PDA

View Full Version : Phim Hồng Kông Trước 1975


HanParis
08-02-2015, 02:57
Vào đầu thập niên 70, khi chưa có Video Cassette, muôn xem phim, dân miền Nam thường phải đến rạp xem. Lúc ấy chưa có phim bộ dài tập, mỗi phim truyện dù Việt hay Tàu (TQ) chỉ dài độ 90 phút mà thui. Khi ấy tôi rất mê phim HK của hãng Thiệu Thị (ShawBrothers), tiền thân của TVB ngày nay. Và hàng tuần tôi hay đón đọc tại chí Việt mang tên là Tuổi Đôi Mươi hay viết về những bộ phim HK mà tôi thích. Trước thập niên 70, các phim cổ trang thường sang VN thường xuyên. Từ 1970, họ lại đổi mốt qua loạt phum huyền cước (Kung-Fu) và khi Lý Tiểu Long đến VN với vài phim của anh, SG đã lên cơn sốt nặng.:D Dân SG đã bàn với nhau là võ của Bruce Lee mới là võ thật, còn mấy phim kia chỉ là thủ thuật phim ảnh ngay cả với Vương Vũ (Wang Yu) từng nỗi tiếng với phim 'Độc Thủ Đại Hiệp'. Dù rất thích tem, tôi cảm thấy mấy số báo dưới đây với tôi nó còn quý hơn nhiều, vì đó là kỷ niệm đã trên 40 năm, mời Ace xem chơi.

http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong10.jpg

Khương Đại Vệ (David Chiang), Địch Long (Ti Lung), Trần Quang Thái (Chen Kuan Tai) là bộ ba đã ra mắt dân Saigon loạt phim cước được quay bên Thái : Vô Địch Quyền Vương.

http://i297.photobucket.com/albums/mm221/shawblo2/DuelofFists.jpg

Vô Địch Quyền Vương / Quyền Kích (1971)
Duel Of Fist


http://i128.photobucket.com/albums/p172/anaeem/angry.jpg

Tân Vô Địch Quyền Vương / Ác Khách (1972)
The Angry Guest


http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong12.jpg

http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong11.jpg

+

http://www.topchinesemovies.com/wp-content/uploads/2012/07/The-Deadly-Duo-1971-Chinese-Movie-Poster-One.jpg

Song Hiệp - Khương Đại Vệ + Địch Long

Phim Hồng Kông Xưa - The Deadly Duo (1971) - Song Hiệp

http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong13.jpg

http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong14.jpg

Vương Vũ vai chánh bộ phim dưới đây

http://i806.photobucket.com/albums/yy345/SBgirlgirl/OneArmedSwordsman.jpg
Độc Thủ Đại Hiệp (1967) - Vương Vũ
http://i806.photobucket.com/albums/yy345/SBgirlgirl/ReturnoftheOneArmed.jpg

Độc Thủ Đại Hiệp Tái Xuất Giang Hồ (1969) - Vương Vũ

Ông này mà xếp tem bỏ vào Album chắc chỉ bằng đao mà thui. :))

HanParis
08-02-2015, 03:37
http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong15.jpg

http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong16.jpg

Uông Bình (Wang Ping) + ảnh phim Song Hiệp

Ngoài Lý Thanh (Lee Ching), tôi từng rất thích Miêu Khả Tú (Nora Miao), Uông Bình (Wang Ping) và Ho Lily (Hà Lợi Lợi). Thế nhưng theo tôi cô chỉ là tài tử (diễn viên) hạng nhì không nỗi bằng Lăng Ba (Ling Po), Lý Thanh, Trịnh Phối Phối (Chen Fui Fui)...

http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong17.jpg

http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong18.jpg
+
http://www.weirdwildrealm.com/filmimages/14amazons-frenchposter.jpg

Lý Thanh với bộ phim để đời Thập Tứ Nữ Anh Hào
(The 14 Amazons - 1972)

http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong19.jpg

Ngày ấy báo tuần hay tặng thêm ảnh màu cho bạn đọc gọi là Trang Phụ Bản.

HanParis
08-02-2015, 03:55
http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong20.jpg

http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong21.jpg

http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong22.jpg

http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong23.jpg

http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong24.jpg

Thật ra tuồng này còn có tên Độc Thủ Đại Hiệp
The One Armed Swordsman


http://i116.photobucket.com/albums/o36/johndee0/New_One_Armed_Swordsman_Chinese_-3.jpg

Tân Độc Thủ Đại Hiệp (1971)
The New One Armed Swordsman

HanParis
08-02-2015, 04:50
Lý Thanh của tôi ngày nay (2015) đã 66 tuổi rùi, thời gian thật đáng sợ :( Nếu là tem xưa thì không sao nhưng mà ảnh dưới đây thật là thấy buồn cho thời gian trôi. :D

Lý Thanh


http://image.tpwang.net/image/%E6%9D%8E/artist-%E6%9D%8E%E8%8F%81/%E6%9D%8E%E8%8F%81113356.jpg

Lý Thanh thập niên 60 :x

http://hk.next.nextmedia.com/images/next-photos/NextMag/1148/640pixfolder/E1148_150_IMG_1640.jpg

Lý Thanh 2012 :(

Miêu Khả Tú

http://anh.24h.com.vn/upload/4-2013/images/2013-10-29/1383058040-mieu-kha-tu-7.jpg

Miêu Khả Tú 1970 :x


http://anh.24h.com.vn/upload/4-2013/images/2013-10-29/1383058040-mieu-kha-tu-1.jpg


Miêu Khả Tú 2014 :(

Hà Lợi Lợi

http://3.bp.blogspot.com/_vPgW6FQOyKs/Sed2bR54FWI/AAAAAAAADD8/ccxJnowA1c4/s1600/SouthernScreen102.jpg

Hà Lợi Lợi 1966 :x

https://media.licdn.com/mpr/mpr/shrink_500_500/p/2/000/18c/3ef/3c5a126.jpg

Hà Lợi Lợi 2014 :(

Cho nên chạy xem tem còn có lí hơn! :))

http://www.greluche.info/gifs/101dalmatiens/dalmatien-qui-court.gif

HanParis
09-02-2015, 03:50
Báo Tuổi 20 không còn nhiều trên mạng, chỉ còn vài số cuối. Vậy mà dưới Cần Thơ dám rao bán 100k cho mỗi số cũ mèm của đầu thập niên 70. Chắc Ace thích để dành mua tem bì hơn? Nhất là mấy con 'Người Cày Có Ruộng' được phát hành cùng thời? :D

http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong25.jpg

http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong26.jpg

http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong27.jpg

http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong28.jpg

http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong29.jpg

Có một dạo Khương Đại Vệ (SN1947) có bồ nhí là Lý Lệ Lệ (SN1950) và họ đóng chung trong phim gì tôi đã quên mất nhưng chàng ngồi cho nàng hôn (ảnh trên) và mỗi nụ hôn ngắn, nàng móc túi chàng lấy 1HK$, cuối cùng Lý Lệ Lệ đã hôn Khương Đại Vệ được trên 100 cái. :D Bà mà chơi tem bì thì mỗi nụ hôn dám móc chàng một block tem HK hay Ma Cau lắm. :))



http://asia.cinemaland.net/pictures/actrice/lily_li.jpg

Lý Lệ Lệ (Lily Li 1970)


http://china.jbdirectory.com/images/thumb/0/07/Lily_Li.jpg/220px-Lily_Li.jpg

Lý Lệ Lệ (Lily Li 2012)


http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong30.jpg

Muốn biết Lý Thanh bao nhiêu tuổi à? Chỉ cần vào VSF đọc bài của tôi thì biết ngay. :D Chỉ là con khuyễn nhà tôi khi vừa xem qua ảnh nay của Lý Thanh, Miêu Khả Tú và Hà Lợi Lợi thì chạy mất dép từ hôm qua. Nó mà nghía thêm ảnh Lý Lệ Lệ 2012 thì chắc không dám trở lại diễn đàn rùi. :))

Tuy vậy tôi rất thích ảnh xưa và nay của cô đào Trịnh Phối Phối.


http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/02/14/dbbc36c34ca045c1a8407e11e4401f2f.jpg (http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/02/14/dbbc36c34ca045c1a8407e11e4401f2f.jpg)


Trịnh Phối Phối Xưa và Nay


http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong31.jpg

http://image.wikifoundry.com/image/1/RRYZd3sYSnDUk1U8yD0gSQ283711/GW430

Lý Thanh và Khương Đại Vệ từng đến Saigon thời VNCH vào thập niên 70 để thăm nhóm fans, như lá cờ ba sọc trong ảnh trên đây.

dongthanhmush
09-02-2015, 09:01
Lúc ấy, thanh niên ai không đi xem phim kiếm hiệp? Giờ chỉ còn Khương Đại vệ và Trịnh Phối Phối còn theo nghề.!

nuongtran
09-02-2015, 10:04
http://i38.servimg.com/u/f38/11/56/24/75/khuong25.jpghttp://asia.cinemaland.net/pictures/actrice/lily_li.jpg

Lý Lệ Lệ (Lily Li 1970)


http://china.jbdirectory.com/images/thumb/0/07/Lily_Li.jpg/220px-Lily_Li.jpg

Lý Lệ Lệ (Lily Li 2012)



_Lý Lệ Lệ hiện tại vẫn đang hoạt động ở TVB. Ông Chủ Thiệu Thị là Thiệu Dật Phu vừa mới mất đầu năm 2014, thọ 106 tuổi!
(Có một bộ phim truyền hình do hãng ATV - Đài truyền hình Á Châu là đối thủ của TVB, lại làm phim về cuộc đời của ông chủ TVB, phim: Ông Trùm Điện Ảnh - Ảnh Thành Bá Chủ ATV - sản xuất năm 2000 , do Đào Đại Vũ và Lưu Gia Linh đóng chính)

_Diễn viên Thiệu Thị còn nhiều lắm, còn có Tào Đạt Hoa, Thạch Kiên, Vu Tố Thu, Tăng Giang, Trần Bảo Châu, Tiêu Phương Phương, Tạ Hiền, Địch Ba Lạp...

HanParis
21-02-2015, 15:33
ĐIỆN ẢNH HONGKONG & RẠP CINE Ở NHA TRANG


http://khaiminh.org/vuong_vinh_hiep/dien_anh_hong_kong_files/image002.jpg

(1)Tượng Đồng Lý Tiểu Long 李小龍铜像*Photography by Hiep Vinh Vuong 王永协



Mấy hôm nay ở nhà xem TV đài Celestial của Hongkong, hình như là nhân dịp gì đó mà toàn chiếu phim thời kỳ thập niên 1960 và 1970 của đạo diễn Trương Triệt do hãng Shaw Brothers sản xuất. Mặc dù có một số phim tôi đã xem từ bé rồi nhưng xem lại vẫn thấy thích như : Thập Tam Thái Bảo, Quyền Kích, Người Trẻ Tuổi, Độc Thủ Đại Hiệp, Song Hiệp, Tứ Kỵ Sĩ… do dàn diễn viên sáng giá thời đó đóng như: Khương Đại Vệ, Địch Long, Vương Vũ, Nhạc Huê, Phó Thanh, Tĩnh Ly, Lý Thanh, Trịnh Phối Phối, Hồ Yến Ni…


Xem những phim này gợi lại cho tôi những kỷ niệm thời thơi ấu: Ở nhà 4 anh em say mê Địch Long và Khương Đại Vệ nên hay chơi trò chơi đóng trận đánh giả trong vai những người hùng này. Trương Triệt đã hoá thân các anh hùng hào kiệt, tính khí nghĩa hiệp cứu giúp người nghèo kẻ yếu vào các phim do ông đạo diễn làm say mê hàng triệu khán giả khắp Đông Nam Á. Bây giờ nhìn lại vẫn thấy nét tuấn tú và uy dũng của Địch Long, vẻ thông minh và hào hoa của Khương Đại Vệ khá hấp dẫn, chả trách gì thời đó đã làm say mê biết bao khán giả, đặc biệt là các cô gái mê những type người hùng trong mộng. Mặc dù hiện nay kỹ thuật quay phim và sản xuất phim đã tân tiến hơn nhiều nhưng nhìn lại phim thời thập niên 1970 vẫn thấy thu hút người xem.


Tháng 10 vừa rồi tôi có dịp đi Hongkong, và tôi đến Đại Lộ Ngôi Sao bên cảng biển dạo chơi. Theo mô hình Hollywood, trên đại lộ ngôi sao những tên tuổi lừng lẫy một thời của nghệ thuật thứ bảy Hongkong được khắc ghi. Họ xứng đáng được lưu danh vì những đóng góp của họ đối với điện ảnh Hongkong cũng như điện ảnh Á Châu. Trong đó không thể không nhắc đến 李小龍 Lý Tiểu Long (http://khaiminh.org/videos/meng_long_guo_jiang/p_01.htm), vị võ sư lừng danh thế giới này được tạc tượng đồng đứng uy nghi trên nền nhà chọc trời bên bến cảng Cửu Long. Nhớ hồi nhỏ lúc tôi 7 tuổi mẹ tôi dẫn đi xem phim 精武门 Tinh Võ Môn (http://khaiminh.org/videos/jing_wu_men/p_01.htm) ở rạp Tân Tân, chen lấn đến cả tiếng đồng hồ mà không vô được rạp, mẹ tôi phải khiêng tôi lên và đưa qua hàng rào cổng rạp, vô đến nơi thì phim đã chiếu đến đoạn Trần Chân đang cho anh chàng Nhật Bổn ăn giấy!


Thời hoàng kim của các rạp cine ở Nha Trang đã không còn, không còn cảnh háo hức khi có phim mới từ Hongkong về, không còn say sưa đứng ngắm các tấm pano vẽ hình các diễn viên danh tiếng. Những người bán vé chợ đen và hàng rong ở trước các rạp cine không biết đã đổi nghề bao nhiêu năm nay rồi. Rạp Tân Tiến đổi thành hiệu sách, rạp Tân Tân biến thành sàn nhảy bình dân, rạp Tân Quang sửa lại thành một siêu thị nhỏ, rạp Hưng Đạo mở lớp tập thể dục, rạp Minh Châu làm quán cafe, duy có rạp Tân Thanh vẫn giữ nghề cũ nhưng lại làm rạp diễn tuồng không biết một tháng có diễn được một suất hay không. Đáng tiếc nhất là rạp Nha Trang, với mức đầu tư đáng kể thời đó về trang bị máy lạnh và thiết bị hiện đại, nay bỏ trống một cách hoang phí.


Ngày nay mua DVD về nhà coi, một mình thưởng thức những pha nhào lộn của 成龍 Thành Long (http://khaiminh.org/videos/dian_ying/drunken_master_original/p_01.htm), những cú đấm sấm sét của Chân Tử Đan, những màn quyết đấu của Châu Nhuận Phát, những thế võ độc đáo của 李连杰Lý Liên Kiệt (http://khaiminh.org/videos/wong_fei_hong_1/p_01.htm)…nhưng vẫn thấy thích cái không khí của rạp cine năm xưa: Tụm năm tụm bảy cả một đám bạn hẹn hò nhau, chen lấn vã mồ hôi ướt đẩm cả người, mò mẫm tìm ghế ngồi khi không thấy ánh đèn pin lấp loáng, cả tiềng ghế đánh rầm rầm khi hết phim đèn neon của rạp bật sáng trưng…


Vương Vĩnh Hiệp 王永协

Nha Trang, Việt Nam, 18.11.2010



http://khaiminh.org/vuong_vinh_hiep/dien_anh_hong_kong_files/image003.jpg

(2)

http://khaiminh.org/vuong_vinh_hiep/dien_anh_hong_kong_files/image004.jpg

(3)王羽Vương Vũ

http://khaiminh.org/vuong_vinh_hiep/dien_anh_hong_kong_files/image005.jpg

(4)姜大衛 Khương Đại Vệ

http://khaiminh.org/vuong_vinh_hiep/dien_anh_hong_kong_files/image006.jpg

(5)狄龍 Địch Long

http://khaiminh.org/vuong_vinh_hiep/dien_anh_hong_kong_files/image007.jpg

(6)李小龍 Lý Tiểu Long

Photography by Hiep Vinh Vuong 王永协



Nguồn : http://khaiminh.org/vuong_vinh_hiep/dien_anh_hong_kong.htm

HanParis
21-02-2015, 15:41
Lý Lệ Lệ hiện tại vẫn đang hoạt động ở TVB. Ông Chủ Thiệu Thị là Thiệu Dật Phu vừa mới mất đầu năm 2014, thọ 106 tuổi!
(Có một bộ phim truyền hình do hãng ATV - Đài truyền hình Á Châu là đối thủ của TVB, lại làm phim về cuộc đời của ông chủ TVB, phim: Ông Trùm Điện Ảnh - Ảnh Thành Bá Chủ ATV - sản xuất năm 2000 , do Đào Đại Vũ và Lưu Gia Linh đóng chính)

_Diễn viên Thiệu Thị còn nhiều lắm, còn có Tào Đạt Hoa, Thạch Kiên, Vu Tố Thu, Tăng Giang, Trần Bảo Châu, Tiêu Phương Phương, Tạ Hiền, Địch Ba Lạp...

Không ngờ cháu Nương Trần cũng hâm mộ phim HK. Hàn thích từ ShawBrothers hơn là TVB, cứ như là... Tôi Van Bà của hội SV nào đó! :)) Có một thời hề (danh hài) Thanh Việt SG đã châm biếm Khương Đại Vệ, ông đọc nháy thành Đại Xệ (quê kệt vì bị tuột quần). Ông từng nói : Xệ! Rùi đứt dây nịt! Đứt dây nịt! :D Tôi còn nhớ có một ông tàu mập mạp luôn để ngực trần nhưng vui tính, từng đóng trong Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài với Lăng Ba (1966), không biết ông tên là gì và còn sống hay không? Ông này đóng vai ông Địa thì hay 'hết xẩy'. :D

HanParis
21-02-2015, 15:57
Từ post này, xin giới thiệu về các diễn viên ShawBrothers từ thời kỳ vàng son những năm 60. Khi còn bé, tôi hay chạy ra nhà thờ Tân Định để mua và ST ảnh Nghệ Sĩ HK. Dù chỉ là ảnh Trắng Đen nhưng tôi từng rất quý.

Tứ Đại Mỹ Nhân hãng Shaw thập niên 60


Lâm Đại
林 黛

http://i1080.photobucket.com/albums/j323/cocungbackinh/58177a5453bd567f564e00aa.jpg

Lâm Đại sinh ngày 27/12/1934 tại Nam Ninh, cô là trưởng nữ của chính trị gia Trình Tư Viễn người Quảng Tây. Thời thơ ấu của Lâm Đại được đánh dấu bởi những biến động chiến tranh và các cuộc di cư. Vào năm 1948, khi cô vẫn là một nữ sinh trung học ở Nam Kinh, Lâm Đại đã phải chạy loạn sang Hồng Kông cùng gia đình vì những lý do chính trị. Sau đó cô tiếp tục học tại Đại họcTân Á. Năm 1951, Lâm Đại chụp một số bức hình tại tiệm ảnh của Tông Duy Anh. Một trong số chúng được phóng to và đặt bên cửa sổ. Bức hình này đã thu hút được sự chú ý của người quản lý công ty điện ảnh Trường Thành. Ông đã mời Lâm Đại gia nhập Trường Thành và đặt cho cô nghệ danh Lâm Đại được gợi ý từ tên tiếng Anh Linda của cô (Lâm Đại vốn tên thật là Trình Nguyệt Như).

Ở Trường Thành, cô không nhận được bất kỳ cơ hội nào để đứng trước ống kính. Đang lúc chán nản, theo lời đề nghị của Nghiêm Tuấn cô chuyển sang hãng phim Vĩnh Hoa và có được bộ phim đầu tay Tiếng hát dưới trăng (1953) chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ăn khách Thị trấn vùng biên. Sự xuất hiện này bất ngờ gặt hái được thành công lớn, bộ phim nhanh chóng trở thành một hit và đưa Lâm Đại thành thần tượng của vô số fan hâm mộ chỉ qua một đêm. Khi Vĩnh Hoa lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1953, Lâm Đại trở thành diễn viên tự do. Cô tham gia nhiều xuất phẩm của hai hãng phim lớn là Điện Mậu (MP& GI) và Thiệu Thị huynh đệ (Shaw Brothers). Một trong những phim cô hợp tác cùng Điện Mậu là Búp bê Scarlett (1958) thậm chí đứng đầu bảng doanh thu ở Hồng Kông và Đài Loan.Lâm Đại lần đầu đăng quang Ảnh hậu ở LHP Châu Á cho phần diễn xuất nổi bật trong Kim Liên Hoa (1957) rồi tiếp đó ngay năm sau với phim Điêu Thuyền do Thiệu Thị sản xuất.

Mặc dù có lịch trình làm việc dày đặc, Lâm Đại vẫn để ra thời gian tham gia kịch và các lớp học ngôn ngữ tại trường đại học Colombia ở New York. Tại nơi đây cô đã gặp rồi đem lòng yêu Long Thăng Huân, con trai thứ năm của cựu tỉnh trưởng Vân Nam Long Vân. Ngày 12/2/1961 họ tổ chức lễ cưới tại một thánh đường Hồng Kông.

Sau khi kết hôn, Lâm Đại chính thức ký hợp đồng với Thiệu thị, sự nghiệp của cô tiếp tục thăng hoa rực rỡ. Cô thắng giải Nữ chính xuất sắc nhất lần thứ 3 và 4 tại LHP Châu Á hai năm 1961, 1962 trong Thiên Kiều Bá Mị và Bất Liễu Tình (Love Without End). Bất Liễu Tình là tác phẩm kinh điển của thể loại phim bi kịch, nhân vật nữ chính vì người yêu mà hy sinh tất cả, tuy cuối cùng nên vợ chồng nhưng cô lại mắc bệnh nan y và qua đời. Motif này về sau rất phổ biến trong các bộ phim ở Á châu. Năm 1993 đạo diễn Nhĩ Đông Thăng cũng làm bản Tân Bất Liễu Tình nổi tiếng với nữ chính do Viên Vịnh Nghi đóng. Giai thoại “tứ ưng ảnh hậu” LHP Châu Á đã mở ra thành tựu chưa từng có trong lịch sử điện ảnh Hoa ngữ của Lâm Đại. Danh tiếng của cô dần lan rộng qua biên giới. Năm 1962, một tác phẩm khác của Lâm Đại là Bạch Xà Truyện đã phá vỡ mọi kỷ lục phòng vé cho phim địa phương và nước ngoài trình chiếu ở Hồng Kông.

Tháng 12 năm 1961 Lâm Đại trở thành mẹ đỡ đầu của Phùng Bửu Bửu, ngôi sao nhí nổi tiếng Hồng Kông. Ngày 06/4/1963 Lâm Đại hạ sinh một cậu con trai ở New York. Nhưng chỉ một năm sau vào ngày 17 tháng 7 năm 1964 do những buồn phiền trong gia đình Lâm Đại đã tự tử tại nhà bằng liều thuốc ngủ quá liều và khí ga. Cô qua đời chỉ 5 tháng trước sinh nhật tròn 30 tuổi. Cái chết bi thảm của Lâm Đại khiến cộng đồng người Hoa trên toàn cầu bàng hoàng. Hàng ngàn fan hâm mộ đã đổ về dự tang lễ của cô tại nghĩa trang Công giáo La Mã ở Hồng Kông.

Một tháng sau khi Lâm Đại qua đời, Thiệu Thị và công ty nhiếp ảnh Quốc tế phối hợp tổ chức một cuộc triển lãm ảnh về cuộc đời Lâm Đại tại Tòa Thị chính để tưởng nhớ cô. Để đáp ứng yêu cầu của người hâm mộ, triển lãm sau đó được kéo dài thêm một tuần vào tháng Chín tại khách sạn Tổng thống ở Cửu Long.

Năm 1966, di tác Xanh và Đen đang thực hiện dở dang của Lâm Đại được hoàn thành. Nhân dịp này Liên hoan phim Châu Á đã trao một giải đặc biệt cho bộ phim để tưởng nhớ Lâm Đại. Ngày 15 tháng 11 năm 1995, Cục Bưu chính Hồng Kông phát hành bộ tem đầu tiên về các Ngôi sao điện ảnh Hồng Kông, bao gồm Lâm Đại, huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long, siêu sao Việt kịch Nhậm Kiến Huy và Lương Tỉnh Ba. Lâm Đại là ngôi sao tiếng Quan Thoại duy nhất có mặt trong bộ tem này. Mặc dù cô đã qua đời hơn ba thập kỷ, nhưng khó để nghi ngờ rằng Lâm Đại vẫn là một Nữ hoàng điện ảnh không thể nào quên của Hồng Kông.



Nguồn : http://yan.vn/dienanh

HanParis
21-02-2015, 16:02
Lăng Ba
凌波



http://i1080.photobucket.com/albums/j323/cocungbackinh/ivy_ling_po4_ec3f8c173ddf0668b3b9ad3f0632c33d.jpg

Lăng Ba (Ivy Ling Po) sinh năm 1940 tại Sán Đầu, Quảng Đông. Sau nội chiến gia đình cô chuyển đến Hồng Kông. Khi 12 tuổi, Lăng Ba xuất hiện lần đầu tiên trên màn ảnh trong một cuốn phim của hãng Amoy. Dù liên tục đóng 50 đầu phim nhưng cô chỉ thực sự được chú ý sau khi tham gia những bộ phim Hí khúc Hoàng Mai của Thiệu Thị. Ban đầu do có giọng ca ấn tượng, Lăng Ba được cử lồng tiếng cho vai nam chính trong Hồng Lâu Mộng có Lạc Đế diễn nữ chính Lâm Đại Ngọc. Lăng Ba khiến đạo diễn chủ lực ở Thiệu Thị là Lý Hàn Tường chú ý đến trong lúc ông cũng đang tìm kiếm một gương mặt mới cho tác phẩm tiếp theo là Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài (Love Eterne, 1962). Lý Hàn Tường đã nảy sinh ý tưởng độc đáo để Lăng Ba cải nam trang diễn Lương Sơn Bá.

Do phải cạnh tranh với Cathay cũng đang có dự án về đề tài này, Thiệu Thị đẩy nhanh kế hoạch hoàn thành sớm Lương Chúc. Khi bộ phim thành công vang dội vào năm 1962, hãng này quyết định đình chỉ việc thực hiện dự án khác đang dở dang của Lăng Ba (một bộ phim Hoàng Mai nhưng cô diễn vai nữ giới) để lăng xê hình tượng cải nam trang. Mặc dù phiên bản của hãng Cathay có sự tham gia của hai ngôi sao nổi tiếng Lý Lệ Hoa và Vưu Mẫn, Lương Chúc của Thiệu Thị ra mắt trước đó 20 tháng đã hoàn toàn làm lu mờ đối thủ. Lăng Ba với hình tượng mới bên cạnh Chúc Anh Đài Lạc Đế gây ra hiệu ứng hâm mộ cuồng nhiệt ở Hồng Kông và Đài Loan. Khi cô đến Đài Bắc quảng bá cho bộ phim, hàng ngàn người chen lấn xô đẩy nhau tại sân bay và hai bên đường phố để tiếp cận gần hơn với thần tượng. Ở mọi nơi cô đi qua, họ gọi lớn “Anh Lương”, một nickname gắn liền với cô đến tận bây giờ. Thậm chí một số người đã xem Lương Chúc đến 100 lần, khiến ông chủ Thiệu Thị là Thiệu Dật Phu đưa ra tuyên bố không thu phí vào rạp của những fan cuồng nhiệt này nữa. Ban giám khảo Giải thưởng điện ảnh Kim Mã lần thứ 2 bị ấn tượng bởi diễn xuất của Lăng Ba đến nỗi trao riêng ra một giải thưởng đặc biệt cho cô. Tại Sài Gòn trước 1970, bộ phim này nổi tiếng được nhiều người yêu thích chẳng kém những phim võ hiệp ăn khách của đạo diễn Trương Triệt, nhất là với giới mộ điệu cải lương.

Một năm sau thành công của Lương Chúc, Lăng Ba thắng giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất LHP Châu Á 11 cho vai diễn trong Nữ tướng Hoa Mộc Lan. Thiệu Thị coi Lăng Ba là ngôi sao số một dòng phim ca nhạc Hoàng Mai và cô thường xuyên đảm nhiệm những nhân vật nam trên phim. Hàng năm, cô đều có tên trong các bảng bình chọn 10 ngôi sao hàng đầu Hồng Kông trên tạp chí.

Khi phim Hí khúc Hoàng Mai dần sa sút, để tránh tạo cảm nhận nhàm chán, Lăng Ba thử sức trong những thể loại khác nhau như võ hiệp và phim hiện đại. Cô lại thành công khi đem về giải Kim Mã thứ hai với vai người vợ xấu số của Quan Sơn trong Phong hoả vạn lý tình. Năm 1972, Lăng Ba diễn Mộc Quế Anh trong Thập tứ nữ anh hào, bộ phim quy tụ các nữ tài tử sáng giá của Thiệu Thị này là phim có doanh thu cao nhất trong năm. Năm 1975, Lăng Ba vẫn thắng giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc trong phim cổ trang Thái hậu của Lý Hàn Tường dù đất diễn không nhiều và phải cạnh tranh gay gắt. Năm 1974, vai diễn trải dài từ tuổi thanh xuân đến khi về già trong Cha, Chồng và Con giúp Lăng Ba nhận giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất LHP Châu Á lần thứ 20.

Sau khi kết thúc hợp đồng với Thiệu Thị vào năm 1975, Lăng Ba chuyển sang đóng chung với chồng cô cũng là một diễn viên nổi tiếng ở nhiều phim truyền hình và điện ảnh. Cô chính thức nghỉ hưu năm 1989, sau đó cùng chồng và ba con trai di cư sang Toronto, Canada.

Những năm 2000 các chuyến lưu diễn ca cổ trên sân khấu của Lăng Ba cùng một số diễn viên kỳ cựu của Thiệu Thị ở Malai, Singapore, Đài Loan, Mỹ đã thu về thành công ngoài mong đợi. Các bộ phim do Thiệu Thị sản xuất những thập niên trước đây được tái phát hành khiến tên tuổi Lăng Ba hâm nóng trở lại. Năm 2004, Lăng Ba được mời tham gia khánh thành Đại lộ Ngôi sao ở Hồng Kông, cô cũng là một trong những nhân vật nổi tiếng được vinh danh đợt đầu.

Nguồn : http://yan.vn/dienanh

HanParis
21-02-2015, 16:14
Lạc Đế
乐蒂



Lạc Đế (Betty Loh Ti) sinh ngày 29 tháng 8 năm 1937 tại khu phố Đông Thượng Hải. Cô được mệnh danh “cổ điển mỹ nữ” của dòng phim cổ trang và là một trong những ngôi sao sáng của ảnh đàn Hồng Kông thập niên 60.

http://i1080.photobucket.com/albums/j323/cocungbackinh/memp42297netor20041158602.jpg

Lạc Đế mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cô được nuôi dưỡng bởi bà ngoại. Năm 1949, Lạc Đế theo gia đình chuyển đến định cư tại Hồng Kông. Cô gia nhập ngành công nghiệp giải trí từ năm 1954 và tham diễn trong 44 bộ phim với những vai trò khác nhau cho đến khi qua đời vào năm 1968. Quãng thời gian này Lạc Đế lần lượt ký hợp đồng với 3 hãng phim Trường Thành (1953 – 1958), Thiệu Thị (1958 – 1964), Điện Mậu (1963 -1968), nhưng Lạc Đế chỉ bắt đầu nổi tiếng từ những phim cô đóng cho Thiệu Thị.

Trong năm 1960, bộ phim Thiến Nữ U Hồn do Lạc Đế và Triệu Lôi diễn chính được trình chiếu tại LHP Cannes. Đây là phim màu nói tiếng Quan Thoại đầu tiên tham gia một kỳ liên hoan phim lớn. Thiến Nữ U Hồn được các khán giả ở Cannes chào đón nồng nhiệt, họ ca ngợi Lạc Đế như ngôi sao đẹp nhất của Phương Đông.

Năm 1962, Lạc Đế đóng Lâm Đại Ngọc trong tác phẩm cổ điển Hồng Lâu Mộng. Mặc dù cô diễn không thật xuất sắc nhưng cũng làm khán giả phải xúc động. Kể từ bộ phim này Lạc Đế được người hâm mộ đặt danh xưng “cổ điển mỹ nữ” của điện ảnh Hồng Kông.

Năm 1963, Lạc Đế trở thành Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất giải Kim Mã cho vai diễn trong Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài. Bộ phim kinh điển này đã phá vỡ kỷ lục phòng vé tại nhiều quốc gia Đông Nam Á. Đài Bắc thậm chí được ví như “thành phố điên” bởi hiệu ứng cuồng nhiệt Lương Chúc. Nhiều người đã coi nó hơn 100 lần và xem bộ phim như Cuốn theo Chiều Gió trong thế giới phim ảnh Hoa ngữ.

Lạc Đế kết hôn với nam tài tử nổi tiếng Trần Hồ vào năm 1962 nhưng hai người ly dị vài năm sau đó. Ngày 27 tháng 12 năm 1968, người ta phát hiện Lạc Đế hôn mê bất tỉnh trên giường, cái chết của cô bị nghi do tự vẫn, điều này vẫn là đề tài gây tranh cãi.

Những năm 2000, ở Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm về Lạc Đế, đặc biệt là công tác phát hành sách ảnh tư liệu liên quan đến cô. Có thể nói sự ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ của hai nữ tài tử Lâm Đại và Lạc Đế đã gây ra chấn động lớn trong ngành giải trí Hồng Kông và thế hệ khán giả hâm mộ phim Hoa ngữ những năm 60.

HanParis
21-02-2015, 16:23
Lý Lệ Hoa

http://lilihua.net/llhname.jpg


http://i1080.photobucket.com/albums/j323/cocungbackinh/pic_14029.jpg

Lý Lệ Hoa - Teresa Li( 1924 -), nguyên quán Hà Bắc, sinh tại Thượng Hải , là con gái của gia đình nghệ sỹ kinh kịch nổi tiếng Lý Quế Phương. Năm 16 tuổi cô gia nhập công ty điện ảnh Nghệ Hoa Thượng Hải và bắt đầu nổi tiếng với bộ phim đầu tay Tam Tiếu. Năm 1955. Lệ Hoa chủ diễn trong phim điện ảnh màu đầu tiên của Hồng Kông – Hải Đường Hồng (Blood Will Tell) vẻ đẹp sắc sảo của cô được Hollywood biết đến. Cô là minh tinh Hoa ngữ đầu tiên được mời tham gia phim Hollywood. Năm 1960, tại HK Lý Lệ Hoa chủ diễn Dương Quý Phi, Vạn Cổ Lưu Phương, Võ Tắc Thiên đạt kỷ lục phòng vé. Năm 1964 vai diễn của cô trong Cố Đô Xuân Mộng đoạt giải nữ dv xuất sắc nhất Kim Mã lần thứ 3. Năm 1969 cô nhận giải Kim Mã cho nữ chính trong Dương Tử Giang Phong Vân. So với nhiều người cùng thời, Lệ Hoa có cuộc đời hoạt động nghệ thuật lâu dài, liên tục đến 3 thập niên với 140 bộ phim. Lý Lệ Hoa di cư sang Mỹ từ năm 1983. Năm 1993, cô được giải kỷ niệm của LHP Kim Mã.

Xin xem thêm nếu muốn trang tiếng Anh của bà :
http://lilihua.net/

Đạo diễn Lý Hàn Tường, người sáng lập hãng phim Quốc Liên, một nhân vật quan trọng của điện ảnh Hồng Kông Đài Loan thời kỳ này từng có ý định thực hiện bộ tác phẩm khuynh quốc khuynh thành vào năm 60 - 61. Theo đó tứ đại mỹ nhân hệ liệt của ông gồm: Lâm Đại – Vương Chiêu Quân, Lý Lệ Hoa – Dương Quý Phi, Vưu Mẫn – Tây Thi, Lạc Đế - Bao Tự. Tuy hình như chỉ có Dương Quý Phi Lý Lệ Hoa và Vương Chiêu Quân Lâm Đại thành xuất phẩm. Lâm Đại ngày đó là ngôi sao thời thượng, hình ảnh thời trang của nàng được các bà các cô chú ý theo dõi, bắt chước. Nhắc về các nữ tài tử giai đoạn này khán giả thường vương vấn hoài niệm vẻ đài các quý phái của họ trên phim hoặc ngoài đời.

HanParis
22-02-2015, 14:58
Dưới đây là vài nữ diễn viên của công ty Thiệu Thị Shaw Brothers của thập niên 60, 70...

Hãng Shaw những năm 60 giống như vườn hoa trăm sắc thu nhỏ của ảnh đàn Hồng Kông. Ngoài bốn mỹ nhân trên có thể kể đến những ngôi sao nữ nổi tiếng xuất hiện muộn hơn như Hà Lợi Lợi, Trịnh Phối Phối hay Lý Thanh.

Hà Lợi Lợi nổi tiếng xinh đẹp, cô tham gia phim trường từ khi mới 13 tuổi và tham diễn trong rất nhiều thể loại, kể cả vai cải nam trang và đồng tính. Cô cũng là người đầu tiên đóng phim chuyển thể từ tiểu thuyết Quỳnh Dao. Nhưng cô sớm theo chồng bỏ cuộc chơi, lễ cưới của cô với con trai vua tàu biển Hồng Kông năm 1974 gây rúng động một dạo.

http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2011/01/15/ha-loi-loi.jpg

Hà Lợi Lợi / Lily Ho / 何莉莉


Nàng cũng như các ngôi sao khác chạy sô ác liệt, trong 9 năm tung ra 55 vai diễn. Shaw nổi tiếng trong chuyện lăng xê cũng như vắt sức diễn viên. Nàng xinh đẹp nên phu nhân của Thiệu Dật Phu cũng khó bề chèn ép. Bạn nào hiểu tiếng Pháp có thể độc trang tiếng Pháp về bà. (Vào thập niên 70, Hàn rất ái mộ Lily Ho và hay cọi bằng cô :D) :

http://www.hkcinemagic.com/en/people.asp?id=1818


Lý Thanh thì được khán giả Việt biết đến qua các cuốn phim của Trương Triệt. Nhưng trước đó cô từng là Nữ hoàng điện ảnh trẻ nhất của Shaw nhờ vai diễn đoạt giải trong Lý Tiểu Ngư đóng cùng Lăng Ba vào năm 17 tuổi. Sau này vì bất mãn với Shaw, Lý Thanh đã giải nghệ.

Trịnh Phối Phối nổi danh từ vai Kim Yến Tử cổ quái trong Đại Túy Hiệp của Hồ Kim Thuyên. Tiếc là lương duyên của cô với đạo diễn Hồ ngắn ngủi, khi Hồ Kim Thuyên sang Đài Loan thì cô vẫn vướng hợp đồng với Shaw. Nhưng cô cũng nổi tiếng trong phim Trương Triệt dù các bộ phim của Trương Triệt thường nhấn mạnh sức mạnh nam giới. Nhắc đến Trịnh Phối Phối không thể bỏ qua danh xưng Ảnh hậu võ hiệp mà báo giới Hồng Kong dành cho cô.

http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2011/01/15/082t2.jpg

Trịnh Phối Phối vào thập niên 70

http://img.tintuc.vietgiaitri.com/2014/5/5/nu-hoang-phim-vo-hiep-ke-chuyen-doi-cay-dang-644989.jpg

Trịnh Phối Phối và con gái Nguyên Tử Tuệ (2014)