PDA

View Full Version : Theo dấu những con tem liên khu V giả


Nguoitimduong
26-06-2008, 19:50
Vấn đề tem liên khu V giả là một vấn đề gây nhức nhối cho giới sưu tập tem truyền thống bấy lâu nay, xin giới thiệu cùng các bạn bài viết của Joe Cartafalsa, thành viên Hôị tem Đông Dương và cùng theo dấu chân ông truy tìm nguồn gốc của những con tem giả này...

Xem chi tiết tại đây (http://vietstamp.net/article/1112/)

http://vietstamp.net/data/2008/06/26/19255253_fake_001_01.jpg

Nguoitimduong
29-06-2008, 00:59
Xin giới thiệu với các bạn phần II (http://www.vietstamp.net/article/1113/).

http://www.vietstamp.net/data/2008/06/29/00550001_fake_001_06.jpg

Cồ Việt
25-10-2009, 15:13
Trong khi Joe Cartafalsa tiếp tục khẳng định con tem này là THẬT, không hiểu sao một số người trong Hội tem Đông Dương vẫn tỏ ý nghi ngờ:

68422

Hiện nay trên mạng vẫn còn một số đồ LKV giả:

68423

68424

kimma
10-12-2010, 22:46
Ngày 14/2 năm nay, tôi nhận được một email thế này:

Dear Sir,

CHUC MUNG NAM MOI

Joe Ca
Vậy mà nghe tin ông Cartafalsa đã qua đời ngày 7/12/2010 vừa rồi. Dù ông mất đi, những bài viết, lòng chính trực và sự quả cảm của ông trong làng tem sẽ còn mãi!

dammanh
11-12-2010, 11:45
Dọn xong những rác rưởi của dòng tem địa phương LK5 ,mong bác Kimma giới thiệu về "HUYỀN THOẠI" TEM NGA KHÊ nhé.Có lẽ còn ly kỳ hơn huyền thoại ĐỒNG ĐEN,VITAMIN B12 trong thập niên 80 thế kỷ trước ở VN hay THỦY NGÂN ĐỎ ở NGA thập niên 90 thế kỷ trước, hoặc NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM NẶNG ở đông âu..

Ng.H.Thanh
14-03-2011, 08:39
Một số tem LKV giả đang rao bán, giá cũng khá đắt đỏ

125378 125379

vnmission
20-02-2012, 23:00
Block 4, hay MS, in đè, mỗi tem một mệnh giá - phải vậy nó mới hoành tráng!???

157753

157754

Poetry
18-04-2013, 00:12
Kẻ làm giả còn sáng tạo ra cả loại "tem LKV" thực gửi in đè, được cắt ra từ phong bì như thế này (đang được rao bán trên Delcampe với giá mua ngay là 160€).

183718

http://www.delcampe.net/page/item/id,213479469,var,VIETNAM-PHILATELIE--lot-8-TIMBRES-LENINE,language,E.html

BoZoo
18-04-2013, 01:46
Và ta luôn thấy, chỉ có duy nhất một Phòng đặc biệt đóng dấu, hay là duy nhất một nhà phát hành/thiết kế "đặc biệt".

vnmission
02-05-2013, 10:51
Có một số ý kiến ở nước ngoài gần đây cho rằng năm 1961, chính phủ ta có cho in lại một số blốc tem LKV làm kỷ niệm, tặng cho các quan chức.

184422
Hình bên trái trái được cho là blốc thật, bên phải là giả.

Chỉ để tham khảo, tuy nhiên nếu bạn nào có thông tin gì thêm (đồng ý hoặc phản đối), xin chia sẻ với VSF.

Tiểu Nhi
02-05-2013, 11:29
Theo em nghĩ thì khả năng là có thật, vì ông này phải có tư liệu thật mới làm ra đồ giả được (đây là lợi thế của ông ấy), ông này cũng không phải là người làm giả một cách ngây ngô đâu.

dammanh
03-05-2013, 12:24
Con tem LKV lân đầu tiên xuất hiện ở MBVN năm 1961 do chú TRẦN NGUYÊN giới thiệu.
Ông C là cán bộ liên khu năm tập kết ra bắc,trước đó ông C có nghề khắc dấu
Bác Rồng đã từng có ý tưởng có sự kết nối giữa tem LKV và các tờ tiền KC 1946-1950.(dammanh nghĩ khả năng này hiện thực hơn)
Ông C làm giả đầu tiên là tem đông dương in đè VNDCCH, sau mới làm tem LKV giả
vài thông tin bổ sung.

vnmission
03-05-2013, 23:56
Tiếp tục thêm một thông tin để các bác tham khảo. Đây là hình trong cuốn sách của Desrousseaux:

184551
184552

Hoa văn trên block giống hoa văn trang trí trên block kỷ niệm 950 năm Hà Nội, năm 1960!

So sánh với một bì thư giả đã đưa ở trang trước:

184553

Xin lưu ý dấu trên bì thư theo hình của Desrousseaux là dấu chính thức của Sở Bưu điện Liên khu V, hoàn toàn không phải nhật ấn như trong bì (giả) trên.

Tôi thấy nhận xét của bạn Tiểu Nhi rất có lý!

dammanh
05-05-2013, 00:36
Hai sổ tem TCBĐ làm để tặng quan khách vào năm 1959 - 1960. In trang trọng , tem dán là tem chưa đóng dấu,dấu kỷ niệm Bác thọ 70 đóng sau. Tiện so sánh?!


SỔ TEM LÀM QUÀ TẶNG NHÂN DỊP HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG BƯU ĐIỆN CÁC NƯỚC XHCN HỌP TẠI BERLIN NĂM 1959

184569

184570

184571

184572

184573

184574

SỔ TEM KỶ NIÊM BÁC THỌ 70 TUỔI

184575

BoZoo
05-05-2013, 07:11
BoZoo cũng được nghe nói đến tem LKV từ ngày cụ thân sinh còn sống, và cũng đã được xem một số tem. Nhưng càng về sau, cụ Ch đưa ra càng nhiều thể loại... Cho đến nay thì vấn đề này vẫn được tranh luận sôi nổi và có lẽ sẽ chẳng bao giờ kết thúc và sẽ chẳng bao giờ có được câu trả lời xác đáng. Lý do là chúng ta đang rơi vào một vòng luẩn quẩn: Không ai biết đến bản nào là bản gốc, ta dựa vào sách Tây, nhưng thực chất Tây phải dựa vào chúng ta chứ vì chúng ta (người VN) là người phát hành ra chúng mà, và rồi chúng ta cũng không biết rõ nữa. Vì thế tôi có một vài ý như sau:

1) Ngoài lề 1: Bảo tàng Bưu điện VN đã được thành lập từ năm 1994, sau nhiều lần chuyển đổi địa điểm, năm 2010 đã chính thức được VNPT đưa về tòa nhà VNPT trên một diện tích rất rộng hơn 500m2, và có rất nhiều chứng tích thời đó.
Tham khảo trang điện tử http://baotang.vnpt.vn/tabid/99/currentpage/2/language/vi-VN/Default.gvh

2) Ngoài lề 2: Liên khu 5 được thành lập chính thức năm 1948, sát nhập Khu 5, Khu 6 và khu 15, gồm 12 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,.... Và thời gian 1948-1954 do tướng Nguyễn Chánh vừa là Tổng tham mưu, vừa là Chính ủy phụ trách.

3) Ngoài lề 3: Những bộ tem LKV (như anh Tiểu Nhi nói là đúng) nhất định phải có những bản gốc nào đó làm cơ sở, thế nào cũng có những văn bản quyết định việc phát hành. Theo các tài liệu trước đây ghi nhận, những bộ tem này được phát hành trong giai đoạn 1950-1952.

4) Ý nghĩa: Việc nghiên cứu tìm ra gốc tích của những bộ tem này không những tất cả chúng ta đều quan tâm, mà cũng có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử bưu chính của VN và của TG. Nếu chúng ta mà tìm ra được và làm sáng tỏ thì TG họ cũng khâm phục và họ sẽ phải dựa vào những bằng chứng đó để sắp xếp lại danh mục cho thích hợp.

Việc mà tôi thấy chúng ta nên làm một cách thiết thực là đến Viện bảo tàng Bưu điện xem có tài liệu nào liên quan đến việc phát hành những bộ tem này không? Trường hợp thiết thực nhất là các bác Chủ nhiệm và Hội tem viết giấy giới thiệu để nhờ Viện bảo tàng giúp đỡ, để mình có thể hỏi và tiếp cận, tham khảo những tài liệu mà trong giai đoạn kháng chiến không có điều kiện tiếp cận. Bác nào ở HN có thể đảm đương được việc này thì làng tem cũng hết sức cảm ơn.

Tiểu Nhi
05-05-2013, 08:55
Giấy tờ liên quan em nghĩ không có đâu. Tại sao danh mục tem VN lại không đưa tem đó vào phải có lý do chứ, một là không còn chứng cứ nào, hai là có liên quan đến chính trị nên phải bỏ.

dammanh
05-05-2013, 09:33
Nếu tìm ra 1 ấn bản mà kỹ thuật ngày nay xác định thời gian in là thập niên 60 thế kỷ trước,có thể chấp nhân bản gốc do bưu điện phát hành?!

vnmission
06-05-2013, 15:53
The Indochina Philatelist (ICP) số 204, tháng 9-2012, ra phụ trương “Tem Hồ Chí Minh phát hành tại Liên khu V – làm rõ các đợt phát hành và khác biệt giữa tem thật và tem giả” của Frank During. Sau đó, Frank During còn có thêm một bài viết nữa về tem “Sản xuất và chiến đấu” của Liên khu V, đã đăng trên ICP.

Bài viết về tem Hồ Chí Minh khá dài với nhiều chi tiết. Mặc dù còn những điểm có thể gây tranh cãi, đây là một tài liệu tham khảo hữu ích. Tôi xin lược dịch một số nội dung chính của tài liệu này.

Phần I. Các loại tem Hồ Chí Minh Liên khu V

Theo tác giả, tem Hồ Chí Minh của LKV phát hành trong 3 đợt, không kể các loại tem in đè đổi giá.

A/ Phát hành lần đầu (1950)

(i) 1đ xám tím (theo Trần Nguyên: không phát hành)
(ii) 1đ xám lục (chỉ có Michel đề cập, During không công nhận)
(iii) 5đ lục nhạt (Trần Nguyên: không phát hành)
(iv) 10đ lam lục
(v) 15đ nâu

B/ Phát hành lần hai, không rõ thời gian:

(vi) 100 đ lục nhạt

C/ Phát hành lần ba (1953)

(vii) 200đ cam
(viii) 300đ lam (Trần Nguyên T1, 1951-52)
(ix) 500đ đỏ (Trần Nguyên T2, 1951-52)

Tem in đè (không rõ thời gian):

(x) 60đ trên tem (i) (Trần Nguyên T4, 1953-54)
(xi) 30đ trên tem (iii) (Trần Nguyên T3, 1953-54)
(xii) 0,050 kg trên tem (viii) (Michel không đề cập)
(xiii) TEM SỰ VỤ 0K300 THÓC trên tem (xi) (Trần Nguyên T9, 1954 - hình)
(xiv) 0,500 kg trên tem (xi).

184663

Như vậy theo F. During, về cơ bản có 12 con tem khác nhau, riêng tem (ii) tôi bổ sung theo ghi nhận của Michel (không có hình) và tem (xiii) tôi đưa vào để phù hợp với cuốn “Danh mục tem bưu chính nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945-1975” của Trần Nguyên. Tạm thời ta ghi nhận có 14 tem như trên.

Cũng theo F. During, tem phát hành cùng đợt đều có những đặc điểm giống nhau, và đều có một số điểm khác biệt so với tem thuộc các đợt PH khác:

184664

1. Tem phát hành đợt 1 lúc đầu để trống giá tiền. Giá mặt (số 1, 5, 10 hoặc 15) không màu được in thêm sau trong khung vuông có màu, do đó thường làm mất một phần các chữ “DAN” và “BUU” ở bên cạnh. Các tem sau này đều in một lần, với giá mặt có màu trong khung màu trắng.

2. Giá mặt tem đợt 3 có viền trên và dưới (đợt 2 không có).

3. Chữ “BUU-CHINH” trong tem phát hành đợt hai nhỏ hơn.

4. Chữ C trong “CHU-TICH” 3 đợt khác hẳn nhau.

5. Chữ C trong “CHI” ở tem đợt 3 cao hơn hẳn chữ H bên cạnh.

6. Khoảng cách của các chữ không đều nhau. Đối với tem đợt 1, chân trái chữ A trong “VIET-NAM” rơi vào đúng nét phải của chữ N trong “CONG” ở dòng dưới, nhưng với các tem đợt 2 và 3, nó kết thúc ở giữa chữ “N” và “G”.

Chỉ cần so sánh các điểm trên, nếu có hình với độ phân giải cao, ta đã phần nào có thể xác định được tem thật – giả!

BoZoo
06-05-2013, 19:15
Theo catalogue Stanley Gibbons, thì cũng có một số điểm khác với thống kê ở trên, ví dụ không có mục (iv), (vi), (vii)...

Cá nhân tôi thì đang nghĩ về điều này: nước VNDCCH đã có quyết định đổi chữ 'Bưu Chính' thành chữ 'Bưu điện' trên các con tem trong giai đoạn từ khi phát hành bộ tem KN 61 năm sinh Hồ Chủ Tịch (Hồ Chủ Tịch và bản đồ 1951) đến năm 1958 mới đổi lại chữ 'Bưu chính'. Thực ra theo ông Theo Klewitz thì viêc đổi và dùng chữ 'Bưu điện' này có hiệu lực từ cuối 1948.

Mặt khác theo như tài liệu viện bảo tàng Bưu điện thời kỳ này, tất cả các sắc lệnh và quyết định đều được các vùng, các liên khu nhất nhất thực hiện. Trong khi đó những con tem LKV phát hành từ 1950 đều dùng chữ 'Bưu chính'. Câu hỏi là tại sao...?

vnmission
06-05-2013, 21:01
Bác Bozoo có cách nhìn nhận rất hay. Về chữ bưu chính hay bưu điện, theo tôi thời chiến mọi sự đều có thể xảy ra (như năm 1958, bộ 40 chả cần bưu chính/điện, bộ 41 đổi thành bưu chính, bộ 43 trở lại bưu điện...).

Tôi không có S&G nên rất mong bác chia sẻ thông tin!

Đây là hình 2 con tem bác nêu, tôi tin là tem thật, chụp năm 2010 từ bộ triển lãm (lúc đó) của bác Trần Trọng Khải:

184667
Hình tem (vii) và (iv)

Một bì thư dán tem (iv):

184669

184670
(Nguồn: internet)

Còn đây là hình con tem (xiii) mà ông Goanvic đã mua từ eBay:

184671

Ngoài 14 tem đã liệt kê trên, trong bộ triển lãm 2010 của bác Khải còn có thêm con 10 đ đỏ gạch, chưa thấy tài liệu nào ghi nhận:

184672

BoZoo
07-05-2013, 06:22
Xin tham khảo tất cả những tem HCT theo SG năm 2010:

184673

Bản thân SG cũng chỉ xác nhận 8 tem đầu tiên, có lẽ tham khảo từ tài liệu của bác Trần Nguyên. Còn 3 con tem dưới cùng thì họ cũng còn chưa xác định được - đó là lẽ đương nhiên, ví đụ tem 3đ màu đỏ mà chưa xác định được thì làm sao có tem in đè trên con tem đó.

Nếu lý luận một cách logic, thì Frank During đưa ra có vẻ hợp lý hơn cả, và cá nhân tôi cho rằng con tem 100đ in lần hai (nếu là thực), có lẽ phát hành vào giai đoạn nửa cuối 1951.

Về phong bì triển lãm của bác Khải, tôi có nhìn kỹ dấu hủy con tem "B . Bộ - MIỀN NAM". Vậy B . Bộ là chữ gì? Không rõ ngày tháng nào?

vnmission
07-05-2013, 22:35
Cảm ơn bác Bozoo nhiều về thông tin SG. Bì thư trên là hình tôi lấy trên mạng, không phải của bác Khải, độ phân giải kém nên rất khó đọc nhật ấn!

Tạm thời, xin tóm tắt đơn giản các tài liệu khác nhau liệt kê tem Liên khu V mà chúng ta biết đến:

184679
Ghi chú: VS=Vietstamp; FD= Frank During; TN=Trần Nguyên; Mi=Michel; SG=Stanley Gibbons; 5x là năm phát hành; KPH=không phát hành.

Theo tôi, nếu thấy loại tem LKV (?) mà không có trong bảng 19 tem trên, thì khả năng giả là rất cao!

BoZoo
08-05-2013, 00:12
Anh VNMission nhiệt tình quá làm BoZoo này không thể không tham luận. Tôi có mấy ý sau:

1- Số (3) chưa tài liệu nào công nhận thì sẽ không thể có số (15). Số (6) cũng vậy. Như thế là đã loại ra 3 con tem.

2- Điều quan trọng hơn cả và là điều mới là tôi không cho rằng một số catalogues này đăng ngày phát hành những con tem HCT sau mốc 2/9/1951, KN 6 năm thành lập nước VNDCCH, là đúng. Nếu là có phát hành thì đều phải trước mốc trên. Lý do tôi đã nêu trong bài trên. Dưới đây tôi xin đưa thêm những chứng cớ:

* Ta hãy xem bì thư sau mà bác Cồ Việt đã đăng trước đây (mạn phép bác đăng lại ở đây). Dù là bì giả chăng nữa, nhưng nó có cái thật của nó là chữ BƯU ĐIỆN đã được sử dụng. Không lý nào năm sau lại đổi thành BƯU CHÍNH vì LKV cũng chỉ ra có mấy mặt tem.

184680

Tôi chưa kịp đọc bài về bộ tem SX và Chiến đấu này ở SICP nhưng tin là họ có bằng chứng về bộ tem này thực, với mốc thời gian như trên bì thư này.

vnmission
08-05-2013, 16:30
Số (3) chưa tài liệu nào công nhận thì sẽ không thể có số (15). Số (6) cũng vậy.
Theo tôi, dù chưa thấy tài liệu nào ghi nhận, ít nhất ta cũng cần tìm hiểu vì sao những con tem đó lại được góp mặt ở đây.

Thực ra ngoài các tem số (3) và số (6), Desroussaux còn ghi nhận một số tem khác có mệnh giá như 4đ, 7đ, 25đ, 35đ, v.v... nhưng tôi chưa đưa vào vì còn muốn tìm hiểu thêm.

Về chữ BƯU CHÍNH, tôi nghĩ LKV in tem HCT theo mẫu tem HCT 1946 của VNDCCH, do đó chữ này xuất hiện âu cũng bình thường.

vnmission
11-05-2013, 22:10
Tôi có hai thông tin mới xin chia sẻ cùng VSF.

Thứ nhất, đã tìm được hình một văn bản có lẽ đã là cơ sở để Dessrousseaux xây dựng danh mục tem Liên khu V, trong đó bao gồm nhiều tem có mầu sắc và mệnh giá rất lạ. Nếu tính đầy đủ các loại tem này, tổng cộng có tới 26 tem Hồ Chí Minh khác nhau của LKV! Văn bản này là “THÔNG TRI” của Sở Bưu điện Liên khu V để ngày 10-5-1951, thuộc sở hữu của ông Frank Düring:

184932

Thứ hai, qua trao đổi trực tiếp với tôi, Frank Düring và Jean Goanvic đã thống nhất được một danh mục tem Hồ Chí Minh của LKV mà cả hai ông cho là thật, gồm tổng cộng 13 tem. Đây là một tin vui, vì hai ông còn nhiều ý kiến, đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược hẳn nhau, về tính chân thực của văn bản nêu trên cũng như thời gian phát hành từng con tem. Lập luận của hai ông khá phức tạp, mang tính chuyên môn cao. Tuy nhiên, bảng sau đây thể hiện đồng thuận chung của Frank Düring và Jean Goanvic về 13 con tem:

184933
Chú thích: FD=Frank Düring; JG=Jean Goanvic; TN=Trần Nguyên; Mi=Michel; SG=Stanley Gibbons; (Quarter and) Year of issue.

Đáng lưu ý, Frank Düring (người có một bản photocopy của Thông tri trên) đánh giá đây là tài liệu giả, do đó các thông tin về tem đa phần sai lệch. Trong khi đó, Jean Goanvic thiên về nhận định bản Thông tri là thật, tuy vậy nhiều mệnh giá không được LKV phát hành do tình hình lạm phát thời kỳ đó.

Xin chia sẻ để các bác tham khảo và đóng góp ý kiến!

BoZoo
11-05-2013, 23:02
Thông tin anh VNMission đưa ra rất hay, có nhiều lý thú. Cảm ơn anh. Lý thú thứ nhất là chính ông Frank During có bản đó nhưng lại không tin là thật. Lý thú thứ hai là cả hai ông đều có lý luận và lập trường riêng của mình, đó là điều quan trọng, dù có thể trái ngược; tuy nhiên, điều quan trọng hơn là tất cả đều với mục đích làm sáng tỏ những con tem này.

Cá nhân tôi cũng hướng theo góc độ lý luận của ông Jean Goanvic và cho rằng bản này là bản thật, với 2 đợt phát hành vào 19/5 và tháng 7/1951. Tuy nhiên vào nửa cuối năm 1951 có nhiều biến động lớn về tiền tệ và giá cả, nên đợt phát hành thứ 3 vào tháng 2/1952 (và có thể cả đợt 2) không thực hiện được. Ý này tôi đã ẩn dụ ở phần lý luận trước đây.

Nếu ông FD mà có tài liệu tương tự vào năm 1953 thì sẽ làm sáng tỏ hơn nhiều những con tem phát hành sau này?

BoZoo
14-05-2013, 07:41
Hôm trước tôi quên không scan phần tem sự vụ LKV, vì trang này lại nằm ở phần tem sự vụ. Nay xin bổ xung cho đầy đủ, và thành thực xin lỗi về sự thiếu sót này.


185007


Hai tem NAO16 và NAO17 là hai tem HCT 1946 1h và 3h được in đè chữ LKV và chữ THÓC chứ không phải tem HCT LKV.

Có điều tôi thấy khá lạ là tất cả những tem sự vụ của VNDCCH và LKV (nếu đúng) phát hành vào thời gian 1954- đầu 1955 chỉ in đè chữ KG THÓC, mà không phải in đè giá tiền?

vnmission
14-05-2013, 10:28
Cảm ơn bác Bozoo, tôi xin cập nhật:

185009

Như bác TTT đã đề cập, tem sự vụ VNDCCH thời kỳ 1953 - 1954 (bộ Sản xuất và tiết kiệm 1953, các bộ HCT và Điện Biên Phủ 1954) đều chỉ in thẳng hoặc in đè giá thóc; sau đó mới chuyển sang giá tiền (bộ Cải cách ruộng đất 1955 và Sân vận động Hà Nội 1958). Do Chính phủ trung ương in đè giá thóc, nên LKV (1954?) làm theo cũng vì phù hợp, chỉ có điều cước phí chung bằng 1/2 nên chỉ in đè 0.k300:

185010
Bì thư sự vụ trước của Theo Klewitz, nay của Frank During

Ngoài ra, cước phí 0.k050 được LKV in đè dùng cho những trường hợp phụ trội về khối lượng, tương tự như tem in đè mệnh giá 0.K100 của VNDCCH.

vnmission
19-05-2013, 09:07
Trong số 13 con tem LKV nêu trên, con in đè 30 đ trên tem 5 đ (thứ tự số 6 trong bảng) khá hiếm. Đến nay tôi mới thấy 01 bì thư có dán tem này, trong tài liệu của Theo Klewitz in năm 1955, trang 167:

185106

Năm 2012, Frank During đã gửi hình in lại tài liệu trên, lần đầu tiên chúng ta thấy hình màu:

185108

Đúng hôm nay 19-5-2013, Frank During gửi hình mặt trước bì thư trên cho tôi, xin trân trọng giới thiệu với các bạn:

185107
Bì thư bảo đảm LKV 1954!

vnmission
20-05-2013, 06:42
Có thể một số bạn vẫn chưa quen với tem HCT của LKV, nên tôi xin giới thiệu mấy hình cụ thể (số thứ tự theo bảng trên):

185111
Tem số 1 và 7

185112
Tem số 2, 6 và 13

185113
Các tem số 3, 4 và 5

185114
Tem 8, 9, 10 và 11

185115
Tem số 12 (chỉ có hình nhỏ từ bộ ST trước đây của bác TTK)

Khi có thời gian, tôi sẽ lược dịch nốt phần sau bài viết của Frank Duering về nhận biết tem giả.

VAPUTIN
20-05-2013, 14:28
Tôi có hai thông tin mới xin chia sẻ cùng VSF.

Thứ nhất, đã tìm được hình một văn bản có lẽ đã là cơ sở để Dessrousseaux xây dựng danh mục tem Liên khu V, trong đó bao gồm nhiều tem có mầu sắc và mệnh giá rất lạ. Nếu tính đầy đủ các loại tem này, tổng cộng có tới 26 tem Hồ Chí Minh khác nhau của LKV! Văn bản này là “THÔNG TRI” của Sở Bưu điện Liên khu V để ngày 10-5-1951, thuộc sở hữu của ông Frank Düring:

184932

Xin chia sẻ để các bác tham khảo và đóng góp ý kiến!

Bản Thông tri này theo Va là hàng giả vì những lý do sau:
1-THeo lịch sử bưu điện, từ tháng 6/1950 cùng với sự ra đời của TY Bưu điện đặc biệt thì bên cạnh các cơ quan đầu não các liên khu cũng hình thành phòng bưu điện đặc biệt liên khu. Sở bưu điện liên khu 4 đã giải thể từ năm 1947 thì Sở BĐ lk 5 nếu có tồn tại thì đến lúc đó (6/1950) cũng phải cáo chung.
2-Chưa hề thấy tài liệu chính thống nào nói về sự tồn tại của Sở BĐ lk 5. Nó thành lập khi nào, có trụ sở ở đâu mà trong thông tri nói trên chỉ ghi "miền nam trung bộ". Trong thông tri cũng lờ tịt phòng bưu điện đặc biệt liên khu 5 cứ như thể phòng bưu điện đặc biệt liên khu 5 chính là Sở bưu điện lk 5.
3-Nếu lý luận Sở là một cách gọi khác củaphòng bưu điện đặc biệt liên khu 5 thì về quyền hạn ai cho phép các phòng bưu điện đặc biệt liên khu được in tem vì những phòng này lập ra là để phục vụ các cơ quan đầu não của liên khu giống như giao bưu thời chống Mỹ sau này. Theo đó mọi dịch vụ thư tín của phòng này là không cần phải dán tem.
4-Việc tiền bán tem đều chuyển nạp vào Sở ty tài chính ban kinh tài...là nhảm nhí, tại sao nhận tem từ cấp trên khi bán lại đưa tiền cho người khác.

VAPUTIN
20-05-2013, 22:09
Những con tem nghìn đô

13/10/2008 07:51 (GMT + 7)
TT - “Một con tem thật tại VN có giá đến vài trăm đô, có lần nó được mua hơn 1.000 USD trong một phiên đấu giá trực tuyến trên eBay” - một nhà sưu tập tem có tiếng tại TP.HCM nói khi đề cập đến tem Liên khu V (LKV).

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=291099
Tem LKV được nhiều người cho là thật - Ảnh: Phi Long


Tại VN, nhiều người vẫn cho rằng bộ tem Mạc Thị Bưởi (gồm bốn mẫu) phát hành vào năm 1956 là bộ tem đắt nhất VN, với giá dao động khoảng 400 USD. Tuy nhiên, theo những nhà sưu tập có chơi tem LKV, tem LKV mới là loại tem có giá trị và đắt nhất. Nó luôn là tâm điểm chú ý và săn lùng của những nhà sưu tập tem tại VN và cả những nhà sưu tập nước ngoài sưu tập tem VN.
Quý và hiếm
Trong giới sưu tập tem tại VN cũng như trên thế giới, giá trị của một con tem được đánh giá dựa vào hai yếu tố chính là quý và hiếm. Yếu tố quý là căn cứ vào thời gian tem phát hành. Yếu tố hiếm dựa vào số lượng, quy mô phát hành và thời gian tồn tại của tem đó. Theo nhiều nhà sưu tập tem, tem LKV có giá cao vì kết hợp cả hai yếu tố quý và hiếm, nhưng yếu tố hiếm là quyết định. Vì ngay cả bộ tem đầu tiên của VN phát hành vào năm 1946 (gồm bốn mẫu) hiện nay cũng chỉ có giá vài trăm nghìn đồng, còn tem LKV phát hành sau đó đến gần 10 năm.

Một số cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu ở LKV mà chúng tôi gặp ở Hoài Nhơn, Bình Định (nơi đây ngày xưa là “thủ đô” của LKV) cho biết hình vẽ trong tem thường là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiến sĩ, nông dân trên đồng ruộng… Do kỹ thuật in thô sơ và đơn giản nên tem nhìn rất thô, giấy thường dày, in một màu. Điều đó trùng khớp với mô tả trong danh mục tem bưu chính nước VN dân chủ cộng hòa (1945-1975) do Hội Tem VN phát hành năm 1991. Đây là catalogue duy nhất tại VN đề cập loại tem này. Nhưng kể cả trong cuốn sách này, phần viết về tem LKV cũng khá mơ hồ và cũng không thể xác định chính xác có bao nhiêu mẫu tem, số lượng phát hành. Chỉ có duy nhất câu khẳng định “tất cả đều không có răng cưa và không có hồ (chất dính sau mặt tem để tiện khi dán vào bì thư - PV)”.
Nhà sưu tập tem Phùng Thắng Bình cho biết các nhà sưu tập tem tại VN và những người nước ngoài sưu tập tem VN đều muốn sở hữu một con tem LKV. Vì chất liệu giấy rất kém nên rất hiếm có con tem nào hoàn hảo (phẳng, lề rộng, màu sắc tươi sáng…) nhưng cầu đã vượt cung khá xa do số lượng tem hiện còn rất ít và hãn hữu lắm mới thấy xuất hiện một con trên thị trường. “Ngay tại TP.HCM, số nhà sưu tập có loại tem này chỉ đếm trên một bàn tay. Thậm chí trước đây người ta còn cho những con tem rách nát vào trong album cho đủ bộ sưu tập” - ông Bình ví von về sự quý hiếm của tem LKV như thế. Trong khi đó, TP.HCM là nơi phong trào chơi tem sôi động nhất và số lượng nhà sưu tập lên đến hàng nghìn người.
Thật và giả

Con tem thời chiến
Năm 1946, do hoàn cảnh chiến tranh, không thể vận chuyển tem thư đến các địa phương đang gặp trở ngại về giao thông nên Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin - truyền thông) đã ban hành quyết định số 814-QĐBT ngày 28-12-1946, cho phép Sở Bưu điện LKV được in những giá tiền mới lên các loại tem đã phát hành và được phát hành các loại tem mới.
Với quyết định đó, trong những năm từ 1951-1954, Sở Bưu điện LKV đã cho in và phát hành nhiều loại tem phổ thông (dùng để nhân dân gửi thư bình thường) và tem sự vụ (phục vụ thư, bưu phẩm công vụ). Giá trên tem phổ thông ghi bằng đồng, giá trên tem sự vụ ghi bằng ký thóc.

Chớp lấy cơ hội thị trường có nhu cầu lớn về loại tem này, một cán bộ ngành bảo tàng ở Hà Nội (từng là quân nhân trong LKV) đã cho ra đời những con tem LKV giả với hình dáng, chất liệu và cả màu sắc rất phong phú. Những con tem loại này lúc đầu được bán với giá khá cao, đặc biệt nếu người mua là khách nước ngoài.
Điều này, theo ông Joe Cartafalsa (giám đốc điều hành Hiệp hội Các nhà sưu tập tem Đông Dương), đã tạo nên một sự tranh cãi lớn giữa những người sưu tập tem Đông Dương về loại tem này. Liệu chúng có phải là những con tem ngụy tạo? Và ông đã quyết định đi tìm câu trả lời bằng những chuyến đi dài ngày sang VN, đặc biệt là Hà Nội. Cuối cùng ông cũng tìm ra được câu trả lời rằng “tem LKV có thật chứ không phải là sự tưởng tượng nhưng hiện rất hiếm, còn tem giả xuất hiện khá nhiều và rất rẻ”.
Người làm tem giả LKV đã mất cách đây 10 năm, nhưng những con tem giả vẫn tiếp tục được đưa ra thị trường bởi người con rể quyết định “nối nghiệp” cha vợ.
Nhà sưu tập Trần Trọng Khải - một người có thâm niên 10 năm sưu tập và nghiên cứu về loại tem này - cho biết các nhà sưu tập tem truyền thống rất quan tâm đến loại tem LKV. Tuy nhiên số lượng tem thật hiện còn rất ít và “nhiều nhà sưu tập còn khá mơ hồ về cách phân biệt giữa tem thật và tem giả”.
Theo ông, trước đây tem giả thường rất dễ phân biệt vì chữ cái “A” và “M” trong chữ “VIET NAM” thường không sát với nhau. Thậm chí người ta còn cho ra đời những con tem LKV có răng cưa, điều này hoàn toàn sai vì kỹ thuật in tem LKV lúc đó rất thô sơ nên không thể có răng cưa... Nhưng sau đó, người ta đã “rút kinh nghiệm” và cho ra đời những con tem gần giống tem thật hơn.
Đến bây giờ, làm sao để xác định một con tem LKV là tem thật vẫn là câu hỏi chưa có đáp án chung.
PHI LONG

http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/282953/nhung-con-tem-nghin-do.html
-------------------------------------------------

Bài này dường như dùng để hướng dư luận vào mục tiêu " tem LKV là có thật".
Tác giả viết "Một số cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu ở LKV mà chúng tôi gặp ở Hoài Nhơn, Bình Định (nơi đây ngày xưa là “thủ đô” của LKV)" như thể đó nhân chứng sống nhưng không hiểu tác giả gặp được bao nhiêu người, tại sao ngoài thông tin về tem LKV (mà không cần đi đến Hoài nhơn Va tui ngồi nhà cũng phịa ra được) tác giả lại không khai thác gì về cách sử dụng tem hay cách gửi thư trong chiến tranh như thế nào, bưu điện thời đó ra sao...Thủ đô của LK V chưa bao giờ ở Hoài Nhơn mà nó nằm ở Quảng Ngãi, đó cũng là nơi đóng quân của phòng bưu điện đặc biệt LK V.

Bài viết nhắc đến quyết định số 814-QĐBT ngày 28-12-1946 (chắc dựa vào "thông tri" nói trên) một quyết định mà ngày nay không ai biết nó có thật hay không? Không rõ bằng cách nào từ 19 tháng 8-1945 đến 28/12/1946 Nha bưu điện nhà ta có thể ra đến 814 cái quyết định, quyết định gì mà lắm thế.

Trong bài cũng có nhắc đến nhà sưu tập Trần Trọng Khải, một người nhiệt thành trong việc cho tem LK V là có thật.

Cho đến ngày nay khi tín phiếu kháng chiến LK V được chính thức xác nhận là có thật (trừ tờ 1000 đ thì chưa rõ), liệu LK V có in tem không vẫn chưa hề được một nguồn tin chính thống nào xác nhận, vì vậy vẫn có nguy cơ là tem LK V hoàn toàn là giả mạo.
Người ta còn có thể đổi tên thần thánh, đặt tên đường, làm đám giỗ cho nhân vật tưởng tượng
http://ttvnol.com/f_533/1470092/page-22
thì việc làm giả một truyền thuyết như "tem LK V" để lấy vài trăm nghìn đô là chuyện có thể tưởng tượng được.

vnmission
20-05-2013, 23:26
1-THeo lịch sử bưu điện
Mong bạn Va cho biết "lịch sử bưu điện" là tài liệu nào? Theo bản của tôi (tái bản có bổ sung, chỉnh sửa, NXB Bưu điện, Hà Nội tháng 8-2002) thì thông tin hơi khác, thí dụ:

185123

Ngoài ra, khá nhiều thông tin về LKV đã có trên VSF, TV, thichduthu... không hiểu bạn đã tham khảo chưa?

VAPUTIN
20-05-2013, 23:49
Mong bạn Va cho biết "lịch sử bưu điện" là tài liệu nào? Theo bản của tôi (tái bản có bổ sung, chỉnh sửa, NXB Bưu điện, Hà Nội tháng 8-2002) thì thông tin hơi khác, thí dụ:

185123

Ngoài ra, khá nhiều thông tin về LKV đã có trên VSF, TV, thichduthu... không hiểu bạn đã tham khảo chưa?

Lịch sử bưu điện Va tui đề cập ở đây là các tài liệu có thật ở bảo tàng bưu điện.
Các tài liệu bạn kể thì Va tui có xem qua nhưng quyển lịch sử bưu điện trên thì Va tui chưa đọc. Nó có nhắc gì đến sở bưu điện LK V không? Còn phần tem thì người viết sách trên viết rất sơ sài như kiểu nghe nói chứ không có thông tin gì để chứng minh là có thật. Bất cứ cái gì trong lịch sử đều ít nhiều để lại dấu vết cả, không thể nào không có ai biết những con tem đó do ai in, in ra ở đâu, quản lý nó thế nào...nhất là tem có giá trị như thóc như tiền không thể in tùy tiện, sử dụng tùy tiện. Nếu không có bất cứ nguồn chắc chắn nào chứng minh sự tồn tại của nó trong lịch sử thì buộc phải nghĩ nó là giả tạo.

Bác Khải trong thichduthu có nói về bác Võ Khắc Du như là một viện dẫn nhưng Va tui đứng trên quan điểm một người nghiên cứu lịch sử nghiêm túc thấy nó vẫn chưa đủ thuyết phục vì trong lập luận chứa nhiều cảm tính hơn là cơ sở thực tế. Tại sao Va tui lại phải tin bác Khải hay bác Du?

Xin lỗi là có thể làm nhiều bác thất vọng nhưng nếu là người sưu tập Va tui sẽ không dính vào những loại hàng không bảo chứng kiểu này. Thật lòng Va tui sẽ rất vui nếu tìm được một chứng cứ nào đó cho thấy tem LK V là có thật.

VAPUTIN
21-05-2013, 00:05
Một món độc, thư gửi vào chiến trường B có dán tem, trị giá 2000 USD. Một thị trường mới hình thành?

http://www.delcampe.net/page/item/id,199974227,var,North-Vietnam-Viet-nam-military-cover-with-RARE-Quang-Ngai-type-postmark-written-date-of-12th-Apr-74-03-images--RARE,language,E.html

http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/199/974/227_001.jpg

http://images-01.delcampe-static.net/img_large/auction/000/199/974/227_002.jpg

http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/199/974/227_003.jpg

BoZoo
21-05-2013, 08:47
BoZoo có suy nghĩ sau. Vấn đề tem LK5 là vấn đề mà các nhà nghiên cứu lịch sử bưu chính cả trong và ngoài nước và những người có quan tâm như chúng ta hãy còn bó tay chưa có câu trả lời chính xác. Bởi vì chúng ta có quá ít thông tin. Những cơ sở để có thể giải thích được là những văn bản, quyết định hay cao hơn là sắc lệnh của chính phủ trong thời kỳ này; nhưng vẫn còn quá ít ỏi.

Tuy nhiên điều đó không ngăn cản mỗi chúng ta có quan điểm lý luận riêng của mình. Có như vậy mới có sự so sánh đối chiếu. Mấy ý sau xin tham luận:

* Hôm trước tôi có đăng lại nội dung sắc lệnh ngày 12/6/1951 của Hồ Chủ tịch về việc đổi tên Nha Bưu chính thành Nha Bưu điện-Vô tuyến điện (thuộc Bộ Giao thông Công chính) là tôi đã có ý lý giải những con tem HCT LK5 trong thời kỳ này. Anh VNMission trước đó có đưa ra lý luận rằng bộ tem Đền Ngọc sơn vẫn được in chữ Bưu điện sau khi đã đổi lại chữ Bưu chính năm 1958. Nhưng bài của anh Poetry đã giải thích hộ tôi về vấn đề này. Tôi nghĩ là ‘quân lệnh như sơn’, nên những con tem LK5 có chữ BƯU CHÍNH sau mốc 12/6/1951 quá lâu, ví dụ phát hành năm 1953 hay 1954, thì ta cũng cần phải xem xét tính hợp lý về sự tồn tại của chúng.

• Qua bài báo do anh Vaputin trích dẫn thì tôi thấy người viết cũng cần phải xem lại thông tin. Ví dụ, ‘Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin - truyền thông) đã ban hành quyết định số 814-QĐBT ngày 28-12-1946’. Ngày đó đã có TCBĐ chưa? Ta hãy xem lại sắc lệnh 12/6/1951 ở trên. Tiếp đến, địa phận LK5 chỉ được thành lập cuối 1948, đầu 1949 (sát nhập lại khu 5, khu 6 và khu 16). Trước đó chỉ có thuật ngữ ‘Khu’ mà không có thuật ngữ ‘Liên khu’.

• Trong cuốn Lịch sử BĐ VN anh VNMission trích dẫn 1 trang: Tác giả cũng cần xem lại đoạn người giao thông viên dùng xe cam nhông ray chạy trên đường sắt và đoạn ghi ‘đường thư liên tỉnh chủ yếu dựa vào xe lửa và ô tô’ vì phương tiện xe lửa nằm trong khu vực Pháp chiếm, nên không thể công khai mang cả gánh thư nặng như trước đó đã ghi đi trên xe lửa. Về ý nghĩa của câu 'Tem HCT LK5 do Sở Tín phiếu in', tôi có tự luận rằng nếu là do Sở Tín phiếu in, chắc chắn tem sẽ phải rất rõ nét và đẹp (như tín phiếu) chứ không nguệch ngoạc như ta thấy đâu.

• Cá nhân tôi cũng nghĩ rằng Quảng Ngãi là trung tâm của LK5, bởi vì tướng Nguyễn Chánh, chỉ huy và chính ủy LK5 nổi tiếng là vị chỉ huy du kích Ba Tơ (Quảng Ngãi), mà đội du kích này làm nòng cốt cho sư đoàn 308 sau này.

VAPUTIN
21-05-2013, 10:59
Tem Quảng Nam?

http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/153/188/744_001.jpg

http://images-01.delcampe-static.net/img_large/auction/000/141/998/862_001.jpg?v=1

BoZoo
22-05-2013, 05:40
BoZoo đã xem lại địa danh chính xác của Khu ủy LKV và Ủy ban Kháng chiến LKV trong thời gian 9 năm kháng chiến chống Pháp. Như vậy là những con tem LKV năm 1950-1954, nếu có thật, thì chúng đã được phát hành từ thôn Thế Thạnh, xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.


Tin trích từ hai bài có liên kết sau:

http://ditichlichsuquocgia.violet.vn/chi-tiet-di-tich-lich-su-van-hoa/1160/1160.html

http://baobinhdinh.com.vn/HoaiAn/2012/4/125373/

Cũng đăng lại nguyên văn lần lượt cả hai bài.



TRỤ SỞ ỦY BAN KHÁNG CHIẾN HÀNH CHÍNH NAM TRUNG BỘ (1946-1949) - NHÀ BÀ VÕ THỊ TUYẾT, NHÀ ÔNG NGÔ XUÂN DƯƠNG


185131
TRỤ SỞ ỦY BAN KHÁNG CHIẾN HÀNH CHÍNH NAM TRUNG BỘ (1946-1949) - NHÀ BÀ VÕ THỊ TUYẾT, NHÀ ÔNG NGÔ XUÂN DƯƠNG



1. Tên di tích: Trụ sở Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ (1946 - 1949) - Nhà bà Võ Thị Tuyết; nhà ông Ngô Xuân Dương
2. Loại công trình: Nhà lưu niệm
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 3211-QĐ/BT ngày 12 tháng 12 năm 1994
5. Địa chỉ di tích: Tổ dân phố Phú Bình Trung, thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi
6. Tóm lược thông tin về di tích

Cách Mạng Tháng Tám thành công chưa được bao lâu thì ngày 23/09/1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Nhận định tình hình chiến tranh sẽ nhanh chóng lan rộng ra cả nước, chiến trường có thể bị chia cắt nhiều nơi, dẫn đến tình trạng liên lạc giữa Trung ương và địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để có sự thống nhất về công tác lãnh đạo kháng chiến chống Pháp từ Trung ương đến địa phương, giữa tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử cụ Huỳnh Thúc Kháng và đồng chí Phạm Văn Đồng làm đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam Trung Bộ.

Đồng chí Phạm Văn Đồng vào Quảng Ngãi trước, đã giao phụ trách cho đồng chí Nguyễn Công Phương (Chủ tịch UBKC hành chính tỉnh Quảng Ngãi) tìm địa điểm để đặt trụ sở cơ quan đại diện Chính phủ. Cụ Nguyễn Công Phương đã giới thiệu cơ sở nhà Ông Nguyễn Tương (Đảng viên Đảng Cộng sản (1930 – 1931)) ở thôn Phú Bình, xã Hành Phong (nay là nhà bà Võ Thị Tuyết, tổ dân phố Phú Bình Trung, thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành) bố trí làm nơi ở và làm việc cho cụ Huỳnh Thúc Kháng; chọn nhà ông Ngô Đồng (nay là nhà Ông Ngô Xuân Dương) làm nơi ở của đồng chí Phạm Văn Đồng và đặt trụ sở của Ủy ban kháng chiến Nam Trung Bộ.

Cuối tháng 12/1946, các tỉnh Nam Trung Bộ được tổ chức thành đơn vị hành chính gọi là Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Trung Bô. Lúc đầu, bác sĩ Lê Đình Thám giữ chức chủ tịch. Sau một thời gian, đồng chí Nguyễn Duy Trinh lên thay, trụ sở đặt tại nhà ông Ngô Đồng. Đồng chí Phạm Văn Đồng giữ chức Bí thư để chỉ đạo cuộc kháng chiến.

Việc chọn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đặt trụ sở của các cơ quan đầu não để chỉ đạo cuộc kháng chiến ở Nam Trung Bộ là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tiễn. Vì huyện Nghĩa Hành có truyền thống yêu nước lâu đời và đây là vùng tự do, sẽ tránh được các mũi tấn công trực tiếp của địch, đảm bảo sự an toàn cho các cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng lực lương và chỉ đạo kháng chiến.

Từ giữa năm 1946 đến tháng 4/1947, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã sống và làm việc nơi đây dưới sự bảo vệ cẩn mật và chăm sóc chu đáo của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Ngày 21/4/1947, Cụ qua đời tại nhà Ông Nguyễn Tương. Linh cữu của Cụ được an táng tại núi Thiên Ấn theo di chúc của Cụ. Sau khi cụ Huỳnh Thúc Kháng qua đời, đồng chí Phạm Văn Đồng được gánh trọng trách trong việc lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Trung Bộ.

Tháng 4/1948 và tháng 7/1948, đồng chí Phạm Văn Đồng đã chủ trì Hội nghị Quân sự toàn miền Nam Trung Bộ tại thôn Phú Bình (nay là thôn Phú Bình Trung). Hội nghị đã vạch ra những biện pháp và chủ trương cụ thể để đẩy mạnh cuộc kháng chiến trên toàn miền Nam Trung Bộ trong giai đoạn mới.

Tháng 4/1949, đồng chí Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Chánh chủ trì Hội nghị chính trị viên toàn liên khu V lần thứ I tại huyện Nghĩa Hành. Hội nghị đã tổng kết đánh giá tình hình các mặt ưu, khuyết điểm trong cuộc kháng chiến ở miền Nam Trung Bộ, đồng thời đề ra nhiệm vụ quân sự của liên khu V trong năm 1949. Sau hội nghị này, đồng chí Phạm Văn Đồng về nhận nhiệm vụ mới ở Trung ương Đảng và Chính phủ; cơ quan đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam Trung Bộ giải thể; đồng thời Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ được chuyển vào Bình Định.



Hoài Ân - một thời căn cứ Khu ủy Khu V


Trong 9 năm kháng chiến (từ năm 1945 đến năm 1954), Hoài Ân là địa bàn quan trọng của Liên khu V, là hậu phương trực tiếp với chiến trường Tây Nguyên, hậu cứ của cuộc kháng chiến chống Pháp.


185132
Các đồng chí lãnh đạo Khu ủy Khu V chụp hình với gia đình cụ Nguyễn Trọng Phủ vào năm 1949 (ảnh tư liệu gia đình cụ Nguyễn Trọng Phu).



Hoài Ân là huyện trung du với 3/4 diện tích là rừng, địa hình cao về phía Tây, thấp dần về phía Đông bởi một hệ thống gò đồi; phía Tây Bắc có đường đến các huyện phía Đông của tỉnh Gia Lai và Kon Tum, phía Bắc có đường liên huyện với Ba Tơ của tỉnh Quảng Ngãi, nhiều nhánh núi chạy hình vòng cung ôm cả một vùng rộng lớn của dải đất miền Trung.

Bốn bề là núi, ngăn cách bởi hệ thống truông, đèo - với vị trí ấy trở thành những bức tường tự nhiên, bảo vệ an toàn cho Hoài Ân. Bởi vậy, xưa đến nay, Hoài Ân có một vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, quân sự, kinh tế, quốc phòng. Bên cạnh đó, Hoài Ân là điểm tiếp giáp giữa đồng bằng, trung du, miền núi và Tây Nguyên. Hoài Ân cũng là vùng tự do của Khu V nên thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển lương thực, thực phẩm cùng các phương tiện chiến đấu từ miền Bắc vào để phục vụ cho chiến trường miền Trung, miền Nam và hai nước bạn Lào, Campuchia.

Với tầm quan trọng ấy, sau khi được Đảng, Chính phủ cử làm đại diện tại Liên khu V, các đồng chí lãnh đạo Khu ủy đã họp bàn và thống nhất xây dựng căn cứ Khu ủy tại huyện Hoài Ân. Các cơ quan của Đảng, Chính phủ và Khu ủy Khu V chủ yếu đóng tại Hoài Ân gồm: Liên Khu ủy Liên khu V, Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Trung bộ, cơ quan Thông tin tuyên truyền, Tòa án, Tư pháp, Mặt trận Liên Việt, Nhà xuất bản Sự Thật, Nhà in Sao Vàng, Cơ quan in bạc Tín phiếu…

Ông Phạm Liêu, 78 tuổi, ở xóm 3, thôn Thế Thạnh, xã Ân Thạnh, sống từ nhỏ đến lớn tại đây, nhớ lại: Thời điểm năm 1945, cả vùng này là rừng dừa xanh bao phủ nên địch không thể phát hiện. Do vậy, các cơ quan của Khu ủy Khu V chọn nơi này để đóng cơ quan. Lúc nhỏ, do gần nhà nên tôi hay đến chơi tại trụ sở Ủy ban Kháng chiến Liên khu V đóng tại đình Thế Thạnh (sau năm 1975, đình trở thành trụ sở Hợp tác xã Nông nghiệp Ân Thạnh), Nhà in Sự Thật, Trường Tây Nguyên (địch vận), Trạm xá Ái Hữu, Trường học…

Để đảm bảo bí mật, đồng chí Nguyễn Duy Trinh (sau này là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) khi ấy là Bí thư Khu ủy Khu V kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam Trung bộ, đã chuyển cả vợ con từ Nghệ An vào sống tại thôn Du Tự, xã Ân Phong.

Trụ sở Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Trung bộ từ năm 1946-1949 đặt tại nhà ông Nguyễn Trọng Phủ, ở xóm 3, thôn Thế Thạnh, xã Ân Thạnh. Nơi đây từng diễn ra các cuộc họp quan trọng và phát đi những chủ trương của Đảng và Chính phủ. Cụ Huỳnh Thúc Kháng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt; đồng chí Phạm Văn Đồng, đại diện Đảng, Chính phủ ở Liên Khu V cũng từng sống và làm việc ở đây.


185133
Trụ sở Ủy ban kháng chiến Liên khu V hiện nay là trụ sở Hợp tác xã Nông nghiệp xã Ân Thạnh. Ảnh: VĂN LƯU



Lúc bây giờ, các cơ quan, các cán bộ của Đảng và Ủy ban hành chính kháng chiến của Liên khu V đều ở trong nhà dân. Mọi gia đình có khả năng đều nhường nhà trên, chỗ tốt nhất cho các cán bộ cách mạng ở và làm việc.
Trong kháng chiến chống Pháp, Ân Thạnh được hợp nhất từ xã An Thường và Ái Hữu, là xã có nhiều đường giao thông quan trọng như đường bộ, đường sông nối liền các huyện đồng bằng và các tỉnh Tây Nguyên, là nơi giao lưu, buôn bán thuận lợi giữa cư dân trong vùng và các nơi khác.

Để giữ vững vùng tự do sau Cách mạng tháng 8.1945 cũng như chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, sau khi đi thị sát tình hình ở các chiến trường của Khu V, đại diện Khu ủy chọn xây dựng căn cứ tại nhà ông Nguyễn Trọng Phủ (còn gọi là xã Sáu) - người tham gia cách mạng trong những năm tiền khởi nghĩa, ở thôn Thế Thạnh, xã Ân Thạnh. Căn cứ Khu ủy Khu V tọa lạc trên thửa đất rộng 3.000 m2. Tại đây, lãnh đạo Khu ủy cũng như đại diện Đảng và Chính phủ tại Nam Trung bộ đã có những cuộc họp quyết định những vấn đề quan trọng lãnh đạo nhân dân, Liên khu V kháng chiến chống thực dân Pháp.
Cụ Nguyễn Trọng Phu, sinh năm 1920 (con trai cụ Nguyễn Trọng Phủ), hiện sống ở thị trấn Tăng Bạt Hổ, tuy tuổi cao nhưng còn khá minh mẫn. Chính ngôi nhà của gia đình cụ Phu được chọn để cơ quan Khu ủy Khu V đóng và làm việc. Cụ Phu nhớ lại, vào thời điểm đó, tôi đang làm việc ở Ủy ban Tổ chức của Ủy ban kháng chiến tỉnh, thỉnh thoảng từ Quy Nhơn về thăm nhà. Người tôi hay gặp nhất lúc này là cụ Nguyễn Duy Trinh, đang ở và làm việc tại ngôi nhà của gia đình tôi.

Cũng tại ngôi nhà của gia đình cụ Nguyễn Trọng Phủ, tháng 4 và tháng 7 năm 1948, đồng chí Phạm Văn Đồng, đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ, triệu tập Hội nghị quân-dân-chính-đảng và Hội nghị Quân sự Nam Trung bộ, vạch ra những chủ trương và biện pháp cụ thể cho cuộc kháng chiến toàn khu.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Liên khu ủy Khu V, trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân và dân Ân Thạnh cũng như toàn huyện Hoài Ân đạt được những thành quả đáng tự hào như: phòng chống đói, cứu đói; tăng gia sản xuất đảm bảo lương thực, thực phẩm; xóa nạn mù chữ; xây dựng hậu phương vững chắc, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho căn cứ Khu ủy và các cơ quan của Khu V, góp phần giữ vững vùng tự do trong thời kỳ gay go ác liệt; xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, huy động và đóng góp nhân tài vật lực cho công cuộc kháng chiến, vừa làm nhiệm vụ hậu phương đối với cả chiến trường Khu V, góp phần đáng kể vào thắng lợi chung của cả nước.

VAPUTIN
22-05-2013, 09:37
Thank bạn
Như vậy trước khu ủy đóng tại Nghĩa Hành Quảng Ngãi sau dời vào Hoài Ân (chứ không phải Hoài Nhơn) Bình Định.
Trong hai bài thấy cũng đá nhau lịch kịch về các sự kiện.
Tuy vậy Va tui đâu thấy trong hai bài chổ nào nói tem được in ở Hoài Ân?

BoZoo
22-05-2013, 16:27
Tôi mới hiệu đính lại một vài từ nhận xét cá nhân ở bài này và cả bài trước nữa cho hợp lý. Xin cảm ơn.

VAPUTIN
24-05-2013, 07:52
Va tìm trên mạng thấy có sắc lệnh Sè 231 NGµY 18 TH¸NG 7 N¨M 1947 chứ không phải 234


Liên khu V, chủ yếu là 4 tỉnh tự do (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú yên).Do cuộc chiến khốc liệt, Pháp chiếm đóng và kiểm soát gắt gao, miền Bắc khó liên lạc với miền Trung và miền Nam nên từ năm 1947, Chính phủ ra sắc lệnh 234/SL ngày 18/07/1947, cho phép chính quyền miền Nam Trung Bộ (Liên khu V) được phép in và phát hành Tín phiếu địa phương, và có tên gọi là cơ quan Ấn Loát Tài Chính Trung Bộ (1946 - 1952), địa điểm In là thôn Xà Nai, xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.Liên khu uỷ V giao cho hoạ sĩ Hoàng Kiệt vẽ mẫu Tín Phiếu.Buổi đầu khu uỷ vẽ mẫu và in lạoi Tín Phiếu có giá trị cao là 500đ và 1000đ,nhằm sử dụng để thu hồi nhanh đồng bạc Đông Dương đang lưu hành ở trong nhân dân.Lúc đầu chưa làm được giấy nên tín phiếu được in trên giấy thếp học sinh và mực in là bột màu pha dầu rái, với lại in bằng thủ công nên mỗi lần pha chế rất khó đồng màu, vì vậy tín phiếu giai đoạn đầu có rất nhiều loại màu khác nhau.Khởi đầu, Liên khu uỷ quan niệm tín phiếu chỉ là 1 loại giấy vay nợ của chính quyền đối với nhân dân nên đích thân ông Nguyễn Duy Trinh (Chủ tịch UBKCHC Liên Khu V) đích thân ký.Sau thấy nhiều trở ngại nên khi chế bản in thì khắc luôn chữ ký để in cùng lúc.Năm 1950, trong khi in tín phiếu có xả ra xung đột giữa bà con người kinh và người Thượng ở Sơn Hà nên nhà in được chuyển về xã Trà Lâm, huyện Trà Bổng (thuộc Bình Sơn - Quảng Ngãi).Tại đây, cơ sở được trang bị thêm 8 máy in và các vật tư thiết bị khác nên các tín phiếu được in ra ngày càng nhiều và càng đẹp hơn đủ để phục vụ nhu cầu kháng chiến trong liên khu.Cũng trong thời gian này liên khu uỷ và liên khu V đã tổ chức được 1 xưởng giấy riêng trên cơ sở mua lại xưởng giấy Nghĩa Hiệp, xưởng có máy móc và tín phiếu mà không còn dùng đến giấy thếp học sinh nữa.

Để đảm bảo an toàn khi chiến tranh ngày càng mở rộng, cơ quan in tín phiếu Liên Khu V quyết định chia thành 2 bộ phận.Một đóng lại Quảng Ngãi và một bộ phận chuyển vào Bình Định, đóng ở huyện An Lão và Hoài An.Tín phiếu miền Trung có nhiều loại: 1đ, 5đ, 20đ, 50đ, 100đ, 500đ và 1000đ...
Có mẫu in đi in lại nhiều lần hoặc in nơi khác nên có phần khác nhau về hình vẽ.Giấy in đa số là giấy nội hoá có hình chìm.Ngoài ra cũng có 1 số loại lúc đầu được in bằng giấy thếp học sinh không có hình chìm.Các tín phiếu được ông Phạm Văn Đồng, đại diện chính phủ Trung Ương ở Liên Khu V và ông Nguyễn Duy Trinh. Chủ tịch Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh Liên Khu V ký.

Tháng 7/1954, sau khi hiệp định Genève được ký kết, việc in Tín phiếu cũng kết thúc (tổng số Tín Phiếu đươc phát hành tại Liên Khu V đến năm 1954 là 43.764.519.262 đồng. được thực hiện chủ trương thu hồi tín phiếu và đổi lại bạc Đông Dương cho nhân dân theo hối xuất tuỳ theo vùng: từ 150đ đến 600đ tín phiếu lấy 1đ Đông Dương mới.http://2dovip.com/shopviet/images/product/IMG_3115.jpg

BoZoo
24-05-2013, 08:40
Tin này có vẻ hợp lý. Tuy nhiên có những điểm chưa sáng tỏ. Tôi chỉ nêu một điểm ở đây thôi. Từ năm 1951 dân ta đã dùng Đồng ngân hàng, vậy lấy đâu ra đồng bạc Đông Dương để đổi lại cho dân? Nếu điều này không giải thích được thì coi như độ tin cậy tin này cũng không cao.

BoZoo
25-05-2013, 06:17
Đoạn trên mà anh Va trích dẫn chỉ là kể lại một đoạn lịch sử đó, trong đó liên quan đến sắc lệnh 231/SLM của Chủ Tịch Chính phủ: 'Sắc lệnh cho phép phát hành tại Nam phần Trung bộ những tín phiếu'. Vì thế nên đó không phải là là một sắc lệnh, nên có những thuật ngữ dùng không chính xác do không hiểu rõ hết các thông tin chi tiết.

* Cụ thể về Sắc lệnh này, chúng ta có thể xem tại Cổng thông tin Điện tử của Chính phủ:
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=606

(Vì phải tải file có dạng font chữ TCVN3, không thích hợp với trang tin của Viet Stamp nên tôi không đăng được trừ phi phải đánh máy lại từ đầu).

* Điều 2 của Sắc lệnh: 'Những tín phiếu kể trên sẽ chiểu nguyên giá đổi lấy giấy bạc Việt Nam'.

* Tiếp đến là Sắc lệnh 231/SLM của Chủ Tịch Chính phủ chỉ ra sắc lệnh về phát hành tín phiếu, mà không hề có ý nào nói đến phát hành tem ở Nam Trung Bộ.

Poetry
27-09-2013, 13:49
2 món "Tem LKV" đang được rao bán trên Delcampe:

189240

AUSGABE FÜR DEN SÜDEN VON ZENTRAL-VIETNAM: 1952, 30 d. on 5 d. and 60 d. on 1 d., unused without gum, fine, 800.
Giá khởi điểm 150€
http://prestige.delcampe.net/page/main/action,item,item,232449459,view_type,new,language, E.html

189241

AUSGABE FÜR DEN SÜDEN VON ZENTRAL-VIETNAM-DIENSTMARKEN: 1954, 0.300 Kg Thoc on 30 d. on 5 d., unused without gum, fine, 500.
Giá khởi điểm 100€
http://prestige.delcampe.net/page/main/action,item,item,232449458,view_type,new,language, E.html

xihuan
14-06-2014, 10:48
Một trang web giới thiệu tem LKV giả. Giá cả xin vui lòng liên hệ chủ topic :D . Người bán chỉ giới thiệu đây là "various unofficial local stamps - labels and commemorative covers"

http://stampcircuit.com/de/Stamp-Auction-Collectable/various-unofficial-local-stamps-labels-and-commemorative-covers