PDA

View Full Version : 25.Sep/ngày 25-09


hat_de
25-09-2008, 10:15
Ai là người đầu tiên đo được vận tốc ánh sáng

đó chính là 1 nhà thiên văn học Đan Mạnh

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f6/Ole_roemer.jpg/225px-Ole_roemer.jpg

sinh ngày 25-9

http://th.physik.uni-frankfurt.de/~jr/gif/stamps/s_romer.jpg

Ông là Ole Christensen Rømer


tìm trên mạng được biết:

Trong quá trình quan sát các vệ tinh Sao Mộc ở Paris từ năm 1666 đến năm 1668, Giovanni D. Cassini đã nhận ra các sai khác khi Sao Mộc và Trái Đất ở cùng phía hoặc khác phía so với Mặt Trời. Năm 1672, Rømer đến Paris làm phụ tá cho Cassini. Các kết quả quan sát tiếp theo của Rømer đã khẳng định những sai khác do Cassini phát hiện ra. Năm 1675, Cassini đã công bố nghi vấn về việc ánh sáng có vận tốc hữu hạn. Tuy nhiên, sau đó Cassini không còn quan tâm nhiều đến hiện tượng này nữa.

Rømer đã tiếp tục nghiên cứu, giải thích hiện tượng trên. Ông được coi là người đầu tiên tính toán ra được vận tốc của ánh sáng:

“Rômơ thấy rằng khi Trái Đất ở cùng một phía Mặt Trời với Sao Mộc, mỗi vệ tinh đi qua phía sau Sao Mộc sớm một chút hơn người ta tưởng. Khi Trái Đất và Sao Mộc ở các phía đối diện với nhau qua Mặt Trời, những vệ tinh đi qua phía sau Sao Mộc chậm hơn một chút. Mỗi vệ tinh thể hiện cùng «lầm lẫn» như vậy trong cả hai trường hợp, và Rômơ không thể đưa toán học ra sửa chữa chúng được.

Năm 1675, Rômơ quả quyết những «lầm lẫn» đó hẳn phải có nguyên nhân là ánh sáng mất một số thời gian để truyền đi. Khi Trái Đất và Sao Mộc ở hai phía đối diện với nhau qua Mặt Trời, ánh sáng phải mất thêm một khoảng thời gian để vượt ngang qua quĩ đạo của Trái Đất (khoảng thời gian đó là 16 phút). Các vệ tinh không bị che khuất muộn hay sớm, mà chính là ánh sáng đã «đưa tin» tới con mắt của nhà thiên văn muộn hoặc sớm đấy.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/75/Roemer.jpg/200px-Roemer.jpg

L-)

Sử dụng khoảng cách cắt ngang quỹ đọa của Trái Đất và số thời gian chậm lại trong hiện tượng che khuất của các vệ tinh Sao Mộc, Rômơ có thể công bố được con số của ông về tốc độ ánh sáng. Ông tính được con số rất sát với con số ngày nay chúng ta thừa nhận. Vào khi đó, xác định con số này có thể không có vẻ quan trọng lắm, nhưng tốc độ của ánh sáng trở thành mấu chốt đối với vật lý học hiện đại. Bởi vậy Rômơ đạt được thành tựu hơn là ông tưởng.