PDA

View Full Version : Ngày 12 tháng 11


xihuan
12-11-2008, 08:25
Cách đây 72 năm, ngày 12/11/1936 tại Quảng Ninh, đã nổ ra cuộc tổng bãi công của công nhân và người lao động thuộc Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ. Cuộc đấu tranh quyết liệt của những người vô sản vùng mỏ đã nhanh chóng lan rộng trên cả vùng mỏ từ Mông Dương, Cửa Ông, Cẩm Phả đến Hòn Gai, Uông Bí, Đông Triều để đòi tăng lương, giảm giờ làm, đòi dân chủ, dân sinh… Cuộc bãi công nổ ra nhanh chóng trước sự bàng hoàng, sửng sốt của bọn mật thám, cảnh sát, chủ mỏ, của chính quyền thực dân, làm cho toàn bộ hoạt động của Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ bị đình trệ. Địch điên cuồng đàn áp nhưng không khuất phục được ý chí và tinh thần đoàn kết đấu tranh của thợ mỏ. Sau những ngày đấu tranh kiên cường bất khuất, cuộc Tổng bãi công đã thắng lợi. Bọn chủ mỏ phải nhượng bộ và chấp nhận giải quyết toàn bộ yêu sách của công nhân, phải công bố “Bản điều lệ mới về mỏ”.

Cuộc Tổng bãi công ngày 12-11-1936 là một cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất của phong trào công nhân mỏ trước cách mạng tháng Tám. Về ý nghĩa chính trị, cuộc Tổng bãi công đã đánh một đòn rất mạnh, làm rung chuyển đến tận gốc bộ máy chính quyền thực dân ở khu mỏ. Cuộc Tổng bãi công không chỉ tác động trong phạm vi địa bàn tỉnh, mà còn mở rộng ảnh hưởng, thúc đẩy phong trào cách mạng cả nước và toàn xứ Đông Dương. Với ý nghĩa và tầm vóc lịch sử ấy, cuộc Tổng bãi công tháng 11/1936 của công nhân vùng mỏ đã để lại những bài học quý báu về sự tập hợp lực lượng, về tính tổ chức kỷ luật trong đấu tranh, về tinh thần tương thân, tương ái của những người công nhân vùng mỏ và đó là cội nguồn của truyền thống“kỷ luật và đồng tâm” của các thế hệ công nhân và nhân dân lao động Vùng mỏ.

Thắng lợi của cuộc Tổng bãi công với hơn 3 vạn thợ mỏ tham gia đã trở thành sự kiện quan trọng trong lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh và lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam. Ngày 12/11/1936 được ghi vào trang sử vàng của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam và trở thành ngày truyền thống công nhân Vùng Mỏ - truyền thống ngành Than, là niềm vinh dự, tự hào của những người thợ mỏ và toàn thể nhân dân Quảng Ninh.

(Theo trang web www.cpv.org.vn)

21545

xihuan
20-11-2008, 16:35
Nhà thơ Vũ Đình Liên sinh ngày 12-11-1913 tại Hà Nội và qua đời năm 1995.
Ông sáng tác không nhiều nhưng được bạn đọc nhớ mãi với bài thơ "Ông đồ". Bài thơ thể hiện niềm hoài cổ và cảm thông với số phận của "những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ".
Ngoài làm thơ, Vũ Đình Liên còn dạy học, từng là chủ nhiệm khoa tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, dịch văn học Pháp. Ông được Nhà nước tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.


22089



21547