PDA

View Full Version : Tản mạn về một phong bì


duca
28-05-2008, 23:02
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, toàn dân đi bỏ phiếu bầu Quốc hội đầu tiên. 333 đại biểu Quốc hội đã được bầu: Bắc Bộ 152 đại biểu, Trung Bộ 108 đại biểu, Nam Bộ 73 đại biểu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định: “Tổ chức thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của dân tộc đã là vô cùng khó khăn, tiến hành cuộc họp Quốc hội đầu tiên trong tình hình bọn phản động tăng cường phá hoại lại càng vô cùng phức tạp. Không ngăn được cuộc Tổng tuyển cử, bọn chúng quyết tâm làm cho Quốc hội không họp được, hoặc nếu có họp cũng không đạt được kết quả như chúng ta mong muốn.

Ngày mồng 4 tết Bính Tuất (5-2-1946),Bác Hồ về Đình Bảng chúc Tết, xem xét và chọn ngôi đình làng Đình Bảng làm địa điểm họp Quốc hội kỳ thứ nhất.
Nhân dịp này, các nhà sưu tập tem tại Hà Nội đã làm phong bì kỹ niệm sự kiện trên và bán mỗi phong bì với gía 3$/1cái (chủ yếu cho người Pháp) nhằm quảng bá và tuyên truyền cho sự kiện trên.

7024

7025

Tuy nhiên để sớm lập Chính phủ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và để đề phòng bất trắc xảy ra do tình hình căng thẳng lúc đó địa điểm để Quốc hội họp vừa chuẩn bị ở Hà Nội, vừa chuẩn bị ở làng Đình Bảng- Bắc Ninh. Cuối tháng hai, các đại biểu đã về Hà Nội tập trung đông đủ. Báo Sự Thật ra ngày 1 tháng 3 năm 1946 đưa tin: “Hai hôm nữa Quốc hội khai mạc”. Nhưng sáng 2 tháng 3 tức là sớm hơn một ngày- Quốc hội đã khai mạc, gần 300 đại biểu đã có mặt (một số đại biểu đang làm nhiệm vụ kháng chiến, một số ở Nam Trung Bộ không ra kịp).

Biên bản của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khóa họp thứ I, buổi họp toàn thể ngày 2 tháng 3 năm 1946 (lưu trữ văn kiện số 3) ghi rõ:
“Ngày 2 tháng 3 năm 1946, hồi 8 giờ sáng, tại nhà hát lớn thành phố Hà Nội, thủ đô nước Việt nam dân chủ cộng hòa, toàn thể đại biểu toàn quốc cử ra do cuộc tổng tuyển cử những ngày 23 tháng chạp năm 1945 và mồng 6 tháng giêng năm 1946, bằng lối phổ thông đầu phiếu chiểu theo sắc lệnh ngày 8 tháng 9 năm 1945 và 17 tháng 10 năm 1945 của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã họp thành Quốc hội”.

Như vậy thực tế là Quốc hội lần nhất không tổ chức tại Đình Bảng và vào ngày 3/3/1946 như phong bì trên đã thể hiện.

ngtrung
01-06-2008, 17:47
Cám ơn bạn Du Ca đã giãi nghỉa về phong bì này nhưng tôi có xem một diễn đàn khác thì một nhà sưu tập coi nó như hàng "hàm nghi"?

http://thichduthu.viet-numis.com/viewtopic.php?t=984

hat_de
01-06-2008, 23:56
Cám ơn bạn Du Ca đã giãi nghỉa về phong bì này nhưng tôi có xem một diễn đàn khác thì một nhà sưu tập coi nó như hàng "hàm nghi"?

http://thichduthu.viet-numis.com/viewtopic.php?t=984

"Hàm nghi" tức là cách gọi vui của những món nghi ngờ ko phải đồ thật đó
Bác Khải hiện đang phụ trách mục đó để bà con tham khảo và cảnh giạc
Mình cũng coi nó suốt trong diễn đàn tiền, mọi người rảnh thì vào link trên nha :D

congacon
03-06-2008, 06:59
undefinedNhững bì thực gởi hoặc bì Philatelic trong dòng tem này rất hiếm và có giá trị rất cao ...do đó có một số bì giả được tạo ra để bán cho các nhà sưu tập nứơc ngoài nhất là bì thư Philatelic Đình Bảng .

Mời các bạn xem một bì thực gởi bảo đảm ngày 16-2-1946 với block 4 con tem 40 xu Doudart De Lagree đựơc in đè VNDCCH , con tem này mang mã số Scott 1L17 ( Michel Cat. số 2) và trong Danh Mục tem Bưu Chính Việt Nam 1945-2005 mang số 41 , đây là lần đầu tiên bì thư này được bác Gà đưa lên d/d.

7279

Một số bì thực gởi quí hiếm của dòng tem này hiện nằm trong tay ông Jack Dykhouse , ông là một đại gia sưu tập tem Đông Dương và cũng là Phó Chủ Nhiệm Hội Tem Đông Dương tại Mỹ các bạn có thể tham khảo thêm những bì thư hiếm có này trong www.imnahastamps.com .

duca
07-06-2008, 17:09
Rất cám ơn các bạn đã có ý kiến về phong bì trên. "Hàm nghi" luôn luôn là điều cần thiết với chúng ta khi sưu tập về đề tài lịch sử bưu chính. Tuy nhiên nhiều lúc lại rất khó lý giải một vật phẩm là thật hay gỉa và thực tế nhiều lúc chúng ta nhận thấy rằng những nhà sưu tập trong và ngoài nước đã mua các vật phẩm "hàm nghi" với gía tiền không nhỏ.
Trở lại phong bì "Đình Bảng" trên, thì đây chỉ là phong bì kỹ niệm do các nhà sưu tập làm ra tuy nhiên thực tế đã không có sự kiện trên.

duca
30-07-2008, 23:31
Hiệp định sơ bộ và rồi cả Tạm ước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Chính phủ Pháp ngày 14-9-1946 tại Paris đã bị phía Pháp phá hoại bằng cách đẩy mạnh những hoạt động quân sự lấn chiếm để đi đến thôn tính toàn bộ Việt Nam.
Ngày 20-11-1946, Pháp đánh chiếm thành phố Hải Phòng và thị xã Bắc Ninh, đồng thời cho hàng nghìn quân đổ bộ lên Đà Nẵng và nhanh chóng khôi phục chính trị, kinh tế, xã hội để biến thành phố Đà Nẵng thành một căn cứ quân sự lớn của Pháp.
Tại thời điểm này khi gửi thư, người ta phải tạm sử dụng tem Pháp tuy nhiên một vài phong bì vẫn dùng lại con dấu đã được sử dụng bởi Bưu cục của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như phong bì sau:
9514

Nguoitimduong
08-09-2008, 07:19
Thêm 1 hình phong bì Đình Bảng :
11814

(indochine_souvenirs.com)

vnmission
13-12-2008, 13:59
Mời các bạn xem một bì thực gởi bảo đảm ngày 16-2-1946 với block 4 con tem 40 xu Doudart De Lagree đựơc in đè VNDCCH , con tem này mang mã số Scott 1L17 ( Michel Cat. số 2) và trong Danh Mục tem Bưu Chính Việt Nam 1945-2005 mang số 41 , đây là lần đầu tiên bì thư này được bác Gà đưa lên d/d.


Bì thư này hình như đã bay từ Mỹ sang Pháp cách đây 1-2 tháng. Tiếc quá, lúc đó tôi không có thời gian vào mạng.

dammanh
22-04-2009, 12:47
Tôi lục thấy con tem lạ trong tủ tem của cụ già với dòng chữ cụ ghi chưa rõ nguồn gốc,nhờ bác KHẢI và các bác,các bạn lý giải giúp.Dammanh xin cám ơn


38560

wwf_stamp
22-04-2009, 15:02
Tôi lục thấy con tem lạ trong tủ tem của cụ già với dòng chữ cụ ghi chưa rõ nguồn gốc,nhờ bác KHẢI và các bác,các bạn lý giải giúp.Dammanh xin cám ơn


38560

Theo chút thông tin mà tôi có được thì con tem Bảo đại với dấu chéo (in đè), được "dùng" ở miền Trung nơi mà Bảo đại bị truất phế, trước giờ chỉ toàn thấy tem sống, và 1 vài con tem có dấu hủy nhưng mà chưa bao giờ thấy con này nằm trên bao thư.

THE GUEST
22-04-2009, 16:18
Vâng, tôi cũng nghe đồn đoán là khi Bảo Đại bị truất phế và trao ấn + kiếm cho chánh quyền VNDCCH thì ngoài Huế, trong bưu điện "người ta" dùng bút lông viết chữ nho làm dấu thập lên tem có hình cựu hoàng...Còn có sử dụng để gửi thư hay không thì không biết, không thấy thực gửi loại con tem nầy sau ngày thoái vị đó. Còn những con tem có dấu thì toàn là dấu góc, đẹp cứ như CTO ăn theo chứ thực gửi bóc bì thư ra thì dấu không như thế. Lại còn sau ngày lịch sử 30-8-1945 (Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 25 tháng 8, Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh buộc Bảo Đại phải thoái vị. Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, Huế vào chiều 30 tháng 8, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Trần Huy Liệu.) cho tới ngày rút lui khi Pháp trở lại Việt Nam và chiến tranh Việt-Pháp nổ ra rôì Toàn quốc Kháng chiến... thì trong giai đoạn đấy trên thị trường sưu tập thỉnh thoảng cũng có xuất hiện bì thư vơí tem Indochine in đè VNDCCH với dấu Hue-Buu Dien Cuc hay Tourane-Buu Dien Cuc....mà người ta gán cho là bưu chính Việt Minh :P Còn con dấu trên tem Bảo Đại gạch chéo nầy thì... :P

kimma
10-09-2009, 16:52
Thêm phong bì hàm nghi xuất hiện trên eBay:

58000

58001

THE GUEST
14-09-2009, 13:24
Mấy món tem thời Indochine ngày xửa ngày xưa có ông vnmission là nghiên cứu sâu còn biết chứ mấy thứ này tụi tui nhìn vào cũng chịu, không biết gì mà tham gia :((

kimma
15-09-2009, 18:04
Bác Khải khiêm tốn quá! Riêng bì thư này, phi Bác không ai có thể giám định được:

58995

THE GUEST
11-10-2009, 00:32
Cái bì thư tem LKV Đức Phổ trên : Vô địch ! =D>

kimma
12-10-2009, 15:55
Cái bì thư tem LKV Đức Phổ trên : Vô địch ! =D>

Không rõ "vô địch" là "thật" hay "giả" ạ?

Đây là hình của tạp chí Timbroscopie số tháng 2/1997 giới thiệu bì thư trên:

67049

Tem Indochine 20c in đè hình như được tính thành 20 đ, cộng với 2 tem LKV 5 đ thành 30 đ. Theo thông tin của bác dammanh, thời kỳ này cước phí cho bì thư 20 gr thời kỳ này (1951?) là 100 đ, phải chăng vì vậy nên có chữ "Fạt"? Tuy vậy nội dung "phạt" cụ thể ra sao không thấy thể hiện?

Dấu tròn đỏ "NTB 6" có ý nghĩa gì? Phải chăng là dấu kiểm duyệt?

Dấu hủy "B 96 ngày 3/2" có phải là ký hiệu của quân đội hay bưu cục?

Bì này cũng có 2 dấu X bút chì xanh và đỏ - nếu là bì thật thì cách nhìn nhận về mấy bì thư giấy dó phải tính thêm.

Rất mong được bác Khải giải thích kỹ càng hơn. Xin cảm ơn bác!

THE GUEST
13-10-2009, 13:47
Anh KimMa nói tôi mới thấy việc đánh dấu X đỏ và xanh trên những bì vốn không đồng bộ về nơi gửi, nơi nhận thì thấy cũng hơi "quái lạ". Trong khi cái bì nầy thì không có (xem hình dưới). Để tôi suy nghỉ thêm...Nhưng tôi cho rằng 2 con tem LK 5 trên là tem thật ! Bì Đức Phổ ở trên hình như tôi cũng đã nhìn thấy ảnh đen trắng thu nhỏ của nó ở đâu 1 vài lần. Có thể là của ông Theo Klewitz người Đông Đức nay đã quá cố.

67203
67204

THE GUEST
18-10-2009, 09:34
Không rõ "vô địch" là "thật" hay "giả" ạ?

Đây là hình của tạp chí Timbroscopie số tháng 2/1997 giới thiệu bì thư trên:

67049

Tem Indochine 20c in đè hình như được tính thành 20 đ, cộng với 2 tem LKV 5 đ thành 30 đ. Theo thông tin của bác dammanh, thời kỳ này cước phí cho bì thư 20 gr thời kỳ này (1951?) là 100 đ, phải chăng vì vậy nên có chữ "Fạt"? Tuy vậy nội dung "phạt" cụ thể ra sao không thấy thể hiện?

Dấu tròn đỏ "NTB 6" có ý nghĩa gì? Phải chăng là dấu kiểm duyệt?

Dấu hủy "B 96 ngày 3/2" có phải là ký hiệu của quân đội hay bưu cục?

Bì này cũng có 2 dấu X bút chì xanh và đỏ - nếu là bì thật thì cách nhìn nhận về mấy bì thư giấy dó phải tính thêm.

Rất mong được bác Khải giải thích kỹ càng hơn. Xin cảm ơn bác!

Theo anh kimma thì anh có ý kiến gì. Mong đón nhận quan điểm của riêng anh. Tôi chưa có ý kiến gì thêm. :>

kimma
19-10-2009, 17:20
Bác Khải kính,

Nếu tôi không nhầm, đây là một vùng đất còn ít được khai phá. Bác vừa có kinh nghiệm, vừa có vật phẩm, vì vậy là một trong số rất ít người có thể đánh giá được thật giả.

Tôi nghĩ để có câu trả lời cuối cùng, cần phải nghiên cứu kỹ về bưu chính thời kháng Pháp, trong đó việc tiếp cận các văn bản, hiện vật gốc (như ở Cục Lưu trữ Nhà nước chẳng hạn) là không thể thiếu. Các nghiên cứu thứ cấp (secondary) có độ tin cậy không cao, mà cũng hiếm. Nghe nói ông J. Desrousseux cũng có viết về thời kỳ này, tôi sẽ cố gắng tìm hiểu thêm.

Rất mong bác tiếp tục suy nghĩ và đưa ra đánh giá của mình!

THE GUEST
20-10-2009, 00:11
Vâng nhất trí với anh Kimma. Tôi bận quá. Thời giờ ở nhà ít ỏi. Tôi mong tìm ra được tài liệu mà tôi từng thấy hình cái bì thư nói trên trong số tài liệu tem thư mà tôi lưu trữ lâu nay rồi sẽ có ý kiến thêm. Việc nầy nếu không xem thêm tài liệu...e rằng đưa ra ý kiến thiếu chính xác. Xin anh cho ít ít thời gian.

kimma
20-10-2009, 14:40
Một số văn bản hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (34, Phan Kế Bính, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội):

SỞ BƯU ĐIỆN KHU TỰ TRỊ VIỆT BẮC
Thời gian tài liệu: 1949-1962

Bưu chính

- Chương trình, kế hoạch và báo cáo thực hiện chương trình, kế hoạch về bưu chính;
- Tổ chức đường thư trong kháng chiến và sau ngày hòa bình (có sơ đồ kèm theo);
- Quy định về vận chuyển, kiểm duyệt và an toàn thư tín, công văn;
- Tài liệu về giá cước các loại bưu chính;
- Tổ chức hệ thống bưu cục và trao đổi bưu phẩm với vùng biên giới Việt-Trung;
- Báo cáo quản lý và phát hành tem thư, sách báo;
- Tài liệu về đấu tranh đòi quan hệ thư tín giữa 2 miền sau ngày hòa bình lập lại (1954);
- Tài liệu về kiểm tra bưu chính, thí điểm hạch toán phát hành sách báo;
- Sổ theo dõi giao nhận, vận chuyển thư tín, sách báo, bưu phẩm;

Nguồn: http://www.luutruvn.gov.vn/

Không hiểu đã có bác nào khai thác chưa?

kimma
30-10-2009, 08:03
Kính gửi Anh Khải,

Nếu có thể, xin anh scan giúp mấy con tem LKV thật trong bộ sưu tập của anh, với độ phân giải cao nhất có thể được. Tôi tin rằng chúng sẽ rất có giá trị giúp xác định tem giả. Xin trân trọng cảm ơn anh!

Kính,

kimma1102@gmail.com

THE GUEST
30-10-2009, 22:26
Kính gửi Anh Khải,

Nếu có thể, xin anh scan giúp mấy con tem LKV thật trong bộ sưu tập của anh, với độ phân giải cao nhất có thể được. Tôi tin rằng chúng sẽ rất có giá trị giúp xác định tem giả. Xin trân trọng cảm ơn anh!

Kính,

kimma1102@gmail.com

Gửi anh kimma,

Liệu cung cấp hình ảnh với độ phân giải cao như vậy có tốt không ? Nếu không thỉ làm mồi cho bọn làm tem giả in hàng loạt để bán lừa người khác ? Chuyện nầy cũng đã có xảy ra và họ đã in tem giả bán trên ebay cách đây không lâu mà tôi đã phân tách trong bài "hàm nghi" thì phải. Hơn nữa xin lỗi tôi cũng không biết anh kimma là ai thật sự để tôi dám làm chuyện nầy vỉ diễn đàn nầy mạng là ảo nick là ảo. Tôi là Khải với chân dung người thật việc thật. Còn anh là kimma, tôi chưa một lần biết anh là ai. Xin anh thông cảm. Tôi tin tem của tôi không phải là giả vì tôi mua được của bác Võ Khắc Du ở Nha Trang và kèm theo còn có hình ảnh gốc chụp từ album của bác, thư từ liên lạc,..còn giử gìn đầy đủ. Ngay con tem mà Mr. Joseph Cartafaslsa hình như cũng mua của tôi. Tôi có thể chứng minh điều đó khi tìm ra xấp hình chụp tem nầy từ album của bác Du. Ai trong hội SICP nói giả, tôi sẵn sàng mua lại con tem đó như hồi tôi bán cho ông Joe U$300 cách đây chắc cũng 8-9 năm. Xin chào anh.

Cồ Việt
30-10-2009, 23:40
Tôi nghĩ việc xác định tem LKV là thật thật hay giả rất khó. Bằng những hình tới nay đã được bác Khải, bác Huệ và một số nhà sưu tập cung cấp, người ta đã hoàn toàn có thể làm giả được tem rồi. Thí dụ rõ nhất là con tem mà bác Khải đã có lần so sánh.

Trong số 12 con tem 5d này, khoảng 1/2 là tem của bác Khải:

68946

Hai con tem ở giữa, bên trái là tem Đức Phổ mà bác Khải cho là thật, bên phải là tem nhiều người cùng cho là giả. Chúng trông khá giống nhau, do vậy tôi đoán nó được làm giả từ chính hình tem này.

Khó khăn trong việc xác định thật giả một phần rất quan trọng là không biết ngày xưa người ta in tem bằng những lọai giấy gì, có thống nhất không hay cứ hết lại chạy ra chợ mua; không biết người ta làm khuôn in như thế nào, chọn mực ra sao... Tôi đoán chắc phải dựa nhiều vào cảm nhận để phán đoán một con tem có thể đã được in kiểu gì (ép bằng tay hay dùng máy...), màu mực có đều quá hay nhạt quá không, giấy có phù hợp với tuổi không... Tóm lại vừa phải có tem xịn (nếu không có thì tối thiểu phải có hình rõ) để so sánh, vừa phải có kinh nghiệm.

68947

Thật tiếc đến nay Việt Nam ta vẫn chưa có người chuyên giám định tem.

kimma
02-11-2009, 11:40
Gửi anh kimma,

Liệu cung cấp hình ảnh với độ phân giải cao như vậy có tốt không ? Nếu không thỉ làm mồi cho bọn làm tem giả in hàng loạt để bán lừa người khác ? Chuyện nầy cũng đã có xảy ra và họ đã in tem giả bán trên ebay cách đây không lâu mà tôi đã phân tách trong bài "hàm nghi" thì phải. Hơn nữa xin lỗi tôi cũng không biết anh kimma là ai thật sự để tôi dám làm chuyện nầy vỉ diễn đàn nầy mạng là ảo nick là ảo. Tôi là Khải với chân dung người thật việc thật. Còn anh là kimma, tôi chưa một lần biết anh là ai. Xin anh thông cảm. Tôi tin tem của tôi không phải là giả vì tôi mua được của bác Võ Khắc Du ở Nha Trang và kèm theo còn có hình ảnh gốc chụp từ album của bác, thư từ liên lạc,..còn giử gìn đầy đủ. Ngay con tem mà Mr. Joseph Cartafaslsa hình như cũng mua của tôi. Tôi có thể chứng minh điều đó khi tìm ra xấp hình chụp tem nầy từ album của bác Du. Ai trong hội SICP nói giả, tôi sẵn sàng mua lại con tem đó như hồi tôi bán cho ông Joe U$300 cách đây chắc cũng 8-9 năm. Xin chào anh.
Cảm ơn bác Khải chia sẻ suy nghĩ của mình! Tôi có quan điểm hơi khác một chút và cũng may mắn có được hình rõ hơn từ một người bạn rồi.

Nhân tiện đây, xin các bạn admin cho biết ý kiến: có nên chia sẻ mọi thông tin ở Diễn đàn này không? Nếu cần phải cân nhắc, thì những thông tin nào nên dấu kỹ? Tôi thì muốn mọi người cùng chia sẻ những thông tin có được, nhưng sẽ tuân thủ quy định của các bạn. Xin cảm ơn!

hat_de
02-11-2009, 12:08
Cảm ơn bác Khải chia sẻ suy nghĩ của mình! Tôi có quan điểm hơi khác một chút và cũng may mắn có được hình rõ hơn từ một người bạn rồi.

Nhân tiện đây, xin các bạn admin cho biết ý kiến: có nên chia sẻ mọi thông tin ở Diễn đàn này không? Nếu cần phải cân nhắc, thì những thông tin nào nên dấu kỹ? Tôi thì muốn mọi người cùng chia sẻ những thông tin có được, nhưng sẽ tuân thủ quy định của các bạn. Xin cảm ơn!

Diễn đàn có Ban chủ nhiệm thay cho ban điều hành phụ trách chính. Chắc mọi người bận nên chưa trả lời ngay được.

Nhìn chung các thông tin cấm đưa đã có quy định, còn lại thì những tin mà người chơi có đề có thể đưa cho dù đó là thông tin đang chờ kiểm định. Còn 1 số thông tin "được coi là chuẩn" thì vẫn chưa dám đưa lên vì vấn đề như bác K nói là sợ vô tình người làm giả lấy làm tư liệu cho việc của họ. Nhiều người trong số làng tem có thể tiếp cận nguồn tài liệu gốc xong họ rất cẩn thận khi quyết định đưa lên hay ko.

1 dấu chuẩn đưa lên vừa có ích lại vừa có hại. Có ích ở chỗ nó có thể cho biết vật phẩm nào giả. Nhưng có hại ở chỗ nó giúp tạo ra nhiều vật phẩm giả có độ chính xác cao hơn.

Thiết nghĩ nếu có người cần tin thì có thể liên hệ trực tiếp với người có nguồn tin chuẩn. Nếu họ đồng ý thì gửi riêng, người nhận có thể sử dụng nhưng nếu muốn up nên cần có sự đồng ý của người đưa tin. Tất nhiên cũng có thể mẫu dấu người nhận nhận được cũng là giả vì 2 lý do:
- 1 là người gửi vô tình do họ tin mẫu của họ là thật
- 2 là người gửi cố tình để người nhận vẫn tưởng đó là thật, nhờ đó vẫn mua hoặc vẫn giữ các món đã mua.

Vấn đề thật giả quả thật là khó, ko biết khi nào VN mới có ban thẩm định và các chuyên gia đó đủ trình độ và thẩm quyền làm nghề này.

kimma
23-03-2010, 11:23
Bưu thiếp Hà Nội 22-3-46 đề gửi đi Bắc Ninh, xuất hiện trên ebay gần đây, kết thúc chỉ có 50 USD:

87895

Không có dấu đến mà chỉ có nhật ấn HA-NOI CHANH-THAU-CUC / BUU-TIN, cả mặt trước và mặt sau. Vài chuc cây số mà phải dán nhiều tem vậy? Nếu là tôi, sẽ đề gửi đi Tây cho hoành tráng, đằng nào cũng không cần địa chỉ rõ ràng!

dammanh
23-03-2010, 13:05
Chuyến về thăm quê,dammanh cũng gặp bao tem CTO trên tem đông dương in đè VNDCCH với con dấu này!Tại sao tem lưu hành ở miền bắc VN lại dùng ngôn từ MNVN ( chánh thâu cục ) thời điểm đóng dấu CTO này khi nào và ai đóng? ,dễ dàng thấy đây là sản phẩm của cá nhân nào đó.DAMMANH đã tìm hiểu và rõ là ai,người đó đã khuất núi,không nêu lên làm gì,chỉ khẳng định 100% bì trên là ngụy tạo!

vnmission
23-03-2010, 20:10
Tại sao tem lưu hành ở miền bắc VN lại dùng ngôn từ MNVN ( chánh thâu cục )

Chân lý thật đơn giản.

Tôi đã kiểm tra lại, thấy hồi 1945-46 từ được dùng là chính chứ không bao giờ là chánh, như Bộ Tài chính, nội chính... Lúc đó Sài Gòn có thể có "chánh thâu cục" (cơ quan quản lý thuế), chứ Hà Nội thì không!

Cảm ơn bác Mạnh!

vnmission
26-08-2010, 21:58
Tại sao tem lưu hành ở miền bắc VN lại dùng ngôn từ MNVN ( chánh thâu cục )

Xin được trở lại vấn đề này để có cơ hội hỏi thêm bác Đàm Mạnh. Tôi nghĩ Giám đốc bưu điện Hà Nội, hay một ai đó có thẩm quyền, mà là người miền Nam, thì điều này có thể xảy ra lắm!

vnmission
26-08-2010, 23:30
Đây là một bì thư dán tem Đông Dương in đè có giá trị lịch sử trong bộ sưu tập của bác Lư Tích Nguyên.

103191
103192

Vì hình trên mạng không thật rõ, xin phép bác Nguyên tóm tắt giải thích của bác về bì thư này:

Xuất phát từ Hải Dương với nhật ấn 10/9, bì thư qua trạm Cẩm Giàng (Hải Dương) với dấu trung chuyển 11/9 mầu đỏ và 3 trạm trung chuyển nữa để cuối cùng tới Việt Bắc. Bì thư có dấu kiểm soát (control mark) hình tròn “LK III / 1” màu đỏ và dấu chữ nhật "KIỂM DUYỆT" cũng mầu đỏ.

Vấn đề tôi muốn nêu là: bì thư này được gửi năm nào? Bác Nguyên cho là năm 1946 vì có thể số “46” có trên nhật ấn hoặc được viết tay ở đâu đó? Mặc dù vậy, căn cứ trên hai con tem in đè với cước 20 xu + 30 xu = 50 xu, tôi đoán có thể bì thư này được gửi năm 1947. Rất mong được bác Nguyên và các bạn sửa lại giúp!

dammanh
27-08-2010, 10:49
Đây là một bì thư tuyệt vời!chúc mừng bác NGUYÊN sở hữu một kỷ vật quý giá!Theo suy nghĩ dammanh thấy luận về cước phí giai đoạn này khó chính xác mà nên khai thác thông tin qua biên chế đơn vị của bộ đội CỤ HỒ.
Thông thường biên chế TIỂU ĐỘI-TRUNG ĐỘI-ĐẠI ĐỘI-TIỂU ĐOÀN-TRUNG ĐOÀN,nhưng giai đoạn 1946 thường chỉ nói TRUNG ĐỘI-ĐẠI ĐỘI-TRUNG ĐOÀN-ĐẠI ĐOÀN và biên chế con số cũng chung cho toàn bộ nên mới có trung đội 46 - đại đội 143 - trung đoàn 37..
Theo dammanh là 1946 vì 1947 đã có chính sách miễn cước phí với thư kháng chiến!
vài dòng suy luận,có sai mong mọi người thứ lỗi.

dammanh
27-08-2010, 11:08
Luận tiếp về từ CHÁNH THÂU CỤC theo thiển ý dammanh khả năng bác VNmission đưa ra xác xuất rất nhỏ vì đây là thời kỳ 45-46 không phải thời kỳ 54-55 theo hiệp định GERNERVER có nhiều cán bộ MN tập kết ra bắc.Còn trước đó và thời kỳ trước thập niên 60 khi có phong trào xóa nạn mù chữ,thì vấn đề giữ bản sắc rõ ràng về tiếng việt luôn được chú trọng.Thời điểm này tiếng hà nội vẫn được quan niệm là CHUẨN MỰC!dù người phụ trách bưu điện người vùng nào đó cũng không thể khắc dấu theo phiên âm tiếng quê nhà được...

Lu Tich Nguyen
27-08-2010, 11:36
Bì thư này là mấy năm trước tôi có cơ duyên mua được bộ sưu tập của ông Trân Nguyên, bì này thì được ổng giới thiệu trong "Danh mục Tem Bưu Chính Nước VNDCCH 1945-1975" do Hội Tem Việt Nam xuất bản vào năm 1991, trong danh mục ông Trân Nguyên có phụ trách viết bài tựa, trong bài tựa có giới thiệu phong bì này trong trang số 10:

103245

Khi tôi có được bì này, tôi rất quý nó, xem nó là một báo vật của dòng tem VNDCCH, Bộ tem của ông Trân Nguyên mà tôi mua được, tôi đã bán đi gằn hết, chì có cái bì này tôi không nỡ bán, vừa rồi tôi đưa nó lên ebay để giá bán $3000, tôi biết sẽ không ai mua, nhưng tôi không cằn, tôi để giá vậy chỉ có một mục đích là nâng giá trị tem VN trên thị trường quốc tế, nếu bì này là của Trung Quốc hoạc thồi Mãn Thanh, thì giá trị nó phải trên hơn vài chục ngàn $us, THỜI DÃ, MỆNH DÃ.

Còn về vấn đề bạn vnmission, Thật sự thì mấy dấu trên bì, không có dấu nào có niên hiệu cả, tôi cho nó là năm 1946, là vì tem phát hành trong năm 45 và 46, nhật ấn dấu đến cũng không rõ, chỉ thấy là ngày 15 tháng 9, vì tôi không có tư liệu về dòng tem VNDCCH, nên chỉ thấy trên bì có gì nói vậy. nếu có sai thì mong các bạn tha thứ và sửa cho. Đa tạ

vnmission
29-08-2010, 09:15
Cảm ơn bác Lữ Tích Nguyên thật nhiều! Chắc chúng ta sẽ có dịp trở lại bì thư đó, khi thông tin về cước phí, các đơn vị quân đội thời đó... đã được làm rõ.

Bì thư sau của ông Andrew Crenshaw giới thiệu trên trang web của ông:

103480
103481

Tôi nhớ mang máng đã được đưa lên đâu đó trên diễn đàn, nhưng vẫn muốn đưa lại để xin thêm ý kiến các bác.

Bì thư gửi từ Hà Nội, dấu HANOI RP | 11-3-46 | TONKIN, tới Nam Định sau 5 ngày, dấu NAM-DINH | 16-3-46 | TONKIN. Người nhận không có nhà cả hai lần vào 16 và 17/3, ngày 19/3 bưu điện đã để giấy báo lại, nhưng rồi cũng không ai đến nhận. Bức thư được trả về Hà Nội khoảng 6 tuần sau. Con dấu Bưu điện Hà Nội nhận lại này đang gây tranh cãi: HANOI CHANH THAU CUC | 24-4-46 | BAC BO.

Mặt trước có hai dấu đen: "không đến lĩnh" (2 lần) và "giả lại người gửi", cùng với chữ viết tay mực tím "Không đến lĩnh, trả lại người gửi".

Nhãn bảo đảm "R" không răng HANOI R P. No 217, có ký hiệu "fk" của nhân viên bưu điện Hà Nội.

Người nhận là ông Nguyễn Dương Hợp, 18 phố Dominé, Nam Định, người gửi là chi nhánh Đông Dương (Direction pour l'Indochine) của Asia Life Insurance Company (ALICO, tiền thân của AIG), 18 Rue Borgnis Desbordes (nay là phố Tràng Thi), HANOI (R. C. No 522A).

Tôi thấy bì thư có vẻ không phải đồ giả, nhưng lại có cả hai dấu "Hanoi RP" và "Hanoi Chánh thâu cục". Chuyện một thành phố có nhiều bưu điện thì thường, nhưng cùng bưu điện Bờ hồ mà có 2 nhật ấn thì cũng lạ. Xếp của Bưu điện Bờ hồ lúc đó hình như là người Nam, đã làm việc tại đây từ trước 19/8/1945. Cước 90 xu có lẽ chính xác.

Mong các bác cho ý kiến về bì thư này!

kimma
30-08-2010, 13:04
Tôi vừa nhận được bưu phẩm do Poetry gửi tặng, trong đó có Tạp chí Tem số 103, tháng 7/2010. Cảm ơn Poetry nhiều!

Tạp chí trên có bài "Dấu bưu chính VN qua các thời kỳ" của tác giả Trần Quang Vỹ (Hà Nội) ở trang 21-22, trong đó có đoạn (trích):

Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập thành lập Nước Việt Nam DCCH, tem bưu chính mới chưa có, nhưng nhật ấn đã thay đổi ngay từ 2/9. Ngành đã có những nhật ấn hình tròn với hàng chữ phía trên là "Hanoi Chánh thâu Cục" hoặc tên địa danh như "Hanoi, Thái Nguyên, Nghệ An...", phía dưới là chữ "Kiểm duyệt" hoặc "Bưu điện, Bưu chính, Bưu Tín Cục..." hoặc "Bắc bộ, Việt Nam".

Bài viết về cơ bản rất chi tiết, công phu. Đáng tiếc, tác giả không giải thích thêm và cũng không có hình minh họa (chắc là do Tạp chí Tem không đưa). Ngoài ra, có một điểm dường như tác giả đã nhầm khi viết ở trang 22, phần "Những nhật ấn có thêm những chi tiết khác" (trích):

3. Nhật ấn ở dòng trên là Hanoi RP là Registered tức là bưu ghi số, bảo đảm.

Rất mong các bác có thêm bình luận về dấu "CHANH THAU CUC"!

The smaller dragon
30-08-2010, 13:50
Thời Pháp thuộc, ngôn ngữ sử dụng chính thức là Pháp ngữ, nên mới có các dấu "Saigon RP," "Hanoi RP..." Vậy "RP" là gì?

"RP" là tắt của hai chữ Pháp "Recette Principale," mà tiếng Việt đồng nghĩa hay tương đương là "Chánh Thâu Cục" theo ngôn ngữ miền Nam.

vnmission
15-11-2010, 21:57
Hôm trước tranh thủ gặp bác Đào Đức Long và anh Tạ Phi Long tại triển lãm, tôi có tranh thủ hỏi về dấu "Hà Nội chánh thâu cục." Bác Long cho là không có, trong khi anh Long khẳng định là có, mặc dù có nhiều bì giả. Vậy vấn đề này vẫn chưa có lời giả đáp.

Đây là một bì thư đang có trên ebay, trông có vẻ như là đồ "hàm nghi", mong ý kiến đánh giá của các bác:

115055

115056

115057

Chú thích của người bán: This is a Viet Minh cover which is franked with a Viet Minh Francis Garnier 30xu ovpt on 15c. The cover was sent from Quang Tri to Binh Dinh. There are two very feint postmarks but they appear to read "Quang Tri Poste Rurale" but a date is totally unreadable. The cover looks to have been fashioned from a piece of newspaper or handbill. The piece is in VF condition. This is quite a scarce item from a time when postal communications was limited and poor at best.

Tiện thể, xin hỏi các bác năm 1946 có dập ghim chưa?

huuhuetran
16-11-2010, 06:42
Tôi cho rằng những mẫu tem Indochine in đè nầy trong giai đoạn 45-46 không thể có mặt ở Quảng Trị được! Tiếc là ngày tháng năm trên nhật ấn quá mờ!

vnmission
19-11-2010, 10:12
Ngoài việc tem in đè khó có thể tới được Quảng Trị như nhận xét của bác Huệ, bì thư trên có ít nhất 3 điểm nghi vấn:

Quá "mới", sạch sẽ;
Ghim dập được VM sử dụng từ 1946-47 là điều khó tin;
Dấu "Poste Rurale", nếu có, chỉ dùng tại vùng tạm chiếm.


Vậy mà bì trên vẫn có người mua?

115293

kimma
13-02-2011, 16:57
Bì thư này cũng "quá đẹp":

122814

122815

vnmission
02-07-2011, 12:55
Những bì thực gởi hoặc bì Philatelic trong dòng tem này rất hiếm và có giá trị rất cao...

Mời các bạn xem một bì thực gởi bảo đảm ngày 16-2-1946 với block 4 con tem 40 xu Doudart De Lagree đựơc in đè VNDCCH , con tem này mang mã số Scott 1L17 ( Michel Cat. số 2) và trong Danh Mục tem Bưu Chính Việt Nam 1945-2005 mang số 41 , đây là lần đầu tiên bì thư này được bác Gà đưa lên d/d.

137855


Một bì song sinh, sắp kết thúc trên eBay:

137853

137854

Cá nhân tôi vấn thấy gờn gợn, nhưng chắc là bì trên sẽ bán được với giá cao! Cùng ngày giờ, số bảo đảm 12 so với 17, vậy chắc phải có ít nhất 4 bì thư khác tương tự đánh số 13-16. Chỉ có điều bác dammanh từng khẳng định, thời 1946 chưa có thư bảo đảm?!

The smaller dragon
02-07-2011, 21:00
Lạ nhỉ! Tôi tưởng dịch vụ "Bảo Ðảm" thì đã có rất lâu, từ thời Pháp thuộc chứ?!

Trong bộ sưu tập TAT, tôi rất thích phong bì sau đây, gửi bảo đảm từ Hà Nội năm 1936 dán 10 tem khác nhau trong bộ Hàng Không Ðông Dương 1933. Ðó là điều đặc biệt thứ nhất. Ðiều đặc biệt thứ hai là tem được dán theo thứ tự giá mặt từ 1c đến 66c một cách ngay ngắn và đẹp đẽ, ngay khoảng cách giữa các hàng tem cũng đều tăm tắp. Ðiều đặc biệt thứ ba là tem được đóng dấu mắt bò từng con một. Ðiều đặc biệt thứ tư là khoảng cách giữa ba hàng chữ địa chỉ với các tem dán đều bằng nhau, tạo nên sự trình bầy mỹ thuật hài hòa. Và điều đặc biệt thứ năm mà cũng quan trọng nhất là phong bì chính là mẫu phong bì chính thức của Phủ Toàn Quyền Pháp tại Ðông Dương. Người chăm chú thực hiện một phong bì như thế này không biết họ cần một giờ đồng hồ hay hơn nữa?! Họ cũng còn được sự hợp tác rât thân thiện và mất thì giờ của nhân viên bưu điện qua việc đóng dấu mắt bò và chỉ dán nhãn Bảo Ðảm sau khi đóng dấu rồi. (Nhãn "Hanoi RP" dán đè lên dấu Hanoi Tonkin 20-1-36 ở góc trên bên trái phong bì.)

137898

137899



Ba dấu đến của Bưu Ðiện New York đóng ở mặt sau, đè lên các mép dán là truyền thống của Bưu Ðiện Hoa Kỳ áp dụng cho các thư bảo đảm. Truyền thống này đến nay vẫn còn được áp dụng.

dammanh
02-07-2011, 21:48
Xin chân thành cám ơn bác RỒNG! trong topic huyền thoại tem NGA KHÊ ,Dammanh có nghi ngờ trong giai đoạn đầu khi CM thành công từ 9-1945 đến khi toàn quốc k/c thì dịch vụ thư bảo đảm có trong vùng VIỆT MINH kiểm soát không ,nếu có thì cước thư tính thế nài và tai sao các bì thư trên dán tem không theo quy luật nào?
Từ 1956-1954 trong vùng VIỆT BẮC không thấy nói DICH VỤ GỬI THƯ BẢO ĐẢM

vnmission
02-07-2011, 22:04
Hình như bác Mạnh nói chưa hết ý? Theo tôi hiểu, ngoài vấn đề cước phí, ý bác Mạnh là:

- Sau CMTT, dịch vụ bưu điện được khôi phục nhưng hoạt động vô cùng khó khăn. Thời kỳ này, việc chuyển thư trong thành phố không dễ dàng do quấy phá của quân Pháp và quân Tưởng, chưa nói đến các tỉnh. Nếu bưu điện nhận chuyển thư bảo đảm thì quá... dũng cảm!

- Nhãn "R" do ai làm? Trông giống nhãn thời Pháp, nhưng lại không có răng.

Ngoài ra, tôi thấy block 4 tem không được đóng dấu cho chờm lên phong bì nên cũng đáng ngờ.

The smaller dragon
02-07-2011, 23:44
Dịch vụ Bưu Ðiện vùng Việt Bắc thời điểm 1946 thì dĩ nhiên là khó khăn rồi, và đúng như ý kiến của Dammanh, không thể có dịch vụ Bảo Ðảm được. Nhưng năm 1946, nếu là thư từ Hà Nội gừi tới một địa chỉ ở Hà Nội, nơi các nhân viên Bưu Ðiên Hà Nội (từ thời Pháp thuộc được lưu dụng thời Dân Chủ Cộng Hòa?) đã quá quen thuộc với mọi loại dịch vụ thì dịch vụ bảo đảm cũng có chăng?

Chỉ có điều khi quan sát hai phong bì với các lốc 4 tem Ðông Dương in đè có nhãn bảo đảm số 12 và 17 trên kia, tôi nghĩ đây chỉ là loại philatelic covers của dân chơi tem mà thôi.

Dưới đây là thêm một thí dụ của loại philatelic cover mà bác Nguyễn Bảo Tụng tặng tôi. Bác làm phong bì này sau năm 1975, nhưng lại có con dấu 30-4-1975!

137901

137902

vnmission
07-03-2012, 21:25
năm 1946, nếu là thư từ Hà Nội gừi tới một địa chỉ ở Hà Nội, nơi các nhân viên Bưu Ðiên Hà Nội (từ thời Pháp thuộc được lưu dụng thời Dân Chủ Cộng Hòa?) đã quá quen thuộc với mọi loại dịch vụ thì dịch vụ bảo đảm cũng có chăng?


Bác TSD quả không hổ danh Giáo sư!

159097
159098
(Bì thư của ông Ron Bentley)

Một bì thư R , gửi từ Hà Nội ngày 5-10-46 đi Hải Phòng.

Trong một bài viết khoảng năm 1950, ông cụ thân sinh của tôi dùng chữ "chánh" thay vì "chính," vì vậy tôi linh cảm dấu "Hà Nội Chánh thâu cục" có thực. Bì thư này thực 100%, giúp tôi khẳng định linh cảm đó.

Cước phí thư thường thời điểm này là 30c, cước bảo đảm + 60c = 90c.

Angkor
30-04-2012, 17:47
Thêm 1 hình phong bì Đình Bảng :
11814

(indochine_souvenirs.com)
=================

Cái này là sau, mà giá nó khá cao!!!
vừa kết thúc với giá : 51Eur

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/f56f399f.jpg

VAPUTIN
22-05-2013, 11:38
Luận tiếp về từ CHÁNH THÂU CỤC theo thiển ý dammanh khả năng bác VNmission đưa ra xác xuất rất nhỏ vì đây là thời kỳ 45-46 không phải thời kỳ 54-55 theo hiệp định GERNERVER có nhiều cán bộ MN tập kết ra bắc.Còn trước đó và thời kỳ trước thập niên 60 khi có phong trào xóa nạn mù chữ,thì vấn đề giữ bản sắc rõ ràng về tiếng việt luôn được chú trọng.Thời điểm này tiếng hà nội vẫn được quan niệm là CHUẨN MỰC!dù người phụ trách bưu điện người vùng nào đó cũng không thể khắc dấu theo phiên âm tiếng quê nhà được...

Va đồng quan điểm với bác Mạnh. Theo Va tìm hiểu thì giám đốc bưu điện Hà nội giai đoạn đó là ông Tô Hữu Hạnh quê Tây Giang - Tiền Hải-Thái Bình. Thời trẻ ông lên Hà nội học và theo cách mạng luôn. Tới năm 1945, 1946 chắc ông chưa từng vào miền Nam. Vợ ông này là dân Hà nội nên không có lý do gì ông Hạnh cho phép khắc con dấu "chánh thâu" như trên.

Poetry
21-06-2013, 22:24
Một bì thực gửi đang được rao bán đấu giá trên Delcampe với giá 95€, có dấu bưu điện Thừa Thiên, dấu cổ động:

http://www.delcampe.net/page/item/id,221550161,var,VIETNAM-LETTRE-LOCAL-THUA-THIEN-a-PHONG-DIEN-GRIFFE-ROUGE-HOAN-NGHENH-DAI-HOI-CONG-DOAN-TOAN-QUOC,language,E.html

186578

186579

186580

VAPUTIN
01-07-2013, 17:26
Phong bì trên kết thúc đấu giá bán được 2114.00 €
Thật ngạc nhiên cho Va là có người bỏ số tiền khá cao cho một bì thực như thế.

Poetry
01-07-2013, 18:22
Theo anh Va thì phong bì trên là thật. Anh có thể nói rõ hơn cho bà con cùng hiểu được không?

VAPUTIN
02-07-2013, 13:48
Phong bì trên Va tui thấy khá phức tạp để xác định thật giả. Có lẽ là trình độ hiểu biết về tem thư, bì thực... của Va tui cũng còn non kém thôi. Để khi nào rảnh Va tui xem kỹ thật kỹ rồi báo cho bác biết qua PM.

Nếu xác định được vật phẩm nào là giả thì cũng chỉ nên báo cho nhau biết là giả thôi chứ không nên nêu chi tiết ra làm gì để người làm giả có thể rút kinh nghiệm để làm giả ngày càng tinh vi hơn. Thường làm bì thực giả thế nào cũng để lại dấu vết nào đó, có cái nhận ra ngay, có cái phải xem xét thật tỉ mỉ mới có thể kết luận được. Cái khó là mình chỉ có hình scan nên không nhờ được các phương tiện khác như kính hiển vi, KHV huỳnh quang, đèn UV...