PDA

View Full Version : Mặt nạ Kinh kịch Trung Quốc


taiqn
27-07-2019, 23:03
Mặt nạ trong Kinh kịch Trung Quốc gọi là kiếm phổ. Mặt nạ trong Tuồng, Kinh kịch là loại mặt nạ được vẽ trực tiếp lên mặt người diễn, dựa trên các vở diễn.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên sự thành công của Kinh kịch. Qua mặt nạ khán giả có thể nhận dạnh được tính cách nhân vật. Màu sắc chính được dùng trong kiểm phổ là màu đỏ – tính cách trung thành nhất mực; màu trắng – tính cách gian trá, độc ác; màu xanh dương – tính cách kiên cường, dũng cảm; màu vàng – đại diện cho Thần Phật…

Dựa nhìn vào khuôn mặt là có thể biết ngay nhân vật đó trung hay nịnh, thiện hay ác, tốt hay xấu, nóng nảy, cộc cằn hay đức độ... Chiếc mặt nạ hóa trang mang tính tượng trưng cao, mang một vẻ đẹp riêng nhờ màu sắc thể hiện và bố cục các mảng nét.

Sự khác biệt giữa mặt nạ Tuồng Việt Nam với mặt nạ Kinh kịch Trung Quốc:

Mặt nạ Tuồng Việt Nam chỉ dùng 6 màu. Các sắc màu trong mặt nạ Tuồng thường là màu nguyên chất, kết hợp với lối vẽ mềm mại vừa đủ với màu sắc chủ đạo của mặt nạ Tuồng truyền thống là 3 màu: đen - trắng - đỏ, cùng một số màu phụ như xanh, xám, vàng, lục.

Còn mặt nạ Kinh kịch vẽ tới 8 hay 10 màu hay nhiều hơn, sử dụng nhiều màu nguyên chất với màu sắc đen, đỏ, trắng, xanh, vàng, lục nhưng còn sử dụng thêm nhiều màu như màu lục, xanh dương, tím, nâu, vàng thư, vàng chanh, vàng đất...

Mặt nạ Kinh kịch có thể đánh bạt màu ra để dẫn màu, còn mặt nạ Tuồng không dẫn màu. Mặt nạ Tuồng màu sắc rõ ràng, minh bạch, tôn trọng luật âm dương tuần hoàn. Và mặt nạ Tuồng Việt Nam mang hình tượng cánh chim và đầu con chim biển. Còn mặt nạ Kinh kịch Trung Quốc mang hình tượng đuôi cá, mang cá.

Những mặt, những nét sân khấu Tuồng Việt Nam giống/khác nhau với sân khấu Kinh kịch Trung Quốc:

- Về làn điệu hát, lý, âm hưởng của âm nhạc Tuồng khác với âm hưởng của âm nhạc Kinh kịch riêng biệt.

- Về phần phục trang áo mũ, xiêm y, cho đến cách vẽ mắt cũng khác nhau. Về vũ đạo giữa sân khấu Tuồng với sân khấu Kinh kịch cũng khác xa.

- Giống nhau về mặt diễn xuất. Cả hai bên đều chú trọng thể hiện hỷ, nộ, ái, ố, ai, dục, diễn sao cho phù hợp với hoàn cảnh, tâm trạng và tính cách nhân vật. Về mặt ngoại hình cũng có nhiều mặt giống nhau. Gồm các loại râu như: râu rìa liên tu, râu quắn ngắn, râu ba chòm, râu năm chòm... Những họa tiết trên áo và mão cũng giống nhau như: lưỡng long tranh châu và những con giao, con long gắn trên mão. Con rồng và thủy ba gợn sóng, đến cái mặt hổ phù, mặt quỉ thêu trên áo cũng đều giống nhau.

Xin giới thiệu một số bộ tem về mặt nạ Kinh kịch Trung Quốc và mặt nạ Tuồng Việt Nam trong bộ sưu tập của tôi:

Mặt nạ Kinh kịch Trung Quốc:

208530
Bộ tem T45-1980 của Trung Quốc

208531

208532

208533

208534

208535

208536

Mặt nạ Tuồng Việt Nam:

208537

208538

208539

taiqn
29-07-2019, 23:30
Bộ tem Kinh kịch 2007-5, Vai Sinh với Hứa Tiên trong vở kịch Bạch xà truyện
6.1 Lận Tương Như
6.2 Tống Thế Kiệt
6.3 Chu Du
6.4 Hứa Tiên
6.5 Cao Sủng
6.6 Nhậm Đường Huệ.
Tác phẩm Bạch Xà truyện, còn có tên là Hứa Tiên và Bạch Nương Tử là một trong bốn truyền thuyết dân gian lớn . Nội dung Bạch Xà truyện miêu tả câu chuyện tình yêu giữa một Bạch xà tinh tu luyện thành người Bạch Nương Tử và một chàng trai ở trần gian Hứa Tiên.
Bộ tem 2001-26, Truyền thuyết Hứa Tiên và Bạch nương tử, Thanh xà bạch xà.
Chuyện xưa kể rằng, Bạch Xà là một con rắn trắng nằm dưới Tây Hồ, may mắn nuốt được viên thuốc tiên, tăng 500 năm công lực nên nhanh chóng có nhiều pháp thuật, tu luyện thành tinh. Trong một lần dạo chơi giữa nhân gian, Bạch Xà đã cứu Thanh Xà - một con rắn xanh thoát khỏi kẻ bán mật rắn. Từ đấy, Thanh Xà nguyện đi theo Bạch Xà và gọi nàng làm chị.
Mười tám năm sau, Bạch Xà hóa phàm thành Bạch Nương Tử, cùng Thanh Xà, nay đã hóa thành Tiểu Thanh, xuống dạo chơi nhân tiết Thanh Minh. Trong lúc đi chơi, gặp trời mưa, hai nàng đến trú dưới một tán cây bên cầu Đoạn Kiều. Chính tại đây, Bạch Nương Tử được Hứa Tiên – một chàng thư sinh đẹp trai, nho nhã cho mượn ô che mưa. Nhờ Tiểu Thanh tác thành, từ đấy Hứa Tiên và Bạch Nương Tử gặp gỡ và nên duyên vợ chồng.
Sau khi thành thân, họ cùng mở một cửa hiệu thuốc gần Tây Hồ. Những tưởng có cuộc sống viên mãn, Bạch Xà không biết rằng từ lâu nàng trở thành kẻ thù của Pháp Hải hòa thượng - một con rùa đen tu luyện thành tinh, đã cùng tu luyện với nàng dưới đáy Tây Hồ nhưng không có được viên thuốc tiên nên Pháp Hải ghen tức quyết gặp nàng báo thù.
Biết Hứa Tiên và Bạch Xà đã thành hôn, Pháp Hải đến gặp Hứa Tiên, dụ dỗ chàng tin rằng Bạch Nương Tử là yêu quái. Nghe lời hòa thượng Pháp Hải, Hứa Tiên chuốc rượu Hùng Hoàng cho Bạch Nương Tử khiến nàng hiện nguyên hình rắn. Nhận ra sự thật, Hứa Tiên kinh hãi mà chết.
Vì cứu chồng, Bạch Nương Tử mạo hiểm lên núi Côn Luân lấy cỏ tiên. Khi Hứa Tiên sống lại, mặc dù biết rõ danh tính của vợ mình, chàng vẫn hết mực thương yêu Bạch Nương Tử. Thấy vậy, Pháp Hải bắt Hứa Tiên rồi nhốt vào chùa Kim Sơn.
Bạch Xà và Thanh Xà cùng đấu pháp với Pháp Hải, dẫn nước ngập chùa Kim Sơn nhằm cứu Hứa Tiên ra ngoài. Mang bào thai trong bụng, Bạch Xà không thể cứu được chồng mình, nhưng Hứa Tiên đã tìm được cách trốn được ra ngoài. Nhưng chẳng lâu sau đó thì Bạch Xà sinh con, Pháp Hải bắt nàng rồi nhốt vào đáy tháp Lôi Phong, chia cách đôi vợ chồng một lần nữa.
Thanh Xà may mắn trốn thoát, tu luyện pháp thuật. Hai mươi năm sau, Thanh Xà quay lại phá vỡ tháp Lôi Phong, giúp Bạch Xà thoát nạn. Lúc đấy, nước Tây Hồ cạn, Pháp Hải hòa thượng không có chỗ trốn đành chui vào bụng cua. Tương truyền, chính vì vậy, bụng cua luôn mang màu vàng của áo cà sa hòa thượng. Truyện có nhiều dị bản nhưng tất cả đều xoay quanh tình yêu giữa Hứa Tiên và Bạch Xà.