PDA

View Full Version : Phong bì kỷ niệm chuyến bay đầu tiên


Nguoitimduong
26-07-2008, 01:33
Phong bì kỷ niệm chuyến bay đầu tiên Sài Gòn - Paris


Ngày 12 tháng 04 năm 1929, chuyến bay lịch sử đầu tiên từ Sài Gòn đến Paris cất cánh ( đồng thời cũng là chuyến bay đầu tiên từ Đông Dương đến Pháp). Phong bì kỷ niệm chuyến bay đầu tiên giới thiệu ở đây không dán tem nhưng có dấu mang hình chiếc phi cơ ghi chữ : Premier Vogage - Postal par Avion - Indochine France ( Kỷ niệm việc chuyên chở thư tín đầu tiên bằng đường Hàng Không Đông Dương - Pháp ) được thực hiện để kỷ niệm cho dịp trọng đại này. Dấu bưu cục là SaiGon Central Cochinchine 12-04-1929. Dấu đến là Paris 20-04-1929.

http://www.vietstamp.net/forum/../data/2008/07/26/01235594_Indo_Paris.JPG
Phong bì kỷ niệm chuyến bay đầu tiên Sài Gòn - Paris

http://www.vietstamp.net/forum/../data/2008/07/26/01245893_Indo_Fr_p.JPG

Dấu kỷ niệm đặc biệt
TLTK: ICP Vol X, No I, P5

Nguoitimduong
31-07-2008, 19:33
Phong bì kỷ niệm chuyến bay đầu tiên Sài Gòn - Hà Nội

Chuyến bay Sài Gòn - Hà Nội đầu tiên cất cánh ngày 16 tháng 05 năm 1929 và đây là phong bì thực gởi bảo đảm từ Bưu điện trung tâm Sài Gòn gởi ra Hà Nội .

9532

(tư liệu của Bonnie và Jack Dykhouse )

Nguoitimduong
14-08-2008, 19:33
Em có đọc 1 bài viết trong sách của nhà sưu tập Nguyễn Bảo Tụng về " Phong bì tai nạn" liên quan đến tòan quyền Pasquier, chỉ tiếc là hình ảnh tìm được không khớp với những gì bác Tụng mô tả, không biết trên diễn đàn mình có bác nào có thể giúp e hình ảnh về phong bì này không ạ ?
Cảm ơn các bác rất nhiều !

Nguoitimduong
28-08-2008, 01:21
Phong bì kỷ niệm ngày Hàng không quốc gia 12 tháng 11 năm 1933

11082

Dấu kỷ niệm đặc biệt

11083

Bài báo nói về phong bì này

11084


Ref: ICP Vol XII No 3, P48

congacon
09-09-2008, 15:47
Năm 1938 hảng Hàng Không Pháp Quốc (Air France) bắt đầu khai thác các chuyến bay nối liền các thành phố lớn thuộc Đông Dương và các nhượng địa trong lảnh thổ Trung Quốc .Một số nhà sưu tập tem tại Sài Gòn nhân dịp này đã làm ra một số bì thư theo các chuyến bay đầu tiên này , số lượng cũng không nhiều hiện nay chỉ còn sót lại một số bì thư FFC với tình trạng khá tốt nhờ ở nước ngoài , những bì thư FFC còn sót lại trong nước sau mấy chục năm đã bị vàng ố mặc dù bảo quản rất kỷ .Các bì thư FFC trong dòng tem Đông Dương có giá trị khá cao và được bà con ưa chuộng tìm kiếm , ngay trong ban quản trị của Vietstamps cũng có một bạn chuyên sưu tầm về đề tài này .
Bác gà xin giới thiệu đến các bạn một số ít bì thư FFC trong thời gian này . Bì thư đầu tiên là bì FFC đi từ Sài Gòn đến Hà Nội ngày 1 tháng 8 năm 1938 với con dấu kỷ niệm hình vuông có hình chiếc máy bay đến từ Pháp ghé Sài Gòn rồi bay ra Hà Nội kế đến là Hồng Kông , thư từ được chuyển giao theo các chuyến bay xuyên lục địa này của hảng Air France .

Bì thư FFC ngày 1-8-1938 với dấu nhật ấn của Sài Gòn lúc 17 giờ 30 phút .

11925

Mặt sau của bì thư có dấu đến của Hà Nội ngày 2-8-1938 vào lúc 17 giờ 45 phút .Ta thấy khoảng cách tới một ngày bởi vì máy bay thời đó không bay ban đêm .

11926

Đến giửa năm 1939 Thế giới Đại chiến lần thứ hai bùng nổ các chuyến bay xuyên lục địa bị giới hạn rất nhiều , có nhiều khi cả hai ba tuần lể mới có một chuyến bay tới từ Pháp . Nhà cầm quyền Đông Dương cần nhu cầu chuyển giao thư từ tài liệu từ Nam ra Bắc nhanh lẹ đành phải liên hệ với công ty Air France chi nhánh Đông Dương thiết lập các đường bay nội địa xử dụng máy bay loại nhỏ để chuyển thư và đồng thời một số ít hành khách có nhu cầu .Ngày 6 tháng 7 năm 1939 Air France cho khai trương các tuyến bay nội địa Hà Nội-Vạn Tượng-Sài Gòn ,trên các bì thư này có con dấu kỷ niệm tròn với hình vẽ tuyến bay từ HN qua Vạn Tượng đến Sài Gòn .


Bì FFC ngày 6-7-1939 với dấu nhật ấn Hà Nội vào giờ 4.30 sáng .

11927

Mặt sau của bì có dấu đến của Sài Gòn cùng ngày 6-7-1939 lúc 16.45 .

11928

Cũng theo chuyến bay này khi ghé Vạn Tượng có thêm bì FFC từ Vạn Tượng đi Sài Gòn , mặt trước của bì thư có dấu nhật ấn của Vạn Tượng cùng ngày 6-7-1939 nhưng không có giờ chỉ rỏ .

11929

Mặt sau của bì FFC này có dấu đến cùng ngày lúc 16 giờ 45 phút .

11930

Ngược lại những bì thư đi từ Sài Gòn đến Hà Nội cũng ghé ngang Vạn Tượng thì có con dấu kỷ niệm hình vuông và đề ngày đầu tiên của chuyến bay là 7-7-1939 vì phải đợi máy bay từ Hà Nội vào chiều ngày 6-7-1939 và phải đến sáng ngày 7-7-1939 máy bay mới bay trở về Hà Nội .

Bì FFC mặt trước mang dấu nhật ấn Sài Gòn ngày 6-7-1939 lúc 16 giờ 45 phút .

11921

Mặt sau của bì thư này có dấu đến của Hà nội ngày 7-7-1939 lúc 16 giờ 55 phút .

11922

Cũng trong chuyến bay này người ta làm thêm bì FFC đi từ Sài Gòn đến Vạn Tượng , mặt trước cũng có dấu của Sài Gòn ngày 6-7-1939 .

11923

Mặt sau của bì có dấu đến Vạn Tượng ngày 7-7-1939 .

11924

Ngày 26 tháng 7 năm 1939 lại mở thêm đường bay Hà Nội đi Fort Bayard (một nhượng địa của Pháp tại Quảng Châu còn được gọi là Quảng Châu Loan ,tất cả việc hành chánh của nhượng địa này đều thuộc dưới quyền của viên công sứ người Pháp tại Hà Nội ) trong cái bì FFC gởi đi từ Fort-Bayard về Hà Nội ta thấy trên bì thư có 2 con tem Đông Dương in đè hàng chữ Kouang-Tcheou cũng đúng giá 11 xu .

Bì FFC từ Hà Nội đi Quảng Châu Loan (Fort Bayard) .

11931

11932

Bì FFC từ Fort Bayard đi Hà Nội .

11933

11934

duca
20-09-2008, 20:39
Ngày 12 tháng 04 năm 1929, chuyến bay lịch sử đầu tiên từ Sài Gòn đến Paris cất cánh ( đồng thời cũng là chuyến bay đầu tiên từ Đông Dương đến Pháp)

Như vậy, đối với chúng ta thì luôn luôn đặt ra câu hỏi: vậy khi nào thì chiếc máy bay đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam và ở đâu?". Để trả lời câu hỏi này, Duca xin giới thiệu một bài viết của nhà sử học Dương Trung Quốc như sau:

Sài Gòn, nơi cất cánh của một chiếc máy bay đầu tiên ở châu Á ?

Trong sách “Biên niên sử Hàng không” (Chronique de l’Aviation), sự kiện đầu tiên có liên quan đến khu vực châu Á là việc nam tước Narahara đã thực hiện một cuộc bay tại Nhật Bản đạt tới độ cao 60 m bằng một máy bay hai cánh với một động cơ 60 mã lực diễn ra ngày 5-5-1911 và sau đó 5 tháng (ngày 25-10) đại úy Tokugawa đã điều khiển một chiếc máy bay do chính Nhật Bản chế tạo (Kai-1) có một động cơ 50 mã lực.

Tuy trong cuốn sách đồ sộ này hầu như không có sự kiện nào được ghi nhận ở Việt Nam nhưng có nhiều sử liệu đã xác nhận rằng ngay vào cuối năm 1910 tại Sài Gòn đã diễn ra một cuộc trình diễn máy bay và một chiếc Farman 2 (một loại máy bay được coi là tiên tiến và phổ biến nhất vào thời đó) đã cất cánh từ Trường đua ngựa Phú Thọ vào ngày 15-12-1910!

Những tài liệu liên quan đến sự kiện này do một vị Việt Kiều khai thác được trong lưu trữ và thư viện của Thủ đô Bruxelles của nước Bỉ bởi một lẽ đơn giản là người thực hiện cuộc trình diễn này là một phi công quê ở thành phố Liège.

Viên phi công đó có tên là Van Den Born sinh năm 1874, bố là người Bỉ và mẹ là người Pháp. Mặc dù cha của ông là người đam mê thi ca và âm nhạc nhưng ông lại sớm say mê với các môn thể thao. Từng là một cua rơ xe đạp cừ khôi khi 17 tuổi đã dành chức vô địch cuộc thi trên chảo đua ở Paris (1891) rồi tiếp đó đã tham gia nhiều giải đua lớn ở Australia và Nam Mỹ…

Tháng 12-1903 với những chuyến bay của anh em nhà Wright ở Hoa Kỳ, kỷ nguyên của máy bay đã mở ra một chân trời mới cho loài người. Nhưng trước khi nói trở thành một phương tiên giao thông vận tải đắc dụng thì máy bay là một trò chơi thể thao mới mẻ và vô cùng hấp dẫn. Van Den Born đến với môn thể thao này khi ông đã 35 tuổi với lần cất cánh đầu tiên diễn ra ngày 31-12-1909.

Niềm say mê bay đã khiến ông trở thành 1 trong 100 phi công đầu tiên được cấp bằng nhà nghề. Vào thời điểm ấy, một trào lưu quảng bá máy bay được diễn ra trên toàn cầu. Các phi công từ châu Âu và Hoa Kỳ toả đi khắp thế giới để trình diễn và giới thiệu thành tựu chinh phục bàu trời của con người và một môn thể thao mới mẻ.

Cuối năm 1911, Van Den Born, cùng vợ và một viên thợ máy với một chiếc máy bay kiểu Farman 2 đã xuống tàu thuỷ từ bến cảng Marseilles (Pháp) lên đường đi tới vùng Viễn Đông. Theo dự kiến ban đầu, ông sẽ đưa chiếc máy bay của mình đến Singapore. Nhưng chính trên hành trình này, Van Den Born ngẫu nhiên gặp con gái của Toàn quyền Đông Dương Koblukovsky đã khiến viên phi công người Bỉ thay đổi y định và đưa chiếc máy bay của mình cập bến Sài Gòn.

Được người đứng đầu bộ máy cai trị của xứ Đông Dương nhiệt tình hỗ trợ, Van Den Born đã tổ chức “Đại tuần lễ Hàng không tại Nam Kỳ”(Grande semaine d’ Aviation) diễn ra tại Sài Gòn từ ngày 8 đến 18-10-1910. Tại cuộc tập hợp được ghi nhận là lần đầu tiên ở châu á, những thành viên cổ vũ cho hàng không đã đựơc thành lập. Tiếp đó từ 7 đến 18-12-1910, một cuộc trưng bày và trình diễn máy bay đã được tổ chức tại Truờng đua ngựa Phú Thọ. Và cao trào của tuần lễ này là sự kiện Van Den Born trình diễn bay trên chiếc Farman 2 diễn ra vào ngày 15-12-1910 trước sự chứng kiến của 150.000 người.

Ngay vào thời điểm đó, dư luận đã ghi nhận đây là một cuộc cất cánh đầu tiên của máy bay được thực hiện ở châu á . Bởi lẽ, đầu tháng 1-1911, Van Den Born mới đưa chiếc Farman của mình sang trình diễn ở Bangkok (Siam-Thái Lan) và đến tháng 3 năm đó,một tuần hàng không mới được tổ chức tại Honkong lúc đó đang làmột nhượng địa của Anh trên lãnh thổ Trung Quốc.

Cần nói thêm rằng, Van Den Born không chỉ dành cho thành phố Sài Gòn cái vinh dự là “cái nôi” của hàng không ở châu á mà ông còn yêu qúy thành phố này đến mức đã gắn bó cả cuộc đời của mình ở đây. Chỉ trừ những năm diễn ra Thế chiến I (1914-1918) Van Den Born phải trở về Bỉ làm nghĩa vụ quân sự, còn tất cả thời gian còn lại cho đến gần cuối đời ông sống như một “công dân Sài Gòn”. Và tài liệu còn cho biết Van Den Born là người có nhiều đóng góp trong việc truyền bá nhiều môn thể thao của phương Tây vào Viêt Nam như đua xe đạp, boxing, đấu kiếm v.v…

Chỉ vài năm nữa (2010) là tròn 100 năm sự kiện chiếc máy bay Farman cất cánh từ sân đua Phú Thọ. Cho dù có phải là sự kiện đầu tiên hay không thì đó cũng là một sự kiện có y nghĩa làm tăng thêm”thương hiệu”của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như của ngành Hàng không Việt Nam đang trên đường hội nhập, điểm đến và phương tiện của nhiều du khách trong đó có những người đến từ Bỉ, quê hương của Van Den Born.

Hình ảnh sau chỉ có tính chất minh họa

13003

vnmission
20-09-2008, 22:19
13012
Charles Van den Born (11/7/1874 – 24/1/1958)

Vào lúc 10h30 ngày 10/12/1910, Van den Born đã cất cánh tại sân ngoài trời của CLB Thể thao (sân đua) Phú Thọ, Sài Gòn:

13008

Chiều cùng ngày, Yoshito Tokugawa trở thành người đầu tiên bay ở Nhật Bản, người thứ hai bay ở châu Á!

Một PC có hình Van den Born:

13009

Nguồn:
http://findarticles.com/p/articles/mi_qa3901/is_/ai_n8888479
http://earlyaviators.com/eborn1.htm

vnmission
21-09-2008, 11:46
Nếu theo thông tin của bác Dương Trung Quốc do bạn Duca trích lại trên đây, ngày thực hiện chuyến bay đầu tiên tại Sài Gòn là 15/12/1910 (chứ không phải 10/12/1910 như thông tin trên). Ngày 15/12 cũng được ghi nhận tại một số trang web khác.

Nếu thông tin này được kiểm chứng, có thể người thực sự "bay" đầu tiên tại châu Á (dù không được chính thức ghi nhận vì chỉ có một số ít người chứng kiến) lại là một người Nhật khác, Đại úy Hino Kumazo. Ông này đã cất cánh được 2 lần vào ngày 14/12/1910 (nguồn: http://forum.axishistory.com/viewtopic.php?f=65&t=77140&st=0&sk=t&sd=a&start=255). Còn theo Wikipedia, chuyến bay chính thức đầu tiên tại Nhật được Yoshitoshi Tokugawa thực hiện vào ngày 19/12/1910 (http://en.wikipedia.org/wiki/Yoshitoshi_Tokugawa).

Một tấm PC khác có chữ ký của Van Den Born:

13028

dammanh
21-09-2008, 12:44
co 1 bi thu da qua toi,ban mat roi khong hieu gia tri the nao,gioi thieu voi moi nguoi hinh anh bi thu nay.

13027

vnmission
26-08-2012, 18:44
Chợt thấy hình bì thư hàng không Sơn La (02-01-1923) - Hà Nội (03-01-1923).

171995

171996

Chắc chuyến bay chở thư đầu tiên ở Việt Nam phải có từ thập kỷ 1910?

vnmission
21-09-2012, 18:45
Câu hỏi trên dường như đã được giải đáp từ lâu. Trong một bài viết trên The Indochina Philatelist số 88, tháng 3/1988, Mark Isaacs cho biết chuyến bay chở thư đầu tiên tại Đông Dương xuất phát từ từ Luang Prabang ngày 20-04-1921 đi Vientiane, từ Vientiane đi Sài Gòn ngày 27-4-1921, sau đó được chuyển tiếp đi Pháp.

173690

Mặt sau bì thư có chữ viết tiếng Pháp bằng bút chì cho biết, chỉ có 5 bì thư được chuyển trong chuyến bay (quân sự) trên.

VAPUTIN
14-02-2013, 10:07
13012
Charles Van den Born (11/7/1874 – 24/1/1958)

Vào lúc 10h30 ngày 10/12/1910, Van den Born đã cất cánh tại sân ngoài trời của CLB Thể thao (sân đua) Phú Thọ, Sài Gòn:

13008



Va tui xin đính chính là Van den Born không cất cánh từ sân Phú Thọ, vì lẽ năm 1910 sân Phú Thọ chưa ra đời

VAPUTIN
14-02-2013, 13:32
http://i463.photobucket.com/albums/qq355/brucelee4/HKDD/image259.gif (http://javascript%3Cb%3E%3C/b%3E:void%280%29;)
Van Den Born và chiếc máy bay Farman IV

http://i463.photobucket.com/albums/qq355/brucelee4/HKDD/image260.gif (http://javascript%3Cb%3E%3C/b%3E:void%280%29;)
Van den Born cất cánh ở trường đua Sài Gòn, 10 tháng 12 1910.

VAPUTIN
14-02-2013, 13:35
Sân bay đầu tiên ở Việt Nam theo các tài liệu nói trên chính là trường đua Phú Thọ, nhưng theo một số tài liệu khác thì trường đua Phú Tho năm 1932 mới bắt đầu hình thành từ một khu nghĩa địa. Như vậy Van Den Born năm 1910 có thật sự bay trên khu nghĩa địa này?

http://farm6.static.flickr.com/5179/5528294223_c337ab79e5_o.jpg


Cách đây hơn 100 năm, vào thời kỳ đầu Pháp thuộc, cả vùng quận 10 ngày nay (và một phần quận 3) được mệnh danh là đồng mả mồ, dịch theo tên gọi Plaine des Tombeaux của người Pháp.

Theo miêu tả của các tác giả Pháp vào thời kỳ này như Jean Bouchot, J.C. Baurac, Silvestre..., đồng mả mồ là một vùng rộng lớn giới hạn bởi hai con đường Nguyễn Thị Minh Khai (xưa là đường Chasseloup Laubat và Jean-Jacques Rousseau) và Hai Bà Trưng (xưa là Impériale, rồi Nationale và Paul Blanchy), chạy về hướng Chợ Lớn với hàng trăm ngôi mộ nằm rải rác.

http://farm6.static.flickr.com/5269/5764352072_010236dae5_o.jpg


Khu vực này cũng có một ngôi mộ tập thể gọi là “mả N gụy” chôn gần 1.250 người, trong cuộc nổi dậy của binh lính dưới quyền Lê Văn Khôi tại thành Phiên An (Gia Định) những năm 1833 - 1835, đến nay không tìm ra dấu vết. (những năm 60 khi lính Đại Hàn làm đường ở khu vực gần bệnh viện Bình Dân ngày nay đã đào được rất nhiều xương người, đó là mả N gụy?)

Trước thời Pháp thuộc, khu vực này có tên gọi đồng tập trận, nơi Tả Quân Lê Văn Duyệt, tổng trấn Gia Định thành, thường xuyên thao dượt binh sĩ (tập trận).

Theo học giả Vương Hồng Sển, tác giả Sài Gòn năm xưa, thời Pháp thuộc đường xe lửa giữa nối liền Sài Gòn - Chợ Lớn chạy xuyên qua cánh đồng mả mồ, trong đó có đường Lý Thái Tổ ngày nay: “...Sách nói khi xưa, làm con đường này, gặp nhiều mồ mả (ắt chốn đồng tập trận cũ), Lang sa (thực dân Pháp - LN) có lệ phát ba quan tiền và một xấp vải cho mỗi ngôi mộ và mả bị cải táng...” (Sđd-NXB TP.HCM - 1997 - trang 148).


http://farm5.static.flickr.com/4079/4784912855_c39a89b986_o.jpg

Một bức ảnh xưa do người Pháp chụp đề rõ cụm từ Plaine des Tombeaux cũng cho thấy nhiều ngôi mộ nằm cạnh đường xe lửa.


Căn cứ vào chút sử liệu trên, ngôi mộ bên đường Nguyễn Tri Phương là một trong rất ít những ngôi mộ xưa còn sót lại trong số hàng trăm ngôi mộ thuộc đồng mả mồ đã bị thực dân Pháp và chính quyền cũ giải tỏa vì những việc công ích. Vào thời kỳ này, đa số mộ cổ đều được làm bằng ô dước và được xây đắp khang trang. Phần đất xây dựng trường đua Phú Thọ năm 1932 cũng là một phần của Cánh đồng mả mồ

Do đó việc hạ cánh của Van Den Born năm 1910 trên cánh đồng này là một điều không thể xảy ra do sự nguy hiểm chết người của nó.

VAPUTIN
14-02-2013, 13:37
Báo đăng về chuyến bay đầu tiên đó không nói rõ địa điểm chỉ nói là người ta xúm quanh rìa của "sân bay" để xem con chim sắt bay lượn.

http://ttvnol.com/images/muare/wol_error.gifHình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 1024x1455.http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k55015467/f14.highres
"sân bay" nào thời đó khi lần đầu tiên người dân và quan chức Việt Nam nhìn thấy chiếc máy bay? Phải chăng đó là bãi đất trống ngày nay là Tân Sơn Nhất?

Theo Va mổ nhiều người đã nhầm lẫn: Sài gòn có đến hai trường đua ngựa và rất có thể Van Den Born đã biểu diễn ở trường đua Sài gòn, đối diên Vườn Bà Lớn (góc CMT8 và Điện Biên Phủ ngày nay)

Trường đua Sài gòn (Vườn Bà Lớn) cũng hay bị chú thích nhầm thành trường đua Phú Thọ (thuộc Chợ Lớn)

http://farm6.static.flickr.com/5144/5578820624_df315d9fde_o.jpg

Trường đua Phú Thọ chỉ có từ năm 1932 còn trường đua Sài gòn (Vườn Bà Lớn) được “Hội Đua ngựa Sài Gòn” lập vào năm 1893, bên trong bãi đất rộng lớn trên đường Général Lize trong khuôn viên khu đa giác pháo binh (đối diện Vườn Bà Lớn) (góc CMTT và Điện Biên Phủ ngày nay).

Chiến tranh Thế giới lần I (1914-1918), trường đua ngựa này tạm ngưng hoạt động mãi đến năm 1920 mới bắt đầu trở lại.

Năm 1921, nơi đây đã có dịp đón tiếp thống chế Joffre nhân chuyến thăm Đông Dương của ông này,

Có khả năng rất lớn là Van Den Born đã bay biểu diễn cả hai lần tại nơi này. Và nếu như thế thì "sân bay" đầu tiên của Việt Nam ngày nay không còn nữa.

VAPUTIN
14-02-2013, 13:38
Năm 1920 Poulet cũng đáp máy bay xuống trường đua này

http://farm7.static.flickr.com/6206/6124172216_20d497c0b7_b.jpg


Một tấm ảnh khác của trường đua ngựa Sài gòn (Vườn Bà Lớn)

http://ttvnol.com/images/muare/wol_error.gifHình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 767x511.http://farm7.static.flickr.com/6205/6123630919_b37264c987_b.jpg

VAPUTIN
14-02-2013, 13:40
Bản đồ Sài gòn năm 1881 cho thấy phía sau dinh toàn quyền (dinh Thống nhất ngày nay) là ruộng đất, lúc này chưa thấy có trường đua trên bản đồ

http://belleindochine.free.fr/images/Plan/saigonfavre1881.JPG

Bản đồ Sài gòn năm 1903 đã có trường đua (góc trên phải) nằm trong khu "đa giác pháo binh" với chú thích là "Champ de course"

Để dến trường đua người ta đi theo đường Thuận Kiều chạy ngang Jardin de Ville tức vườn Tao Đàn (trước 1975 là đường Lê Văn Duyệt, nay là đường Cách Mạng tháng Tám). Bên cạnh khu pháo binh có trường đua là khu vườn bà Lớn chú thích trên bản đồ ghi là Phú Thạnh. Đây là đất của gia đình tổng đốc Phương kéo dài đến tận ngã Bảy

Lúc này đường Điện Biên Phủ khúc CMT8 đến ngã Bảy vẫn chưa được phóng> Lưu ý là từ ga Sài gòn có một nhánh đi Chợ Lớn và Mỹ Tho còn một nhánh đi Hà nột thì chạy sát trường đua trước khi vào ga Hòa Hưng



http://belleindochine.free.fr/images/Plan/PlanDoumer.JPG

Bãn đồ này khoảng năm 1920 có thể nhìn rất rõ trường đua Sài gòn nằm trong ô A5, Đường ĐBP khúc CMT8 nối Nga Bảy đã được phóng mang tên là đường Polygone

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c4/Saigon_map_1920.jpg

VAPUTIN
01-08-2013, 21:33
http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/226/118/671_001.jpg

VIETNAM - SAIGON-USA FIRSTFLIGHT PAN-AMERICAN JET CLIPPER AUG. A-1960

VAPUTIN
01-08-2013, 21:42
http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/216/870/458_001.jpg

http://images-01.delcampe-static.net/img_large/auction/000/216/870/450_001.jpg

VAPUTIN
01-08-2013, 21:43
http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/190/690/867_001.jpg

http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/184/355/066_001.jpg
Amsterdam-Sài gòn - TP HCM

http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/216/427/490_001.jpg?v=1

VAPUTIN
01-08-2013, 21:57
Hãng Interflug của Đông Đức xưa, nay đã qua đời

Năm 1973 chắc Interflug bay bằng IL-18 nên phải transit tùm lum

http://images-01.delcampe-static.net/img_large/auction/000/182/245/341_001.jpg

Năm 1976 họ mới sử dụng IL-62 nhờ đó chỉ cần transit 1 lần ở Karachi
http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/182/245/345_001.jpg

HanParis
01-08-2013, 22:07
http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/190/690/867_001.jpg

Cám ơn bác VA về mấy FDC thật lịch sử. Ở Pháp, gửi thư mà dán tem thiếu thì thư không đi, nhưng ở Đan Mạch, họ cho đi nhưng phạt rất nặng và thường gửi hóa đơn về Expéditeur (Người Gửi) :(

Thì ra hãng KLM đã có lâu đời lắm rồi. Hàn chỉ biết ngày nay KLM đã bị Air France mua lại, máy bay họ thật êm ái, nhất là khi bay lên :D Chúng tôi đã đi máy bay hãng này để qua Bắc Âu chơi. Lúc đầu thấy ghi KLM Dutch, cứ hiểu lầm là Đức. Nhưng sao thấy phi hành đoàn nói tiếng Anh và hình như không thạo tiếng Pháp. Mãi đến khi chuyến về (Air France), Hàn nghe thấy chiêu đãi viên Hàng Không parler Français (nói tiếng Pháp) nghe bùi tai quá! Đúng là nghe như tiếng Mẹ đẻ, êm tai quá đi! :D

VAPUTIN
01-08-2013, 23:44
Ngày 6/11/1973: Chuyến bay Hà Nội-Berlin (Đông Đức) của hãng Interflug (Đây là bì thư FFC duy nhất của VNDCCH từ năm 1954-75).

(Hình của bác Dhung)

Các bác Hà nội dán toàn tem máy bay rơi như trù cho hãng này sập tiệm hay sao vậy cà?



http://temviet.com/forum/index.php?attachments/interflug-1-jpg.13194/ http://temviet.com/forum/index.php?attachments/interflug-2-jpg.13195/'

Con dấu của FFD dưới đây cho thấy họ bay bằng IL-18.

http://temviet.com/forum/index.php?attachments/first3-jpg.27002/ (http://temviet.com/forum/index.php?attachments/first3-jpg.27002/)

VAPUTIN
01-08-2013, 23:58
Ngày xưa Va đã từng đáp máy bay hãng này đi đến Cánh đồng đẹp ở Berlln. Phải nói Interflug là hãng máy bay "ngon" nhất phe XHCN. Va nhớ các tiếp viên của họ rất tử tế, cho hành khách ăn liên tục, nhất là cái món wurst chấm mù tạc. Dù là "ngon" nhất phe XHCN nhưng khi nước Đức thống nhất thì nó không là cái gì so với gã khổng lồ Lufthansa nên đành dẹp tiệm. Việt Nam lúc đó tranh thủ mua một số máy bay IL-18 và TU-134 bán xôn của hãng này nhưng về dùng không bao lâu thì tai nạn liên tục xảy ra đành thôi đi thuê máy bay tư bổn cho nó lành.

http://i.ebayimg.com/t/INTERFLUG-20-Jahre-zivile-Luftfahrt-Berlin-Hanoi-6-7-1975-Einschreiben-/00/s/NDAwWDY4OA==/z/C-kAAOxyPc5R8sxc/$%28KGrHqZHJCIFHVz0Ns,RBR8s%29c%21VBw%7E%7E60_12.J PG

http://www.ddr-interflug.de/Flotte/IL-62/Bilder%20Flotte-IL62_1/DDR-SEH_IL-62_INTERFLUG_Bild-1_A-V-D-VOET_Webversion.jpg

http://www.planes.cz/photo/1006/1006563/il62m-ddr-seo-interflug-ifl-if-berlin-schonefeld-sxf-eddb.jpg (http://www.planes.cz/photo/1006/1006563/il62m-ddr-seo-interflug-ifl-if-berlin-schonefeld-sxf-eddb.jpg)
IL62M (http://www.planes.cz/en/search/type/131/IL62M/?pho_plane=131)

Interflug ( IFL / IF ) (http://www.planes.cz/en/search/company/694/interflug-ifl-if/?pho_company=694)

VAPUTIN
02-08-2013, 12:04
Trong những năm 1980, Interflug ngày càng phải đương đầu với những vấn đề do phi đội già lão hóa của họ gây ra: sự tiết kiệm nhiên liệu (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=en&rurl=translate.google.com&sl=auto&tl=vi&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Fuel_efficiency&usg=ALkJrhiWtTb0FnUQZwN19uzOcSxl6WA6Xg) được chứng minh là kém hơn so với (tại thời điểm đó) máy bay hiện đại của phương Tây, và các quy định về bảo vệ tiếng ồn buộc công ty này đã phải trả thêm nhiều tiền cho lệ phí hạ cánh (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=en&rurl=translate.google.com&sl=auto&tl=vi&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Landing_fee&usg=ALkJrhj3dFHxc0XOsJ7bSmteARLvmxAuAw) , trong một số trường hợp thậm chí còn phải đối mặt với lệnh cấm hoạt động tại các sân bay nhất định của phương Tây. Các máy bay do phương Tây sản xuất như Boeing (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=en&rurl=translate.google.com&sl=auto&tl=vi&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Boeing&usg=ALkJrhhqpGtIyYgaooV3jYJobeEgl6VY-w) , McDonnell Douglas (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=en&rurl=translate.google.com&sl=auto&tl=vi&u=http://en.wikipedia.org/wiki/McDonnell_Douglas&usg=ALkJrhghUtHP4_CUhBT27ZmWTumE1y7nYQ) và Airbus (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=en&rurl=translate.google.com&sl=auto&tl=vi&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Airbus&usg=ALkJrhjOsG3PGa6ZqAnsZkEStTP7qcGI0A) không thể được bán cho các nước của khối Xô Viết (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=en&rurl=translate.google.com&sl=auto&tl=vi&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Soviet_bloc&usg=ALkJrhgRtIKoccrc2QctKwuzElhUxX3FLg) vì lệnh cấm vận.

Từ khi có Perestroika (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=en&rurl=translate.google.com&sl=auto&tl=vi&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Perestroika&usg=ALkJrhhFlJdaNQamMXg1xA6Fdh0hFLI8vQ) thì máy bay thương mại mới được miễn lệnh cấm vận thương mại (trong năm 1988) mở đường cho Interflug đặt mua ba máy bay Airbus A310 (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=en&rurl=translate.google.com&sl=auto&tl=vi&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Airbus_A310&usg=ALkJrhh6WzfImcCtiOJyRW_aohjJA84cdQ) máy bay đường dài, giá trị DM (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=en&rurl=translate.google.com&sl=auto&tl=vi&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Deutsche_Mark&usg=ALkJrhgaYOpv6-w-chgWctQW4cGZ4kUSjw) 4,2 triệu.

Máy bay Airbus A310 đầu tiên được giao cho Interflug vào ngày 26 tháng 6 năm 1989. Các đội bay Đông Đức cho các loại máy bay mới đã được đào tạo ở Tây Đức. Máy bay A310 cho phép các chuyến bay thẳng đến Việt Nam và Cuba (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=en&rurl=translate.google.com&sl=auto&tl=vi&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Cuba&usg=ALkJrhj9jD1RKRTY2If4DXSEX0hQpuCcNg)

Như một hệ quả của sự thống nhất nước Đức (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=en&rurl=translate.google.com&sl=auto&tl=vi&u=http://en.wikipedia.org/wiki/German_reunification&usg=ALkJrhhCAAmCBMt07QwACU8jPNXF_tCgmg) vào ngày 03 tháng 10 năm 1990, Interflug chịu sự quản lý của Treuhandanstalt (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=en&rurl=translate.google.com&sl=auto&tl=vi&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Treuhand&usg=ALkJrhhOHTixQfV3yoxFDvMvjGd94UT4ug) , cùng với tất cả các tài sản nhà nước khác của Đông Đức. Nhưng không có nhà đầu tư nào mua Interflug nên vào ngày 07 Tháng Hai 1991 hãng Interflug với 2.900 nhân viên của mình và 20 máy bay đã được thanh lý. Chuyến bay thương mại cuối cùng (Berlin- Vienna (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=en&rurl=translate.google.com&sl=auto&tl=vi&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Vienna&usg=ALkJrhj9EqF0QP1hj-juwFgNQ-uDeEIsGg) -Berlin sử dụng một chiếc Tu-134) đã diễn ra vào ngày 30 tháng tư 1991.

Bì thực dưới đây của nhà sưu tập Đông Đức nào đó ghi chuyến bay đầu tiên của Interflug dùng A-310 đến Hà nội là vào ngày 30-10-1990

http://images-00.delcampe-static.net/img_large/auction/000/049/891/949_001.jpg?v=1

VAPUTIN
02-08-2013, 12:13
Logo

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/5/5c/Interflug.svg/800px-Interflug.svg.png

Một chiếc IL-62

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/da/Interflug_Ilyushin_Il-62_Bidini.jpg/1024px-Interflug_Ilyushin_Il-62_Bidini.jpg


Một trong ba chiếc A-310 của Interflug, cả ba chiếc sau được giao lại cho KQ Đức

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b4/Interflug_Airbus_A310-300_Manteufel.jpg/640px-Interflug_Airbus_A310-300_Manteufel.jpg



http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/6f569858b0a842a7867a04b4cb135c66.jpg
Chiếc chuyên cơ mang tên Theodor Heuss thường được dùng để chở tổng thống Đức.



Sau đó chúng được tập đoàn Lufthansa Technik thiết kế lại để trở thành máy bay chuyên chở VIP trong những chuyến bay tầm trung và tầm xa.

Hai chuyên cơ Airbus 310-304 của Đức được đặt tên là Konrad Adenauer (thủ tướng đầu tiên của Tây Đức sau Chiến tranh thế giới II) và Theodor Heuss (tổng thống đầu tiên của Đức).

VAPUTIN
03-08-2013, 12:38
Bì thư FFC Chuyến bay Hà Nội-Berlin của hãng Interflug bay bằng IL-62.

http://i.ebayimg.com/t/INTERFLUG-FFC-HANOI-VIETNAM-BERLIN-IL-62-1976-/00/s/NTg3WDk1Mg==/z/Tt4AAOxyRHdR3GlZ/$T2eC16ZHJIEFHR2tF%21%28TBR3GlYqW%29%21%7E%7E60_57 .JPG

Bì thư FFC Chuyến bay Berlin - Hà Nội(Đông Đức) của hãng Interflug bay bằng A-310.



http://2.static-hood.de/img1/full/3551/35515521.jpg

VAPUTIN
05-08-2013, 14:07
Hãng Interflug hay Aeroflot đối với những người Việt Nam nghèo khó thời bao cấp thật là sang trọng

Ví dụ như trong Tạp chí TCVN Số 11 năm 2004 có tác phẩm Nhật ký Hội nhập trong đó ông Hoàng Mạnh Tuấn Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL kể về chuyến đi công tác nước ngoài của ông bằng máy bay hãng Interflug như sau

4-12-1973
...
Phải nói là trong 5 ngày qua, anh chị em ở các phòng Hợp tác quốc tế và Tổ chức đã làm việc rất tích cực và vất vả để chuẩn bị cho chuyến đi này, từ khâu nhân sự, hộ chiếu, tài chính đến việc lĩnh séc, mua vé máy bay, mượn quần áo, điện báo cho các sứ quán và cho cơ quan bạn, chuẩn bị các thư từ cần thiết... Ngày mùng 1 đã lấy được hộ chiếu nhưng vẫn chưa xong khâu tài chính - ngân hàng. Mùng 2 là chủ nhật. Nếu mùng 3 chưa lấy được séc thì khó mà lên đường sáng mùng 4 được. Hôm gặp anh Hướng, anh nói là có sự đùn đẩy giữa các bên, mãi đến khi xin ý kiến anh Tô, anh Tô nói: phải đi, bấy giờ mới có quyết định thì đã khá muộn. Thế là trong mấy ngày qua, mọi việc cứ quay tít mù cả lên. Lại đúng vào lúc ông Muylơ hẹn làm việc với Uỷ ban và với Viện! Một số giấy tờ (hộ chiếu, séc, các công văn của Uỷ ban và của Viện gửi cho những cơ quan có liên quan ở Đức và Liên Xô, danh sách xin tài liệu cần thiết cho ta...) sáng nay anh em mới kịp trao cho tôi lúc ngồi trong ô tô, ở trạng thái không biết có kịp giờ trước khi máy bay cất cánh không?
Qua cầu, ô tô phóng rất nhanh, nhưng tới sân bay cũng đã 8 giờ kém 8 phút. thấy sân bay vắng vẻ, mọi người đã thất vọng. May sao, máy bay từ Đức vẫn chưa sang và sân bay thông báo 8 giờ sáng mai mới có chuyến bay sang Đức.
BECLIN 6-12-1973
Mới trưa hôm qua còn ở Hà Nội, sáng nay đã ở Beclin rồi. Sáng qua phải chờ rất lâu ở sân bay Gia Lâm và mãi đến 12 giờ rưỡi trưa 5/12 máy bay mới rời Hà Nội. Sáng nay, tới Beclin vào 6 rưỡi sáng (ứng với 12 giờ rưỡi trưa ở Hà Nội). Như vậy dường như chỉ mất 18 tiếng đồng hồ, nhưng thực ra, do chênh múi giờ, tôi đã bay 24 tiếng đồng hồ và nếu trừ đi 3 giờ nghỉ ở các sân bay Đaca, Tasken, Mạc Tư Khoa, thì tôi đã bay 21 tiếng trên không trung. Và đến bây giờ, tuy đã xuống mặt đất trên 12 tiếng đồng hồ rồi, tôi vẫn còn cảm giác chơi vơi, lâng lâng như đang ở trên cao.
Đây là một chuyến bay kỳ thú đối với tôi. Lần đầu tiên bay trên bầu trời Tổ quốc, tôi mới thấy hết tầm bao la lồng lộng của đất nước: đồng ruộng mênh mông, bát ngát; sông Hồng uốn khúc quanh co; rừng núi xanh biếc chập trùng; bầu trời trong xanh, mây trắng lững lờ trôi... Tất cả những gì nhìn thấy, cảm thấy từ trên cao mang đến cho tâm hồn một tình cảm tự hào và yêu thương rộng lớn, đậm đà đối với đất nước quê hương.
Hành khách trên máy bay chỉ hơn chục người. Có lẽ đây mới là chuyến bay thứ hai hoặc thứ ba của hãng Hàng không Đức tại Việt Nam nên vẫn chưa mấy người biết đến. Anh Lưu Quý Kỳ - chủ tịch Hội nhà báo và một Tổng biên tập báo Quân đội đi sang Tiệp. Một đồng chí ở Thông tấn xã giải phóng sang dưỡng bệnh ở Đức. Anh Tiên Phong - Uỷ viên trung ương Đoàn TNLĐ và một đồng chí ở Uỷ ban bảo vệ thiếu niên nhi đồng sang dự hội nghị ở Đức do bạn mời. Một chuyên gia về chè người Cuba. Một gia đình tuỳ viên Đại sứ quán Đức, một cặp thanh niên nam nữ người Hung và vài người nữa. Chiếc IL-18 cỡ nhỏ trở nên rộng thênh thang. Mỗi người có thể chọn hẳn một dãy, nằm, ngồi tuỳ ý. Các cô tiếp viên người Đức niềm nở, nhã nhặn, nhiệt tình. Người ta nói rằng hãng INTERFLUG mới khai trương này muốn cạnh tranh với hãng AEROFLOT nên phục vụ rất tốt, giá vé lại rẻ. Năm bữa ăn với quá nhiều món ăn và đồ uống trong một chuyến bay. Tiếc là tôi cảm thấy hơi nôn nao nên gần như không ăn uống được gì.

Vé năm 1973

http://www.airlinehistory.co.uk/ticket%20index%203%20rd%20edition/web/images/t1285.jpg

VAPUTIN
05-08-2013, 15:15
IL-18 của Interflug bay Berlin Hà nội từ năm 1973 đến tháng 4-1976

Một lịch bay Interflug cũ cho thấy năm 1982 Interflug bay IL-18 từ Berlin đến Hà Nội. Chuyến bay 910 khởi hành mỗi thứ hai và được định tuyến Berlin Shonefeld-Moscow-Tashkent-Karachi-Dacca-Hà Nội. Chuyến bay 911 khởi hành theo hướng ngược lại vào thứ 4. Máy bay Il-18 chở được 100 người chỉ có một hạng ghế duy nhất, bay với tốc độ chỉ 650km / h. Nhưng vì máy bay đã được phép đi qua không phận của Liên Xô, các chuyến bay đã có thời gian bay khá ngắn, rời Berlin vào 08:55, và đến Hà Nội lúc 15:00 ngày hôm sau.

http://www.gerdspriess.de/Interflug%20Galerie/hanoi2-400.jpg http://www.gerdspriess.de/Interflug%20Galerie/hanoi3-400.jpg


Năm 1980, đoàn đại biểu quân sự VN do đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu đã thuê một chiếc IL18 của hãng Interflug cho một chuyến đi kéo dài hai tháng rưỡi thăm 12 nước châu Phi.

http://www.ddr-interflug.de/Flotte/IL-18/DDR-STF_IL-18D_IF_Leipzig-15081990_Bild-10_Frohriep_Web.jpg

Bên trong của một chiếc IL-18 Interflug

http://www.ddr-interflug.de/Flotte/IL-18/DDR-STF_IL-18D_IF_Leipzig-15081990_Bild-2_Frohriep_Web.jpg

http://www.ddr-interflug.de/Flotte/IL-18/DDR-STF_IL-18D_IF_Leipzig-15081990_Bild-3_Frohriep_Web.jpg

VAPUTIN
05-08-2013, 15:39
Từ tháng 4 năm 1976 đến tháng 10-1990, Interlug bay tuyến Hà nội bằng IL-62 và IL-62M

Máy bay cất cánh lúc 10 giờ sáng từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) bay qua không phận Lào, ấn Độ… sau 6 giờ bay thì hạ cánh sân bay KARACHI (PAKISTAN). Sau đó bay một mạch đến BERLIN. Thế là từ lúc cất cánh ở Hà Nội đến khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế BERLIN Schoenefield là 14-15 giờ bay. Năm 1980 máy bay vẫn phục vụ 5 bữa ăn trong suốt hành trình, tức là 2-3 giờ lại dọn ăn một lần. Thức ăn không được làm tại Việt Nam mà mang theo từ Đức sang nên đồ ăn đặc sệt kiểu Đức như xúc xích, dăm bông, khoai tây nghiền, bánh mì, bíp tết, phô mai...Ai chưa từng quen ăn đồ Tây thì thật khó khăn để nuốt trôi. Tuy IL-62 được xem là máy bay chở khách đường dài "đỉnh của đỉnh" của phe XHCN nhưng IL-62 đi khá xốc và nếu ngồi gần cuối máy bay tức là gần bốn động cơ thì ồn lắm. Va tui về đến khách sạn mà vẫn nghe tiếng động cơ o o trong tai. Sáng hôm sau thức dậy mới hết. Chả trách sao nhiều sân bay Tây Âu sau này cấm tiệt các máy bay do LX sản xuất có gắn động cơ do LX sản xuất đáp xuống sân bay họ. Có cho đáp thì cũng bắt đóng tiền "phí môi trường" rất cao.


Năm 1983 Interflug bay hai chuyến tuần vào thứ Hai (IF 950) và Chủ nhật (IF 952). Khởi hành ở Berlin vào lúc 8h30 chiều và đến Hà nội lúc 4h05 sáng sớm hôm sau.

Vé năm 1980

http://www.airlinehistory.co.uk/ticket%20index%203%20rd%20edition/web/images/t571.jpg


http://www.gerdspriess.de/Interflug%20Galerie/DM-SEF.jpg

VAPUTIN
05-08-2013, 15:50
Tác phẩm "Bên Thắng cuộc" có đoạn

"Tháng 10-1989, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tới Berlin dự lễ kỷ niệm bốn mươi năm ngày thành lập Nước Cộng hoà Dân chủ Đức. Theo ông Lê Đăng Doanh: “Quyết địng đi dự 40 năm Quốc Khánh CHDC Đức là quyết định trực tiếp của cá nhân anh Linh. Anh Linh đã bàn với Bộ Chính trị về việc phải triệu tập một Hội nghị các Đảng Cộng Sản và Công nhân quốc tế để cứu phong trào cộng sản, chống chủ nghĩa cơ hội. Anh sang Berlin là để gặp các đồng chí để bàn về việc ấy và gặp Gorbachev. Trong một cuộc họp, anh Linh nhận xét: Gorbachev là kẻ cơ hội nhất hành tinh này”.

Ngày 4-10-1989, từ Hà Nội, hãng Interflug của Cộng hoà Dân chủ Đức dành cho ông Linh một ghế hạng thương gia, các thành viên cao cấp khác – Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Trợ lý Tổng bí thư Lê Xuân Tùng, Phó Ban Đối ngoại Trịnh Ngọc Thái, Đại sứ Tạ Hữu Canh và thư ký Lê Đăng Doanh – chỉ ngồi khoang hành khách thường."

Theo Va biết thì máy bay IL-62 của Interflug có 8 ghế hạng nhất (hay hạng thương gia theo như cách gọi của Huy Đức) nằm ở khoảng giữa máy bay. Không hiểu lúc đó "full book" thế nào mà chỉ có cụ Linh được ngồi, đến phó thủ tướng cũng phải ngồi chung với phó thường dân. Từ năm 1980 trở đi, chuyến bay Hà nội- Berlin của Interflug thường kín chổ.

http://www.airplane-pictures.net/images/uploaded-images/2009-4/12/42288.jpg

IL-62 của Interflug, ghế "phó thường dân" mỗi hàng sáu ghế chia làm hai bên, mổi bên 3 ghế. Ghế hạng nhất có 2 hàng, mỗi hàng 4 ghế.


http://31.media.tumblr.com/tumblr_mabpxrDiGn1rfytuuo1_1280.jpg

VAPUTIN
05-08-2013, 16:14
Đối với Việt Kiều quen đi máy bay của tư bổn, hành khách được đối xử sướng hơn vua thì đi máy bay phe XHCN thì giống như cực hình.

Cụ Bùi Trọng Liễu được dịp đi máy bay XHCN "hơi bị nhiều" kể lại như sau:

Với Aeroflot

"Sáng hôm sau xe sứ quán đưa ra sân bay, tôi được dặn là khi đi chú ý, nếu cần thì giúp đỡ một « đồng chí Lào », nhưng không nói là ai, chắc là một nhân vật quan trọng; ông ta đi một mình, không có người hộ vệ. Chiếc máy bay cánh quạt 4 máy, cũ rích. Máy bay rất vắng, có vài người Âu nói tiếng Anh, nhà báo hay nhân sĩ? « Đồng chí Lào » nói tiếng Việt sõi, rất nhã nhặn, đưa danh thiếp tự giới thiệu: Tướng Phun Sipraseuth, trong Bộ tư lệnh tối cao quân đội Pa Thét Lào (sau này là Phó Thủ tướng, kiêm bộ trưởng ngoại giao của chính phủ Cộng hoà Nhân dân Lào). Ông rủ cùng ngồi, cùng ăn, nói chuyện thoải mái. Máy bay xì khói bên trong, tôi hơi hoảng. Ông giải thích: không sợ, loại máy bay của Liên Xô « dépressuriser » như vậy."

Mấy tiếng sau, ông nói cần ngủ trưa. Tôi hỏi: « Khi ra trận mà quen ngủ trưa, thì anh làm thế nào? ». Ông cười trả lời: « Lúc đó thì tự nhiên tỉnh ». Máy bay đỗ nhiều chặng: Tashkent rồi Karachi. Vì « đồng chí Lào » mà máy bay bỏ không đỗ ở Viên Chăn, lúc ấy còn dưới sự kiểm soát của phe trung lập; tôi cũng thấp thỏm: nhỡ máy bay bị rơi thì mình ra sao đây."

....................


"Sáng 15/8/70, 4g30 sáng sang sân bay Gia Lâm làm thủ tục, rồi 6g30 máy bay cất cánh. Ngồi cạnh một tham tán sứ quán Cu-Ba, nói tiếng Việt rất sõi; anh ta kể là mới học tiếng Việt từ 6 tháng nay! Đến escale Calcutta mới nhận ra là ông Hà Thanh Lâm, đại sứ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam cũng cùng đi chuyến máy bay. Rồi lại gặp cả ông Trần Hữu Dực, bộ trưởng phủ Thủ tướng, đi Đức, cũng trong máy bay. Vào địa phận Liên Xô, escale Tashkent, có tay hải quan say rượu, đếm đi đếm lại mãi số đô-la của mình; anh Hà Thanh Lâm bảo: lần sau kệ nó, đừng khai, nó làm mất thì giờ. Món ăn dở kinh khủng, cá tanh, đậu luộc, ăn không được. 24g, đến Mạc Tư Khoa. Người sứ quán ra đón. Ông Trần Hữu Dực rủ về khách sạn, nhưng không có chỗ cho tôi, người gác không cho lên. Các anh đưa về nhà khách sứ quán, kê thêm giường. Đã 3g sáng, mệt quá. Buổi chiều có người sứ quán đưa ra sân bay, đợi một lúc mới lên máy bay. Chuyến bay đi Mỹ, sẽ ghé đỗ Paris. Máy bay rất vắng. Cũng máy bay Aeroflot, nhưng bay về phía Tây thì máy bay tối tân, phục vụ lịch sự, khác hẳn máy bay bay về phía Đông. Tôi có cảm tưởng là đã trở lại với môi trường mình quen thuộc. "

Riêng Interflug thì ông Liễu suýt chết:



"Ngày 17/8/1981, chúng tôi ra máy bay. Anh Nguyễn Ngọc Trân là người trực tiếp tổ chức chuyến về làm việc của Đoàn, tiễn chúng tôi ra sân bay Nội Bài. Lên máy bay xong, tưởng đã xong xuôi. Ai ngờ bay được một lát, máy bay lại quay trở lại Nội Bài. Cái hãng Đông Đức Interflug khá bê bối, không cho thông tin đầy đủ lúc đầu, làm cho có lúc tôi hãi là bị “không tặc” (pirate de l'air), sau hỏi ra mới biết là tại sân bay Karachi đình công, không ghé đỗ escale được, nên phải quay lại Nội Bài. Thời đó thật là bê bối khủng khiếp. Xuống sân bay, bao nhiêu khách “da trắng” gọi điện về Hà Nội, họ có xe ra đón, còn khách “da vàng” bị bỏ ở sân bay, lúc đó chẳng có khách sạn ở sân bay. Đoàn tôi và những hành khách khác một lũ lang thang. Các phòng khách ở sân bay thì họ khoá cửa. Quầy bán nước hết giờ “hành chính”, họ cũng khoá cửa lại. Nếu không mua dự trữ được mấy hộp nước ngọt thì khát cũng đành chịu. Tôi vốn không chịu được nước ngọt, nên tình hình chịu đựng rất khó khăn. Gần tối, hãng máy bay mang các phần ăn ra phát như phát chẩn. Cầu tiêu thì bẩn, lại không có nước. Muốn rửa tay cũng không biết làm sao. Đêm, chúng tôi ngủ vật vạ trong cái phòng phát đồ, mỗi lần có một chuyến máy bay đêm đỗ xuống, nhân viên hải quan lại sua chúng tôi ra ngoài sân. Nằm xuống sàn gạch ở hè, tôi nghĩ: “Trong đời tôi chưa từng bao giờ gặp cảnh một sân bay quái gở như vậy. Nhớ lại cách đó đúng một năm, vợ chồng tôi và hai đứa con tôi từ HongKong về Pháp; khi ghé qua Bangkok, vì máy bay HongKong đến chậm, hụt mất chuyến bay đi Paris, hãng bay HongKong chịu trách nhiệm, phải đưa về khách sạn cung ứng đủ thứ, và hôm sau đưa tận ra sân bay cho kịp chuyến bay đi Pháp. Nay người mình tổ chức như thế này, trách chi hãng máy bay Interflug nó đối xử như thế kia!”. Sáng hôm sau, may là máy bay lại bay. Đến Berlin thì tôi bắt đầu ốm. Lết được lên máy bay, tưởng đã yên, về thẳng đến Pháp. Ai dè, máy bay lần này bất ngờ lại ghé qua Ý, phải đổi máy bay ở thủ đô Roma. May mà hai anh trong Đoàn đi cùng, dìu tôi xuống và lên máy bay. Về đến sân bay Orly, vợ tôi chở về đến nhà, gọi bác sỹ, thấy tôi ốm quá nên chở tôi vào bệnh viện La Pitié-Salpêtrière cấp cứu. Họ tìm không ra bệnh , phỏng đoán là quá mệt và bị bệnh xuất huyết, nên tiêm kháng sinh và làm perfusion. Mẹ tôi và vợ tôi đều tưởng rằng tôi chết mất. Tôi liệt giường mất bốn tuần, xác xơ, tóc rụng cả mảng, may sao lại thoát chết. Tôi vào bệnh viện được ít lâu thì ở nhà biết tin. Nghe nói là Phó Chủ tịch Võ Nguyên Giáp có điện sang cho Sứ quán bảo vào thăm; ông Mai Văn Bộ lúc bấy giờ đang là Đại sứ, mang quà vào thăm tôi trong bệnh viện. Lúc đó tôi đã khá; hết sức cảm ơn sự ưu ái và thịnh tình của trong nước. Dần dần tôi bình phục, nhưng sức dự trữ trong người kém đi, không đi xa được nữa. (Lẽ ra ở Việt Nam về thì vợ chồng tôi đi Mê-hi-cô, nhưng tôi ốm nên phải bỏ. Mấy tháng sau, vợ chồng tôi và 2 con tôi đi Ai Cập, chuyến đó tôi lại bị mệt, có triệu chứng ốm trở lại. Từ đó, tôi không đi xa được nữa).

Tôi không ngờ là hình ảnh Việt Nam cuối cùng của tôi lại là hình ảnh của sân bay Nội Bài, với chiếc máy bay hãng Interflug, với những cậu công-nhân-Lào-đi-học-việc-ở-Đông-Đức vạch quần đái ở bãi cỏ trước khi vội vã cùng với những hành khách khác chen chúc lên cầu thang máy bay..."



http://giaosubui.net/index.php?option=com_content&task=view&id=119&Itemid=40

http://pic4.wangebote.de/interflug-hanoi-berlin-13041976-seltene-privatauflage-36782261.jpg
http://farm5.staticflickr.com/4133/5190552755_4dd894594d_b.jpg

Bì thư FFC Chuyến bay Hà Nội-Berlin của hãng Interflug bay bằng IL-62.

VAPUTIN
05-08-2013, 16:51
Do đó câu "xấu đẹp tùy người đối diện" là không sai.

Cái dở của kinh doanh bao cấp độc quyền là không đặt mục tiêu phục vụ tốt khách hàng lên hàng đầu. Các hãng hàng không XHCN dường như không cần khách nên không cần cải tiến sự phục vụ trên máy bay.

Nếu như từ năm 1970 cụ Liễu đã than phiền máy bay LX "Món ăn dở kinh khủng, cá tanh, đậu luộc, ăn không được" thì đến năm 1980 trên chuyến bay của Aeroflot từ Mát xcơ va về Hà nội Va đã nôn đến mật xanh mật vàng vì được phục vụ món cá kilka tanh òm. Bình thường cá kilka có thể là đặc sản nhưng có lẽ nên loại nó ra khỏi các chuyến bay đường dài đầy mệt mỏi vì cái mùi tanh quá đặc trưng và không thích hợp cho khách nước ngoài. Nhưng suốt 10 năm dài có lẽ chả ai ở Aeroflot quan tâm là khách có thích, có ăn được đồ ăn trên máy bay của họ không.

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=de&u=http://www.ddr-interflug.de/Galerien/Galerie-IL62/Galerie-IL62.htm&prev=/search%3Fq%3Dhttp://www.ddr-interflug.de/Galerien/Galerie-IL62/Galerie-IL62.htm%26client%3Dfirefox-a%26hs%3DJ9y%26rls%3Dorg.mozilla:vi:official

http://www.ddr-interflug.de/Galerien/Galerie-IL62/Dateien%20IL-62-1/D-AOAN_IF-IL-62M_Januar-91_letzter-Flug-nach-Hanoi_Bild-1_G-Lange_Repro-B.jpg

SB Nội Bài năm 1991. Chiếc IL-62M của Interflug đã đổi sang số đăng ký của nước Đức thống nhất D-AOAN

Năm 1980 khi Va đáp máy bay đi Berlin, SB "quốc tế" Nội Bài chỉ có mấy nhà cấp 4 bé tẹo cứ tưởng là trại nuôi vịt giữa đồng.
Năm 1981 cụ Liễu cho thấy nó cũng không khá hơn:

" Đoàn tôi và những hành khách khác một lũ lang thang. Các phòng khách ở sân bay thì họ khoá cửa. Quầy bán nước hết giờ “hành chính”, họ cũng khoá cửa lại. Nếu không mua dự trữ được mấy hộp nước ngọt thì khát cũng đành chịu. Tôi vốn không chịu được nước ngọt, nên tình hình chịu đựng rất khó khăn. Gần tối, hãng máy bay mang các phần ăn ra phát như phát chẩn. Cầu tiêu thì bẩn, lại không có nước. Muốn rửa tay cũng không biết làm sao. Đêm, chúng tôi ngủ vật vạ trong cái phòng phát đồ, mỗi lần có một chuyến máy bay đêm đỗ xuống, nhân viên hải quan lại xua chúng tôi ra ngoài sân. Nằm xuống sàn gạch ở hè, tôi nghĩ: “Trong đời tôi chưa từng bao giờ gặp cảnh một sân bay quái gở như vậy...."

VAPUTIN
05-08-2013, 17:22
Chuyến bay cuối cùng của IL-62 Interflug dưới số đăng ký CHDC Đức đến Việt Nam

Vào ngày 3 Tháng 10 năm 1990, tất cả dân Đông Đức trở thành công dân của CHLB Đức và máy bay của Interflug sẽ phải có số hiệu đăng ký của CH liên bang Đức.


Chuyến bay vào ngày 2 tháng 10 năm 1990. là chuyến bay cuối cùng của máy bay IL-62 Interflug dưới số đăng ký CHDC Đức đến Việt Nam. Chiếc máy bay mang số hiệu Đông Đức DDR-SEI. Vào ngày 03 Tháng mười, chuyến bay trở về Đức thì số hiệu đăng ký máy bay của này không còn hợp lệ nhưng các nhà chức trách hàng không Việt Nam cho phép máy bay trở về với số hiệu DDR cũ.

Trên chuyến bay trở về này, từ Hà nội đến Berlin Schönefeld máy bay không chở khách.

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi01w.jpg
Sau khi hạ cánh tại sân bay Hà Nội. Sân bay Nội Bài đang được cải tạo.


http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi02w.jpg
Sáng hôm sau, tại Hà Nội trước khi trở về mà không có hành khách.

VAPUTIN
05-08-2013, 18:03
A310 của Interflug ở SB Nội Bài, tháng 1-1991

http://www.ddr-interflug.de/Galerien/Galerie-A310/D-AOAA_A310_IF_letzter-Flug-Hanoi-01-1991_G-Lange_Bild-1_Repro-B.jpg


http://www.ddr-interflug.de/Galerien/Galerie-A310/D-AOAA_A310_IF_letzter-Flug-Hanoi-01-1991_G-Lange_Bild-2_Repro-B.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/aa/Flugzeug%3B_Luftwaffe_Airbus_%28447459573%29.jpg/800px-Flugzeug%3B_Luftwaffe_Airbus_%28447459573%29.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/aa/Flugzeug%3B_Luftwaffe_Airbus_%28447459573%29.jpg)

Sau này chiếc máy bay trên được sửa lại cho tổng thống Đức dùng mang tên chuyên cơ

„Konrad Adenauer“

VAPUTIN
05-08-2013, 18:08
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/ab/Stamps_of_Germany_%28DDR%29_1980%2C_MiNr_2520.jpg/800px-Stamps_of_Germany_%28DDR%29_1980%2C_MiNr_2520.jpg (https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/ab/Stamps_of_Germany_%28DDR%29_1980%2C_MiNr_2520.jpg)


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9d/Emblem-unreadable.svg/20px-Emblem-unreadable.svg.pnghttp://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/88/Antonov_AN-24_stamp.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/88/Antonov_AN-24_stamp.jpg)

http://i.ebayimg.com/t/EAST-GERMANY-DDR-GDR-1969-MNH-STAMP-SET-INTERFLUG-AIRCRAFT-ANTONOV-TUPOLEV-/00/s/ODY4WDE0MTY=/z/qo8AAOxyf%7EhRyvKg/$T2eC16R,%21ygE9s7HJGyjBRyvKffT4w%7E%7E60_58.JPG

VAPUTIN
05-08-2013, 19:25
Bưu ảnh Interlug

http://i.ebayimg.com/t/154702-BERLIN-SCHONEFELD-Airport-INTERFLUG-Old-postcard-/00/s/Mzk2WDU1Mw==/z/1wMAAMXQLw1R3vnM/$T2eC16J,!zEE9s3!%28HecBR3vnMFhD!~~60_3.JPG

http://i.ebayimg.com/t/154703-BERLIN-SCHONEFELD-Airport-INTERFLUG-Old-postcard-/00/s/NDE3WDU2Mg==/z/ARgAAMXQzr1R3vnO/$%28KGrHqF,!lEFHV,zis6!BR3vnOcYYQ~~60_3.JPG

http://i.ebayimg.com/t/128570-GERMANY-IL-62-in-airport-with-ADVERTISING-INTERFLUG-/00/s/Mzk3WDU1Nw==/z/nxAAAOxyfuZR3p6l/$%28KGrHqZ,!qIFHGMM%29ybqBR3p6lNYZ!~~60_3.JPG


http://i.ebayimg.com/t/INTERFLUG-Ilyushin-IL-62-Airline-Issue-/00/s/NDE4WDU5MA==/$%28KGrHqN,%21icE8Mt%28%29ZkiBPFwt3ms7w%7E%7E60_3. JPG

http://i.ebayimg.com/t/LOT-12-AIRLINES-PC-INTERFLUG-BALKAN-LUFTHANSA-QANTAS-x-/00/s/NTgzWDgwMA==/$T2eC16ZHJHQE9nzEy9tRBQtbo3KYTg%7E%7E60_3.JPG

VAPUTIN
05-08-2013, 19:47
Mãi đến ngày 2/7/1994 máy bay Vietnam Airlines mới bay đến được Berlin

http://i.ebayimg.com/t/VIETNAM-AIRLINES-FFC-HANOI-BERLIN-1994-/00/s/NTg5WDEwMjQ=/z/MCwAAMXQBlJR~oeM/$T2eC16F,!ykE9s7tw!R7BR+oeMJ-sw~~60_57.JPG


http://i.ebayimg.com/t/VIETNAM-AIRLINES-FFC-BERLIN-HANOI-1994-/00/s/NTg5WDEwMjQ=/z/i34AAOxys4RR~odv/$T2eC16V,!zQE9s3ssVw7BR+oduwcI!~~60_57.JPG

VAPUTIN
06-08-2013, 10:13
Một phong bì FFD Interflug từ Bangladesh

http://i.ebayimg.com/00/s/NjUxWDk3Mg==/z/fKkAAMXQO21RyJH~/$T2eC16hHJI!E9qSO-SVjBRyJH-1rmw~~60_57.JPG

VAPUTIN
06-08-2013, 10:28
FFD Hanoi - Berlin-Paris


http://i.ebayimg.com/00/s/NTg5WDEwMjQ=/z/S~0AAOxy-gBR~oeg/$T2eC16J,!yEE9s5jDY95BR+oegK%29bQ~~60_57.JPG




http://i.ebayimg.com/00/s/NTg5WDEwMjQ=/z/jaEAAOxyPc5R~oeC/$T2eC16F,!%290E9s37FciBBR+oeB4lQQ~~60_57.JPG


http://i.ebayimg.com/00/s/NTg5WDEwMjQ=/z/P~QAAOxySOlR~oeX/$T2eC16R,!zEE9s3!%28YhsBR+oeW,FZw~~60_57.JPG

VAPUTIN
07-08-2013, 12:08
Năm 1973 là năm Interflug mở đường bay thường xuyên Berlin Hà nội thôi chứ trước đó đã có một vài lần Interflug chở thuốc men tiếp tế cho Việt Nam. Chuyện bay vào Bắc Việt Nam thời Mỹ đánh phá miền Bắc là một việc mạo hiểm.

Có một "chuyến bay đoàn kết" như thế chở dịch truyền từ Berlin qua Moscow và Bắc Kinh đến Hà nội vào khoảng thời gian từ ngày 3 đến ngày 9 tháng 10-1970

Một số hình ảnh Hà nội

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi70.jpg

Các ảnh trên chắc chung quanh Gia Lâm thôi vì sau khi nhanh chóng bốc hàng, máy bay phải quay ngay lại TQ.

Số dịch truyền được dùng cho trẻ em là nạn nhân bom bi của Mỹ


http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/piloten01.jpghttp://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/piloten02.jpghttp://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/piloten03.jpg

VAPUTIN
07-08-2013, 12:24
Sau 1975 Interflug vẫn có nhiều chuyến bay chở hàng cứu trợ đến Việt Nam và Lào, chở tiền (tiền VN được in ở CHDC Đức).

Đây là ảnh các phi công Interflug chụp Hà nội vào tháng 1-1976 nhân một chuyến bay chở thực phẩm cứu trợ cho Lào, Va chép ra đây tặng các bạn Vietstamp quê ở Hà Lội.





http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/anflug-hanoi_k.jpg

Thành phố Hà Nội
http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/hanoi-gia-lam-jan76k.jpg

Trên đường tiếp cận Sân bay Gia Lâm
http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/alte-bruecke_k.jpg

Cầu Long Biên
http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/roter-fluss2_k.jpg

Sông Hồng
http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/roter-fluss-k.jpg

Một phút trước khi hạ cánh.

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/feierabend-gia-lamm-K.jpg

Gia Lâm.

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/vorm-hotel-k.jpg
Trước khách sạn, gần trung tâm thành phố.

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/wasserpagode1975_k.jpg
Một hồ nước với chùa (chú thích của tác giả ảnh chụp)

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/wasserpagode_k.jpg
Đảo có đền thờ này vào được nhờ một cây cầu.
http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/teestube_k.jpg
Đối diện là một phòng trà với một sân thượng lớn.

VAPUTIN
07-08-2013, 12:32
http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/kleinmarkt-am-see_k.jpg
Trong một chợ gần hồ tôi mua "cao Tiger".

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/frontline_k.jpg
Hình ảnh của 1975: phòng tuyến ngay trước khi giải phóng Sài Gòn vào ngày 30/4/1975

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/markthallen_k.jpg

Chợ Đồng Xuân tại Hà Nội vào tháng 1 năm 1976.

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/nationaltheater_k.jpg
Nhà hát Quốc gia Hà Nội.

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/tram_k.jpg
Xe điện gần chợ Đồng Xuân.

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/wasserbueffelkarren_k.jpg
Một chiếc xe bò kéo chở vật liệuXây dựng . Phía sau là đê của sông Hồng.

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/bot-garten_k.jpg


Thăm Vườn Bách thảo.
http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/stadtpark_k.jpg

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/familie_k.jpg

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/hochwasser_k.jpg
Mùa mưa: Các sân bóng đá chỉ được sử dụng cho bóng nước.

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/blumenfrau_k.jpg

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/notre-dame_k.jpg

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/samurai_k.jpg

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/bot-garten2_k.jpg

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/tempeltor1_k.jpg

http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/keramikelefant_k.jpg
http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/literaturtempel_k.jpg


http://www.gerdspriess.de/unvergessliche%20Fluege/hanoi-vientiane/rushhouer_k.jpg

VAPUTIN
07-08-2013, 12:59
Để kết thúc phần FFD của Interflug, Va xin phép tiện thể kể luôn về duyên nợ của Interflug với HKVN (tuy nó không phù hợp với topic cho lắm)

Bảy chiếc máy bay AN-24 của Interflug được rút khỏi phục vụ vào năm 1975, khi các máy bay này đã trở nên không còn kinh tế (do chi phí bảo trì, tốn kém xăng?). Chỉ có một chiếc máy bay DM-SBA đã được bán cho Bulgaria. Sáu chiếc máy bay khác là một món quà cho Việt Nam - với số tiền chi trả được lấy từ quỹ Đoàn kết của Công đoàn .


http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=187389&d=1375424434


http://www.vietstamp.net/forum/images/icons/icon1.gif
http://cdn01.trixum.de/upload2/600/447/5/5ed6b9e69d315dd5d21ecd3fe10667b63.jpg


Tem trên do Liên hiệp công đoàn tự do CHDC Đức (Freier Deutscher Gewerkschaftsbund) phát hành, gọi là spendenmarken (tem hổ trợ, tem tài trợ) hay còn gọi là solidaritatsmarken (tem đoàn kết). Thành viên công đoàn được vận động mua tem này để góp tiền và quỹ Đoàn kết (Solidaritatfons der DDR) trên cơ sở tự nguyện.

VAPUTIN
07-08-2013, 13:07
CHDC Đức đã viện trợ tổng cộng sáu chiếc AN-24 trong khỏang thời gian 1975-1978. Sáu chiếc này mang số hiệu VN-B224 (sau đổi thành VN-B235), VN-B226, VN-B228, VN-B230, VN-B232, VN-1095 (sau đổi thành VN-B244)

http://www.planeboys.de/images/SXF%20AirlineFotos/h/hahn_hapag/vietnam_an24_dmsbc.jpg
Antonov AN-24B DM-SBC (cn. 67202302) SXF August 1976 (photo by Manfred Kretzschmar)
Most of the former Interflug AN-24s were later delivered as a gift to Vietnam, but before all were overhauled and repainted in this color scheme at Berlin/SXF.

Chiếc DM-SBC của CHDC Đức trong quá trình sơn lại để tặng cho Việt Nam. Sân bay SXF Berlỉn tháng 8/1976. Sau này mang số hiệu VN-B224

http://www.ddr-interflug.de/Galerien/Galerie-AN24/Dateien%20AN-24%20Galerie/DM-SBD_AN-24W_IF_SXF-04-1975_Bild-1_D-Eggert_Web.jpg


DM-SBD sau là VN-B226

VAPUTIN
07-08-2013, 13:12
Một số hình ảnh thời những chiếc AN-24 còn bay dưới màu cờ Đức

http://www.ddr-interflug.de/Flotte/AN-24/AN-24W_IF_ERF-1965_Interflug_Web.jpg

http://www.ddr-interflug.de/Flotte/AN-24/DM-SBE_AN-24_IF_SXF-1966_Bild-2_IF-Remaster_web.jpg

http://www.ddr-interflug.de/Flotte/AN-24/DM-SBE_AN-24W_IF_SXF-1970_FBS_Web.jpg

DM-SBE sau là VN-B228

http://www.ddr-interflug.de/Flotte/AN-24/DM-SBH_AN-24W_IF-MfS_SXF_M-Kretschmar_Web.jpg

DM-SBH sau là VN-1095 rồi VN-B244

http://www.ddr-interflug.de/Flotte/AN-24/DM-SBG_AN-24W_IF-MfS_SXF-1970_Bild-2_FBS_Web.jpg

DM-SBG sau là VN-B230


http://www.ddr-interflug.de/Galerien/Galerie-AN24/DM-SBF_AN-24W_IF_Prag1973_Petr-Popelar_Bild-1_Web.jpg

DM-SBF sau là VN-B232


http://www.ddr-interflug.de/Flotte/AN-24/DM-SBG_IF_SXF_Bild-4_G-Rauschenberg_Web.jpg

http://www.ddr-interflug.de/Flotte/AN-24/DM-SBG_IF_SXF_Bild-11_G-Rauschenberg_Web.jpg



http://ttvnol.com/images/muare/wol_error.gifHình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x512.http://www.ddr-interflug.de/Flotte/AN-24/DM-SBG_IF_SXF_Bild-2_G-Rauschenberg_Web.jpg

http://ttvnol.com/images/muare/wol_error.gifHình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x552.http://www.ddr-interflug.de/Flotte/AN-24/DM-SBG_IF_SXF_Bild-3_G-Rauschenberg_Web.jpg

http://ttvnol.com/images/muare/wol_error.gifHình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x585.http://www.ddr-interflug.de/Flotte/AN-24/DM-SBG_IF_SXF_Bild-16_G-Rauschenberg_Web.jpg

VAPUTIN
07-08-2013, 13:13
http://www.ddr-interflug.de/Flotte/AN-24/DM-SBE_AN-24_IF_Werbepostkarte_Graber_Web.jpg

http://www.ddr-interflug.de/Flotte/AN-24/DM-SBG_IF_SXF_Bild-15_G-Rauschenberg_Web.jpg

http://www.ddr-interflug.de/Flotte/AN-24/AN-24_Inflight_Bild-1_G-Rauschenberg_Web.jpg

http://www.ddr-interflug.de/Flotte/AN-24/DM-SBG_IF_SXF_Bild-18_G-Rauschenberg_Web.jpg

http://www.ddr-interflug.de/Flotte/AN-24/DM-SBG_IF_SXF_Bild-21_G-Rauschenberg_Web.jpg

http://www.ddr-interflug.de/Flotte/AN-24/DM-SBG_IF_SXF_Bild-7_G-Rauschenberg_Web.jpg

VAPUTIN
07-08-2013, 13:40
Không biết mấy máy bay này dùng được bao lâu nhưng Va không sưu tập được ảnh nào lúc đang bay, chỉ có ảnh khi ra bãi rác. Chắc xài không được bao lâu mấy cái đồ đồng nát đó, khi tặng cho VN thì cũng đã khoảng 10 tuổi rồi

Bãi xác máy bay An-24/26:

http://farm4.static.flickr.com/3031/2918058960_39b8837231_o.jpg



http://farm6.static.flickr.com/5138/5457752248_3f25bcdab3_b.jpg

dammanh
17-08-2013, 01:45
góp vui với bác Va một bì thư kỷ niệm ,không biết anh em sinh mấy với bì thư bác Va post lên trước.Chỉ khác số nhãn BĐ

187805

manh thuong
17-08-2013, 16:47
[QUOTE=VAPUTIN;192650]Không biết mấy máy bay này dùng được bao lâu nhưng Va không sưu tập được ảnh nào lúc đang bay, chỉ có ảnh khi ra bãi rác. Chắc xài không được bao lâu mấy cái đồ đồng nát đó, khi tặng cho VN thì cũng đã khoảng 10 tuổi rồi



[/SIZE][/FONT][/COLOR]
[/SIZE][/FONT]


nói là rác thì có thể ko đúng. Sáng sáng đi làm song song đường băng, em vẫn thấy nó cất cánh. Chỉ biết nó thuộc bên quân sự, hình như bay tập hay ra hải đảo thì phải. Có cái đặc biệt là nó bay rất thấp. trông từ xa như mô hình ấy. Vậy thôi chứ những năm 80, em theo bà già đi Đà Nẵng, toàn đi tụi này, thời đó oách lắm.

VAPUTIN
17-08-2013, 17:22
nói là rác thì có thể ko đúng. Sáng sáng đi làm song song đường băng, em vẫn thấy nó cất cánh. Chỉ biết nó thuộc bên quân sự, hình như bay tập hay ra hải đảo thì phải. Có cái đặc biệt là nó bay rất thấp. trông từ xa như mô hình ấy. Vậy thôi chứ những năm 80, em theo bà già đi Đà Nẵng, toàn đi tụi này, thời đó oách lắm.

Va đoán là bạn đang nói về mấy chiếc AN-26 (chứ không phải AN-24) của KQVN.Hiện vẫn còn dăm chiếc bay được. Để được đi trên mấy chiếc này chắc bạn phải có người nhà bên KQ hay làm trong sân bay QS

VAPUTIN
18-08-2013, 17:17
Một bưu ảnh tháng 10 năm 1976 cho thấy chiếc máy bay AN-24 mang số hiệu DM_SBD vẫn còn ở Đức dù đã sơn chữ VIETNAM lên thân máy bay

http://images-01.delcampe-static.net/img_large/auction/000/098/554/968_001.jpg?v=1

http://images-02.delcampe-static.net/img_large/auction/000/098/554/968_002.jpg?v=1

HanParis
18-08-2013, 17:48
Bác Va khi xưa chắc là phi công :D, sao có nhiều máy bay đến thế? Thời nào cũng vậy, hàng không của Đông và Tây Đức rất đáng tin cậy. An toàn hơn mấy bay Liên Xô nhiều. Cách nay chừng 10 năm, tôi có người bạn từ US muốn về VN đi máy bay giá rẽ thì đi hãng AeroFlot gì đó, họ chạy vòng vo tam quốc rồi mới về tới Hà Nội. Nghe nói máy bay này không có chỗ ngồi, phải đứng suốt :)) Và thỉnh thoảng thì tôi nghe máy bay Nga rớt :( Con gái của nhà văn Duyên Anh chả rõ đã đi máy nào, trên đường về quê hương đã tử vong vì máy bay rớt! Xin Ace vô tư đặt vé máy bay bác Va, ít ra trên VSF thì chả rớt bao giờ, quý Ace đừng lo nhé! Cùng lắm thì chỉ bị rớt mạng mà thui! =)) Chúc bác Va cùng quý Ace vui vẽ cuối tuần! :)

manh thuong
19-08-2013, 07:49
Va đoán là bạn đang nói về mấy chiếc AN-26 (chứ không phải AN-24) của KQVN.Hiện vẫn còn dăm chiếc bay được. Để được đi trên mấy chiếc này chắc bạn phải có người nhà bên KQ hay làm trong sân bay QS

Thì ra thế. em ko phân biệt được AN24 và AN26, chắc nó gần gần như nhau. Vậy theo bác VA, Viatnamairlines ngày xưa khai thác loại nào thế???

dammanh
19-08-2013, 09:48
Nhớ lại kỷ niệm.Năm 1987 lần đầu tiên xuất ngoại ,dammanh bay sang MOCKBA trên máy bay IL86 lộ trình HÀ NÔI – KANCUTA – KARACHI - TASKEN – MOCKBA. Máy bay lên xuống liên tục,ai cũng mệt chẳng còn cảm giác sợ là gì , với lại sống chết có số...Từ 1987-1990 năm nào dammanh cũng về và toàn về bằng máy bay hãng Airoflot của CCCP trên máy bay IL86 hay IL89. Giá vé rẻ không thể tưởng tượng được, giá vé 2 chiều hạng 2 chỉ có 20 USD và hạng 1 chỉ là 30 USD ?? Trong đó bộ HCT giấy dó có thể bán được 40 usd tại Balan thời điểm đó .Đi hạng 1 lên máy bay ,đến giờ ăn cô tiếp viên hàng không CCCP chuẩn bị 2 bộ đồ ăn làm Dammanh chẳng hiểu gì cả,cứ nghĩ họ nhầm. Sau mới rõ hạng 1 ngoài xuất ăn thông thường còn được thưởng thức một xuất ăn toàn đặc sản cá của Nga ( trứng cá đen,trứng cá đỏ,cá hồi muối ...)

VAPUTIN
19-08-2013, 15:40
Ôi trời IL-86 bay như IL-18. Không thể ngờ được Liên xô lại quá yếu trong việc chế tạo động cơ máy bay. Vé hạng nhất hai chiều kiểu gì mà chỉ cần lên máy bay ăn caviar uống sâm banh một lần là đã có lãi. Đúng là bao cấp...

Giới thiệu các bạn một bài có liên quan


Sân bay Matxcơva ngày giáp Tết, nhớ lại và hy vọng


http://cdn-www.airliners.net/aviation-photos/photos/0/2/9/2257920.jpg

NDĐT- Tôi đã bay trên tuyến Hà Nội- Matxcơva suốt hai mươi lăm năm qua chủ yếu trên máy bay các hãng Aeroflot và Vietnam Airlines, đã chứng kiến, đã nghe, đã cảm nhận biết bao nỗi đoạn trường. Có buồn, có vui, những sâu xa trong mỗi người Việt xa xứ là một niềm khát khao tự hào, tự tôn dân tộc gắn với mỗi đổi thay, chuyển động đáng mừng ở quê nhà.

Một chút kỷ niệm buồn
Thời cuối những năm bảy mươi, đầu những năm tám mươi, khi mà sân bay quân sự Đa Phúc bắt đầu tiếp nhận máy bay hành khách IL 62 của Liên Xô, mỗi tuần có một chuyến từ Matxcơva về Hà Nội và ngược lại.

Hồi đó, chỉ có cán bộ đi công tác và lưu học sinh hết hạn về nước, chưa có công nhân Việt Nam sang hợp tác lao động.

Mãi đến khi sân bay Nội Bài cũ được khai thác, vẫn mối tuần có một chuyến bay từ Thủ đô Liên Xô về Việt Nam, nhưng bay bằng máy bay hiện đại IL 86 chứa được 350 hành khách. Mỗi lần máy bay hạ cánh xuống sân bay là một sự kiện. Hàng trăm người ra đón người thân đứng dọc kín hàng rào sắt quan sát và reo ầm lên khi chiếc phi cơ khổng lồ đáp xuống, lao dọc theo đường băng. Hồi đó chưa có ô tô đón, cả đoàn người Việt, người Nga rời máy bay đi bộ chừng gần cây số về phòng đợi.

Những năm đó máy bay Aeroflot dừng tại hai chặng, hoặc là Cancuta, hoặc Bombay ( Ấn Độ) nghỉ chừng một tiếng, bay tiếp đến Tasken ( Uzbekistan) nghỉ thêm chừng tiếng nữa rồi mới bay đến Matxcơva. Tổng thời gian cho mỗi chuyến bay từ Hà Nội sang Nga là 17 giờ.
Lúc này, sân bay Seremetievo 2, người Việt được đón, kiểm tra bình thường như muôn vàn hành khách khác từ các châu lục khác.

Nhưng cuối những năm tám mươi, đầu những năm chín mươi tình hình đã hoàn toàn đổi khác. Mỗi lần qua sân bay là một lần qua cửa ải. Mỗi chuyến bay có tới hàng ngàn con người, tay xách, nách mang. Phần lớn họ là những người lao động hết hợp đồng từ thành phố xa về Thủ đô, ăn chực, nằm chờ. Hàng hoá lúc này thượng vàng, hạ cám, từ những thứ không có một chút giá trị kinh tế đến những thứ có thể quy ra chỉ, ra cây đều được đóng gói mang theo không bỏ một thứ gì, vì vào thời bao cấp, cái gì đưa được về nhà cũng quý.

Ai sẽ là người vào được máy bay? Chỉ những người có cán bộ nhà máy mang công văn đưa tiễn, có quan hệ, có kinh nghiệm mới đưa nổi hàng chục, hàng trăm công nhân vượt qua hàng lớp người điệp điệp, trùng trùng để vào tận bàn cân, qua hải quan và cuối cùng là biên phòng trót lọt.

Còn những ai thân cô, thế yếu, những người Nga đưa tiễn từ thành phố xa hàng ngàn km lên chưa đủ độ dạn dày, thì bị đánh bật trở lại, và dĩ nhiên hàng chục con người đọng lại thành những hành khách không vé.

Rất tiếc là thời đó không có được những thước phim ghi lại sự hỗn độn, náo động của khu vực làm thủ tục về Hà Nội. Công an, lính OMON dã chiến, bảo vệ sân bay phải giữ trật tự bằng dùi cui mới có thể vãn hồi được chút trật tự. Tình hình quản lý lỏng lẻo của thời hậu Xô viết, cộng với sự thao túng của đám trung gian mà dân ta gọi là “cò sân bay” cấu kết với hàng loạt cán bộ công quyền biến chất, để lại một dư âm nặng nề kéo dài hơn ba thập kỷ

Rồi tất cả qua đi
Dù muộn, nhưng cảnh trạng đen tối đó cũng qua đi, nhường chỗ cho những dấu hiệu đổi mới của hình ảnh người Việt qua sân bay quốc tế.

Những bước đệm của hai thời kỳ cũng đầy những khúc quanh và gai góc.

Đã có lúc, không biết xuất phát từ đâu một quyết định, mà tất cả công dân Việt Nam đi tiễn người thân đều phải đứng ngoài sân bay, không được vào trong phòng đợi, bất chấp ngoài trời lạnh - 30 độ (!)

Đã nhiều năm vào khoảng cuối tháng mười là vé đùng đùng tăng lên gấp rưỡi, ai mua được một tấm vé về Tết là cả một chiến công, mặc dù trên máy bay vẫn còn thừa chỗ.

Đã lắm lúc người Việt về nước bị lục soát một cách thậm tệ, đến nỗi một dây chuyền trang sức, dăm chục đô la tuỳ thân, chục vỉ thuốc kháng sinh cũng bị bắt bỏ lại hoặc bị tịch thu không một lời giải thích.

May thay, tất cả những điều đó chỉ còn là dĩ vãng.

Đầu năm 2006, sân bay tư nhân Đomođeđovo phía Tây Nam thành phố trở thành điểm làm thủ tục các chuyến bay về Việt Nam của Vietnam Airlines. Những ngày đầu, dân ta đi trên máy bay ta cảm thấy tự hào vô hạn. Các cô chiêu đãi viên Việt Nam với tà áo đỏ dịu dàng, ân cần và tận tuỵ làm cho người Việt về quê ăn Tết cảm thấy ấm lòng.

Những máy bay khai thác theo tuyến Matxcơva - Hà Nội là những chiếc Boing mới tinh, tiện nghi đầy đủ. Bây giờ không phải ngồi một mạch 17 tiếng như trước, mà chỉ gần chín tiếng, sau một giấc ngủ rời những cánh rừng bạch dương bạt ngàn, là đã thấy những đồng lúa như những bàn cờ và đàn bò thảnh thơi gặm cỏ quanh sân bay Nội Bài - Thủ đô Hà Nội.

Lúc mới chuyển về Đomođeđovo, Hải quan, Biên phòng sân bay còn rất lịch thiệp lắm. Trong hàng chục chuyến bay đầu, Hải quan, công an Nga không hề có sự hạch sách, nhũng nhiễu; đám cò sân bay chưa thể lai vãng, tự do ra vào khu vực lấy hàng hoá vì sự giám sát rất chặt chẽ của lực lượng an ninh.

Các chuyến bay được tăng dần lên tuần hai chuyến, bốn chuyến và mùa đông năm nay lên sáu chuyến. Cộng thêm chuyến từ Xvetdlov, Vladivostoc và hai chuyến của hãng Aeroflot nữa, nhịp độ người đi ngày Tết vẫn duy trì như những ngày thường. Sự căng thẳng vé, sự cố gắng đến tuyệt vọng lo cho chuyến hồi hương đón xuân ngày nào đã không còn nữa.

Dịch vụ bán vé đã vươn bàn tay năng động của mình khắp Matxcơva. Có tới gần hai chục đại lý người Việt bán vé được quảng cáo trên mạng và báo ngày. Chỉ cần alo một tiếng, hoặc vào mạng đặt là có thông tin hồi âm ngay. Hoặc là đến đại lý lấy vé, hoặc là có nhân viên đưa đến tận nhà, tận chợ, tiện hết chỗ nói.

Người ta về Tết lịch sự hơn nhiều. Thay thế vào hàng đống quà cáp lỉnh kỉnh, những thứ hàng hoá tầm tầm ngày xưa, giờ là những vali gọn gàng của người xuất ngoại trở về Tổ quốc.

Trước đây, khi máy bay vừa tiếp đất, không ai bảo ai, cả hàng trăm con người ào đứng dậy để lấy hàng xuống, mặc kệ máy bay vẫn lao trên đường băng như tên bắn, và chiêu đãi viên gào lạc giọng. Nhưng đã mấy năm nay, mặc dù máy bay hạ cánh, hành khách Việt vẫn ngồi yên vị, bình thản thắt đai an toàn chờ khi dừng hẳn mới bình thản đứng dậy lấy đồ đạc của mình.

Một sự so sánh hơi khập khiễng một chút, nhưng cũng phải đối chiếu, mới thấy được sự vĩ đại của thế kỷ văn minh. Trước đây, mỗi lần về Tết, chúng tôi chen mua vé tàu ở ga Hàng Cỏ, ngồi 22, có lúc 25 tiếng mới đến dược ga Vinh, về chưa kịp đón Tết đã nhấp nhổm lo ngay ngáy nhờ người mua vé tàu để ra kịp ngày đi làm công sở. Còn gời đây, chỉ hơn nửa ngày một chút, máy bay đã vượt gần 10 ngàn km để về đến quê hương. Quê hương xa mà gần biết mấy.

Vẫn còn những điều muốn nói
Cả sân bay Đomđeđovo mênh mông, có tới 110 của làm thủ tục, khách quốc tế và nội địa ra vào nườm nượp, thì chỉ duy nhất cửa làm thủ tục về Hà Nội là có cảnh sát túc trực làm nhiệm vụ.

Hai mươi năm rồi vẫn thế, mặc dù tình hình đã không còn phức tạp, nhưng cảnh chen chúc, lộn xộn, phá rào vẫn tiếp diễn. Và đã hết cò sân bay đâu. Vẫn những con thoi, móc nối ngược xuôi công khai để làm cái việc đạp hàng với tên gọi văn hoa là dịch vụ.

Mối khi có chuyến bay từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sang, gần như toàn bộ hành khách, trừ những nhân viên ngoại giao, hộ chiếu đỏ và người Nga, còn lại đều bị khám xét, mở va li, hòm xiếng với một lý do rất đáng quan tâm, là hành khách mang rau quả vào chưa kiểm dịch. Có gì đâu, mỗi người mang theo từ quê nhà sang dăm quả xoài, vài quả na, thậm chí vài bó rau...làm quà là bị khám xét và hạch sách. Người ta nói, việc làm luật đã thành nếp là đưa tiền cho xong việc là biện pháp mau lẹ nhất.

Hầu như ai cũng phải làm thế cả, trừ một số người thẳng thắn vứt bỏ đi, không đưa tiền để khỏi phải hạ mình. Nguyên nhân để cho cảnh này ra đời và tiếp diễn thì những người sống lâu ở Nga đều biết, bắt đầu từ những cò sân bay mách nước ...

Ra sân bay vè nước, dân ta không còn nhếch nhác như xưa nữa, đã com lê, củ xếch, cặp da khá phong độ, nhưng vẫn còn nhiều, rất nhiều người vẫn thản nhiên mặc nguyên bộ quần áo đi làm, vẫn mang những đôi giày không buồn đánh rửa, nó làm cho hình ảnh của người Việt ta trở nên khác lạ với những người ngoại quốc xếp hàng một cách lịch lãm. Đã thế, thói quen cười nói, gọi điện thoại quá tự nhiên mở hết cỡ của bà con ta, bất kể ở chốn nào, làm cho những người làm công vụ dường như bớt đi phần thiện cảm.

Nói như một nhà thơ Nga, là chúng ta hy vọng và có quyền hy vọng. Chắc chắn một ngày không xa, bức tranh đó sẽ chỉ còn là chuyện quá khứ, thay vào đó sẽ là hình ảnh đẹp với những nụ cười, niềm vui của dòng người Việt về đón xuân nơi quê cha, đất tổ.

NGUYỄN HUY HOÀNG - LB Nga

HanParis
19-08-2013, 16:08
Ôi trời IL-86 bay như IL-18. Không thể ngờ được. Vé hạng nhất hai chiều kiểu gì mà chỉ cần lên máy bay ăn caviar uống sâm banh một lần là đã có lãi. Đúng là bao cấp...


Nhiều nước Cộng Hòa LX cũ đang tiếc rẽ, vì không còn bao cấp nên đời sống kinh tế của họ khó khăn hơn trước. Điều đáng phục là VN ta dám chơi ngon hơn Nga, ít ra trong thời Kinh Tế Thị Trường, thuê phi công nước khoài không hà. Máy bay thì nếu không là AirBus thì cũng Boeing. Cho nên đi Vietnam AirLine không hồi hộp bằng máy bay Nga chính hiệu. :D À bạn nào biết bóng đá cũng thấy, dân ta hay thuê huấn luyện viên người nước ngoài đó! Hàn nhớ khi xưa khi nghe nói đồ lô Made In VN thì ai cũng chê dỗm, nhưng sản phẩm VN ngày nay quả là không tệ, đó là điều người Việt Nội cũng như Ngoại khá tự hào.

VAPUTIN
20-08-2013, 10:09
Thì ra thế. em ko phân biệt được AN24 và AN26, chắc nó gần gần như nhau. Vậy theo bác VA, Viatnamairlines ngày xưa khai thác loại nào thế???

AN-24/26/30/32 có bề ngoài khá giống nhau vì đều phát triển từ AN-24.

AN-26 là phiên bản quân sự dùng chở lính dù, chở hàng hóa hơn là AN-24 được thiết kế ban đầu để chở khách (sau có phiên bản vận tải)

Khác biệt bề ngoài của AN-24 và AN-26 có thể nhận dạng nhanh là:
AN-24 chở khách dân sự nên có nhiều cửa sổ 2 bên hơn, cửa vào máy bay ở bên thân,
AN-26 có 2 cửa sổ lồi phía trước để quan sát, có một cửa đuôi nên đuôi bè và phẳng. AN-26 cũng chỉ có khoảng 3,4 cửa sổ mỗi bên.

VNA khai thác AN-24 không dùng AN-26. Ngược lại KQVN thì xài cả 2 nhưng nay chỉ còn AN-26.

http://i1200.photobucket.com/albums/bb335/phongthai_pk/AN26-266.jpg

AN-26 mang số hiệu 266 của KQ VN

manh thuong
20-08-2013, 10:47
Cám ơn bác VA.
Hôm qua về lục lại đóng PC của VNA thì thấy VN24 đã được khai thác từ năm 1974. Hình như bay sang TQ là tuyến khai thác quốc tế đầu tiên. Có dịp em sẽ post lên toàn bộ 12 PC bưu ảnh máy bay của VNA từ AN2 cho đến B777.

manh thuong
20-08-2013, 10:52
Nhớ lại kỷ niệm.Năm 1987 lần đầu tiên xuất ngoại ,dammanh bay sang MOCKBA trên máy bay IL86 lộ trình HÀ NÔI – KANCUTA – KARACHI - TASKEN – MOCKBA. Máy bay lên xuống liên tục,ai cũng mệt chẳng còn cảm giác sợ là gì , với lại sống chết có số...Từ 1987-1990 năm nào dammanh cũng về và toàn về bằng máy bay hãng Airoflot của CCCP trên máy bay IL86 hay IL89. Giá vé rẻ không thể tưởng tượng được, giá vé 2 chiều hạng 2 chỉ có 20 USD và hạng 1 chỉ là 30 USD ?? Trong đó bộ HCT giấy dó có thể bán được 40 usd tại Balan thời điểm đó .Đi hạng 1 lên máy bay ,đến giờ ăn cô tiếp viên hàng không CCCP chuẩn bị 2 bộ đồ ăn làm Dammanh chẳng hiểu gì cả,cứ nghĩ họ nhầm. Sau mới rõ hạng 1 ngoài xuất ăn thông thường còn được thưởng thức một xuất ăn toàn đặc sản cá của Nga ( trứng cá đen,trứng cá đỏ,cá hồi muối ...)

Cái này thì bác Mạnh ko thể nhầm được đâu.

Thời bao cấp, làm gì có trao đổi tiền - hàng theo đúng quy luật thị trường.
cái vé 30 USD của bác muốn mua phải có giấy giới thiệu. mà cái giấy giới thiệu đó nó ... vô giá.

Sếp em ổng kể thời kỳ đầu năm 90, ổng bán vé máy bay. Sáng ra thấy 1 sấp giấy giới thiệu để trên quầy. xong ngồi xuống phân loại theo chữ ký trên giấy. Nếu là cấp bộ trưởng thì để lên hàng đầu, rồi đến thứ trưởng, vụ trưởng,.... cứ thế cho đến hết. Nhiều ngày mới giải quyết được 1/3 xấp giấy đó thì máy bay hết chỗ. hic hic.

Vài dòng nói chơi cho mọi người relax. :D

dammanh
21-08-2013, 11:26
To bạn manh thuong:Mua vé tại VN thì như vậy,còn tại Balan "giấy giới thiệu ""chỉ là một chai Votka Smirnow cho ngài đại diện HK Airoflot

VAPUTIN
21-08-2013, 12:48
Va nhớ vé máy bay Sài gòn Hà nội khứ hồi có lúc chỉ tương đương với gói bột ngọt Aji no moto 1 Lb. Thời bao cấp tiền mất giá nhanh ghê gớm nên nhiều giá của nhà nước nhanh chóng lạc hậu. Vé thì rẻ bèo nhưng không phải dễ mua được vé nếu không có quen biết vv và vv

VAPUTIN
22-08-2013, 23:32
Một FDC Interflug lần đầu tiên dùng IL-62 bay tuyến Hà nội

http://images-01.delcampe-static.net/img_large/auction/000/078/661/665_001.jpg?v=1

taptanh
23-08-2013, 21:37
Góp với cả nhà 1 bì kỷ niệm chuyến bay đầu tiên từ Berlin đến Belgrade, Nam Tư của Interflug.
BácVa và các bác giải thích giùm em với: Không biết sao lại có dấu của Lufthansa
188068

VAPUTIN
23-08-2013, 21:58
Từ năm 1927 cho đến năm 1945, Deutsche Luft Hansa (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=vi&prev=/search%3Fq%3Dinterflug%26safe%3Doff%26client%3Dfir efox-a%26hs%3DXoE%26rls%3Dorg.mozilla:vi:official&rurl=translate.google.com&sl=en&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Deutsche_Luft_Hansa&usg=ALkJrhha8coSzk-bAiijK4asssUyGKa3_Q) đã phục vụ như hãng hàng không quốc gia (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=vi&prev=/search%3Fq%3Dinterflug%26safe%3Doff%26client%3Dfir efox-a%26hs%3DXoE%26rls%3Dorg.mozilla:vi:official&rurl=translate.google.com&sl=en&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Flag_carrier&usg=ALkJrhgQlYsoexXOmHZx9LMJjXZwI4W4LQ) Đức . Sau khi kết thúc Thế chiến II (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=vi&prev=/search%3Fq%3Dinterflug%26safe%3Doff%26client%3Dfir efox-a%26hs%3DXoE%26rls%3Dorg.mozilla:vi:official&rurl=translate.google.com&sl=en&u=http://en.wikipedia.org/wiki/World_War_II&usg=ALkJrhhjAjhalRMxq5jQr2cajgk2z9XxWg), quân đội đồng minh chiếm đóng của Đức (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=vi&prev=/search%3Fq%3Dinterflug%26safe%3Doff%26client%3Dfir efox-a%26hs%3DXoE%26rls%3Dorg.mozilla:vi:official&rurl=translate.google.com&sl=en&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Allied-occupied_Germany&usg=ALkJrhg4B_KWdED33Ad7TM42qTz-ueJ-WQ) , tất cả các máy bay của Đức đã bị tịch thu và các hãng hàng không Đức đã bị giải thể.

Năm 1954, một công ty Tây Đức (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=vi&prev=/search%3Fq%3Dinterflug%26safe%3Doff%26client%3Dfir efox-a%26hs%3DXoE%26rls%3Dorg.mozilla:vi:official&rurl=translate.google.com&sl=en&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Lufthansa&usg=ALkJrhh--g1QAffhFv3qkOI1J1oOPgDuKQ) mua lại thương hiệu Lufthansa. Trong năm 1955, Deutsche Lufthansa (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=vi&prev=/search%3Fq%3Dinterflug%26safe%3Doff%26client%3Dfir efox-a%26hs%3DXoE%26rls%3Dorg.mozilla:vi:official&rurl=translate.google.com&sl=en&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Deutsche_Lufthansa_%28East_Germany%29&usg=ALkJrhgdI2R_mXvRQh8EWlgFp7RQfqB6dA) đã được thành lập như là hãng hàng không quốc gia của Đông Đức. Do hãng hàng không Đông Đức này có thể sẽ mất tên trong một vụ kiện về việc sử dụng thương hiệu Lufthansa, một công ty con của Deutsche Lufthansa (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=vi&prev=/search%3Fq%3Dinterflug%26safe%3Doff%26client%3Dfir efox-a%26hs%3DXoE%26rls%3Dorg.mozilla:vi:official&rurl=translate.google.com&sl=en&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Deutsche_Lufthansa_%28East_Germany%29&usg=ALkJrhgdI2R_mXvRQh8EWlgFp7RQfqB6dA) là Interflug đã được thành lập vào ngày 18 tháng 9 năm 1958 như một công ty "dự phòng", ban đầu dự định để bổ sung cho ngành công nghiệp hàng không Đông Đức chuyên trách các chuyến bay quốc tế. Năm 1963, hãng Lufthansa Đông Đức đã được giải thể chính thức do lợi nhuận kém (mặc dù lúc này tên Lufthansa sắp bị tịch thu do thua kiện). Nhân viên của hãng, đội máy bay đã được chuyển giao cho Interflug, từ đó Interflug phục vụ như các hãng hàng không quốc gia Đông Đức

FDC của bạn vào năm 1960 là năm còn cả mẹ Deutsche Lufthansa (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=vi&prev=/search%3Fq%3Dinterflug%26safe%3Doff%26client%3Dfir efox-a%26hs%3DXoE%26rls%3Dorg.mozilla:vi:official&rurl=translate.google.com&sl=en&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Deutsche_Lufthansa_%28East_Germany%29&usg=ALkJrhgdI2R_mXvRQh8EWlgFp7RQfqB6dA) lẫn con Interflug.

Lufthansa trên FDC này không liên quan gì đến hãng Lufthansa nổi tiếng ngày nay.

Một FDC khác của Lufthansa Đông Đức. Lưu ý cái nhãn Airmail góc trên trái

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/ce/Lufthansa_DDR_3027786390_1efc8c9a51_o.jpg

VAPUTIN
23-08-2013, 22:24
Đông Đức: nhãn Airmail (http://myairmaillabels.blogspot.com/2011/02/east-germany-airmail-labels.html)


Nhìn nhãn biết thư gửi khoảng năm nào

1957, Gummed. Günter Mair's catalogue no: - GDR-B-1a.
Hãng HKQG đầu tiên của Đông Đức Deutsche Lufthansa (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=vi&prev=/search%3Fq%3Dinterflug%26safe%3Doff%26client%3Dfir efox-a%26hs%3DXoE%26rls%3Dorg.mozilla:vi:official&rurl=translate.google.com&sl=en&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Deutsche_Lufthansa_%28East_Germany%29&usg=ALkJrhgdI2R_mXvRQh8EWlgFp7RQfqB6dA) https://lh5.googleusercontent.com/-9oFFCGvwHIw/TWmaQCC34dI/AAAAAAAAARY/-1pk1__mNqE/s200/DSC04645.JPG (https://lh5.googleusercontent.com/-9oFFCGvwHIw/TWmaQCC34dI/AAAAAAAAARY/-1pk1__mNqE/s1600/DSC04645.JPG)


Year: 1965, Gummed. Günter Mair's catalogue no: - GDR-B-2c
https://lh6.googleusercontent.com/--RQ0EzTHTrA/TWmR0igyJ_I/AAAAAAAAARU/CVdtbA-lNqQ/s320/scan0015.jpg (https://lh6.googleusercontent.com/--RQ0EzTHTrA/TWmR0igyJ_I/AAAAAAAAARU/CVdtbA-lNqQ/s1600/scan0015.jpg)

Year: 1971, Gummed. Günter Mair's catalogue no: - GDR-B-3.
https://lh6.googleusercontent.com/-76LPmVYq9ww/TWmRwc-DUUI/AAAAAAAAARQ/8cqvgJbnAzo/s320/scan0012.jpg (https://lh6.googleusercontent.com/-76LPmVYq9ww/TWmRwc-DUUI/AAAAAAAAARQ/8cqvgJbnAzo/s1600/scan0012.jpg)

Year:1975, Gummed. Günter Mair's catalogue no: - GDR-B-4.
https://lh4.googleusercontent.com/-IOBouZv2tdY/TWmRsnugkEI/AAAAAAAAARM/uY7ETbMCGis/s320/scan0011.jpg (https://lh4.googleusercontent.com/-IOBouZv2tdY/TWmRsnugkEI/AAAAAAAAARM/uY7ETbMCGis/s1600/scan0011.jpg)

HanParis
24-08-2013, 00:31
Bì thư này tuy không dán tem nhưng đã đi đoạn đường Hà Nội - Varsovia - Paris. Một lần nữa xin cám ơn anh Mạnh. Nhưng khá khen cho HK Ba Lan Lot (thiếu chữ Air hay Aéro F chắc hết xăng thì phi công sẽ dẫn bộ?) đã thuê một nữ phi công VN xinh lắm :D

http://i71.servimg.com/u/f71/11/56/24/75/gifts_17.jpg

VAPUTIN
24-08-2013, 23:26
Cám ơn bác VA.
Hôm qua về lục lại đóng PC của VNA thì thấy VN24 đã được khai thác từ năm 1974. Hình như bay sang TQ là tuyến khai thác quốc tế đầu tiên. Có dịp em sẽ post lên toàn bộ 12 PC bưu ảnh máy bay của VNA từ AN2 cho đến B777.


Một trong hai chiếc AN-24 đầu tiên của HKVN mang số hiệu VN-1094 (chiếc còn lại là VN-1093) sau đổi thành VN-B234 không rõ nguồn gốc từ đâu nhưng có khả năng là viện trợ mới 100% của Liên xô vào năm 1973. Chiếc này rất đặc biệt vì nó vẫn phục vụ ít nhất đến năm 1987 trong khi các chiếc AN-24 khác ngừng bay vào năm 1984. Phi vụ nổi tiếng của chiếc này là đưa ông Fidel vào thăm Quảng Trị ngày 15 tháng 9-1973. Người ta lại nhìn thấy nó ở sân bay SXF tháng 10-1973 chắc chở cớm kẹo nào thăm CHDC Đức. Chiếc này cũng đưa ông Văn Tiến Dũng vào Đồng Hới khi ông này lên đường váo nam chỉ huy chiến dịch HCM 1975. Liên tục trong tháng 4-1975 chiếc máy bay này chở người của KQ vào tiếp quản các sân bay chiếm được. Nói chung là trước 1975 thì khách của HK dân dụng miền Bắc toàn là thứ dữ, dân làm quái gì có chế độ đi máy bay nên thông tin" khai thác từ năm 1974. Hình như bay sang TQ là tuyến khai thác quốc tế đầu tiên" làm Va rất tò mò. Nếu được bạn xin thêm thông tin chi tiết.

http://www.planeboys.de/images/SXF%20AirlineFotos/h/hahn_hapag/vietnam_an24.jpg
Antonov AN-24B VN1094 (cn. 67302503) SXF October 1973 (photo by Rainer Ness)
This AN-24 was visiting Schönefeld on a government flight and is seen here taxiing for departure on it´s long way home.

VAPUTIN
25-08-2013, 14:26
Chuyến bay đưa Chủ tịch Cuba - Fidel Castro vào vùng đất mới giải phóng Quảng Trị.

http://www.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/thanhbinh1/8_tt848-to.jpg
Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Fidel Castro và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh chung với tổ bay.

Năm 1973, nhà lãnh đạo kiệt xuất của nhân dân Cuba anh em, người bạn lớn từ bên kia bán cầu sang thăm Việt Nam. Ông có nguyện vọng được vào tuyến lửa để thăm Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, thăm vùng đất Quảng Trị vừa mới được giải phóng, Fidel Castro lệnh cho Đại sứ Vivo: “Trong mọi trường hợp, dù khó khăn chúng ta vẫn phải đi, dù phải đi bộ...”. Đáp lại nguyện vọng của bạn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng yêu cầu Lữ đoàn 919 (nay là Đoàn 919) thực hiện chuyến bay đưa đoàn vào tuyến lửa, với yêu cầu tuyệt đối bí mật, đảm bảo an toàn.

Đại tá Hồ Văn A khi đó là nhân viên thông tin trên không, nhớ lại: Ngày 13/9/1973, chúng tôi nhận được lệnh đưa chiếc máy bay AN24 mang số hiệu VN - 1094 về nước. Tuy Hiệp định Pari đã được ký kết nhưng đa phần máy bay vận tải của chúng ta vẫn ở nơi sơ tán tại Tường Vân (Trung Quốc), khi nhận lệnh, anh em chúng tôi được biết rằng sẽ thực hiện chuyến bay chuyên cơ, nhưng không ai rõ nhiệm vụ cụ thể. Đầu giờ chiều chúng tôi cất cánh bay về Nam Ninh (Trung Quốc) tiếp dầu, kiểm tra kỹ thuật chờ tối bay về Gia Lâm. Như mọi lần, chuyến bay đó cũng được các bạn Trung Quốc phục vụ chu đáo.

Ngày hôm sau, sau khi đội thợ máy kiểm tra toàn bộ một cách kỹ lưỡng, bộ phận xăng dầu làm công tác hóa nghiệm nhiên liệu, chúng tôi tiến hành bay thử, rồi máy bay được kẹp chì, bàn giao cho bảo vệ, nhưng tất cả vẫn không được biết mình sẽ thực hiện chuyến bay đi đâu, phục vụ ai... mà qua công tác kiểm tra chuẩn bị chỉ đoán rằng sẽ thực hiện chuyến bay chuyên cơ A, tức là chuyến bay đặc biệt nhất.

Cuối cùng tổ bay cũng được chỉ định, bao gồm Nguyễn Oanh - Cơ trưởng, Nguyễn Văn Hội - dẫn đường, Nguyễn Văn Hợi - cơ giới trên không và tôi (Hồ Văn A) - thông tin, Phan Hồng Tâm lái phụ và 2 tiếp viên là đồng chí Đạt và đồng chí Hà. Nhận nhiệm vụ từ Lữ trưởng Nguyễn Phúc Trạch, anh em chúng tôi hào hứng hẳn lên, không ngờ mình lại hân hạnh được thực hiện chuyến bay đưa Fidel Catro về thăm vùng đất mới giải phóng.

Đại tá Hồ Văn A kể tiếp: Sự phấn chấn nhanh chóng qua đi, trước mắt chúng tôi là nhiệm vụ vô cùng nặng nề, bởi kẻ thù luôn tìm cách phá hoại, và hơn nữa với Fidel, một nhân vật đã bao lần bị kẻ địch âm mưu sát hại mà không thành thì nhiệm vụ bảo vệ ông càng phải đảm bảo ở mức cao nhất.

Bên cạnh đó, việc máy bay phải hạ cánh xuống Đồng Hới, một sân bay dã chiến, gần như không có thiết bị dẫn đường nào, tất cả chỉ bằng mắt thường và kinh nghiệm. Tuy vậy, với giọng nói rắn rỏi, Cơ trưởng Oanh thay mặt toàn bộ tổ lái hứa quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện chuyến bay tuyệt đối an toàn.
Ngay sau đó, tất cả chúng tôi họp lại bàn phương án thực thi nhiệm vụ và được lãnh đạo Lữ đoàn chấp thuận. Thời gian gấp, lại có tin một cơn bão sắp đổ bộ vào miền Trung nên anh em chúng tôi không có điều kiện để bay thử vào Đồng Hới như đã dự định.

Sáng 15/9/1973, tổ lái chúng tôi đưa chiếc AN24 mang số hiệu VN-1094 thực hiện chuyến chuyên cơ đặc biệt đưa Chủ tịch Fidel cùng đoàn đại biểu Chính phủ Cuba và Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào tuyến lửa. 9h40', máy bay cất cánh. Theo đúng lịch trình, 11h kém 15' chúng tôi đã có mặt tại Đồng Hới.
Rất may, thời tiết hôm ấy thật đẹp, điều kiện khí tượng lý tưởng để chúng tôi thực hiện cú đáp nhẹ nhàng xuống sân bay dã chiến với đường băng ngắn và hẹp. Một sân bay mà ngài Đại sứ Cuba Vivo nói vui: “Không có tháp điều khiển mà chỉ có những đống gạch vụn”.

Máy bay dừng hẳn, ôtô đón đoàn đi vào Quảng Trị, tổ lái được cán bộ tháp tùng chuyển lời cảm ơn đã đưa đoàn bạn vào tới nơi an toàn. Sau khi kiểm tra, niêm phong, ngụy trang máy bay, chúng tôi được đưa về nhà khách của tỉnh Quảng Bình, nhưng thực ra đây là một dãy nhà cấp 4 dựng vội giữa một thị xã hoang tàn, đổ nát. Ngày ấy, Đồng Hới không còn một ngôi nhà nào nguyên vẹn, ngoài khu nhà mà chúng tôi được ở.

Đã vào mùa thu, nhưng thời tiết nơi đây vẫn nóng kinh khủng, mà nước lại rất hiếm. Tuy vậy, anh em chúng tôi rất vui vì đã thực hiện chuyến bay an toàn. Tổ lái được thông báo sẽ ở lại chờ đoàn thực hiện xong chuyến thăm và hội đàm với Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam rồi sẽ bay ra. Nhưng đột nhiên chỉ ngày sau đó, tổ bay nhận lệnh đưa đoàn trở ra Hà Nội.

Với tư thế sẵn sàng, anh em nhanh chóng trở lại sân bay, tra nạp nhiên liệu, kiểm tra kỹ thuật cho chuyến bay trở ra. Sau này, chúng tôi mới biết, do tình hình Chile căng thẳng, nên Chủ tịch Fidel Catro phải về nước sớm, khiến cho chuyến thăm tuyến lửa của ông cũng chưa thực sự được trọn vẹn.

Hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm, chúng tôi lại nhận được một bất ngờ khác, đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra tận cầu thang máy bay đón đoàn và chúc mừng tổ lái hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đại tướng dẫn Chủ tịch Fidel lần lượt bắt tay từng thành viên trong tổ bay, Chủ tịch Fidel Castro cảm ơn anh em đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện chuyến bay an toàn, để ông và đoàn đại biểu của nhân dân Cuba được vào tuyến lửa Quảng Trị, được trực tiếp đến vùng đất mới giải phóng của Việt Nam. Ông chúc chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ, giành nhiều thắng lợi, chúc đất nước Việt Nam sớm được thống nhất.

Theo đề nghị của tổ bay, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Fidel Castro đã vui vẻ đứng chụp ảnh lưu niệm cùng anh em chúng tôi, bức ảnh được chụp ngay chân cầu thang chiếc chuyên cơ AN24 mang số hiệu VN-1094, ghi rõ nét mặt rạng ngời trên khuôn mặt mọi người.

VAPUTIN
25-08-2013, 14:45
Chiếc AN-24 đầu tiên của HKVN VN-1094



.http://cdn-www.airliners.net/aviation-photos/photos/3/9/8/1625893.jpg
http://cdn-www.airliners.net/graphics/clear.gif http://cdn-www.airliners.net/graphics/clear.gif http://cdn-www.airliners.net/graphics/clear.gif
Hanoi - Noi Bai (HAN / VVNB)
1984


http://cdn-www.airliners.net/aviation-photos/photos/0/3/4/0304430.jpg
http://cdn-www.airliners.net/graphics/clear.gif http://cdn-www.airliners.net/graphics/clear.gif http://cdn-www.airliners.net/graphics/clear.gif
Chiếc VN-1094 sau dổi số hiệu thành VN-B234
Ảnh chụp tại Nội Bài tháng 12-1989. Ngày nay nó vẫn còn lưu giữ tại TSN-TPHCM nhưng không bay được nữa.

http://images3.jetphotos.net/img/2/6/9/6/65089_1062709696.jpg

VAPUTIN
25-08-2013, 15:15
Ngày 11/02/1976: Thủ tướng chính phủ ra nghị định thành lập tổng cục HKDDVN. Tổng cục HKDDVN là cơ quan trực thuộc hội đồng chính phủ, nhưng về mặt tổ chức quản lý và chỉ đạo xây dựng vẫn trực thuộc bộ quốc phòng. Khi tổng cục HKDDVN được thành lập, số máybayAN24 tổng cục có là 5 chiếc như vậy thời gian đầu năm 1976 Interflug mới chỉ giao cho VN được 3 chiếc AN-24

Tổng cộng HKVN đã sử dụng 8 chiếc AN-24 trong đó có 2 chiếc chuyên cơ và 6 chiếc được CHDC Đức tặng.

Những chiếc AN-24 này cùng với mấy chiếc DC-3, DC-4, DC-6 chiến lợi phẩm là đội bay chủ lực của HKVN trong khoảng thời gian đầu của giai đoạn 1975-1989.

Thời đó thông tin bưng bít rất kỹ nên thật khó khăn cho người dân biết số phận của mấy chiếc máy bay này. Tuy vậy Va thấy mấy chiếc AN-24 của CHDC Đức không được may mắn cho lắm:.

-Sau ngày hòa bình, AN 24 được dùng để chuyên chở hành khách, và dòng máy bay này đối mặt với khá nhiều vụ không tặc trên bầu trời Việt Nam. Nổi tiếng nhất là vụ không tặc ngày 7-2-1979 máy bay AN24 số hiệu VN-B226 thực hiện hành trình ĐN-TSN. Chuyến bay sau đó bị khống chế bởi 6 tên không tặc. Trên máy bay là chiến sĩ an ninh tên Thoại, là chiến sĩ cảnh vệ của chuyến bay. Chỉ một mình chiến sĩ này đã bắn hạ 4 tên và khống chế 2 tên khác giao cho an ninh sân bay sau khi máy bay đáp khẩn cấp ở sân bay Plây ku.
-Năm 1976, một máy bay AN-24 dược cho là rơi gần Buôn Mê Thuộc
-Năm 1977, một chiếc AN-24 rơi ở gần Bảo Lộc, toàn bộ người trên máy bay tử vong trong đó có nhiều quan chức của ngành thể thao.
-Theo nguồn tin chưa xác định thì tháng 3 năm 1979 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1979), chiếc máy bay An-24 (http://vi.wikipedia.org/wiki/Antonov_An-24) của Hàng không Việt Nam chở đoàn cố vấn quân sự Liên Xô gặp nạn khi hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng, 6 người gồm phi công, các chuyên gia Liên Xô và thiếu tướng không quân Malyn thiệt mạng.

VAPUTIN
26-08-2013, 10:33
Vài hình ảnh của chiếc AN-24 rơi ở Bảo Lộc năm 1977
Tác giả: Kamelot 1991

1. Phiến đá cao hơn 10m này là nơi chiếc máy bay đâm vào. Nửa phần đuôi bị gãy bắn văng lên phía trên. Phần đầu rơi xuống vực sâu dưới tảng đá và văng tung tóe ra hai bên. Không một ai có thể sống sót sau cú đâm này


http://farm4.static.flickr.com/3197/3150553611_def44590e3.jpg (http://farm4.static.flickr.com/3197/3150553611_640cc3f0eb_o.jpg)


2. Đống xương người bọn mình thu gom lại bên cạnh một động cơ phản lực chiếc AN-24. Lúc đi tìm nhặt hài cốt chẳng thấy sợ hay ghê gì, kể cả đêm ngủ bên cạnh hay buộc chặt vào xe máy mang về thành phố, lúc đó chỉ nghĩ là mình sẽ mang hài cốt những người chết được về gần với con người, được hương khói chứ không phải nằm trong rừng sâu lạnh lẽo nữa.

http://farm4.static.flickr.com/3093/3150553917_a591b14da0.jpg

3. Mình chụp lưu niệm ngồi bên cạnh đống xương. Sau đó đống xương này được đậy điệm lại để sau này quân đội vào mang họ về nghĩa trang liệt sĩ
http://farm4.static.flickr.com/3218/3150554521_6a244ac857.jpg (http://farm4.static.flickr.com/3218/3150554521_bd902e6311_o.jpg)

4. Đây là một phần trong số các hài cốt mình sẽ mang về thành phố, chủ yếu là xương sọ, xương hàm, xương cột sống... tức là những phần xương dễ dàng chứng minh được là xương người chứ không phải xương thú rừng. Ngoài ra còn có một số CMND, thẻ quân nhân. Điều đặc biệt là sau khi xem các giấy tờ này ( phần lớn còn đọc được), bọn mình phát hiện nhiều giấy tờ không có tên trong danh sách các nạn nhân thiệt mạng. Việc này có thể đặt ra nghi vấn: Phải chăng chiếc máy bay AN-24 rơi vì nó đã chở quá tải, khi xuống sân bay Liên Khương nó đã chở thêm người, những người lên máy bay ở sân bay Liên Khương dĩ nhiên không có trong danh sách cất cánh ở Gia Lâm. Tuy nhiên đây chỉ là nghi vấn, hoàn toàn có thể tìm hiểu bằng cách điều tra về nhân thân những nạn nhân ngoài danh sách. Tuy nhiên đây không phải là mục đích của bọn mình.
http://farm4.static.flickr.com/3284/3151386600_53b8230420.jpg (http://farm4.static.flickr.com/3284/3151386600_2159c01ccf_o.jpg)

5. Theo hình mũi tên đỏ là cánh rừng đã bị phạt ngang cành là do cánh của chiếc máy bay AN-24 sà xuống trước khi đâm vào vách đá. Thật xui xẻo, đây là mỏm đá cao cuối cùng của vùng đồi núi, nếu chiếc máy bay chỉ bay cao thêm độ 10m thôi, nó đã thoát nạn vì sau đó là cả một khoảng không phía dưới của vùng Madagui và Đạh Tẻ. Cũng có thể máy bay gặp nạn và phi công đã hạ cánh cho bay sạt theo rừng hy vọng các rừng cây ma sát sẽ cản và giảm tốc độ máy bay, nhưng phần cuối của hành trình chính là... vách đáhttp://sg.yimg.com/i/vn/blog//i/icon/16/2.gif. Trong ô chữ nhật phiá xa là một bản làng của người K'Ho, tuy có thể nhìn thấy được bằng mắt thường nhưng đến đó phải đi bộ mất...ba ngày ba đêm http://sg.yimg.com/i/vn/blog//i/icon/16/18.gif
http://farm4.static.flickr.com/3082/3151383314_0615c9fda6.jpg

VAPUTIN
26-08-2013, 11:42
http://i.ebayimg.com/t/Lufthansa-First-Flight-Cover-Singapore-Ho-Chi-Minh-Stadt-30-10-90-LH772-/00/s/NzUzWDEyODQ=/$%28KGrHqF,%21osFCrtd-%28wtBQ4y%286Ue4Q%7E%7E60_58.JPG

HanParis
26-08-2013, 16:17
Bác Va gợi lại tai nạn Bảo Lộc mà Hàn nhớ lộn đèo Hải Vân. Và trên con đường Đà Lạt-Saigon khi xưa phải băng qua nhiều đồi núi hiểm trở với nhiều hố, tôi nhớ ngày xưa lâu lâu cũng có xe đâm xuống hố chết tươi. Còn mấy tai nạn máy bay tuy rùn rợn thật, con người trên không không biết phải tự đối phó thế nào, tuy nhiên theo thiển ý đường HK là phương tiện vận chuyển an toàn nhất TG.

manh thuong
28-08-2013, 15:06
Một trong hai chiếc AN-24 đầu tiên của HKVN mang số hiệu VN-1094 (chiếc còn lại là VN-1093) sau đổi thành VN-B234 không rõ nguồn gốc từ đâu nhưng có khả năng là viện trợ mới 100% của Liên xô vào năm 1973. Chiếc này rất đặc biệt vì nó vẫn phục vụ ít nhất đến năm 1987 trong khi các chiếc AN-24 khác ngừng bay vào năm 1984. Phi vụ nổi tiếng của chiếc này là đưa ông Fidel vào thăm Quảng Trị ngày 15 tháng 9-1973. Người ta lại nhìn thấy nó ở sân bay SXF tháng 10-1973 chắc chở cớm kẹo nào thăm CHDC Đức. Chiếc này cũng đưa ông Văn Tiến Dũng vào Đồng Hới khi ông này lên đường váo nam chỉ huy chiến dịch HCM 1975. Liên tục trong tháng 4-1975 chiếc máy bay này chở người của KQ vào tiếp quản các sân bay chiếm được. Nói chung là trước 1975 thì khách của HK dân dụng miền Bắc toàn là thứ dữ, dân làm quái gì có chế độ đi máy bay nên thông tin" khai thác từ năm 1974. Hình như bay sang TQ là tuyến khai thác quốc tế đầu tiên" làm Va rất tò mò. Nếu được bạn xin thêm thông tin chi tiết.

http://www.planeboys.de/images/SXF%20AirlineFotos/h/hahn_hapag/vietnam_an24.jpg
Antonov AN-24B VN1094 (cn. 67302503) SXF October 1973 (photo by Rainer Ness)
This AN-24 was visiting Schönefeld on a government flight and is seen here taxiing for departure on it´s long way home.

Giới thiệu với bác VA bộ bưu ảnh của VNA cách đây khoảng 8-10 năm. Trước cũng có 1 bộ nhưng đã đấu giá ủng hộ VS. giờ còn lại bộ duy nhất để chơi


Máy bay AN2 khai thác từ năm 1958
188191

188192

máy bay B767

188193

188194


Máy bay A321
188195

188196


Và đây là cái bác đang cần tìm AN24, khai thác đi Trung Quốc từ năm 1974.
188197

188198


Toàn bộ 12 PC có them cái bao ngoài
188199

188200


ké thêm bộ máy bay Lufthansa
188201

Hãng hàng không Garuda (Indonesia)
188202

Hàng không của thổ nhĩ kỳ và Croatia
188203

Bộ PC hình tem của hãng Cathay Pacific (rất đẹp). kỹ niệm 60 năm thành lập (1946-2006)

mặt trước trang phục của tiếp viên)
188204

188205

hình mặt sau (hơi mờ do máy chụp hình cùi bắp), có giới thiệu loại trang phục ở góc trên bên trái.

188206

Ngòi ra em còn 1 số PC của Ari France, Singapore Airlines, Thai Airways International nhưng tìm chưa ra (ăn ở lộn xộn quá) nên hẹn bác dịp khác

HanParis
28-08-2013, 15:48
Ngòi ra em còn 1 số PC của Ari France, Singapore Airlines, Thai Airways International nhưng tìm chưa ra (ăn ở lộn xộn quá) nên hẹn bác dịp khác

Hàn rất thích mí tem máy bay, và thấy bộ Nữ Chiêu Đải Viên Cathay Pacific này hay quá! Anh Mạnh Thường lục coi trong kho còn tem Nữ Chiêu Đãi Viên Air Korea thì xin vui lòng chia sẽ nhé! HanBok Habit (không phải Rabbit), khách tha hồ mà ôm bốc! :D

http://www.lemarchedutimbre.com/image_timbre/870/8709477.jpg

Tem Bỉ này bên Tây có bán nhưng Hàn chỉ tìm nữ chiêu đãi HQ thui! :D

manh thuong
28-08-2013, 17:14
Hàn rất thích mí tem máy bay, và thấy bộ Nữ Chiêu Đải Viên Cathay Pacific này hay quá! Anh Mạnh Thường lục coi trong kho còn tem Nữ Chiêu Đãi Viên Air Korea thì xin vui lòng chia sẽ nhé! HanBok Habit (không phải Rabbit), khách tha hồ mà ôm bốc! :D

http://www.lemarchedutimbre.com/image_timbre/870/8709477.jpg

Tem Bỉ này bên Tây có bán nhưng Hàn chỉ tìm nữ chiêu đãi HQ thui! :D


Gửi bác Hàn: đây là postcard nhưng có răng cưa như tem chứ ko phải tem (loại này em chưa gặp bao giờ, đây là lần đầu tiên).

Nhìn chung do em chỉ chơi PC thế giới và Phong bì VN nên trình độ tem của em yếu lắm :D

HanParis
28-08-2013, 17:27
Gửi bác Hàn: đây là postcard nhưng có răng cưa như tem chứ ko phải tem (loại này em chưa gặp bao giờ, đây là lần đầu tiên).

Nhìn chung do em chỉ chơi PC thế giới và Phong bì VN nên trình độ tem của em yếu lắm :D

Anh Cần à,

Theo Hàn biết thì với thời buổi KTTT, mí em này chịu chơi Thế Giới, Khác Giới và ngay cả đồng giới (à kí nì thì Air Thái only :))), còn ai muốn bo thì cứ trình phong bì mà khỏi cần dán tem bên ngoài! :D

VAPUTIN
30-08-2013, 13:22
Mấy cái bưu ảnh của bạn hay thật

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=188191&d=1377676352

An-2 hạ cánh xuống sân bay Nà Sản năm 1958.

https://sphotos-a-iad.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/523967_215835538528944_1615827098_n.jpg

manh thuong
14-09-2013, 15:11
Giới thiệu với bác VA bộ bưu ảnh của VNA cách đây khoảng 8-10 năm. Trước cũng có 1 bộ nhưng đã đấu giá ủng hộ VS. giờ còn lại bộ duy nhất để chơi



Ngòi ra em còn 1 số PC của Ari France, Singapore Airlines, Thai Airways International nhưng tìm chưa ra (ăn ở lộn xộn quá) nên hẹn bác dịp khác

mới lục được 2 PC của Thai Airways

Mặt trước
188799

Tiếp viên ăn mặc quá đẹp
188800

mặt sau
188801

Còn nợ các bác mấy hãng khác. hi hi

HanParis
14-09-2013, 17:21
Anh Cần chắc làm việc cho hãng HKVN, và lâu lâu lại thấy bay free vào VSF. :)) Hàn rất thích về máy bay, có Bưu Ảnh gì về HK xin anh Cần chia sẽ nhé! Theo tôi Nữ Tiếp Viên HK của VN là duyên dáng nhất TG! Nhưng Hàn chưa từng thấy mặc Áo Bà Ba diễn hành cùng phi hành đoàn. :D

manh thuong
21-09-2014, 08:38
mới lục ra. :x

sân bay schiphol ở Amsterdam (Hà Lan)
195896

195897

HanParis
21-09-2014, 16:27
Vài bì Saigon Paris xa xưa....

http://i.ebayimg.com/00/s/NTgzWDEwMTY=/$(KGrHqRHJC4FCFPsthvLBQk94ZvlkQ~~60_57.JPG

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1946_luttes_politiques/ffc_paris_saigon_11-6-46.jpg

http://www.crlv.org/sites/default/files/revue_crlv/FR/Lionel%20Brans_fichiers/image002.gif
Saigon - Paris = 10 000km

http://www.histoire-et-philatelie.fr/images/008_indo/1949/ffc_noumea_paris_49.jpg