PDA

View Full Version : 19.Sep/ngày 19-09


hat_de
19-09-2008, 11:21
2 hum trước có chuyện nên ko có thì giờ để nói về nhà khoa học nầy, nhưng thui cũng ko sao, ông sinh ngày 17-9 nhưng đó là lịch cũ của Nga, đúng ra ông sinh ngày 5-9. Ko cả, cả 2 ngày đó qua rùi, hum nay 19-9 - kỉ niệm ngày mất của ông - cha đẻ của ngành du hành vũ trụ và kỹ thuật tên lửa hiện đại

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/14/Tsiolkovsky.jpg/180px-Tsiolkovsky.jpg

Konstantin Eduardovich Tsiolkovsky

12921


Từ trang web thiên văn học của CLB Thiên văn nghiệp dư HCM và 1 số nguồn tài liệu tổng hợp khác mời những bạn yêu thích thiên văn khám phá vũ trụ cùng tìm hiểu qua về ông

Tsiolkovsky sinh ra ở làng Ijevskoe, tỉnh Ryasan, thuộc phía tây liên bang Nga. Cha ông, Edward Ciolkowski, là một người Ba Lan nhập cư; mẹ ông, Maria Yumasheva, là một người Nga. Năm 10 tuổi (có tài liệu nói là 9), Tsiolkovsky bị sốt phát ban và suy giảm nghiêm trọng thính lực. Vì lý do đó, ông đã không được chấp nhận đến trường phổ thông và phải tự học ở nhà. Cha ông là một bác học nghề rừng nên rất quan tâm dạy dỗ con. Ông đã đọc mọi cuốn sách trong thư viện gia đình và luôn nỗ lực vươn lên tự khẳng định mình, vượt qua sự thiệt thòi mà bản thân phải chịu đựng. Bằng con đường tự học, ông đã kiên trì học hết toàn bộ chương trình phổ thông trung học và phần lớn kiến thức toán lý của trường đại học tổng hợp.

Trong thời gian từ năm 1873 đến 1876, Tsiolkovsky sống ở Mat-xcơ-va. Ông thường xuyên đến đọc sách tại thư viện chính của thành phố. Tại đây, ông đã được triết gia nổi tiếng Nikolai Fedorovitch Fedorov hướng dẫn và chỉ dạy. Fedorov cũng đã tìm cho Tsiolkovsky một việc làm ở thư viện, tạo điều kiện cho ông được nghiên cứu, tự học những bài giảng của trường đại học. Ở vào tuổi 17, trong tâm trí Tsiolkovsky đã bắt đầu nảy sinh những ý tưởng đầu tiên về các chuyến bay chinh phục không gian, về việc đưa con người ra sống và làm việc ngoài vũ trụ. Năm 1876, Tsiolkovsky trở về quê nhà và thi lấy chứng chỉ giáo viên. Ông dạy toán tại một trường trung học ở Borovsk, tỉnh Kaluga. Tại đây, ông đã bắt đầu những nghiên cứu khoa học đầu tiên thuộc về nhiều lĩnh vực như: chế tạo khinh khí cầu, sống và làm việc ngoài không gian, hàng không vũ trụ và triết học.

có tài liệu ghi là

Năm 1879, Tsiolkovsky dự kỳ thi tự do lấy bằng tốt nghiệp sư phạm và được công nhận là giáo viên trường trung học. Từ những năm 1880, vừa làm thầy dạy toán, ông vừa lao vào nghiên cứu khoa học. Trong 5 năm, ông đã hoàn thành xong nghiên cứu đầu tiên về các hiện tượng vật lý xảy ra trong khoảng không vũ trụ có thể quan sát được. Ông cũng nêu ra sơ đồ đầu tiên về con tàu bay giữa các hành tinh. Ba năm sau, ông giới thiệu công trình khác đồ sộ hơn là "Nguyên lý và thực nghiệm khí cầu". Công trình được đánh giá cao và Tsiolkovsky được giới khoa học biết đến từ đó.

Liên tục trong những năm sau, ông đầu tư thời gian và trí tuệ cho việc thiết kế và thử nghiệm các thiết bị bay, nghiên cứu một số vấn đề về khí động lực học. Ông là người có công đầu trong việc đặt nền móng cho các lý thuyết về máy bay phản lực. Tháng 8-1903, ông công bố phương pháp tính chuyển động của tên lửa trong bài viết "Nghiên cứu khoảng không vũ trụ bằng các thiết bị phản lực" đăng ở tạp chí Tin tức khoa học của nước Nga gây chấn động trong giới khoa học bấy giờ.

12923

có 1903 đây nhưng có vẻ ko giống lắm

Trong các luận văn khoa học sau đó, ông còn đề cập tới một loạt vấn đề then chốt của kỹ thuật tên lửa và du hành vũ trụ, khởi xướng việc đưa lên vũ trụ những trạm vệ tinh do con người điều khiển và đã vẽ mẫu thiết kế một trạm vũ trụ như vậy.

12919


Năm 1892, ông chuyển đến làm việc tại thành phố Kaluga. Tại đây, ông đã viết và xuất bản các học thuyết về hàng không vũ trụ. Năm 1919, ông được bầu làm thành viên viện Hàn lâm Khoa học Xô Viết. Từ năm 1920, chính phủ Xô Viết đã trợ cấp cho các hoạt động khoa học của Tsiolkovsky.

Tsiolkovsky đã dùng toán học để chứng minh sự khả thi của các chuyến bay vào không gian.

12920

Ông đã thiết kế mô hình của các tên lửa, động cơ tên lửa, tên lửa nhiều tầng, trạm không gian, ...

12922

Ông đã tính toán được những ảnh hưởng đối với con người trong quá trình làm việc ngoài không gian, đồng thời đề ra những giải pháp và đưa ra quy trình làm việc của những nhà du hành.
Với hơn 500 công trình và một số tác phẩm kinh điển, Tsiolkovsky đã được cả thế giới biết đến và được công nhận là một trong những người khai sinh ra ngành hàng không vũ trụ. Mặc dù ông không tự chế tạo ra các tên lửa, nhưng các công trình của ông đã là nền tảng, là động lực rất lớn thúc đẩy sự nghiên cứu, sáng tạo của một thế hệ các nhà khoa học không gian Xô Viết kế cận mà tiêu biểu là tổng công trình sư Sergey Korolev.

Sau Cách mạng tháng 10-1917, Nhà nước Xô-viết đánh giá cao và hết mực trân trọng các công trình nghiên cứu vô giá của ông. Sự quan tâm đó đã động viên ông miệt mài lao động sáng tạo cho tới những ngày cuối đời. Tsiolkovsky mất ngày 19-9-1935, để lại cho nhân loại 580 công trình nghiên cứu khoa học lớn nhỏ - những kiến thức vô cùng quý báu mà thế hệ nối tiếp ông đã hiện thực hóa được: Chinh phục vũ trụ và bay tới các vì sao.
Ở Liên Xô đã xuất bản toàn tập các tác phẩm của Tsiolkovsky và đặt ra huy chương vàng mang tên ông để tặng cho những công trình xuất sắc trong lĩnh vực liên lạc giữa các hành tinh.

Tên ông được đặt cho phương trình cơ bản nhất sử dụng để tính toán sự tăng vận tốc của tên lửa, một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (asteroid 1590 Tsiolkovskaja). Phòng trưng bày của bảo tàng Không gian NASA được bắt đầu bằng chân dung của Tsiolkovsky.

tài liệu về ông còn nhìu lắm thích thì các bạn có thể đọc thêm

Tsiolkovsky đã có những ý tưởng vượt tầm thời đại. Trong tác phẩm “The Cosmic Philosoply” (“Triết học Vũ trụ”, xuất bản năm 1932) ông đã trình bày về một “niềm hạnh phúc toàn vũ trụ” (universal happiness). Niềm hạnh phúc đó không chỉ của riêng con người trên Trái Đất mà của toàn thể cư dân vũ trụ. Để đạt được “niềm hạnh phúc” đó, một trong những việc chính con người cần thực hiện là “tìm ra các quy luật chi phối vận động của vũ trụ”. Do đó, cần phải bay ra ngoài không gian, học tập và rèn luyện cách sống ngoài không gian để có thể nghiên cứu sâu hơn về vũ trụ. Để làm được điều này, chúng ta cần phải thiết kế những tàu vũ trụ có người điều khiển. Những chuyến bay đưa người lên không gian chính là bước đi đầu tiên của nhân loại trong một thời kỳ dài lâu, góp phần xây dựng lên một “nền văn minh vũ trụ” (cosmic civilization). Năm 1926, ông đã đề xuất “Kế hoạch chinh phục không gian” bao gồm 16 bước, từ việc chế tạo các máy bay phản lực đến quá trình di dân đến những hệ mặt trời khác khi mà Mặt Trời lụi tàn.

hat_de
19-09-2023, 10:04
15 năm tròn rồi mới trở lại mục đây

210352

với câu chuyện xưa 240 năm về khí cầu Le Martail