PDA

View Full Version : HIỆP ĐỊNH GENEVE - GIỌT NƯỚC MẮT NGƯỜI DÂN VIỆT


nam_hoa1
20-07-2014, 23:02
Cách đây 60 năm ,một hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được kí kết mà ngưòi ta quen gọi là hiệp đinh GENÈVE .Hiệp định này là âm mưu của các nước lớn muốn chia cắt đất nước Việt Nam thành 2 miền .
Vài năm sau , Họ đẩy chiến sự bùng lên , cuộc chiến diễn ra ác liệt hơn , máu và nước mắt dân Việt lại tiếp tục đổ .Tới năm 1975 , hơn một triệu người dân 2 miền đã chết và để lại cho thế hệ con cháu sau này một hệ lụy không tưởng
Xin giới thiệu hình ảnh các nhân vật chính đại diện cho các quốc gia đã đến tham dự hội nghị
1/Phía Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn

194691

Ông PHẠM VĂN ĐỒNG tiếp đại sứ NAM DƯƠNG tại PHÁP đến thăm xã giao đoàn VN tại GENEVE ngày 07-6-1954

Ngoài ra còn có ông Hoàng Văn Hoan đại sứ VN tại Bắc Kinh là người phát ngôn chính thức của đoàn


194692


Phan Anh bộ trưởng Bộ công thương , cố vần về Pháp luật

194683

Tạ Quang Bửu thứ trưởng bộ quốc phòng , cố vần vể quân sự ...





2/Phái đoàn Quốc gia Việt Nam ,đầu tiên do Ngoại trưởng Nguyễn Quốc Định làm trưởng đoàn

194684

sau thay thế bởi Phó thủ tướng Nguyễn Trung Vinh và trưởng đoàn cuối cùng là Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ

194682



Trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam, Ông Trần Văn Đỗ nhất quyết không ký vào Hiệp định Genève vì không chấp nhận việc chia cắt Việt Nam

Tuy lên tiếng phản đối, nhưng sau khi hiệp định được kí kết, Chính phủ và quân đội Quốc gia Việt Nam cùng quân Pháp rút về phía nam vĩ tuyến 17. Sau đó , Uỷ ban Bảo vệ Bắc Việt Nam của Quốc gia Việt Nam tìm cách kêu gọi dân chúng di cư vào Nam. Một kế hoạch di cư được đặt ra và một Uỷ ban di cư được thành lập. Ngày 30/7/1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phát biểu cổ vũ dân chúng miền Bắc đạo thiên chúa di cư vào miền Nam. Ban đầu dư tính khoảng hơn 100 ngàn dân , nhưng về sau cón số lên gần 1 triệu

3/Đoàn Pháp, giai đoạn đầu là Ngoại trưởng Georges Bidault

194685

giai đoạn sau là thủ tướng Pierre Mendès France

194686


khi tham dự Hội nghị PHÁP giữ lập trường khá cứng rắn khi đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa . Sau thất bại lớn ở Điện Biên phủ nội các của thủ tướng Laniel bị nhân dân Pháp lên án, buộc phải từ chức ngày 12 tháng 6.
 Mendès France thuộc phái chủ hòa lập chính phủ mới. Ngày 18 tháng 6, khi nhậm chức, Mendès France tuyên bố sẽ từ chức nếu trong vòng một tháng không đạt được ngừng bắn ở Đông Dương


4/Phái đoàn Anh , do Anthony Eden  làm trưởng đoàn.

194693


Nước Anh không muốn dính líu vào chiến tranh Đông Dương cùng với Mỹ nhưng cũng không muốn gây tổn hại đến quan hệ đồng minh với Mỹ.
Nước Anh chủ trương ủng hộ Pháp thương lượng trên thế mạnh

5/Phái đoàn Hoa Kỳ , do Ngoại trưởng Dulles làm trưởng đoàn nhưng chỉ dự phần Triều Tiên,

194688


còn phần Đông Dương giao lại cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bedell Smith tham dự

194687

Phái đoàn Hoa Kỳ từ chối ký và không công nhận Hiệp định Genève nhưng ra Tuyên bố nước này "sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm Hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế”.


6/Phái đoàn Liên bang Sô Viết, do Phó chủ tich hội đồng bộ trường Viachesav Molotov   kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, làm trưởng đoàn.

194689


Mục tiêu của Liên Xô là ngăn chặn nguy cơ chiến tranh vượt ra khỏi phạm vi Đông Dương khiến các nước phương Tây đoàn kết lại ủng hộ Mỹ . Đồng thời Liên Xô muốn tạo dựng hình ảnh là người bảo vệ hoà bình thế giới và nâng đỡ vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế

7/Phái đoàn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa , do  Thủ tướng Chu Ân Lai   kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, làm trưởng đoàn.

194690


Hội nghị Geneve là mục đích chính để đưa Trung Quốc thành một thế lực quan trọng tại Châu Á
Trung Quốc không quan tâm đến lợi ích của những người cộng sản và dân tộc chủ nghĩa tại ba nước Đông Dương. Trung Quốc thoả hiệp với các nước phương Tây trong giải pháp phân chia lãnh thổ bất lợi đối với lực lượng bản xứ chống Pháp tại các nước này
Mục tiêu cao nhất của Trung Quốc là mong muốn các bên ký kết một hiệp định về Đông Dương để tránh mọi sự can thiệp của Mỹ.


8/Phái đoàn Vương quốc Campuchia , do Ngoại trưởng Nhiêk Tiêu Long rồi sau đó Ngoại trưởng Tep Phan lãnh đạo.

Campuchia cam kết trung lập, không tham gia vào bất cứ liên minh quân sự nào trái Hiến chương Liên Hợp Quốc trừ khi an ninh của Campuchia bị đe doạ.[

9/Phái đoàn Vương Quốc Lào  , do Ngoại trưởng  Phumi Sananikone  làm trưởng đoàn.9/

Lập trường của Chính phủ Hoàng gia Lào tương tự Chính phủ Hoàng gia Campuchia. Lào mong muốn hoàn toàn độc lập và chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Lào.


Hai phái đoàn Pathet Lào  và Khmer  không được chính thức tham gia hội nghị mà chỉ có quan hệ với phái đoàn VNDCCH Tất cả các nguyện vọng của hai đoàn này được  VNDCCH  trình bày trước hội nghị.

Hai đồng chủ tịch Hội nghị là Liên Xô và Anh

HanParis
21-07-2014, 18:14
http://img3.wikia.nocookie.net/__cb20121124110520/guyderambaud/fr/images/thumb/7/74/Ad9.jpg/301px-Ad9.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/05/Gen-commons.jpg
Hội Nghị Genève 1954


Sau trận Điện Biên Phủ trước đó mấy tháng, vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève năm 1954 đã được ký tại Thụy Sĩ không phải là hòa ước duy nhất trong LS tại quốc gia này vì họ mang vị trí trung lập vào thời chiến tranh lạnh giữa Mỹ và LX. Sau TC thứ 2, nhiều cường quốc muốn tranh ba sẽ bảy Đông Dương ngõ hầu cũng cố thế lực của phe họ, quốc gia hay CS. Tây hận Mỹ vụ này khá lâu vì chú Sam dám đá đít họ ra khỏi VN. Thật vậy, Hoa Kỳ muốn cũng cố khối Tự Do trong vùng Đông Nam Á nên nhảy vào tham chiến từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa tại miền Nam. Rốt cuộc trong cuộc chiến Huynh Đệ Tương Tàn từ thập niên 50, nhất là những năm 60, nhiều đồng bào Giao Chỉ đã hy sinh. Lịch sử đã sang trang, thế nhưng nhớ về hiệp định Genèvve của 60 năm về trước, ta không khỏi ngậm ngùi tưởng nhớ về Ông Bà, Cha Mẹ hay các bậc tiền bối.

nam_hoa1
24-07-2014, 16:55
Để rút khỏi Đông Dương an toàn, và trong danh dự , người Pháp sẵn sàng thỏa mãn những đòi hỏi từ phía Trung Quốc và VNDCCH , chấp nhận chia đôi nước Việt Nam và ấn định Tổng Tuyển Cử vào năm 1956

Bản Hiệp Định hoàn tất ngày 20-7-1954 và được ký kết lúc 3g50 sáng ngày 21-7-1954

194714
Đồng hồ điểm 3g50 phút sáng 21-7-1954

Ký vào bản hiệp đinh này là Thiếu tướng Henri Delteil, thay mặt Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương

194715

và Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Tạ Quang Bửu thay mặt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa,

194716

194717

Ngoài ra còn có chữ ký của Anh Antony Eden , Nga Viacheslav, Trung Quốc Chu Ân Lai , Cambodge Tep Phan , Lào Phumi Sananikone

Hiệp định Genve phân chia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở phía Bắc và Quốc Gia Việt Nam ở phía Nam
Ranh giới tạm thời từ cửa Tùng ngược lên làng Bồ-Hồ-Su , biên giới Việt Lào
Dọc hai bên bờ sông, thành lập mổi bên một vùng phi quân sự , rộng nhất là 5 cây số ,goi là Vietnamese Demilitarized Zone V-DMZ , có hiệu lực từ ngày 14.8.1954
Bản quy chế nêu rõ , 10 nơi được phép qua lại như : cầu Hiền Lương và 9 bến đò nối thôn xóm hai bờ sông giới tuyến:
Cửa Tùng – Cát Sơn , Tùng Luật – Xuân Mỹ , Phước Lý – Bạch Lộc, Chòi – Xuân Long , Hiền Lương – Xuân Hoà , Huỳnh Thượng – Võ Xá , Tiên An cầu sắt xe lửa đi qua – Kinh Môn, Minh Hương – Hải Cụ , Bến Tắt – Cấm Sơn.
Lệnh ngưng bắn bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 27-7-1954 ở Bắc phần , 1-8 ở Trung phần và 11-8 ở Nam phần
Mỗi bên sẽ tự tổ hành chánh và lực lượng quân đội riêng.
Không phá hủy tài sản trước khi rút đi . Không trả thù những người đối lập đã hợp tác với phía bên kia
Khoảng 300 ngày, dân chúng 2 miền được di cư tự do từ vùng này sang vùng khác hay đi về phía bên kia.
Không thành lập quân đội mới , vũ khí hoặc tạo thêm căn cứ quân sự
Tù binh và thường dân bị giam giữ, phải được phóng thích trong 30 ngày, kể từ khi có lệnh ngừng bắn.
Kiểm soát thi hành Hiệp Định sẽ giao cho một Ủy Ban Quốc Tế.
Thời gian quy định cho từng khu vực kể từ ngày ngừng bắn :
Hà Nội 80 ngày, Hải Dương 100 ngày, Hải Phòng 300 ngày dành cho dân di cư vào miền Nam
Nam Trung phần 80 ngày, Đồng Tháp Mười 100 ngày, Cà Mau 200 ngày.
và đợt cuối cho tập kết ra miền Bắc là Trung Phần (300 ngày).

nam_hoa1
24-07-2014, 17:56
Hà nội có 80 ngày để chuẩn bị , sau ngày 10-10-1954 dòng người vẫn đổ về Hải Phòng để tiếp tục xuống tàu

194718

194719
thẻ tiếp tế lương thực dành cho dân di cư đên Hải Phòng chờ đợi ngày xuống tàu vào Nam

194720
Thẻ có 90 ô , có thể kéo dài cổ phần ăn trong 3 tháng khi chưa có tàu vào Nam

Trong 300 ngày ký kết hiệp định

Số người từ miền Nam tập kết ra Bắc không được thống kê đầy đủ. Nhưng phải trên 100 ngàn người. Phần lớn là những người hoạt động chính trị , bộ đội và học sinh miền Nam tập kết ....

Số người từ miền Bắc di cư vào Nam lên đến gần 1 triệu người.
Đa số di cư vào miền Nam là giáo dân thiên chúa giáo ,địa chủ ,thành phần đối lập, bất đồng chính kiến...

Sau 300 ngày này, một số dân dọc theo vùng ven biển giáp miền Nam đã kết bè Vượt tuyến . Hành động này chính phủ VNDCCH coi như một hành động phản quốc và sẽ bị trửng trị đich đáng khi bắt gặp

194721

Một hành động được xem như là phản quốc
194722
Một số đồng bào thiên chúa nghe rằng Chúa đã vào Nam nên kết bè vượt tuyến đi theo



194724


Trên đường vượt tuyến những chiếc bè phải đương đầu với sóng gió

194723
Trốn tránh , đói mệt..
194725
và cuối cùng ......không bao giờ thấy bờ ...


Lời cuối
Nhờ chiến tranh Việt Nam, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được các cường quốc mời họp Hội Nghị Genève, được ngồi chung với các cường quốc Tây phương.Trước đó các nước này chỉ công nhận Trung Hoa Dân Quốc mà thôi . Sau này chính MỸ đã mở cửa cho Trung Quốc vào Liên Hiệp Quốc và trở thành kẻ như ngày hôm nay

HanParis
25-07-2014, 20:50
Xin góp vui với anh Hòa vài hình ảnh Tem Bì về sự kiện LS của HIệp Định Genève.

Hoàng Tử Nguyễn Phúc Bảo Long



15 Tháng 6 năm 1954


http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1951-55_vietnam/prine-bao-long-traditionnel.jpg

Những tem này được kính biếu cho những dân vật tối cao của VN trước hiêp định Genève trong một tập tem đặc biệt.


http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1951-55_vietnam/prine-bao-long-traditionnel.jpg http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1951-55_vietnam/prince_bao-long-tenue_militaire.jpg

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1953-54_periode_navarre/fdc_bao_long.jpg


Để Trở lại với Hiệp Định Genève, hoàn tất vào ngay 20/07 và được ký vào ngày hôm sau, một số tem bì đã được phát hành để đánh dấu sự kiện này từ ngày 20/07/1954.

Bắc Bộ - Viêt-Nam Dân Chủ Cộng Hòa :


http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1954_geneve/com_geneve_59.jpg

Miền Bác Đấu Tranh để Thống Nhất toàn quốc
(Y&T Viêt-Nam Nord n° 144/145, 171, 232/233)

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1954_geneve/pj_geneve_1961.jpg
Kỷ Niệm SN thứ 7 với dấu BĐ Hà Nội
20/07/1954 - 20/07/1961

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/geneve_vnn_62.jpg
Kỷ Niệm SN thứ 8 Của Hiệp Định
(Y&T Viêt-Nam Nord n°284)

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1954_geneve/cachet_fdc_62.jpg
Dấu FDC của Bưu Điện



http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1954_geneve/anni_geneve_63.jpg

Kỷ Niệm SN thứ 9 Của Hiệp Định


http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/geneve_10eme_anni_hanoi.jpg
Kỷ Niệm SN thứ 10 Của Hiệp Định
(Y&T Viêt-Nam Nord n°383/384)


http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1954_geneve/a6-15-11-05hinhcuon_l.jpg

Mộc đặc biệt về Hội Nghị Genève khổ 49 x 22.5mm trên bì thư đóng dấu ngày 20/07/1954.



Nam Bộ - Viêt-Nam Cộng Hòa :

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1954_geneve/essai_tortue.jpg

Tem in thử không phát hành
(Y&T Viêt-Nam Sud n°29/31)


http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/geneve_tortue.jpg
Biểu tượng Hạnh Phúc và Trường Tồn



http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1954_geneve/geneve_10e_anni.jpg
Huynh Đệ chào nhau tại Vĩ Tuyến 17 như ở Bắc Hàn và Nam Hàn.

Kỷ Niệm SN thứ 10 của Hiệp Định
(Y&T Viêt-Nam Sud n°242/244).



http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/hanoi_petit_lac_30c.jpghttp://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1953-54_periode_navarre/hanoi_petit_lac_15pi.jpg


Hai tem 30 xu và 15 xu được VNCH phát hành có ảnh Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội (Y&T Viêt-Nam n°3 et 12) đã được gở giá ngày 30/12/1955

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1953-54_periode_navarre/retour_envoyeur_hanoi_8-54.jpg

Imprimé de Vendée (20/8/54) pour Hà-Nôi avec griffe "RELATIONS SUSPENDUES / Retour à l'envoyeur"

Hình như sau hiệp định Genève, Hà Nội từng cắt đức ban giao với Pháp nên thư trên đây đã bị trả về Pháp.

(Còn Vài Kỳ nữa)

Nguồn : http://www.histoire-et-philatelie.fr/ (Lịch Sử Tem Bì)

HanParis
26-07-2014, 16:33
Xin tạm ngưng về tem Hiệp Định Genève để giới thiệu Tem Bì của 'Đàng Trong' với chính phủ Ngô Đình. Ngày 7/7/54, Ngô TT đã lập ra chính phủ của ông và BĐ cho phát hành những tem bì dưới đây :


http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1951-55_vietnam/anni_gouvt_ngo_dinh_diem.jpg

Enveloppe philatélique avec la griffe du 1er anniversaire du gouvernement Ngo Dinh Diem.


http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1953-54_periode_navarre/griffe7-7-56.jpg

Griffe du 7/7/56 de Sài-Gòn



http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1951-55_vietnam/griffe_7-7-56_minuscules.jpg

Griffe similaire sauf les deux derniers mots en minuscules


http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/3eme_anni_7-7-57.jpghttp://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/3eme_anni_7-7-57_v.jpg


Griffe 7-7-57 pour le troisième anniversaire avec autres griffes de propagande


http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1953-54_periode_navarre/griffe_7-7-58.jpg
Griffe du 7-7-58 pour le quatrième anniversaire


http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/griffe_7-7-59.jpg
Griffe du 7-7-59 pour le cinquième anniversaire

HanParis
26-07-2014, 19:02
Di Cư, Di chuyễn chỗ ở. Theo Hiệp Định Genève trong vòng 300 ngày, dân Nam có quyền tập kết ra Bắc, dân Bắc tự do vào Nam, họ được gọi là dân Di Cư nhất là người theo đạo Công Giáo. Một số người Hoa (TQ) đang sống tại miền ngoài thay vì di cư vào Nam thì họ lại chọn định cư tại Đài Loan. Những bì tem dưới đây cho VNCH phát hành với chủ đề Di Cư.

Tem phát hành ngày 11/10/1955 với chủ đề Di Cư


http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/exode_100pi.jpg

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/fdc_exode_avec_3_griffes.jpg
Enveloppe FDC avec les deux cachets "Premier Jour" et les trois griffes de propagande.

Y&T Viêt-Nam Sud n°32/37



http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/exode_35$.jpg http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/operation_fraternite.jpg


http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/deluxe_30_35.jpg

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/evacuation_navire_us.jpg


Bì FDC đặc biệt được đóng mộc trên tàu Mỹ USS Calvert ngày 01/12/1954 để chuyên chở người Di Cư vào Nam.


http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/tw_refugies.jpg

Ba tem Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) để ghi lại sự kiện một số người Hoa (TQ) đã chọn Đài Loan làm quê hương thứ 2.
Y&T Formose No 169/171

HanParis
26-07-2014, 19:23
Vào ngày 10/08/1954, nhiều phái đoàn giám sát đình chiến đã đến Hà Nội trong đó có Ba Lan, Ấn Độ, Úc, Gia Nã Đại (Canada)... 2 FDC Ấn Độ được gửi từ Hà Nội, Sài Gòn, Nam Vang (CPC) và Vạn Tượng (Lào) dẫn chứng sự kiện này.

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/fdc_hanoi_icc.jpg


Au verso cachet militaire "56BASE POST OFFICE / ❖ SET-2 ❖ // 7 DEC 54"

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/icc_fdc_saigon.jpg

Lettre recommandée avec au verso cachet militaire "56BASE POST OFFICE / ❖ SET-2 ❖ // 7 DEC 54"



http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/fpo743_himalaya.jpg http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/fpo743_himalaya_v.jpg

Lettre philatélique recommandée du FPO 743 de Sài-Gòn 27/11/54 pour l'Inde affranchie à 16 annas avec les timbres Conquête de l'Everest, arrivée 3/12/54. Les timbres spécifiques à la Commission ne sont pas encore émis.
http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/icc_cambodge.jpg
Au verso cachet militaire "56BASE POST OFFICE / ❖ SET-2 ❖ // 7 DEC 54"
http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/icc_laos.jpg
Au verso cachet militaire "56BASE POST OFFICE / ❖ SET-2 ❖ // 7 DEC 54"


http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/fin_canada_vietnam.jpg


Lá thư dưới đây khá đặc biệt của một chú chệt gửi từ Chợ Lớn sang Strasbourg (Pháp) với dấu phản đối Nam Bắc Chia Đôi với khẩu hiệu Nam Bắc Một Nhà.

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/griffe_separation_sep_54.jpg http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/griffe_separation_sep_54_sl.jpg

Lettre du 3/9/54 de Cholon pour Strasbourg affranchie à 4$ et avec la griffe sur le refus de la séparation du Nord et du Sud.

Còn nữa, Hàn đi nghĩ hè về sẽ post tiếp. :D

HanParis
01-08-2014, 01:44
Mới đi thư giản mùa hè về, trước khi post tiếp, xin chia sẽ cùng toàn Ace VSF một bì thư kỷ niệm Hiệp Định mà anh Hoàng Việt Long đã nhã tặng ý tôi. Anh Hòa muốn lồng vào bài viết của anh thì xin vô tư Copy và Paste nhé :). Một lần nữa, xin đa tạ anh Hoàng Việt Long về những cánh FDC tự làm lại bỏ công gởi từ 10 000 km đầy ý nghĩa LS.

http://i39.servimg.com/u/f39/11/56/24/75/hoangv12.jpg

Angkor
02-08-2014, 23:46
Angkor xin góp một bày phân tính trên mạng vừa mới đọc được như sau:

Ngày 20/07/1954, Hiệp định Genève được chính thức ký kết nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và tái lập hoà bình tại Đông Dương. Hiệp định này đã thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng dù là một bên ký vào Hiệp định, ngay từ thời đó, Trung Quốc đã tìm cách lợi dụng Việt Nam và nuôi dã tâm phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

194838

Trong vòng 60 năm qua, giới nghiên cứu đã có rất nhiều đánh giá về bản Hiệp định này, về vai trò của các bên chủ chốt tham gia cuộc đàm phán tại Genève, từ hai phái đoàn đại diện cho miền Bắc và Miền Nam Việt Nam, cho đến Pháp, Mỹ, Liên Xô hay Trung Quốc, đặc biệt là trên vấn đề chia cắt Việt Nam thành hai miền, lấy đường ranh là vĩ tuyến 17.

Vào lúc chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đe dọa dữ dội, dịp kỷ niệm 60 năm Hiệp định Genève 1954 đã nêu bật trở lại vai trò của Trung Quốc, trong việc bắt tay với Pháp tại Hội nghị Genève để chia cắt Việt Nam, một quyết định mà cả hai phái đoàn Việt Nam vào khi ấy phải miễn cưỡng chấp nhận.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, ý đồ đánh vào chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam thể hiện vào thời Hiệp định Genève, đã được Bắc Kinh tiếp tục từ đó đến nay, với một loạt những hành động đi đêm ngoại giao với Hoa Kỳ vào đầu thập niên 1970, ngay trong lúc Việt Nam đang lâm chiến với Mỹ, cho đến nhưng hành vi lấn chiếm biển đảo – Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988 và gần đây nhất là vụ đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Đó là chưa kể đến việc Bắc Kinh nuôi dưỡng lực lượng Khmer Đỏ quấy phá vùng biên giới Tây Nam của Việt Nam vào cuối thập niên 1970, và đặc biệt là vụ xua quân đánh vào các tỉnh thuộc vùng biên giới phía Bắc của Việt Nam vào năm 1979.

Trả lời phỏng vấn của RFI nhân kỷ niệm 60 năm bản Hiệp định Genève 1954, nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc, Tổng biên tập Tạp chí Xưa và Nay tại Hà Nội đã phân tích thêm về ý đồ lợi dụng Việt Nam của Trung Quốc ngay từ thời Hội nghị Genève, bước khởi đầu của một chiến lược lâu dài nhằm vào chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, trong đó có Biển Đông.

Đối với sử gia Dương Trung Quốc, « Giá trị cơ bản nhất của Hiệp định Genève đương nhiên là việc chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ I. Nhưng nội dung quan trọng, mang ý nghĩa thiết thực chính là việc quốc tế thừa nhận chủ quyền, độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ».

Trung Quốc là nước đã ký vào văn kiện quốc tế năm 1954 công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, nhưng đồng thời, Trung Quốc lại tán đồng việc chia cắt Việt Nam thành hai miền Nam Bắc. Theo sử gia Dương Trung Quốc, đó là vì trong toàn cảnh cuộc chiến tranh lạnh Đông-Tây vào thời đó, Bắc Kinh muốn biến Việt Nam thành lá chắn để bảo vệ Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Mỹ, dùng Việt Nam làm quân cờ để mặc cả với Hoa Kỳ khi Bắc Kinh cần thay đổi chiến lược.

Vấn đề được sử gia Dương Trung Quốc nêu bật là bất chấp sự chọc gậy bánh xe của Trung Quốc, Việt Nam vào năm 1975 đã thống nhất được đất nước. Phản ứng sau đó của Trung Quốc chính là xúi giục lực lượng Khmer Đỏ của Pol Pot mở cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam sau đó xua quân đánh vào vùng biên giới phía Bắc Việt Nam (1979).

Dụng tâm phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam còn được thấy qua việc dùng võ lực đánh chiếm nhiều bãi cạn do Việt Nam kiểm soát trên quần đảo Trường Sa (1988), và biết bao hành động quyết đoán khác tại vùng Biển Đông.

Angkor
02-08-2014, 23:53
Còn đây là phần phỏng vấn nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc ( RFI)

Ý nghĩa quan trọng nhất : Lần đầu tiên quốc tế công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam

DTQ : Nội dung căn bản nhất của Hiệp định Genève là đình chiến, (kết thúc) cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Tuy nhiên sau đó người Việt Nam vẫn phải tiếp tục cuộc Chiến tranh Đông Dương thứ hai, rồi cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Sau Hiệp định Genève, như thế là chiến tranh chưa phải hoàn toàn chấm dứt. Hiệp định này, đối với người Việt Nam do đó chỉ là sự khởi đầu của một quá trình...

194839

Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979

Giá trị cơ bản nhất của Hiệp định Genève đương nhiên là việc chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ I. Nhưng nội dung quan trọng, mang ý nghĩa thiết thực chính là việc quốc tế thừa nhận chủ quyền, độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Đây là một điều hết sức quan trọng bởi vì nước Việt Nam hiện đại, thoát thai từ xã hội thuộc địa, gắn liền với cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập.

Nhưng để nền độc lập được thừa nhận và gắn với nền độc lập là sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đó là một cuộc phấn đấu không đơn giản…

Vì thế cái giá trị lớn nhất của Hiệp định Genève là công nhận nền độc lập đã được xác lập từ năm 1945, và đi cùng với nền độc lập ấy là sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ...

Trong lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam, bên cạnh giá trị của hai chữ độc lập, vấn đề cực kỳ quan trọng là thống nhất quốc gia. mặc dù Hiệp định Genève quy định việc chia cắt Việt Nam tạm thời ra thành hai phần ở vĩ tuyến 17, nhưng thừa nhận trên tổng thể một nước Việt Nam thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ…

Toàn vẹn lãnh thổ bao gồm cả vùng biển dù chưa được đặt ra

DTQ : Có thể nói đến một vấn đề vào thời điểm đó chưa đặt ra, nhưng có hệ quả cực kỳ quan trọng cho thời kỳ hiện nay : Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả một không gian sống còn là không gian biển.

Tuy không có câu chữ nào nói đến chủ quyền trên biển của Việt Nam, nhưng cái đó được thấy nếu « xâu chuỗi » lại tất cả các nội dung với những yếu tố có tính cách cam kết quốc tế trước đó, như tại Hội nghị San Francisco năm 1951 đã bàn về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, đã từng bác bỏ đề nghị trao những quần đảo đó cho Trung Quốc, và không phản đối ý kiến cho rằng Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Tất cả đã được thề hiện trong các điều khoản mà chính Trung Quốc là một trong những nước quan trọng nhất, tham gia đóng góp và ký kết vào bản Hiệp định này…

Mỹ, một trong những nước tham gia Hiệp định Genève không ký kết vào văn bản này, đã phải ký Hiệp định Paris 20 năm sau, và điều khoản quan trọng đầu tiên cũng là thừa nhận sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam…

Vai trò “khả nghi” của Trung Quốc ngay từ thời Hiệp định Genève

DTQ : ...Chúng ta thường hay nhắc đến vai trò của Trung Quốc đối với những vấn đề liên quan đến bán đảo Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng

Người Trung Quốc thường hay nhắc đến ơn nghĩa của họ đối với Việt Nam... Tôi nghĩ rằng chúng ta sẵn sàng ghi nhận các đóng góp. Trong lịch sử, Trung Quốc quả là một đồng minh quan trọng của Việt Nam, nhất là trong cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ I...

Nhưng mà nói cho sòng phẳng… Trung Quốc cũng khai thác Việt Nam như một « không gian », một « điều kiện » trong quá trình trỗi dậy của mình. Nhìn vào lịch sử, sau khi thành lập CHND Trung Hoa vào năm 1949, bên cạnh vấn đề Triều Tiên, thì Đông Dương, và đặc biệt là Việt Nam là cơ hội để Trung Quốc bước vào võ đài thế giới.

Nếu Triều Tiên là một sự « không ai thắng ai thua », thì rõ ràng là Việt Nam với trận Điện Biên Phủ, và tác động của trận Điện Biên Phủ, (đã giúp) Trung Quốc (trở thành) đồng minh của bên thắng trận và điều đó cũng tạo ra cho Trung Quốc một vị thế để bước vào chính trường thế giới.

Nhưng mà chúng ta cũng thấy rất rõ là trong bối cảnh chung của thế giới sau Đại chiến Thứ II, thì lợi ích của các nước xã hội chủ nghĩa nói chung, và đặc biệt là của Trung Quốc ở phương Đông là muốn tạo ra được những vị trí « tiền tiêu », ở đó không chỉ có sự đối đầu, mà đằng sau đó là một sự mặc cả giữa Đông và Tây.

Dã tâm dùng Việt Nam làm lá chắn và bàn đạp

Cho nên là người ta sớm thấy rõ ý đồ của Trung Quốc, sau Triều Tiên là đến Việt Nam cũng rơi vào hình thái tương tự, tức là chia cắt nước Việt Nam – hay là Triều Tiên - ra làm đôi, để mà tạo ra được « vùng đệm » hay « phên dậu » để che chắn cho Trung Quốc, đồng thời là cái nơi để Trung Quốc có thể tạo ra những tiền đề họ có thể tiếp cận với các nước lớn, cụ thể trong vùng phương Đông này là Hoa Kỳ.

Cho nên Trung Quốc đã có những động thái tưởng như nhỏ, nhưng sau này phân tích ra, thì thấy rõ dụng tâm của Trung Quốc : Thái độ của Trung Quốc đối với các thành phần trong Hiệp định Genève.

Người ta thấy rất rõ cái việc Trung Quốc thỏa mãn với kết cục… là sau Hiệp định Genève, nước Việt Nam phải chia đôi, giống như Bắc và Nam Triều Tiên, để sau đó Việt Nam luôn luôn bị rơi vào tình trạng một nước phải đại diện cho một cái cực của cái sự đối đầu của thế giới lúc đó.

Vì thế, nếu nghiên cứu kỹ lịch sử Việt Nam, đặc biệt là cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ II, thì như một số đánh giá, hay tiên đoán của các nhà báo vào thời đó, thì ở chiến trường Việt Nam, Trung Quốc muốn « đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng ».

Nhưng trong khi diễn ra chiến trường Đông Dương, hay Việt Nam, Trung Quốc luôn luôn đứng ở vị trí dùng sức ép của Việt Nam để đạt mục đích của mình, mà mục đích quan trọng nhất đối với Trung Quốc là bắt tay với Mỹ.

Và điều đó đã diễn ra một cách hết sức rõ ràng, thậm chí đối với người Việt Nam lại trắng trợn, với các diễn biến trong năm 1972 : Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ Nixon ; vai trò của cố vấn Henry Kisinger ; hay những ký kết tại Thượng Hải.

Người ta thấy rất rõ sự đảo chiều. Tuy Việt Nam vẫn là đồng minh, nhưng rõ ràng là Trung Quốc dùng Việt Nam như là « bàn đạp » để thay đổi chiến lược của mình, trong bối cảnh đang diễn ra những biến đổi rất lớn trên thế giới, với vai trò của Mỹ và Liên Xô…

HanParis
03-08-2014, 16:46
Xin đang tiếp về những tem bì xa gần với hiệp định Genève.

Ngày 7 tháng 9 năm 1954 được xem là ngày đầu tiên của nền Đệ Nhất Cộng Hòa tại miền Nam. Và đúng 1 năm sau, VNCH cho phát hành tem bì dưới đây :

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/phenix_4$_original.jpg

Y&T Viêt-Nam N°10


http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1951-55_vietnam/phoenix_fdc_griffes.jpg

Cachets et griffes "premier jour" 7-9-55



Bì kỷ niệm Đệ Nhất Chu Niên của nền Đệ Nhất Cộng Hòa : 07/09/1954 - 07/09/1955


http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/phoenix_ep_luxe_gommee.jpg

Épreuve de luxe sur papier gommé.

Bì đậc biệt chỉ được trao cho nhân vật tối cao của chính phủ Ngô Đình.

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/delegation_generale_de_france_1956.jpg

Ancienne enveloppe de service à en-tête "COMMISSARIAT DE LA REPUBLIQUE DANS LE CENTRE-VIETNAM" recouverte par un papillon "DELEGATION GENERALE DE FRANCE / AU CENTRE VIETNAM", ayant voyagé par la valise diplomatique jusqu'au Ministère des États Associés où elle est affranchie le 12/3/56.

Bì thư in tem máy nhưng cực kỳ quan trọng với công văn Pháp giao quyền lại cho VN. Lá thư được đóng dấu ngày 12.03.1956 và được nhà ngoại giao Pháp trao cho VN.

HanParis
03-08-2014, 17:47
Ngày 24/09/1954, lần đầu tiên Cam B.ốt (CPC) đã phát hành bì thư không có dấu Ù (Liên Hiệp Pháp). Tuy nhiên, CPC vẫn trực thuộc Liên Minh Pháp. Khổ 61x26mm, có ghi chữ Miên, in lần thứ 4 ghi ngày 24/09/1954.

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/cambodge_4eme_emission_1ere_serie.jpg

Y&T Cambodge N°22/26


Des blocs-feuillet regroupant les diverses valeurs de la 4ème émission seront également émis le 13 avril 1955 (Y&T Cambodge BF Nos 7/10).


http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/camb_bloc_sans_uf_4.jpg

Y&T Cambodge BF Nos 7/10

Bloc-feuillet regroupant les valeurs de la première série de la quatrième émission


Block tem loạt tem đầu tiên trong lấn hành lần thứ tư.


Trong khi đó tại Hà Nội, tàn bình Pháp đã bắt đầu rời khỏi VN vào ngày 9/10/1954 nhương quyền lại cho VN Dân Chủ Cộng Hòa.

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/10%C3%A8me_anni_evac_hanoi.jpg

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1954_geneve/10_octobre_1954_division_308_arrive_a_hanoi.jpg

Entrée à Hà-Nôi de la Division 308 le 10 octobre

Sư Đoàn 308 vào Hà Nội ngày 10/10/1950. Tiền Đông Dương bị / được đổi với tiền VN.

Tháng 10 1954, tem Việt dưới đây ca ngợi tình hữu nghị Việt Trung Xô.

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1951-54_vietminh/amitie_50d_bicolor_oct.jpg http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1951-54_vietminh/amitie_50xu_bicolor_fonce.jpg

Deux nuances claire et foncée

BĐ của VNDCCH đã được mở tại Hà Nội ngày 11/10/1954 với 2 dấu củ và mới. Trong vài cơ quan BĐ đã tạm dùng dấu xưa của cựu hoàng Bảo Đại.

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/tad_hanoi_bao_dai_13-10.jpg http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/tad_hanoi_rdvn.jpg

Ancien cachet des Postes Bao Đai Nouveau cachet des postes de la RDVN.

Trái : dấu xưa của Bảo Đại. Phải : Dấu mới của VNCDCH.

Nhân dịp Lính Pháp triệt thoái (sơ tán) khỏi Hà Nội, vài tem bì đã được phát hành để đánh dấu sự kiện này (theo tài liệu của Pháp). Dấu BĐ màu đen khổ 53x28.5mm ghi rõ VNDCCH ngày 9/10/1954 GP Hà Nội.



http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1954_geneve/griffe_libe_hanoi_et_2x20-10d_dnh.jpg

Lettre philatélique affranchie au tarif (50 dông) avec une paire 200đ rouge brique surchargée 20 đnH et un timbre 100đ vert surchargé 10 đnH, oblitérée de l'ancien cachet des Postes Bao Đai "HA-NOI / ❖ VIET-NAM ❖" 11/10/1954 et griffe de la "libération" de Hà-Nôi au type 1.

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/evacuation_hanoi_25-10.jpg

Enveloppe philatélique affranchie avec tous les timbres disponibles à la poste de Hà-Nôi, avec nouveau cachet de la RDVN monté sur une machine type Daguin, dont on voit la marque du piston toucheur, et la griffe commémorative de l'évacuation (type 2).

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/pli_phila_10-12-54.jpg

Enveloppe philatélique montrant que les timbres avec la surcharge en bas à droite était vendue début décembre 1954 et que le 10đ Dien Bien Phu n'était pas disponible à cette date (il sera émis en 1956 uniquement avec dentelure), avec la griffe type 2.

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/griffe_libe_hano_type1.jpg http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/griffe_hanoi_type_2.jpg

Type 1 Type 2

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/fausse_lettre_liberation.jpg http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1955-75_epilogue/fausse_lettre_liberation_verso.jpg

FAUX POUR TROMPER LES COLLECTIONNEURS

Fausse griffe (les traits de séparation sont plus courts) et faux cachets (les timbres Libération de Hà-Nôi n'ont été mis en service que le 1er janvier 1955 et le 500đ en février 1955 !)

Cũng theo tài liệu Pháp, có nhiều bì thư với dấu giả mạo để gạt nhiều nhà ST 'Tay Mơ'? Dấu bé hơn dấu góc, và những con tem chỉ được phát hành từ ngày 01/01/1955. Hư Thực ra sao, phải chờ các chuyên gia VSF sưu loại tem này cho ý kiến. :D

(Còn nữa)