
anh gọi theo cách của riêng anh: thiếp thống nhất !
bài kia là anh chuyển từ trên web khác sang :)

bladies
16-08-2008, 06:20
theo mình thì Bưu Thiếp Cực Đại đúng nghĩa nhất !

hat_de
16-08-2008, 08:31
theo mình thì Bưu Thiếp Cực Đại đúng nghĩa nhất !

cũng có thể
vì đây là quan niệm của mỗi người
mình gọi thống nhất vì nó ko thể thiếu sự thống nhất về nội dung của 3 thứ: tem, ảnh & dấu
gọi cực đại cũng được nếu chữ cực đại mang nghĩa thống nhất như của hạt dẻ :))

vdhduc123
16-08-2008, 11:56
Nói thế thì mún có 1 MC thì cần tốn rất nhiều công sức . Khó có ai có dc . Em có đem 1 ít bưu thiếp Bác Hồ lên nhờ Bưu Điện đónh Nhật Ấn nhưng dán te 2007 mà đóng dấu 2008 . Rất may đó là tem phổ thông nên hok lo thời hạn trong 1 năm . Hheheheh

hat_de
16-08-2008, 21:06
Nói thế thì mún có 1 MC thì cần tốn rất nhiều công sức . Khó có ai có dc . Em có đem 1 ít bưu thiếp Bác Hồ lên nhờ Bưu Điện đónh Nhật Ấn nhưng dán te 2007 mà đóng dấu 2008 . Rất may đó là tem phổ thông nên hok lo thời hạn trong 1 năm . Hheheheh

đúng rùi
khó nên rất quý
vì thế mà trong lịch sử TL tem tại VN mấy ngìn năm qua mới có 1 bạn là Lâm còi HP làm đoá, tại TL tem quốc gia năm 2005 tại HN bộ 5 khung MC chim, tất nhiên là mua thui, chức làm anh ở VN còn lâu mới có, nhưng mua cũng ko phải dễ lắm, nếu ko sao chỉ có 1 bộ
hy vọng 2010 sẽ có thêm vào bộ nữa xem MC thực gửi có ai đủ làm 5 kh chuyên đề ko

bladies
17-08-2008, 06:49
anh Dẻ có cái Post Card nào có hình ảnh về Hải Phòng xưa như trong cuốn album tem đó ko ? nếu có share cho em cái --

hat_de
17-08-2008, 06:56
anh Dẻ có cái Post Card nào có hình ảnh về Hải Phòng xưa như trong cuốn album tem đó ko ? nếu có share cho em cái --

cái nầy quý hơn vàng
anh ko có
em coi trong TCT của HP có mấy cái đóa :D

bladies
17-08-2008, 07:14
nói như "cha nội" thì cũng bằng thừa -- hỏi để mua ngắm chứ ko phải lật cuốn album ra ngắm !

hat_de
17-08-2008, 07:21
nói như "cha nội" thì cũng bằng thừa -- hỏi để mua ngắm chứ ko phải lật cuốn album ra ngắm !

cái nầy phải hỏi các đại gia, anh chịu, bưu ảnh cổ của Hp làm gì còn ở HP...híc híc

bladies
17-08-2008, 07:29
ui -- độc đáo phết nhỉ ?? ở Huế có cái post card thời Pháp thuộc giá 40K - nhưng có người đặt rồi --

hat_de
17-08-2008, 07:36
ui -- độc đáo phết nhỉ ?? ở Huế có cái post card thời Pháp thuộc giá 40K - nhưng có người đặt rồi --

bèo thế, coi chừng hố :D

bladies
17-08-2008, 07:38
bưu điện nó bán đấy anh ạ -- em cũng mua cho chị Russ bộ tem Disney ở chỗ đó !

hat_de
17-08-2008, 07:41
bưu điện nó bán đấy anh ạ -- em cũng mua cho chị Russ bộ tem Disney ở chỗ đó !

nhớ nghiêm cứu và đầu cơ nhé, mà coi chừng bưu ảnh giả cổ thì ốm b-(

bladies
17-08-2008, 07:44
bưu điện mà cũng bán đồ dỏm hở anh ? mà đúng rồi - thời đại này cái gì cũng giả -- đạo đức cũng giả mà -- kha kha kha

hat_de
17-08-2008, 07:51
bưu điện mà cũng bán đồ dỏm hở anh ? mà đúng rồi - thời đại này cái gì cũng giả -- đạo đức cũng giả mà -- kha kha kha

em bít làm thuốc giả ko
lấy bột mì, khuấy với đường và trộn đều với 1 ít lương tâm
xong đem bán ... heh êh

Bugi5697
17-08-2008, 10:12
Cả nhà vẫn chưa bàn nhiều thông tin sát về chủ đề quá - chỉ thấy có hai anh cứ nói chuyện hoài, không làm cho topic được sôi nổi theo đúng nghĩa của nó tẹo nào.
Hôm nay Bugi viết chút ít về sơ lược lịch sự ra đời của bưu thiếp Maximum, phần định nghĩa thì anh gk đã nói rõ nên bài tới Bugi sẽ viết về những yếu tố quan trọng cấu thành lên bưu thiếp cực đại và một chút về triển lãm bưu thiếp cực đại.


Sơ lược lịch sử hình thành bưu thiếp cực đại (Card Maximum)

Người ta cho rằng, một trong những nguồn gốc của bưu thiếp cực đại là cuối thế kỷ XIX, một số nhà du lịch tới thăm kim tự tháp (Ai Cập), họ đã mua những bưu ảnh chụp kim tự tháp ở các góc độ khác nhau để gửi cho họ hàng và bạn bè. Tại đây, họ đã mua những con tem bưu chính đang được lưu hành tại thời điểm đó và tình cờ những con tem bưu chính đó cũng mang hình kim tự tháp. Trước điều trùng lặp thú vị này, họ dán những con tem lên mặt trước của bưu ảnh và gửi qua bưu điện Ai Cập. Bưu ảnh được đóng dấu nhật ấn của địa phương nơi có Kim tự tháp.

Trước kia, một số nước đóng dấu nhật ấn các bưu ảnh về công trình kiến trúc, phong cảnh…… bằng dấu của các địa phương nơi có những công trình, phong cảnh nói trên. Nhưng mãi đến những năm đầu thế kỷ XX, khi các đề tài của tem bưu chính rất đa dạng và phong phú, người ta bắt đầu dán lên mặt phải của bưu thiếp (mặt có hình in) những con tem có cùng nội dung.

Kể từ năm 1930 trở đi và đặc biệt là sau năm 1945, trên thế giới đã xuất hiện và phát triển hướng sưu tập bưu thiếp cực đại.



p/s: Bugi chủ yếu sưu tập FDC nên không đi sâu lắm vào mục này, nhưng cũng có chút vật phẩm MC kiến trúc ^^

Bugi5697
17-08-2008, 14:36
Những yếu tố cấu thành Bưu thiếp cực đại

1. Tem bưu chính

- Tem chưa đóng dấu, còn nguyên vẹn, không dây bẩn, có in hình hoặc mang nội dung của bưu ảnh, bưu thiếp.

- Tem chỉ được sử dụng trong giai đoạn còn giá trị bưu chính (tem đang được sử dụng trên mạng bưu chính, được cơ quan Bưu chính nước phát hành chấp thuận).

- Không được phép sử dụng tem không răng, nếu bộ tem này có phát hành tem có răng.

- Cấm sử dụng những con tem do FIP loại bỏ tại các triển lãm thế giới và quốc tế do FIP, FIAP tổ chức, tài trợ.

- Không chấp nhận các loại tem phạt, tem quá cước, tem phúc lợi xã hội, tem quân đội, tem sự vụ,....

- Đối với các block tem có kích thước lớn, che lấp phần lớn nội dung chính của bưu ảnh, bưu thiếp được phép tách con tem ra khỏi block (nếu là block có răng) hoặc cắt dời ra (nếu là block không răng); hoặc có thể gấp các mép block về sau của bưu ảnh, bưu thiếp.

- Trường hợp con tem nói về nhiều chủ đề hoặc nhân vật khác nhau, có thể sử dụng chính con tem này để nói về từng chủ đề, từng nhân vật riêng, kết hợp với các bưu ảnh, bưu thiếp nói về chủ đề ấy.

Bugi5697
17-08-2008, 14:48
2. Bưu ảnh, bưu thiếp

- Bưu ảnh, bưu thiếp phải nguyên vẹn có in phong cảnh, nhân vật.... chủ đề và ý nghĩa phải phù hợp hoặc trùng lặp tối đa với một chủ đề, nội dung của con tem. Chính vì vậy, không nên dùng những bưu ảnh có chủ đề nội dung phức tạp, tốt nhất nên sử dụng bưu ảnh, bưu thiếp với một nội dung chủ đề mà con tem thể hiện, như thế khả năng phù hợp sẽ cao hơn.

- Kích tước bưu ảnh, bưu thiếp đảm bảo theo quy định của FIP là 120x170 (mm) (thay thế kích thước 105x150 (mm) trước đây), trừ trường hợp bưu ảnh, bưu thiếp cổ có thể có kích thước khác. Tuy nhiên, lưu ý không được dùng các loại bưu ảnh có hình dáng đặc biệt (dị hình) hay có kích thước lớn hơn kích thước chuẩn.

- Hình ảnh thể hiện phải chiếm ít nhất 75% diện tích bưu ảnh, bưu thiếp.

- Loại bưu ảnh, bưu thiếp dùng tốt nhất là loại dùng trong kinh doanh, hoặc của Bưu chính phát hành.

- Trường hợp bưu ảnh, bưu thiếp được xuất bản đặc biệt về một bộ tem nào đó thì các hình ảnh, nội dung buộc phải được thể hiện trước khi phát hành tem. Điều đó có nghĩa là không được pháp sao chép lại con tem, vẽ, chụp, ghép ảnh hoặc bất kỳ một hình thức nào khác.

- Được phép sử dụng những bưu ảnh, bưu thiếp dùng trong kinh doanh phát hành sau khi phát hành tem, nhất là trong các trường hợp có dấu nhật ấn đặc biệt.

- Có thể sử dụng những bưu ảnh, bưu thiếp cổ, chúng thường rất quý. Giá trị của những bưu ảnh cổ phụ thuộc vào mức độ khan hiếm và khoảng thời gian đã lưu hành cũng như các yếu tố bổ trợ cho hình ảnh nội dung con tem.

- Một điều các lưu ý là các bưu ảnh, bưu thiếp có cán màng mỏng PVC và OPP đều không thích hợp vì khi đóng dấu, mực không thấm vào mặt bưu ảnh, bưu thiếp.

Bugi5697
17-08-2008, 14:59
3. Dấu hủy tem

- Dấu hủy tem phải do cơ quan Bưu chính nước phát hành tem phát hành. (Trường hợp các hội tem TW, địa phương, được ủy quyền phát hành dấu hủy, thì mẫu dấu phải được duyệt hoặc xác nhận bởi cơ quan Bưu chính nước phát hành tem và được sử dụng tại nước đó).

- Dấu đóng phải rõ ràng, tròn vành, rõ nét, đủ ngày tháng năm, phần lớn dấu phải nằm trên mặt bưu ảnh; trên dấu phải nêu rõ địa danh (nơi có bưu cục sử dụng con dấu này) cùng với ngày đóng dấu. Hai yếu tố này cần phải liên hệ mật thiết với chủ đề con tem đồng thời phù hợp với nội dung của bưu ảnh, bưu thiếp.

- Các loại dấu hủy thường được dùng là:
+ Dấu nhật ấn thông thường.
+ Dấu kỷ niệm.
+ Dấu phát hành ngày đầu tiên (gồm cả dấu phát hành đặc biệt).
+ Dấu đặc biệt.

Ba loại đầu tiên có thể lấy tại các bưu cục. Loại thứ 4 mang tính chất bất thường, đặc biệt do các tổ chức, hội tem chơi địa phương phát hành (nhưng phải có sự xác nhận chính thức của cơ quan Bưu chính nước đó).

- Những dấu nhật ấn có hình vẽ minh họa hoặc dòng chữ đi kèm theo mang nội dung liên quan tới con tem và tới chủ đề bưu ảnh sẽ có giá trị và được ưa chuộng.

- Ngoài ra, giá trị của dấu nhật ấn phụ thuộc vào thời gian kể từ khi đóng và sự khan hiếm của nó.

hat_de
18-11-2008, 14:21
Quy tắc bổ sung về việc chế tác Card Maximum temvietnam (http://www.temvietnam.vn/news_detail.asp?newsid=51603&CatID=107) cập nhật lúc 21:33' 17/11/2008)


Triển lãm sưu tập tem quốc tế 2004 - Tây Ban Nha, tổ chức vào ngày 10 đến 14/6/2004 tại Mađrit. Trong thời gian triển lãm, tại đây FIP đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành Card Maximum của FIP. Chủ tịch Ban chấp hành Card Maximum Jacques Thenard và uỷ viên Ban chấp hành FIP JosephWolff đã chủ trì hội nghị. Tổng cộng có 40 đại biểu của các quốc gia tham dự. Hội nghị này đã bổ xung quy tắc chế tác Card Maximum.

1- Nếu như đồ án của Liên tem có thể hợp thành một bức hình hoàn chỉnh (toàn cảnh một bức hình) thì có thể dán toàn bộ liên tem này ở trên bưu ảnh, nhưng nếu như hình ảnh của Liên tem này lại mang nhiều chủ đề thì chỉ có thể chọn tách ra con tem nào có chủ đề phù hợp với bưu ảnh để sử dụng.

2- Bưu ảnh được in ấn cho mục đích thương mại, tất nhiên phải tôn trọng luật bản quyền của tác giả.

3- Dấu huỷ tem trong kỳ hạn tem đang phát hành đều dùng để chế tác Card Maximum được, nhưng cần hết sức tiếp cận ngày mới phát hành . Thường chỉ con dấu ngày phát hành mới có sự hoà hợp, nhất trí với hình ảnh của con tem đó.

cái nầy khó nhỉ, ví dụ con chọi trâu, khi phát hành đâu có làm được, sau nầy ra lấy dấu Đồ Sơn cũng coi là MC :D

4- Kích thước bưu ảnh cần giới hạn trong khoảng 90 X 140 mm đến 105 X 148 mm. Nếu như kích thước bưu ảnh tương đối lớn, có thể cắt xén đi cho đúng cỡ quy định trên, nhưng cần hết sức bảo lưu phần thông tin trên mặt bưu ảnh.

5- Hình ảnh của bưu ảnh (đồ án) diện tích không được nhỏ hơn 75% diện tích của cả bưu ảnh.

6- Card Maximum chế tác trước năm 1974, tem có hai con khác nhau và con dấu huỷ tem đóng trên 2 con tem này không có thông tin liên quan đến con tem thì không được coi là Card Maximum.

7- Một con tem chỉ có tên nhân vật mà dùng để dán trên một bưu thiếp có hình ảnh nhân vật đo không được coi là Card Maximum.

L-) cái nì hiếm nhỉ, thường tem về danh nhân đều có in hình, tem nào in chữ ko dùng làm "MC" cũng hay, tuy ko được tính là MC nhưng có món lạ =))

hat_de
30-01-2009, 16:07
Lâu ko vào trang chủ của Trung ương Hội lém bài thiệt, hum nay đi 1 vòng thấy chỗ nào cũng có món mới, nhân 1 món về MC xin chia sẻ cùng cả nhà :D

Một số điểm mới sửa đổi của FIP về việc đánh giá Card maximum
(http://www.temvietnam.vn/news_detail.asp?newsid=51671&CatID=107)

(temvietnam.vn nhật lúc 23:24' 22/1/2009)

Căn chỉnh và tô màu lại chút xíu nguyên gốc nào:

Hiện nay, các nhà sưu tập tem nước ta đang chuẩn bị tham dự triển lãm tem Vietstampex 2010. Để chuẩn hoá các bộ trưng bày Card Maximum theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao trình độ hội nhập của phong trào sưu tập tem Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu một số điểm cần lưu ý trong Quy tắc mới sửa đổi của FIP về việc đánh giá Card maximum

12/10/2006, trong thời gian tổ chức triển lãm tem thế giới tại Tây Ban Nha, Ban chấp hành sưu tập Card Maximum của FIP đã họp, có 27 đại biểu các quốc gia tham dự. Trong chương trình của hội nghịnày có một nội dung là thông qua Bản mới sửa đổi về Quy tắc chuyên dùng và những điểm quan trọng để chỉ đạo đánh giá Card Maximum, đã được các đại biểu nhất trí. Việc sửa đổi quy tắc này được khởi xướng ở Đại hội tại Singapore của FIP năm 2004, tiếp đến Hội nghị Ban chấp hành Card Maximum cuả FIP năm 2005 tại Pari (Pháp)thảo luận, sửa chữa dự thảo và tiếp tục nghiên cứu trao đổi trong thời gian triển lãm tem thế giới tại Washington (Mỹ), trải qua thời gian hơn 2 năm tới 2006 mới được chính thức công bố.

Những sửa đổi chủ yếu của 'Quy tắc chuyên dùng và những điểm quan trọng chỉ đạo đánh giá Card Maximum"tựu trung có mấy điểm chính dưới đây:

Về quy tắc đánh giá chuyên dùng cho triển lãm Card Maximum

3. 1. Tem đã trở thành bằng chứng bưu phí trên một dụng phẩm bưu chính nào đó, (ví dụ trên một phong bì thư của ngành bưu chính quốc gia phát hành loại có in sẵn tem) nếu được ngành bưu chính nhà nước đồng ý, có thể được cắt để sử dụng.

ý kiến cá nhân: tem đã in trên bì hoặc bưu giản có thể cắt ra nếu ta thấy có khả năng làm 1 MC nào đó .... hì hì ... vậy cắt ảnh tem ra thay tem cũng được ... hị h ị... hy vọng hông bị phát hiện

3. 2. Bưu thiếp về kích thước có thể đặt ở trên quy cách khổ A4 (210 mm X 297 mm) làm giới hạn. Một trang trưng bày tất nhiên sử dụng 2 Card Maximum. Card Maximum được thị trường tiếp nhận, có thể có bo trắng và chữ viết liên quan đến chủ đề. Ngoài những bưu thiếp thời kỳ sớm kiểu ở trên mặt có chữ viết ra, Card Maximum mà trên bưu thiếp có diện tích hình ảnh tương đối lớn, sẽ được đánh giá tương đối cao. Một bưu thiếp trên có nhiều hình ảnh, bao gồm nhiều chủ để riêng biệt khác nhau, cấm không được sử dụng.

L-) cái nì khác với bì hoặc tem. Bì và tem có nhìu nội dung vẫn được bày :D

Về các điểm chỉ đạo quan trọng đánh giá triển lãmCard Maximum

3. 2. Dạng bưu thiếp: Chỉ có thể là hình vuông, hình chữ nhật mới được sử dụng, không chấp nhận các bưu thiếp có các dạng hình học khác.

L-) chít ông nào có MC dị hợm rùi ... ))... mình thì hy vọng sau nì sẽ thoáng hơn ... cho nó ... phong phú

3. 4 Phân loại các bưu phẩm: Đối với việc sử dụng Card Maximum loại "phái sinh" có đủ 3 yếu tố tem, con dấu và hình ảnh đồng nhất nhưng không phải là card, (ví dụ như loại phong bì cực đại – maxi cover), để tránh việc tài liệu khi trưng bày bị mất cân đối và sai sót, mỗi một khung trưng bày (16 trang) nhiều nhất chỉ được dùng 2 sản phẩm "phái sinh" nói trên.

4. 4 Hình thức bên ngoài và tính quý hiếm của tài liệu: Tính quý hiếm của tài liệu được quyết định bởi: Tính tương đối quý hiếm của 3 yếu tố trong bản thân mỗi Card Maximum. Độ khó trong việc chế tác Card Maximum. Hoặc thuộc tính cổ điển của nó.

Để hiểu về khái niệm thuộc tính cổ điển của Card Maximum, có thể tham khảo3 thời kỳ được liệt kê dưới đây. 1) Thời kỳ trtước năm 1946, định nghĩa và tên gọiCard Maximum lần đầu tiên được công bố. 2) Thời kỳ thứ 2 từ 1946 đến 1978. 3) Thời kỳ thứ 3, sau năm 1978 khi mà FIP chính thức ban hành quy tắc Card Maximum.

ko bít mấy bài đó mình cọp vô chưa #:-s

Việc sửa đối Quy tắc chuyên dùng và những điểm quan trọng chỉ đạo đánh giá Card maximum của FIP ở trên một trình độ nhất định đã giải quyết lâu dài những khó khăn mà tác giả và các giám khảo gặp bấy lâu nay, vì việc sử đối đã làm giản đơn hoá được quy tắc, hoàn chỉnh thêm quy tắc, làm cho quy tắc càng rõ ràng và dễ lý giải, giúp các nhà chơi tem khi chế tác Card maximum tránh được sai sót, đồng thời cũng giúp cho các giám khảo làm tốt hơn việc đánh giá các bộ trưng bày Card maximum, giúp cho hoạt động sưu tập Card maximum thêm phát triển thuận lợi.



#:-s... hì ...chơi MC đã có, làm TL MC còn khó hơn
tại TL tem Quốc gia Vietstampex 2005 chỉ duy nhất có 1 tác giả bày bộ 5 khung MC, đó là lâm còi. Tuy nhiên bộ đó Lâm còi kiếm được cũng dễ, hy vọng 2010 sẽ có nhìu tác giả tham dự món này hơn, và độ khó lớn hơn :|

THE GUEST
01-02-2009, 20:54
Mấy em coi cái nầy có là MC hợp chuẩn không ? Thanks.

28959

hat_de
01-02-2009, 21:32
Mấy em coi cái nầy có là MC hợp chuẩn không ? Thanks.

hình như tem ko nằm trên "ảnh", ảnh và tem đặc lên 1 tấm bìa trắng rồi đóng dấu hả bác :-?

THE GUEST
02-02-2009, 10:05
Thế mới khác loại MC thông thường nên K mới hỏi xem có chấp nhận "gọi là" MC được hay không vì ảnh nhỏ quá làm sao dán tem chồng chất vào. Thời 1965 vị sưu tập gia nào đã cố vận dụng ảnh và tem làm một "tác phẩm" như vầy cũng sáng tạo rôì nhỉ, dù không là MC đúng chuẩn. :D

hat_de
02-02-2009, 10:16
Thế mới khác loại MC thông thường nên K mới hỏi xem có chấp nhận "gọi là" MC được hay không vì ảnh nhỏ quá làm sao dán tem chồng chất vào. Thời 1965 vị sưu tập gia nào đã cố vận dụng ảnh và tem làm một "tác phẩm" như vầy cũng sáng tạo rôì nhỉ, dù không là MC đúng chuẩn. :D

vâng !
rất đúng ạ !
MC ra đời cũng là sự ngẫu nhiên khi con tem ai cập dán vô mặt trước của 1 bưu ảnh

sau nầy phát triển, cần có sự quốc tế hoá, chuẩn quá

bên cạnh đó vẫn còn sự sáng tạo riêng của người sưu tầm. Khi sáng tạo ra vật phẩm trên, các tiền bối tem làm nó như 1 thứ sưu tầm cũng giống như khi dán tem trên tiền và đóng dấu, tem trên lịch và đóng dấu ... lưu giữ thời gian, lưu giữ hình ảnh có trên con tem .... người làm vật phẩm trên ko ý thức, hoặc ko cần ý thức về MC khi làm vật phẩm ấy thì vật phẩm ấy vẫn có giá trị riêng của nó.

Nếu chúng ta "quy ước" nó là MC ... cháu nghĩ là cũng được, nhưng trong làng thì ko sao, sợ khi đưa ra thế giới lại phải giải thích thêm cho các bác FIP hay FIAP

mặt khác nếu công nhận món trên là MC thì hẳn là có rất nhiều cái tương tự như vậy nữa.

Sự tồn tại của những vật phẩm như vậy là ko thể phủ nhận, còn việc có gọi nó là MC hay ko cháu cũng ko dám có kết luận, chỉ bày tỏ vài suy nghĩ.

Nếu bưu ảnh kia to 1 chút, tem và dấu nằm trên nó thì .. tuyệt vời, dù sao cũng phải cảm ơn các bậc tiền bối vì những món gần MC đầy thú vị ạ !