PDA

View Full Version : Biển Đông dậy sóng


Angkor
14-05-2014, 19:40
Tàu Việt Nam bị Trung Quốc ngăn cản thô bạo khi vào vùng đặt giàn khoan

(Theo tin từ Việt nam)


193610

Tình hình diễn biến tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan dầu trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam hôm nay 14/5/2014, thêm căng thẳng khi các tàu cảnh sát biển Việt Nam được lệnh áp sát gần giàn khoan hơn. Trung Quốc huy động lực lượng lớn các tàu và máy bay uy hiếp, cản trở thô bạo các tàu Việt Nam làm nhiệm vụ.

Theo ghi nhận của các phóng viên Việt Nam có mặt tại hiện trường xung quanh khu vực đặt giàn khoan Hải Dương 981 ghi nhận, từ sáng nay khoảng 7 giờ, các tầu Việt Nam tiến gần hơn vào khu vực đặt giàn khoan Trung Quốc để « kêu gọi, thuyết phục » Trung Quốc rút giàn klhoan và tàu ra khỏi khu vực chủ quyền Việt Nam.

193611

Khi các tàu cảnh sát biển Việt Nam ở cách giàn khoan chừng trên 9 hải lý, Trung Quốc đã huy động lực lượng tàu với số lượng áp đảo, khoảng trên 80 chiếc trong đó có cả tàu quân sự, chủ động đâm thẳng vào các tàu Việt Nam, trong khi đó trên trời máy bay quân sự Trung Quốc cũng xuất hiện uy hiếp.

Phóng viên báo chí Việt Nam và nước ngoài đi theo tàu cảnh sát biển Việt Nam đều có chung một nhận xét là các tàu Trung Quốc rất manh động và hung hăng. Trước thực tế đó, tàu cảnh sát biển Việt Nam chỉ còn cách né tránh sự tấn công của các tàu Trung Quốc để tìm cách tiếp cận giàn khoan. Cuộc giằng co như kiểu mèo vờn chuột diễn ra trong vòng nhiều giờ, có lúc các tàu hai bên chỉ cách nhau vài trăm mét. Các tàu Việt Nam với số lượng ít và nhỏ nên khó lọt qua các tàu Trung Quốc

193612

...mèo đang vờn chuột...

Liên quan đến những diễn biến trên, hôm nay 14/05/2014 trang tin VnExpress dẫn lời thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, đến sáng hôm nay, Trung Quốc vẫn ngăn cản quyết liệt hoạt động của các tàu thực thi pháp luật Việt Nam, không có dấu hiệu gì cho thấy họ sẽ rút giàn khoan.

Đồng thời tướng Nguyễn Quang Đạm cũng khẳng định hoạt động quyết liệt này của Trung Quốc đã gây ra những khó khăn và nguy hiểm cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư đang tác nghiệp trong khu vực. Tuy nhiên, "Cảnh sát biển Việt Nam vẫn quyết tâm bám trụ, tuyên truyền và đấu tranh" và Việt Nam không điều tàu quân sự ra giải quyết những vụ việc như thế này.

Angkor
14-05-2014, 19:51
Cũng theo tin từ Việt nam thì, Manila tố Bắc Kinh xây sân bay trên đảo Gạc Ma.

193613


Hôm nay 14/05/2014, chính quyền Philippines đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc đang cho xây dựng trái phép một đường băng trên đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, hòn đảo đã bị Bắc Kinh đã dùng vũ lực chiếm của Việt Nam từ năm 1988.

Bộ Quốc phòng Philippines cho biết, từ tháng Giêng, các máy bay quân sự của nước này đã quan sát thấy Trung Quốc đang chuẩn bị vật liệu, đất đai dọn dẹp mặt bằng trên đảo Johnson South Reef, theo cách gọi của Philippines tức đảo Gạc Ma.

Trả lời báo chí, hôm nay Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario cho biết Manila tháng trước đã thông qua đường ngoại giao phản đối việc làm này của Bắc Kinh. Ngoại trưởng Philippines nhận định việc Trung Quốc đang cho xây dựng ở đây một đường băng là hoàn toàn có thể và việc làm này là trái phép.

Năm 1988 Trung Quốc đã đưa quân ra đánh chiếm đảo Gạc Ma, một đảo đá ngầm nằm trong quần đảo Trường Sa, cho tới khi đó vẫn thuộc quyền quản lý của Việt Nam. Trong trận chiến không cân sức đó, 74 binh sĩ Việt Nam đã hy sinh và hòn đảo bị Trung Quốc chiếm giữ.

Từ đầu tháng 5, nhiều nguồn tin báo chí trong khu vực đã nói đến việc Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng một đường băng trên đảo Gạc Ma để tăng cường khả năng triển khai lực lượng ở Biển Đông. Cùng lúc với thông tin trên là việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hơn 80 hải lý cùng một đội tàu hùng hậu gồm cả tàu quân sự để bảo vệ cho việc làm trái phép của mình.

Nghiêm trọng hơn, khi bị các tàu làm nhiệm vụ Việt Nam ngăn cản thì các tàu Trung Quốc đã có những hành động được cho là hung hăng và nguy hiểm. Tàu Trung Quốc đã đâm thẳng hoặc dùng vòi rồng tấn công vào các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam.

Angkor
14-05-2014, 20:05
Tẩy chay hàng Trung Quốc

Trong bối cảnh làn sóng phẫn nộ đang dâng cao tại Việt Nam lên án nhà cầm quyền Trung Quốc đưa giàn khoan đặt tại vùng đặc quyền kinh tế quốc gia từ đầu tháng 5/2014, tại nhiều nơi người tiêu dùng tẩy chay hàng Trung Quốc, cơ sở kinh doanh từ chối phục vụ người Trung Quốc, hội doanh nghiệp kêu gọi không làm ăn với Trung Quốc.



193614

HanParis
14-05-2014, 20:48
Tẩy chay hàng TQ để phản đổi sự xâm lăng trắng trợn địa phần VN trong thời gian gần đây đã đành. Thế Giới và VN cũng từng tẩy chai hàng TQ vì chất lượng kém... Riêng tôi chỉ mua hàng của Đại Hàn Dân Quốc tuy đắt hơn nhưng chất lượng thì đảm bảo hơn nhiều.


Người tiêu dùng tẩy chay hàng Trung Quốc



Chưa bao giờ vấn đề tiêu dùng lại nóng như hiện nay, bởi sau hàng loạt các vụ bê bối liên quan đến chất lượng hàng Trung Quốc (TQ) bị các cơ quan chức năng và báo chí phanh phui đã khiến người tiêu dùng (NTD) thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng quyết định tẩy chay hàng TQ.

http://www.co-opmart.com.vn/LinkClick.aspx?fileticket=7cY7pem91bI%253d


Chị Thùy Dung nhà ở quận Tân Phú bức xúc: “Hết khô mực giả, trứng gà giả, cà phê giả, nội tạng thối, thịt bẩn, táo Fuji bọc túi độc, phòng khám bệnh vô y đức... giờ lại đến món giá ăn được trồng bằng cách tẩm hóa chất TQ cực độc, kém chất lượng. Sau vụ giá độc này không biết các cơ quan chức năng còn phát hiện ra bao nhiêu vụ thực phẩm được làm từ hóa chất nữa?”.

Người tiêu dùng Việt Nam tẩy chay hàng Trung Quốc

Cùng tâm trạng với chị Thùy Dung, nhiều chị em nội trợ khác khi xách giỏ đi chợ cũng đã thể hiện rõ thái độ “nói không” với các loại rau củ quả đẹp mắt, bóng loáng, căng mọng vì nghi ngờ là do TQ nhập sang. Một tiểu thương bán trái cây tại chợ Tân Định, Q1 cho biết “Từ khi báo chí viết nhiều về các loại trái cây trồng bằng chất kích thích thì hàng của tôi cũng ế luôn. Người ta có ghé xem qua rồi lắc đầu không mua vì sợ mua nhằm hàng TQ có tẩm thuốc. Nhiều chị em tiểu thương ở đây tình hình kinh doanh cũng không khá hơn”. Theo chị em nội trợ, không khó để nhận biết hàng TQ vì hầu hết các loại rau, củ, quả Trung Quốc (TQ) đều có một ưu điểm nổi trội hơn hẳn hàng trong nước là hình thức rất đẹp, nhìn vào dễ có cảm tình ngay. Chính vì “ưu điểm” này mà khi chọn mua, người tiêu dùng nếu để ý có thể phân biệt rau nội và rau TQ qua hình dáng bên ngoài. Cầm hai ba củ khoai lang tây trên tay, chị Hà Anh nhà ở quận Bình Thạnh quả quyết “Chắc chắn đây là hàng TQ vì hàng Đà Lạt củ khoai nhỏ và trông xấu hơn”. Mặc dù NTD đã bắt đầu để ý nhiều đến chất lượng, xuất xứ của hàng hóa nhưng đây cũng mới chỉ là chọn lựa theo cảm tính, chưa có quy trình hay bất kỳ giấy chứng nhận nào của các cơ quan chức năng trong việc xác định rõ nguồn hàng. Thay vì ngồi đó “đoán già đoán non” nhiều chị em phụ nữ đã chọn giải pháp an toàn hơn là vào các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi để có bữa cơm gia đình thật sự “sạch”.

Siêu thị - “chợ” an toàn

Cả tháng nay, khu gian hàng thực phẩm tươi sống của Co.opmart Đinh Tiên Hoàng vốn rộng rãi bỗng trở nên chật chội bởi khách hàng tập trung khá đông vào mỗi buổi sáng để mua thực phẩm. Mặc dù đã tăng cường lượng nhân viên phục vụ nhưng theo quan sát của chúng tôi vẫn không đủ để đáp ứng hết các yêu cầu của khách hàng. Thấy tôi hối thúc nhân viên cân hàng, bà Nguyễn Thị Mai – khách hàng Co.opmart xách túi môi trường xanh trên tay quay sang tôi nói: “Ráng đợi chút xíu đi cô, mua hàng ở đây cho an toàn”. Nói xong bà Mai đưa tay lấy túi thịt chị nhân viên vừa cân xong và bước tới lựa mớ rau mồng tơi được siêu thị đóng gói sẵn trên quầy kệ. Phần đông NTD hiện nay đến với siêu thị Co.opmart bởi theo họ ở đây hàng hóa có ghi rõ xuất xứ, thành phần, địa chỉ liên hệ...rất tiện lợi cho người mua trong việc kiểm tra nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Để có được “tiếng thơm” này, hệ thống Co.opmart luôn tuân thủ và thực hiện nghiêm túc trong các khâu kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi đưa hàng đến tay NTD. Ngoài việc yêu cầu các nhà sản xuất phải cung cấp đầy đủ các giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm theo quy định của Nhà nước, tại Co.opmart luôn có bộ phận giám sát và kiểm tra tem nhãn sản phẩm, date hàng, nhiệt độ tủ đông, tủ mát..., nhân viên được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như: quần áo, tạp dề, găng tay, khẩu trang....nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho NTD.
Nếu như trước đây NTD khi bước vào siêu thị đều có sự tính toán trong việc phải chi trả thêm cho các dịch vụ hiện đại (máy lạnh, kho đông, thang cuốn...) thì nay họ đã cảm thấy thỏa đáng vì đổi lại sức khỏe của họ được đảm bảo, bữa cơm được an toàn. “Từ khi đọc được những thông tin trên báo, tôi và gia đình đều thay đổi thói quen khi mua hàng. Trước kia, khi đi mua sắm tôi chỉ chọn những sản phẩm giá rẻ mà không cần biết xuất xứ, thì nay từ quần áo, giày dép, túi xách đến các đồ gia dụng như xoong chảo, nồi niêu, thậm chí cả những bút chì, sáp màu cho các cháu...tôi đều xem có phải nhãn hiệu “made in Việt Nam” không rồi mới quyết định mua” – bà Nguyễn Thu Hưng (Yên Hòa, Hà Nội) chia sẻ.

Thế giới kêu gọi đẩy lùi hàng Trung Quốc

Không chỉ người tiêu dùng trong nước, vừa qua Liên minh châu Âu (EU) vừa tổ chức chiến dịch truyền thông lớn khuyến cáo người dân không dùng đồ chơi TQ để tránh nguy hiểm cho sức khỏe. Các động thái tương tự cũng đã và đang diễn ra tại Mỹ, Nhật, Philippine và cả tại châu Phi.

Cụ thể, Liên minh Châu Âu đã phát động chiến dịch chống hàng TQ với khẩu hiệu “Đừng để tai nạn làm hỏng mùa hè của bạn". Chương trình đã cho ra mắt cuốn video hướng dẫn, kèm theo một loạt lời khuyên ví dụ như: Đừng mua đồ chơi không mang nhãn hiệu CE (của cộng đồng châu Âu), đừng tặng đồ chơi tháo rời cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi vì chúng có thể nhét vào miệng và đọc kỹ các ghi chú, cảnh báo khi sử dụng. Ông Antonio Tajani, Ủy viên châu Âu cho biết: “Giày dép của trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc có hàm lượng chrom vượt quá 6 lần mức cho phép, trong khi đây là một trong những độc chất gây ung thư nếu có hàm lượng vượt quá 3mg”. Và đó chính là một trong những lý do để EU phát động chiến dịch chống hàng TQ lần này.

Tháng 7 vừa qua, người dân Philippines sống tại Mỹ cũng kêu gọi chống hàng hóa TQ. Người lãnh đạo phong trào này, bà Loida Nicolas-Lewis nói rằng: "Tôi hy vọng chiến dịch tẩy chay hàng TQ sẽ không chỉ giới hạn ở Philippines mà còn lan rộng ra cả thế giới".

Trong khi cả thế giới đều lên tiếng phản đối hàng TQ, thậm chí người dân TQ còn tẩy chay hàng của nước họ thì việc NTD Việt Nam tham gia nói không với các sản phẩm có xuất xứ từ TQ, sẽ góp phần đẩy lùi tình trạng hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường và giúp cho các nhà sản xuất quan tâm hơn đến vấn đề chất lượng sản phẩm để có hoạt động tiêu thụ tốt.

Mộng Thường - Song Anh

Nguồn : http://www.co-opmart.com.vn

Angkor
14-05-2014, 21:54
Nhìn về Senkaku, Nhật không để cho Trung Quốc lọng quyền như vậy.


193615

Cùng đấu vòi rồng nhau nào...

193616


Kế đến là tàu cảnh sát biển trung quốc bị 2 tàu Nhật kẹp cổ lôi đi như 1 con chó !:-t

Còn VN thì làm sao để ...kẹp cái giàng khoan này lôi đi đây! Chờ xem vậy.

Angkor
15-05-2014, 09:52
Trước họa xâm lăng Đại Hán : Xuống đường hay không xuống đường ?

Theo tin từ các trang mạng Việt Nam

193617


Trong những ngày này, những tin tức bình thường dường như không Đông. Nơi đó, vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam đã bị Trung Quốc ngang nhiên đem vào một giàn khoan khổng lồ. Nơi đó, những chiếc tàu Việt Nam nhỏ bé từ một tuần nay vẫn đang phải chống chọi với những tấn công uy hiếp bằng vòi rồng, bằng những cú đâm thẳng của những chiếc tàu địch to lớn và hiện đại hơn, mà báo chí chính thức Việt Nam gần đây mới có mặt để tường thuật.

Lòng dân sôi sục, kể cả những người ít quan tâm đến thời sự. Làm gì đây trước họa xâm lăng ?

Chủ nhật 11/05/2014 đã có những cuộc biểu tình trên cả ba miền, quy tụ nhiều ngàn người, trong đó một ngàn người xuống đường ở Hà Nội và ít nhất cũng bốn ngàn người ở Saigon. Một sự kiện chưa từng thấy, vì trước đây những người biểu tình chống Trung Quốc thường bị ngăn chận, thậm chí sách nhiễu. Đặc biệt cuộc biểu tình tự phát của người dân Saigon đã lôi cuốn được rất nhiều người tham gia sôi nổi


Trên mạng xã hội trước đó và hiện nay vẫn đang dấy lên những tranh cãi : biểu tình hay không biểu tình ? Có những người tuyên bố không tham gia, vì trong những lần Trung Quốc tỏ ra hung hãn trước đây, biểu tình phản đối thì bị ngăn chận, lần này « để cho Đảng và Nhà nước lo ». Người thì hăng hái xuống đường. Và cũng có nhiều ý kiến cho rằng chính trong lúc này, người dân Việt thuộc mọi giới, mọi khuynh hướng cần phải đoàn kết lại để dồn sức đối phó với kẻ thù chung ngàn đời của dân tộc, luôn lăm le xâm chiếm mảnh đất của tiền nhân để lại.

Trong số vô vàn ý kiến khác nhau trên mạng, bài viết trên blog Trịnh Tuấn « Viết cho con những ngày Biển Đông dậy sóng » đã khiến nhiều người xúc động.

Người cha trẻ tuổi viết cho đứa con nhỏ vừa mất mẹ như sau : « Rồi một ngày con sẽ cảm nhận được điều đó khi ý thức được rằng mình sẽ là đứa trẻ bất hạnh nhường nào nếu mất nốt người mẹ cuối cùng. Mẹ tổ quốc! Hôm nay có người đã có người hỏi ba: đi làm gì, giải quyết được gì?

Đơn giản là xuống đường để chia sẻ tình cảm của mình với tổ quốc, để được đi cùng những người mà trong cuộc sống chưa một lần gặp, nay đứng bên nhau nhìn về một hướng. Để thấy mình ko cô đơn, để giải toả sự phẫn uất của một công dân khi chủ quyền bị chà đạp. Thứ tình cảm đó nó thiêng liêng từ trong máu mủ và ko vụ lợi thì tại sao phải hỏi quá nhiều phải không con! »

Ý kiến của một người nước ngoài, giáo sư Jonathan London cũng khiến người Việt phải suy nghĩ. Trong bài « Bình tĩnh, tự tin, đoàn kết » ông London viết : « Sự đoàn kết trong nước, trong cộng đồng người Việt Nam hải ngoại, và giữa Việt Nam và quốc tế không chỉ cần thiết, mà là cách duy nhất để thay đổi hành vi của Bắc Kinh ».

tiến sĩ Phạm Chí Dũng đưa ra lời kêu gọi « Chủ nhật 18/5 : Toàn quốc xuống đường ! », qua lời đọc đanh thép của một cựu sinh viên tranh đấu :

Xuống đường để làm sống lại lời hịch phá Thanh của Quang Trung Nguyễn Huệ:

Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó ngựa xe tan tác
Đánh cho nó manh giáp chẳng còn
Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ

Nhiều người cho rằng nếu Việt Nam mình mạnh dạn chấp nhận việc biểu tình – một hoạt động bình thường như tại các nước dân chủ, thì đây sẽ là một bước ngoặt trong cách suy nghĩ . Đồng thời chứng tỏ cho bọn bành trướng Bắc Kinh thấy rằng nếu sau một ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam vẫn quật khởi, thì lần này quân giặc xâm lăng cũng sẽ phải trả một cái giá rất đắt trước quyết tâm của người dân Việt, dù những cuộc biểu tình cho đến giờ vẫn chỉ với những tờ giấy A3, A4 và những dòng chữ đơn sơ.

Angkor
15-05-2014, 18:08
Philippines công bố ảnh Trung Quốc xây đường băng trên đảo Gạc Ma, Trường Sa

hôm nay, 15/05/2014, Bộ Ngoại giao Philippines đã công bố các bức ảnh để khẳng định việc cáo buộc Trung Quốc đang xây đường băng trên đảo Gạc Mac (Johnson South Reef) mà Manila gọi là Mabini Reef, thuộc quần đảo Trường Sa.

193621

Các bức ảnh cho thấy việc san lấp đang được tiến hành trên một quy mô lớn. Trên bức ảnh mới nhất, được chụp ngày 11/03/2014, người ta thấy một vệt hố mầu sáng, bao quanh là mầu xanh dương của nước biển.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines, đây là loạt ảnh của tình báo Philippines, cho thấy Trung Quốc đang tiến hành san lấp trên quy mô lớn tại đảo Gạc Ma.

Hôm qua, chính quyền Manila đã tố cáo Bắc Kinh đang xây một đường băng trên đảo Gạc Ma nhằm nhanh chóng thực hiện các tham vọng về chủ quyền lãnh thổ đối với vùng biển chiến lược này. Tháng trước, qua con đường ngoại giao, Philippines đã phản đối việc làm này của Trung Quốc.

Philippines cho rằng hành động của Trung Quốc gây bất ổn định, vi phạm Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông – DOC và luật pháp quốc tế. Chính quyền Manila coi đảo Mabini, tức đảo Gạc Ma, nằm trong nhóm đảo Kalayaan (KIG), một phần lãnh thổ của Philippines.

Đảo Gạc Ma là nơi có tranh chấp chủ quyền giữa nhiều bên, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Đài Loan. Năm 1988, hải quân Trung Quốc đã tấn công đảo Gạc Ma, lúc đó do Việt Nam quản lý và đã chiếm đảo này.

Angkor
15-05-2014, 20:37
Bắc Kinh tố cáo Hà Nội gây hấn, dù vụ cắm giàn khoan ở Biển Đông bị coi là sai trái

193622

Với phong trào bài Trung Quốc bùng lên dữ dội tại Việt Nam từ thượng tuần tháng Năm 2014, bắt nguồn từ vụ Bắc Kinh cho cắm giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa, quan hệ Việt Trung đang trải qua một giai đoạn sóng gió.



Thế nhưng, Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho Việt Nam là bên gây căng thẳng, cho dù ngày càng có nhiều chuyên gia phân tích nêu bật tính « phi pháp » và « khiêu khích » trong hành động của Trung Quốc.

Lập luận của Trung Quốc luôn luôn là vùng biển nơi họ đưa giàn khoan dầu đến hoạt động đó thuộc chủ quyền Trung Quốc, và chính Việt Nam mới là nước gây sự với Trung Quốc khi có hành động phản đối điều này. Theo Thông tín viên RFI Heike Schmidt tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị một lần nữa đã lại tố cáo Việt Nam là bên gây hấn :

« Lập trường của Bắc Kinh không hề suy suyển. Ngoại trưởng Trung Quốc đã lưu ý rằng giàn khoan Hải Dương 981 sẽ tiếp tục hoạt động cho đến ngày 15 tháng 8.

Trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích dẫn Bộ trưởng Vương Nghị xác định : « Lập trường của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình rất kiên định và sẽ không thay đổi ». Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi Hà Nội là không nên làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng, đồng thời nêu bật thủ phạm duy nhất của cuộc tranh chấp hiện nay : Đó là Việt Nam.

Ngoại trưởng Trung Quốc đã đánh giá là « dã man » các vụ tấn công của tàu Việt Nam. Theo Hoàn cầu Thời báo, trong năm ngày, 36 chiếc tàu Việt Nam đã mở 171 vụ tấn công vào tàu Trung Quốc.

Tờ báo đã trích lời một giáo sư Trung Quốc về luật quốc tế cho là nơi hoạt động của giàn khoan hoàn toàn không phải là vùng « tranh chấp » vì Trung Quốc đã thu hồi lại quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) từ năm 1974.

Trong bài xã luận của mình, Global Times cáo buộc thái độ « kiêu ngạo » của Hà Nội và cho rằng Việt Nam có thể trở thành một nước « bị ghẻ lạnh » dưới mắt giới đầu tư nước ngoài nếu bạo loạn tiếp diễn. »

Trung Quốc như vậy vẫn lớn tiếng tố cáo Việt Nam là bên gây rối, trong khi theo các chuyên gia phân tích quốc tế, chính Bắc Kinh mới là bên khởi chiến. Theo giáo sư Carl Thayer – thuộc Học viện Quốc phòng Úc - đã nêu bật tính chất khiêu khích và phi pháp trong hành động của Trung Quốc như sau :

« Động thái của Trung Quốc vừa bất ngờ, vừa khiêu khích, vừa phi pháp.

Bất ngờ vì quan hệ Trung Quốc - Việt Nam đang ở trong một tiến trình tốt đẹp kể ngày Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Việt Nam vào năm ngoái. Mặt khác, cũng không có một lời tuyên truyền cảnh báo nào từ phía Bắc Kinh, theo đó Hà Nội đã vi phạm lợi ích của Trung Quốc, điều mà trong một chừng mực nào đó có thể giải thích cho một phản ứng từ phía Bắc Kinh.

Động thái của Trung Quốc mang tính khiêu khích vì giàn khoan dầu đã được khoảng 80 chiếc tàu đi theo hộ tống, trong đó có 7 chiến hạm. Hành động này đã gây căng thẳng trong khu vực.

Sau cùng, động thái này bất hợp pháp ở chỗ Trung Quốc đã nói một cách sai lạc rằng lô 143 (nơi họ cắm giàn khoan) nằm trong « vùng lãnh hải » của họ. Thế nhưng không hề có thực thể lãnh thổ Trung Quốc nào trong vòng 12 hải lý, nơi giàn khoan dầu đang hoạt động. »

Đánh giá của Giáo sư Carl Thayer về hành động mới đây của Trung Quốc trên Biển Đông cũng không khác quan điểm của Hoa Kỳ và nhiều nước khác, theo đó chính việc Trung Quốc tự động đưa giàn khoan của họ xuống thăm dò ngay tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đồng nghĩa với một hành vi khiêu khich và là nguyên nhân gây căng thẳng.

HanParis
15-05-2014, 21:13
Bắc Kinh tố cáo Hà Nội gây hấn, dù vụ cắm giàn khoan ở Biển Đông bị coi là sai trái


Cái này gọi là vừa ăn cướp vừa la làng đây!

Angkor
15-05-2014, 22:05
Việt Nam phải kiện Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc

Hành động ngày 02/05/2014 của Trung Quốc tại Biển Đông, cắm một giàn khoan dầu tại ngay trên thềm lục địa và trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là một hành vi phá hoại an ninh. Việt Nam phải mạnh dạn từ bỏ thái độ e ngại Trung Quốc để kiện Bắc Kinh ra trước Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về tội làm mất an ninh Biển Đông.

Hành vi ngang ngược của Trung Quốc là cơ hội tốt cho Việt Nam

Theo giới phân tích, phản ứng mạnh bạo của Việt Nam tương ứng với tính chất quá trớn trong hành động của Trung Quốc, đã nghiễm nhiên mang giàn khoan vào cắm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tuyên bố rằng đó là vùng thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.

Đối với Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông, hành động « ngang ngược » của Trung Quốc tại vùng biển nằm giữa quần đảo Hoàng Sa và bờ biển Việt Nam là một bước mới của Bắc Kinh trong việc thực hiện ý đồ lâu dài đã được biết đến từ lâu. Đó là độc chiếm Biển Đông.

Đối sách của Việt Nam trước mưu đồ của Trung Quốc tuy nhiên đã bộc lộ một số yếu điểm cần phải nhanh chóng được bổ khuyết. Theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Việt Nam phải « đổi hướng » trong chính sách Biển Đông, công nhận thực tế là các đảo ở Trường Sa và Hoàng Sa không thể có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, qua đó giải quyết được các tranh chấp ở Trường Sa với các láng giềng, tranh thủ được sự ủng hộ của họ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trên vấn đề Hoàng Sa.

Ngoài ra, ngay vào lúc Trung Quốc có hành động quá đáng tại vùng Hoàng Sa như đang diễn ra, gây nên tình trạng mất an ninh cho toàn khu vực, Việt Nam cần phải mạnh dạn mang vấn đề này ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, hay ít ra là ra trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Mời mọi người cùng theo dõi Giáo sư Ngô Vĩnh Long (Đại học Maine – Hoa Kỳ) phân tích như sau:

1/ Ý đồ của Trung Quốc : Chặn yết hầu Biển Đông

Có vấn đề ý đồ lâu dài và ý đồ trước mắt. Ý đồ lâu dài đã được mọi người biết đến : Trung Quốc muốn chiếm toàn bộ Biển Đông và đẩy Mỹ ra khỏi khu vực. Còn trước mắt thì tôi thấy có nhiều lý do : Thứ nhất là khi Tổng thống Mỹ Obama đi thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines, không thấy nói gì đến Việt Nam. Thứ hai là Việt Nam không rõ ràng trong chính sách của mình.

Cho nên Trung Quốc muốn thừa lúc ông Obama mới vừa về nước để xem thử phản ứng của Mỹ - có thể nói đây là một cú hích sau lưng Tổng thống Obama - rồi thử xem phản ứng của Việt Nam và các nước ASEAN, để tiếp tục lấn thêm.

Nhưng về lâu về dài, hướng đi của Trung Quốc đã quá rõ : Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa, đã xây cơ sở, phi trường trên đó, và Trung Quốc cũng đã chiếm Gạc Ma (ở Trường Sa), cũng đang xây phi trường trên đó.

Rõ ràng là Trung Quốc đang muốn dùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói chung, hay đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa và đảo Gạc Ma ở Trường Sa nói riêng, để đe dọa không những các nước trong khu vực, mà cả thế giới nữa, bởi vì 60% hàng chuyên chở bằng đường biển là đi qua Biển Đông, mà cái yết hầu của Biển Đông lại là vùng biển giữa Hoàng Sa và Việt Nam, cho nên Hoàng Sa rất quan trọng.

Vì thế Trung Quốc cho cắm giàn khoan ở đó để xem phản ứng của Mỹ, của Việt Nam, của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới là như thế nào.

Việt Nam phản ứng mạnh hơn bình thường nhưng chưa đủ

Những phản ứng của chính phủ Việt Nam trong thời gian vừa qua rất đúng đắn và vừa phải.

Nhưng tôi nghĩ rằng có nhiều chuyện hơn thế nữa mà Việt Nam phải làm, bởi vì cho đến nay Việt Nam vẫn mập mờ trong chính sách của mình, và chính vì vậy mà đã giúp cho Trung Quốc lấn tới thêm và cũng làm cho nhiều nước trong khu vực khó thấy là có thể ủng hộ được, mà cũng không biết được là phải ủng hộ Việt Nam như thế nào.

Thái độ rõ ràng là như thế nào ?

Trước nhất Việt Nam lẽ ra đã phải nói từ lâu rằng tất cả các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa chỉ có lãnh hải tối đa là 12 hải lý mà thôi. Điều này giúp cho các quốc gia trong khu vực thấy rằng Việt Nam không tranh chấp ví dụ như ở Trường Sa với các nước khác.

Các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa không thể có EEZ hơn 12 hải lý

Điều đó cũng cho mọi người thấy cái sai của Trung Quốc trong hành động mới đây, khi họ muốn cắm giàn khoan cách đảo Tri Tôn (Hoàng Sa) 18 dặm, nói rằng cái đó nằm trong lãnh hải của Hoàng Sa. Trung Quốc không nói về lãnh hải hay là vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Hải Nam...

Nói như vậy có nghĩa là Trung Quốc xác định rằng Hoàng Sa là của họ, và Hoàng Sa có một vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm.

Trung Quốc ngang ngược như vậy, nhưng nếu trước đây mà Việt Nam đã tuyên bố rõ vấn đề này thì bây giờ Việt Nam đã có thể ăn nói dễ hơn.

Nhưng dù thế nào đi nữa thì hiện nay Trung Quốc đã làm quá, và vấn đề không chỉ là chủ quyền Hoàng Sa, mà vấn đề là Trung Quốc dùng Hoàng Sa để làm mất an ninh và gây tổn thương cho Việt Nam và cho các nước khác trên thế giới. Và đây là việc mà theo tôi, Việt Nam cần đem ra trước Hội đồng Bảo an của Liên Hiệp Quốc cũng như trước các cơ quan tài phán quốc tế khác.

Phải đưa ra Trung Quốc ra trước Liên Hiệp Quốc về hành vi đe dọa an ninh khu vực

Có nhiều người ở trong nước nói rằng đưa vấn đề ra trước các cơ quan tài phán quốc tế thì rất khó, bởi vì khi kiện Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ hay lãnh hải của Hoàng Sa thì phải có sự thỏa thuận của đôi bên thì hồ sơ mới được thụ lý... Theo tôi đây chỉ là sự biện minh cho những chuyện không dám làm.

Ví du như Philippines đã đưa Trung Quốc ra trước Liên Hiệp Quốc. Việt Nam đáng lý ra ngay từ đầu phải ủng hộ Philippines trong vấn đề này, nhưng mà Việt Nam, ngay cả chỉ ủng hộ mà thôi nhưng đã không làm.

Rồi Việt Nam có những đòi hỏi chủ quyền thái quá ở Trường Sa, lại không nói rõ vấn đề là tất cả các đảo ở Trường Sa và Hoàng Sa chỉ có hải phận 12 hải lý, và cũng không xác định rõ là các đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam phạm đến EEZ của Philippines, Brunei và Malaysia.

Và khi không rõ ràng trên vấn đề này, Việt Nam khó mà vận động được sự ủng hộ của các nước trong khu vực.
Việc nói rõ ràng các vấn đề trên sẽ có lợi cho Việt Nam.

Vận động ASEAN, Mỹ và đồng minh của Mỹ

Đây là cơ hội rất là tốt ngay trong lúc Trung Quốc cố tình khich động trong khu vực Biển Đông để xem phản ứng của các nước trong khu vực như thế nào, và một lần nữa làm cho các quốc gia Đông Nam Á không thỏa thuận được với nhau về một bộ Quy tắc Ứng xử cho Biển Đông (COC).

Rõ ràng là Trung Quốc muốn làm như thế, cho nên Việt Nam nên phân tích rõ tính chất nguy hiểm đối với cả khu vực trong việc Trung Quốc đang làm ở vùng yết hầu giữa Hoàng Sa và Việt Nam, đe dọa an ninh không chỉ của Việt Nam, mà cả của khu vực và thế giới. Việt Nam phải thuyết phục các nước trong vùng là nên cùng với Việt Nam tiến tới đồng thuận trong viêc giữ gìn an ninh cho khu vực.

Theo tôi, đây là một dịp rất tốt. Nếu Việt Nam sợ mà không dám nói rõ cho các nước bạn thì họ sẽ nghĩ rằng "anh bị thiệt hại nhiều như thế mà anh lại không dám, không rõ ràng, thì dại gì chúng tôi lại phải theo".

Cho nên đây là một cơ hội, nếu mà Việt Nam bỏ lỡ thì sau này khó làm hơn được. Thành ra một đằng, Việt Nam phải vận động các nước ASEAN, một đằng khác Việt Nam nên thúc đẩy Mỹ và các đồng minh của Mỹ đưa vấn đề Biển Đông ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, bỏi vì vấn đề này là vấn đề an ninh, và an ninh cho cả thế giới, chứ không phải là vấn đề tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Việt Nam cũng phải nêu rõ vấn đề tại sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, tại sao Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma, giết người Việt Nam.

Vấn đề giết người Việt Nam có thể được đưa ra trước các tòa án quốc tế, nhưng Việt Nam cần chứng minh cho thế giới biết là Trung Quốc có chủ định từ lâu là muốn chiếm đóng toàn bộ Biển Đông, thành ra là thế giới phải có trách nhiệm.

Nhất là Mỹ, nước buôn bán nhiều nhất với Trung Quốc, phải nói cho Trung Quốc rõ ràng là làm như vậy không được, vì việc Trung Quốc làm như vậy ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ, và của các nước khác.

Phải đưa Trung Quốc ra cả Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

Đưa ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là bởi vì Trung Quốc đe dọa an ninh toàn khu vực. Và phải đưa ra cả Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, vì khi đưa ra Hội đồng Bảo an thì Trung Quốc có thể sẽ phủ quyết, vấn đề sẽ khó khăn. Đưa ra Đại hội đồng, Trung Quốc sẽ khó phủ quyết.

Để thành công, Việt Nam phải vận động các nước lớn như là Mỹ và các đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp...
Việt Nam cũng phải vận động các nước ASEAN.

Không cần tất cả các nước, nhưng ít nhất nếu Việt Nam thuyết phục được Philippines, Malaysia, Brunei, thì sẽ có tiếng nói chung vì đây là 4 nước bị đuờng lưỡi bò đe dọa nhất, hay là bị hành động của Trung Quốc hiện nay đe dọa nhiều nhất.

Nếu đưa được vấn đề này ra Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thì tôi nghĩ sẽ có tiếng vang lớn...

Không nên sợ Trung Quốc

Trung Quốc có thể cấm vận Việt Nam để trả đũa, nhưng tôi nghĩ rằng ảnh hưởng cũng không cao, nhiều lắm nó làm GDP của Việt Nam giảm từ 12% đến 15% là cùng. Nhưng với 12% đến 15% trong một năm, thì dân chúng Việt Nam chịu được và xuất khẩu Việt Nam có thể chuyển qua Mỹ, qua nước khác.

Nếu Trung Quốc cấm vận Malaysia vì chống thái độ của Trung Quốc hiện nay, thì nước này có thể bị thiệt hại nhiều, bởi vì 35% xuất khẩu của Malaysia là sang Trung Quốc để tái xuất khẩu sang Mỹ và các nước khác.

Nhưng như ta đã thấy, Malaysia, sau chuyến thăm của Obama, đã rõ ràng trong vấn đề lập trường của mình, thì tôi nghĩ không có cớ gì mà Việt Nam, một nước có lãnh hải và lãnh thổ dài nhất trong khu vực, lại không dám có tiếng nói mạnh hơn để bảo vệ quyền lợi của mình, và qua đó cũng là bảo vệ quyền lợi của khu vực và thế giới, cho thế giới thấy là Việt Nam một nước can đảm, biết trọng lẽ phải, biết trọng luật lệ quốc tế.

Quan trọng là vấn đề luật lệ quốc tế, khi làm chuyện này, Trung Quốc phá vỡ không những Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), mà cả luật lệ quốc tế khác nữa, cho nên không nên để cho Trung Quốc làm vấn đề này.

Nếu Việt Nam cùng với Philippines và các nước khác đứng ra bảo vệ an ninh và luật cho thế giới, tôi nghĩ là thế giới sẽ tán thành thôi.

Không thể tiếp tục nhân nhượng Trung Quốc

Đến lúc này, với tình thế như thế này mà Việt Nam còn do dự thì Trung Quốc sẽ lấn tới thôi, bởi vì Bắc Kinh muốn lợi dụng cơ hội Mỹ và các nước khác đang lo về vấn đề Ukraina, đang lo về các vấn đề khác trên thế giới, đang lo về vấn đề kinh tế. Trung Quốc nghĩ rằng có thể làm vấn đề này mà không tạo ra phản ứng mạnh của nhiều nước trên thế giới.

Theo tôi nghĩ là Việt Nam không thể ngồi chờ, vì sẽ không còn cơ hội nữa. Việt Nam phải dùng cơ hội này để vận động, vận động và vận động, chứ không phải ngồi chờ người khác nói thế này, thế kia… Những nước lớn trên thế giới có rất nhiều chuyện phải lo, thành ra nếu muốn bảo vệ an ninh cho mình thì Việt Nam phải có một chính sách rõ ràng và đúng đắn.

Tôi nghĩ là lúc này là lúc phải làm, càng nhân nhượng Trung Quốc thì càng ngày càng bị mất thêm. Theo tôi, lúc này là lúc Việt Nam có cơ hội để đổi hướng. Tôi nghĩ vấn đề đổi hướng sẽ có lợi cho Việt Nam về lâu về dài mặc dầu trước mắt có thể gặp một số khó khăn, nếu mà Trung Quốc cấm vận Việt Nam chẳng hạn.

Nhưng tôi nghĩ rằng Trung Quốc chưa chắc là sẽ dám làm như vậy, vì Trung Quốc cũng sẽ bị thiệt hại nhiều.

VAPUTIN
16-05-2014, 13:59
Giận qua...đập nồi cơm, đập luôn cái laptop và cái iphone chỉ vì nó made in China, chết mầy chưa Tung Cuốc !


Biên tập viên Bruce Einhorn của Bloomberg nói Việt Nam sẽ là bên thua cuộc trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Trong bài viết ngày 15/5, ông Einhorn cho rằng chính phủ Việt Nam là lý do chính dẫn đến các cuộc bạo động hiện nay. Bài viết của ông dẫn lời tiến sỹ Jonathan London, trong đó nhận định rằng sau khi Trung Quốc kéo dàn khoan vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế của họ, lãnh đạo Hà Nội đã không biết phải phản ứng như thế nào ngoài việc kích động làn sóng dân tộc chủ nghĩa, dẫn đến các cuộc bạo động vượt ngoài tầm kiểm soát.
"Ngay cả khi tình hình lắng xuống, tâm lý chống Trung Quốc tại Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế phải gánh chịu hậu quả nhiều năm tới. Việt Nam lẽ ra là sự lựa chọn thay cho Trung Quốc, nơi các nhà sản xuất mặt hàng giá rẻ đang gặp khó khăn vì lương lao động tăng," Einhorn viết.
"Các cuộc tấn công nhằm vào người Trung Quốc ở Việt Nam không chỉ kinh tởm và mang đậm tính bài ngoại, nó còn là một quyết định ngu ngốc. Đây là những người mà Việt Nam cần thu hút về phía mình chứ không phải đe dọa."
"Những người đứng đằng sau các quyết định đầu tư cũng chỉ là con người, và sẽ không có gì ngạc nhiên khi họ không cảm thấy thoải mái ở một nước mà những kẻ côn đồ thoải mái tung hoành chống lại họ."

manh thuong
16-05-2014, 14:09
Nhân biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam, báo Anh, tờ The Guardian 15/5 ra ở London viết:

"Năm 2012, chính quyền Trung Quốc cũng cho phép các đợt biểu tình lớn phản đối Nhật Bản vì căng thẳng tại vùng Biển Hoa Đông. Người biểu tình khắp cả nước đã đập phá các cửa hàng Nhật, phá xe do Nhật sản xuất trước khi chính quyền ra lệnh cho họ giải tán."

"Tuyên truyền của Trung Quốc nay đang kiểm duyệt tin tức về đợt biểu tình [ở Việt Nam], theo trang China Digital Times tiết lộ ra. Trung Quốc nói báo chí 'không được đưa tin về các doanh nghiệp có vốn Trung Quốc ở Việt Nam bị người Việt Nam tấn công."

HanParis
17-05-2014, 00:18
QUỐC TẾ BÌNH LUẬN VA CHẠM TRÊN BIỂN ĐÔNG


http://hoangnguyen1608.files.wordpress.com/2014/05/9-bien-dong-1.jpg?w=216&h=193

Đây là vụ căng thẳng mới nhất giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Xin mời đọc nhận định của Trang Mạng Forbes ở dưới để suy nghĩ.

Báo chí quốc tế đã có nhiều tin bài bình luận về tham vọng của bọn Tàu Khựa hay cà khịa, cũng như quyết tâm của Việt Nam trong vụ việc Bắc Kinh đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông.

‘Đương đầu với Trung Quốc’
Tờ New York Times của Mỹ chạy tít : “Việt Nam đương đầu với Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.” “Những tranh chấp này không có gì mới, nhưng một nước Trung Quốc ngày càng hùng mạnh với những khả năng mới để khẳng định yêu sách chủ quyền của mình đang gây sóng trong khu vực trong những năm vừa qua”, tờ báo này nhận định. Cũng theo New York Times thì đường chín đoạn của Trung Quốc bị những người chỉ trích cho rằng không có cơ sở theo luật pháp quốc tế.
Trang mạng của Forbes dẫn ý kiến của nhà phân tích Gordon G. Chang cho rằng vụ việc xảy ra là cách để các nhà lãnh đạo Trung Quốc thách thức cam kết của Tổng thống Mỹ Barack Obama đối với an ninh khu vực không lâu sau chuyến công du châu Á của ông hồi cuối tháng trước.
http://hoangnguyen1608.files.wordpress.com/2014/05/9-bien-dong-2.jpg?w=191&h=300


“Với hành động lần này, Bắc Kinh đã vượt qua hai lằn ranh quan trọng,” bài báo dẫn nguồn từ Nelson Report, một bản tin nội bộ của Washington, nhận định.

“Đây là lần đầu tiên Trung Quốc khoan ở vùng biển Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc công khai sử dụng tàu thân xám, tức tàu hải quân, để hỗ trợ cho tàu thân trắng, tức tàu hàng hải dân sự.”

Theo bài báo của Forbes, Bắc Kinh có thể đang tranh thủ lúc Washington đang tập trung vào cuộc khủng hoảng Ukraine, bày tỏ sự khinh thường ông Obama hoặc nước này chỉ nhằm vào một nước nhỏ mà tấn công.

“Dù Trung Quốc có làm gì đi nữa thì nó cũng cực kỳ nguy hiểm,” bài báo viết. “Việt Nam không có lịch sử lùi bước, ngay cả khi trước sự khiêu khích của người láng giềng khổng lồ Trung Quốc”. “Hai nước đã xung đột với nhau hàng chục năm. Có khi Trung Quốc thắng và có khi Việt Nam thắng, nhưng điều rõ ràng là Hà Nội không sợ người láng giềng phương Bắc.”

“Không có khả năng người Việt Nam,vốn rất tự hào về dân tộc của họ, sẽ để yên cho Bắc Kinh khoan ở gần vùng biển ngay sát họ”, bài báo phân tích.

“Trung Quốc muốn sở hữu lãnh thổ và vùng biển của những nước xung quanh. Họ sẽ không dừng lại cho đến khi có ai ngăn họ lại. Và có thể chỉ có người Việt Nam mới ngăn họ được”. Bài báo của Forbes cũng nhắc lại lần xung đột lớn giữa hai nước hồi năm 1979 mà khi đó Hà Nội đã ‘làm nhục quân đội Trung Quốc’…



Theo Một Thời SaiGon

HanParis
17-05-2014, 19:05
Dưới đây là vài bài hát để phản ánh khi thế căm phẫn của dân Việt trong và ngoài nước trước cuộc xâm lược của TQ. Bài đầu là của anh Cần (Mạnh Thường) gợi ý.

Hướng Về Biển Đông

Hội Nghị Diên Hồng 2014
http://vnexpress.net/video/xa-hoi/hoang-sa-va-truong-sa-hien-len-doc-dao-qua-tranh-cat-2990378.html?p=1

Manga Version :)
https://www.youtube.com/watch?v=wlTD1e3kRgE

Angkor
17-05-2014, 21:04
Phóng viên hãng tin Mỹ AP, trên tàu 4033 của Cảnh sát biển Việt Nam đã mô tả cuộc đấu không cân sức như sau :


193654

« Ngày nào cũng thế, tàu Việt Nam cũng đều tìm cách tiến lại gần giàn khoan hơn. Và ngày nào cũng vậy, họ đều bị các chiếc tàu lớn hơn nhiều của Trung Quốc đẩy lui .

Thế nhưng trước khi tăng tốc chạy đi, phía Việt Nam đều tung ra thông điệp bằng ba thứ tiếng Việt, Hoa và Anh, nội dung cảnh cáo phía Trung Quốc về các hành động khiêu khích và yêu cầu đối phương tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, lập tức đình chỉ các hoạt động và rời khỏi vùng biển Việt Nam.

Một nhiếp ảnh gia AFP cũng trong đoàn phóng viên báo chí được chính quyền Việt Nam cho phép đi theo tàu của Cảnh sát biển Việt Nam ra tận hiện trường cũng nhìn thấy hàng chục chiếc tàu Trung Quốc, trong đó có cả chiến hạm của hải quân Trung Quốc, đối mặt với tàu Việt Nam.

Mỗi khi tàu Trung Quốc đến gần, các tàu Việt Nam đều phát đi thông điệp cảnh cáo Trung Quốc là đang ở trong vùng biển của Việt Nam, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và Luật biển của Việt Nam.

Hoạt động của lực lượng tuần duyên Việt Nam tại khu vực này rất nguy hiểm vì bị tàu Trung Quốc đâm thẳng vào hay phun vòi rồng cực mạnh để xua đuổi ».

Angkor
17-05-2014, 21:29
« Lên nhà rút thang »

193655


Hãng tin Mỹ UPI, ngày 14/05/2014 có bài phân tích của Jeff Moore về hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển của Việt Nam, tựa : “Kịch bản chiếu tướng nguy hiểm đang diễn ra ở Biển Đông”. Tác giả nhìn nhận sự kiện này, cùng với việc Nga sáp nhập Crimée, như một chiến lược gọng kìm của Trung Quốc và Nga chống lại ảnh hưởng của Mỹ, vì theo Bắc Kinh, Hoa Kỳ đang suy yếu, khó có thể đối phó cùng một lúc với một cuộc chiến trên hai mặt trận. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Việc Trung Quốc triển khai dàn khoan biển nước sâu 981 ở bờ biển Việt Nam vào đầu tháng Năm vừa là một sự leo thang nguy hiểm trong lúc tình hình Biển Đông đang căng thẳng. Khả năng va chạm hàng hải giữa Trung Quốc và Việt Nam không còn chỉ ở mức có thể xẩy ra nữa, kể từ vụ xung đột ở đảo Gạc Ma (Johnson Reef) năm 1988 làm khoảng 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng. Nhiều người ở Washington đánh giá hành động của Bắc Kinh là không đáng lo ngại, thế nhưng, trong suy tính của Trung Quốc, thì sự khiêu khích này bắt nguồn từ lô gich chiến lược.

Điều gì đã xẩy ra ?

Bắc Kinh khẳng định rằng, trên cơ sở nghiên cứu lịch sử, Biển Đông và tất cả các nguồn tài nguyên trong đó thuộc về Trung Quốc. Gần đây, Bắc Kinh lớn tiếng đưa ra các đòi hỏi lãnh thổ dựa trên bản đồ 9 đường gián đoạn và Trung Quốc đã triển khai tàu đánh cá, tàu cảnh sát biển và tàu hải quân ra để khẳng định đòi hỏi này.

Việt Nam cho rằng khu vực đó là của mình mà Việt Nam gọi là Biển Đông và khu vực này thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Cả Việt Nam và Philippines phản đối mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc, còn Indonesia, Brunei và Malaysia thì cũng có phản ứng tương tự, tuy có kín đáo hơn.

Trung Quốc biết là việc triển khai giàn khoan dầu 981 có thể làm cho Việt Nam tức giận, do vậy, họ điều khoảng 80 tàu đi bảo vệ. Việt Nam chống lại và đã điều động 29 tàu tuần duyên và hải quân, trong số này, nhiều tàu bị các tàu Trung Quốc đâm và phun vòi rồng tấn công.

Tất cả những điều này có nghĩa gì ?

Trước tiên, nhìn từ góc độ chiến lược chung, Bắc Kinh hành động phối hợp với đồng minh mới của họ là Nga. Trong ba năm qua, hai bên đã xây dựng liên minh chiến lược, cho dù còn lỏng lẻo, để chống lại ảnh hưởng của Mỹ. Vào lúc Nga chiếm Crimée và làm cho chiến trường Tây Âu ù tai với các máy bay ném bom chiến lược, thì Trung Quốc cũng hành động tương tự ở phía đông. Đó là một động thái xiết gọng kìm, với cuộc chiến phi đối xứng, được tính toán kỹ lưỡng, sử dụng tối thiểu lực lượng và thủ đoạn, chưa đến mức để gây ra phản ứng quân sự của Mỹ, nhưng cũng đủ để Nga và Trung Quốc đi xa hơn trong các mục tiêu của mình. Điều này phần nào được khuyến khích do chính quyền Obama đã mất đi khả năng đối phó với một cuộc chiến trên hai mặt trận. Trung Quốc và Nga đã buộc Hoa Kỳ phải dàn trải các mối quan tâm và nguồn lực. Trong “Tam Thập Lục kế” truyền thống, người Trung Quốc gọi đây là kế « Hỗn thủy mạc ngư – Đục nước bắt cá – Lợi dụng tình thế, hành động đạt mục đích ».

Thứ hai, Trung Quốc nhìn thấy Hoa Kỳ, với tư cách là cường quốc thế giới, đang trong quá trình rút lui chiến lược nhanh chóng. Trung Quốc nhận ra cốt lõi các thất bại của Mỹ về an ninh quốc gia, như trong hồ sơ Irak (ra đi quá sớm), Afghanistan (chiến lược chống nổi dậy quá khó để thực hiện), Libya (tình trạng tồi tệ sau thời kỳ « lãnh đạo từ phía sau, giật dây ở hậu trường ») và Yemen (Al Qaeda có căn cứ mới bất chấp các vụ tấn công liên tiếp bằng máy bay không người lái). Bắc Kinh nghĩ rằng Washington không thể hiểu nổi Pakistan, « anh em cừu địch » của Hoa Kỳ và gần như là đồng minh của Bắc Kinh. Trung Quốc cũng đánh giá rằng chính sách dấn thân vào Trung Đông của Tổng thống Obama ở Trung Đông trong bài diễn văn Cairo 2009 đã thất bại vì khủng bố thánh chiến Hồi giáo gia tăng và tất cả các cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập không mang lại kết quả như ý muốn. Do vậy, ở trong khu vực Châu Á, cần phải chiếm lấy Biển Đông. Người Trung Quốc gọi kế này là « Cách ngạn quan hỏa – Đứng trên bờ xem lửa cháy trên sông » - có nghĩa là cứ để yên cho kẻ địch tự rối loạn, kiệt quệ về quân sự, sau đó, ra tay hành động.

Thứ ba, liên quan đến chiến lược khu vực, cho dù Trung Quốc nhìn thấy Hoa Kỳ đang ngày càng yếu đi, nhưng họ cũng lo ngại về chuyến công du Châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, để « thêm da đắp thịt » cho chiến lược xoay trục sang Châu Á, với các thỏa thuận quốc phòng và hỗ trợ an ninh. Các thỏa thuận này bao gồm cả việc đẩy mạnh các cuộc tập trận quân sự thường niên với các đồng minh Đông Nam Á như Philippines : Cuộc tập trận Balikatan (Vai kề vai) đã bắt đầu ngày 05/05 vừa qua. Do vậy, các hành động khiêu khích của Trung Quốc là nhằm lách vào bên trong « chiến lược tổng lực dấn thân cùng khu vực » truyền thống của Hoa Kỳ, với một « cú đấm thẳng trong cuộc chiến phi đối xứng ». Nếu hành động nhanh bây giờ, Trung Quốc nghĩ rằng sẽ khiến cho Mỹ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giúp đỡ các đồng minh ASEAN về sau này.

Thứ tư, Trung Quốc lo ngại Việt Nam đang mạnh lên. Kinh tế Việt Nam phát triển. Hà Nội đang nâng cấp quân đội và hải quân để bảo vệ bờ biển - Biển Đông – nơi đóng vai trò trung tâm đối với ngành hàng hải, ngư dân và lĩnh vực năng lượng của Việt Nam. Chính quyền Hà Nội cũng biết rằng toàn bộ đất nước của họ có thể bị xâm lược và tấn công từ phía bờ biển vào.

Với các ý tưởng về an ninh quốc gia, Trung Quốc mong muốn có một Việt Nam ngoan ngoãn và vâng lời theo truyền thống Khổng Tử và Vương triều Trung Quốc. Họ nhắc lại cuộc xâm lăng trừng phạt vào miền bắc Việt Nam trong lúc Hà Nội có đội quân đứng hàng thứ tư trên thế giới. Việt Nam đã nhượng một ít lãnh thổ và mỗi bên có khoảng 30 ngàn người bị thiệt mạng trong gần một tháng chiến sự. Do vậy, theo quan điểm của Bắc Kinh, làm giảm sức mạnh đang chớm nở của Việt Nam là trò chơi thông minh.

Vậy tình hình ở Biển Đông sẽ đi tới đâu ? Dường như tình hình sẽ tồi tệ hơn. Không bên nào chịu lùi bước. Vả lại, Trung Quốc đang có những động thái tương tự trong các đòi hỏi chủ quyền biển đảo với Nhật Bản. Trừ phi những cái đầu trầm tĩnh ở Bắc Kinh thắng thế, những rối loạn này có thể dẫn đến một sự sai lầm khủng khiếp.

Một nước Việt Nam bị dồn vào chân tường sẽ phản ứng dữ dội hơn là Bắc Kinh lầm tưởng. Các nước ASEAN, vốn liên minh lỏng lẻo với nhau, sẽ buộc phải đoàn kết trước các hành động của Trung Quốc và điều này đi ngược lại các mục tiêu của Bắc Kinh. Nhật Bản đang bị chèn ép và tiến hành tái vũ trang. Còn Hoa Kỳ chưa hẳn là quá suy yếu và bị tổn thương đến mức Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương và hải quân Mỹ không còn khả năng hành động.

Bắc Kinh dường như bị mù quáng về « sự trỗi dậy Trung Hoa », về sự tự hào dân tộc hào nhoáng và thành công kinh tế vang dội. Do vậy, Trung Quốc đang gặp nguy hiểm khi không tuân thủ ngạn ngữ của chính họ : « Lên nhà rút thang », có nghĩa là Trung Quốc đang trên đường tự cô lập mình về mặt quân sự, khi hành động một cách vội vã. Chỉ có các chiến lược gia sáng suốt của Trung Quốc có thể giúp làm giảm nhiệt tình hình đang rất nóng bỏng này.

Angkor
17-05-2014, 23:56
Mỹ có thể giúp đỡ Việt Nam như thế nào ?

193657

Theo tin xã luận RF, phân tích như sau:

Ngay sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan xuống hoạt động tại vùng Biển Đông, trong một khu vực mà họ tự nhận chủ quyền gần Việt Nam, Mỹ đã liên tiếp lên tiếng tố cáo đó là một hành động khiêu khích và nguy hiểm. Tuy vậy, cho đến nay Hoa Kỳ không hề có động thái cụ thể nào để ngăn chặn hành động đó, mặc dù một số nhà phân tích cho rằng Washington hoàn toàn có thể can thiệp giúp Việt Nam giải tỏa sức ép từ Trung Quốc.

Trong một chừng mực nào đó, thái độ trung lập tương đối của Mỹ trong cuộc khủng hoảng Việt Trung lần này có thể được giải thích bằng sự kiện là Việt Nam – trái với Philippines – không phải là một đồng minh kết ước của Hoa Kỳ, hai bên không hề có Hiệp ước phòng thủ chung, do vậy Washington không có nghĩa vụ lao vào giúp đỡ Hà Nội.

Trong thực tế, ngoài một loạt các tuyên bố cứng rắn tố cáo hành động của Bắc Kinh là phá hoại tình hình ổn định trong vùng Biển Đông, Washington chưa thấy có động tĩnh nào cho thấy là họ sẵn sàng can thiệp một cách cụ thể để giúp Việt Nam đối phó với các hành vi luôn bị Mỹ đánh giá là khiêu khích, nguy hiểm, thậm chí không phù hợp với luật lệ quốc tế.

Thái độ dè dặt của Hoa Kỳ tuy nhiên đang khiến cho nhiều nước đồng minh của Mỹ tại châu Á sốt ruột, nhất là khi chỉ mới đây thôi, nhân chuyến công du châu Á, Tổng thống Barack Obama đã làm dấy lên nhiều hy vọng về việc Washington sẵn sàng sát cánh cùng châu Á trong việc hạn chế các tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.

Theo hãng tin Anh Reuters, một nhà ngoại giao châu Á tại Mỹ mới đây đã cho rằng ngành ngoại giao Mỹ cần có một thái độ kiên quyết hơn đối với Trung Quốc, cùng lúc với việc sử dụng ảnh hưởng của mình để giảm bớt căng thẳng ở Việt Nam.

Theo nhà ngoại giao này, các nước Đông Nam Á hiện ngày càng quan ngại trước khả năng Bắc Kinh lấn lướt thêm và vẽ lại cục diện khu vực. Trừ phi là có một thế lực khác ngăn chặn tham vọng đó của Trung Quốc.

Thêm tàu tại Biển Đông, trừng phạt CNOOC tại Mỹ

Theo một số nhà phân tích, dù về hình thức, Hoa Kỳ không có nghĩa vụ « giải cứu » Việt Nam, nhưng trong tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương, niềm hy vọng của nhiều nước nhỏ trong vùng, Hoa Kỳ phải có những phản ứng cụ thể nhằm vào Trung Quốc hơn là những lời tố cáo suông.

Đây chính là ý kiến của hai chuyên gia Mỹ Elizabeth Economy và Michael Levi, thuộc trung tâm nghiên cứu đối ngoại Mỹ Council on Foreign Relations. Trong một bài viết của mình, hai chuyên gia này khuyến cáo :

« Hoa Kỳ cần phải chuẩn bị để hỗ trợ Việt Nam thông qua một sự hiện diện hải quân mạnh mẽ hơn ». Việc tăng cường lực lượng hải quân Mỹ trong vùng Biển Đông, theo hai chuyên gia này sẽ « cung cấp cho Washington thêm cơ hội để đánh giá thực lực của Trung Quốc và góp phần giúp cho căng thẳng xuống thang ».

Bà Economy và ông Levi còn đề xuất một biện pháp khác, trực tiếp hơn : Đó là hạn chế các hoạt động tại Mỹ của Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC, một tập đoàn Nhà nước và là sở hữu chủ của giàn khoan HD 981 đang là nguyên nhân là mất ổn định tại Biển Đông.

Hai chuyên gia này cảnh báo : « Nếu Hoa Kỳ không có khả năng gắn liền hành động với lời nói, thì các cam kết duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực từng được Mỹ đưa ra sẽ trở thành rỗng tuếch ».

Angkor
18-05-2014, 11:39
Trên 3.000 chữ ký yêu cầu lãnh đạo Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế

193658


Chỉ trong vài ngày, lá thư yêu cầu lãnh đạo Việt Nam đưa vấn đề giàn khoan HD-981 của Trung Quốc và chủ quyền quần đảo Hoàng Sa ra trước tòa án quốc tế đến hôm nay 17/05/2014 đã thu thập được trên 3.000 chữ ký từ khắp nơi, trong đó có nhiều nhân vật tên tuổi.

Lá thư đề ngày 14/05/2014 gởi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, việc Bắc Kinh triển khai giàn khoan HD-981 trên Biển Đông ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã chà đạp lên các luật lệ, quy định quốc tế. Cụ thể là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Tuyên bố về quy tắc ứng xử trên Biển Đông năm 2002, và Thỏa thuận Việt-Trung về Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển năm 2011.

Những người ký tên đòi hỏi Việt Nam cần phải đưa vấn đề giàn khoan HD-981 ra cơ chế tranh chấp bắt buộc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trọng tài sẽ yêu cầu Trung Quốc không được đơn phương khoan dầu, và phải giải quyết tranh chấp với Việt Nam.

Song song đó, Việt Nam nên chính thức yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa án Công lý Quốc tế. Nếu chính quyền Bắc Kinh đồng ý, Việt Nam có nhiều hy vọng đòi lại Hoàng Sa. Còn nếu Trung Quốc tiếp tục từ chối, vấn đề quần đảo Hoàng Sa mặc nhiên được quốc tế biết đến nhiều hơn, và sẽ thấy rõ Trung Quốc trốn tránh các giá trị văn minh của nhân loại.

Lá thư kết luận, quyết định chính thức nộp đơn kiện và đưa ra tòa án quốc tế sẽ ngăn chận được Bắc Kinh lấn tới trên Biển Đông. Trung Quốc không thể đối xử vô nhân đạo đối với ngư dân Việt, không thể ngang ngược khoan dầu trong vùng biển Việt Nam. Quyết định này vì những thế hệ cha ông đã đổi mồ hôi nước mắt và cả máu cho Hoàng Sa, những chiến sĩ hy sinh năm 1974, và những thủy thủ đang dấn thân bảo vệ vùng biển Việt Nam ngay trong giờ phút này.

manh thuong
19-05-2014, 08:07
Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc đánh ở ngư trường Hoàng Sa

Từ sáng sớm, cả trăm người dân đã đứng chờ ở Cảng Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi). Khuôn mặt bơ phờ, ông Quang cứ hướng mắt ra biển, tay cầm chiếc điện thoại. Bà Nguyễn Thị Thơm cũng đến từ sáng sớm, hai ngư dân bị thương là con trai và con rể của bà. Mỗi lần nghe có tiếng tàu vào bà Thơm lại nhìn ra phía cảng.

11g30 một chiếc tàu xuất hiện phía ghềnh xa, cả trăm người đổ dồn ra bến cảng. Chưa thấy số hiệu con tàu, nhưng mọi người chắc chắn đó là tàu Qng 90205. Một lão ngư nói lớn: “Mấy đứa ở Hoàng Sa về rồi, lần này thì đúng rồi, nhìn ống khói đen ngòm là biết, bọn nó tăng tốc hết cỡ nên máy hỏng rồi”.

Tàu xuất hiện. Hai ngư dân Nguyễn Tấn Hải (24 tuổi, Bình Châu, Bình Sơn) và Nguyễn Hiền Lê Anh (20 tuổi, ngụ thị trấn Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa) đang nằm bất động trong ca bin. Các ngư dân khác ngồi xung quanh, người đỡ tay, người xoa đầu, người xoa bụng, ai nấy điều mệt mỏi.

Bị đánh trọng thương phần đầu, cả một hành trình dài từ Hoàng Sa về đất liền, Lê Anh không ăn uống gì được. “Chúng tôi cố gắng nấu cháo cho ăn, nhưng ăn vào là nó nôn ra, cứ ôm đầu rên suốt”, ngư dân Nguyễn Văn Vinh đi trên tàu kể.

Chỉ tay vào đầu và sườn Lê Anh, anh Phạm Tấn Sơn cho biết lúc mới lên tàu mọi người thấy vết dùi cui và 5 vết giày đạp vào người anh còn in rõ. Từ lúc cho tàu về bến, mỗi lần ho là ra máu. Còn thuyền trưởng Hải, dù trên người chằng chịt những vết bầm tím nhưng đã ăn được cháo, ít nôn ói.

Các bác sĩ bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi ngay lập tức cố định cánh tay trái bị gãy của anh Hải và chuyển hai ngư dân lên bệnh viện tỉnh điều trị.

Được các bác sĩ truyền dịch, tiêm thuốc, điều trị cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi sức khỏe thuyền trưởng Hải đã khá hơn. Anh kể lại đêm kinh hoàng trên biển. Theo đó, 19g tối 16-5, sau khi ăn chiều, 12 ngư dân xuống hai ghe nhỏ đi lặn cách đảo Phú Lầm chừng 5 hải lý. Chỉ còn anh và Lê Anh ở trên tàu. Khoảng 21g, hai anh em phát hiện một tàu đang truy đuổi.

"Nhận ra tàu Trung Quốc, còn kịp nhìn thấy số hiệu tàu là 306, ngay lập tức tôi nhổ neo, tăng hết công suất để tránh bị áp sát. Đồng thời dùng bộ đàm kết nối với hai ghe nhỏ bảo chạy lên đảo Tây và đảo Cây trước đừng trở về vị trí neo đậu, tôi sẽ đưa tàu lớn lên đón", thuyền trưởng Hải kể.

Sau hơn 1 giờ truy đuổi, tàu Trung Quốc thả hai xuồng máy, áp sát leo lên tàu. Hơn 20 người trên tàu 306 tràn qua, sau khi đập cửa kính ca bin, họ dùng gậy, dùi cui đánh anh Hải bất tỉnh trên vô lăng.

"Một tên dùng dùi cui đập vào đầu, tên khác dùng gậy đập vào sườn tôi, sau đó tiếp tục đánh Lê Anh trong ca bin. Chịu được khoảng 5 phút thì tôi ngất. Không biết Lê Anh bị đánh thế nào, nhưng khi tỉnh dậy, tôi thấy nó còn ngất xỉu trước mũi tàu. Lúc đó khoảng 1g sáng”, anh Hải cho biết.

Bị đánh thương tích nặng, nhưng anh Hải vẫn cố nổ máy, lái một tay, tăng tốc chạy về phía đảo Cây và đảo Tây, cách đảo Phú Lâm chừng 5 hải lý. Hơn 30 phút sau Lê Anh tỉnh lại, nhưng không cử động được.

Sau khi lên tàu, 12 ngư dân lập tức cho tàu tăng tốc về đất liền, đồng thời điện đàm báo những tàu khác đánh bắt gần đó biết rõ tình hình.

Ông Nguyễn Văn Quang, chủ tàu, cho biết tổng thiệt hại sau khi bị Trung Quốc tấn công, đập phá tài sản ước tính khoảng 700 triệu đồng. Hiện lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đang tiếp tục điều tra, hoàn tất thủ tục, hồ sơ vụ việc.


nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/608013/ngu-dan-viet-nam-bi-trung-quoc-danh-o-ngu-truong-hoang-sa.html#ad-image-0

Angkor
23-05-2014, 13:14
Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế
Vấn đề này đã bắt đầu hình thành sau chuyến công du của Ngài thủ tướng tại Philippins

Trung Quốc khẳn định là sẽ cho giàn khoan ngự trị tại thiềm lục địa của Việt Nam cho đến ngày 17/ 8 này.

Nhiều nhà quan sát cho rằng:
Trung Quốc đã chiến thắng Việt nam. Đổi lại, Việt Nam cũng...chiến thắng Trung Quốc...lùi bước sau ngày 17/8 sắp tới đây!

Nhiều chính trị gia cũng cho rằng, nếu Việt Nam tìm cách thõa hiệp với Philippin, với Indo, với Malay, với Brunei...Khi các nước có trnh chấp có được một thõa hiệp chung. Đến lúc đó ASEAN sẽ có một thế mạnh loại được Trung Quốc. Bởi vì chính Trung Quốc không có một cớ sách gì mà đi đoài hỏi toàn vùng biển đông cách xa Hoa lục hàng ngàn dặm.

Nhưng họ cũng cho biết là chính Trung Quốc cũng hiểu biết được điều đó, và họ ra sức gây chia rẽ từng quốc gia ASEAN này. Chính Trung Quốc đã tung ra chủ bày kinh tế, tung tiền ra mua chuộc các nước thành viên trong cộng đồng ASEAN. Hiện tại Việt Nam và Philippin đã trãi nghiệm được điều này, hy vọng hai nước sẽ sớm có được một thõa hiệp tốt nhất, nhằm chống lại kẻ hung hăng từ phương bắc.

Cu Bim
23-05-2014, 17:57
Như tên một bài hát: Ôi nước Nga!
Phẫn nộ hãng tin uy tín Nga xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam
https://vn.news.yahoo.com/ph%E1%BA%ABn-n%E1%BB%99-h%C3%A3ng-tin-uy-t%C3%ADn-nga-xuy%C3%AAn-002836575.html

Angkor
23-05-2014, 19:43
Trời ơi! Hai nước này nó tự đánh bóng cho nhau để tồn tại mà! Nếu như nước Nga đúng đắng thì họ đâu bị:'' Nhiều doanh nghiệp quốc tế tẩy chay diễn đàn kinh tế Saint Petersbourg'' vừa qua. Dể gì tìm được một hợp đồng lên đến 400 tỉ Dollars!

Còn nhớ, nước Nga vừa ...nuốt Crimée bị thế giới lên án, cũng nhờ Trung Quốc ủng họ mà.
Nên không lạ gì khi họ cũng ủng hộ trung quốc lọng hành ở Biển Đông.

Angkor
23-05-2014, 19:53
Nhân một diễn đàn về an ninh châu Á mở ra hôm nay, 23/05/2014 tại Manila, Tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương đã nhấn mạnh nhu cầu thỏa hiệp và đối thoại giữa các bên có tranh chấp lãnh thổ tại các vùng biển Châu Á. Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền đang căng thẳng giữa Trung Quốc với các láng giềng Việt Nam, Philippines và Nhật Bản tại Biển Đông và Hoa Đông, Đô đốc Samuel Locklear đã lên tiếng cảnh báo chống lại chiến lược được ông gọi là « ăn cả (winner-take-all) » hay là độc chiếm mà nhiều nước cho là Bắc Kinh đang sử dụng.


193777


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không loại trừ khả năng kiện Trung Quốc ra trước quốc tế. Phủ Tổng thống Mỹ vào hôm qua, 22/05/2014, đã lên tiếng hậu thuẫn cho mọi giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, kể cả việc dùng đến các thủ tục pháp lý quốc tế.


ông Patrick Ventrell, một phát ngôn viên của Nhà Trắng, cho biết là Washington sẽ ủng hộ việc Việt Nam kiện Trung Quốc ra trước các định chế quốc tế để giải quyết vụ Trung Quốc triển khai giàn khoan tại vùng Biển Đông mà họ đang tranh chấp với Việt Nam.

193778

Đối với ông Ventrell : « Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định ; tôn trọng luật pháp quốc tế ; thương mại hợp pháp không bị cản trở ; và tự do hàng hải và hàng không trong khu vực Biển Đông ».

Trên cơ sở đó, phát ngôn viên Nhà Trắng xác nhận : « Hoa Kỳ ủng hộ việc sử dụng các biện pháp hòa bình và ngoại giao khác nhau để quản lý và giải quyết các bất đồng, bao gồm cả việc sử dụng trọng tài hoặc các cơ chế pháp lý quốc tế khác. »

Trong bài trả lời phỏng vấn hãng tin Anh bằng văn bản, khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc ra trước quốc tế đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gợi lên khi ông xác định rằng : « Việt Nam đang xem xét nhiều biện pháp phòng vệ khác nhau, bao gồm cả các hành động pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế ».

Lời dọa kiện trên đây của Việt Nam, kèm theo tuyên bố ủng hộ của Mỹ sẽ làm Trung Quốc tức giận thêm. Ngay từ hôm qua, sau tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trung Quốc đã tỏ thái độ phẫn nộ và tiếp tục cho rằng giàn khoan HD-981 nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.

Trong thời gian qua, bất chấp các sức ép của Trung Quốc, Philippines vẫn tiếp tục xúc tiến vụ kiện Bắc Kinh ra tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về những đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông. Vụ kiện này của Manila cũng đã được Washington ủng hộ.

Theo hãng tin Reuters.

HanParis
24-05-2014, 17:25
Trời ơi! Hai nước này nó tự đánh bóng cho nhau để tồn tại mà! Nếu như nước Nga đúng đắng thì họ đâu bị:'' Nhiều doanh nghiệp quốc tế tẩy chay diễn đàn kinh tế Saint Petersbourg'' vừa qua. Dể gì tìm được một hợp đồng lên đến 400 tỉ Dollars!

Còn nhớ, nước Nga vừa ...nuốt Crimée bị thế giới lên án, cũng nhờ Trung Quốc ủng họ mà.
Nên không lạ gì khi họ cũng ủng hộ trung quốc lọng hành ở Biển Đông.

Hai cường quốc này có thói quen xấu là hay nuốt mấy nước láng giềng nên bênh nhau là chuyện thường tình. Mong rằng có ngày họ cũng bị... mắc nghẹn!!!:D Đúng là TG nhất là Âu Mỹ rất bất bình và phản đối triệt để vụ Nga đã nhúng tay vào nội bộ Ukrania và muốn 'nuốt' vùng cả Crimée và miền Tây nước Ukrainia. Và báo chí Tây Phương gần đây đã đăng tãi TQ và Nga đang có hợp đồng kinh doanh lên đến cả 400 tỉ USD. Tình hữu nghị thế này thì sẽ bất lợi cho VN ta. :(

VAPUTIN
24-05-2014, 23:56
Hai cường quốc này có thói quen xấu là hay nuốt mấy nước láng giềng nên bênh nhau là chuyện thường tình. Mong rằng có ngày họ cũng bị... mắc nghẹn!!!:D Đúng là TG nhất là Âu Mỹ rất bất bình và phản đối triệt để vụ Nga đã nhúng tay vào nội bộ Ukrania và muốn 'nuốt' vùng cả Crimée và miền Tây nước Crimée. Và báo chí Tây Phương gần đây đã đăng tãi TQ và Nga đang có hợp đồng kinh doanh lên đến cả 400 tỉ USD. Tình hữu nghị thế này thì sẽ bất lợi cho VN ta. :(

Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Chỉ khốn nạn cho mấy thằng Nga vàng phen này hết dịp nổ. Thực sự lão Putin có ưa gì VN đâu, lão chỉ ưa USD tiền mua vũ khí của VN thôi. Đừng hoang tưởng.

Angkor
25-05-2014, 15:22
Angkor cũng thét mét nữa nè Bong V?
Nhìn cái avata của anh, dường như anh rất thiết tha với nước Nga - với vị lãnh tụ này thì phải!

Cũng như anh nói, Vadiamia P chỉ yêu $ thôi. Không chừng mấy chiếc Kilo mà VN mình đặt hàng từ ổng,có chăng ổng mách nước cho Trung Quốc, rằng; chớ lo, sơ đồ bí mật của 6 chiếc kilo này có cách để....vô hiệu quá khi cần! thì lúc đó; bà lão cũng đội dừa khô luôn đà!!!!!!!!

HanParis
25-05-2014, 16:33
Angkor cũng thét mét nữa nè Bong V?
Nhìn cái avata của anh, dường như anh rất thiết tha với nước Nga - với vị lãnh tụ này thì phải!

Putine này là tiền bối Putine kia, xin Angkor đừng nói xấu trùm KGB khi xưa nhé! :D Nhưng ở thời Kinh Tế Thị Trường thật đáng sợ chỉ biết chạy theo mãnh lực đồng tiền. Năm 2008, Putine kia từng mặc áo dài (chỉ thiếu khăn dóng) để sang thăm Việt Nam như ảnh dưới đây, không biết chính phủ VN cho chỉ cho hai ông TQ và Nga : Trường Sa, Hoàng Sa là của VN không đây?

http://towleroad.typepad.com/photos/uncategorized/choreography.jpg

http://obsidianwings.blogs.com/photos/uncategorized/2008/02/24/bush_ao_dai.jpg

Ng.H.Thanh
25-05-2014, 19:43
Up cái bì này lên nhắc nhở cho TQ biết rằng vào năm 1954 họ đã công nhận độc lập chủ quyền của chúng ta rồi..., nay sao lại nói ngược...:(

193806

VAPUTIN
25-05-2014, 21:23
Angkor cũng thét mét nữa nè Bong V?
Nhìn cái avata của anh, dường như anh rất thiết tha với nước Nga - với vị lãnh tụ này thì phải!

Cũng như anh nói, Vadiamia P chỉ yêu $ thôi. Không chừng mấy chiếc Kilo mà VN mình đặt hàng từ ổng,có chăng ổng mách nước cho Trung Quốc, rằng; chớ lo, sơ đồ bí mật của 6 chiếc kilo này có cách để....vô hiệu quá khi cần! thì lúc đó; bà lão cũng đội dừa khô luôn đà!!!!!!!!

Chiếc áo không làm nên thầy tu nên cái avatar cũng chả nói lên điều gì nhiều. Va thì thấy lão Putin ngày càng khó ưa, chuyên gia bắt nạt các nước láng giềng. Gieo gió thì gặt bão, ngày nào đó thì Liên bang Nga cũng sẽ vở tan từng mảnh thôi.

Trung Quốc sở hữu Kilo trước Việt Nam 20 năm, đến giờ vẫn sử dụng từ 12 đến 14 chiếc Kilo nên những chiếc Kilo VN có gì là lạ với TQ, chắc chỉ có lạ là giá tiền: TQ mua Kilo giá 150 M USD/chiếc còn VN thì giá gấp đôi. Kilo có thể mang vũ khí gì, nâng cấp được gì thì có khi TQ còn rành hơn VN. Do đó Putin chả cần nói thì TQ cũng biết thừa Kilo VN như thế nào.

Việc trang bị 6 chiếc tàu ngầm chỉ giúp HQ VN vươn lên thành một nước có HQ mạnh trong các nước ĐNA chứ chưa đủ sức làm HQ TQ e dè đâu.

VAPUTIN
25-05-2014, 21:44
Up cái bì này lên nhắc nhở cho TQ biết rằng vào năm 1954 họ đã công nhận độc lập chủ quyền của chúng ta rồi..., nay sao lại nói ngược...:(

193806

Con tem trên bì này cho thấy VN ko có TS và HS phải không bạn?=))

Ng.H.Thanh
26-05-2014, 14:05
Con tem trên bì này cho thấy VN ko có TS và HS phải không bạn?=))

Cái đó là a Va nói e k có nói à :D. Nói vui chứ cái khẩu hiệu trên con tem, đồng thời hình ảnh và nội dung hội nghị bàn tròn đủ để nói TS & HS là của VN rồi :D

HanParis
26-05-2014, 14:50
Cái đó là a Va nói e k có nói à :D. Nói vui chứ cái khẩu hiệu trên con tem, đồng thời hình ảnh và nội dung hội nghị bàn tròn đủ để nói TS & HS là của VN rồi :D

Với mấy anh Tàu khựa này nói bóng nói gió, nói không rõ ràng, họ chưa chắc hiểu đâu! 'Mụ cõn ừm xức thén!'

VN ta vốn hiếu hòa chớ thật ra tôi nghĩ đảo Hải Nam là của VN mới đúng vì gần nước ta hơn, vậy mà quân đội ta có đem quân đến chiếm đóng đâu và chưa hề thọc dàn khoan tại đó đúng không anh Hoài Thanh? :D

manh thuong
26-05-2014, 16:12
Với mấy anh Tàu khựa này nói bóng nói gió, nói không rõ ràng, họ chưa chắc hiểu đâu! 'Mụ cõn ừm xức thén!'

VN ta vốn hiếu hòa chớ thật ra tôi nghĩ đảo Hải Nam là của VN mới đúng vì gần nước ta hơn, vậy mà quân đội ta có đem quân đến chiếm đóng đâu và chưa hề thọc dàn khoan tại đó đúng không anh Hoài Thanh? :D

VN mà lý luận theo khoảng cách như bác Hàn, mang quân chiếm Hải Nam thì QĐội của CPC sẽ tấn công Phú Quốc. :">

HanParis
26-05-2014, 16:39
VN mà lý luận theo khoảng cách như bác Hàn, mang quân chiếm Hải Nam thì QĐội của CPC sẽ tấn công Phú Quốc. :">

Điều này phải xin thính ý anh Angkor. Theo tôi, VN không sợ CPC tấn công bằng nỗi lo ngại dân Miên nỗi dậy 'Cáp Duồng' (chặt đầu) dân Việt như những năm 40. :(:D

HanParis
26-05-2014, 17:59
Vẫn biết rằng 'Lưới Trời Khó Thoát', chính quyền làm bậy mà người dân TQ vô tội phải lãnh đủ vì bị Trời Phạt. Cái gọi là 'Gieo Gió Gặt Bão' chỉ là bão lụt thật nhé. Xứ a!

Hàng chục nghìn người dân phải sơ tán bởi các trận mưa lớn ở phía nam Trung Quốc trong mấy ngày qua.


(http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=616943&stc=1&d=1401100176)http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=616943&stc=1&d=1401100176 (http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=616943&stc=1&d=1401100176)
Hàng hóa hư hại vì mưa tại huyện Thiệu Đông, tỉnh Hồ Nam hôm 23/5


(http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=616944&stc=1&d=1401100176)http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=616944&stc=1&d=1401100176 (http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=616944&stc=1&d=1401100176)
Nhiều xe hơi chìm trong nước lũ ở huyện Thiệu Đông hôm 25/5.


(http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=616945&stc=1&d=1401100176)http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=616945&stc=1&d=1401100176 (http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=616945&stc=1&d=1401100176)
Binh lính sơ tán những người mắc kẹt trong nhà vì lũ


(http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=616946&stc=1&d=1401100176)http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=616946&stc=1&d=1401100176 (http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=616946&stc=1&d=1401100176)
Cần cẩu giải cứu một xe hơi chìm trong nước lũ tại huyện Thiệu Đông hôm 25/5


(http://luyenchuong.com/forum/attachment.php?attachmentid=479009&stc=1&d=1401100233)http://luyenchuong.com/forum/attachment.php?attachmentid=479009&stc=1&d=1401100233 (http://luyenchuong.com/forum/attachment.php?attachmentid=479009&stc=1&d=1401100233)
Nước lũ tại một đường ở một thị trấn thuộc thành phố Nghi Xuân, tỉnh Giang Tây hôm 25/5


(http://luyenchuong.com/forum/attachment.php?attachmentid=479010&stc=1&d=1401100233)http://luyenchuong.com/forum/attachment.php?attachmentid=479010&stc=1&d=1401100233 (http://luyenchuong.com/forum/attachment.php?attachmentid=479010&stc=1&d=1401100233)
Giới chức Trung Quốc thông báo, tính tới ngày 25/5, ít nhất 22 người đã chết và 7 người mất tích vì mưa, lũ trên toàn quốc.


(http://luyenchuong.com/forum/attachment.php?attachmentid=479011&stc=1&d=1401100233)http://luyenchuong.com/forum/attachment.php?attachmentid=479011&stc=1&d=1401100233 (http://luyenchuong.com/forum/attachment.php?attachmentid=479011&stc=1&d=1401100233)
Tại huyện Toàn Nam, tỉnh Giang Tây, một nhân viên cứu hộ thiệt mạng do xuồng của anh lật giữa sông. Trước đó nhân viên cứu hộ này tham gia hoạt động tìm một học sinh mất tích vì nước lũ.



(http://luyenchuong.com/forum/attachment.php?attachmentid=479012&stc=1&d=1401100233)http://luyenchuong.com/forum/attachment.php?attachmentid=479012&stc=1&d=1401100233 (http://luyenchuong.com/forum/attachment.php?attachmentid=479012&stc=1&d=1401100233)
Một người đàn ông nhìn nước lũ trong một làng ở ngoại ô thành phố Nghi Xuân hôm 25/5


Nguồn : Diễn Đàn Trí Thức.

Angkor
26-05-2014, 23:23
Sự ngạo mạn nguy hiểm của Bắc Kinh ở Biển Đông

Trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang căng thẳng bởi những ý đồ bành trướng muốn độc chiếm vùng Biển Đông của Trung Quốc đã trở nên rõ ràng. Sự kiện Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu HD -981 một cách trái phép vào vùng thềm lục địa Việt Nam là một minh chứng mới cho thái độ ngạo mạn nước lớn của Trung Quốc với các nước láng giềng.

193817


Một bài viết mang tiêu đề “ Sự Ngạo mạn nguy hiểm của Bắc Kinh ở Biển Đông, của tác giả Philip Bowring, một cây viết đã cắm chân ở châu Á từ 39 năm nay chuyên viết về các vấn đề tài chính và chính trị của khu vực, đăng trên nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm 18/5/2014.

Philip Bowring nói rằng sự mặc cảm tự tôn và việc diễn giải có chọn lọc lịch sử Đông Nam Á là những yếu tố nguy hại gây căng thẳng tại Biển Đông.

Cách hành xử hiện nay của Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông là hung hăng, ngạo mạn và sặc mùi tư tưởng Đại Hán và tự tôn dân tộc. Thay vì bày tỏ lòng tự hào dân tộc, cách hành xử này gây tiếng xấu cho lòng ái quốc. Những người Hồng Kông yêu nước cần phải nhận diện ra : Đó là một mưu kế nguy hiểm.

Không chỉ nhe răng bành trướng đe dọa Việt Nam và Philippines, mà giờ đây, Bắc Kinh còn đẩy Indonesia từ chỗ có lập trường hành động như trung gian hòa giải giữa Trung Quốc và các quốc gia ở Biển Đông chuyển sang thành kẻ thù. Trong những tháng qua, đã hai lần Indonesia tố cáo Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với một phần quần đảo Natuna. Thật là quá thể đối với cái gọi là « sự trỗi dậy hòa bình » khi người ta gây khó chịu cho các nước láng giềng có tới hơn 400 triệu dân mà người ta khẳng định là yếu kém.

Tất cả những đòi hỏi về biển đảo của Trung Quốc nằm bên trong đường 9 đoạn, rộng hơn 1000 hải lý kể từ bờ biển Quảng Đông và Hải Nam cho tới đảo Borneo của Malaysia, Indonesia và Brunei và bao gồm hầu như toàn bộ vùng biển giữa Việt Nam và Philippines. Đòi hỏi của Trung Quốc chiếm hơn 90% diện tích Biển Đông, cho dù Trung Quốc (kể cả Đài Loan) chỉ có khoảng 20% bờ biển trong vùng.

Tất cả các đòi hỏi chỉ dựa trên các yếu tố lịch sử, rất thuận tiện cho việc không cần biết đến sự tồn tại của các dân tộc khác và lịch sử hàng hải và buôn bán của họ có từ 2000 năm nay, trước cả khi Trung Quốc đi xuống vùng biển phía nam và xa hơn nữa. Người Indonesia đã tới Châu Phi và thuộc địa Madagascar trước Trịnh Hòa (Zheng He) hơn 500 năm. Ngược lại, các dân tộc ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và thế giới Hồi giáo hơn là của Trung Quốc.

Trong trường hợp hiện nay với Việt Nam, về việc đưa giàn khoan vào vùng biển ở phía đông Đà Nẵng, có một vấn đề nhỏ đối với Trung Quốc : Chính quyền Bắc Kinh hiện làm chủ quần đảo Hoàng Sa, gần với nơi đặt giàn khoan hơn là Việt Nam. Tuy nhiên, quần đảo này từ lâu là nơi tranh chấp giữa hai nước, và vụ việc đã được giải quyết với việc Trung Quốc vô cớ đánh chiếm quần đảo này năm 1974.

Thế nhưng, do quần đảo này chưa bao giờ có được một giảp pháp vĩnh viễn, nên khi so sánh với Việt Nam, thì khó có thể nói quần đảo này là trường hợp nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Lịch sử cho chúng ta thấy là bờ biển này vốn là trung tâm của một nhà nước Cham buôn bán, mà cách nay 1000 năm, họ đóng vai trò chủ chốt về thương mại trong khu vực.

Lẽ ra, đây phải là một trường hợp thỏa hiệp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Malaysia và Thái Lan cũng từ dàn xếp với nhau để quản lý một hòn đảo trong vùng giàu khí đốt nằm giữa hai nước, ở vịnh Thái Lan. Các quốc gia khác – Indonesia, Singapore, Malasyia – đưa các vấn đề sở hữu đảo lên Tòa án Công lý Quốc tế và chấp nhận phán quyết của Tòa. Thế nhưng, Trung Quốc vẫn không sẵn sàng cho một thỏa hiệp hoặc chấp nhận đưa ra Tòa. Trong khi đó, không thể có việc cùng khai thác, bởi vì Trung Quốc đưa ra điều kiện là các bên phải chấp nhận chủ quyền của họ ở đó.

Trong trường hợp các bãi đá ngoài khơi Philippines, đòi hỏi của Trung Quốc dựa trên một sự pha trộn giữa lịch sử được phóng tác và việc Trung Quốc là nước đầu tiên đưa ra đòi hỏi chủ quyền ; đây là một chứng cứ nghèo nàn, bởi vì Trung Quốc không liên tục hiện diện ở đó, trong khi Philippines đã kế thừa hiệp định được ký kết giữa các cường quốc thực dân phương Tây.

Bãi đá Scarborough nằm cách đảo Luzon khoảng 200 km và cách Trung Quốc khoảng 650 km. Đòi hỏi của Trung Quốc về chủ quyền đối với bãi đá Vành Trăng Khuyết (Half Moon Shoal) còn lố bịch hơn. Tại bãi đá này mà Philippines đã bắt giữ các ngư dân Trung Quốc bị cáo buộc đánh bắt rùa biển khổng lồ, một loài động vật được bảo vệ. Theo phản xạ, Bắc Kinh phản đối. Bãi đá này cách Palawan 110 km và cách Trung Quốc gần 1500 km.

Các đòi hỏi phi lý có từ thời Quốc Dân Đảng và vấn đề không phải là ở chỗ này hay chỗ khác. Không hề có chuyện là các trước đây, các nước đã thỉnh thoảng phải triều cống Bắc Kinh. Đối với các nước buôn bán này, triều cống là một thứ thuế, cái giá phải trả để kinh doanh với Trung Quốc, nhưng không bao hàm vấn đề chủ quyền. Và nếu Trung Quốc thỉnh thoảng hành động như một đế quốc trong vùng, thì điều này chắc chắn gây lo ngại, nhưng không phải là một cơ sở để khẳng định quyền làm chủ đối với một vùng rộng lớn trên biển Mã Lai. Nếu như vậy, thì Thổ Nhĩ Kỳ có thể nói Ai Cập là của họ và toàn bộ vùng Trung Á là của Nga.

Một nước Trung Hoa phục hưng muốn giương oai sức mạnh của mình và chứng tỏ là ông trùm của khu vực – chính đây là điều mà họ tìm cách thể hiện khi đánh Việt Nam năm 1979 – và nhắc nhở Hoa Kỳ về sự yếu kém của Washington. Thế nhưng, ở đây, cũng có một sự lưỡng lực trong việc đối xử bình đẳng với các nước láng giềng không thuộc tộc Hán, các dân tộc này có lịch sử và văn hóa riêng của họ và ngoại trừ Việt Nam, chưa bao giờ các nước đó chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc.

Lịch sử về sự tự tôn của Trung Quốc, nhất là đối với các tộc có mầu da sẫm hơn, có từ lâu đời. Niềm tin về ưu thế sinh học và sự cần thiết phải bảo vệ và thúc đẩy các đặc trưng di truyền của tộc Hán đã thể hiện mạnh mẽ trong thời kỳ nền Cộng hòa và có được sự cộng hưởng trong công luận cũng như chính sách xã hội của cựu lãnh đạo Singapore Lý Quang Diệu.

Đã từ lâu, tư tưởng này bị bác bỏ ở phương Tây và bị lên án dưới thời Mao Trạch Đông. Như giờ đây, tư tưởng này đang phục hồi ở Trung Hoa lục địa, một vài nhà nghiên cứu cảm thấy khó mà chấp nhận được rằng người hiện đại xuất phát từ Châu Phi và do vậy, Trung Quốc không phải là cội nguồn duy nhất và riêng rẽ của loài người.

Theo RF

VAPUTIN
26-05-2014, 23:50
VN mà lý luận theo khoảng cách như bác Hàn, mang quân chiếm Hải Nam thì QĐội của CPC sẽ tấn công Phú Quốc. :">
Bạn có biết đã có lúc trong lịch sử tất cả các đảo của Cam pu chia ngày nay trên vịnh Thái Lan kể cả đảo Cô Công nằm sát biên giới Thái đều thuộc tỉnh Hà Tiên xứ Nam kỳ :D

manh thuong
27-05-2014, 08:27
Bạn có biết đã có lúc trong lịch sử tất cả các đảo của Cam pu chia ngày nay trên vịnh Thái Lan kể cả đảo Cô Công nằm sát biên giới Thái đều thuộc tỉnh Hà Tiên xứ Nam kỳ :D

Bác VA đưa thêm dẫn chứng đi chứ theo em biết CPC chia ngày xưa rất rộng bao gồm cả phía Đông Thái Lan và phía nam Việt Nam.

Cái này em đã từng thấy ở bảo tàng ở Phnom Penh (cái nhà màu đỏ). Tiếc là trong đó ko cho chụp hình nên không biết diễn tả làm sao.

Ng.H.Thanh
27-05-2014, 10:34
Bác Va coi lại như thế nào chứ, ở đâu có cây Thốt Nốt là ở đó đất của CPC à :D
@hình như trong sở thú sài thành có 1 cây :Db-(

HanParis
27-05-2014, 14:24
Bác Va coi lại như thế nào chứ, ở đâu có cây Thốt Nốt là ở đó đất của CPC à :D
@hình như trong sở thú sài thành có 1 cây :Db-(

Miền Tây khi xưa bị VN ta Nam Tiến mà Thanh. CPC... bị chia phần Thủy Chân Lạp. Cho nên ở miệt Cần Thơ Long Xuyên món Lạp Xưỡng ăn rất ngon. :)) Dân khách trú cũng Nam Tiến khá nhiều tận mũi Cà Mau luôn. Chờ Bac Va dẫn chứng để xem hạ TQ xong, VN ta có tính lấy lại Vịnh TL không đây? :D

manh thuong
27-05-2014, 16:03
Các bạn vào đây ký tên nhé, góp phần phản đối TQ đưa giàn khoan vào vùng biển của VN.

https://petitions.whitehouse.gov/petition/request-government-china-immediately-withdraw-its-hd-981-oil-rig-and-other-vessels-out-vietnams-eez/G9FnblcQ

B1: Vào creat an account
( kèm trả lời 1 câu hỏi đại loại như số thứ 5 trong dãy số là số mấy, ...)
B2: Sau khi tạo account, chờ email xác nhận...
B3: Copy đường link email xác nhận, password, Login là ký tên xong.
---
Bạn nào đã từng ký tên ở 1 petition yêu cầu trừng phạt TQ rồi thì chỉ cần vào sign là xong.


Hiện tại mới được 16,335 chữ ký, cần thêm 83,665 chữ ký nữa. Cố lên anh em ơi

VAPUTIN
27-05-2014, 20:48
Bác VA đưa thêm dẫn chứng đi chứ theo em biết CPC chia ngày xưa rất rộng bao gồm cả phía Đông Thái Lan và phía nam Việt Nam.

Cái này em đã từng thấy ở bảo tàng ở Phnom Penh (cái nhà màu đỏ). Tiếc là trong đó ko cho chụp hình nên không biết diễn tả làm sao.


http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_Ti%C3%AAn_(t%E1%BB%89nh)

Đế quốc Angkor được vẽ to lắm nhưng dân K ít nên không kiểm soát được một vùng đất to như thế. Thực tế vùng nam bộ ngày đó cũng chẳng đựơc tổ chức thành đơn vị hành chánh nào.

Angkor
27-05-2014, 22:27
Mấy huynh nói vậy, tất cả điều đúng. Tuy nhiên, nó hoàn toàn tùy thuộc vào mọi giai đoạn, tình thế và diễn biến.

Theo Wiki thì thời ban sơ của chúng ta là bắt nguồn từ Nam Việt, xem tấm bản đồ này thì mới thấy là người phương bắc đã thông tín Nam Việt dần dần;


193850


Nhìn lại cho rỏ; Bản đồ hành chính các quận phía Đông Bắc nước Nam Việt (khoảng thế kỉ 2-3 TCN) - Những phần này đã bị phương bắc thôn tín từ lâu!


193851

HanParis
29-05-2014, 04:04
Nhân vụ TQ xâm phạm lãnh thổ Trường Sa, Hoàng Sa của VN tại Biển Đông, hy vọng họ không quên đã thất bại ê chề năm 1979. Mời Ace xem đoạn video dưới đây để thấy rõ lực lượng quân sự giữa hai bên thật chênh lệch thế nhưng cuối cùng chiến tranh tranh Việt Trung trên 30 năm trước là điều sĩ nhục đối với TQ. Các bạn trẻ sẽ thấy những hình ảnh anh dũng bất khuất của dân Việt, là ông bà, cha mẹ, chắc chắn là bậc tiền bối hết lòng chống lại kẻ xâm lăng...

Chiến Tranh Việt Trung 1979

http://younhac.com/forum/attachment.php?attachmentid=101366&stc=1&d=1394363593

http://iyouphim.com/forum/attachment.php?attachmentid=274504&stc=1&d=1394363617

1979 : Một Sự Sỉ Nhục Đối Với TQ (https://www.youtube.com/watch?v=6ZhNPaIfZXs#t=14)

Giặc Đến Nhà Đàn Bà Cũng Đánh - Vidéo 10mn



Nguồn : A Nervous China Invades Vietnam (http://content.time.com/time/world/article/0,8599,2054325,00.html) - Terry McCarthy, Time World

HanParis
31-05-2014, 18:59
Trở lại với chủ đề Biển Đông, dù TQ có to hơn Mông Cổ rất nhiều nhưng nếu có Đức Thánh ra trận thì quân ta có thể thắng đấy. Vua Trần Nhân Tông (1279-1293) đã để lại di chúc sau trận hải chiến cuối cùng Bạch Đằng năm 1288 (tính đến Hải chiến Hoàng Sa năm 1974) vào đời nhà Trần cách đây 7 thế kỷ :

Các người chớ quên nước lớn thường làm điều trái đạo. Họa muôn đời của ta là nước Tàu. Họ không tôn trọng quy ước và biên giới. Luôn luôn bày đặt chuyện để gây hấn. Không thôn tính được thì gặm nhấm đất đai của ta. Vậy các ngươi phải nhớ lời ta dặn. Một tấc đất cũng không để lọt vào tay kẻ thù. Ðây là di chúc cho con cháu muôn đời.

http://ccs.infospace.com/ClickHandler.ashx?ld=20140531&app=1&c=fbdy&s=fbdy&rc=fbdy&dc=&euip=82.234.14.107&pvaid=900653bbbea14749bc4953bafaf2d622&dt=Desktop&fct.uid=f1bdfb83886c43beb94cefb55619b7e9&en=uCrIqIAqVw%2b42y55I4COTFcaK6pDQE7A0ts%2f3Kd5nje PDG4G8uvmmPzn7dDaS34m&du=http%3a%2f%2fvanhocnghethuat.files.wordpress.co m%2f2011%2f07%2ftran_bach_dang_giang-le_nang_hien1.jpg&ru=http%3a%2f%2fvanhocnghethuat.files.wordpress.co m%2f2011%2f07%2ftran_bach_dang_giang-le_nang_hien1.jpg&ap=16&coi=772&cop=main-title&npp=16&p=0&pp=0&ep=16&mid=9&hash=866BFEB07A2AC88B62D02752CED95E9D

Bạn nào tò mò về di chúc này, có thể vào đọc Facebook của Hoàng Anh Tú (hình như là anh họ của chủ nhiệm Hoàng Anh Thi của diễn đàn :D) :

https://vi-vn.facebook.com/hoanganhtuh2t/posts/700877449951596

HanParis
07-06-2014, 18:30
Phó thủ tướng :

'Việt Nam không chấp nhận đe dọa, áp đặt'



"Với niềm tự hào và phẩm giá dân tộc, chúng ta không chấp nhận đánh đổi độc lập, chủ quyền để lấy bất kỳ thứ gì và không chấp nhận bất kỳ hình thức đe dọa, áp đặt nào", Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh.

Tướng Vịnh: 'Chúng ta đủ khả năng đáp trả' (http://vnexpress.net/video/trong-nuoc/tuong-vinh-chung-ta-du-kha-nang-dap-tra-3001164.html)

Sáng 7/6, Bộ Tài nguyên Môi trường và thành phố Hải Phòng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới (8/6) và Tuần lễ Biển-Hải đảo Việt Nam 2014 tại khu du lịch Đồ Sơn.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm nay diễn ra trong bối cảnh hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở Biển Đông - mối quan tâm chung của nước ta và thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/06/07/Hoangtrunghai1-5961-1402114769.jpg


Phó thủ tướng: "Đảng, Nhà nước ghi nhận, tôn vinh, đồng thời thực hiện nhiều chính sách phù hợp với cống hiến, hy sinh của chiến sĩ, đồng bào".

Theo Phó Thủ tướng, tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp do những hành động sai trái, ngang ngược, bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc còn huy động lực lượng hộ tống gồm máy bay, tàu chiến xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Nước này liên tục có những hành động khiêu khích, gây hấn, tấn công tàu chấp pháp và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam.

"Hành động đó của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Hành động sai trái của Trung Quốc không chỉ bị Việt Nam mà còn bị nhiều quốc gia, tổ chức, cá nhân trên thế giới lên án mạnh mẽ", Phó thủ tướng nói.

Việt Nam mong muốn hòa bình, hữu nghị nhưng hòa bình hữu nghị phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, chủ quyền. "Với niềm tự hào và phẩm giá dân tộc, chúng ta không chấp nhận đánh đổi độc lập, chủ quyền lấy bất kỳ thứ gì và không chấp nhận bất kỳ hình thức đe dọa, áp đặt nào", Phó thủ tướng khẳng định.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/06/07/giankhoan5-9147-1402114769.jpg
Giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ông Hải cho hay, thời gian qua, các cán bộ, chiến sĩ kiểm ngư, cảnh sát biển, đồng bào và ngư dân ngày đêm kiên cường bám biển, giữ biển, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng. Đảng, Nhà nước và nhân dân trân trọng ghi nhận, tôn vinh, đồng thời thực hiện nhiều chính sách phù hợp với cống hiến, hy sinh của chiến sĩ, đồng bào.


Nhân sự kiện này, một lần nữa, "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan vô điều kiện khỏi vùng biển của Việt Nam và giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa bình, đối thoại trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế".


Cùng với việc giữ vững chủ quyền lãnh thổ, hoà bình, ổn định ở Biển Đông, Phó thủ tướng cho rằng, Việt Nam cần làm tốt công tác quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lợi từ biển đảo cho sự nghiệp phát triển đất nước.


Vị lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường kiện toàn thiết chế quản lý nhà nước về biển và hải đảo, trong đó đặc biệt chú ý tăng cường năng lực cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về tài nguyên môi trường biển, hải đảo.


"Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương, Việt Nam là một quốc gia biển không ngừng hướng đến mục tiêu trở thành đất nước mạnh về biển, làm giàu từ biển”, Phó Thủ tướng kết luận.

Giang Chinh

Nguồn : http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/pho-thu-tuong-viet-nam-khong-chap-nhan-de-doa-ap-dat-3001331.html

Angkor
27-06-2014, 00:48
Bắc Kinh chỉ trích Manila và Tokyo tăng cường hợp tác an ninh

Trong phản ứng chính thức đầu tiên sau khi Tổng thống Philippines và Thủ tướng Nhật Bản nhất trí tăng cường hợp tác an ninh, vào hôm qua, 25/06/2014, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích sự liên minh giữa hai láng giềng. Theo Bắc Kinh, Manila và Tokyo không nên làm tình hình khu vực căng thẳng thêm. Tuyên bố trên đây được đưa ra vào lúc mọi nhà quan sát đều cho rằng chính Trung Quốc là nước khuấy động sự ổn định trên cả Biển Đông lẫn biển Hoa Đông.


Trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh kêu gọi Philippines và Nhật Bản rằng không nên làm tình hình khu vực « phức tạp » thêm bằng hành động hợp tác với nhau.

Phát ngôn viên này không ngần ngại khẳng định rằng Philippines và Nhật Bản « cần tỏ lòng thành thật và đi theo cùng hướng với Trung Quốc, thay vì cố tình khuấy động căng thẳng và tạo thêm các nhân tố làm tình hình khu vực phức tạp ». Hướng đi của Trung Quốc, theo bà Hoa Xuân Oánh là « giải quyết tranh chấp… với các nước có liên quan một cách trực tiếp thông qua đàm phán song phương, trên cơ sở tôn trọng chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế ».

Tuyên bố trên đây là phản ứng chính thức của Bắc Kinh sau cuộc hội đàm tại Tokyo hôm 24/06, giữa Tổng thống Philippines Aquino và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong đó hai lãnh đạo đã đồng ý « tăng cường quan hệ đối tác chiến lược ».

Phản ứng của Bắc Kinh lại càng gay gắt hơn khi Tổng thống Aquino bày tỏ thái độ ủng hộ động thái của Thủ tướng Abe muốn sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản để cho phép quân đội nước này giúp Philippines và các đồng minh khác trong tranh chấp ở nước ngoài.

Theo giới quan sát, Trung Quốc luôn đổ lỗi cho các láng giềng là cố tình gây căng thẳng, vi phạm luật lệ quốc tế trong lúc chính những hành động quyết đoán của Bắc Kinh trong việc áp đặt các đòi hỏi chủ quyền đã gây nên căng thẳng với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, và với Philippines cũng như Việt Nam trên Biển Đông.

Việt Nam và Philippines vừa quyết định tăng cường hợp tác quân sự trong một động thái được cho là nhằm kháng lại các hành vi lấn lướt của Trung Quốc trên Biển Đông. Việc mở rộng thêm hợp tác giữa hai quân đội đã được Hà Nội và Manila đồng ý xúc tiến nhân chuyến công du Việt Nam trong 4 ngày và kết thúc hôm nay, 26/06/2014, của Tướng Emmanuel Bautista, Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines.

Trong một bản thông cáo công bố hôm 24/06, Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết là hai nước sẽ gia tăng các chuyến thăm viếng lẫn nhau giữa hai quân đội, tăng cường hợp tác đào tạo cán bộ, đẩy mạnh hợp tác trong lãnh vực công nghiệp quốc phòng.

Một trọng tâm đã được nêu bật là hợp tác trên biển như tăng cường các chuyến ghé cảng của tàu hải quân hai nước, cùng tập huấn trong các lãnh vực tìm kiếm, cứu nạn trên biển, phối hợp với nhau để giải quyết vấn đề ngư dân, tàu thuyền vi phạm pháp luật khi đánh bắt hải sản trong vùng biển giáp ranh.

Như Tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam đã ghi nhận, trong thời gian qua mặc dù quan hệ quốc phòng song phương giữa hai nước đã phát triển tốt, nhưng quân đội hai nước vẫn chưa phát huy hết tiềm năng hợp tác.

Quyết định tăng cường hợp tác giữa hai quân đội Việt Nam và Philippines là dấu hiệu mới nhất trong nỗ lực của Hà Nội nhằm kết minh với các nước đồng cảnh ngộ là đang bị Trung Quốc lấn lướt trên biển.

Ngay sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xuống hạ đặt ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Hà Nội đã đẩy mạnh tiến trình bắt tay với Manila, với chuyến viếng thăm Philippines của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Sau đó, trong một động thái mang tính biểu tượng rất cao, ngày 08/06 vừa qua, tại vùng quần đảo Trường Sa mà cả hai nước đều đòi chủ quyền, lực lượng Việt Nam đồn trú trên đảo Song Tử Tây đã mời lực lượng Philippines đóng trên đảo Song Tử Đông (Philippines) cùng giao lưu vui vẻ.

Theo báo chí Việt Nam, mỗi nước đã cử 40 đại diện tham gia cuộc giao lưu diễn ra trong vòng một ngày. Đoàn Philippines do Đại tá Carlito M. Barizo, Phó Tư lệnh Hải quân miền Tây Philippines làm trưởng đoàn, trong lúc dẫn đầu đoàn Việt Nam là Đại tá Lê Xuân Thủy, Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.

Bắc Kinh đã tỏ thái độ rất bực bội trước xu thế tăng cường hợp tác Việt Nam–Philippines. Một hôm sau ngày lực lượng Việt Nam và Philippines tại Trường Sa giao lưu với nhau, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc không ngần ngại gọi đó là một « trò hề ».


( theo tin cua RFI )