PDA

View Full Version : 10.Sep/ngày 10-09


hat_de
10-09-2008, 17:40
Giỗ Tần Thủy Hoàng

Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, vì ông đã có công tiêu diệt các nước chư hầu thời Chiến Quốc phân tán để thống nhất lập nên một đế quốc rộng lớn.

hậu thế biết tới ông ta qua phim ảnh, sử sách và cả tem nữa

1 tài năng quân sự kiệt xuất cùng tham vọng bá chủ, ổng đã mở mang bờ cõi TQ và xây dựng nên 1 công trình vĩ đại: vạn lý trường thành

đây là 1 người cũng khét tiếng tàn nhẫn

VLTT thì ai cũng bít rùi, đặc biệt là ngày 07.07 năm ngoái lại được TG công nhận là kì quan thế giới

tương truyền, khi thấy bờ cõi mình núi non trùng điệp đẹp thía, muốn ngắm chỉ còn cách đi cao hơn các ngọn cây, và 1 con đường có thể cưỡi ngựa trên các ngọn cây ko gì khác ngoài vạn lý trường thành, nó là 1 dải lụa cho phép cưỡi trên đó mà quan sát non sông mà cả nhận cái hùng vĩ. Tuy nhiên chức năng chính của Vạn Lý Trường Thành vẫn là bảo vệ bờ cõi.

tui thì tui thích cái quan điểm bay bổng của ổng: muốn có 1 con đường trên những ngọn cây chứ ko phải dưới tán cây

còn 1 điều khiến ông nổi tiếng nữa là bí ẩn hầm mộ và đội quân đất nung, được đem trôn cùng ông với ý nghĩ rằng nó sẽ giúp ông chống lại kẻ thù là khi sống ông tạo nên

một đội quân hùng hậu

12045

có cả người lẫn ngựa

12046

và cả xe nữa, ko thiếu thứ chi

12047

hầm mộ vĩ đại đó đây

12048

Bài trên viết từ năm ngoái trong temvn, nhưng diễn đàn hỏng, sáng nay lại qua hội thấy cái này nên mới nhớ ra tìm tem post lại

12049

sáng qua hội ông saola mang mấy món tem trong đó có cái booklet nầy L-)

Cái chết của Tần Thủy Hoàng (theo wiki)

Năm 211 trước Công nguyên, Thủy Hoàng đi kinh lý, Tả Thừa tướng Lý Tư đi theo, Hữu Thừa tướng Khứ Tật ở nhà. Hồ Hợi, con nhỏ của Thủy Hoàng, được nhà vua yêu mến xin đi theo, vua bằng lòng. Khi đi về phía tây đến bến Bình Nguyên thì bị bệnh.

Thủy Hoàng ghét người ta nói đến việc chết, cho nên quần thần không ai dám nói với nhà vua về việc chuẩn bị cho việc ông qua đời. Khi bệnh càng nặng, nhà vua viết thư đóng dấu của vua gửi đến công tử Phù Tô nói: "Con về Hàm Dương với đám tang, và chôn cất ta ở đấy." Bức thư đã niêm phong ở trong phủ trung xa thuộc quyền Triệu Cao. Bức thư có dấu của nhà vua làm tin chưa giao cho sứ giả, thì Thủy Hoàng chết ở Bình Đài, thuộc đất Sa Khâu.

Thừa tướng Lý Tư thấy nhà vua chết ở xa kinh đô, sợ các công tử và thiên hạ có biến loạn, bèn giấu kín điều đó, không báo tang, chở quan tài trong một cỗ xe mát, cho một hoạn quan được vua yêu ngồi trong xe, đến đâu thì dâng thức ăn, trăm quan vẫn tâu việc như thường. Viên hoạn quan ở trong xe nghe lời tâu, liền bảo: "Được!" Chỉ có Hồ Hợi, Triệu Cao và một vài hoạn quan thân tín của nhà vua, tất cả có năm sáu người biết là nhà vua đã chết.

Triệu Cao trước đây đã có lần dạy Hồ Hợi học viết cùng với pháp luật, mệnh lệnh. Hồ Hợi yêu quý Triệu Cao. Triệu Cao bèn cùng công tử Hồ Hợi và Thừa tướng Lý Tư âm mưu phá hủy bức thư của Thủy Hoàng gửi cho công tử Phù Tô, mà bịa đặt thành ra chuyện Lý Tư đã nhận được tờ chiếu của Thủy Hoàng ở Sa Khâu, trước khi chết bảo lập Hồ Hợi làm thái tử. Lại làm một bức thư khác gửi cho công tử Phù Tô, và Mông Điềm kể tội hai người, ra lệnh cho hai người phải chết. Xe đi từ Tỉnh Hình đến Cửu Nguyên. Gặp lúc trời nắng, chiếc xe mát phát ra mùi thối, đòng tùy tùng sai các quan đi theo chở trên xe một thạch cá muối để đánh lẫn mùi thối. Đi theo đường thẳng đến Hàm Dương mới báo tang.

Thủy Hoàng được an táng trong một ngôi mộ đã xây sẵn ở Ly Sơn. Trong mộ chứa rất nhiều châu báu, có một bản đồ của một trăm con sông, trên đó sông Hoàng Hà, sông Dương Tử và biển Đông đều bằng thủy ngân. Hầm mộ ngày đêm đều thắp đèn đốt bằng dầu cá, một loại cá đặc biệt giống hình người. Quan tài hạ rồi, người ta nấu đồng để gắn phần mộ và đặt một cái máy để hễ có kẻ nào lén vào đào mả thì sẽ bị những mũi tên từ mọi chỗ phát ra tự động bắn vào. Tương truyền lăng đó do 70 vạn người xây cất trong nhiều năm.

đúng là ông Hoàng L-)