PDA

View Full Version : Bạch tuộc


redbear
28-06-2008, 15:02
Bạch tuộc

8146


Bạch tuộc là một loại sinh vật thân ngắn, mềm, hình ôval, thuộc bộ Octopoda sống dưới đáy biển. Có 289 loài bạch tuộc, chiếm hơn 1/3 tổng số động vật thân mềm.

8148


Sinh lý học
Bạch tuộc có 8 cánh tay (không phải xúc tu). Những cánh tay này là một kiểu buồng thủy tĩnh học cơ bắp. Không như đa số những động vật thân mềm khác, phần lớn loài bạch tuộc trong phân bộ Incirrina có những thân thể trọn vẹn mềm mà không có bộ xương trong. Chúng không có vỏ ở ngoài bảo vệ như ốc hay bất kỳ vết tích nào của vỏ hoặc xương bên trong, như mực biển hay mực ống. Một vật giống như mỏ vẹt là bộ phận cứng cáp duy nhất của bạch tuộc. Nó giúp loài bạch tuộc len qua những kẽ đá ngầm khi chạy trốn kẻ thù. Những con bạch tuộc trong phân bộ Cirrina có hai vây cá và một vỏ bên trong làm bớt đi khả năng chui vào những không gian nhỏ.

81498150

Bạch tuộc có vòng đời tương đối ngắn, có loài chỉ sống được 6 tháng. Loài bạch tuộc khổng lồ ở Bắc Thái Bình Dương có thể sống tới 5 năm trong điều kiện lý tưởng. Tuy nhiên, sinh sản là một trong những nguyên nhân gây ra sự ngắn ngủi của vòng đời: những con bach tuộc đực có thể chỉ sống được vài tháng sau khi kết bạn, và những con bạch tuộc cái chết không lâu sau khi ổ trứng nở.

81518152


Bạch tuộc có đến 3 trái tim. Hai trái tim bơm máu xuyên qua hai mang trong khi trái tim thứ ba bơm máu đi khắp thân thể. Máu bạch tuộc chứa đựng protein giàu haemocyanin chuyên chở ôxy. Ít hiệu quả hơn huyết cầu giàu sắt của nhóm động vật có xương sống, haemocyanin được hoà tan trong huyết tương thay vì trong những hồng cầu và tạo ra màu xanh cho máu. Bạch tuộc đưa nước vào các khoang rồi xuyên qua mang. Như những động vật thân mềm khác, bạch tuộc có những mang được chia ra và có những mạch máu quấn bên trong.

8153



Trí tuệ
Loài bạch tuộc rất thông minh, có lẽ là thông minh hơn bất kỳ một loài động vật thân mềm nào. Trí tuệ chính xác của loài bạch tuộc và khả năng học tập của chúng được các nhà sinh vật học tranh luận rất nhiều, nhưng những thí nghiệm rắc rối đã giúp các nhà khoa học nhận biết rằng bạch tuộc có cả trí nhớ ngắn và dài hạn. Giới hạn tuổi thọ là con số sau cùng mà chúng có thể học được. Có nhiều nghiên cứu cho thấy những hành vi của loài bạch tuộc là có ý thức hơn là bản năng, tuy nhiên phần lớn chưa được chứng minh. Chúng gần như không học được gì từ cha mẹ và rất ít giao tiếp với những con bạch tuộc khác.

8154

Bạch tuộc có một hệ thần kinh phức tạp. 2/3 nơron nằm trong những dây thần kinh ở các tua của nó. Các tua bạch tuộc có những phản xạ phức tạp với sự điều khiển của ít nhất ba cấp độ của hệ thần kinh. Một số con bạch tuộc, như bạch tuộc Mimic, chuyển động những xúc tu của nó như những loài sinh vật biển khác.

Trong một số thí nghiệm, bạch tuộc có thể được huấn luyện phân biệt những mẫu và hình dạng khác nhau. Bạch tuộc cũng được nghiên cứu bằng cách dạy chúng chơi thảy vòng: những cái chai hoặc đồ chơi được ném đi trong phạm vi hồ cá và chúng sẽ tìm đem lại. Bạch tuộc đôi khi phá vỡ bể của mình, nhảy qua cái khác để tìm thức ăn. Đôi khi chúng vào thuyền những người đánh cá, mở nắp và tìm cua để ăn.

8155

Ở một số nước, bạch tuộc nằm trong danh sách những động vật thực nghiệm mà giải phẫu có thể không được thực hiện nếu không có sự gây mê. Ở Anh, những loài động vật thân mềm như bạch tuộc cũng được coi trọng và bảo vệ bằng pháp luật như những loài động vật có xương sống khác.

8156

Đôi khi bạch tuộc có thể ăn tua của nó trong khi bị kích động. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân của hành vi bất thường này có thể là do một loại virus nào đó tấn công hệ thần kinh. Như vậy hành vi này chính xác hơn là một sự mất trật tự thần kinh học.

8157


Tự vệ
Ba cơ chế phòng thủ tiêu biểu của bạch tuộc là phun mực, ngụy trang và tự tháo bỏ tua. Hầu hết loài bạch tuộc có thể phun ra một loại mực hơi đen và dày như một đám mây lớn để thoát khỏi kẻ thù. Thành phần chính của loại mực đó là melanin, nó cũng là hóa chất tạo nên màu tóc và da của con người. Loại mực này cũng làm át mùi giúp bạch tuộc dễ dàng lẩn trốn những loài thú ăn thịt khát máu như cá mập.


8159

Bạch tuộc ngụy trang nhờ vào những tế bào da chuyên dụng có thể thay đổi màu, độ mờ và tính phản chiếu của biểu bì. Những tế bào sắc tố chứa đựng màu vàng, cam, đỏ, nâu, hay đen; một số loài có 3 màu, số khác có 2 hay 4. Những tế bào thay đổi màu khác cũng có thể được dùng để liên lạc hay cảnh báo những con bạch tuộc khác. Loài bạch tuộc xanh có độc sẽ trở thành màu vàng sáng khi bị khiêu khích.

81608160

Một số loài bạch tuộc có khả năng tách rời tua của nó khi bị tấn công giống như loài thằn lằn vậy. Những cái tua đã rời ra đó sẽ đánh lạc hướng kẻ thù.

8161

Một số loài bạch tuộc, như bạch tuộc Mimic, có cách phòng vệ thứ tư. Chúng có thể biến đổi thân thể linh hoạt và màu sắc của mình giống những con vật nguy hiểm hơn như rắn biển hay lươn.

8163

redbear
28-06-2008, 16:08
8174

Sinh sản
Khi giao cấu, bạch tuộc đực dùng một tua đưa những bào tinh vào trong người bạch tuộc cái. Tua giao cấu, thường là tua thứ ba bên phải, sẽ tách khỏi bạch tuộc đực trong thời gian giao cấu. Những con đực chết trong vòng vài tháng sau khi giao cấu. Những con cái có thể giữ tinh dịch trong người chúng cho đến khi trứng trưởng thành. Sau khi được thụ tinh, bạch tuộc cái đẻ khoảng 200.000 trứng (số lượng này tùy thuộc vào mỗi loại và mỗi cá nhân). Bạch tuộc mẹ chăm sóc trứng, bảo vệ chúng khỏi những loài thú ăn thịt và thổi nước qua trứng để cung cấp ôxy. Bạch tuộc mẹ không ăn trong suốt một tháng chăm sóc những quả trứng không nở. Trong khoảng thời gian trứng nở, bạch tuộc mẹ chết và những con bạch tuộc con còn là ấu trùng mất một thời gian trong đám sinh vật trôi nổi, chúng ăn cua bể và ấu trùng sao biển cho tới khi chúng đủ lớn và chìm xuống đáy đại dương. Ở một số nơi sâu hơn, bạch tuộc con không trải qua quá trình này. Đây là một khoảng thời gian nguy hiểm cho những con bạch tuộc con vì chúng có thể bị những sinh vật ăn động vật trôi nổi tấn công.


8175



Giác quan
Bạch tuộc có thị lực rất tốt. Đặc biệt là mắt bạch tuộc không cần dùng để phân biệt màu sắc dù chúng có khả năng đó. Gắn liền với não là hai cơ quan đặc biệt gọi là những túi thăng bằng, chúng giúp loài bạch tuộc định hướng thân thể nó lúc nào cũng nằm ngang.


8176

Bạch tuộc cũng có một xúc giác tuyệt vời. Những giác hút của bạch tuộc có những thụ quan rất nhạy. Tuy nhiên, chúng có cảm giác bản thể rất yếu. Chúng không thể xác định vị trí thân thể hay các tua của mình. (Điều này không có nghĩa là chúng không có khả năng xử lý một lượng thông tin lớn; những tua của chúng còn nhạy hơn cả các chi của động vật có xương sống.) Tóm lại, bạch tuộc không sở hữu sự nhận thức cảm giác lập thể, có nghĩa là nó chỉ có thể cảm nhận được sự biến đổi của sự vật nhưng không thể tập hợp lại thành một hình thể hoàn chỉnh.

8177


Di chuyển
Bạch tuộc di chuyển bằng cách bò hoặc bơi. Nhưng cách di chuyển chính của chúng là bò, thỉnh thoảng mới bơi. Chúng chỉ di chuyển nhanh khi đói hoặc bị đe dọa, khi đó bạch tuộc lợi dụng sức đẩy của phản lực. Lượng ôxy trong máu bạch tuộc chỉ khoảng 4% nên sức chịu đựng của chúng khá kém.

8178

Bạch tuộc bò như đi trên những cái tua. Năm 2005, các nghiên cứu cho biết một số loài bạch tuộc có thể di chuyển bằng hai tua trong nước nhanh như di chuyển trên đám tảo biển.

Chúng bơi bằng cách hút nước vào và đẩy ra tạo ra lực.

8179

hat_de
29-06-2008, 08:41
quả là 1 chuyên gia về thủy sản
gấu thật vỉ đại
cảm ơn gấu nhìu :)

tomiboy
29-06-2008, 12:24
thank chị gấu nha bài viết rất hay :D đúng là dân biển có khác ^_^

hat_de
29-06-2008, 15:19
thank chị gấu nha bài viết rất hay :D đúng là dân biển có khác ^_^

chú cũng là dân biển
Đà Nẵng mà
nhớ học chị ấy và thử tay nghề bằng 1 số bài hen :D

redbear
29-06-2008, 21:16
Quá khen, quá khen. Xin đính chính rằng:
1.Gấu không phải là chuyên gia về thủy sản (ko học ngành thủy sản, ko nuôi thủy sản, chỉ ...ăn hải sản)
2.Gấu không phải là dân biển (chỉ là ở gần rừng xuống gần biển sống thôi)


Còn nữa, khi nào có time sẽ continue.

hat_de
30-06-2008, 08:25
Quá khen, quá khen. Xin đính chính rằng:
1.Gấu không phải là chuyên gia về thủy sản (ko học ngành thủy sản, ko nuôi thủy sản, chỉ ...ăn hải sản)
2.Gấu không phải là dân biển (chỉ là ở gần rừng xuống gần biển sống thôi)


Còn nữa, khi nào có time sẽ continue.

Khiên tốn ! khiêm tốn ! Gấu khiêm tốn quá
thưa bà con gấu quê Thanh Hóa nơi nổi tiếng với bãi biển Sầm Sơn
sau lên HĐ học tại Nha Trang - 1 trong những vịnh biển đẹp nhất TG do tạp chí Phóp-bờ bình chọn
gấu hay ra biển và nghiền hải sản

vậy thì ít nhìu trong cô cũng có máu hải sản

cuối tuần rảnh mời gấu tiếp tục bài vít :D

helicopter
30-06-2008, 12:48
bài viết hay wá , hình ảnh cũng nhiểu , thax....

redbear
12-07-2008, 14:13
Bạch tuộc cũng thuận... xúc tu
Mặc dù cả tám xúc tu của bạch tuộc đều có khả năng làm những nhiệm vụ giống nhau song lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện phần lớn loài này thuận một "cánh tay" nào đó.
http://vietnamnet.vn/dataimages/original/images253965_thaibinhduong140604.jpg


Theo Ruth Byrne, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Vienna (Áo), hầu như không có bất kỳ sự chuyên biệt nào trong số tám xúc tu của bạch tuộc. Điều này khiến các chuyên gia cho rằng bạch tuộc sử dụng bất kỳ "cánh tay" nào thuận tiện nhất. Quả thực, một trong những chiến thuật săn mồi ưa thích của loài sinh vật này là di chuyển lên trên một khối đá và cuộn mọi xúc tu của chúng xuống phía dưới để tóm bất kỳ thứ gì chúng có thể tìm thấy.

8778



Tuy nhiên, khi Byrne và các đồng nghiệp đặt những vật thể không quen thuộc vào bể chứa tám con bạch tuộc, hoặc đưa cho chúng một lỗ hổng hình chữ T để thăm dò. Kết quả: Mỗi cá thể đều thích dùng một trong tám xúc tu nào đó khi "điều tra". Ngoài ra, chúng có xu hướng kết hợp một, hai hoặc ba xúc tu khi cầm vật thể và sử dụng theo những trật tự cá biệt. Các nhà nghiên cứu chỉ quan sát thấy 49 kiểu phối hợp khác nhau.


8780

Các xúc tu ưa thích thường nằm ở phía trước bạch tuộc. Trong khi đó, các xúc tu phía sau có xu hướng gánh đa phần sức nặng của sự vận động, làm cho chúng gần giống như chân vậy. Tuy nhiên, tại sao lại có sự thiên vị này nếu mọi xúc tu đều khoé léo và linh hoạt như nhau? Theo Byrne, câu trả lời có thể là phần lớn bạch tuộc có một... con mắt được ưa thích hơn. Con mắt đó sai khiến xúc tu ưa thích.

8781


Quan sát bạch tuộc trong bể cho thấy chúng có xu hướng nhìn thế giới chỉ bằng một con mắt (!). 92% bạch tuộc thích sử dụng một trong hai con mắt hơn so với mắt còn lại. Byrne cho rằng sự ưa thích này được di chuyển tới xúc tu ở gần nhất so với mắt được ưa thích, dẫn tới việc bạch tuộc thuận một xúc tu nào đó. Tuy nhiên, không giống như ở người vốn đa số thuận tay phải, sự thuận xúc tu của bạch tuộc được chia đều 50-50.