PDA

View Full Version : Marie Curie - người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel


trithuc_nguyen
17-07-2008, 20:59
Marie Curie tên thật là Maria Skłodowska-Curie sinh ngày 7 tháng 11 năm 1867 – mất ngày 4 tháng 7 năm 1934) là một nhà hóa học người Pháp gốc Ba Lan và một người đi đầu trong ngành tia X đã hai lần nhận giải Nobel (Vật lý năm 1903 và Hóa học năm 1911). Bà đã thành lập Viện Curie ở Paris và Warszawa.
9028
Đôi nét về tiểu sử:
Sinh ra ở Warszawa, Ba Lan, những năm đầu tiên của Marie không được vui lắm vì bốn năm sau khi chị bà qua đời, mẹ bà cũng qua đời. Marie rất chăm chỉ học tập, có khi bỏ cả ăn và ngủ để học. Sau khi học xong trung học, Marie bị suy nhược thần kinh một năm. Vì là phụ nữ, Marie không được nhận vào trường đại học nào ở Nga hay Ba Lan cho nên bà đã làm người dạy trẻ trong vài năm. Cuối cùng, với sự tài trợ của một bà chị, Marie đến Paris để học hóa học và vật lý tại trường Sorbonne, nơi mà sau này bà trở thành giảng viên phụ nữ đầu tiên.
Tại trường Sorbonne bà gặp và kết hôn với Pierre Curie, một giảng viên khác. Họ cùng nhau nghiên cứu các vật chất phóng xạ, đặc biệt là quặng urani uraninit, có tính chất kỳ lạ là phóng xạ hơn chất urani được chiết ra. Đến 1898 họ đã có giải thích hợp lý: uraninit có một chất phóng xạ hơn urani; ngày 26 tháng 12 Marie Curie tuyên bố sự hiện hữu của chất này.
9029
Sau nhiều năm nghiên cứu họ đã tinh chế vài tấn uraninit, ngày càng tập trung các phần phóng xạ, và cuối cùng tách ra được chất muối clorua (radium chloride) và hai nguyên tố mới. Nguyên tố thứ nhất họ đặt tên là polonium theo tên quê hương của Marie (Pologne theo tiếng Pháp, Polska theo tiếng Ba Lan), và nguyên tố kia tên radium vì khả năng phóng xạ của nó (radiation).
Năm 1903 bà được nhận giải Nobel vật lý cùng với chồng Pierre Curie và Henri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải này.
9030
Tám năm sau, bà nhận giải Nobel hóa học trong năm 1911 cho việc khám phá ra hai nguyên tố hóa học radium và polonium. Bà cố ý không lấy bằng sáng chế tiến trình tách radium, mà để các nhà nghiên cứu tự do sử dụng nó.
Bà là người đầu tiên đoạt, hay chia cùng người khác, hai giải Nobel. Bà là một trong hai người duy nhất đoạt hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau (người kia là Linus Pauling).
Sau khi chồng bà qua đời, bà có một cuộc tình với nhà vật lý Paul Langevin, một người đã có vợ và bỏ vợ, gây ra một cuộc xì căng đan. Tuy bà là một nhà bác học được coi trọng tại Pháp, dư luận Pháp có phần bài ngoại vì bà là một người nước ngoài, từ một nơi ít người biết đến (lúc ấy Ba Lan là một phần của Nga) và có nhiều người gốc Do Thái (Marie là một người vô thần lớn lên trong một gia đình Công giáo, nhưng việc đó không ảnh hưởng đến dư luận). Hơn nữa, Pháp lúc đó hãy còn rung động về vụ Dreyfus. Điều ngẫu nhiên là sau này cháu trai của Paul Langevin là Michel đã kết hôn với cháu gái của Marie Curie là Hélène Langevin-Joliot.
9031
rong Đệ nhất thế chiến, bà vận động để có các máy chụp tia X di động để có thể điều trị các thương binh. Những máy này được cung cấp lực từ xạ khí radium, một khí không màu, phóng xạ từ radium, sau này được nhận ra là radon. Marie đã lấy khí này từ radium bà đã tinh chế. Ngay sau khi chiến tranh bắt đầu, bà đã bán giải Nobel làm bằng vàng của mình và của chồng để giúp trong nỗ lực chiến tranh.
Năm 1921, bà đã đến Hoa Kỳ để gây quỹ trong cuộc nghiên cứu radium. Bà được đón tiếp nồng hậu.
Trong những năm cuối cùng, bà thất vọng vì nhiều nhà thuốc và người làm mỹ dung đã không thận trọng khi dùng các vật chất phóng xạ.
9032
Sallanches, Pháp trong năm 1934 vì ung thư bạch cầu, chắc chắn là vì bà đã tiếp xúc với một số lượng bức xạ quá cao trong các nghiên cứu.
Con gái lớn nhất của bà, Irène Joliot-Curie, cũng được trao một giải Nobel hóa học trong năm 1935, một năm sau khi Marie Curie qua đời. Con gái út của bà, Eve Curie, viết một cuốn tiểu sử về Marie sau cái chết của mẹ mình.
Năm 1995, tro xương của bà được đưa vào điện Panthéon, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên được an nghỉ tại đây vì cống hiến của mình.
Trong một thời gian siêu lạm phát trong đầu thập niên 1990, tờ giấy bạc 20.000 zloty của Ba Lan có hình bà. Hinh bà cũng đã hiện diện trong tờ 500 franc của Pháp cũng như nhiều tem thư và tiền kim loại.
Nguyên tố số 96, Curium, ký hiệu Cm, được đặt tên để tôn vinh bà và Pierre.
9033

hat_de
17-07-2008, 21:29
Tuyệt - Hoan hô Thức.
Bugi tuy có đọc sách khoa học nhiều nhưng chưa đủ hiểu biết để viết về các nhà khoa học lừng danh thế này. Bái phục bái phục ^^

p/s: Tiện thể dạy bugi cách tìm kiếm tem nha - Bugi quên hết rùi :D

Tri Thức viết rất gọn gàng và lồng ghép được cả 2 sở thích tem tiền :D!
Bugi cũng làm được đấy ... em yêu thích nhà khoa họ nào thì bắt đầu bằng người đó trước đi
Tìm tem tạm thời cứ dùng google, nếu đó là người nổi tiếng thì tra danh mục ... ví dụ mấy cụ như RowLand Hill họ kê riêng 1 mục đấy

HoaHoa
01-03-2013, 05:09
181042

Marie Curie (tên đầy đủ là Marie Skłodowska Curie) sinh ngày 07 tháng 11 năm 1867 và mất ngày 04 tháng 07 năm 1934. Bà là một nhà vật lý và hóa học người Pháp gốc Ba Lan, bà nổi tiếng về việc nghiên cứu tiên phong về tính phóng xạ. Bà là người đầu tiên vinh dự nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, vật lý và hóa học.

Marie Curie sinh ra ở thủ đô Warszawa, Ba Lan trong thời kì Nga chiếm đóng Ba Lan. Trước khi kết hôn, bà mang họ cha là Skłodowska. Những năm đầu tiên của Marie không được vui lắm vì bốn năm sau khi chị bà qua đời, mẹ bà cũng qua đời. Marie rất chăm chỉ học tập, có khi bỏ cả ăn và ngủ để học. Sau khi học xong trung học, Marie bị suy nhược thần kinh một năm. Vì là phụ nữ, Marie không được nhận vào trường đại học nào ở Nga hay Ba Lan cho nên bà đã làm người dạy trẻ trong vài năm. Cuối cùng, với sự tài trợ của một bà chị, Marie đến Paris để học hóa học và vật lý tại trường Sorbonne, nơi mà sau này bà trở thành giảng viên phụ nữ đầu tiên.

181040

Tại trường Sorbonne bà gặp và kết hôn với Pierre Curie, một giảng viên khác. Họ cùng nhau nghiên cứu các vật chất phóng xạ, đặc biệt là quặng urani uraninit, có tính chất kỳ lạ là phóng xạ hơn chất urani được chiết ra. Đến 1898 họ đã có giải thích hợp lý: uraninit có một chất phóng xạ hơn urani; ngày 26 tháng 12 Marie Curie tuyên bố sự hiện hữu của chất này.

Sau nhiều năm nghiên cứu họ đã tinh chế vài tấn uraninit, ngày càng tập trung các phần phóng xạ, và cuối cùng tách ra được chất muối clorua (radium chloride) và hai nguyên tố mới. Nguyên tố thứ nhất họ đặt tên là polonium theo tên quê hương của Marie (Pologne theo tiếng Pháp, Polska theo tiếng Ba Lan), và nguyên tố kia tên radium vì khả năng phóng xạ của nó (radiation).

181041

Năm 1903 bà được nhận giải Nobel vật lý cùng với chồng Pierre Curie và Henri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải này.

Tám năm sau, bà nhận giải Nobel hóa học trong năm 1911 cho việc khám phá ra hai nguyên tố hóa học radium và polonium. Bà cố ý không lấy bằng sáng chế tiến trình tách radium, mà để các nhà nghiên cứu tự do sử dụng nó.

181039

Sau khi chồng bà qua đời, bà có một cuộc tình với nhà vật lý Paul Langevin, một người đã có vợ và bỏ vợ, gây ra một cuộc xì căng đan. Tuy bà là một nhà bác học được coi trọng tại Pháp, dư luận Pháp có phần bài ngoại vì bà là một người nước ngoài, từ một nơi ít người biết đến (lúc ấy Ba Lan là một phần của Nga) và có nhiều người gốc Do Thái (Marie là một người vô thần lớn lên trong một gia đình Công giáo, nhưng việc đó không ảnh hưởng đến dư luận). Hơn nữa, Pháp lúc đó hãy còn rung động về vụ Dreyfus. Điều ngẫu nhiên là sau này cháu trai của Paul Langevin là Michel đã kết hôn với cháu gái của Marie Curie là Hélène Langevin-Joliot.

Trong Đệ nhất thế chiến, bà vận động để có các máy chụp tia X di động để có thể điều trị các thương binh. Những máy này được cung cấp lực từ xạ khí radium, một khí không màu, phóng xạ từ radium, sau này được nhận ra là radon. Marie đã lấy khí này từ radium bà đã tinh chế. Ngay sau khi chiến tranh bắt đầu, bà đã bán giải Nobel làm bằng vàng của mình và của chồng để giúp trong nỗ lực chiến tranh.

181043

Năm 1921, bà đã đến Hoa Kỳ để gây quỹ trong cuộc nghiên cứu radium. Bà được đón tiếp nồng hậu.

Bà qua đời gần Sallanches, Pháp trong năm 1934 vì ung thư bạch cầu, chắc chắn là vì bà đã tiếp xúc với một số lượng bức xạ quá cao trong các nghiên cứu.

Con gái lớn nhất của bà, Irène Joliot-Curie, cũng được trao một giải Nobel hóa học trong năm 1935, một năm sau khi Marie Curie qua đời. Con gái út của bà, Eve Curie, viết một cuốn tiểu sử về Marie sau cái chết của mẹ mình.

Năm 1995, tro xương của bà được đưa vào điện Panthéon, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên được an nghỉ tại đây vì cống hiến của mình.

Trong một thời gian siêu lạm phát trong đầu thập niên 1990, tờ giấy bạc 20.000 zloty của Ba Lan có hình bà. Hinh bà cũng đã hiện diện trong tờ 500 franc của Pháp cũng như nhiều tem thư và tiền kim loại.

181044

dammanh
05-03-2013, 23:39
Góp với các bạn vài ý và vật phẩm bổ sung cho phong phú chủ đề này
1.Balan trước năm 1918 chia ra nhiều vùng thuộc Nga ,Đúc và Austria. Nhà vật lý&hóa học Mari Curie sinh ra và thành đạt tại Warszawa là thuôc Nga
2.Tờ tiền giấy 20.000 zl phát hành năm 1989 có hình ảnh Mari Curie là tờ tiền quý của seri tiền này
3.Nhân dịp kỷ niệm 100 giải nobel hóa học trao tặng cho Mari Curie,Balan có phát hành 2 bloc,loại đen trắng số lượng không nhiều nên giá thành đắt hơn loại in nhiều mầu!


Bloc kỷ niêmj 100 năm giải Nobel hóa học trao cho Mari Curie

181184

Các bì thư thực gửi dán tem kỷ niệm 40 năm phát minh tia phóng xạ.Pháp và các nước thuộc Pháp đã phát hành tem năm 1938,Seri này có 21 tem

181185,

181186

181187

vnmission
06-03-2013, 13:28
Loạt tem thuộc địa trên gồm cả Đông Dương:

181204
(Bì thư của Ron Bentley)

Cước phí nước ngoài 18c chuẩn + phụ thu 5 c cho quỹ phòng chống ung thư.

Poetry
06-03-2013, 13:42
Anh Mạnh cho em hỏi: Bloc đen trắng này in khắc thép hay in offset bình thường?

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=181184&d=1362503513

dammanh
07-03-2013, 03:41
Balan lần đầu tiên phát hành bloc dạng này vào năm 1973 nhân dịp TL TEM THẾ GIỚI – POLSKA 73.Danh mục tem balan FISCHER ghi rõ sử dụng phương pháp in mới,trên bloc in phương pháp này có 2 loại bloc in thông thường và bloc:IN MẦU ĐEN VÀ PHẦN IN MỆNH GIÁ CÓ IN ĐÈ ĐƯỜNG LƯỢN SÓNG.Số lượng phát hành ít bằng 1/20 số lượng phát hành bloc thông thường!in vậy làm nổi rõ phương pháp in mới
To THI:anh cũng không rõ phương pháp in mới này là gì? Hình như là phương pháp in tinh khắc.Bloc mầu và bloc đen trắng cùng một phuong pháp in!

temhp88
11-07-2013, 05:50
Xin giới thiệu một vật phẩm nhỏ về Marie Curie:

187031

187032