PDA

View Full Version : Tem và dấu giả Fournier


vnmission
15-09-2008, 13:06
François Fournier (1846–1917) là một người làm tem và dấu giả nổi tiếng, trong đó đặc biệt có tem dùng chung cho các thuộc địa của Pháp, các dấu in đè và nhật ấn Đông Dương. Dưới đây là một số trong các "tác phẩm" đó:
12692

12693

12694

12695

12696

12697
Nguồn: http://www.jamesbendon.com/fournier.htm

The smaller dragon
16-09-2008, 01:28
Cám ơn vnmission đã giới thiệu nhiều mẫu tem Đông Dương thật, độc đáo và hiếm quí. Tôi có một bộ tem, phong bì, và dấu giả từ năm 1876 đến năm 1903, do Fournier làm giả.
Đây là một phần trong "Fournier Album" để các chuyên gia có mẫu mà xác định tem thật giả mà tôi mua của công ty đấu giá tem Sandafayre, Anh Quốc, đã hơn 20 năm nay. Tôi sẽ đưa lên Mạng một số mẫu giả để các thành viên của VS thưởng lãm.

congacon
16-09-2008, 10:15
Hôm nay vừa nhận được một bì thư thời Đông Dương đã mua trên Ebay cả mấy tuần rồi , xin post lên cho các bạn xem người nhận cái bì thư này là ông Fournier thư gởi đi từ Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ) năm 1903 với con dấu nhật ấn thật rõ ràng . Không biết mông xừ Fournier trên bì thư này có phải là ông Fournier làm mấy cái dấu giả hay không...?

Mặt trước của bì thư với 2 con dấu nhật ấn thật đẹp .

12724

Mặt sau của bì thư có dấu trung chuyển của Saigon Central và dấu đến của Pháp .

12725

Cuốn Album Fournier được đăng toàn bộ trên Internet các bạn có thể vào đây để xem

http://www.geocities.com/claghorn1p/FournierAlbum/index001.htm

The smaller dragon
16-09-2008, 11:40
Xin cẩn thận khi thông báo là toàn bộ "Album Fournier..." Đây chẳng qua chỉ là lô hàng mà một người buôn tem mua được những gì còn lại cua "Fournier Album" mới cách đây vài năm. Vì thế, nếu mở liên mạng để xem "Fournier Album" này, người ta sẽ không hề thấy tem Đông Dương do Fournier làm giả. Lý do đơn giản là tất cả những tem Đông Dương do Fournier làm giả, và thuộc "Fournier Album," đã bán cho một người Mỹ gốc Việt từ lâu rồi.
"Toàn bộ Fournier Album" đây chính là toàn bộ lô hàng của một dealer đang có, và rao bán trên mạng mà thôi. Ai muốn mua, xin nhanh tay kẻo hết.
Cái phong bì mà congacon vừa mua được và cho chúng ta thưởng lãm rất có thể là một sản phẩm của Fournier, căn cứ vào dấu Cap St. Jacques ở mặt trước và hai dấu đến nhòe nhoẹt ở mặt sau của phong bì. Cái dấu Cap St. Jacques (Vũng Tàu ngày nay) tuy được khen là đẹp, nhưng có ai cho tôi biết dấu ấy có giờ, có tháng, nhưng có ngày và có năm không? Theo "tiểu truyện về Fournier," người này làm đủ kiểu tem giả, dấu giả, và phong bỉ giả. Nếu ai có bộ tạp chí của Hội The Society of Indo-China Philatelists, xin dở những số cũ để đọc nhiều bài viết và xem nhiều sản phẩm của Fournier mà một số hội viên SICP có được trong bộ sưu tập của họ.

congacon
16-09-2008, 12:44
Cùng trong lô hàng tôi mua có thêm một bì thư cũng gởi đi từ Cap St. Jacques so sánh giửa hai con dấu thấy không khác ...hổng lẻ cái ông Fournier làm đủ thứ bì thư từ Đông Dương ...Riêng cái album Fournier tôi xem kỷ lại quả thật là mất đi trang 31 và 32 đúng như the smaller dragon đã nói...
Bì thư gởi đi từ Vũng Tàu năm 1897 .

12731

The smaller dragon
17-09-2008, 04:59
Số tem và con dấu về Đông Dương do Fournier làm giả tôi mua tổng cộng là 140 món. Từng ấy tem và con dấu có thể chứa trong 2 trang được sao?
Fournier là một "nghệ sĩ" về tem giả. Không những ông ta làm giả tem Đông Dương, ông ta còn làm giả tem, con dấu, và phong bì của hàng trăm nước trên thế giới. Xin đừng lấy làm lạ về số lượng phong phú và phức tạp của những sản phẩm giả mạo của ông ta!
Danh sách gọi là "Toàn bộ Fournier Album" vì không phản ánh sự thật nên tôi mới phải lên tiếng. Xin lưu ý là câu chuyện về Fournier kèm trong liên mạng mà congacon giới thiệu chỉ là sản phẩm của một người buôn tem (dealer) muốn quảng cáo món hàng, không phải là sự nghiên cứu nghiêm chỉnh của một nhà sưu tập bưu hoa (philatelist).

vnmission
17-09-2008, 07:56
Bác Smaller Dragon, tôi đọc thấy sinh thời, ông Fournier không làm giả tem, dấu, vật phẩm lừa như đồ thật để bán lấy lời, mà luôn nói rõ đó là đồ do ông ấy làm, bán cho những người không đủ tiền mua đồ xịn. Theo thông tin tại trang web mà tôi đã dẫn ở trên, sau khi người tiếp nối của Fournier là Charles Hirschburger mất vào năm 1927, Union Philatélique de Genève đã mua lại khoảng 400kg vật phẩm Fournier từ bà quả phụ ông ta, cho in chữ "FAC-SIMILÉ" ở mặt sau hoặc chữ "FAUX" ở mặt trước của tem:

12779

Năm 1928, những vật phẩm này, chứa trong 480 albums, đã được bán hết, phần còn lại đều được hủy; sau này một số người làm giả Fournier mới sinh ra nhiều vấn đề.

Trên eBay có một seller còn kể, dù đã nói rõ đó là tem Fournier Forgeries, có trường hợp vẫn bán được với giá cao hơn giá tem thật, vì có người chuyên sưu tầm đồ Fournier.

Rất mong bác tiếp tục cho VStamp biết thêm về loại vật phẩm hết sức đặc biệt này, và truyền kinh nghiệm cho những người đi sau như tôi. Xin chân thành cảm ơn bác!

vnmission
21-09-2008, 10:40
Xin đính chính một số thông tin tôi đã nếu tại phần trên:

Theo Wikipedia, cho tới trước Chiến tranh Thế giới I ông Fournier đã làm giả tổng cộng 3.617 con tem (mỗi tem có bao nhiêu copies thì không ai biết), không kể các bì thư và con dấu.

Fournier tiết lộ, vào năm 1914 ông ta đã có tổng cộng trên 20.000 khách hàng. Cộng với số khách hàng của Hirschburger thời gian 1917-1927, không thể biết có bao nhiêu người đã mua đồ Fournier trước khi phần còn lại được đóng dấu "Faux" hay "Fac-similé".

Số 475 (chứ không phải 480) albums do Union Philatelique de Genève cho đóng dấu và bán lại cho những người/tổ chức quan tâm vào năm 1928 với giá 25$/quyển có thể coi là những mẫu vật rất quý để so sánh, xác định một con tem hay vật phẩm nào đó có phải có nguồn gốc từ Fournier/Hirschburger hay không.

vnmission
28-09-2008, 12:26
Tôi sẽ đưa lên Mạng một số mẫu giả để các thành viên của VS thưởng lãm.

Bác The Smaller Dragon, bác cố gắng đưa sớm nhé. Cảm ơn bác rất nhiều!

congacon
29-09-2008, 04:43
Trước hết tôi cám ơn bạn Dammanh đã gởi tặng con tem này , một vật phẩm và cũng là một chứng vật trong lich sử bưu chính của thời kỳ mới phát hành những con tem đầu tiên của Indochine .
Con tem số 1 của Indochine (theo Scott) với hàng chữ màu đen Indochine 1889 và hai chữ R & D phát hành ngày 8 tháng 1 năm 1889 , giá trên Cat. SCott năm 2007 là 9.25 đô cho con tem sống và 8.50 cho tem chết .Trong tháng vừa qua trên delcampe và ebay cũng có xuất hiện một vài con tem chết với dấu nhật ấn sau ngày phát hành hai ngày , giá cũng hơn 20 đô nhưng với con dấu nhật ấn của Saigon Central không hiếm.Một con tem chết với dấu nhật ấn ngay giửa (bà con ta thường gọi là dấu mắt bò) đúng ngày phát hành sẽ có giá khá cao , con tem mà bạn Dammanh gởi tặng cho tôi mang dấu nhật ấn Saigon-Port rất hiếm ngày 29-12-1888 tức là trước ngày phát hành hơn một tuần lể .

Hình scan con tem với dấu nhật ấn Saigon-Port và con tem SCOTT #1 của Đông Dương .(tất cả hình scan đều xử dụng độ phân giải 600 dpi )

15022

Hình scan lớn của con tem này .

15023

Sau khi xem hình scan của con tem này tôi đã cho phóng lớn gấp năm lần để xem các dấu đóng chồng lên như thế nào , hình dưới đây là hình phóng lớn ngay chổ số 5 in đè .

15024

Tới đây là chúng ta đã thấy rỏ con dấu in đè đóng chồng lên con dấu nhật ấn , voila ông thần tem nào đó đã thực hiện được một con tem có giá trị rất cao bởi vì nó được thực gởi trước ngày phát hành cả tuần lể . Một lần nửa cám ơn rất nhiều bạn Dammanh đã tặng cho tôi con tem chứng vật lịch sử bưu chính .

The smaller dragon
30-09-2008, 10:11
vnmission: "Bác The Smaller Dragon, bác cố gắng đưa sớm nhé. Cảm ơn bác rất nhiều!"

Nhân dịp này, tôi muốn đề nghị với các anh chị em trong VS, nhất là các thành viên trẻ tuổi, chỉ nên coi mẫu in đè và dấu bưu điện Đông Dương do Fournier làm giả là những mẫu mã của một sự kiện đặc biệt về dòng tem Đông Dương để biết mà thôi. Vì, trước hết, chúng ta cần sưu tầm sao cho đủ một bộ căn bản theo đề tài mà chúng ta chọn đã, như trọn một bộ VNDCCH hay VNCH, danh nhân Việt Nam hay thế giới, chim muông hay máy bay... Thứ hai, việc sưu tầm các vật phẩm bưu chính Đông Dương do Fournier làm giả bây giờ không phải dễ, và nếu tìm được thì giá không rẻ. Không khéo lại mua phải đồ giả của Fournier giả!

dammanh
30-09-2008, 10:24
--------------------------------------------------------------------------------

Cách thời điểm này 2 tháng,dm có thắc mắc về con tem No 1 in đè dấu mực đen và bác ga với bác vnmission đã góp ý cho dm rất nhiều tri thức và dm vẫn nợ các bác một món nợ ân tình,và trên là món quà tặng bác ga,còn bác vnmission dm chưa nghĩ có món quà ấn tượng với bác,tuy cũng đoán bác thích gì!!
Vấn đề thứ hai dm muốn giải thích về nguồn gốc con tem này.Như dm đã kể về chiếc ket của cụ CÁN,con tem này nằm trong đó,bản thân bố dm lúc còn sống cũng không biết và cụ để trong col tem indochnie đóng dấu,trong 1 lần lục tủ cụ dm thấy hay hay mới đưa vào col indochine và tình cờ phát hiện dâu nhạt ấn lạ SAIGON PORT và ngày tháng trước phát hành.
Theo catalog michell thì con tem chưa in đè chữ indochine 89 giá cao 22 euro (tem chết) còn khi in đè giá chỉ còn 8 euro,phải công nhận tay làm giả này khá ngông,không biết có ý định gì,mong các bác giải thích dùm.dm cám ơn!

dammanh
30-09-2008, 10:56
[TB][/B]Trong bộ sưu tâp indochine,tôi có 1 bì thư thêo các bạn có thể gọi là bì thư ngày đầu tiên được không!
15089


Bi thư này do ông LÊ KỲ NGỘ gửi hóa đơn thanh toán cho ông HALBGEBANER ngày 22-10-1922 từ saigon đi vienchan-LÀO.Đấu nhật trình 23-10-1922.Có 1 điều thú vị là theo các catalog như ceres,yvert,scott chỉ đề chung chung là phát hành bộ tem cô ba vào năm 1922-1923.Riêng catalog michell có ghi cụ thể hơn đợt phát hành đầu tiên là 10/1922 gồm các mẫu tem 1/5c,2/5c,4/5c,1c,2c,3c,6c,7c,8c,9c,15c,40c,1p,2p.Riêng con tem 5c không đề gì cả.Như vậy qua bì thư trên có thể kết luận được gì? mong các bậc tiền bối giải thích dùm,dm cám ơn
mặt sau bì thư không có dấu đến chỉ có dấu đề JOSEPH LÊ KỲ NGỘ

vnmission
30-09-2008, 12:43
Chân thành cảm ơn bác The Smaller Dragon!

Một điều tôi rút ra từ những mẫu trên của bác là Fournier có nhiều con dấu giả khác nhau cho cùng một bưu cục, những con dấu mà tôi đã copy ở trên có thể chỉ là phần nổi của tảng băng! Tôi xin lấy thí dụ đối với mẫu này:

150921509315094

Nhật ấn Annam rõ ràng không giống nhau, và nếu tôi không nhầm, overprint "Indo-Chine/1889/5/R D" có vẻ cũng khác!

Nếu không quá bận, mong bác The Smaller Dragon tiếp tục cho mọi người được biết những mẫu giả khác nữa, và nếu có thể, xin bác cho scan giúp với độ phân giải cao hơn được không ạ?

vnmission
30-09-2008, 13:02
một món nợ ân tình


Bác DamManh ơi, chính nhờ bác đưa con tem đó lên mà tôi được học hỏi các bác rất nhiều. Vậy chính ra tôi phải cảm ơn bác mới phải! Thôi ta coi là 1 đều bác nhé!


Theo catalog michell thì con tem chưa in đè chữ indochine 89 giá cao 22 euro (tem chết) còn khi in đè giá chỉ còn 8 euro


Bác thử xem lại con tem đó đi, tôi nghĩ không thể loại trừ khả năng bản thân con tem đó cũng là giả!

vnmission
30-09-2008, 13:55
Xin lỗi bác DamManh, tôi nhầm. Có lẽ bác đang muốn đề cập con tem này (?)

15096

Con tem này nếu là tem Colonies có dấu Saigon-Port giá chỉ khoảng 50 EUR (theo Yvert), nhưng nếu là tem Indochine mà lại có nhật ấn trước ngày phát hành thì thiển nghĩ thật là vô giá!

vnmission
30-09-2008, 21:47
@ bác The Smaller Dragon: Nếu tôi không lầm, đây là một con tem French Colonies, Y&T và Michel #16, Scott #18.

15277

Nếu đúng vậy, đối với tem sống, đây chính là con tem ĐẮT NHẤT trong số 59 con tem Colonies, giá cat tới 12.500 EUR (Y&T) hay 8.900 USD (Scott) - tem chết thì không phải con đắt nhất, song cũng tới 650 EUR hay 450 USD. Vì vậy không chỉ có dấu Saigon Central giả, nhiều khả năng con tem này cũng là giả.

Con tem sau đang có trên mạng với giá 180 EUR, mặc dù lề phải bị cắt rất sát:

15278

The smaller dragon
01-10-2008, 02:34
Việc nghiên cứu các vật phẩm bưu chính chỉ là phó sản của thú sưu tầm. Nó giúp cho người chơi hiểu biết giá trị của những vật phẩm bưu chính họ tìm mua để hoàn thiện một đề tài sưu tầm mà không sợ bị người bán lừa đảo (một cách vô tình hay cố ý), và nó giúp cho người chơi biết rõ sự tích của những vật phẩm bưu chính họ đang có, nhờ thế mà niềm vui thỏa của thú sưu tầm được nhân lên.
Tôi ngạc nhiên nếu có ai không có tem mà lại thích nghiên cứu về nó. Để làm gì vậy? Nếu chúng ta không có tem trong tay, thì sự "nghiên cứu" về nó chỉ là sự sao chép thông tin nơi này nơi kia mà không có kiểm chứng. Lấy thí dụ như có người thắc mắc là mẫu in đè "Indo-Chine/1889/5/R D" do Fournier làm giả "có thể có nhiều" và không biết "nhiều" là bao nhiêu. Nhưng tôi, là người có vật phẩm bưu chính ấy trong tay, tôi biết rất rõ là Fournier chỉ làm hai (2) mẫu in đè thôi.
Tôi sẽ không phổ biến thêm những mẫu in đè hay dấu bưu chính trên tem Đông Dương do Fournier làm giả trong bộ sưu tập riêng của tôi nữa. Tôi lại càng không nên phổ biến hình ảnh của những mẫu vật phẩm bưu chính ấy với độ phân giải cao. Làm thế chỉ là đưa đường cho những phần tử xấu làm đồ giả. Tôi không tin có phần tử xấu trong thành viên của VS chúng ta, mà chỉ sợ có những người hám lợi ở ngoài VS, vì họ có thể vào liên mạng VS một cách dễ dàng. Nhưng kỳ này tôi "triển lãm" thêm 14 cái lốc 4 của bộ "Navigation & Commerce" với dấu giả của Fournier. Bộ Navigation & Commerce này phát hành tại Đông Dương làm hai lần trong năm 1892 và năm 1900, gồm 19 tem giá mặt 1c, 2c, 4c, 5c, 5c, 10c, 10c, 15c, 15c, 20c, 25c, 25c, 30c, 40c, 50c, 50c, 75c, 1fr., và 5fr.

Cuối cùng, tôi phải nhắc lại một nhận định của tôi ngay từ đầu: Việc nghiên cứu các vật phẩm bưu chính chỉ là phó sản của thú sưu tầm. Nó chẳng phải là chính thú sưu tầm! Chơi tem, xin cứ sưu tầm tem trước đã!:-h

vnmission
01-10-2008, 09:07
Tôi ngạc nhiên nếu có ai không có tem mà lại thích nghiên cứu về nó. Để làm gì vậy? Nếu chúng ta không có tem trong tay, thì sự "nghiên cứu" về nó chỉ là sự sao chép thông tin nơi này nơi kia mà không có kiểm chứng. Lấy thí dụ như có người thắc mắc là mẫu in đè "Indo-Chine/1889/5/R D" do Fournier làm giả "có thể có nhiều" và không biết "nhiều" là bao nhiêu. Nhưng tôi, là người có vật phẩm bưu chính ấy trong tay, tôi biết rất rõ là Fournier chỉ làm hai (2) mẫu in đè thôi.


Cảm ơn bác The Smaller Dragon đã đính chính thông tin sai lệch mà tôi đã tùy tiện phỏng đoán ở trên, đặc biệt cảm ơn những nhận xét, lời khuyên chân tình của tiền bối!

Tôi không có vật phẩm Fournier nào, cũng chưa có ý định "nghiên cứu" vấn đề này. Để nghiên cứu Fournier nói riêng và tem nói chung, tối thấy có lẽ hai yếu tố quan trọng nhất, không thể thiếu là kinh nghiệm và vật phẩm mẫu. Tôi chỉ cố gắng tìm kiếm thông tin, tích lũy kinh nghiệm, ngõ hầu đỡ mua phải thứ đồ mà mình không muốn. Và quan trọng hơn, tôi nghĩ việc các bậc tiền bối như bác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm đã và chắc chắn sẽ tiếp tục có ích cho tất cả mọi người tham dự diễn đàn.

Rất mong bác lượng thứ và tiếp tục chia sẻ với VS!

dammanh
01-10-2008, 10:53
Xem các ấn phẩm và đọc bài của bác SMALLER DRAGON,dm thấy có lý,đó là 1 phương pháp khoa học...nhưng để cho phong trào tem vn phát triển và thế hệ trẻ vn say mê sưu tầm tem tránh xa các cạm bẫy không lành mạnh trong xã hội,nâng cao tri thức về tem,dm thấy cần trao đổi thông tin như những ấn phẩm của bác SD đưa ra,dm rất cám ơn bác và thực sự rất khâm phục bác và bác vnmission,bản thân dm cũng sưu tầm được vài col nho nhỏ nhưng so về sự hé lộ của bac SMALLER DRAGON thì như "quạ đen sánh với phượng hoàng,ngựa hèn sánh với kỳ lân,ánh đom đóm sánh với ánh trăng rằm".vậy mong các bác giới thiệu để các hậu bối học tập,riêng dm luôn mong muốn được học hỏi từ các bác,rất muốn nâng cao tri thức về tem.vài dòng cạn nghĩ,có gì sai mong các bác lượng thứ cho hậu bối!
ghi chú:do hiểu biết có hạn,hiện nay dm phải lập hẳn 1 anbum chứa toàn các vật phẩm còn nghi vấn,mà mỗi khi đụng đén lại băn khoăn nhức nhối..

Relax
02-10-2008, 01:02
Tôi theo dõi những bài này đã lâu, và dù kiến thức có hạn cũng xin tỏ lòng kính phục các bác tham gia những topic như thế này.
Quả thật, nếu không có những người ham học hỏi như bác Vnmission, bác dammanh hay những người có những vật phẩm tuyệt vời như bác The smaller dragon, bác congacon thì bậc hậu bối chúng tôi làm sao có dịp để mở mang, tầm mắt và cũng để thỏa mãn niềm đam mê tem, dù chỉ bằng con mắt trần tục.
Bể học vô biên, mỗi người góp thêm 1 giọt nước tự thân cũng đã là quý lắm rồi.
Một lần nữa xin cảm ơn tất cả và xin tiếp tục được phép lắng nghe cuộc đàm đạo.

Cồ Việt
08-10-2009, 22:43
Copy từ mạng:

66334

Nhưng làm giả tem có giá trị cao (như tem 5fr) còn dễ hiểu, chứ mấy con mệnh giá nhỏ, giá bèo thì... để làm gì???

vnmission
17-04-2010, 23:54
90295

90296
Tem giả Fournier, bán trên eBay (giá tương ứng 20,50 và 8,50 €)

Những tem này rất dễ nhận biết!

dammanh
18-04-2010, 02:59
Chuyến về thăm nhà ,lục tủ của cụ già thấy mấy con tem cụ ghi CHƯA RÕ,nhờ hỏi bác RỒNG biết rõ là giả,giới thiệu với các bạn,lần nữa rất cám ơn bác RỒNG!

CON TEM 75C RÕ LÀ GIẢ,CON TEM 4C CÒN THẨM ĐỊNH TIẾP
90297

vnmission
18-04-2010, 14:51
Thông thường nhìn răng tem là thấy ngay thật/giả:

90407

Tuy vậy, cũng có những trường hợp phức tạp hơn, như block 4 này:

90322

Block này có hai hàng răng chung nhau 1 lỗ đục ở chính giữa, như vậy là "chuẩn", nhưng nhìn kỹ răng và họa tiết trên tem có thể thấy là đồ Fournier:

90342

Đối với block 4 tem Grasset 4c trên của bác dammanh, răng trông chuẩn; tem cũng ít bị làm giả. Bác xem có đúng cỡ răng 14 x 13 1/2 không (nếu là đồ Fournier, răng là 13 1/2 x 14)?

90323

Block này gần tương tự, đưa hình để bác dammanh so sánh răng, nhưng là loại in đè 05, khoảng cách giữa số 0 và số 5 không đều nhau, giá hiện nay khoảng 600€:

90327

Giá theo Yvert 2006 lên tới 960€ cho tem số 59A:

90341