PDA

View Full Version : Người Hà Nội xưa với văn hoá viết thư


NHL-2014
20-04-2015, 20:29
Quả là người Hà thành xưa chăm viết thư, chăm đến mức hình thành cả một nghệ thuật và nét văn hóa viết thư riêng.
Cái nết ân cần, chỉn chu, đậm chất tình cảm của người Hà thành bộc lộ một phần không nhỏ qua những bức thư thăm hỏi nhau. Cái nết ấy tồn tại từ rất lâu và trở thành một nét văn hóa khó phai mờ mặc dù bây giờ đã tràn lan điện thoại và Internet.

“...Từ thấy ông có thư gửi xuống hỏi thăm, tôi lấy làm mừng lắm; từ khi tôi xuống buôn -bán dưới này, may được cửa-nhà vợ-con bình-yên mạnh-khỏe. Thường, lắm lúc nhớ ông, muốn lên chơi, nhưng đường xa-xôi, chưa lên chơi được. Nhân bây giờ có thư ông gửi xuống, tôi xin dâng lên mấy lời mừng ông giàu-sang, mạnh-khỏe”. Đây là trích đoạn nguyên văn bức thư của người xuống làm ăn tại Hải Phòng gửi cho bạn ở số 84 phố Hàng Bông, Hà Nội. Thư viết năm 1892.
198437
Quả là người Hà thành xưa chăm viết thư, chăm đến mức hình thành cả một nghệ thuật và nét văn hóa viết thư riêng. Trong chiến tranh thư gửi có lẽ nhiều nhất, bởi đó là thời kỳ ly tán, chia xa của hàng triệu triệu người. Ngày toàn quốc kháng chiến, những con phố của Hà thành có biết bao lá thư nằm hờ giữa những khe cửa, của người thân gửi cho người thân, của nhắn nhe, thăm hỏi giữa buổi loạn ly.

Thời chống Mỹ, khó ai có thể quên cảnh một sớm có hàng ngàn lá thư đủ kích cỡ của những người lính lên đường vào Nam chiến đấu, rải trắng cả một đoạn đường mà buổi đêm con tàu vừa chạy qua. Người Hà thành lặng lẽ chia nhau nhặt những phong thư viết vội ấy và theo địa chỉ ghi trên thư tìm đến trao tận tay người nhận.
198438
Còn hình ảnh một anh lính khoác ba lô từ chiến trường ra với cả xấp thư trên tay bần thần, ngơ ngác giữa những con phố dọc ngang như bàn cờ chả xa lạ gì với người Hà thành. Chả lạ gì cả hình ảnh người đưa thư thời kỳ bao cấp, với cái túi bạt căng phồng đeo chéo qua hông, gò mình trên chiếc xe đạp cà tàng, tiếng líp nổ tanh tách, len lỏi khắp mọi ngõ ngách để chuyển thư.

Cái nết ân cần, chỉn chu, đậm chất tình cảm của người Hà thành bộc lộ một phần không nhỏ qua những bức thư thăm hỏi nhau. Cái nết ấy tồn tại từ rất lâu và trở thành một nét văn hóa khó phai mờ mặc dù bây giờ đã tràn lan điện thoại và Internet.

Vân Anh
Nguồn:http://thanglong.gocom.vn/46593p1c26/nguoi-ha-noi-xua-voi-van-hoa-viet-thu.htm

HanParis
21-04-2015, 01:33
Viết lách mà một tính tốt dù để spam hay không, có khi để giao lưu bạn bè, có khi để nhắn tin với gia đình khi đi học xa. Trong thời chiến tranh thì nhiều thư tư được gửi qua gửi lại để biết tin thân nhân, tạo ra nhiều bì thư đầy giáo trị với con tem thời đó. Viết ra còn để phát biểu tâm tư của mình cho người khác đọc. Vào thời bao cấp thì để làm bản báo cáo hay thảo bản lý lịch tự kiểm nạp cho cấp trên. Một cô giáo Pháp từng khuyên tôi rằng mỗi ngày ta nên viết một hay vài câu vào quyển sổ tay của mình. Khi còn bé, ông thày Sử Địa tôi từng khuyên tôi nên đọc sách báo để trau dồi kiến thức. Đoạn nào hay nên gạch đít để suy ngẫm cái hay cái dỡ của áng văn.

Cái hay của kỷ thuật số là từ một đề tài nào, ta cũng có thể chia sẽ ý kiến của mọi người. Thú nhất là thấy nhiều cái 'Like' được nhấn và số views là bao nhiêu:D

À tặng cháu Hải Lâm để biết người Hà Nội ngày nay viết lách như thế nào nha? Có khi chưa kịp viết mail mà đã có 7490 phản hồi trong một cái rùi đấy (spams). :))


http://www.apecs.is/images/Articles/Images/email_humour.jpg

Buổi 8 Lần Đầu

http://www.businessattitude.fr/blog/wp-content/uploads/2008/02/rdv.png

HanParis
21-04-2015, 16:58
Thật ra gửi mail có cái hay là không sợ tốn kém dù lượng nặng hơn 20gr. Cách nay 40 năm khi GP TP Saigon Bưu Điện của chính quyền Cách Mạng Lâm Thời có ra mẫu này :

http://i19.servimg.com/u/f19/11/56/24/75/thongb10.jpg

Có Ace nào biết giá quốc nội hay ra nước ngoài thời đó một thư 20 gr là bao nhiêu không? Thời đó Saigon mới đổi tiền, 1 tờ 500đ Trần Hưng Đạo đổi lấy 1đ tiền mới.