PDA

View Full Version : Bì thực gửi tem hàng không Đông Dương


Lu Tich Nguyen
19-08-2008, 22:21
Ông bạn Phú, một tay chuyên sưu tầm tem Đông Dương, bộ sưu tập của ổng giá trị đến 100 ngàn dollars Mỹ, vừa gửi scan cho Tg, 2 chiếc bì thực gửi bảo đảm từ Saigon đi Mỹ, có dấu đi dấu đến, dán đủ bộ 15 tem, tem hàng không Đông Dương thời chính phủ Vichy năm 1942-1945, theo danh mục Scott, thì bộ tem này chưa bao giờ có bán tại các bưu cục Đông Dương, chỉ có bán tại tổng đại lý bên Paris, và không có giá tem chết, Nhưng ông Phú có bộ tem này trên phong bì thực gửi, tuy ngày gửi là năm 1949, và là bi philatelic, dù sao cũng là một tài liệu có giá trị của dòng tem Đông Dương, này Tg xin được sự đồng ý của ông Phú, post hình 2 chiếc bì này cho các bạn thích tem Đông Dương tham khảo:

10461

10462

duca
23-08-2008, 22:52
Cháu cám ơn Bác Trâu đã giới thiệu phong bì thực gửi rất hiếm về tem hàng không Đông Dương thời Chính Phủ Vichy. Cũng qua đây cho cháu xin hỏi những con tem do Chính Phủ Vichy đã phát hành về tem Đông Dương là bao nhiêu tem và con tem sau có phải là tem được phát hành bởi Chính Phủ Vichy.
10742

hat_de
12-12-2009, 10:10
nhân đọc bài

TEM HÀNG KHÔNG BƯU CHÍNH ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM
(temvietnam (http://temvietnam.vn/news_detail.asp?newsid=51809&CatID=92) <=== cập nhật lúc từ hôm 7/12/2009)

nguyên văn:

Năm 1933 lần đầu tiên Pháp đã cho phát hành những con tem in hình máy bay, phía trên có chữ Indochine, phía dưới có chữ Post Aérienne (hàng không bưu chính). Phía dưới góc trái có chữ RF, góc phải ghi giá mặt tem. Các tem này in thay mầu đổi giá, từ năm 1933 - 1941 đã phát hành 20 tem có giá mặt từ 1c đến 10 piastres (100 cents = 1 piastre), trong đó các tem có giá 16c, 69c phát hành ngày 5-2-1933, 11c và 37c phát hành ngày 8-6, tem 67c phát hành ngày 5-10 và một số tem RF khác phát hành ngày 1-6-1933.Các tem không có chữ RF phát hành năm 1942 - 1943 do Chính phủ Vichy ở Pháp thực hiện, không bán ở các nước thuộc địa. Trên các tem này, giá tiền được in ở góc dưới bên trái.

Pháp đã thiết lập đường hàng không bưu chính ở VN từ tháng 1-1931 nhằm mục đích chuyển thư nhanh từ Đông Dương đến chính quốc bằng máy bay. Những năm sau Pháp còn mở nhiều đường hàng không nội địa. Vì thế việc vận chuyển thư bằng đường hàng không ngày càng phổ biến hơn ở Việt Nam cũng như ở các nước Đông Dương.

Thăng Long

mạn phép hỏi các bác, từ 1931 đã có dịch vụ thư hàng ko, nhưng tem hàng ko đầu tiên mãi 2 năm sau đó tứ 1933 mới phát hành. Như vậy các bì thư hàng ko (nếu có) từ 1931 tới 1933;

- sẽ ko dán tem mà chỉ thu cước rồi dán nhãn
- hoặc dán tem ko phải tem hàng ko, tức tem đông dương thường rồi dán nhãn hay thế nào à

liệu có bì thực gửi 1931 - 1933 hay các bì dán tem HK trước 2 bì philatelic của bác Phú trên kia không ạ !

Cảm ơn các bác nhiều ạ !

Nguoitimduong
12-12-2009, 10:44
Bộ tem máy bay Đông Dương này được đánh giá là một trong những bộ tem Đông Dương đẹp nhất.
Mọi người có thể tham khảo lại hình ảnh tại link này:
http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=1955&page=3

ke vo danh
26-03-2010, 03:52
Tiền thân của Air France bây giờ là Air Union Lignes d'Orient. Thời gian đó, Đông Dương thuộc còn thuộc Pháp, và để có thể có được một đường hàng không dân sự thẳng từ Pháp tới vùng đất này (nhất là Saigon). Thế là ông Maurice Noguès đã tổ chức và cho thành hình hãng hàng không Air Orient (thuộc AULO) dành riêng cho tuyến Paris-Saigon.

Ngày 17.01.1931 là ngày khánh thành đường bay này. Để kỷ niệm sự kiện lịch sử này, hãng Air Orient đã chế riêng một con dấu đặc biệt với logo là một con ngựa biển có cánh và hàng chữ: "Premiers services réguliers France-Indochine", dành riêng để đóng trên những bì thư gửi từ Pháp sang Đông Dương được gửi trên chuyến bay này.

http://img180.imageshack.us/img180/7109/19632084.jpg
(Một trong những bì thư có dán tem hàng không bưu chính - cảnh một phi cơ bay ngang Marseille, phát hành năm 1930 - và tem có chân dung Pasteur, phát hành năm 1928).

Dưới đây là một bức thư của Air Orient gửi để báo tin và quảng cáo tới khách hàng, cho một trong những ngày lịch sử của hàng không Pháp:

CONPAGNIE AIR-ORIENT
Service COMMERCIAL
OBJET
Inauguration de la ligne aérienne
FRANCE-INDOCHINE

PARIS, Janvier 31

Nous avons le plaisir de vous informer que l'inauguration de la ligne aérienne régulière FRANCE-INDOCHINE a été fixée au SAMEDI 17 Janvier prochain ; cette ligne sera désormais exploitée sous pavillon français de bout en bout.

A l'occasion de cette inauguration, nous avons fait établir un Cachet spécial qui sera apposé sur toutes les enveloppes des lettres destinées à emprunter ce courrier, déposées à notre bureau, 2, Rue Marbeuf.

Si vous désirez également profiter du premier courrier de retour, nous vous prions de noter que notre Représentant à SAÏGON peut se charger de la réexpédition des lettres qui lui seront adressées ; vous aurez alors à insérer dans la première enveloppe, une seconde enveloppe qui servira au retour.
La première enveloppe portera au recto l'adresse suivante : " Compagnie AIR-ORIENT, 21, Rue Catinat, SAIGON " et, au verso, votre propre adresse, elle devra nous être remise timbrée à 4 Frs,50 et porter dans le haut et à gauche l'étiquette réglementaire : " PAR AVION ".

Les enveloppes de retour seront timbrées par nos soins à SAIGON mais vous aurez à nous verser au moment de la remise du courrier à PARIS une somme de 7 Francs pour chacune d'elles ; cette somme représentant l'affranchissement : 6 Frs,50 + 0,50 pour nos frais d'intervention. Le poids maximum des plis étant dans ce cas de 10 Grammes.

Nous vous prions de bien vouloir nous remettre vos lettres aussi longtemps à l'avance que possible, dernier délai : VENDREDI 16 JANVIER. MIDI.

Veuillez agréer, Messieurs, l'expression de nos sentiments distingués.

COMPAGNIE AIR-ORIENT

(Lược dịch: "Chúng tôi rất vui lòng để báo tin cho quý ngài biết, ngày khánh thành đường bay Pháp-Đông Dương sẽ được tổ chức vào ngày thứ bẩy 17.01 tới. Từ đây, đường bay này sẽ được khai thác dưới mầu cờ của Pháp quốc.

Nhân dịp buổi khánh thành này, chúng tôi sẽ có một con dấu đặc biệt để đóng trên tất cả những bì thư gửi đi bằng chuyến bay này, dành cho những thư từ được mang ký gửi tại văn phòng hãng: 2, đường Marbeuf.

Nếu quý ngài muốn nhân dịp này để nhận được bì thư hồi đáp ngày đầu tiên đó, nhân viên của văn phòng chúng tôi tại Saigon có thể lo tròn nhiệm vụ được giao phó bằng cách: quý ngài hãy kèm theo trong bì thư gửi tới họ một bì thư thư thứ nhì để gửi trở lại.

Trên bì thư thứ nhất sẽ ghi địa chỉ ở mặt trước như sau: "Hãng Air Orient, 21 đường Catinat, Saigon". Và ở mặt sau là địa chỉ chính xác của quý ngài. Bì phải dán tem với mệnh giá 4 Phăng 50, phía trên bên trái của bì thơ phải có nhãn "Hàng không".

Chúng tôi sẽ chu toàn việc dán tem cần thiết tại Saigon, nhưng khi thư được trao đến quý ngài thì xin vui lòng thanh toán số tiền là 7 Phăng cho mỗi bì thơ. Chi phí này là dành cho: 6 Phăng 50 cước phí + 0, 50 Phăng lệ phí. Trọng lượng của thư trong trường hợp này được ấn định là 10 gam.

Chúng tôi yêu cầu quý ngài hãy mang thư cần gửi tới văn phòng hãng, càng sớm càng tốt. Hạn chót là đúng 12 giờ trưa ngày thứ sáu 16.01")

Chuyến bay lần đầu tiên này đã được hai phi công là Noguès và Delaunay khởi hành từ Marseille, ngày 17.01 bằng thủy phi cơ CAMS 53. Tới Tripoli, họ đổi sang chiếc Farman 300 để ghé Karachi. Tại đây, lại đổi sang một chiếc cuối cùng là Fokker VII. Ngày 27.01, phi hành đoàn đã được tiếp đón trọng thể tại Saigon. Chuyến bay đầu tiên này đã mất một thời gian là 12 ngày. Trong dịp này, phi hành đoàn đã được vua Bảo Đại gắn tặng Kim Khánh. Ngày 04.02, Noguès quay trở lại Pháp.

Cần nói thêm là ngày 19.02.1931, chiếc Breguet 14 với hai chong chóng (động cơ 550 mã lực) được đặt tên là "Rồng An Nam" (Dragon d'Annam), do Dieudonné Coste và Paul Codos điều khiển từ Paris tới Saigon trong vòng 3 ngày rưỡi.

Từ đó, đoạn đường hàng không do Noguès khai thác từ Paris tới Saigon năm 1931 đã liên tục hoạt động cho tới năm 1966, phải qua các tuyến trạm: Paris, Rome, Téhéran, Karachi, Bangkok và Saigon. Tới năm 1967 thì mới có đường trực tiếp do các máy bay phản lực thực hiện.

http://img189.imageshack.us/img189/4161/afficheservicehebdomadau.jpg
(Affiche quảng cáo của Air Orient)


http://img28.imageshack.us/img28/4908/afficheairfrancercent.jpg
(Affiche của...hậu duệ Air France)

vnmission
29-01-2013, 21:27
bì thực gửi bảo đảm từ Saigon đi Mỹ, có dấu đi dấu đến (...) tem hàng không Đông Dương thời chính phủ Vichy năm 1942-1945, theo danh mục Scott, thì bộ tem này chưa bao giờ có bán tại các bưu cục Đông Dương, chỉ có bán tại tổng đại lý bên Paris, và không có giá tem chết
179892

Có vẻ loại bì Indochine này ít người biết đến, cảm ơn bác Trâu đã chia sẻ!

Bì trên kết thúc ở eBay ngày 10-01-2013 chỉ ở giá 27$.

179921

Còn bì này (130756023152) giá mua ngay 85$, thực quá rẻ - người bán hoàn toàn không biết là có 4 tem không phát hành ở Đông Dương!

Nếu Việt Nam có tem không phát hành xuất hiện trên bì thực gửi, giá chắc chắn khác xa!

dammanh
01-02-2013, 10:03
Năm 1998 dammanh có mua một bì tem này ở Phó Đức Chính giá 400k,cũng gửi đi Mỹ,mọi người nói là giả nên để trong BST ĐÔNG DƯƠNG mục nghi vấn.Cám ơn bác Vnmission nhiều!

vnmission
01-02-2013, 10:11
Bác dammanh thật là có duyên với đò quý hiếm!

Thực ra các bì thư philatelic này không quá hiếm, nhưng giá như vậy lại là quá rẻ! Bì thư của bác được gửi năm nào ạ? Đây là một bì em mua được, gửi năm 1948:

180019

dammanh
01-02-2013, 10:17
"Cậu cả""đang giữ ,để lúc nào dammanh xem lại,xin lỗi bác Vnmission nhé!

vnmission
02-05-2013, 23:45
Bì thư của "ông bạn Phú" củ bác Trâu lên mạng:

184472
http://www.ebay.com/itm/Indochina-Vietnam-Sc-C18A-18O-Air-set-of-15-on-2-registered-covers-to-U-S-A-/171033914145?pt=LH_DefaultDomain_0&hash=item27d26a6b21

BoZoo
03-05-2013, 05:57
BoZoo đã tiếp quản 2 bì thư trên (từ bác Phú) với giá cực đại và cũng cực kỳ hợp lý (USD200 + USD15 bảo đảm) và coi đây là vật phẩm bưu chính quý giá của làng tem chúng ta. Để lọt vào tay người nước ngoài thì quả thật 'xót quá'.

Nhân tiện đây cháu cũng xin phép bác Nguyên đính chính một chút. Theo cuốn Từ điển Bách khoa Lịch sử bưu chính, Bộ tem này phát hành ngày 13/5/1949 ở Đông Dương với số lượng rất ít do tình hình chính trị phức tạp và do sức phản kháng mạnh mẽ của lực lượng kháng chiến. Bộ tem này cũng là bộ phát hành cuối cùng trong dòng tem Indochina. Và như vậy hai phong bì kia chính là FDCs cuối cùng, quý, hiếm.

Cảm ơn các vị tiền bối đã thảo luận về vấn đề này, cuối cùng cảm ơn anh VNMission.