PDA

View Full Version : 07.Oct/ngày 07-10


hat_de
07-10-2008, 00:04
Đã hàng triệu năm trôi qua, loài người ngưỡng mộ vẻ đẹp của chị Hằng !
Tiếc thay chỉ là mặt trước của mặt trăng, chưa ai nhìn thấy "lưng" Hằng Nga cả

Mọi người có biết tại sao không !?!!

Cũng như trái đất, mặt trăng tự quay quanh mình. Nhưng vì là là 1 vệ tinh của trái đất, nên ngoài việc tự quanh nó cũng chạy vòng quanh trái đất. 1 điều đặc biệt là chu kì tự quay và chu kì quay quanh trái đất lại vô tình khiến cho mặt trăng chỉ hướng đúng 1 phía về trái đất

Có lẽ sự trùng hợp ngẫu nhiên của 3 yếu tố:

- chu kì trái đất tự quay quanh trục
- chu kì mặt trăng tự quay quanh trục
& chu kì mặt trăng quay quanh trái đất

khiến cho mặt trăng luôn hướng 1 phía với người quan sát trên mặt đất. Và đây có thể là điều đặc biệt tron Thái Dương hệ. Hệ mặt trời của chúng ta có 8 hành tinh, có những hành tinh rất nhiều mặt trăng nhưng lại không bị hiện tượng như trên.

Tthật là kì diệu phải không, nhưng sự kì diệu ấy khiến cho loài người ko biết tới "cái lưng chị Hằng" cho tới ngày 7.10 cách đây 49 năm.

16430

tròn ngày rõ tháng L-) & đầy năm

16431

Đó là ngày tàu thám hiểm Luna 3 của Nga chụp được hình ảnh đầu tiên cửa mặt trăng từ phía sau

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/2a/Moon_PIA00304.jpg/300px-Moon_PIA00304.jpg

Gần 1 nửa thế kỉ đã trôi qua, nhân loại đã có rất nhiều bước tiến trong khám phá vũ trụ, kẻ cả việc đổ bộ lên mặt trăng và đem 1 số mẫu vật về. Tuy nhiên ngày 7.10 vẫn là 1 ngày đáng nhớ trong lịch sử khám phá mặt trăng :)

hat_de
07-10-2008, 00:13
tròn ngày rõ tháng & đầy năm


và đầy đủ cả thông điệp bằng tiếng Việt, chắc gk có thể đi ngủ sớm mà ko phải thuyết minh gì về sự kiện được ghi dấu trên mẫu tem này rồi

16432

mỗi ngày trôi qua kiến thức của chúng ta nhìu thêm 1 chút :)
hẹn gặp lại vào sáng mai :D

hat_de
07-10-2009, 19:21
7.10 ai vào Google cũng giật mình khi thấy

66139

phải chẳng ông lớn Google bị hack và hacker đã thay lo-go Google bằng đống lùng bùng trên

Tuy nhiên ai cũng có thể nhận ra đó là mã vạnh, và nếu quen với kiểu làm việc của Google thì có thể đoán ra hôm nay là ngày mã vạnh được phát minh, hoặc ít nhất là cũng được công nhận.

Ngày nay chúng ta đã quá quen với hình ảnh này trên các sản phẩm tiêu dùng. Bởi ban đầu nó ra đời để đáp ứng như cầu của khâu trong quá trình mua bán.

wiki đã kể chi tiết hơn về câu chuyện đó:

Ý tưởng về mã vạch được phát triển bởi Norman Joseph Woodland và Bernard Silver. Năm 1948 khi đang là sinh viên ở trường Đại học tổng hợp Drexel, họ đã phát triển ý tưởng này sau khi được biết mong ước của một vị chủ tịch của một công ty buôn bán đồ ăn là làm sao để có thể tự động kiểm tra toàn bộ quy trình. Một trong những ý tưởng đầu tiên của họ là sử dụng mã Morse để in những vạch rộng hay hẹp thẳng đứng. Sau đó, họ chuyển sang sử dụng dạng "điểm đen" của mã vạch với các vòng tròn đồng tâm. Họ đã gửi đến cơ quan quản lý sáng chế Mỹ 2,612,994 ngày 20 tháng 10 năm 1949 công trình Classifying Apparatus and Method (Thiết bị và phương pháp phân loại) để lấy bằng sáng chế. Bằng sáng chế đã được phát hành ngày 7 tháng 10 năm 1952.

Rất tiếc tìm hoài ko thấy mẫu tem chính thống nào nói về sự kiện này, mặc dù có 1 số block tem có mã vạch, xong mã vạch ấy tồn tại trên đó với đúng chức năng của nó chứ ko phải nội dung mà con tem hướng tới. Tuy nhiên tại Mỹ có 1 dòng tem mà nhìu người trong số chúng ta khá quen thuộc, loại tem mà bác The Smaller Dragon cũng đã nhắc tới trước đây. Đó là 1 loại tem cá nhân được ngành bưu chấp nhận, người dùng có thể yêu cầu hình tuỳ thích sau khi đã thanh toán. Và chính vì việc linh hoạt trong sử dụng hình ảnh nên chúng ta có mẫu tem sau, gọi là có tí chút minh hoạ cho sự kiện hum nay. Chút xíu thui vì tem ko đề cập việc Mã Vạch ra đời thế nào, đoán là thân chủ của mẫu tem dưới đây cũng ko bít ngày 7.10 có ý nghĩa thế nào với MV. Nhưng thôi mời xem:

66140

nội dung tạm ok, nhưng bạn có đế ý cái này hông L-)

Đoá cái phần ở góc phải dưới đó, hạt hạt đó ... như thể 1 ma trận. Xin thưa đó cũng là 1 dạng mã vạch. Về nguyên lý máy sẽ đọc mã vạch dọc theo 1 đường thẳng ... mà đường thẳng là không gian ... 1 D ... 1 chiều ý

3 D là 3 dimesions (3 chiều, chả bít đúng chính tả chưa). Tại sao lại nhắc tới không gian 1 chiều, 2 chiều hay 3 chiều ở đây bới nó liên quan tới phần phụ mà chúng ta đang đề cập. Hàng ngày tại Mỹ có rất nhìu con tem kiểu trên ra đời và mỗi con só 1 mã số riêng... phần hạt hạt kia chính là mã vạch 2 D.

Đó là dạng mã vạch 2 chiều, nếu mã vạch cổ truyền vì cần đọc dọc theo 1 chiều thì với loại 2 D nhất thiết phải scan cả diện tích của nó. Ma trận các hạt đen kia chưa đựng thông tin vìa sản phẩm. Chả bít cần tích hợp vào đó nhìu thông tin hơn hay thế nào mà phát triển thêm ra loại đó. Ít nhất thì lượng thông tin có thêm ở 1 chiều ko gian nữa sẽ tăng theo cấp số nhân :D

Trong thực tế mã vạnh hiện đại ko chỉ có 2 loại trên, còn có dạng vòng tròn đồng tâm ... nói chung là nhìu nữa ... nói chung cần mã hoá thông tin gì khối lượng, giá cả, ngày sản xuất ... thì mã hoá vào 1 chuẩn chung rùi cho máy đọc đỡ đau đầu. Mã vạch ko chỉ dùng co các sản phẩn hàng hoá mà thế giới hiện đại còng dùng cho các loại thẻ cá nhân ... như thẻ siu thị, hộ chiếu, giấy phép ... chứa tất cả thông tin vìa ngày sinh, quốc tịch, ...

Đề nghị ông VS sau nì cấp thẻ hội vin có mã vạch cho nó oạch :P

Câu chuỵện vìa mã vạch trên thật lùng bùng, như bạn chỉ cần nhớ 7.10.1952 phát minh đó được cấp bằng sáng chế và góp phần giúp việc quản lý, ngày xưa là hàng, sau này là người (hội viên) .. và .v.v. trở nên tiện lợi hơn ... tạm biệt bà con vìa đi bắt ếck :))

hat_de
07-10-2010, 21:28
Hôm nay ngày 7.10

Ngày là sinh nhật của 1 nhà vật lý nổi tiếng.

Sau khi tham khảo 1 số tài liệu mạng, gk quyết định chọn cách giới thiêu sau.

Đầu tiên mời cả nhà đọc 1 giai thoại nổi tiếng thế giới về "Những phương pháp đo độ cao"

Một giảng viên Đại học ở Anh đã nhờ nhà bác học Ernest Rutherford (một nhà khoa học nổi tiếng mà bất kì ai từng học hết PTTH đều nhớ tên – Giám đốc Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia, giải Nobel Hóa học năm 1908) đứng ra làm trọng tài cho một việc. Người giảng viên này định cho một sinh viên của mình điểm thấp về môn vật lý nhưng cậu sinh viên khẳng định rằng câu trả lời xứng đáng đạt điểm cao nhất. Cả hai người – thầy và trò – nhất trí mời trọng tài làm chứng. Người được mời là Rutherford.

Câu hỏi thi như sau: “Anh (chị) hãy giải thích, bằng cách nào có thể đo được chiều cao của ngôi nhà, sử dụng khí áp kế?”

Câu trả lời của sinh viên như sau: “Cần đem khí áp kế lên mái nhà, buộc khí áp kế vào một sợi dây dài thả xuống đất, sau đó kéo lên đo độ dài sợi dây thì sẽ biết chính xác độ cao của ngôi nhà”.

Trường hợp này quả là phức tạp, vì rằng câu trả lời hoàn toàn chính xác. Mặt khác, đây là câu hỏi thi môn vật lý nhưng câu trả lời không hề sử dụng kiến thức của vật lý.

Rutherford đề nghị cậu sinh viên trả lời một lần nữa. Nhà bác học cho 6 phút chuẩn bị và báo trước rằng, câu trả lời cần sử dụng kiến thức của môn vật lý. Năm phút trôi qua nhưng cậu sinh viên không viết gì lên tờ giấy chuẩn bị cả. Rutherford hỏi liệu có trả thi được không thì cậu sinh viên trả lời rằng có nhiều cách giải đề thi này nhưng chỉ đơn giản là cậu đã chọn cách tốt nhất.
Thế là nhà bác học đề nghị sinh viên trả lời, không đợi hết thời gian chuẩn bị.

Câu trả lời mới như sau: “Cầm khí áp kế trèo lên mái nhà, ném khí áp kế xuống đất, đo thời gian rơi, sau đó dùng công thức tính ra độ cao ngôi nhà”.

Rutherford hỏi người đồng nghiệp giảng viên có hài lòng với câu trả lời như vậy không. Người này trả lời: được. Tuy vậy, cậu sinh viên nói rằng còn nhiều cách giải khác, và họ đề nghị sinh viên trả lời tiếp.

– Có nhiều cách để đo độ cao một ngôi nhà dùng khí áp kế – cậu sinh viên trả lời – Thí dụ, ta có thể chọn ngày trời nắng đo độ cao của khí áp kế và bóng của nó, đo độ dài bóng của ngôi nhà. Sau đó tìm tỉ lệ, xác định ra chiều cao của ngôi nhà.

– Tốt – Rutherford nói – còn cách nào nữa không?

– Có một cách rất đơn giản, em tin là các thầy sẽ thích. Ta trèo lên theo thang, áp khí áp kế vào tường và đánh dấu. Sau đó đếm số dấu, nhân với độ dài của khí áp kế sẽ có độ cao của ngôi nhà.

– Một cách khác phức tạp hơn – cậu sinh viên tiếp tục – ta buộc vào khí áp kế một sợi dây rồi lắc như quả lắc, xác định sức hút ở dưới móng ngôi nhà và ở trên mái nhà. Từ sự khác nhau về độ lớn của sức hút có thể tính được độ cao của ngôi nhà.

– Trong số vô vàn những phương pháp để giải quyết vấn đề trên – cậu sinh viên kết luận – theo em, có một cách đơn giản nhất: ta đem theo khí áp kế, tìm người quản lý ngôi nhà và nói với người này: “Thưa ông, tôi có một khí áp kế rất tuyệt. Tôi xin tặng nó cho ông nếu ông làm ơn nói cho tôi biết độ cao của ngôi nhà này”.

Nhà bác học Rutherford hỏi cậu sinh viên rằng quả thực có phải cậu không biết cách giải phổ biến của câu hỏi này. Cậu sinh viên thú thực rằng biết nhưng mà đã chán đến tận cổ cái cảnh ở trường nào thầy giáo cũng gán cho sinh viên cách tư duy của mình.

Cậu sinh viên trên là Niels Henrik David Bohr.

Bạn thấy ko: tư duy sáng tạo là vốn quý nhất của những người làm khoa học, những người có thể thoát ra khỏi lối tư duy thông thường để tìm ra những chân trời mới cho khoa học

và Niels Bohr chính là người đã đưa ra mô hình nguyên tử giúp nhân loại giải quyết bao bài toán khó trong vật lý, hóa học. Mô hình nguyên tử mà ông đưa ra đã được đặt theo tên ông: mô hình Bohr

và đây là Bohr của chúng ta

109066

năm 27 tuổi ông đã đạt giải Nobel

109067

Bohr - 1 người đã giúp nhân loại có 1 bước tiến quan trọng trong khoa học

109068

mẫu tem rất đẹp trên ngoài mô hình nguyên tử L-) còn có chân dung Bohr ngày còn trẻ và khi đã già

109069

người đàn ông đó ngày trẻ trông phong độ hi :>

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/5e/Niels_Bohr_Date_Unverified_LOC.jpg/220px-Niels_Bohr_Date_Unverified_LOC.jpg

Bohr và Einstein đã từng có những cuộc tranh luận thú vị về vật lý lượng tử

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d5/Niels_Bohr_Albert_Einstein_by_Ehrenfest.jpg/220px-Niels_Bohr_Albert_Einstein_by_Ehrenfest.jpg

nhà khoa học nổi tiếng của Đan Mạnh này được tôn vinh trên khá nhiều tem

109070

nhân 100 năm sinh của ông - tổ quốc Đan Mạnh ra 1 mẫu tem khá thú vi mang hình ông và người vợ Margrethe Nørlund

109071

không chỉ tôn vinh trên tem, với những cống hiến lớn cho nhân loại, làm rạng ranh đất cho tổ quốc, Đan Mạnh còn tôn vinh Bohr trên tiền :D

109072

Bohr sinh ngày 7.10

Hôm nay là ngày sinh thứ 115 của ông

Xin chúc mừng SN Bohr và hẹn lại gặp :-h

hat_de
07-10-2010, 23:01
Hôm nay ngày 7.10 ... ngày mà tròn 10 năm trước ... vinh quang đã tới với 1 người

109073

và ngày đó hẳn là rất quan trọng với đất nước Lúc-xăm-bua nhỏ bé :D

109074

Ngày này cách đây tròn 10 năm L-) Đại Công tước Henri lên ngôi vua :)