PDA

View Full Version : Giáo hoàng John Paul II (1920-2005)


trithuc_nguyen
05-07-2008, 21:46
Giáo hoàng JOHN PAUL II (1920-2005)

Đây là bài đầu tiên em viết nên nếu có sai sót zì em mong các anh chị cô chú chỉ bảo và giúp đỡ em.TRÂN TRỌNG!

Giáo hoảng JOHN PAUL II tên thật là Karol Józef Wojtyła (18 tháng 5 năm 1920 – 2 tháng 4 năm 2005) là người được bầu làm Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma vào ngày 16 tháng 10 năm 1978; ông lấy danh hiệu Gioan Phaolô Đệ nhị (Latinh: Ioannes Paulus II; tiếng Anh: John Paul II; tiếng Pháp: Jean Paul II). Ông đã lãnh đạo giáo hội này trên 26 năm từ 1978 đến lúc mất.

8570

1) Đôi nét về tiểu sử:

Karol Józef Wojtyła sinh vào ngày 18 tháng 5 năm 1920 tại Wadowice, miền nam Ba Lan, là con của một cựu sĩ quan trong quân đội Habsburg. Lúc nhỏ tuổi ông có tiếp xúc nhiều lần với nhóm người Do Thái tại Kraków. Trong thời Đức quốc xã chiếm Ba Lan trong Đệ nhị thế chiến, ông đã làm việc trong một mỏ đá và một nhà máy hóa học. Khi ông còn trẻ ông đã là một vận động viên, một diễn viên, một nhà soạn kịch, và một nhà ngôn ngữ học (ông biết đến 11 ngôn ngữ). Karol Wojtyła được phong chức linh mục vào ngày 1 tháng 11 năm 1946. Ông dạy môn luân lý tại Đại học bách khoa Jagiellonian và sau này tại Đại học Công giáo Lublin. Vào năm 1958 ông được phong chức làm Giám mục Phụ tá Địa Phận Kraków và bốn năm sau ông làm Giám Quản Địa Phận (Vicar Capitular).

8571


Vào ngày 30 tháng 12 năm 1963, giáo hoàng Phaolô VI đề bạt ông làm tổng giám mục Kraków. Trong cương vị tổng giám mục, ông Wojtyła tham dự Công đồng Vatican II, góp công soạn thảo các tài liệu Tuyên ngôn về tự do tôn giáo (Dignitatis Humanae) và Hiến chế Mục Vụ Giáo hội trong thế giới ngày nay (Gaudium et Spes, Vui mừng và Hy vọng), hai văn bản có tính cách lịch sử và quan trọng nhất của Công đồng này.
Trong năm 1967 giáo hoàng Phaolô VI nâng ông thành hồng y. Vào tháng 8 năm 1978, sau khi giáo hoàng Phaolô VI mất, ông đã tham gia Hồng Y Đoàn chọn Albino Luciani, Hồng y Tổng giám mục của Venice làm giáo hoàng Gioan Phaolô I. Khi được chọn làm giáo hoàng, Luciani chỉ 65 tuổi, trẻ so với nhiều giáo hoàng khác. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1978, chỉ 33 ngày sau khi nhậm chức, giáo hoàng Gioan Phaolô I qua đời. Vào tháng 10 năm 1978 ông Wojtyła trở về lại Toà thánh Vatican để bầu giáo hoàng mới.

8572


2) Quá trình thụ phong Giáo hoàng:

Vào ngày 16 tháng 10 , khi ông 58 tuổi, ông đã được bầu để kế vị giáo hoàng Gioan Phaolô I, trở thành giáo hoàng từ ngoài nước Ý đầu tiên trong gần 500 năm và giáo hoàng gốc người Slav đầu tiên trong lịch sử công giáo. Vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, ông đã bị một người đàn ông Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ tên là Mehmet Ali Ağca bắn trọng thương khi ông đang đứng trên xe chạy vòng quanh Quảng trường Thánh Phêrô. Sau khi bình phục, ông đã đến thăm kẻ bắn ông trong tù hai ngày sau Giáng sinh năm 1983.Sau khi hồi phục, Giáo hoàng John Paul II đã tuyên bố với mọi người rằng: "Tôi luôn cầu nguyện cho người anh em đã bắn vào tôi, người tôi đã chân thành tha thứ". Đức Giáo hoàng đã viết thư định gửi cho Ağca: "Tại sao anh lại bắn tôi khi mà cả hai chúng ta đều chung đức tin vào Chúa?" Nhưng thay vì gửi bức thư đó, đã quyết định đến gặp Ağca. Năm 1983, John Paul II đến thăm Ağca và tha thứ cho việc ám sát ông. Ông còn cầu khẩn nhà cầm quyền Ý ân xá cho Ağca. Đức Giáo hoàng đã giữ liên lạc với gia đình của Ağca nhiều năm sau đó và đã thăm mẹ Ağca năm 1987.
Ngày 13 tháng 4 năm 2005, khi Giáo hoàng John Paul II qua đời, người anh trai của Ağca đã nói với Reuters rằng em trai ông rất đau buồn trước cái chết của đức Giáo hoàng. Ngày 5 tháng 4 năm 2005, CNN có tin rằng Ağca muốn được đặc cách đến dự lễ tang của đức giáo hoàng vào ngày 8 tháng 4, nhưng chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối yêu cầu của Ağca.


8574

8573

Như Giáo hoàng trước ông, Gioan Phaolô II đã đơn giản hóa chức vụ này và làm nó bớt huy hoàng. Ông không tự xưng là "chúng tôi" như các giáo hoàng trước; thay vào đó ông dùng "tôi". Ông chọn làm một lễ tấn phong đơn giản chứ không rườm rà, và ông chưa đội mũ giáo hoàng trong khi đảm nhiệm. Ông làm thế để nhấn mạnh tên chức vụ hầu hạ của mình là Tôi tớ của những người tôi tớ của Chúa (Servus Servorum Dei).

8597

Trong những năm làm giáo hoàng, Gioan Phaolô II đã vận động công khai chống sự kiềm chế nhân quyền và việc đàn áp chính trị. Ông cũng cương quyết chống việc phá thai, giữ vững lập trường về sự độc thân của chức linh mục, không phong chức linh mục cho phụ nữ và đặc biệt đã triệu tập các hồng y và giám mục Hoa Kỳ về Vatican để đối phó với một số việc không phù hợp với lối sống tu trì do một số các linh mục gây nên.

8598

Trong hơn 100 chuyến đi ra ngoài nước ông đã thu hút rất nhiều đám đông. Ông đã du hành xa hơn tất cả những giáo hoàng trước cộng lại. Những chuyến đi này là dấu hiệu của nỗ lực bắc cầu nối lại những quốc gia và tôn giáo trong nhiệm kỳ của ông.

8599

Ông cũng góp sức cho sự thông hiểu giữa các tôn giáo, gặp gỡ và tổ chức những buổi hội thảo và cầu nguyện với nhiều cấp lãnh đạo các tôn giáo khác. Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công khai xin lỗi thế giới và các tôn giáo khác về những lỗi lầm của Giáo hội Công giáo La Mã trong quá khứ, tổng cộng 94 lần.

8600

3) Trở về quê hương:

Năm 1979, khi lần đầu tiên trở về quê hương, ngài đã quì mọp xuống phi trường hôn lên mảnh đất, một cử chỉ đã nhiều lần được lập lại ở những nơi khác như là một cử chỉ chào đón biểu tượng.

8604

Gioan Phaolô II đã phong chân phước và phong thánh cho nhiều người hơn tất cả những giáo hoàng trước. Đến tháng 10 năm 2004, ông đã tuyên phúc tổng cộng 1.340 người. Việc ông có phong thánh cho nhiều người hơn số người được những giáo hoàng trước phong thánh cộng lại khó xác minh được vì hồ sơ việc phong thánh lúc ban đầu còn thiếu sót.
Vào ngày 14 tháng 3 năm 2004, nhiệm kỳ của ông trở thành nhiệm kỳ dài thứ ba, dài hơn nhiệm kỳ của giáo hoàng Leo XIII.

8601

Những năm cuối đời, sức khoẻ của Giáo hoàng trở nên sa sút và ông rất yếu. Ông đã phải cắt một khối u ở ruột kết năm 1992, bị trật khớp vai năm 1993, gãy xương đùi năm 1994 và mổ ruột thừa năm 1996.
Năm 2001, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình đã xác nhận điều từ lâu nghi vấn rằng Giáo hoàng đang mắc bệnh Parkinson (bệnh mãn tính về hệ thần kinh làm cho các cơ rụng và yếu). Tháng 10/2003, Giáo hoàng John Paul II tới quảng trường St Peter's, Rome để kỉ niệm 25 năm ngày ông được sắc phong. Chỉ 5 tháng sau đó, vào ngày 14/3/2004, cuộc đời của vị Giáo hoàng bước sang một khúc ngoặt mới khi nhiệm kỳ của ông được coi là dài thứ 3 trong lịch sử Nhà thờ Thiên chúa giáo.
Tháng 5 năm đó, Giáo hoàng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 84 của mình và bất chấp tình trạng sức khoẻ ngày càng tồi tệ, ông phản đối việc trì hoãn chương trình công du nước ngoài đã dự kiến. Hàng tuần, cứ vào ngày thứ 4, ông vẫn tổ chức buổi giảng kinh cho các con chiên cho tới khi sức khoẻ không cho phép ông tiếp tục.

8602

8603

Vào cuối tháng 3 năm 2005, khi ông 84 tuổi, ông trở bệnh nặng và phải nhập viện. Vào ngày 1 tháng 4, tình trạng ông bị trầm trọng khi tim và thận ông bị suy nhược. Vào ngày 2 tháng 4, Tòa thánh Vatican tuyên bố rằng ông đang "hấp hối". Ông qua đời vào tối đó.

8605

8606

traitim_trongtulanh
06-07-2008, 07:47
tài liệu này ở trong băng về cố giáo hoàng John Paul II,e ghi chép rất tỷ mỷ,hay lắm e ạ

hat_de
06-07-2008, 10:25
tài liệu này ở trong băng về cố giáo hoàng John Paul II,e ghi chép rất tỷ mỷ,hay lắm e ạ


ghi chép lại à ! em thật kì công
Phục Tri Thức thiệt, cách trình bày cũng rõ ràng, khi nào em làm bộ trưng bày TL nhé, nó kì công hơn 1 chút, đề mục, mục lục và việc minh họa sẽ phức tạp hơn 1 chút
anh thấy có mẫu block tem mà 2 điểm nhất nổi bật trên đó là chim bồ câu trắng tung bay chếch phía trên hình ảnh của ông .... ko biết có ai có ko mà chẳng thấy bán :(

bladies
06-07-2008, 17:11
rất cảm ơn bạn Tri Thức về bài viết hay -- mấy con khác thì em ko biết nhưng con tem này thì chị GreenField có bán - hình như kèm FDC là 45K hay 55K gì đó - tiếc là ko mua được !
http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=8571&d=1215268207

traitim_trongtulanh
11-07-2008, 21:43
Thông tin thêm cho trithức ne:Cuộc đời Giáo hoàng John Paul II

Sự kiện Karol Wojtyla được phong làm Giáo hoàng năm 1978 là một bước ngoặt đối với Nhà thờ Thiên chúa giáo. Mặc dù thăng tiến rất nhanh, song sự nghiệp của ông chỉ được ít người biết tới.


Karol khi được sắc phong Giáo hoàng năm 1978.
Là vị giám mục người Ba Lan đầu tiên, Karol Wojtyla đã nhanh chóng vượt qua các cấp bậc trong nhà thờ Thiên chúa giáo để trở thành Tổng giám mục xứ Krakow. Rồi khi mới ở tuổi 58, ông đã được sắc phong Giáo hoàng - vị Giáo hoàng trẻ tuổi nhất thế kỷ 20.

Karol Wojtyla đổi tên thành John Paul II trong một phiên họp của các Hồng y giáo chủ tại Nhà thờ Sistine chỉ 2 ngày sau khi ông được sắc phong.

Tuổi trẻ sôi động
Sinh năm 1920 tại một vùng đất gần Krakow, chàng thanh niên Karol Wojtyla đã cống hiến nguồn sinh lực của mình cho các hoạt động thể thao đặc biệt là bóng đá và trượt tuyết. Là một người đam mê sân khấu, đã có lần Karol muốn trở thành một diễn viên.

Trong thời kỳ Thế chiến II khi Đức quốc xã chiếm đóng Ba Lan, Karol theo học khoa Thần học và năm 1946 được phong làm linh mục. Karol thăng tiến rất nhanh chóng. Năm 1964, ông trở thành Tổng giám mục và năm 1967 lên chức Hồng y giáo chủ.

Khi còn là một ứng viên, ông rất nỗ lực tiếp cận chiếc ghế Giáo hoàng. Khi đã giành được vị trí tối cao ấy, John Paul II chưa bao giờ chịu "ủ rũ" phía sau những bức tường của Toà thánh Vatican.


Karol khi 12 tuổi.
Trên thực tế, ông đi công du liên miên. Cho tới nay Giáo hoàng John Paull II đã thăm hơn 100 nước và ước tính đã đi vòng quanh trái đất 27 lần. Song chính mơ ước được gần gũi với nhân loại của ông đã suýt làm ông thiệt mạng. Năm 1981, ông bị một kẻ quá khích người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Mehmet al-Agca bắn trọng thương tại quảng trường St Peter's.
Sau một thời gian dài vật lộn với vết thương, ông bình phục và tới thăm al-Agca. Tại đây, ông đã tha thứ cho y.

Quan điểm bảo thủMặc dù Giáo hoàng có phong cách lãnh đạo tiến bộ và thực tế, ông vẫn có những quan điểm mang tính cá nhân, đôi khi hơi định kiến nhất là trong các vấn đề gai góc như ly dị, tránh thai và nạo thai. Tại một hội nghị ở Vatican năm 2001, ông đã công khai phản đối các điều luật cho phép ly dị, nạo thai, hôn nhân đồng giới và quyền dành cho những cặp không hôn thú.

Những người chống đối cả trong và ngoài Toà thánh cho rằng quan điểm của Giáo hoàng có thể dẫn đến thái độ xa lánh của nhiều tín đồ Công giáo và không phù hợp với thế giới đang phát triển với tốc độ ngày càng nhanh.


Giáo hoàng John Paul II.
Vài năm trở lại đây, sức khoẻ của Giáo hoàng trở nên sa sút và ông rất yếu. Ông đã phải cắt một khối u ở ruột kết năm 1992, bị trật khớp vai năm 1993, gãy xương đùi năm 1994 và mổ ruột thừa năm 1996.

Năm 2001, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình đã xác nhận điều từ lâu nghi vấn rằng Giáo hoàng đang mắc bệnh Parkinson (bệnh mãn tính về hệ thần kinh làm cho các cơ rụng và yếu). Tháng 10/2003, Giáo hoàng John Paul II tới quảng trường St Peter's, Rome để kỉ niệm 25 năm ngày ông được sắc phong. Chỉ 5 tháng sau đó, vào ngày 14/3/2004, cuộc đời của vị Giáo hoàng bước sang một khúc ngoặt mới khi nhiệm kỳ của ông được coi là dài thứ 3 trong lịch sử Nhà thờ Thiên chúa giáo.

Tháng 5 năm đó, Giáo hoàng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 84 của mình và bất chấp tình trạng sức khoẻ ngày càng tồi tệ, ông phản đối việc trì hoãn chương trình công du nước ngoài đã dự kiến. Hàng tuần, cứ vào ngày thứ 4, ông vẫn tổ chức buổi giảng kinh cho các con chiên cho tới khi sức khoẻ không cho phép ông tiếp tục.


Lời kết
Giáo hoàng John Paul II qua đời đã để lại niềm thương tiếc không chỉ với những người Công giáo mà cả những người thuộc tôn giáo khác. Những thương gia làm việc cả đời để làm ra được nhiều tiền. Những người nông dân làm việc quanh năm chỉ mong thu hoạch được nhiều nông sản. Những người công nhân làm việc vất vả trong nhà máy để tạo ra nhiều sản phẩm. Những nhà chính trị muốn quyền lực sẽ đến với mình. Những nhà khảo cổ học thì họ muốn biết hết những gì đang vùi lấp dưới lớp đất. Những bác sĩ muốn bệnh nhân của mình mau hết bệnh... Còn Giáo Hoàng John Paul II thì muốn tất cả các điều đó sẽ đến với tất cả mọi người trên trái đất này.Giáo hoàng, nhân vật lịch sử của thế kỷ 20 đã ra đi trên bước đường trở về với Chúa. Những hoạt động của Ngài cho đến cuối cuộc đời để lại cho thế giới hình ảnh một vị chủ chăn hiền từ, nhân ái, một chính khách luôn sống vì mọi người, vì hòa bình, công bằng, bác ái.............

duca
15-07-2008, 22:39
Xin giới thiệu thêm các bạn bộ tem kỷ niệm Đức Giáo Hoàng của Ba Lan bằng kim loại đựơc đựng trong bìa giấy
8992

hat_de
16-07-2008, 09:05
Giáo Hoàng và chim Cú lợn tuyệt đẹp

9003

temhp88
29-05-2012, 08:03
167814

167815

167816

167817

167818

167819

167820

The smaller dragon
29-05-2012, 11:58
Tay này hay, dám "tutoyer" với cả Giáo Hoàng?!

Ðây chỉ là một nhận xét bình thường, và tôi không muốn sử dụng tiếng Pháp giữa người Việt với nhau.

Angkor
29-05-2012, 16:45
"tutoyer" nghĩ là gì mà cả Google cũng dịch không ra nữa chú Rồng ơi?

temhp88
29-05-2012, 18:05
Tay này hay, dám "tutoyer" với cả Giáo Hoàng?!

Ðây chỉ là một nhận xét bình thường, và tôi không muốn sử dụng tiếng Pháp giữa người Việt với nhau.


Hihi,
Câu này có phải do em sáng tác ra đâu, mượn của người ta đấy mà. Chẳng phải cũng có bài hát:
Couronnée d’étoiles
Nous te saluons, ô toi, Notre Dame,
Marie Vierge Sainte que drape le soleil,
couronnée d'étoiles, la lune est sous tes pas,
en toi nous est donnée l'aurore du Salut.

Marie, Ève nouvelle et joie de ton Seigneur,
tu as donné naissance à Jésus le Sauveur.
Par toi nous sont ouvertes, les portes du jardin.
Guide-nous en chemin, Étoile du matin.

Tu es restée fidèle, mère au pied de la croix,
soutiens notre espérance et garde notre foi.
Du côté de ton Fils, tu as puisé pour nous,
l'eau et le sang versés qui sauvent du péché.

Quelle fut la joie d'Ève lorsque tu es montée,
plus haut que tous les Anges, plus haut que les nuées
Et quelle est notre joie, douce Vierge Marie,
de contempler en toi la promesse de vie.


Đấy nhé, em tự minh oan :>


Référence:
http://www.youtube.com/watch?v=UEmQh77K0Rs

The smaller dragon
29-05-2012, 20:05
Gửi Angkor:

"Tutoyer" động từ tiếng Pháp, nghĩa là gọi thân mật giữa bạn bè, tương đương tiếng Việt là "gọi nhau bằng mày tao," hay "xưng mày tao với nhau." Trong xã hội cũ, bọn lai căng người Việt thường gọi nhau bằng "toi, moi" là thế. Trong phần trả lời của mình, Temhp88 đã tỏ ra hiểu nghĩa "tutoyer" mà!

temhp88
29-05-2012, 21:50
Thật ra chúng ta cũng có thể dùng cách xưng hô thân thiện này với người lớn tuổi hơn, hoặc người có vai trò xã hội quan trọng. Đấy là trường hợp mà bạn cảm thấy mối liên hệ với người ấy đủ thân thiết. Mình có người bạn, gia đình mang dòng họ quý tộc Pháp và giờ vẫn duy trì cách xưng hô lịch sự với bố mẹ. Tuy nhiên đại đa số các quan hệ xã hội như thầy hướng dăn luận văn - học trò thì vẫn dùng cách xưng hô gần gũi trên. Ngay cả các cha xứ cũng chủ động đề nghị mọi người dùng "tu" với họ.
Thân!

The smaller dragon
29-05-2012, 23:43
Cám ơn Temhp88 đã chia sẻ.

Tôi là một Phật Tử, nhưng tôi tôn trọng tất cả các bậc tu hành và các chức sắc của mọi tôn giáo. Tôi không sử dụng "tu, toi" với họ. Và tôi nghĩ đó cũng là truyền thống trọng Lễ của người Việt. Có thể tôi quá "conservative," nói theo người Mỹ, còn thế hệ bây giờ khác rồi chăng?

Xin chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân với các bạn trẻ trong nước. Tôi day trung học hơn 25 năm ở Mỹ. Học trò tôi, dĩ nhiên là Mỹ, không có ai dám gọi tôi với tên trống không "Tuan" vì gọi thế là bị tôi mắng ngay: "-That's impolite! Call me again?" (Thế là vô lễ. Hãy gọi Thầy lại xem nào?) "-Mr. Tran!"

Chúng ta cũng nên hiểu thêm trong văn hóa Mỹ, ngay cha mẹ hay thầy cô cũng muốn làm "bạn" với con cái và học trò mình. Nhưng tôi là người Vietnamese-American mà, phải không, với phần Vietnamese bao trủm phần American!

temhp88
30-05-2012, 08:00
Cám ơn Temhp88 đã chia sẻ.

Tôi là một Phật Tử, nhưng tôi tôn trọng tất cả các bậc tu hành và các chức sắc của mọi tôn giáo. Tôi không sử dụng "tu, toi" với họ. Và tôi nghĩ đó cũng là truyền thống trọng Lễ của người Việt. Có thể tôi quá "conservative," nói theo người Mỹ, còn thế hệ bây giờ khác rồi chăng?

Xin chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân với các bạn trẻ trong nước. Tôi day trung học hơn 25 năm ở Mỹ. Học trò tôi, dĩ nhiên là Mỹ, không có ai dám gọi tôi với tên trống không "Tuan" vì gọi thế là bị tôi mắng ngay: "-That's impolite! Call me again?" (Thế là vô lễ. Hãy gọi Thầy lại xem nào?) "-Mr. Tran!"

Chúng ta cũng nên hiểu thêm trong văn hóa Mỹ, ngay cha mẹ hay thầy cô cũng muốn làm "bạn" với con cái và học trò mình. Nhưng tôi là người Vietnamese-American mà, phải không, với phần Vietnamese bao trủm phần American!


Vâng ạ, temhp cũng xin bày tỏ sự tôn trọng ý kiến của bác Rồng. Temhp cũng có bố mẹ là nhà giáo. Chúc bác Rồng một ngày tốt lành.

The smaller dragon
30-05-2012, 08:52
Chúc Temhp88 một ngày tốt lành, và một năm may mắn!

temhp88
18-11-2012, 09:25
Tấm card cũ, vô tình temhp tìm lại được. Tấm card ghi dấu cuộc gặp gỡ của hai nhân vật nay đều đã đi xa: Cố Giáo hoàng Joan Phaolô II và Cố Giám mục Giáo Phận Hải Phòng - Đức Cha J.M. Nguyễn Tùng Cương.


177771

177772

177773

177774