PDA

View Full Version : 30.Oct/ngày 30-10


hat_de
30-10-2008, 15:56
Ngày này cách đây gần nửa thế kỉ 1 sự kiện vũ trụ quan trọng của NGA đã được ghi dấn ấn trên tem VN với đầy đủ ngày tháng năm

20517

tròn ngày rõ L-) tháng đầy năm:">

bạn nào chơi chuyên đề nầy chắc rành :D

hat_de
30-10-2008, 16:42
Ngày này cách đây gần nửa thế kỉ 1 sự kiện vũ trụ quan trọng của NGA đã được ghi dấn ấn trên tem ....

Khi nước Nga ăn mừng 1 sự kiện thì tại Mỹ đó cũng là 1 ngày quan trọng bởi nó là sn của 1 vị Tổng Thống.

http://www.spokesmanreview.com/stories/2007/may/17/adams-dollar0517_05-17-2007_27AJ497.jpg

John Adams được sinh ra ngày này năm 1735 và sau này trở thành TT Mỹ

http://www.uuquincy.org/projects/stamps/adams1.jpghttp://www.uuquincy.org/projects/stamps/adams1b.jpg

1 vị TT ít được xuất hiện trên tem so với các TT khác nhưng cũng có rất nhiều cống hiến

http://www.uuquincy.org/projects/stamps/adams3.jpg

http://www.uuquincy.org/projects/stamps/adams2.jpg

http://www.uuquincy.org/projects/stamps/adams4.jpg

hẹn gặp lại bà con ngày này năm sau - 2009

hat_de
30-10-2010, 22:11
Có những gương mặt mà ít khi ta biết

112863

xong nhờ có mục đây ta biết tới họ

112865

nhà khoa học đó chính là Ragnar Arthur Granit

112864

Nhờ những khám quá khoa học của mình mà vào năm 1967 ông đã đạt giải Nobel

112867

Ngày 31.8 bạn đã biết Hermann von HelmHoltzc (http://www.vietstamp.net.vn/forum/showthread.php?t=1804) <=== người đã phát triển lý thuyết về thị giác màu trên cở sở ý tưởng của nhà khoa học Anh Thomas Young. Ông cho rằng khả năng của con người để phân biệt các phổ màu dựa trên ba loại khác nhau của cơ quan thụ cảm mà nhạy cảm với các bước sóng khác nhau của ánh sáng - đỏ, xanh lá cây và tím. Việc nhận thực các màu sắc khác nhau nảy sinh từ kích thích tổng hợp của các yếu tố đó.

Còn nhân vật chính trong bài hôm nay - Ragnar Granit là người đầu tiên thí nghiệm về thị giác màu, được thực hiện năm 1937, làm điện đồ võng mạc (ERG) để xác nhận các mức độ phổ khác nhau. Sử dụng vi điện cực, được ông phát minh năm 1939, ông nghiên cứu thị giác màu sâu hơn và xác minh độ nhạy phổ của ba loại tế bào hình nón : xanh dương, xanh lá cây và đỏ. Các kết quả ông xác nhận trong một nghiên cứu sau này về thị giác màu.

112862

(mẫu tem minh họa con mắt, các tế bào và những phổ màu :D )

Ragnar Granit cùng chia sẻ giải Nobel năm 1967 với Keffer Hartline và George Wald cho những khám phá của họ liên quan tới quá trình thị giác hóa học và sinh lý học cơ sở trong mắt.

Một cuộc nghiên cứu được tiến hành bởi Ragnar Granit. Ông nhận ra bản chất phân phối của các nguồn và thiết kế thí nghiệm để khóa các phần khác nhau trong một nỗ lực để xác định các yếu tó chính góp phần vào dạng sóng. Ông vạch ra sự hiện diện của ba thành phần chính, tên là PI, PII và PIII. PI là điện thế dương phát triển chậm và nó được lên kết với sóng c. PII cũng là dương nhưng phát triển nhanh hơn và phản ứng chủ yếu vói sóng b. PIII là thành phần âm, pha bắt đầu của nó phát triển nhanh và liên quan tới sự bắt đầu mạnh mẽ của sóng a. ERG tổng là sự xếp chồng (tổng) của PI+PII+PIII.

Granit đậu tiến sĩ ở Phân khoa Y học thuộc Đại học Helsinki, Phần Lan, năm 1927. Khi Phần Lan trở thành mục tiêu của cuộc tấn công ồ ạt của Liên Xô năm 1940 trong cuộc Chiến tranh Mùa đông (1939 - 1940), Granit tìm nơi ẩn náu - và môi trường bình an cho việc học tập và nghiên cứu của mình - tại thủ đô Stockholm của nước láng giềng Thụy Điển khi ông 40 tuổi.

Cùng năm, 1940, Granit được nhập quốc tịch Thụy Điển, khiến ông có thể sống và làm việc mà không phải lo lắng về cuộc chiến tranh kéo dài tới năm 1945 ở Phần Lan đó. Tuy nhiên Granit vẫn giữ quốc tịch Phần Lan và lòng yêu tổ quốc suốt cuộc đời.

Granit nói rằng 50% giải Nobel của mình thuộc Phần Lan và 50% kia thuộc Thụy Điển

Nhà khoa học này ... thọ lắm nhé ... ông mất ở tuổi 91 ...

nhưng thôi chuyện của hôm nay là 30.10 - kỉ niệm 110 ngày sinh ông :D

112861

:D Tạm biệt ngài Granit :-h

hat_de
30-10-2017, 16:52
Một sự kiện nho nhỏ :D

207183

Một sự kiện nho nhỏ đã được 40 năm tròn :D