PDA

View Full Version : Phong bì Việt Nam tháng 2/1946 (?)


vnmission
11-11-2008, 14:07
Tôi thấy phong bì (FDC?) này trên mạng, hơi "hàm nghi" nên mong được các bạn cho ý kiến. Xin cảm ơn!

21474 21475

vnmission
06-12-2008, 18:35
Lại một loạt phong bì tương tự mới kết thúc với giá không cao, nhưng cũng không thấp:

22743

vnmission
07-12-2008, 12:45
Còn mấy cái này thì sao???
22745 22746

vnmission
07-12-2008, 21:46
Tôi tin những phong bì này có rất ít hoặc hoàn toàn không có giá trị, nhưng thực sự không biết các dấu hủy là thật hay ngụy tạo. Phố Chanceaulme trước đây thực sự tồn tại, nay là phố Triệu Việt Vương.

Mấy phong bì này cũng tương tự (nguồn: http://www.indochine-souvenir.com/courriers/):

2277422775
22776

dammanh
08-12-2008, 04:36
dammanh muốn hỏi mọi nguòi phố keyret trong dia chi gửi đên ông hoàn là phố gì?và cảc bì thư này đuọc bảo quản ở đâu ?vn hay nước ngoài

xihuan
08-12-2008, 09:56
Cháu tra trong bảng tên các đường phố, làng xã Hà Nội thế kỷ 19-20 thì thấy thông tin sau:

"Rue Neyret: tên cũ thời Pháp của phố Cửa Nam.

Vườn hoa Cửa Nam (người ta thường gọi là Vườn hoa Bà Đầm Xoè, vì có tượng thần Tự do) tên cũ xưa còn gọi là Place Neyret."

22807

Còn về các phong bì thời kỳ này thì mong các chú, các bác chỉ bảo thêm ạ.

vnmission
08-12-2008, 14:58
cảc bì thư này đuọc bảo quản ở đâu ?vn hay nước ngoài

Bác Đàm Mạnh bật mí đi ạ, các bì thư trên cho đến nay đều được bảo quản tại nước ngoài, chủ yếu là Pháp (có thể vì thế nên chất lượng tốt?), bây giờ thì phát tán khắp 4 phương trời. Chắc bác biết ông Hoan/Hoàn nào đó?

Thêm hình phố và vườn hoa Cửa Nam của bác thời đó:

22827

22826

vnmission
08-12-2008, 15:34
Bổ sung nốt các hình đã xuất hiện trên mạng đợt vừa rồi:

2283022831

228322283322834

dammanh
12-12-2008, 02:01
Theo suy nghĩ và phân tích của tôi thì các bì thư này là ngụy tạo bởi các thông tin như sau:
1.việc mua được toàn bộ các tem in đè vào năm 1946 tại hanoi đối với người là không khả thi.(đặc biệt bộ tem bác hồ 5 tem)lúc đó không để ở hanoi,mà ở tinh lân cận)bố tôi cũng không mua được,cho mãi đến 1968 có người giới thiệu 1 bác ở TRẦN NHẬT DUẬT là cán bộ giữ kho tem này.Khi về hưu bac có giữ cho riêng minh khoảng 50 tờ nguyên của cả 5 mẫu bộ này và tôi đã 3 lần đến nhà bác này mua cho cụ già mỗi lần 300 bộ và vui chuyện bác kể xưa làm việc ở đâu.và bác đó cũng chỉ có đúng bộ HCT 5 tem thôi!
2.bố tôi có quen bác ĐẶNG TRẦN HOÀN chơi tem và có làm bì thư ngày đầu tiên ở 50 hàng gai chứ không ở cửa nam.nếu bác HOÀN có làm bì thư này thì bố tôi cũng biết.Trong đợt về phép khi ở thị trường có xuất hiện tem in đè giả và bì thư giả dán 5 tem bộ HCT,theo bố tôi làm chỉ có thể 2 người tên đều mở đầu chữ C và cả 2 người này tôi đều đã gặp.Theo tôi người thứ 2 có nhiều khả năng nhất vì
-nghề ông ta là khắc dấu
-Ông ta đã từng mua tem indochine của bố tôi đem về in dè vndcch,sau bố tôi phát hiện ra và đuổi thẳng ông ta.Nay ông ta đã mất,nhưng hậu duệ của ông ta vẫn làm
3.Có khả năng một ai đó kiếm được các con dấu này và con dấu lưu lạc sang pháp.bì thư sản xuất bên pháp,nên chất lượng bì thư trắng

23064
dấu của bác HOÀN trên bì thư ngày đầu tiên 1962 trong bộ sưu tập của tôi.

vnmission
12-12-2008, 07:33
So sánh con dấu trên với một con dấu thật (?) mà bác Gà đã đưa lên Diễn đàn (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=1251), tôi không thể không chia sẻ với nhận xét của bác Đàm Mạnh:

23074 23075

Xin chân thành cảm ơn hai bác!

xihuan
12-12-2008, 13:48
Câu chuyện về các bì thư kể trên thật hấp dẫn, hấp dẫn không thua gì một cuốn truyện trinh thám.
Cháu cám ơn các bác, các chú đã cho chúng cháu biết thêm nhiều câu chuyện hay về thế giới tem.

vnmission
13-12-2008, 12:07
Bạn Xihuan ơi, mới có bác Đàm Mạnh chịu ra tay chỉ bảo, còn nhiều cao thủ lắm chưa xuống núi với chúng ta. Với loại bì thư này, chắc chưa ai có "kết luận" đâu.

Bì thư của Imnaha (http://www.imnahastamps.com/vietminh/covers/fscovers.cfm) cũng có dấu HANOI CHANH-THAU-CUC / BUU-TIN như các bì thư trên:

23187

Theo Imnaha, đây không phải bì thư thực gửi vì vẫn nguyên vẹn, chưa bị mở, nhưng các con dấu 26/12/1945 và 2/1/1946 là thật. 5 con tem khác nhau (Michel #24, #21 #19, #19a và #25) càng chứng tỏ đây là philatelic cover, người nhận nhiều khả năng chính là người gửi (Monsieur Marinetti, khách sạn Métropole, Hà Nội). Địa chỉ được đánh máy trước khi tem được dán vào phong bì. Mặt sau không có dấu, chỉ có chữ ký và ngày tháng viết bằng bút chì "Wolf 5-7-59 / $3."
Con dấu trên bì này chỉ khác chút xíu (chỗ dấu *) so với con dấu trên:

23188 23189

vnmission
20-12-2008, 21:35
Tôi thấy mấy đồ này trên mạng, dấu HANOI CHANH THAU CUC / BAC BO / 25 - 8 - (46?) một bên rìa tờ tem, không hiểu là dấu kiểu gì? Mong các bác giải thích giúp!

2389823899

23900

vnmission
23-12-2008, 16:59
Lại xuất hiện một số tem dạng này trên mạng, trông rất giống tem giả, chả biết đường nào mà lần! Kính nhờ các bác hướng dẫn giúp!

2419724198

tiendat
24-12-2008, 12:34
Theo tiendat thì sẽ mua để chơi tem ma cho chắc nếu sưu tập truyền thống .

Cồ Việt
19-10-2009, 09:17
Bài này rất nhiều thông tin thú vị, mong các bác tiếp tục!

Hình như có một thời gian Michell có đưa hình mấy con tem LKV (bạn nào có hình, xin chỉ giúp). Tôi thấy hình này trên Timbroscople, không biết có phải là con tem đó không? Timbroscople rõ ràng cho rằng con tem này là thật:

67864

Cồ Việt
19-10-2009, 09:30
Một bì 5 tem HCT tương tự mấy cái các bác đã giới thiệu, cũng dấu "Hà Nội chánh thâu cục - Bắc Bộ", nhưng có số 8 trước dấu *, ngày 21 - 10 - 46:

67865

wwf_stamp
19-10-2009, 10:22
Các bì thư có con dấu Hanoi Chanh Thau cuc - Buu tin theo ý kiến của tui thì có cái thật, có cái giả. Con dấu Hanoi Chanh Buu Cuc - Bac bo thì nhiều nghi vấn lắm (chưa dám nói con dấu này có tồn tại hay không vì tui chưa thấy "vât chứng" gì có thể làm mình coi là nó có thật), nhưng có cái bì thư có đủ bộ Bác Hồ (5 tem) & con dấu ngày 8/11/1946 thì chắc là giả (kể cả tem (tem cũng giả luôn). Tui từng có cái bì này và xăm xoi nó rất nhiều nên biết tem giả loại này (tem Bac Hồ 1946). Cái bì này scan nhỏ quá nên coi không rõ nhưng con dấu thì rất nghi ngờ (lúc nào rảnh, tui lục lại hình scanned còn lưu lại, xem nó ở dộ phân giải cao mới biết rõ)
Còn tại sao các bì thư có tem Indochine in đè này lại trắng, vì đơn giản là nó ở Pháp (khí hâu tốt hơn) nên các bì thư đều trắng hơn nếu so với bì thư (lâu năm nhưng ở VN, các FDC SVN cũng vậy, ở nước ngoài rất trắng nếu so với ở trong nước, trừ những cái nào có gốc tích ở Đà lạt (có 1 dạo tui mua được lô FDC SVN ở Đà lạt, trời ơi nó trắng giống như mình mua từ nước ngoài). Các bì thư này còn chở có ngày nào đó bức màn sự thật được vén lên.

Còn vì sao bộ Bác Hồ này như anh Mạnh nói ở miền Bắc rất khó kiếm thời đó (thì tui không rõ lắm) nhưng ở nước ngoài bộ này có rất nhiều nên chính vì vậy mà giá của nó không có cao (giá catalogue củng vậy), vì sao nó có nhiều ở nước ngoài ?? Xin thưa là (cái này ghi lượm lại) là trước khi quân viễn chinh Pháp rút về nước, họ dùng tiền lương, tiền còn lại ráng xài cho hết, một số người mua gom tem VNDCCH thời kỳ đầu (57 tem in đè + 5 con Bác Hồ) đề về Pháp bán lại kiếm lời ?? nên tem Indochine in đè mua ở Pháp là CL tốt nhất và giá rẻ hơn mua trong nước và "yên tâm" hơn (hàng không bị giả), chứ ở trong nước (một số con khó kiếm, dấu in đè nghi ngở lắm, tem có nguồn từ VN thì vàng nên dễ biét), có dạo nhiều con Indochine in đè chưa hề được đề cập trong bất kỳ catalogue tem nào nhưng xuất hiện ở VN như con tem Indochine vua Lào,v.v... (kiểu in đè dọc, ngang với nhiều kiểu "chưa từng thấy"). Trước đây, nguồn tem Bác Hồ này mua ở Pháp giá rất rẻ (tem thật), cách đây hơn khoảng 5 năm tui có mua 1 lô mấy tờ tem này của 1 dealer bên Pháp (giá lúc mua SL lớn này chỉ có khoảng 1.5Euro/bộ (tem thật, trong bộ này có 2 con giấy mỏng (variety). Bộ này Cty tem bán giá cao quá chừng.
Ngoài ra, còn có một số con dấu có chử Buu dien cuc như là: Tourane, Cửa Rào, Hai Phong, Thái Nguyên, Lang Sơn, v.v... thì chắc chắn các con dấu này có tồn tại (tuy nhiên, cũng có người làm giả, dán tem liên khu, con dấu giả cũng có thễ nhận biết + những suy đoán logic về cái bao thơ mà có con dấu đó). Nhìn chung, các bì thư loại này, giả rất nhiều (vì giá cao mà), lại rất thiếu tài liệu nên người sưu tập nên hết sức cảnh giác. Ngoài ra, cũng có một số con dấu bưu trạm của lính Tàu (Tưởng Giới Thạch) đóng tại Hà Nội xài trong giai đoạn ngắn ngủi này (cực hiếm), giai đoạn này (gần cuối chiến tranh) nên thư từ trong giai đoạn này rất thú vị (gần như tất cả thư từ (gửi đi và đến Indochine, đều bị kiểm duyệt, có cái Nhật kiểm, có cái Pháp kiểm, dấu Nhật/ dấu tiếng Pháp,... Có thư gừi đi hoặc gửi đến các Ngân hàng cũng bị kiểm duyệt, rồi bì thư một số vùng Việt Minh kiểm soát có đóng dấu cổ động, v.v... Nếu chơi về bì thư VN/Indodchine thì giai đoạn này, có rất nhiều điều phải nghiên cứu kỹ, tui không dám đào sâu mảng này vì nhiều lý do, những ý kiến trên không biết đúng sai, mong các bác chỉ giáo thêm

Đinh Đức Tâm
19-10-2009, 10:30
bác wwf_stamp ơi, bác mua mấy cái FDC ở Đà Lạt là ở chỗ nào vậy bác,
bác có thể chỉ cho eco đựơc ko ạh
thanks bác

j0j0
19-10-2009, 11:16
Góp vui vời các Bác bì thư dán 5 tem HCT nhưng hủy với dấu đỏ ngày 12 - 11 - 46 con dấu có hàng chữ " TOURANE - BUU DIEN CUC ". j0 cũng ko biết thật hay giả nữa. Nhưng nghỉ là giả, nhớ các bác chỉ thêm

67873

Cồ Việt
19-10-2009, 12:24
Các bạn thử nhìn vào hình này xem sao:

67877

Tôi có 2 nhận xét chủ quan, chỉ căn cứ vào tem mà tạm thời quên con dấu:

- Nếu có bộ tem nào làm giả (theo bác www_stamp, có thể là bộ ở hàng đầu) thì cũng rất sành điệu, đáng sưu tập (!)

- 3 hàng đầu có thể do một người làm, căn cứ vào thứ tự tem dán. Nếu theo mầu sắc thì 3 hàng này có thể đều sản xuất tại VN; hàng cuối có thể sản xuất tại nước ngoài.

wwf_stamp
19-10-2009, 23:53
bác wwf_stamp ơi, bác mua mấy cái FDC ở Đà Lạt là ở chỗ nào vậy bác,
bác có thể chỉ cho eco đựơc ko ạh
thanks bác
Mấy cái FDC SVN đó mua của A.Nam, và có hỏi anh này sao trắng vậy, ở nước ngoài hả ? Ảnh trả lời là mua từ ĐL, có vài bì có đc ở ĐL nên mình mới biết đồ sưu tập ở xứ lạnh cũng tốt như ở nước ngoài