PDA

View Full Version : Tem Việt Minh


Nguoitimduong
17-09-2008, 18:13
Trong quá trình biên dịch bài "Theo dấu những con tem Liên khu V giả (http://vietstamp.net/forum/../article/1112/)" NTD có dịp nhìn thấy những con tem Việt Minh này.
http://vietstamp.net/data/2008/08/29/17321829_00541948_fake_001_05.jpg

Lúc đó thắc mắc ghê gớm nhưng chẳng biết hỏi ai. Nhân khi lục tìm trên mạng thì may mắn thay đọc được bài viết của bác Trần Quang Vỹ trên VDC.
Xin giới thiệu cùng các bạn :

Có hay không tem Việt Minh...
Tạp Chí Tem số 3 (tháng l/7/1993) có bài viết về tem Việt Minh để bạn đọc tham khảo, nhưng suốt hơn 6 năm không có một ai lên tiếng, cho đến Tạp chí Tem số 39 (tháng 11/1999) tác giả Đoàn Quang Vinh viết bài "Có hay không tem Việt Minh truớc Cách mạng Tháng 8/1945", đưa lên hình hai chiếc phong bì dán bưu phiếu Việt Minh được đăng ở báo Philatelia (Liên Xô cũ) ra tháng 12/1987 và cho rằng "đó là ngụy tạo và về Tem Việt Minh cho tới nay, các cơ quan hữu quan của Việt Nam không có sự thừa nhận". Đến Tạp chí Tem số 40 (tháng 1/2000) ông Trần Nghiên đưa bài "Cần làm rõ hơn sự kiện Tem Việt Minh". Vì vậy chỉ trên tư cách một nguời sưu tập tem, tôi xin cung cấp một số tư liệu sau, góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề này.

Tem Việt minh hình vuông



http://hanoi.vnn.vn/goctem/img/TEMVM1.GIF

Về bài báo tác giả Đoàn Quang Vinh nhận xét về Bưu phiếu Việt Minh, tôi thấy có những điểm nhất trí sau :
Việt Minh hải ngoại đến 18/6/1945 vẫn còn tồn tại là một điều khó tin. Các đồng chí lãnh đạo ở đây (Hồ Chí Minh, Hoàng Văn Hoan, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Cao Hồng Lĩnh, Vũ Anh) đã lần lượt về nước trước đó đã lâu.
Năm 1945, cách mạng đã lên đến cao trào và liên tỉnh Cao Bắc Lạng đã thành khu giải phóng (Việt Nam Độc lập số 222 ngày 10/7/1945) nhưng mọi hoạt động cách mạng vẫn giữ nguyên tắc bí mật vì còn thổ phỉ và phản động tay sai của Nhật. Trong mục chú ý của tờ Việt Nam Độc lập só 223 ra ngày 20/7/1945 có ghi "thư từ đi lại chỉ có giao thông quen đưa đến mới nhận thư, có tem cũng vậy. Người lạ đưa giấy giới thiệu có dán tem mặc dầu cũng phải câu lưu ngay để điều tra".
Do vậy bưu phiếu có giá tiền một cách công khai để gửi thư từ, là một việc khó có thể có được. Vả lại việc ủng hộ đoàn thể tiền mặt đều đưa trực tiếp qua các cán bộ cơ sở.
Việt Minh hay Việt Nam Độc lập Đồng minh không phải là Đảng nên không có từ "Tỉnh bộ, Liên Tỉnh bộ, Chấp ủy mà theo các tài liệu chỉ thấy ghi là Ban Việt Minh tỉnh, Ban Việt Minh Liên tỉnh, Ban Chủ nhiệm thôi. Như vậy loại Bưu phiếu Việt Minh có ghi giá tiền và in hai màu mà Tạp chí Tem sổ 39 đã nêu, tôi không thấy nói ở một tư liệu nào sưu tầm đuợc và không một nhân chứng nào xác nhận.

Tuy nhiên có một vấn đề khác tôi thấy cần nói rõ hơn. Đó là ngôi sao múi rộng và ngôi sao múi thon, theo nhiều tài liệu thì lá cờ đỏ sao vàng trong cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940 dùng ngôi sao vàng cánh thon. Cờ đỏ sao vàng trong Quốc dân Đại hội ở Tân Trào ngày 16/8/1945 lại là ngôi sao vàng cánh rộng, đến kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 1, tháng 11/1946 duyệt quốc kỳ cũng là ngôi sao vàng cánh rộng. Tuy nhiên trên thực tế lúc đó ngôi sao vàng không theo một chuẩn mực nào : Có lúc, có nơi dùng ngôi sao vàng cánh rộng, nhưng cũng có lúc có nơi lại dùng ngôi sao vàng cánh thon. Vấn đề này có liên quan đến một loại tem Việt Minh hình tròn với 1 ngôi sao cánh thon sau đây:


http://hanoi.vnn.vn/goctem/img/temvn2.gif

Tem Việt Minh hình tròn

Nhân đọc bài báo "Tem Việt Minh" đăng báo Quân đội Nhân dân ngày 17/8/1982 có đoạn viết: "Mặt trận Việt Minh phát hành một loại tem đặc biệt, đó là Tem Việt Minh... Tem Việt Minh in hình tròn trên giấy trắng, ở giữa có hình ngôi sao năm cánh (giống như phù hiệu trên mũ của bộ đội hiện nay), Tem xuất hiện từ những ngày chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám (1945)" và từ nguồn tin này, tôi đã tìm hiểu thêm và được biết :
- Tại phòng lưu trữ Của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam có 1 tờ 14 con tem Việt Minh với số đăng ký BTCM 608/Gy-14 (tem tròn). Trang 207 cuốn hồi ký cách mạng "Nhớ nguồn" của Bích Tùng và Lý Đại Việt - NXB Văn hóa Dân tộc - Hà Nội 1992 có đoạn viết :
"Một buổi trưa, đang nói chuyện truớc đông đảo nhân dân xã Phương Viên (thuộc Chợ Đồn) thì bỗng nhận đuợc thư dán 3 tem Việt Minh (tem màu vàng, sao năm cánh). Vì thư ba tem (loại Đại hỏa tốc) nên phải mở ngay. Thư chỉ bằng bàn tay, những nét chữ cứng cáp, lời lẽ rõ ràng, đồng chí Hồ Đức Thành, theo lời ông cụ (hồi đó xưng ông cụ tức là Bác Hồ), đồng chí phải quay lại Cao Bằng ngay cùng với Lê Tùng Sơn lấy lại súng và người, dùng lại danh nghĩa Đồng minh Hội để đối phó Hoa quân nhập Việt. Duới ký tên Văn" (Văn là bí danh của đồng chí Võ Nguyên Giáp).
Năm 1995 tôi có được gặp cụ Hồ Đức Thành nhân chứng của sự kiện (cụ nguyên là Phó chủ nhiệm Biện sự xứ ở Long Châu Trung Quốc năm 1942 - 1944 hiện ở phố Tông Đản - Hà Nội). Cụ xác nhận như sau : "Loại tem Việt Minh hình tròn, màu đỏ gạch, giữa có ngôi sao và chữ VM, còn loại Bưu phiếu có giá tiền, nền xanh, thì chưa thấy".
Trên báo "Việt Nam Độc lập" (cơ quan tuyên truyền Việt Minh Cao - Bắc - Lạng số 224 ra ngày 30/7/1945 (hiện lưu trữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam) ở mục "chú ý" có đăng : "chỉ có tem tròn giữa có ngôi sao năm cánh và chữ VM mới có giá trị, còn những tem khác đều thủ tiêu. Chỉ có khi, việc quan hệ và rất cần mới được dán tem". Như vậy, với những tư liệu trên tôi muốn kết luận :

1/ Có Tem Việt Minh (theo đúng từ viết trên báo Việt Nam Độc lập) đuợc dùng để thông tin liên lạc ở vùng căn cứ Cao - Bắc -Lạng khoảng 1945.
2/ Tem hình tròn có ngôi sao và chữ VM là loại tem đuợc sử dụng từ cuối tháng 7/1945 thay thế cho hai loại tem phát hành truớc đó được đăng ở số 223 Việt Nam Độc lập ra ngày 20/7/1945 và số 222 Việt Nam Độc lập ra ngày 10/7/1945 (các số báo này lưu trữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam có ghi hình vẽ). Sự việc của lịch sử là như vậy, còn việc tem giả, tem và phong bì ngụy tạo là việc cần phải thẩm định, đối chiếu về màu sắc, mầu giấy, cách in, kích thước... với những tài liệu đã được lưu trữ. (Trần Quang Vỹ)

Xin được nhận sự chia sẻ từ mọi người.

kimma
13-11-2009, 10:03
Ngoài bài viết trên, tôi còn thấy 3 bài báo sau đề cập vấn đề tem Việt Minh:

Tem Việt Minh

Trần Quang Vĩ, Tạp chí Lịch sử Quân sự số 5 tháng 9 và 10 - 2003 (http://www.temviet.com/forums/showthread.php?t=2398)

Tại Phòng bảo quản tư liệu của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam chúnh tôi được xem một hiện vật là một mảnh giấy có 14 dấu tròn màu đỏ gạch với ngôi sao trắng có chữ Việt Minh ở giữa. Tờ giấy có dán nhãn ở mặt sau "BTCN-608-6y14" kèm theo là bảng đăng ký tài liệu số 1209/2 6y352 với một số nội dung sau:

- Tên tài liệu: "Tem Việt Minh hồi bí mật".
- Khuôn khổ tài liệu: các tem nền đỏ sao trắng, đường kính 0.015.
- Tên và chú quán người có tài liệu: ông Lô Quang Huỳnh, xã Bình Long huyện Hoà An, Cao Bằng.
- Ngày nơi đăng ký: Bình Long 8/8/1958 ở Sở Văn hoá. Số đăng ký 254.
- Nội dung tài liệu: Ông Huỳnh tức Thành, là một cán bộ liên lạc cho cán bộ cách mạng, đưa thư từ, từ năm 1943 đến năm 1945. Trong thời gian đưa thư, Tổng bộ Việt Minh đã trao cho ông một số tem để dán vào các thư từ hoả tốc trong hoàn cảnh bí mật. Theo nguyên tắc, có hai trường hợp: một là không cần kíp dán 1 tem, hai là khi cần kíp dán 2 cái liền. Trong trường hợp tối mật, cần kíp lắm dù đêm hôm và ngày đều phải chạy cho đến và trao cho nhũng người đã quy định, dù phải hy sinh cũng phải làm tròn khi có thư có tem này, như hồi chuẩn bị và trong thời gian Tổng Khởi nghĩa đã dùng rất nhiều. Ông Huỳnh rất quý và khi khởi nghĩa song ông giữ lại và làm kỷ niệm cho đến lúc trao cho Sở Văn hoá.

Cũng tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, chúng tôi đã đọc được bản gốc báo "Việt Nam Độc lập", là cơ quan tuyên truyền Việt Minh Cao - Bắc - Lạng, phát hành bí mật tại chiến khu, ra mỗi tháng 3 kỳ, và được thông tin thêm về tem hình tròn này:

- Báo Việt Nam Độc lập số 222, ngày 10/7/1945, ở trang 1 có bản thông cáo như sau: “Tem Cũ (hình thoi, giữa có ngôi sao 5 cánh và khắc hai chữ VM) có nghị quyết thủ tiêu hết. Khi nào dùng tem mới sẽ công bố.”

- Báo Việt Nam Độc lập số 223, ngày 22/7/1945, ở mục "Chú ý" viết như sau: “Thư từ đưa đến chỉ có giao thông quen đưa đến mới nhận. Thư có tem cũng vậy > tem mới hình chữ nhật có tàu bay ở giũa, hai cánh có ngôi sao 5 cánh.”

- Cũng tờ báo trên số 224, ngày 30/7/1945, ở mục ghi chú có viết: "Chỉ có tem tròn ở giữa có ngôi sao 5 cánh và 2 chữ VM mới có giá trị, còn những tem khác đều thủ tiêu, chỉ có khi nào việc quan hệ và rất cần mới được dán tem và chỉ 1 tem thôi, tuyệt đối không được dung tem vào việc riêng."

- Báo Việt Nam Độc lập số 225 ngày 10/8/1945, mục "Thông cáo cách gửi thư", viết như sau:

Ai cũng biết trong khu giải phóng hiện giờ không có xe thơ, các thơ tờ đều nhờ các đông chí giao thông chạy. Vậy những người viết thơ nên nghĩ tới sự khó nhọc của các đồng chí giao thông. Thư riêng không cần thiết chỉ hỏi thăm "đôi lời" hay hỏi thăm tin tức cho vui thì tuyệt đối không nên viết riêng. Uỷ Ban khu đã quy định:

1. Thơ riêng không được dán tem, Giao thông không phải chạy ngay.
2. Thơ không cần kíp chạy nội trong 1 ngày, đêm không phải chạy.
3. Thơ công cần phải chạy nội trong 1 ngày, đêm không phải chạy.
4. Thơ công khẩn cấp đến là phải chạy ngay, bất luận đêm ngày, mưa gió thì dán 2 tem.

- Chúng tôi đọc cuốn hồi ký 1 cuốn hối ký của 1 số đồng chí hoạt đọng Cách mạng ở Vân Nam vá Quảng Tây (Trung Quốc) năm 1930-1945 với tên là "Nhớ Nguồn", do Bích Tùng và Lý Đài viết (nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc phát hành 1992), ở trang 207 có đoạn viết như sau: “Một buổi trưa đang nói truyện với đông dảo nhân dân xã Phước Vên (thuộc Chợ Đồn) thì bỗng nhận được thư dán 3 tem Việt Minh (tem màu vàng, sao 5 cánh). Vì thư 3 tem (loại Đại Hoả tốc) nên phải mở ngay. Thư chỉ bằng bàn tạy, nhưng nết chữ cứng cáp, lời lẽ rõ ràng: "Đồng chí Hồ Đức Thành, theo lệnh ông Cụ (hồi đó xưng ông Cụ tức Bác Hồ) phải quay lại Cao Bằng ngay cùng với Lê Tùng Sơn; lấy lại súng và người, dùng lại danh nghĩa Đông Minh Hội để đối phó với Hoa quân nhập Việt.” Dưới ký tên Văn (bí danh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp).

- Chúng tôi có gặp cụ Hồ Đức Thành, nhân chứng sự kiện (cụ nguyên là Phó Chủ nhiệm Biện sự Xứ ở Long Châu, Trung Quốc, năm 1942-1944, hiện ở phố Tông Đản, Hà Nội), cụ xác nhận như sau: “Mùa hè năm 1945, tại chiến khu Việt Bắc, có luu hành một loại tem Việt Minh hình tròn, màu đỏ gạch, giữa có hình ngôi sao và chữ VM, cụ còn chưa trông thấy các loại khác như nói ở báo Việt Nam Độc lập.”

Như vậy trong năm 1945, để tiện liên lạc trong nội bộ, chiến khu Cao Bắc Lạng, Mặt Trận Việt Minh đã phát hành một loại tem đặc biệt, đó là tem Việt Minh. Các cán bộ và cơ quan Cách mạng được dùng tem này để dán vào các công văn, thư từ gửi cho nhau (tất nhiên là thư từ bàn chuyện công tác). Ngay các giây giới thiệu cũng dán tem này coi như một ký hiệu, tuy nhiên cũng cần cẩn trọng. Trong mục "Chú ý" đăng ở số 223 báo "Việt Nam Độc Lập", có viết: “Người lạ đưa giấy giới thiệu có dán tem mặc dầu cũng phải khâu lưu ngay để điều tra.”

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chủ tịch tuyên bố nền độc lập dân tộc, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. Đến ngày 2/9/1946, nhân kỷ niệm 1 năm thành lập nước, bộ tem mang chân dung Bác được phát hành (sắc lệnh số 172/SL ngày 27/8/1946 của Chủ tịch Chính Phủ) là bộ tem chính thức đầu tiên của nước ta.

Tuy vậy, tiền thân của dòng tem Việt Nam phải kể đến tem Việt Minh, một sự kiện vẫn còn nhiều người chưa biết tới. Hai loại tem Việt Minh "hình quả trám" và "máy bay" có lẽ đã bị hủy hết, như báo Việt Nam Độc lập đã nói, hiện nay chúng tôi không tìm ra được mẫu nào.


Bàn thêm về tem Việt Minh

Trịnh Xuân Dĩnh - Hà Nội (http://www.temvietnam.vn/news_detail.asp?newsid=51027&CatID=8) Cập nhật lúc 16:53' 28/9/2007

Trong dòng tem cách mạng, có những mảng nếu được lý giải, xác minh, khẳng định về bối cảnh ra đời, diện mạo, số bộ, mẫu, sự biến động qua lưu hành, sẽ giữ vị trí toả sáng, trang trọng trong danh mục tem và lịch sử Bưu điện nước nhà.

Trước hết tôi từng thấy có bộ tem mang chân dung Chủ Tịch Hồ Chí Minh trông nghiêng cùng với lá cờ búa liềm, hoạ tiết xung quanh tương tự như bộ tem số 01 (1946) và cùng phát hành trong khoảng thời gian ấy, gồm nhiều mẫu chung hình thay mầu đổi giá, chiều cao chỉnh gần vuông so với bề ngang, và có khuôn khổ quá rộng. Chẳng lẽ do ngoại lai nên không được công nhận, song cụ thể thế nào, không phải ai cũng biết.

Tiếp đến là toàn bộ mảng tem được phát hành tại liên khu IV, V thời kỳ kháng chiến chống pháp, đến nay các tài liệu chính thức đều chưa giới thiệu đầy đủ số bộ, mẫu tem, phải chăng do hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt nên mọi tài liệu, văn bản đều không lưu tồn được? Thật là một sự thiệt thòi lớn.

Rồi từ năm 1993 đến nay, trên Tạp chí tem Việt Nam các bậc đàn anh đang bày tỏ quan điểm từ “có hay không” đến “thật hay giả” xung quanh mảng tem do đội quân du kích của mặt trận Việt Minh phát hành và sử dụng từ thời tiền khởi nghĩa, và đều xuất phát từ tài liệu của Tạp chí Lưu tập tem Liên Xô số tháng 12 năm 1987 với những lập luận vững chãi, lý lẽ thuyết phục.

Trên góc độ chuẩn mực chuyên môn nghiệp vụ của ngành Bưu chính, Bác Đoàn Quang Vĩnh đã phản bác, liệt tất cả tem và phong bì đều là giả tạo.

Bác Trần Quang Vỹ, bằng tâm huyết của một nhà sưu tập tem lão thành, đã phác hoạ khung cảnh hoạt động nơi chiến khu hồi ấy, và những nhân chứng như tiếp chuyện Cụ Hồ Đức Thành, hiện vật bảo tàng… và thận trọng viết: “có tem Việt Minh (theo đúng từ viết trên báo Việt Nam Độc lập) được dùng để thông tin liên lạc ở vùng căn cứ Cao Bắc Lạng khoảng 1945”.

Qua các bài báo, tôi tán thành ý kiến: Loại tem Việt Minh hình tròn không phải tem Bưu chính, mà để dùng làm dấu hiệu chỉ cấp độ chuyển phát công văn cho giao thông viên nên sẽ tăng cao giá trị nếu còn nguyên trên phong bì cùng với con tem khác.

Về tem Việt Minh hình vuông, đã hợp đủ các yếu tố: Cơ quan chủ khoản phát hành là Việt Nam Độc lập Đồng minh, phát hành tại địa bàn của các nhà cách mạng chủ chốt, biểu thị cho nhà nước Dân chủ Cộng hoà tương lai, có giá mặt, có chữ bưu phiếu, mà chữ “bưu phiếu”( ) chỉ tem thư đến nay Trung Quốc vẫn đang dùng. Do tem Việt Minh được sử dụng trong thời gian không dài, phạm vi hẹp, giữa mạng giao liên nội bộ các cơ quan trong tổ chức, như loại tem sự vụ về sau, và trong hoàn cảnh phong trào quần chúng rất sôi động nhưng tình hình cũng rất phức tạp, mọi việc luôn được đòi hỏi phải đề cao nguyên tắc bảo mật phòng gian, đến độ: “người lạ đưa giấy giới thiệu, có dán tem cũng phải câu lưu để điều tra” mọi công văn giấy tờ dùng xong phải tiêu huỷ ngay nên thật hiếm hoi những bưu phẩm thời ấy còn lưu tồn đến nay.

Với ba hình phong bì thực gửi đương thời, theo thiện ý tôi ước đoán:

- Ở chân người nhận là Anh Cả trên phong bì trong Tạp chí tem Việt Nam số 3 (1993), rất có thể là biệt danh của “anh sao đỏ”Nguyễn Lương Bằng.

- Ở phong bì 1 (Tạp chí tem số 39 năm 1999), theo tôi hiểu, chỗ ghi nơi nhận là Chấp uỷ tỉnh Số Việt Minh, có lẽ vì Việt Minh là mặt trận tập hợp mọi tổ chức, đoàn thể, cá nhân nặng lòng yêu nước, chung chí hướng đánh giặc cứu nước do Đảng ta sáng lập, nhưng là thành viên tích cực, nên trong hệ thống tổ chức không có cấp Tỉnh bộ, Liên tỉnh bộ… Ở đây có thể là Uỷ ban chấp hành Việt Minh Tỉnh. Còn chữ số có thể là chữ viết tắt của Xô Viết, theo cách gọi đương thời, tuy chữ ngắn gọn, nhưng suy ra ý nghĩa rộng lớn: Cách mạng nước ta tiếp bước đường lối xã hội chủ nghĩa của Liên Xô. Liên hệ sang chữ Tô Duy Ai Xô viết thường thấy trên các tem vùng giải phóng xưa của Trung Quốc.

- Phong bì 2 là của cơ sở địa phương gửi lên cấp trên là việc bình thường. Cả ba hình phong bì trên cho ta biết mặt trước biết đâu mặt sau còn những dấu tích đáng bàn.

Bằng sự am hiểu và nỗi bức xúc trước những ý nghĩa lớn lao của tem Việt Minh, tựa tiếng vọng thiêng liêng của các thế hệ cha ông từ một thời oai hùng nơi núi rừng chiến khu xưa, bác Trần Nghiên đã kiến nghị cơ quan hữu trách hãy tranh thủ khai thác tư liệu từ các nhân chứng hiện dang còn sống (Tạp chí tem số 40 /2000).

Trên tinh thần tôn trọng di vật cao quý này, tôi đề xuất thêm: Từ chức năng trách nhiệm của ngành Bưu Điện, Hội Tem Việt Nam, hãy đề ra nhiệm vụ khảo cứu những mảng tem còn nghi vấn, bí ẩn, trong đó tem Việt Minh là một phần đặc biệt, quan trọng, theo chương trình kế hoạch, đưa vào nghị quyết tại các hội nghị, đại hội chuyên ngành. Bước đầu tra cứu việc 20 năm trước, từ nguồn nào, người nào đã cung cấp sang Liên Xô những tài liệu này, ngoài số tem, phong bì ấy thì còn gì nữa, và hiện tại chúng ta dang nằm ở đâu. Bởi không gì bằng, có chúng hiển diện trước mắt chúng ta, sẽ rõ ra mọi dữ liệu cụ thể. Kết quả giám định sẽ xếp đúng vị trí có hay không, thật hay giả, chứ không thể xăm soi, suy xét vật thể qua hình bóng của nó.

Tiến tới khẳng định giá trị đích thực của các loại tem trên sẽ đáp ứng niềm khát vọng của khoa sưu tập, yên lòng người yêu tem.


Tem bưu chính cách mạng - nguồn sử liệu gốc đáng tin cậy phục vụ nghiên cứu lịch sử

Triệu Văn Hiển - Giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (http://www.temvietnam.vn/intrang.asp?id=51001) (Cập nhật lúc 15:40' 12/1/2008)

Chính thức khánh thành mở cửa đón khách thăm quan vào ngày 6/1/1959, đến nay Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã trải qua hơn 47 năm xây dựng và phát triển. Trong gần nửa thế kỷ qua, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là không ngừng củng cố và kiện toàn, bổ sung tư liệu, hiện vật cho kho cơ sở. Hiện nay trong hệ thống kho với diện tích gần 2000 mét vuông, với hệ thống tủ, giá kệ và các trang thiết bị bảo quản tương đối hiện đại, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đang lưu giữ trên 8 vạn hiện vật, hình ảnh, tài liệu gốc. Trong đó Tem bưu chính cách mạng là một trong những sưu tập hiện vật, tư liệu quý.

Hiện nay trong kho của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đang lưu giữ gần 3.000 con tem với các chủ đề khác nhau như:

- Tem in chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị Lãnh đạo tiền bối của Đảng và nhà nước, các anh hùng giải phóng dân tộc, các Danh nhân văn hóa và các nhân vật lịch sử tiêu biểu.
- Tem ghi dấu các sự kiện lịch sử.
- Tem cũ của Bưu điện Đông Dương, nhưng ngành Bưu điện cách mạng đã in đè chữ Việt Nam DCCH hoặc Việt Nam Độc lập tự do hạnh phúc để phát hành sau cách mạng Tháng 8 năm 1945.
- Tem giới thiệu về các sự kiện văn hóa, thể thao, phong cảnh thiên nhiên, các loại động vật, thực vật.

Trong những mẫu tem kể trên, ngoài 22 con tem Việt Minh - tức là những con tem nhỏ cỡ khoảng 1,5cm, do Tổng bộ Việt Minh phát hành trong những năm trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chỉ với một ngôi sao năm cánh duy nhất trong vòng tròn trên nền đỏ ở giữa có chữ VM (Việt Minh) cũng màu đỏ, còn lại đa số những con tem bưu chính thuộc sưu tập hiện vật này đều là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo với sự sáng tạo của các thế hệ họa sỹ tài năng ở nước ta. Bên cạnh giá trị kinh tế, giá trị giao lưu tình cảm, giá trị quảng bá du lịch và truyền tải thông tin…thì tem bưu chính còn có một giá trị đặc biệt quan trọng - đó là những tư liệu gốc để phục vụ cho nghiên cứu lịch sử.

Nghiên cứu trên bề mặt của gần 800 mẫu tem về các sự kiện lịch sử, về các danh nhân cách mạng đang lưu giữ tại Bảo tàng cách mạng Việt Nam rõ ràng đây là những tư liệu gốc quý hiếm, những nhân chứng lịch sử chân thực. Nếu sắp xếp theo thứ tự thời gian, kể từ khi cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, thì sưu tập những mẫu tem bưu chính của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là một cuốn sử đặc biệt, chân thực, phong phú về nội dung, độc đáo về cách diễn tả, hấp dẫn về hình tượng và màu sắc. Đặc biệt kể từ khi Quyền chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Huỳnh Thúc Kháng ký sắc lệnh số: 172/Sl ngày 27 tháng 8 năm 1945 cho phép phát hành 5 mẫu tem cách mạng chính thức đầu tiên với chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do họa sỹ Nguyễn Sáng sáng tác, thì tem bưu chính cách mạng Việt Nam đã trở thành một loại di sản văn hóa vật thể đặc biệt được lưu hành trên mọi miền đất nước và hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Ngày nay lần giở lại những mẫu tem cũ, mặc dù kỹ thuật in còn thô sơ, chất liệu giấy còn thấp, nhưng nội dung được thể hiện trên tem rất phong phú, liên quan đến mọi mặt của đời sống chính trị, đời sống kinh tế, đời sống xã hội của Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua. Trên hành tinh xanh của chúng ta, hàng ngày trong thế giới sôi động của ngành Bưu chính viễn thông, có hàng triệu triệu con tem bưu chính được sử dụng và lưu hành đi muôn nơi. Nhưng chắc rằng không có ở đâu lại có tem bưu chính in đè, tem giá trị bằng thóc như ở Việt Nam được lưu hành gần 60 năm trước đây. Chỉ thông qua 57 mẫu tem in đè và một chục mẫu tem có trị giá bằng 100gram, 600gram, 1kg, 2kg và 5kg thóc, mà Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đang lưu giữ, có thể diễn tả hàng trăm câu chuyện lịch sử sinh động về những tháng ngày cam go, nhưng rất vẻ vang của chính quyền Dân chủ cộng hòa non trẻ của cách mạng Việt Nam.

Phần lớn các mẫu tem bưu chính miêu tả về các sự kiện lịch sử thường tập trung chủ yếu vào các mốc son tiêu biểu tạo bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, như: Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, ngày cách mạng tháng 8 thành công và Quốc khánh 2/9; ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; Các kỳ đại hội đảng; Cao trào Xô viết nghệ tĩnh 1930 - 1931; Ngày thành lập Việt Minh 19/5/1941; Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946; Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954; Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong đó có những mẫu tem đước sáng tác và phát hành ngay trong năm diễn ra sự kiện lịch sử ấy. Chẳng hạn, bộ tem Chiến thắng Điện Biên Phủ 4 mẫu do họa sỹ Bùi Trang Chước sáng tác và phát hành tháng 10/1954 với giá tiền là 0,6kg thóc; Bộ tem Thủ đô giải phóng được thể hiện bằng hình ảnh các em thiếu nhi Hà Nội chào đón các anh bộ đội Cụ Hồ do họa sỹ Thạch Can sáng tác và được phát hành ngày 1/1/1955 - đúng vào ngày nhân dân Hà Nội mít ting chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trở về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược…

Ngoài ra, còn có hàng trăm bộ tem phản ánh về các năm kỷ niệm chẵn của các sự kiện lịch sử lớn như: Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng gồm 2 mẫu do họa sỹ Trịnh Quốc Thu, và Lê Toàn sáng tác phát hành ngày 6/1/1960; 20 năm ngày bầu Quốc hội đầu tiên của họa sỹ Đỗ Việt Tuấn phát hành ngày 6/1/1966; 35 năm cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh do họa sỹ Trần Huy Khánh sáng tác, phát hành ngày 12/9/1965; 15 năm ngày thành lập nước do họa sỹ Bùi Trang Chước và Lê Phả sáng tác, phát hành ngày 6/1/1960; 40 năm quân đội nhân dân Việt Nam với 7 mẫu do họa sỹ Nguyễn Hiệp sáng tác và phát hành vào ngày 6/5/1984. Bên cạnh các mẫu tem về đề tài lịch sử, tem bưu chính cách mạng còn ghi dấu nhiều chiến công hiển hách của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống trả lực lượng không quân của máy bay Mỹ, chỉ tính riêng đề tài bắn máy bay Mỹ, Bảo tàng cách mạng Việt Nam đang lưu giữ 17 mẫu tem do các họa sỹ Trần Lương, Đặng Quang Lạc, Lê Toàn, Đỗ Việt Tuấn, Trần Huy Khánh sáng tác để chào mừng sự kiện quân dân miền Bắc bắn rơi chiếc máy bay thứ 500 vào ngày 30/8/1965, chiếc máy bay thứ 1.000 vào ngày 29/4/1966, chiếc máy bay thứ 1.500 vào ngày 14/10/1966, chiếc máy bay thứ 2.500 vào ngày 6/11/1967, chiếc máy bay thứ 3.000 vào ngày 25/6/1968 và với chủ đề Hà Nội bắn rơi B 52, ngày 10/10/1973 Tổng cục Bưu điện phát hành bộ tem của họa sỹ Trần Lương giới thiệu chiếc máy bay thứ 4181 - đây là chiếc máy bay Mỹ cuối cùng bị bắn rơi trên miền Bắc, đánh dấu sự cáo chung của chiến dịch tập kích trên không của không lực Hoa Kỳ xuống miền Bắc Việt Nam.

Tóm lại, ở góc độ sử liệu học, tem bưu chính là nguồn tư liệu gốc quý hiếm và chân thực phản ánh tương đối đầy đủ các sự kiện lịch sử diễn ra hàng ngày trên quy mô của mỗi quốc gia. Trong suốt 60 năm qua, tem bưu chính cách mạng Việt Nam không những chỉ là những sản phẩm kinh doanh của ngành Bưu chính, một đối tượng sưu tầm lưu giữ của các nhà sưu tập tem - một thú chơi “cũng lắm công phu” và quý phái, mà tem bưu chính cách mạng còn là những chứng nhân đáng tin cậy của giới nghiên cứu lịch sử học dân tộc. Nhân cuộc Hội thảo này, chúng tôi xin có hai kiến nghị như sau:

1. Trong thời đại thông tin bùng nổ, Email đã dần thay thế một phần quan trọng trong các hình thức thư tín hàng ngày. Do đó ngành Bưu chính cần nghiên cứu để có các mẫu tem đa dạng hơn, hấp dẫn hơn mới có thể tiếp tục thu hút khách hàng của Tem. Đồng thời, Bộ Bưu chính viễn thông cần khuyến khích và hỗ trợ hơn nữa cho Hội tem mở rộng mạng lưới hội viên, tạo ra một nếp quen chơi tem rộng rãi, để cho con tem đến với cộng đồng xã hội nhiều hơn, sâu rộng hơn.

2. Như chúng ta đã biết, trong những năm qua, kết quả thi môn lịch sử của các thí sinh thi vào các trường Đại học và Cao đẳng quá thấp. Hàng nghìn bài thi điểm 0 hoặc dưới trung bình. Vì vậy trước tình trạng ấy, Hội tem có thể thành lập các câu lạc bộ chơi Tem trong học sinh phổ thông, hy vọng thông qua các cuộc sinh hoạt Câu lạc bộ, thông qua các hình thức chơi tem, thông qua các nội dung trên các con tem có thể tạo thành một kênh truyền thụ kiến thức Sử học, góp phần xóa nạn “mù” lịch sử dân tộc cho học sinh phổ thông như hiện nay.

Rất mong các bạn scan giúp các bài đã đăng trên Tạp chí Tem được đề cập trong các bài viết trên. Ngoài ra, không hiểu còn bài viết nào liên quan đến đề tài trên không? Xin cảm ơn!

Cồ Việt
13-11-2009, 17:28
Cảm ơn bác kimma. Mấy thông tin này có thể kiểm chứng được!

hat_de
13-11-2009, 17:49
Ngoài bài viết trên, tôi còn thấy 3 bài báo sau đề cập vấn đề tem Việt Minh:

...

Rất mong các bạn scan giúp các bài đã đăng trên Tạp chí Tem được đề cập trong các bài viết trên. Ngoài ra, không hiểu còn bài viết nào liên quan đến đề tài trên không? Xin cảm ơn!

3 bài viết hay thật ...trước đây coi trên TCT và temvietnam chỉ qua qua ... lần gặp bác Đ.Q.Vinh cũng chỉ hỏi sơ sơ ... lhôm nay coi lại 1 lúc 3 bài viết hay thiệt

Người có khả năng tổng hợp và phân tích như thế này chỉ có thể là bác Rồng

ko bít bác Kimma có phải bác The Smaller Dragon ko

về vụ TCT gk sẽ vìa tìm và chụp lại !

dammanh
14-11-2009, 04:11
Bài viết rất hay về một giai đoạn hào hùng của đất mẹ,dammanh đọc những bài này biết thêm bao thông tin mới về bưu điện VNDCCH trong những năm kháng chiến 1946-1954.Cám ơn bác Kimma nhiều!mong bác cung cấp cho d/d nhiều bài hay như vậy!
Có một điều dammanh thắc mắc nhỏ về định nghĩa thế nào là tem? rồi các loại tem như tem quân đội,tem thương binh,tem binh sỹ,tem sự vụ..rộng ra nữa có tem thiếu cước,nhãn tem (vignett) v.v..rộng hơn nữa có nhãn bảo đảm,nhãn hàng không,nhãn exspress ..(những loại dán trên bì thư) Mong các bác chỉ cho dammanh TEM VIỆT MINH thuộc loại nào?

hat_de
14-11-2009, 07:58
...

Về vụ tct gk sẽ vìa tìm và chụp lại !

bài trên TCT số 3

70764

nhiều năm sau đó trên TCT số 39 có bài của bác Vinh

70765

phân tích chi tiết

70766

TCT số 40 ...

70767

tiếp ...

70763

chúc các bác cuối tuần vui vẻ :D

Cồ Việt
14-11-2009, 20:39
Dẻ thân mến,

Bạn có thể scan giúp rõ hơn phần chú thích tiếng Nga do TCT 39 trích dẫn được không?

Cảm ơn bạn nhiều!

Cồ Việt
15-11-2009, 17:19
Báo "Hồn Nước" chắc là lấy tên từ câu "Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước":

71080
Báo Hồn Nước ngày 1/7/1945

Trong bài viết trên Tạp chí Tem số 3 (tháng 3/1993), bác Ngô Châu Kỳ giới thiệu tem in đè "Chỉ dùng trong ngày Độc lập" nhưng hơi khó hiểu:

71081

Không rõ báo Hồn Nước ngày 1/9/1945 có đăng hình tem và bì thư như trong bài viết, hay đó là hình của tác giả sau này? Thiển nghĩ đây là một chi tiết cần phải được làm rõ.

Mong được các bạn giúp đỡ, xin cảm ơn!

hat_de
16-11-2009, 08:04
Dẻ thân mến,

Bạn có thể scan giúp rõ hơn phần chú thích tiếng Nga do TCT 39 trích dẫn được không?

Cảm ơn bạn nhiều!

đây thưa bác Cồ-Việt, em mới chụp lại sáng nay :D

71144



Trong bài viết trên Tạp chí Tem số 3 (tháng 3/1993), bác Ngô Châu Kỳ giới thiệu tem in đè "Chỉ dùng trong ngày Độc lập" nhưng hơi khó hiểu:


Mong được các bạn giúp đỡ, xin cảm ơn!

còn vấn đề này chắc chúng ta phải nhờ ai đó lên thư viện quốc gia coi mất #:-s

kimma
16-11-2009, 16:08
ko bít bác Kimma có phải bác The Smaller Dragon ko


No, thanks! Bác Rồng có đủ bộ TCT, cần gì scans của VietStamp!
về vụ TCT gk sẽ vìa tìm và chụp lại !

Cảm ơn Hạt Dẻ nhiều!

Vụ "tem Việt Minh" này cần phải nghiên cứu lại. Năm 1986 ông Theo Klewitz có một bài viết về vấn đề này, nhưng kết luận chưa thật thỏa đáng.

Đúng như bác Cồ Việt đã nhận xét, việc tìm lại báo Hồn Nước 1/9/1945 là cái đinh chốt! Bạn nào hỏi giúp được bác Ngô Châu Kỳ, tốt nhất là xin được một bản copy, thì tốt quá!

Về báo Филателия СССР 12/1987, tôi đã nhờ Alex_iv tìm giúp phần còn lại của bài báo, hy vọng chúng ta sớm có thông tin cho bác Cồ Việt.

Alex_iv
17-11-2009, 15:16
Hi everyone,
i'd like to help but i do not have any of Philately magazines - i never bought it and hardly can get access to it, especially if it's 1987 year of issue. if later i have a chance to see this issue, i will let you know.

kimma
17-11-2009, 16:28
That's all right, Alex! Thanks anyway.

Trở lại vấn đề "tem Việt Minh"

71227

Đây là hình hai con tem được cho là của Mặt trận Việt Minh, phát hành trong khoảng từ 9/3/1945 (Nhật đảo chính Pháp) đến 19/8/1945 (Cách mạng Tháng Tám).

Trong Tạp chí Indo-China Philatelist của Hội Sưu tập tem Đông Dương (SICP) số 78 xuất bản tháng 7, tháng 8 - 1986, ông Theo Klewitz quá cố có bài Bắc Việt Nam (trang 57-59) giới thiệu 2 bì thư mà ông cho là các bì thực của Việt Minh.

So sánh một trong hai bì thư trên với bì thư trên tạp chí Sưu tập Tem Liên Xô số ra tháng tháng 12/1987 mà Tạp chí Tem số 39 tháng 11/1999 đưa lại, có thể thấy rõ chúng là những cặp "song sinh":

71226

Điểm khác nhau gần như là duy nhất và dễ nhận thấy nhất là cả 5 "tem" trên bì thư 1986 (tạm gọi như vậy) đều có một lề rộng, trong khi 5 tem trên bì thư 1987 đều chỉ có lề bình thường. Các chi tiết còn lại gần như y hệt, kể cả độ nắn nót của chữ viết tay - và đó là chữ của một người! Bì thư thứ hai mà hai tạp chí đưa hình cũng hoàn toàn tương tự nhau, và chắc chắn cũng có điểm khác nhau.

Đúng như có bác đã nhận xét, "bưu phiếu" (邮票, như chữ được in trên hình tem) đúng là từ mà cho đến nay tại Trung Quốc người ta vẫn dùng để chỉ tem bưu chính. Bưu phiếu với hình dáng, thiết kế có thể tương tự như trên đã được Việt Minh cho in, nhưng không chính thức phát hành. Theo một số nhà nghiên cứu, lý do chủ yếu là vì Việt Minh lúc đó chỉ là một chính đảng, không được phép phát hành tem theo quy định của Liên minh Bưu chính Toàn cầu (UPU). Bác Trần Quang Vĩ cho rằng bưu phiếu này được in dự kiến để thay thế cho hai loại bưu phiếu Việt Minh trước đó, mặc dù đến nay vẫn chưa ai tìm thấy.

Mặc dù chưa được tiếp cận với những thông tin gốc mà bác Vĩ đã trích dẫn, căn cứ vào các nhận xét nêu trên, tôi nhất trí với quan điểm cho rằng có bưu phiếu Việt Minh, nhưng bưu phiếu này thực sự trông thế nào thì còn phải tìm hiểu thêm. Còn hai bì thư được cho là của Việt Minh mà các tạp chí của Mỹ và Liên Xô đã trích dẫn ở trên đều là ngụy tạo. Có thể chúng là một vật "lưu niệm" mà lính Mỹ ưa chuộng và được đáp ứng, tuy nhiên theo tôi nhiều khả năng hơn là chúng xuất hiện ở miền Bắc khoảng giữa thập kỷ 1980.

Dù chúng ta đều hết sức yêu quý tem Việt Minh và mong muốn tìm thấy những bì thư dán tem Việt Minh, nhưng đó là một thực tế mà chúng ta phải chấp nhận.

THE GUEST
17-11-2009, 22:07
Mấy bác bàn đủ thứ về tem Việt Minh...cách đây trên 10 năm. Ở Hà Nội, bạn trẻ Đinh Đức Thiện có chào bán cho tôi những con tem bưu phiếu VM nhiều giá mặt và màu sắc như trên với giá chỉ có 30.000 đồng mà tôi còn không mua và trả lại. Đến nhà ông N-T, chuyên viên buôn tem tuyến HN-SG thì loại nầy ngày xưa thứ giấy mõng như pơ-luya (pelure), sau nầy giấy má in xấu và tệ vì ông Ch. đã qua đơì. Thế hệ gia truyền phố Khậm Thiên làm hàng thủ công không tinh xảo hoặc dùng đi dùng lại lại bản in lụa của bố vợ. Còn bì thư tem VM kiểu 1986-1987 đấy thì nay vẫn còn ê hề. Thử hỏi bạn WWF xem, bạn ấy mua chổ nào mà mua giùm cho các bạn. Ông Klewitz và tạp chí tem Liên Xô đó mắc cười và ngớ ngẩn thật. Thế mà tin được. Nhưng dù sao họ là người nước ngoài. Tôi từng nghe bác Thiện nói là "họ", ông Ch. Khâm Thiên nghe được những câu chuyện về thư từ giao liên trong thơì VM có đóng 1 dấu sao màu đỏ có nghĩa là "thư mật của tổ chức Đảng"...cần bảo mật và chuyển nhanh tuyệt đối bèn nảy sinh sáng chế ra tem "Sao đỏ" rôì "bưu phiếu VM" để tung ra thị trường. Lúc sinh thơì tôi có gặp bác Thiện và hỏi về tem VM, bác cho tôi biết như thế. Biết sao nói vậy, không thêm bớt, không thiên vị ai,....Đối vơí tôi : Tem VM chỉ là tem tưởng tượng từ những con dấu đóng lên thư giao liên có hình sao đỏ... Thời xưa kháng chiến , hoạt động bí mật, làm con dấu còn có thể tin được chứ đâu mà in tem in phiếu lòe loẹt màu mè rôì dán thư và có cả giá mặt. Đã là hội đoàn chính trị mà in tem bán lấy tiền làm gì. Ủng hộ ? Ai mua ? Thư từ nếu dùng tem nầy thì chỉ là liên lạc giữa các tổ chức vơí nhau. Đâu có liên quan nhân dân đâu mà thu tiền bán tem... Mấy cái bì thư nầy làm bằng giấy bao xi-măng,dầy, đen và xám ngoét. Nó cũng từ một lò và chỉ chuyên bán cho khách nước ngoài, cho ai đó về nước mua ra nước ngoài gạt gẫm thiên hạ lang sa mà thôi./.

dammanh
17-11-2009, 23:21
Năm 1987 dammanh sang balan,đến năm 1989 có đến thành phố KRAKOW tiếp chuyện một nhà sưu tầm tem vndcch,ông ta đưa ra quyển tạp chí này với cả tem HCT bản đồ với đủ kiểu dấu và có hỏi dammanh có phải thật không.DAMMANH chỉ nói(vì chỉ có bản photo) là lần đầu nhìn thấy.Sau có hỏi 1 nhà sưu tầm tem vn khác,đồng tuế thì anh ta nói made in cccp.Anh ta còn đùa là biết cả quản đốc phân xưởng đó nữa!Chắc là tem giả rồi,biết để nên tránh,chứ đừng cố ép là tem thật chỉ béo bọn làm hàng rởm!

kimma
18-11-2009, 07:15
Mấy bác bàn đủ thứ về tem Việt Minh...cách đây trên 10 năm. Ở Hà Nội, bạn trẻ Đinh Đức Thiện có chào bán cho tôi những con tem bưu phiếu VM nhiều giá mặt và màu sắc như trên với giá chỉ có 30.000 đồng mà tôi còn không mua và trả lại. Đến nhà ông N-T, chuyên viên buôn tem tuyến HN-SG thì loại nầy ngày xưa thứ giấy mõng như pơ-luya (pelure), sau nầy giấy má in xấu và tệ vì ông Ch. đã qua đơì. Thế hệ gia truyền phố Khậm Thiên làm hàng thủ công không tinh xảo hoặc dùng đi dùng lại lại bản in lụa của bố vợ. Còn bì thư tem VM kiểu 1986-1987 đấy thì nay vẫn còn ê hề. Thử hỏi bạn WWF xem, bạn ấy mua chổ nào mà mua giùm cho các bạn. Ông Klewitz và tạp chí tem Liên Xô đó mắc cười và ngớ ngẩn thật. Thế mà tin được. Nhưng dù sao họ là người nước ngoài. Tôi từng nghe bác Thiện nói là "họ", ông Ch. Khâm Thiên nghe được những câu chuyện về thư từ giao liên trong thơì VM có đóng 1 dấu sao màu đỏ có nghĩa là "thư mật của tổ chức Đảng"...cần bảo mật và chuyển nhanh tuyệt đối bèn nảy sinh sáng chế ra tem "Sao đỏ" rôì "bưu phiếu VM" để tung ra thị trường. Lúc sinh thơì tôi có gặp bác Thiện và hỏi về tem VM, bác cho tôi biết như thế. Biết sao nói vậy, không thêm bớt, không thiên vị ai,....Đối vơí tôi : Tem VM chỉ là tem tưởng tượng từ những con dấu đóng lên thư giao liên có hình sao đỏ... Thời xưa kháng chiến , hoạt động bí mật, làm con dấu còn có thể tin được chứ đâu mà in tem in phiếu lòe loẹt màu mè rôì dán thư và có cả giá mặt. Đã là hội đoàn chính trị mà in tem bán lấy tiền làm gì. Ủng hộ ? Ai mua ? Thư từ nếu dùng tem nầy thì chỉ là liên lạc giữa các tổ chức vơí nhau. Đâu có liên quan nhân dân đâu mà thu tiền bán tem... Mấy cái bì thư nầy làm bằng giấy bao xi-măng,dầy, đen và xám ngoét. Nó cũng từ một lò và chỉ chuyên bán cho khách nước ngoài, cho ai đó về nước mua ra nước ngoài gạt gẫm thiên hạ lang sa mà thôi./.

Như mấy bài báo trên cho thấy, người Việt chúng ta đến nay vẫn chưa chắc chắn gì về tem Việt Minh, huống chi người nước ngoài.

71278
Thông tin của Michel 2006, có nói đến hai loại "tem Việt Minh" giấy mỏng và giấy dầy

Bác Khải có rất nhiều thông tin mà không lên tiếng thì ai biết được! Xin cảm ơn bác rất nhiều!

Về bài viết của ông Theo Klewitz và trên tạp chí của LX (không rõ tác giả), tôi thấy điều cần quan tâm là xem người viết thực lòng đến đâu, còn nhầm lẫn là đáng tiếc nhưng khó tránh khỏi, và chính vì vậy sưu tập tem mới càng lý thú.

kimma
18-11-2009, 08:27
2 bì trên hoàn toàn trùng khít với nhau, ko ai có thể viết chữ , rồi dán tem và đóng dấu thậm chí còn chính xác hơn sản xuất hàng công nghiệp như thế. Thật là kì cục.

Nếu bạn nhìn kỹ hơn sẽ thấy một chữ ký đè lên dấu hình chữ nhật "Ban Giao thông" ở bì thư 1986 mà bì kia không có.

71281

"Bưu phiếu" này có ít nhất hai lỗi không thể chấp nhận được:

- Thiếu dấu gạch ngang giữa hai chữ "Việt" và "Nam", trong khi lại có giữa hai chữ "Việt - Minh" ở dưới;

- Chữ "Độc" được viết thành "ĐỌC" trong khi chữ "ĐỒNG" viết đầy đủ.

hat_de
18-11-2009, 09:03
Nếu bạn nhìn kỹ hơn sẽ thấy một chữ ký đè lên dấu hình chữ nhật "Ban Giao thông" ở bì thư 1986 mà bì kia không có.

Hình như là vậy ... bì bên trái có nhiều chấm đen quá nhưng coi kĩ lại đúng là có 1 chữ kí nhỏ nhỏ chéo lên ... tuy nhiên nó ko khẳng định được đó là 2 bì khi toàn bộ các dữ kiện còn lại gồm:

- vị trí của dấu
- vị trí của chữ, thậm chí là dấu của chữ y hệt nhau

ko thể có 2 bì thư cùng viết tay, cùng đóng dấu mà lại khít sịt như vậy...quả là kì lạ

Không biết giờ những món tem trên còn được các nhà sưu tầm nước ngoài mua bán trao đổi ko, nếu giá cao chắc sẽ lại có người sản xuất tiếp mất #:-s !

Về chữ nghĩa thì phần Việt đúng như bác kimma phân tích, còn phần tiếng Tàu ko rõ thế nào #:-s

kimma
18-11-2009, 10:34
Nhờ công xăm soi của Dẻ, chúng ta thấy thêm: trong hai bì trên, một cái là làm giả của cái kia, vốn đã là tác phẩm của một "thợ" lành nghề! Điều này cũng giải thích vì sao chúng giống nhau đến vậy!

71288

Đúng là "kẻ cắp bà già gặp nhau," và "nghề chơi cũng lắm công phu"!

Tôi nhiều tuổi mắt kém, nhờ các bạn xem giúp thêm.

Cồ Việt
18-11-2009, 20:37
còn phần tiếng Tàu ko rõ thế nào #:-s

71319
(hình của bác kimma)

Ngoài chữ "bưu phiếu" ở phía bên phải mà bác kimma đã giải thích, ở phía bên trái:

- Hình trái: 貳毛 = NHỊ MAO. Chữ 毛 (mao) ở đây nghĩa là Hào (毫), tức là một cắc hay 10 Xu. Hai chữ này cũng tương đương với chữ "2 HÀO" ở trên;

- Hình phải: 伍仙 = NGŨ TIÊN. Chữ 仙 chủ yếu chỉ được người Hồng Kông, Quảng Đông dùng, dịch âm từ chữ Cent của tiếng Anh, nghĩa là Xu. Hai chữ này có nghĩa là "5 XU."

Như vậy về chữ thì về cơ bản không sai. Nhưng chữ quá thô thiển, người khắc mấy chữ đó chắc chắn không biết chữ Hán mới thành ra như vậy!

Thời 1945 người biết chữ Pháp thì có thể hiếm hơn, chứ biết chữ Hán thì rất nhiều, không ai có thể chấp nhận một thứ chữ Hán như vậy! Cũng như ngày này ở một số đình chùa, người ta đắp chữ Hán Nôm bằng xi măng, hay đắp/khắc chữ trên hoành phi câu đối, người biết chữ xem chỉ biết lắc đầu!

Ngoài ra, trên "bưu phiếu" có 2 chữ "VIỆT" được viết hai kiểu khác nhau - đó còn là một lỗi cơ bản nữa mà các cán bộ Việt Minh thời đó khó có thể chấp nhận.

Người Đức nếu chỉ tra Michel thì có thể, chứ người Việt ta quyết không mua thứ "bưu phiếu Việt Minh" rởm này!

THE GUEST
19-11-2009, 21:30
3 con "tem" VM mà cậu nhỏ Đinh Đức Thiện (phố Bà Triệu HNoi) chào bán cho tôi năm 1996-1997 vơí giá 30.000 đồng 1 tem mà tôi không mua. Tôi đã đi ra tiệm vi tính scan lại (ngày đó scanner chưa phổ biến và rẻ như ngày nay) như thế nầy đây. Hình như tôi cũng cho TCT mượn ảnh này đăng báo 1 lần.

71380

kimma
20-11-2009, 09:30
Chữ "M" chẳng lẽ lại khó vậy? Tôi mà làm với cặp kính lão, bảo đảm chuẩn hơn nhiều!

71392
"Bì 1987" được căn ke bằng tay từ hình của một bì khác

Chắc còn những chi tiết khập khiễng khác, nhờ các bạn tìm giúp.

ke vo danh
20-11-2009, 18:23
http://img682.imageshack.us/img682/7875/vndldmh.jpg

Có vài nhận xét:

- Tại sao ba hồi: "VIET NAM ĐỌC LẬP ĐỒNG MINH", rồi "VIET NAM ĐỘC LẬP ĐỒNG MINH" ?

- Ngôi sao, dù có 5 cánh thật. Nhưng vị thế hoàn toàn đi sai theo mẫu cờ của Việt Minh khi đó.

Một cẩu thả của người thiết kế mẫu, hay là hoàn toàn do thiếu hiểu biết của kẻ làm giả?!

vnmission
25-11-2009, 23:46
"Bì 1987" được căn ke bằng tay từ hình của một bì khác


Từ phát hiện trên, có thể suy luận: ai đó có tạp chí của SICP 1986, thấy hình xấu quá bèn "vẽ" bì mới cho đẹp rồi chuyển sang Nga (chắc vì hồi đó chưa có Tạp chí Tem)!

Tôi rất trân trọng nghiên cứu của các bậc tiền bối như Theo Klewitz, nhưng đây là một kinh nghiệm cho thấy chúng ta nên có thái độ "nghi ngờ tất cả" và không vội vã đi tới kết luận.

Ông J. Desroussaux vào năm 1945 cũng biết việc ta muốn in một loại tem có chữ "Việt Minh" (và có thể đã thưc sự in, nhưng bản thân ông chưa thấy bao giờ). Tuy nhiên, theo ông Desroussaux, một số người Pháp theo hàng ngũ Việt Minh khi đó đã thuyết phục được ta không cho phát hành loại tem này, và đây là lý do ông không đề cập đến "tem Việt Minh" trong tác phẩm của mình.

Theo tôi, nếu "tem Việt Minh hình tròn" có thực thì có lẽ chúng cũng chỉ là một loại nhãn có chức năng tương tự dấu/nhãn "EXPRESS" ngày nay, còn "tem Việt Minh," nếu có, chưa ai biết hình thù ra sao. Giả sử một ngày nào đó chúng ta tìm được tư liệu cụ thể, trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó "tem Việt Minh" khó có thể có có giá trị bưu chính. Chúng không phải tem bưu chính theo nghĩa chúng ta hiểu ngày nay, mà chỉ là một loại "nhãn" có thể đã được dán lên một số bì thư nhằm một mục đích cụ thể nào đó (nhưng không phải để trả cước phí). Nên chăng chúng ta tạm gọi chúng là "Tem nhãn Việt Minh", thay vì "Tem Việt Minh" để tránh hiểu lầm?

vnmission
26-11-2009, 22:25
J. Desroussaux có đề cập đến bài viết của tác giả Theo Klewitz về “tem Việt Minh” nêu trên, tại phần 4-1 bis chương IV, cuốn 7!

Theo ông, các bì thư thư mà Klewitz giới thiệu chắc chắn là giả. Hình các dấu hủy cũng như “tem Việt Minh” có thể là vẽ lại theo một tài liệu tìm thấy trong kho lưu trữ, hoặc là sáng tác dựa trên một tranh tuyên truyền thời đó của Việt Minh (tương tự như một số tem bưu chính gần đây bị VietStamp phát hiện là chép lại ảnh hay tranh vẽ của người khác). Theo Desroussaux, chúng chỉ là các tem nhãn (vignettes) có vai trò tuyên truyền tương tự như các vignettes từng xuất hiện trong chiến tranh Tây Ban Nha.

Đây là toàn văn phần viết liên quan của Desroussaux:

Dans l’extreme Nord-Est montagneux Ho Chi Minh a pu s’installer avec l’aide des Chinois nationalistes voisins, peu apres le coup de force japonais qui l’avait laisse inoccupe, les japonais ayant des soucis plus serieux. Le 4 juin 1945, la zone etait sous l’autorite d’Ho-Chi-Minh. D’apres “the Indo-China Philatelist” no 78 (juillet 1986) il y aurait eu des timbres Viet a cette epoque. En fait la poste fonctionnait avec des postiers vietnamiens et des timbres et cachets d’Indochine, comme partout ailleurs sous les japonnais, et les Viet-Minh se sont tres vite assures le concours des fonctionnaires locaux.

A notre avis, ces vignettes ont pu avoir un role analogue a celui des vignettes de la guerre d’Espagne, car se sont des propagandes pour le parti. La legende est “Soutenez le Viet-Minh a la tete de la lutte pour l’independence” et “Bulletin pour le courrier”. Mais elles ont pu aussi servir au controle des correspondances du parti, tant qu’il n’etait pas sur des fonctionaires des postes et utilisait ses propres messagers. Les catchets des lettres reproduites, ne sont pas ceux de postes ni de courriers prives, mais des catchets des services administratifs du parti, comme le service “information-propagande”.

Ces lettres sont d’ailleurs certainement des fabrications a posteriori, faites avec les cachets et timbres retrouves dans les archives (ou avec des imitations faites lors d’une commemoration). Etant restees theoriquement 40 ans au Tonkin, elles seraient detruites par l’humidite et les insectes, au mieux en loques avec timbres decolles.

On peut aussi que le Vietminh, lorsqu’il prit tout le control du Vietnam peu avant l’armistice, prepara des timbres avec legende “Vietminh”, restes a l’etat d’essais. On sait qu’il avait l’intention de le faire, car ses dirigeants en ont parte aux premiers Francais arrives a Hanoi apres l’armistice. Mais la mission francaise leur avait precise qu’il n’etait pas conforme aux usages internationaux de libeller les timbres-poste au nom d’un parti politique au lieu d’un pays, C’est pourquoi, en fin de compte, les Viet se vont bornes a surcharger les anciens timbres d’indochine au nom du nouveau pays, Viet-Nam Dan-chu Cong-hoa.
(Xin lỗi, tôi gõ lại không dấu.)

Cùng với các phân tích về chữ viết và chính tả của các bác nêu trên, vấn đề "tem Việt Minh" có thể coi như đã được giải quyết. Vậy là về một phương diện nào đó, Việt Nam cũng có người làm tem giả "nổi tiếng." Chí ít, họ đã làm đau đầu nhiều người sưu tập Việt, đánh lừa được catalogue Michel danh tiếng cũng như các tạp chí chuyên sâu ở Mỹ và Liên Xô, và phân hóa các chuyên gia hàng đầu về tem Việt Nam Jacques Desroussaux và Theo Klewitz. Chỉ có điều họ không bao giờ dám xưng danh như Fournier hay Sperati, tội nghiệp thay!

ke vo danh
27-11-2009, 00:57
Bác vnmission có nhiều tài liệu rất bổ ích. Cám ơn bác.

Qua những gì Théo Klewitz viết ở trên là:

"Trước khi có đình chiến, Việt Nam đã có ý định tung ra loại tem có chữ "Viet Minh" (lúc đó đang còn trong giai đoạn thử nghiệm). Nhưng trước khi thực hiện điều này, chính phủ Việt Minh đã mang ra bàn với viên chức Pháp (lúc họ tới Hà Nội qua khi đình chiến). Nhưng đại diện chính phủ Pháp đã nhắc nhở và nhấn mạnh rằng, điều này hoàn toàn trái ngược lại với sự sinh hoạt bưu chính thế giới, khi tem chỉ có tên của một đảng phái chính trị chư skhông phải là tên của một quốc gia!

Vì lý do đó, cuối cùng thì Việt Nam đành phải xử dụng lại những tem Đông Dương và kèm theo dấu đè: "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà"."

Khúc mắc là chỗ này:

1) Theo Théo Klewitz thì chính phủ Việt Minh đã có sẵn tem "Việt Minh", nhưng còn trong thời gian thử nghiệm.

- Tức là tem đã được in ra rồi, nhưng hoàn toàn không có giá trị bưu chính.

2) Cũng theo tác giả, thì chính phủ Việt Minh đã hoàn toàn đồng ý để không xử dụng loại tem trên, để không ngược lại bưu chính quốc tế.

- Có nghĩa là: mặc dù (rất có thể) tem Việt Minh đã có mặt, nhưng chỉ để đó chứ không được lưu hành.

Cuối cùng, nếu chỉ dựa vào tài liệu của ngoại quốc mà hoàn toàn không có được một sự khẳng định (hoặc phủ định) của những nhân vật trong nước, nhất là với các vị đã từng tham gia mặt trận Việt Minh (thuộc uỷ ban tuyên truyền và thông tin của mặt trận). Thì chúng ta chắc sẽ vẫn loanh quanh mãi với vấn đề thật - giả của tem Việt Minh này!

Vài hàng thô thiển, mong các bác hãy chỉ nên coi đây là một câu chuyện bàn quanh...ly nước mía. Cảm ơn các bác.

:D

kimma
27-11-2009, 06:35
1) Theo Théo Klewitz thì chính phủ Việt Minh đã có sẵn tem "Việt Minh", nhưng còn trong thời gian thử nghiệm.


Theo tôi hiểu, ý ông Desroussaux là: nếu có tem Việt Minh, đó cũng chỉ là các bản in thử (essais, tiếng Anh là proof) :-?

ke vo danh
27-11-2009, 15:21
các bản in thử (essais, tiếng Anh là proof)

Cảm ơn bác kimma. Chữ "bản in thử" này thì chính xác hơn nhiều, so với chữ..."thử nghiệm" :"> .

Nguoitimduong
27-11-2009, 19:42
Theo NTD thấy thì ở thời kỳ đó, VM không thể in ra những con tem có màu sắc sáng như vậy và in ra tới 2 màu.
NTD muốn xin thêm ý kiến mọi người về kỹ thuật in ấn thời đó.
Cảm ơn !

vnmission
28-11-2009, 05:55
Tôi nhớ mang máng Tô Hoài có kể chuyện này. Bác Vân Hà Nội là một nhân chứng tuyệt vời, vì bác được biết đến nhiều hơn không phải do tem, mà do đã làm biên tập báo Hồn Nước!

72294

Báo ngày 1/7/45, trông hơi bị hoành tráng!

vnmission
20-02-2010, 21:03
bác Vân này có phải bác Lê Đức Vân tem của HN ko anh vnmission !

Đúng vậy, hy vọng bạn nào hỏi bác Vân xem sao!

hat_de
20-02-2010, 21:23
Đúng vậy, hy vọng bạn nào hỏi bác Vân xem sao!

cách đây 17 ngày em có lên HN coi TL có gặp cụ, huyên thuyên đủ chuyện nhưng ko nhớ vụ trên.

http://img696.imageshack.us/img696/3916/p1070814.jpg (http://img696.imageshack.us/i/p1070814.jpg/)

bác Vân đội mũ nồi, còn lại là bác Long, minhduc và hạt

Cụ vẫn tương đối khỏe, bộ TL của cụ về Bác Hồ những 8 khung và rất chi tiết. Cụ rất tâm huyết, thật đáng nể. Anh hay bạn nào đó trên HN có thể gặp cụ tại các phiên chợ tem ở COTEVINA tại 14 THĐ thì hỏi cụ thử coi sự thể ngày xưa thế nào :D

Mong sớm có tin từ HN :|

Lu Tich Nguyen
26-02-2010, 10:06
Tôi có 1 trang báo củ, là xưa ông Trần Nguyên để lại trong bộ tem mà do tôi mua được, trang báo có nói về tem Việt Minh, rất chi tiết, Theo trang báo thì nay còn có 1 block 15 tem Việt Minh tại Viện bảo tàng cách mạng Việt Nam. Trang báo thì nói vậy, hàm nghi hay không thì tôi xin không có trách nhiệm, tôi chỉ không muốn giấu tài liệu mà pót lên cho mọi người tham khảo, nghiên cứu vậy thôi. Vì sợ hình nguyên trang xem không được rõ, nên phóng lớn thêm cho dễ độc.

84542

84543

84544

kimma
26-02-2010, 11:12
Cảm ơn bác LTNguyên nhiều! Bài này đã được Sơn trích dẫn ở trên:

Nhân đọc bài báo "Tem Việt Minh" đăng báo Quân đội Nhân dân ngày 17/8/1982 có đoạn viết: "Mặt trận Việt Minh phát hành một loại tem đặc biệt, đó là Tem Việt Minh... Tem Việt Minh in hình tròn trên giấy trắng, ở giữa có hình ngôi sao năm cánh (giống như phù hiệu trên mũ của bộ đội hiện nay)... Tem xuất hiện từ những ngày chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám (1945)"
(...)
Tại phòng lưu trữ Của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam có 1 tờ 14 con tem Việt Minh với số đăng ký BTCM 608/Gy-14 (tem tròn).

hat_de
27-02-2010, 21:43
Cụ vẫn tương đối khỏe, bộ TL của cụ về Bác Hồ những 8 khung và rất chi tiết. Cụ rất tâm huyết, thật đáng nể. Anh hay bạn nào đó trên HN có thể gặp cụ tại các phiên chợ tem ở COTEVINA tại 14 THĐ thì hỏi cụ thử coi sự thể ngày xưa thế nào :D

tiếc quá ... lại phải xin lỗi các bác vnm, kimma, ....

vì sáng nay mùng 14 Tết lên khai xuân chợ tem 14 THD có gặp bác Vân ...

84745

và các bác lão thành HN khác mà tiếc quá quên ko hỏi

anh vms hay bác km trên HN nếu qua 14 THĐ hay 160 TVV có thể gặp bác ấy

thui thì vụ tem VM lại nhờ các bác HN vậy :D

hat_de
28-02-2010, 11:22
Hôm nay CN, ngày rằm tháng Giêng, sau khi giặt đồ và gói nem em ngồi đọc kĩ lại bài này.

Qua các tư liệu mà quan điểm các bác Rồng, LT.Nguyên, Cồ - Việt, b.Khải, bác Mạnh, Kimma, VNM, Trần Nguyên, Hoài Nam, ...qua các báo, danh mục, tạp chí của ta và ngoại...cả 2 nhà nghiên cứu bưu chính người nước ngoài Đờ-gút-xô và Kờ-le-uýt

Thì "Tem Việt Minh" là có thật, và là "tem" đầu tiên của chính quyền cách mạng VN đi nữa cũng ko phải tem bưu chính

Giờ nếu lấy tờ tem trong bảo tàng ra, hoặc những bì thư của các cán bộ cách mạng xưa (chưa bị tiêu huỷ) hay các tờ Giấy giới thiệu có dán "Tem Việt Minh"

http://img638.imageshack.us/img638/2103/tem20viet20minh.jpg (http://img638.imageshack.us/i/tem20viet20minh.jpg/)

thì những "con tem" ấy là cũng chỉ là "dấu hiệu", "nhãn" hay 1 cái gì đó tương tự con niêm....

Tóm lại nếu giờ người chơi tem có trong tay bì thực gửi, FDC (chắc chắn giả - cho dù dán "tem" thật"), tờ Giấy giới thiệu của tổ chức cách mạng xưa có dán "tem" thì cũng là 1 thức chơi cho biết. Hoàn toàn ko có giá trị bưu chính.

"Tem Việt Minh" là có thật, và cứ coi là "Tem cách mạng đầu tiên của VN" thì .. cũng như các bác đã nhận xét ... nó hoàn toàn ko phải tem bưu chính, nếu sưu tầm nó như 1 món phí bưu chính chắc ko vấn đề gì. Ai đó quan niệm đó là 1 món tem bưu chính và sưu tầm nó như 1 món độc đáo chắc sẽ chỉ làm giàu cho những bạn làm đồ ngụy tạo. Nghiên cứu về tem VM có lẽ như vậy đã là quá đủ, gk nghĩ là thế.

Chúc các bác cùng rằm tháng Giêng vui vẻ

nhóc Dẻ :D

hat_de
25-03-2010, 09:58
Thấy trên mạng tư liệu sau vội chia sẻ cùng các bác

88108

kết hợp cùng bài báo của bác Lữ Tích Nguyên để hiểu thêm về "tem" Việt Minh

88107

khối 4 nhãn VM trong bộ sưu tầm của bác Hoàng Châu Kỳ, dù nó là thật hay giả ko quan trọng lắm, vì chúng ta quan tâm tới cấu trúc của nó hơn. Bài báo của bác LTN co hình vẽ mờ 1 khối 14 nhãn VM, các nhãn in sát nhau đúng như block 4 của bác Kỳ.

Liệu chăng trong các "tem VM" vốn là giả, người ta có sử dụng các nhãn độc lập để in thêm viền xung quanh gồm giá, "quốc hiệu", văn hoa ... để thành món "tem VM" xanh đỏ như đã thấy ko.

Xem ra ''thứ tín hiệu' VM là có thật, còn tem và bì sau đó ko biết đường nào mà lần.

dammanh
25-03-2010, 10:38
Trong chuyến về thăm quê!dammanh có gặp bác VÂN,một người bạn quý của gia đình dammanh.Rất mừng bác VÂN vẫn khỏe và minh mẫn,bác tham gia tổ chức thanh thiếu niên giao liên giữa các tỉnh bắc bộ vào hà nội,trong giai đoạn trước khởi nghĩa CMT8.Nhân nói chuyện với bác,dammanh có hỏi về tem việt minh thì bác khẳng định là không có,đó chỉ là một vignett thôi!khi dammanh sang balan bác có tặng dammanh một tài liệu-là nôi dung bài tham luận của bác về tem VIỆT MINH,trong hội nghị tem bưu chính vn.
Với tư liệu dammanh thu lượm được!theo quan điểm dammanh
1. KHÔNG CÓ TEM VIỆT MINH!
2.CÁC ẤN PHẨM TRÊN CHỈ GIỐNG NHÃN TEM-VIGNETT.

kimma
25-03-2010, 12:19
Tình cờ đọc Tạp chí tem số 4 ra tháng 10/1993, tôi thấy tác giả Kiến Thiết (Hà Nội) có bài giới thiệu tư liệu đăng trên trang 2 báo Việt Nam Độc lập số ra ngày 15/12/1941 cho biết: tem Việt Minh hình tròn, đường kính 3cm, mầu nâu đậm, in trên giấy bản, phát hành ngày 20/11/1941:

88144

Tôi thấy thông tin trên về cơ bản phù hợp với những điều chúng ta đã biết qua thread này. Còn một chỗ để trống (tem phát hành 2/9/19...), chắc phải tìm lại báo cũ mới biết được.

Với bác Vân, điều tôi muốn hỏi là: có tem in đè "chỉ dùng trong ngày độc lập" hay không?

88145

dammanh
26-03-2010, 02:29
Đây là bài tham luận của bác LÊ ĐỨC VÂN.Trong trang 1 có đề cập ngay NHÃN TEM VM.Còn từ trang số 2 trở đi có đề cập tem địa phuong, như nhãn tem công vụ cũng như nguy cơ tem giả!

88254

88255

88256

88257

88258

kimma
26-03-2010, 07:17
Cảm ơn bác Mạnh về thông tin trên!

Bác Lê Đức Vân đã viết:

"Từ cuối năm 1944 cho tới ngày 19/8/1945 chúng tôi cũng là người được phân công làm báo Hồn Nước, là biên tập viên thường trực, phụ trách trực tiếp cơ quan in báo Hồn Nước (nhà in Ký Con Đoàn Trần Nghiệp) và phụ trách việc phát hành từ số 1 đến số 6… Chúng tôi cũng rất mong được tiếp xúc với tờ báo này ra ngày 1/9/1945 như bài báo của tác giả Ngô Châu Kỳ đã viết."

Đáng tiếc bác Vân không nói rõ vì sao sau 19/8/1945 bác không còn phụ trách báo Hồn Nước nữa. Tôi đoán chắc bác được chuyển làm công việc khác cần cho Cách Mạng hơn. Từ 19/8 đến 2/9/1945, tình hình diễn biến rất nhanh, mọi việc đều hết sức gấp rút, nếu tờ báo Hồn Nước còn được tiếp tục xuất bản thì quả là một kỳ công.

Vậy chỉ còn 2 cách: hỏi trực tiếp bác Ngô Châu Kỳ, và lục tìm kho lưu trữ báo chí Cánh Mạng. Mong Dẻ và các bạn hỏi giúp bác Kỳ xem sao!

hat_de
28-03-2010, 17:54
Hôm nay lại là 1 ngày CN rảnh rỗi nữa, lại thêm 1 lần nữa ngồi xem lại các tư liệu liên quan tới "tem" VM.

Điều đầu tiên cảm nhận được là vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng:

- từ những người còn sống và những người đã mất
- từ người chơi tới người làm giả
- từ các tạp chí ta và nước ngoài tới những danh mục nổi tiếng
- từ những người công nhận nó tới những người phủ nhận nó

nhìn chung là công luận đã tốn rất nhiều giấy mực, và thời gian vì nó rồi...nói lam man nữa thì dài quá, trước khi trở lại hầu chuyện cùng các bác 1 lần nữa gk đã xóa bớt 1 số bài cho gọn, còn bây giờ xin trình bày chuỗi hình ảnh sau.

Nhưng trước hết phải khẳng định rằng nhãn Việt Minh sau là thứ có thật

88432

và dựa trên những tài liệu ghi chép (ko phải t/l ảnh) nó đã được lợi dụng để tạo ra những món như sẽ thấy

tem giả

88433

tem giả loại có chữ và chữ bị viết thiếu nét

88434

tem giả loại loại có chữ viết đủ

88435

thậm chí là bộ đủ

88436

làm giả cả những bì thư cách mạng chưa từng tồn tại

88437

những bì thư đã được bác Đoàn Quang Vinh phản biện hết sức thuyết phục

88438

hàng giả có hẳn những loại được ... sao lại

88439

tây hay tàu cũng chỉ căn cứ vào những tư liệu giả, nên cũng bị lừa luôn

88440

loại tem VM loại giấy cứng giấy mềm như danh mục nói khớp với những món giả bác K đã mô tả, và hình như còn tìm được ra những món còn kì dị hơn thế

88443

giả 1 cách hết sức ... tinh nghịch

88442

có lẽ dù tem VM có thật, thỉ ở cái thời ấy mấy ai chơi món này L-)

đó là những món được tạo ra để phục vụ nhu cầu chơi tem ở giai đoạn chú trọng các món bì

và chính những món đồ chơi đó càng chứng tỏ về sự tồn tại của những thợ thủ công, bằng kiến thức của mình, bằng những câu chuyện đã được nghe, và bằng đôi bàn tay khéo léo đã tạo nên những thứ sau này khiến chúng ta tốn thời gian và giấy mực.

- bì thư VM được làm ra bằng sự tưởng tượng, vậy phải chăng "tem" VM được cho là in ra để dùng sau CM như các món giả đã thấy cũng là thợ thủ công sau này làm ra

- "tem" VM hình quả trám, hình có máy bay .. đã bị hủy hết ko có 1 hình ảnh nào lưu lại

thứ còn lại duy nhất mà công chúng được biết là tờ 14 nhãn tròn còn trong bảo tàng nhu trên 1 bài báo của bác Trâu giới thiệu

88441

Và nó được sử dụng với 2 chức năng chính:

- có thể dán lên giấy giới thiệu như 1 dấu hiệu nhận dạng người của tổ chức VM
- nếu dán trên bì liên lạc thì thể hiện mức độ khẩn cấp

hoàn toàn ko phải tem bưu chính nhưng những bài trước các bác cũng đã nói

và như thế thuyết minh như bác Hoàng Châu Kỳ thế này cũng sẽ gây lầm lẫm

http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=88108&d=1269488986

Ngày CN rảnh rỗi nhưng cũng ko làm được gì nhiều, việc thống kê như trên là khác sơ sài, bởi lẽ cần trích dẫn xen cài vào đó những tư liệu mà các bác đã kì công tổng hợp trên này.

Hy vọng sẽ còn tình cờ gặp Ngô Châu Kỳ để làm rõ nốt 1 câu hỏi nữa cho làng tem theo mong muốn của các bác

vnmission
04-05-2010, 20:48
Không hiểu có bạn nào hỏi giúp được bác Ngô Châu Kỳ về bài báo trên tờ Hồn nước ngày 1/9/1945 chưa?

Hội tem Đông Dương cho rằng in đè "Chỉ dùng trong ngày độc lập" là hoàn toàn "tưởng tượng" (fantasy).

92244

92245

Ngoài ra, họ còn chỉ ra 5 lỗi khác chứng tỏ bì thư trên là giả:

- Hình ngôi sao trên lá cờ không chính xác (đúng cánh sao phải béo);

- Vào ngày độc lập, mọi người đều bận rộn hoặc trốn trong nhà, chứ ai có thời gian mà đi làm FDC;

- Nhật ấn được lấy từ kho lưu trữ, sửa lại ngày sớm lên;

- Nhật ấn trái quy định của UPU (tối đa chỉ 01 dấu treo);

- Địa chỉ người nhận viết tiếng Pháp, điều khó có thể xảy ra, bản thân người nhận là bà con của Lãnh đạo Đảng.

Xin bổ sung, khi so sánh hai bì thư trên, chữ trên 2 bì rõ ràng do 01 người viết, dù ghi tên người gửi khác nhau.

Nguồn: http://www.sicp-online.org/fakes/drvn/

thang3393
13-11-2010, 00:19
Kính thưa các bác, các chú, cháu vừa đọc qua bài viết này thấy vô cùng thú vị và bổ ích, không ngờ chơi tem lại lắm kỳ công sưu tầm tư liệu đến vậy. Cháu chợt nhớ ra đã nhìn thấy bộ tem này ở đâu rồi, đến lúc cháu tra trên mạng mới thấy hóa ra là có một bì đang rao bán trên ebay. Ảnh của nó đây ạ:

http://img560.imageshack.us/img560/3763/b8geg1qbgkkgrhqriqezn5e.jpg
Còn đây là link của nó

http://cgi.ebay.co.uk/NORTH-VIETNAM-FANTASY-COVER-STUDY-ONLY-/120646433301?pt=LH_DefaultDomain_0&hash=item1c17167a15

Cháu muốn hỏi ý kiến các bác, các chú đây có phải loại bì thật không ạ?

hat_de
13-11-2010, 07:16
Cháu muốn hỏi ý kiến các bác, các chú đây có phải loại bì thật không ạ?

bì "ma" đó Thắng !

Từ tem tới con dấu và phong bì

đây là loại "bì thư" tưởng tượng, gọi là sưu tầm hàng mã

chơi cho vui cũng được nếu giá bán đúng với giá trị ma của nó. tuy nhiên về mặt pháp luật thì có thể bị tù tội với hành vi: tàng trữ và truyền bá tem giả

vnmission
13-11-2010, 08:34
hàng mã

Cái tên rất hay, dù không đúng lắm vì người âm cũng không ai cần thứ này!

hat_de
13-11-2010, 08:48
Cái tên rất hay,...

hi hi ... em dùng nó như 1 cách chơi chữ

thực ra "tem mã" là từ mà tại HP bọn em hay dùng khi trêu các cụ tem như cụ Đỉnh

phỉ phui cái miệng chứ tụi em hay trên cụ là, 1 ngày bác đốt 2 bao thuốc vậy (loại thuốc cũng nhẹ thôi) thì có khi đi gặp cụ Lê - nin cụ Các Mác sớm chứ ko ngồi vui tem với chúng cháu được.

Bác Đỉnh cũng rất vui tính nên ít khi giận và hay đùa lại, bác hay nói, sau này bác mất, tụi mày có nhớ tới thì nhớ đốt "tem mã" cho bác.

Vàng mã, tiềm mã là loại giấy in hình tiền, đốt mã với nghĩ tượng trưng rằng, dưới âm sẽ nhận được, còn tem mã cũng tương tự

Tụi em mới bảo rằng, bác yên tâm, khi nào bác mất, cháu gửi cả núi tem Mạc Thị Bưởi, rồi tem cá mà bác thích xuống ... dân tem Hp còn hay đùa nhau rằng ... sau này có mất nhớ bảo con cháu đốt tem mã, cái phong tục đốt mã của dân chơi đất Cảng ko chừng 10-15 năm nữa có thêm "tem mã" .. đem lại ko ít công ăn việc làm cho làng nghề hàng mã (tất nhiên nếu luật pháp ko cấm), nếu 1 ngày nào đó dân tem HP nhiều thì việc xuất hiện của tem mã là điều đã được dự tính từ những năm đầu thiên niên kỉ thứ 3 này.

cho dù đốt nhiều vàng mã, tiền mã, mà ko đốt tem mã xuống các cụ có gì mà chơi, mà có đốt dư các cụ mới có cái mà bán, mà trao đổi ... cuối tuần rảnh bay bổng trí tưỏng tượng 1 chút ... 70 năm nữa em mà chết ... em pẩu đội nhà đốt ít khung triển lãm xuống ...

vậy nên em nghĩ quan điểm này cần chỉnh lại 1 chút

dù không đúng lắm vì người âm cũng không ai cần thứ này!

... sau này cụ Đỉnh mất, hay em mất ... nhất định dưới ấm có người cần tem mã đó ... ko nghiền quá em lại làm tem giả, Diêm Vương bỏ vạc dầu là toi ... phạm tội sản xuất hàng giả mà ...

con cháu sau này nếu có nhớ cúng cụ Dẻ bằng tem mã đề tài: chim, hoa phượng, thảm họa, bơi lội ... nhưng đốt tem VM thì em ko cần ... :))

cuối tuần thư giãn vui với cả nhà 1 chút, hy vọng ko làm mất sự nghiêm túc trong mục tem VM :D

gk

vnmission
25-01-2011, 23:17
Trong bài viết trên Tạp chí Tem số 3 (tháng 3/1993), bác Ngô Châu Kỳ giới thiệu tem in đè "Chỉ dùng trong ngày Độc lập" nhưng hơi khó hiểu:

122185

Không rõ báo Hồn Nước ngày 1/9/1945 có đăng hình tem và bì thư như trong bài viết, hay đó là hình của tác giả sau này? Thiển nghĩ đây là một chi tiết cần phải được làm rõ.


Gần đây tôi có dịp gặp bác Lê Đức Vân. Tôi có hỏi bác về báo "Hồn nước" và được trả lời: Báo Hồn nước đã ngừng phát hành trước cuối tháng 8-1945. Những tưởng khẳng định của bác Vân đã đặt dấu chấm hết cuối cùng cho câu chuyện về tem in đè "Chỉ dùng trong ngày độc lập."

Tuy nhiên gần đây tôi được một người quen chia sẻ hình ảnh này:

122186

Rất mong các bác, đặc biệt là bác Vân, nhận xét về hình ảnh được coi là mẩu tin đăng trên báo "Hồn nước" ngày 1-9-1945 mà bác Ngô Châu Kỳ đã trích đăng (không thật chính xác) trên!

vnmission
17-02-2011, 17:31
Nếu so sánh với hình báo Hồn Nước đã được đưa ở trên:

123006

Tôi có mấy nhận xét:

- Mầu sắc tên báo thay đổi là điều có thể xảy ra, nhưng chuyển từ "KHU HOÀNG DIỆU" thành "THÀNH HOÀNG DIỆU," "Hồn Nước" thành "HỒN NƯỚC" là những chi tiết đáng lưu ý.

- Báo của ta tiết kiệm từng cm2, sao mà lại có khoảng trống lớn vậy?

- Font chữ khác nhau.

Vì vậy, hình trên rất đáng nghi ngờ!

kimma
18-02-2011, 23:46
Theo Hà Nội Mới, báo Hồn nước còn tiếp tục được ra sau 19-8-45:

http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/58235/bao-h7891n-n4327899c-c7911a-thanh-nien-c7913u-qu7889c-khu-hoang-di7879u.htm

Báo “Hồn nước” của Thanh niên Cứu quốc khu Hoàng Diệu
02/09/2005 09:59

Mãi đến gần đây, thông qua những bài viết và những câu chuyện kể của những người tham gia Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là những người trực tiếp làm báo, viết báo lúc bấy giờ, mọi người mới được biết nhiều thông tin, tư liệu về tờ báo “Hồn nước” - cơ quan ngôn luận của nam, nữ Thanh niên cứu quốc khu Hoàng Diệu, Hà Nội năm 1945.

Tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam hiện lưu giữ 3 số báo của tờ “Hồn nước”. Tờ thứ nhất không rõ ngày tháng, gồm 4 trang, in bằng mực tím, khổ 22cm x 31cm. Tờ thứ hai (số 5 ra ngày 1-7-1945) 2 trang in litô, mực xanh, kích thước 28cm x 37cm; tên báo là “Hồn nước” và dòng chữ “Cơ quan tuyên truyền của nam nữ Thanh niên cứu quốc khu Hoàng Diệu” được in màu đỏ. Tờ thứ ba (số 9, ra ngày chủ nhật 16-12-1945) 4 trang, được in bằng máy, mực xanh, kích thước 33cm x 49cm.

Việc xuất bản báo “Hồn nước” được thực hiện theo sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, nhằm góp phần tập hợp, động viên thanh niên Hà Nội và nhân dân cả nước đứng lên theo lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh, tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Cuối năm 1944, chính đồng chí Lê Quang Đạo, Bí thư Thành ủy đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho đồng chí Lê Đức Vân phụ trách báo “Hồn nước”. Những người trực tiếp tham gia viết bài và in báo gồm các đồng chí Lê Đức Vân (phụ trách), Trần Thư, Mai Luân, Kim Chi... Thấy được vai trò to lớn của tờ báo, những người được giao nhiệm vụ đều rất phấn khởi và tự hào, nhân dân thì hoan nghênh và ủng hộ.

Ban đầu, báo được in tại số nhà 15 phố Hàng Phèn (nhà riêng của đồng chí Trần Thư) với kỹ thuật in thô sơ (bột đá nhào với nước làm khuôn in, dùng mực tím viết lên giấy dài rồi đặt lên khuôn lăn đến khi được thì bóc giấy ra). Đầu năm 1945, báo được in litô, tại nhà ông Nguyễn Hải Hùng, ở làng Giáp Nhất thuộc đại lý Hoàn Long (nay thuộc quận Thanh Xuân). Tại đây, báo in được 3 số thì bị lộ, buộc phải chuyển đến cơ sở mới là ngôi nhà nhỏ vắng chủ ở làng Láng Trung. Tiếp đến, cơ quan in báo chuyển đến nhà ông Nguyễn Viết Thư, ở thôn Xuân Canh (trên đường từ Nhổn đi Hà Đông), tại đây báo số 5 đã được in. Đến gần ngày Tổng khởi nghĩa, cơ quan in báo chuyển về nhà bà Nguyễn Thị Bảy ở Dịch Vọng, Từ Liêm. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, báo “Hồn nước” công khai đặt trụ sở trên phố lớn (gần Ngân hàng Trung ương hiện nay). Lúc này, báo chuyển sang in máy...

Dù số lượng không nhiều, nhưng ngay trong lòng kẻ thù, báo “Hồn nước” - cơ quan tuyên truyền của Thanh niên khu Hoàng Diệu vẫn được phát hành với kỹ thuật in ấn ngày càng hiện đại, cho thấy quyết tâm làm cách mạng của thanh niên và nhân dân Hà Nội. Sự xuất hiện của tờ báo đã góp phần quan trọng củng cố niềm tin trong các tầng lớp nhân dân Hà Nội vào Đảng, vào thắng lợi hoàn toàn của cách mạng. Đặc biệt, những nam, nữ thanh niên Hà thành đã đón chào tờ báo của mình, đọc và làm theo báo, hăng hái tham gia tổ chức thanh niên cứu quốc, đi đầu giành thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

ANH THU

vnmission
19-02-2011, 09:52
Tờ thứ hai (số 5 ra ngày 1-7-1945) 2 trang in litô, mực xanh, kích thước 28cm x 37cm; tên báo là “Hồn nước” và dòng chữ “Cơ quan tuyên truyền của nam nữ Thanh niên cứu quốc khu Hoàng Diệu” được in màu đỏ. Tờ thứ ba (số 9, ra ngày chủ nhật 16-12-1945) 4 trang, được in bằng máy, mực xanh, kích thước 33cm x 49cm.


Nếu có tờ "Hồn nước" ra ngày 1-9-1945, thì đó có thể là số 6, nghĩa là 2 tháng sau tờ số 5, hoặc số 7 (nếu khoảng 1-8-1945 ra được số 6). Báo phải chuẩn bị và in trước hàng tháng như vậy, thế mà lại đưa được tin "tối hôm qua 31-8" - thực là điều không tưởng!

vnmission
27-01-2012, 22:17
Hình ebay - cho bộ bì giả thêm phong phú:

156371

vnmission
02-02-2012, 21:34
Tình cờ đọc Tạp chí tem số 4 ra tháng 10/1993, tôi thấy tác giả Kiến Thiết (Hà Nội) có bài giới thiệu tư liệu đăng trên trang 2 báo Việt Nam Độc lập số ra ngày 15/12/1941 cho biết: tem Việt Minh hình tròn, đường kính 3cm, mầu nâu đậm, in trên giấy bản, phát hành ngày 20/11/1941


Hóa ra là FDC (!)

156764

156765

So với hình Hat De đã đưa ở trên, "tem Việt Minh" này có vẻ "tròn" hơn và đỡ bị lem nhem:

156766
156767

nam_hoa1
03-02-2012, 12:42
http://i1209.photobucket.com/albums/cc398/nam_hoa1/fdcGIA.jpg
Có thêm giá bán cho dễ dàng FAKE FOR STUDY


Mua hàng dùng vào việc so sánh và học chơi tem mất hết 400 usd và 15 usd vận chuyển # 8.400.000 đ

vnmission
19-02-2012, 10:01
Trong bộ sưu tập Kahane

157680
(tạm gọi bộ sưu tập của ông Matthew Kahane, phó Đại diện Chương trình Phát triển LHQ tại Việt Nam thời kỳ đầu những năm 1980, vừa bán đấu giá tại nhà Feldman với giá 160k euro)

cũng có 2 blocks 4 "tem Việt Minh," mầu sắc hơi khác nhau:

157681

Có lẽ ông Kahane mãi tháng 12-1996 mới mua số "tem" này, tại cuộc đấu giá của SICP #53?

vnmission
06-12-2012, 15:37
Hàng nhái vẫn có giá , vẫn có đất sống

Và hơi bị đa dạng!

178668

178669

178670

178671

vnmission
20-12-2012, 07:37
Tem Việt Minh

Trần Quang Vĩ, Tạp chí Lịch sử Quân sự số 5 tháng 9 và 10 - 2003

- Báo Việt Nam Độc lập số 223, ngày 22/7/1945, ở mục "Chú ý" viết như sau: “Thư từ đưa đến chỉ có giao thông quen đưa đến mới nhận. Thư có tem cũng vậy > tem mới hình chữ nhật có tàu bay ở giũa, hai cánh có ngôi sao 5 cánh.”

Đây là bài tham luận của bác LÊ ĐỨC VÂN.Trong trang 1 có đề cập ngay NHÃN TEM VM.
178959


Nhân đọc bài Vài ý kiến về "tem Việt Minh" của bác Trần Đức Vân đã đăng trên Tập san Viet Stamp số 5, so với các đoạn trích dẫn trên thấy:

Cả bác Vĩ và bác Vân đều đã đọc và ghi chép cẩn thận nội dung báo "Việt Nam độc lập"; bác Vân ghi chép đầy đủ, chi tiết hơn. Riêng về ngày ra số báo 223, có lẽ là 22-7-1945 như bác Vĩ ghi lại, chứ không phải 02-7-1945, vì số báo 222 đã ra ngày 10-7-1945.

Chúng ta phải tiếp tục chờ đợi thông tin về "tem cũ" hình thoi và "tem mới" hình chữ nhật mà hai số báo trên đề cập. Còn "tem tròn giữa có ngôi sao năm cánh và hai chữ VM" có mầu sắc, kích cỡ ra sao... cần tra cứu ở Bảo tàng.