PDA

View Full Version : Di sản Thế giới ở Nhật Bản


Poetry
07-12-2007, 23:30
Bắt đầu từ năm 2001, Nhật Bản phát hành loạt tem về Di sản Văn hóa Thế giới ở nước mình được UNESCO công nhận.

Bộ thứ 1 phát hành ngày 23-02-2001

Nikko no Shaji (Đền chùa Nhật Quang)

906

Nikko no Shaji là tên gọi chung của quần thể đền, chùa ở thành phố Nikko, tỉnh Tochigi, Nhật Bản. Tên gọi này có từ khi quần thể này được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào tháng 12-1999.

Dân địa phương thường gọi quần thể này là "hai đền một chùa" (Ni-sha ichi-ji) bởi vì quần thể gồm Nikko Tosho-gu (Nhật Quang Đông Chiếu Cung), đền Nikko Futarasan-jinja (đền Nhật Quang Nhị Hoang Sơn) và Rinno-ji (Luân Vương Tự).

Toàn bộ di sản bao gồm 103 hạng mục, trong đó 9 mục được xếp hàng quốc bảo và 94 mục xếp hàng tài sản văn hóa trọng yếu của Nhật Bản.

Đền Futarasan được Shōdō shōnin xây vào năm 767 thờ 03 vị thần của 03 ngọn núi ở Nikko. Hai thanh kiếm trong đền là quốc bảo và nhiều kiến trúc vật thể khác là tài sản văn hóa quan trọng của Nhật Bản.


Tem 1: cầu thiêng Bắc qua sông Daiya
Tem 2: chính điện


Tosho-gu là nơi thờ Tokugawa Ieyasu, một Shogun đầu thời kỳ Edo và là người sáng lập Mạc phủ Tokugawa, được thần thánh hóa thành một vị thần của đạo Shinto. Đền được Tokugawa Hidetaka, con trai của Ieyasu, xây vào năm 1617.


Tem 3: Đường môn (cổng kiểu Trung Hoa)
Tem 4: Kì Lân
Tem 5: Khổng Tước (công)
Tem 6: Miên miêu (mèo đang ngủ)

Rinno-ji được xây từ thế kỷ 8 trong thời kỳ Nara và được các Shogun nhà Tokugawa mở rộng. Đây là một quần thể chùa chiền trên núi Nikko.


Tem 7: Đại Du Viện - Phong Thần
Tem 8: Đại Du Viện - Lôi Thần
Tem 9: Đại Du Viện - Bài điện
Tem 10: Đại Du Viện - Chính điện
(Bùi Nhật An dịch & biên soạn)

Poetry
12-12-2007, 00:19
Bộ thứ 2 phát hành ngày 23-3-2001

Đền Itsukushima (Đền Nghiêm Đảo)

1072

Đền Itsukushima là một ngôi đền đạo Shinto ở đảo Itsukushima, thành phố Hatsukaichi, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản.

Những vật thể kiến trúc đầu tiên ở đây được xây dựng từ thế kỷ thứ 6. Kiến trúc hiện tại của ngôi đền có được từ thế kỷ 12. Các tòa kiến trúc và cổng Otorii của đền thường xuyên bị tàn phá bởi các trận cháy và bão lớn vào thế kỷ 13, 14, trong đó có 1 lần bị hủy hoại hoàn toàn. Năm 1572 tất cả được dựng lại và thường xuyên được bảo quản đến ngày nay.

Vì cổng Torii và các điện thờ được xây dựng bên bờ biển nên khi thủy triều lên cả đền thờ như nổi trên mặt nước. Do đó đền Itsukushima còn nổi tiếng với tên gọi là "đền nổi".

Phạm vi đã được đăng ký vào di sản thế giới là đền Itsukushima lấy chính điện làm trung tâm, vùng biển phía trước đền và khu rừng gồm luôn cả rặng núi phía sau tạo thành một thể thống nhất, được đăng ký là di sản văn hóa vào tháng 12-1996.

Hiện nay đền Itsukushima được xếp vào Top 3 quang cảnh đẹp của Nhật Bản.

Tem 1 & 2: Đại sảnh
Tem 3: Chính điện
Tem 4: Linh vật canh đền Sư Khuyển - lion dog
Tem 5: Đại sảnh và tòa tháp 5 tầng
Tem 6: Vũ lạc diện mặt nạ bugaku (điệu nhảy truyền thống Nhật Bản)
Tem 7: Ngựa trang trí
Tem 8: Năng vũ đài sân khấu kịch Noh (một loại kịch cổ điển của Nhật Bản)
Tem 9: Đa bảo tháp Tahoutou
Tem 10: Điện Đại Nguyên - Điện Oomoto (cảnh mùa Thu)

Poetry
19-12-2007, 23:18
Bộ thứ 3 phát hành ngày 22-6-2001

Tài sản văn hóa của Cố đô Kyoto

(Thành phố Kyoto, Uji, Ootsu)

1438

Các công trình có giá trị lịch sử, văn hóa cao của Kyoto đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào tháng 12 năm 1994. Tất cả gồm 17 công trình kiến trúc:

Kamo Wake-Ikazuchi Jinja
Kamo Mioya Jinja
Kyo-o Gokoku Ji
Kiyomizu Dera
Enryaku Ji
Daigo Ji
Ninna Ji
Byodo In
Ujigami Jinja
Kozan Ji
Saiho Ji
Tenryu Ji
Rokuon Ji
Jisho Ji
Ryoan Ji
Hongan Ji
Nijo Jo

Trong bộ này giới thiệu 04 công trình 1, 2, 3, 4 tại TP. Kyoto.

Đền Kamo là cặp đền thờ đạo Shinto và cả 2 đều thờ thần sấm.
Ngôi đền cùng với các công trình kể trên đã được UNESCO mệnh danh là "Những công trình lịch sử của Cố đô Kyoto".

Đền Kamo Wake-Ikazuchi (Hạ Mậu Biệt Lôi) còn gọi là Kamigamo (Thượng Hạ Mậu) nổi tiếng với tiền sảnh cúng bái

Tem 1: Tế điện (điện cúng tế) - Vũ điện - Sân cát (02 đụn cát hình nón tưởng niệm cho những cây thánh đã từng chào đón những linh hồn)
Tem 2: Lâu môn - cổng 02 tầng Đền Kamo Mioya (Hạ Mậu Ngự Tổ) còn gọi là Shimogamo (Hạ Áp). Người ta thường đến đây để cầu được mùa lúa hằng năm. Đền nằm bên trong khu rừng nguyên sinh, khu rừng được cho là không bao giờ bị cháy và tàn phá. Thực tế khu rừng đã từng chịu thiệt hại suốt vài thế kỷ chung với Kyoto do hỏa hoạn liên tục suốt thời khởi nghĩa, chiến tranh. Nhưng khu rừng nhanh chóng phục hồi, chủ yếu do tự nhiên chứ không phải nhờ con người.

Tem 3: Đông chính điện
Tem 4: Sư khuyển - Lion dog Đông Tự (To-ji) có tên chính thức là Giáo Vương Hộ Quốc Tự. Cùng với Sai-ji (Tây Tự) ngôi chùa được xây dựng dọc theo cổng thành Heian và có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành như cái tên của nó. Chùa được thành lập năm 796, sau khi kinh đô chuyển về Heian 2 năm. Chùa có tòa tháp gỗ 5 tầng cao nhất Nhật Bản (57m). Ngày nay To-ji đã trở thành biểu tượng của Cố đô Kyoto.

Tem 5: Nam Đại môn và tòa tháp 05 tầng.
Tem 6: Bất Không Thành Tựu Như Lai
Tem 7: tranh Như Ý Luân Quan Âm
Tem 8: Đại Uy Đức Minh Vương Thanh Thủy Tự (Kiyomizu-dera) là một ngôi chùa thờ Quan Âm nghìn tay ở thành phố Kyoto. Chùa Kiyomizu mới được giới thiệu để tham gia bầu chọn làm một trong Bảy kỳ quan thế giới hiện đại. Chùa được xây dựng vào năm 778 tức đầu thời kỳ Nara. Tuy nhiên, chùa nhiều lần bị cháy, và những kiến trúc hiện nay của chùa được xây dựng lại vào năm 1633. Tòa kiến trúc chính của chùa (chánh đường) thu hút nhiều sự chú ý bởi nó được đỡ bởi hàng trăm cột gỗ chống vào sườn đồi tạo ra cảm giác tòa kiến trúc này như ở trên không. Là một ngôi chùa Phật giáo, nhưng trong quần thể kiến trúc ở đây không chỉ có chùa, mà còn có cả đền thờ của đạo Shinto. Đền thờ được nhiều khách tham quan tham bái nhất là đền Địa Chủ (Jishu-jinja) thờ Thần Tình yêu.

Tem 9: Tây môn và tháp 3 tầng
Tem 10: Chánh đường

Poetry
25-12-2007, 23:35
Bộ thứ 4 phát hành ngày 23-8-2001

Tài sản văn hóa của Cố đô Kyoto

1803

Trong bộ 4 này giới thiệu tiếp 04 công trình 5, 6, 7, 8 tại TP. Kyoto là: Enryaku Ji, Daigo Ji, Ninna Ji và Byodo In.

Diên Lịch Tự (Enryaku-ji) là tu viện nằm trên ngọn núi Hiei (nên còn được gọi là Hieizan-Ji) nhìn xuống toàn thành Kyoto. Tu viện được xây dựng từ năm 767 đến 822, rộng lớn phức tạp với gần 3.000 điện miếu với một quân đội tăng binh (sohei) hùng mạnh thỉnh thoảng gây chiến tranh giành quyền lực với các tu viện và các thế lực chính trị khác. Trong kế hoạch loại bỏ các thế lực thù địch để thống nhất đất nước, vào năm 1571, Lãnh chúa Oda Nobunaga đã tấn công và phá hủy Enryakuji. Enryakuji hiện tại là kiến trúc được xây dựng lại từ cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Enryakuji có 3 khu chính: Todo (điện phía Đông), Saido (điện phía Tây), Yokawa. Các kiến trúc quan trọng nhất tập trung ở Todo.


Tem 1: Căn bản trung đường
Tem 2: Pháp đăng (đèn bất tử)
Tem 3: Điện Ninai

Đề Hồ Tự (Daigo-ji) được xây dựng từ năm 874 nằm trên ngọn núi cùng tên. Được phân thành 2 khu chính: khu thượng và khu hạ. Đây là nơi lui tới cầu nguyện của Thiên hoàng Daigo, ông quy y ở đây và sau khi mất cũng được chôn cất tại đây.


Tem 4: vườn Tam bảo viện
Tem 5: vườn Tam bảo viện
Tem 6: tháp 5 tầng

Nhân Hòa Tự (Ninna-ji) được Thiên hoàng đã thoái vị Uda thành lập năm 888. Tên chùa lấy theo niên hiệu của thời đại mà Thiên hoàng Uda trị vì. Giữa thế kỷ 15, thời loạn Onin, chùa đã bị thiêu trụi. Phần lớn các kiến trúc còn lại ngày nay có niên hiệu từ thế kỷ 17 do Shogun Tokugawa Iemitsu xây lại và xây thêm gồm cả một ngôi tháp 5 tầng và một vườn trồng cây sakura thấp.


Tem 7: Ngự điện
Tem 8: Tháp 5 tầng

Bình Đăng Viện (Byodo-in) được xây dựng từ năm 998 là nơi ở của Fujiwarano Michinaga, một trong những thành viên quyền lực nhất dòng tộc Fujiwara.


Tem 9: Phượng Hoàng đường
Tem 10: Vân Trung Cung Dưỡng Bồ Tát

Poetry
27-12-2007, 00:33
Bộ thứ 5 phát hành ngày 21-12-2001

Tài sản văn hóa của Cố đô Kyoto

1849


Trong bộ 5 này giới thiệu tiếp 05 công trình 9, 10, 11, 12, 13 tại TP. Kyoto là: Ujigami Jinja, Kozan Ji, Saiho Ji, Tenryu Ji, Rokuon Ji.

Đền Vũ Tri Thượng (Ujigami Jinja) là ngôi đền được xây dựng để bảo vệ Byodo-in. Đền thu hút những người sùng đạo trong vùng, đền thường xuyên được kiểm tra tu bổ rất cẩn thận. Chính điện được xây dựng khác thường, nó gồm có 3 đền thờ nằm sát cạnh nhau và chung một mái dài.

Tem 1: Bài điện và Chính điện
Tem 2: Chính điện "cổ ếch"

Cao Sơn Tự (Kozan-ji) nằm sâu trong núi, có chính điện trước đây là 1 phần của Ninna-ji nhưng sau được giao cho Kozan-ji. Tương truyền do Thiên hoàng Konin cho xây đựng năm 774, nhưng điều này chưa được xác minh. Nhà sư Myoe cũng được cho là người có công xây dựng Kozan-ji. Ngôi chùa nổi tiếng với tán lá mùa thu tuyệt đẹp và có rất nhiều đền nhỏ trong khu vực của chùa.

Tem 3: Biểu Tham Đạo
Tem 4: Thạch Thủy Viện

Tây Phương Tự(Saiho-ji) còn được gọi là "Koinzan Saiho-ji", nổi tiếng với khu vườn "rêu". Trong trung tâm khuôn viên chùa có hồ Hoàng Kim với 3 đảo nhỏ ở giữa, vùng đất quanh hồ được bao phủ bởi hơn 120 loại rêu, chúng được cho là đã mọc lên từ sau trận lụt ở thời đại Edo.

Tem 5: Đình viên "Hà Đảo"
Tem 6: Đình viên "Hướng Thượng Quan"

Thiên Long Tự (Tenryu-ji), tên chính thức hơn là Thiên Long Tư Thành Thiền Tự (Tenryu Shiseizen-ji). Chùa có quan hệ với dòng tộc Ashikaga và Thiên hoàng Godaigo nên rất được tôn kính. Chùa rộng lớn với khoảng 150 đền nhỏ. Chùa bị cháy 6 lần từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 15 và bị tàn phá lần nữa trong thời kỳ chiến tranh Onin nhưng được khôi phục lại ngay. Những kiến trúc hiện nay là được xây dựng lại từ nửa sau thời đại Meiji.

Tem 7: Đình viên
Tem 8: Đình viên

Lộc Uyển Tự (Rokuon-ji) hay thường được gọi là Kinkaku-ji (Kim Các Tự), được xây dựng từ năm 1397 để phục vụ cho Shogun Ashikaga Yoshimitsu lúc thoái vị. Con trai ông đã cho thiết kế như 1 ngôi chùa kiểu Zen. Chùa bị cháy vài lần trong chiến tranh Onin. Kim Các gồm có 3 tầng, 2 tầng trên được phủ bằng vàng lá tinh khiết, trên nóc Kim Các có tượng chim phượng hoàng. Năm 1950 chùa bị thiêu cháy lần nữa bởi 1 nhà sư nổi loạn. Kim Các hiện tại là được trùng tu vào năm 1955.

Tem 9: Kim Các mùa thu
Tem 10: Kim Các phủ tuyết

Poetry
28-12-2007, 23:56
Bộ thứ 6 phát hành ngày 22-02-2002

Tài sản văn hóa của Cố đô Kyoto

2005

Trong bộ 5 này giới thiệu tiếp 4 công trình 14, 15, 16, 17 tại TP. Kyoto là: Jisho Ji, Ryoan Ji, Hongan Ji, Nijo Jo.

Từ Chiếu Tự (Jisho-ji) hay thường được gọi là Ginkaku-ji (Ngân Các Tự). Shogun Ashikasa Yoshimasa, cháu trai của Ashikasa Yoshimitsu, lấy ý tưởng từ Kinkaku-ji, cho xây dựng Ginkaku-ji từ năm 1474 để làm nhà cho mình. Yoshimasa dự định sẽ phủ Ngân Các bằng bạc, nhưng vì chiến tranh Onin ngày càng ác liệt nên việc xây dựng bị đình trệ và Ngân Các chưa kịp được phủ bạc. Những cái cây lâu đời, những hòn đá lớn, đẹp, được đem từ khắp nơi trên nước Nhật về để xây dựng ngôi chùa khiến cho Ngân Các tuy chưa được phủ bạc cũng đã rất lộng lẫy rồi.

Tem 1: Ngân Các phủ tuyết
Tem 2: Ngân Các và sân cát có biểu tượng núi Phú Sĩ

Long An Tự (Ryoan-ji) nằm ở hướng Tây Bắc Kyoto, trước đây thuộc sở hữu của dòng họ Fujiwara. Sau được trao cho một nhánh của dòng họ là Hosokawa. Hosakawa Katsumoto kế thừa dinh thự này và sống ở đây trước chiến tranh Onin. Sau khi Hoshikawa chết, ông di chúc dùng tất cả tài sản chiến tranh để biến dinh thự thành 1 ngôi chùa kiểu Zen. Các hoàng đế họ Hosokawa sau này được tập trung chôn cất ở đây thành 7 ngôi mộ hoàng đế.

Tem 3 & 4: Phương Trượng Đình Viên

Bản Nguyện Tự (Hongan-ji) là tên gọi chung cho 1 số các chùa chiền theo giáo phái Jodo Shinshu trải khắp lịch sử Nhật Bản. Tuy nhiên tên gọi này chủ yếu nói tới 2 ngôi chùa ở Kyoto: Higashi Hongan-ji và Nishi Hongan-ji.

Tem 5: Đường môn (cổng kiểu Trung Hoa)
Tem 6: Phi Vân Các
Tem 7: Thư viện

Nhị Điều Thành (Nijo-jo) được shogun Tokugawa Ieyasu cho xây dựng vào năm 1603 để bảo vệ lâu đài hoàng đế ở Kyoto và cũng được xem như là nơi chính thức đón tiếp các shogun. Tòa thành có 2 vành đai bảo vệ, mỗi vành đai là 1 tường thành và 1 con hào rộng lớn. Bên trong 2 tường thành là lâu đài Ninomaru, 1 số kiến trúc và vườn tược. Tổng diện tích bề mặt thành Nijo lên tới 275.000 m2. Tòa thành còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật quý báu và những bức tranh fusuma.

Tem 8: Ngự điện Ninomaru
Tem 9 & 10: Shoyo-zu (tranh trên cửa kéo fusuma vẽ chim ưng và cây tùng)

Poetry
03-01-2008, 01:29
Bộ thứ 7 phát hành ngày 21-6-2002

Tài sản văn hóa của Cố đô Nara

2225

Nara là thủ đô của Nhật Bản từ năm 710 đến 784, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa thời bấy giờ. Các công trình có giá trị lịch sử, văn hóa cao của Nara đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào tháng 12 năm 1998. Tất cả gồm 8 công trình kiến trúc:


Todai Ji
Kofuku Ji
Kasuga Taisha
Rừng nguyên sinh Kasuga-yama
Gango Ji
Yakushi Ji
Toshodai Ji
Heijo Kyuseki Trong bộ 7 này giới thiệu 2 công trình 1 & 2 tại TP. Nara:

Đông Đại Tự (Todai-ji) được thành lập đầu TK thứ 8 bởi Thiên hoàng Shomu để tưởng niệm Thái tử Motoi (chết khi vừa sinh ra). Chùa cùng với các công trình kể trên đã được UNESCO mệnh danh là "Những công trình lịch sử của Cố đô Nara". Các kiến trúc chính của chùa bị cháy 2 lần và kiến trúc hiện nay là được xây dựng lại từ thời Edo cuối thế kỷ 17.


Tem 1: Đại Phật điện
Tem 2: Nam Đại môn
Tem 3: Đại Phật Liên Biên Mao Điêu
Tem 4: Giới Đàn đường - Quảng Mục Thiên
Tem 5: Pháp Hoa đường Hưng Phúc Tự (Kofuku-ji) được xây dựng vào năm 669 bởi hoàng hậu của Thiên hoàng Tenji, để cầu cho ngài khỏi bệnh lúc ở Yamashina, tỉnh Yamashiro (Kyoto ngày nay). Năm 672 chùa được dời qua kinh đô Fujiwara. Năm 710, chùa được dời lần nữa sang kinh đô mới là Heijo (Nara ngày nay).


Tem 6: Tháp 5 tầng
Tem 7: Bắc Viên đường (quốc bảo)
Tem 8: tượng đức A Tu La (Asura)
Tem 9: tượng đầu Phật
Tem 10: Long Đăng Quỷ Lập tượng

Poetry
08-01-2008, 00:19
Bộ thứ 8 phát hành ngày 23-7-2002

Tài sản văn hóa của Cố đô Nara

2467

Trong bộ 8 này giới thiệu tiếp 6 công trình còn lại ở TP. Nara.

Xuân Nhật Đại Xã (Kasuga Taisha) được xây dựng năm 768 và được trùng tu nhiều lần qua vài thế kỷ. Đây là ngôi đền của dòng họ Fujiwara. Bên trong nổi tiếng với vô số đèn làm bằng đồng thiếc và bằng đá dọc đường đi dẫn thẳng vào đền.

Tem 1: Hành lang
Tem 2: Trung môn (cổng giữa) Xuân Nhật Sơn (Kasugayama) - rừng nguyên sinh, được xem như là ngọn núi bảo vệ Kasuga-taisha, và việc cấm đốn cây được thực hiện suốt thời gian dài (hơn 1 nghìn năm).

Tem 3: Rừng nguyên sinh Kasugayama Nguyên Hưng Tự (Gango-ji) nguồn gốc thành lập là ở Asuka, sau được dời đến Nara năm 718. Phần được bảo tồn tốt nhất trong chùa là Gokurakubo (Cực Lạc Phường).

Tem 4: Gokurakubo Thiền thất (phòng thiền) - Chánh điện
Tem 5: Tháp 5 tầng nhỏ Gokurakubo Dược Sư Tự (Yakushi-ji) trước được xây dựng tại kinh Fujiwara (kinh đô Nhật thời kỳ Asuka). Chùa được cho xây bởi Thiên hoàng Temmu để cầu nguyện cho hoàng hậu Jito khỏi bệnh vào năm 680. Nhưng khi ngôi chùa vừa hoàn thành năm 698 thì Thiên hoàng băng hà. Chùa được di dời về vị trí hiện tại - kinh thành Heijo (Nara ngày nay) vào năm 718. Các trận cháy đã phá hủy hầu hết các kiến trúc trong chùa năm 973. Việc trùng tu được thực hiện ráo riết vào thập niên 1970 và giờ đã được khôi phục hoàn toàn.

Tem 6: Tây Tháp - Đông Tháp. Đông tháp là kiến trúc duy nhất còn nguyên từ thế kỷ thứ 8.
Tem 7: Dược Sư Như Lai Tọa tượng. Tượng đặt trong chánh điện, là vị thần mang lại cho con người kiến thức y dược học, giúp chữa trị và bảo vệ con người khỏi bệnh tật. Đường Chiêu Đề Tự (Toshodai-ji) được thành lập bởi một đường tăng mù Trung Hoa tên Ganjin vào năm 759.

Tem 8: Kim đường
Tem 9: Tượng Quan Âm nghìn tay (tượng đứng)Bình Thành Cung Tích (quang cảnh cung Bình Thành - Heijo-kyuseki). Cung Heijo là cung hoàng đế từ 710 đến 784 trong suốt thời kỳ Nara. Phần chính và quang cảnh xung quanh đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Tem 10: Châu Tước môn

Poetry
10-01-2008, 21:28
Bộ thứ 9 phát hành ngày 20-9-2002

Những ngôi làng lịch sử Shirakawa-go (Bạch Xuyên Hương) - Gokayama (Ngũ Cá Sơn)

2572

Shirakawa-go thuộc tỉnh Gifu và Gokayama thuộc tỉnh Toyama, phía bắc vùng Tokai, miền trung Nhật Bản.

3 ngôi làng Ogimachi, Ainokura, Suganuma do nằm ở vùng có tuyết rơi dày nhất đất nước nên những ngôi nhà trong làng cổ này được thiết kế vô cùng đặc biệt. Chúng được xây theo lối gassho-zukuri vô cùng chắc chắn, không hề dùng đinh và có mái rạ dốc đứng 60 độ để tuyết dễ dàng trượt khỏi mái nhà. Các ngôi làng này sinh sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm.

Trong kiến trúc nhiều tầng của ngôi nhà (nhà lớn nhất có 5 tầng), tầng thứ 3, 4 là điểm đặc trưng như chứng minh sự khôn ngoan của những nông dân vùng này, những người mà có thể nuôi tằm ngay trong những mùa Đông khô ráp. Ngày 9-12-1995, những ngôi làng này đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Shirakawamura Ogimachi có tất cả 59 ngôi nhà

Tem 1 & 2: Bạch Xuyên Thôn Địch Đinh (mùa Thu)
Tem 3: Bạch Xuyên Thôn Địch Đinh (mùa Hạ)
Tem 4: Bạch Xuyên Thôn Địch Đinh - Minh Thiện Tự
Tem 5: Bạch Xuyên Thôn Địch Đinh (cảnh đêm Đông)Tairamura Ainokura có tất cả 24 ngôi nhà

Tem 6: Bình Thôn Tương Thương (đầu Hạ)
Tem 7: Bình Thôn Tương Thương - Tương Niệm Tự
Tem 8: Bình Thôn Tương Thương (mùa Hạ)Kamitairamura Suganuma có tất cả 9 ngôi nhà, trong đó có 2 ngôi nhà được xây từ thời Edo

Tem 9: Thượng Bình Thôn Gian Chiều (mùa Hạ)
Tem 10: Thượng Bình Thôn Gian Chiều (mùa Đông)

viet_u_map
13-05-2009, 16:09
quá hay,quá tuyệt vời nhìn là mê đọc là khỏi chê