PDA

View Full Version : Sưu Tập Tem Hổ


tegiac
18-01-2014, 11:32
Sưu Tập Tem Hổ

Xin được chia sẻ đến các bạn những sưu tập tem Hổ của tôi.

#1. Hồ Sơ Thiết Kế Mẫu Tem “ROYAL BENGAL TIGER” (Bangladesh 1974) nhà in Bradbury Wilkinson. (sở hữu qua cuộc đấu giá của “Sandafayre” vào ngày 13/3/2001)

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191349&stc=1&d=1390022744

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191350&stc=1&d=1390022855


Bradbury Wilkinson là một nhà in danh tiếng tại London đã thực hiện thiết kế in ấn rất nhiều mẫu tem bưu chính cho các nước thuộc Khối Liên Hiệp Anh. Bộ hồ sơ mẫu tem “Royal Bengal Tiger” gồm có 4 mẫu tem in rời và 1 mẫu dạng vignette thực hiện từ tháng 9 năm 1973 đến sự đồng ý cuối cùng vào tháng 11 năm 1973. Ngày 4/11/1974 bộ tem này đã được phát hành với 3 mẫu mệnh giá 25p, 50p, 2T.
So với hồ sơ thiết kế ta nhận ra 2 mẫu A, B mệnh giá 25p có khung màu tím đã bị hủy bỏ. Tên gọi chính thức của bộ tem này là “Wildlife Preservation” hoặc “Save the Tiger”.


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191351&stc=1&d=1390022855

Nguoitimduong
18-01-2014, 13:50
Vật phẩm " hồ sơ mẫu thiết kế" thật độc đáo và có 1 không 2. Qua đó giúp ta biết thêm thông tin đặc biệt về quá trình thay đổi mẫu tem. Chúc mừng bác tegiac đã sở hữu một vật phẩm rất đặc biệt!

tegiac
18-01-2014, 16:36
#2. “Hổ và Đười ươi”

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191352&stc=1&d=1390041233



Cặp tem “Hổ và Đười ươi” với dấu kỷ niệm tại Triển lãm Tem Quốc gia Singapore năm 1983. Đây là mẫu tem đầu trong bộ 4 tem “Opening of Singapore Zoo” (16/12/1973). Thiết kế mẫu tem do họa sĩ Eng Siak Loy, bản in litho của nhà in Bradbury Wilkinson.

tegiac
18-01-2014, 16:43
#3. “Những con Hổ của Jan Lindblad”

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191353&stc=1&d=1390041590


Bộ tem “Jan Lindblad’s Tigers” do Thụy Điển phát hành vào ngày 15/1/1998 nhằm kỷ niệm công lao của Jan Lindbald trong việc bảo tồn thiên nhiên thế giới. Bộ tem gồm 2 mẫu in liên hoàn theo chiều dọc, trị giá mỗi tem là 0.50 krona (không mệnh giá trên mặt tem). Nguyên mẫu của tem chọn lọc từ những ảnh chụp của Jan Lindblad và Pia Thörn. Thiết kế mẫu tem do họa sĩ Olöf Baldursdottir , bản khắc tem của Czeslaw Slania và in tại Kista, Stockholm.

Jan Lindblad (1932-1987) là nhiếp ảnh gia Thụy Điển nổi tiếng trên thế giới chuyên về đề tài thiên nhiên. Ông được biết nhiều qua những bộ phim, chương trình truyền hình động vật hoang dã. Vào những năm 1970, một mình với chiếc camera, Jan đã lặn lội xuyên qua các khu rừng mưa nhiệt đới từ Trinidad đến Guyana. Năm 1976-1979 cùng Pia Thörn, Jan thực hiện việc quay phim tại Ấn Độ. Một ngày nọ họ gặp Fathe Singh Ratore, anh này nói rằng muốn giới thiệu Jan xem những chú Hổ con. Bắt đầu từ đây, Jan mang 2 chú Hổ con về nuôi dưỡng tại miền quê Thụy Điển. Jan Lindblad cho rằng việc gặp gỡ và nuôi dưỡng 2 chú Hổ con là thành quả lớn nhất trong tất cả những chuyến mạo hiểm của ông. Bởi vì, điều ông luôn quan tâm cho đến cuối đời là trách nhiệm của loài người đối với thiên nhiên hoang dã.
(biên tập theo tài liệu bưu chính Thụy Điển “Swedish Stamps” 1998)

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191354&stc=1&d=1390041590

Jan Lindblad Film Festival 2010 - Våra tigrar (Our Tigers)
http://www.youtube.com/watch?v=knUqgd3DTzs (http://www.youtube.com/watch?v=knUqgd3DTzs)

Nguoitimduong
18-01-2014, 23:14
Bộ tem này có giá trị hơn nhờ cái tên Czeslaw Slania, một nhà thiết kế tem tinh khắc nổi tiếng người Ba Lan.

The smaller dragon
19-01-2014, 05:36
Chào mừng Tegiac, thành viên mới nhất của Diễn Ðàn. Và chia sẻ với Tegiac cùng anh chị em trên DÐ bộ Ngũ Hổ của dòng tranh dân gian Việt Nam ta, nhân dịp Xuân về

Hình 1: Ngũ Hổ Thần Tướng
191355


Hình 2: Bạch Hổ Thần Tướng
191356


Hình 3: Hắc Hổ Thần Tướng
191357


Hình 4: Xích Hổ Thần Tướng
191358


Hình 5: Thanh Hổ Thần Tướng
191360


Hình 6: Hoàng Hổ Thần Tướng
191359

(Xin lưu ý: Tôi tạm gọi Hổ đỏ là Xích Hổ, và Hổ xanh là Thanh Hổ, không biết có đúng không. Ai biết xin sứa dùm. Cám ơn. The smaller dragon)

tegiac
19-01-2014, 23:21
Bộ tem này có giá trị hơn nhờ cái tên Czeslaw Slania, một nhà thiết kế tem tinh khắc nổi tiếng người Ba Lan.

Bác Nguoitimduong nói thật đúng. Nghệ thuật tinh khắc Czeslaw Slania (1921-2005) là linh hồn của tem bưu chính Thụy Điển. Người ta đã từng lo ngại tem Thụy Điển sẽ không còn sức hấp dẫn nếu thiếu vắng đôi tay tài hoa của Slania. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn 3 họa sĩ kế thừa truyền thống tem in khắc Thụy Điển. Đó là Lars Sjööblom, Martin Mörck và Piotr Naszarkowski.


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191365&stc=1&d=1390151766
Czeslaw Slania


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191366&stc=1&d=1390151766
Lars Sjööblom


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191368&stc=1&d=1390151766
Martin Mörck


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191367&stc=1&d=1390151766
Piotr Naszarkowski

Hình ảnh của tập tem họa “4 Gravörer under lupp” do bưu điện Thụy Điển phát hành ngày 1/10/2004 giới thiệu “4 họa sĩ khắc tem qua lăng kính lúp”.

tegiac
19-01-2014, 23:24
Chào mừng Tegiac, thành viên mới nhất của Diễn Ðàn. Và chia sẻ với Tegiac cùng anh chị em trên DÐ bộ Ngũ Hổ của dòng tranh dân gian Việt Nam ta, nhân dịp Xuân về
...
(Xin lưu ý: Tôi tạm gọi Hổ đỏ là Xích Hổ, và Hổ xanh là Thanh Hổ, không biết có đúng không. Ai biết xin sứa dùm. Cám ơn. The smaller dragon)

Cảm ơn bác The smaller dragon đã chia sẻ bộ phong bì Ngũ Hổ thật đẹp. Bác đặt tên theo màu như vậy thuận ý ngũ hành của bộ tranh rồi.

tegiac
20-01-2014, 21:38
Tiếp đề tài tranh Hổ của bác The smaller dragon.

#4. “Long Hổ Đồ” 1


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191369&stc=1&d=1390231863


Bộ tem “Long Hổ Đồ” (Tranh Rồng Hổ) phát hành vào ngày 1/10/1971 kỷ niệm 100 năm sự nghiệp ấn loát của Chính phủ Nhật Bản. Nguyên mẫu của tem là họa phẩm nổi tiếng của họa sĩ Hashimoto Gaho (1835-1908), ông được xem là người cuối cùng của họa phái Kano với những tác phẩm làm cầu nối đến thế hệ họa sĩ Nhật Bản thời cận đại.
“Long Hổ Đồ” được thiết kế thành 2 mẫu tem in liên hoàn tung-hoành, một bên là “Ngọa Hổ”; một bên là “Tàng Long”. Ý của tranh thể hiện sự cạnh tranh của 2 sức mạnh với thế Hổ phục địa hùng dũng, vững chắc; Long tàng vân biến hóa, quyền uy.

tegiac
20-01-2014, 21:43
#5. “Long Hổ Đồ” 2


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191370&stc=1&d=1390232545


Do bưu điện Nhật Bản phát hành vào ngày 20/4/2000 trong series chuyên đề “Philatelic Week”. Bộ tem “Long Hổ Đồ” gồm 2 mẫu in liên hoàn theo chiều ngang, ngoài ra in thêm sheet gồm 5 bộ kèm logo PHILA NIPPON’01. Đây cũng là một tuyệt phẩm của họa sĩ Hashimoto Gaho. Họa phẩm này từng đoạt giải Bạc tại Triển lãm Quốc tế Paris 1900. Hiện tại nó được lưu giữ trong Nội phủ của Hoàng gia Nhật Bản.

tegiac
20-01-2014, 21:48
#6. “Hổ Đông Bắc”


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191371&stc=1&d=1390232736


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191372&stc=1&d=1390232736


Do bưu điện Trung Quốc phát hành vào ngày 20/7/1979. Bộ tem “Hổ Đông Bắc” (Hổ Mãn Châu) gồm 3 mẫu với 3 mệnh giá (4f, 8f, 60f). Các mẫu tem thể hiện sinh động sức dũng mãnh của loài Hổ phương Bắc.
Nguyên họa của tem trích từ các họa phẩm về Hổ của họa sĩ Lưu Kế Dữu. Thiết kế mẫu tem do họa sĩ Lưu Thạc Nhân.

tegiac
21-01-2014, 21:47
#7. Kỷ Niệm 100 năm ngày sinh Jim Corbett


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191401&stc=1&d=1390319011


Edward James (Jim) Corbett (1875-1955) nhà ái quốc, nhà tự nhiên học và là người luôn quan tâm đến việc bảo vệ môi trường hoang dã Ấn Độ. Từ thập niên 1930, ông thành lập khu bảo tồn tự nhiên với diện tích 18 dặm vuông như một thiên đường cho các loài thú quý hiếm. Sau khi ông qua đời, khu bảo tồn được đặt tên “Corbett National Park” vào năm 1957 và đến nay trở thành một điểm du lịch môi trường nổi tiếng.


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191402&stc=1&d=1390319011


Ngày 24/1/1976 bưu điện Ấn Độ đã phát hành một mẫu tem mang tiêu đề “Birth Centenary of Jim Corbett” để ghi nhớ những công lao của ông. Trên tem mệnh giá 25 Paisa họa hình Hổ là loài động vật xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm về thiên nhiên hoang dã của Jim Corbett.

Biahoi
24-01-2014, 06:31
Hello Tegiac,
Allow me to add theses stamps to your Thread of the Bengal Tiger issued by Canada in 1998.
May you continue adding to your collection in the years to come.
Chúc mừng năm mới
Happy New Year



Mr. Guy:)

191423

191424

191440

191425

191426

191427

tegiac
25-01-2014, 12:48
Hello Biahoi
Thank you very much that you’ve added your beautiful stamps. If you have some more tiger stamps, please show us. Chúc Mừng Năm Mới!

tegiac
25-01-2014, 12:53
#8. Kỷ niệm 10 năm "Kế Hoạch Bảo Vệ Hổ"


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191475&stc=1&d=1390632619


Phát hành vào ngày 22/11/1983, mẫu tem Hổ do India Security Press thiết kế mang tiêu đề “Project Tiger” nhằm kỷ niệm 10 năm thành công bước đầu trong kế hoạch bảo vệ loài Hổ tại Ấn Độ.
Vào đầu thế kỷ 20 số lượng Hổ tại Ấn Độ được ghi nhận khoảng 40,000 cá thể, nhưng con số này bị giảm sút nghiêm trọng vì nạn săn bắn bừa bãi. Thống kê của thập niên năm 1960 thì số đầu Hổ tại Ấn Độ chỉ vào khoảng 3,000 và điều tra xác định năm 1972 chỉ còn 1,827 cá thể. Trước nguy cơ diệt vong của loài Hổ, năm 1973 Quỹ Đời Sống Hoang Dã Thế Giới WWF (World Wildlife Fund) đã trợ giúp Ấn Độ số tiền 1 triệu Mỹ kim để thực hiện kế hoạch “Project Tiger” bảo vệ loài loài Hổ trên toàn lãnh thổ Ấn Độ bắt đầu từ ngày 1/4/1973. Từ 9 khu bảo hộ dành cho loài Hổ đã tăng thành 15 khu trong 10 năm và số đầu Hổ được ghi nhận là 3,015 cá thể.
(tham khảo theo H. S. Panwar, Director, Project Tiger)

Biahoi
25-01-2014, 21:21
Hello Biahoi
Thank you very much that you’ve added your beautiful stamps. If you have some more tiger stamps, please show us. Chúc Mừng Năm Mới!
Thank you very much first for your appreciation :) and secondly for taking the time to reply.=D>
Mr Guy
Biahoi:)

tegiac
25-01-2014, 23:52
#9. Nhật ấn “Ngày Đầu Tiên” trên tem “Kế Hoạch Bảo Vệ Hổ”



http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191476&stc=1&d=1390672141

(trích đoạn phiếu thông tin bưu hoa của bưu điện Ấn Độ)

tegiac
25-01-2014, 23:55
#10. Phong bì tem Tết Mậu Dần 1998 với nhật ấn “Ngày Phát Hành Đầu Tiên” Việt-Mỹ


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191477&stc=1&d=1390672412

Poetry
26-01-2014, 00:05
#10. Phong bì tem Tết Mậu Dần 1998 với nhật ấn “Ngày Phát Hành Đầu Tiên” Việt-Mỹ


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191477&stc=1&d=1390672412

Bác tegiac có FDC này hay quá. Đủ tem và dấu FD của VN và Hoa Kỳ. Một vật phẩm quý. =D>

tegiac
26-01-2014, 00:34
Bác tegiac có FDC này hay quá. Đủ tem và dấu FD của VN và Hoa Kỳ. Một vật phẩm quý. =D>

Thành thật cảm ơn bác Poetry khích lệ. FDC loại này mới lục ra thêm 1 cái để mai post lên mời mọi người xem. Sưu tập còn nhiều lắm.

Biahoi
26-01-2014, 01:22
Hello Biahoi
Thank you very much that you’ve added your beautiful stamps. If you have some more tiger stamps, please show us. Chúc Mừng Năm Mới!
Again thank you for your reply.
Here are some more pictures I have for you:

Cambodia
191485

Guine-Bissau
191486

Kyrgyzstan
191487

Liberia
191488

North Korea
191489

South Korea
191490

Togo Rep
191491

191492

HanParis
26-01-2014, 01:38
Theo Hàn, hai loài Hổ rất nỗi tiếng là Hồ Bengal bên Ấn Độ, và Cọp vùng Quảng Trị còn được gọi là ông Ba Mươi. Có phải đêm Giao Thừa hay về làng kiếm ăn? :D Loại cọp này không biết có từng xuất hiện trên tem chưa, nhưng nhân dịp Xuân về xin lì xì bạn Tê Giác 1 con Bengal US :


http://us.123rf.com/450wm/igorgolovniov/igorgolovniov1304/igorgolovniov130400472/18795289-etats-unis--circa-1992-un-timbre-imprime-dans-les-etats-unis-d-39-amerique-montre-blanc-tigre-du-ben.jpg

dammanh
26-01-2014, 09:43
Góp vui vài bì thư có hình ông hổ


191495

dammanh
26-01-2014, 09:48
BÌ THƯ VÀ CARD POSTAL LIỀN TEM CANADA

191496

191497

zodiac
26-01-2014, 16:52
góp vui cùng mọi người vài con cọp

191498

191499

191500

191501

HanParis
26-01-2014, 17:20
Chỉ còn mấy ngày nữa là Tết. Vậy là già trẻ bé lớn sẽ có dịp ăn uống say sưa 3 ngày Tết. Có Ace sẽ hỏi vậy thì ăn thua gì đến loạt tem Hổ của bác Bác Tê Giác? Có đấy, bởi vì VN ta có câu 'Nam Thực Như Hổ, Nữ Thực Như Miêu' Mèo Hiền Cọp Dữ là chuyện thường tình, vậy bác Tê Giác có sưu tập tem Mèo không? :D Cái mà tôi không hiểu là sao người Việt gọi coi ci nê miễn phí là coi cọp? :) Có lẻ thấy mặt dữ dằn quá nên anh soát vé cho vô free? :)) Góp vui với các bạn vài tem Hổ :

http://raf.dessins.free.fr/2bgal/img/timbres%20du%20monde%20sur%20la%20nature/timbre%20du%20monde%20nature%20-%20tigre%20timbre%20poste%20laos.jpg

http://www.phil-ouest.com/TaD/2010/6.jpg

http://www.phil-ouest.com/Divers/Nouvel_an_chinois_2010.jpg

http://faguoren.unblog.fr/files/2009/11/an2.jpg

tegiac
27-01-2014, 20:49
Thank you BiaHoi! Cảm ơn mọi người vui vẻ tham dự trang tem Hổ.

Bác HanParis ui, coi cọp xi nê theo tôi nghĩ là mượn từ chữ nghĩa học trò "cọp py". Không biết đúng không? Tuy là thích nuôi "mèo" nhưng tem mèo tôi không sưu tập. Gửi các bác xem thêm vài mẫu FDC.


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191511&stc=1&d=1390833996



http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191512&stc=1&d=1390833996



http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=191513&stc=1&d=1390833996

HanParis
28-01-2014, 02:00
Bác HanParis ui, coi cọp xi nê theo tôi nghĩ là mượn từ chữ nghĩa học trò "cọp py". Không biết đúng không?


Lúng dzồi bác Tê Giác à, thì ra là cóp pi, cọp bi vậy mà tôi quên lại đỗ lỗi cho chàng Hổ Cọp.:D Mấy bộ tem Hổ của bác coi hay quá. Chúc bác ăn Tết vui vẽ và nếu hứng thì có thể... lắc Bầu Cua Cá Cọp. Nhưng bác đặt tiền hay đặt (tem) cọp đây? =))

VAPUTIN
28-01-2014, 09:26
“coi cọp” trong tiếng Việt vừa có nghĩa là vào Sở thú chiêm ngưỡng ông ba mươi vừa có nghĩa khác mà nhà văn nam bộ Sơn Nam cho rằng xuất phát từ "cọp coi" theo tích đại để như sau:

Ngày xưa, vào nửa đầu thế kỷ 20, những gánh hát về miền tây, vùng đất mới khẩn hoang, để diễn phục vụ bà con, thường đi trên những chiếc ghe bầu lớn, còn gọi bằng “Ghe hát”. Ghe hát thường neo ở bến sông, bến chợ và đoàn hát dựng rạp để diễn ngay trên bến. Người dân đi coi hát thường đi theo nhóm, mỗi người phải mang theo một ngọn đuốc và một cây tầm vông dài, vạt ngọn. Khi đã đến giờ hát, đủ người xem thì mọi người dùng cây tầm vông cắm một vòng xung quanh rồi cột đuốc lên. Để làm gì. Để chặn con cọp (hổ) đến bắt người.

Trong lúc đoàn hát diễn thì bầy cọp cũng kéo đến, khi thì một hai, có khi bảy tám con rình xung quanh hàng rào tầm vông. Và vì không vào được bên trong, nên bầy cọp cũng ngồi tròn mắt coi hát từ bên ngoài cho đến tàn buổi diễn.Tất nhiên cọp xem hát miễn phí vì có ông bầu nào dám ra thu tiền của cọp. :D

Từ đó ra đời cái tích “coi cọp”, để nói về chuyện coi ké, đọc ké, xem nhờ, xem miễn phí…

HanParis
28-01-2014, 17:07
Cám ơn Bác Va về tích Coi Cọp, không biết miền ngoài có cụm xem hổ không? :) Chỉ biết là ở Tiền Giang, Hậu Giang các ông hay nhậu bia Con Cọp lắm :D

http://ts1.mm.bing.net/th?id=H.4964403568772248&pid=1.7

Nghe nói vì mê cô đào nỗi tiếng mà Công Tử Phước đã mua luôn một ghe hát đi lưu diễn miền lục tỉnh. Tại miền Tây, ngoài các vũ điệu Đầm Thol (Lâm Thôn) của Miên, người dân rất thích xem mấy đoàn hát Tiều (Triều Châu) và rất nhiều dân nghèo không có tiền mua vé nên rất muốn... coi cọp lắm.

Biahoi
29-01-2014, 08:59
Did you know the only way to produce a white tiger is through severe inbreeding of brother to sister, father to daughter and mother to son?
See this interesting video:

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=UKwY7yV5sYo

tegiac
31-01-2014, 21:57
“coi cọp” trong tiếng Việt vừa có nghĩa là vào Sở thú chiêm ngưỡng ông ba mươi vừa có nghĩa khác mà nhà văn nam bộ Sơn Nam cho rằng xuất phát từ "cọp coi" theo tích đại để như sau:

Ngày xưa, vào nửa đầu thế kỷ 20, những gánh hát về miền tây, vùng đất mới khẩn hoang, để diễn phục vụ bà con, thường đi trên những chiếc ghe bầu lớn, còn gọi bằng “Ghe hát”. Ghe hát thường neo ở bến sông, bến chợ và đoàn hát dựng rạp để diễn ngay trên bến. Người dân đi coi hát thường đi theo nhóm, mỗi người phải mang theo một ngọn đuốc và một cây tầm vông dài, vạt ngọn. Khi đã đến giờ hát, đủ người xem thì mọi người dùng cây tầm vông cắm một vòng xung quanh rồi cột đuốc lên. Để làm gì. Để chặn con cọp (hổ) đến bắt người.

Trong lúc đoàn hát diễn thì bầy cọp cũng kéo đến, khi thì một hai, có khi bảy tám con rình xung quanh hàng rào tầm vông. Và vì không vào được bên trong, nên bầy cọp cũng ngồi tròn mắt coi hát từ bên ngoài cho đến tàn buổi diễn.Tất nhiên cọp xem hát miễn phí vì có ông bầu nào dám ra thu tiền của cọp. :D

Từ đó ra đời cái tích “coi cọp”, để nói về chuyện coi ké, đọc ké, xem nhờ, xem miễn phí…

Cảm ơn bác VAPUTIN đã dẫn chứng tích "coi cọp" rất hay! Từ tích xưa thành ra "phương ngữ Nam bộ".

VAPUTIN
01-02-2014, 11:42
Did you know the only way to produce a white tiger is through severe inbreeding of brother to sister, father to daughter and mother to son?
See this interesting video:

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=UKwY7yV5sYo
Bạch tạng là đồng hợp tử gene lặn mà do đó lai cận huyết thì dễ xuất hiện hơn