PDA

View Full Version : Nhà soạn nhạc thiên tài Ludwig van Beethoven!


trithuc_nguyen
19-11-2008, 17:56
21980
Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Wien, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại và ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau.
21981


GIA ĐÌNH
Beethoven sinh tại Bonn, Đức, cha là Johann van Beethoven (1740-1792), người gốc Flanders, và mẹ là Magdalena Keverich van Beethoven (1744-1787).Thầy dạy nhạc đầu tiên cho Beethoven là cha ông, là nhạc sĩ tại cung của Hầu-Tuyển đế ở Bonn, tuy nhiên cha ông cũng là người nghiện rượu, hay đánh ông và không thành công trong việc chứng minh ông là thần đồng, như Mozart. Tuy nhiên, tài năng của Beethoven sớm được mọi người chú ý. Beethoven được Christian Gottlob Neefe dạy bảo và nhận vào làm, cũng như được Hầu-Tuyển đế hỗ trợ về tài chính. Mẹ của Beethoven mất năm ông 17 tuổi, và trong vòng vài năm ông chịu trách nhiệm nuôi dưỡng hai người em trai của mình.
21982
Cha của Ludwig van Beethoven vốn rất ngưỡng mộ Mozart, người chỉ mới 6 tuổi đã là một nhà soạn nhạc. Thấy Beethoven còn nhỏ thích bấm lên phím piano của ông nội để lại, cha ông muốn ông trở thành một thiên tài âm nhạc như Mozart để gia đình sung sướng và danh giá nên ông được tập đàn clavio lúc ba tuổi, tiếp đó là những bài luyện đàn violon, piano, organ... Tuy nhiên kỷ luật nghiêm ngặt của ông bố lại làm ngăn trở sự phát triển của cậu con trai. Ông bị cha mình bắt đánh đàn suốt ngày đến nỗi ngón tay bị tê dại, sưng lên. Cha ông cũng không bằng lòng và thường xuyên mắng chửi ông, có khi còn đánh đập tàn nhẫn. Cha ông thường dựng Beethoven dậy vào lúc nửa đêm để tập chơi dương cầm. Do vậy Beethoven thường rất mệt mỏi và không tập trung được khi đến trường. Khi Beethoven được 11 tuổi, theo quyết định của cha, Beethoven phải nghỉ học để tập trung vào âm nhạc.
21983
May mắn là các đồng nghiệp của cha ông đã phát hiện ra tài năng thiên phú của Beethoven. Mọi người tìm cách thuyết phục cha Beethoven cho phép để Beethoven được tiếp tục theo học nhạc với các thầy dạy nhạc khác. Trong số các thầy dạy của Beethoven, có thể kể tên Christian Gottlob Neefe (nghệ sĩ dương cầm, đại phong cầm và cũng là một nhà soạn nhạc) và Franz Anton Ries (nghệ sĩ vĩ cầm).

Năm 1781, Beethoven 11 tuổi, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan. Cũng trong thời gian này, ông cũng được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn.

Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, bản "Các variation cho clavecin của bản march của Ernst Christoph Dressler". Cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên trong thời gian này ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm.
21984

HỌC HÀNH
1787, Beethoven đến Wien. Trong túi áo, ông có một giấy giới thiệu của Tuyển hầu tước (Kurfürst) Maximilian Franz, em trai út của Hoàng đế Joseph II. Mục đích chính của chuyến đi là được theo học Wolfgang Amadeus Mozart. Vào thời điểm ấy, rất nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng như Joseph Haydn đã biến thủ đô của Áo thành trung tâm âm nhạc của cả châu Âu.

Tuy nhiên ước mơ theo học Mozart đã không thực hiện được vì lúc đó nhà soạn nhạc thiên tài này quá bận bịu. Hơn nữa, Beethoven cũng chỉ ở Wien được hai tháng thì mẹ ông bị bệnh nặng nên ông đành quay về Bonn. Không bao lâu sau khi ông trở về Bonn thì mẹ ông cũng qua đời. Beethoven trở thành trụ cột chính cho gia đình nên ông không có điều kiện học thêm mà phải vừa đi biểu diễn vừa đi dạy học để kiếm tiền.
21985
), Beethoven bắt đầu theo học tại Đại học Bonn. Tại đây và đặc biệt là thông qua Eulogius Schneider, ông đã nhanh chóng tiếp cận với những tư tưởng của Cách mạng Pháp. Niềm hứng khởi của ông về những tư tưởng tự do và bác ái của cuộc cách mạng được phản ánh trong các tác phẩm của ông sau này, đặc biệt là trong vở nhạc kịch Fidelio.

Năm 1791, 21 tuổi, ông được một cụ già ở Bonn giúp quay trở lại Wien theo học hòa âm với Haydn và một số thầy dạy khác. Sau đó tìm được một học trò để dạy mà kiếm tiền tiêu, ngoài giờ dạy nhạc ông lại sáng tác. Vài tác phẩm thành công nhưng tác giả lại phải sống trong căn nhà thiếu vệ sinh, ăn bữa no bữa đói.

Năm 22 tuổi, lần thứ hai Ludwig van Beethoven lại đến Wien và lần này ông không bao giờ quay trở lại Bonn, thành phố quê hương của ông, nữa. Cha ông đã qua đời. Lãnh địa của vương hầu nơi đây đã bị diệt vong bởi sự xâm chiếm của người Pháp. Vào thời điểm đó, Wolfgang Amadeus Mozart cũng đã qua đời trong lặng lẽ. Tuy nhiên Beethoven được Joseph Haydn và Antonio Salieri nhận làm học trò. Nhờ sự giới thiệu cũng như thiên tài của mình, Beethoven đã được những người có thế lực bậc nhất của Wien như Nam tước van Swieten và nữ vương hầu Lichnowski nhận đỡ đầu.
21986

SỰ NGHIỆP
Năm 1795, Beethoven bắt đầu nổi danh là một nghệ sĩ piano với bản Concerto cung do trưởng. Nhưng chẳng may từ năm 1780 ông bắt đầu bị lãng tai. Lúc đầu ông mất hết hy vọng nhưng rồi cố gắng thích nghi với điều kiện sống và bắt đầu tập trung tư tưởng tình cảm cao độ hơn bất cứ lúc nào hết trong sáng tác.

Những tác phẩm của Beethoven hoàn thành trong khoảng 1803-1805 vượt trổi hẳn những gì mà ông sáng tác trước đó. Đó là bản Sonate Kreutzar (1803) viết cho violon và piano. Bản Giao hưởng Số 3 Anh hùng ca (1804) có sức cuốn hút mạnh mẽ và gây xúc động sâu xa, lúc đầu ông đề tặng Napoléon nhưng khi Napoléon lên ngôi Hoàng đế thì ông đã xé đi lời đề tặng. Các Sonate cho piano, Bình minh (1804) và Appasionta (1805), Bản Giao hưởng Số 4 (1806), Bản Giao hưởng Số 5 Định mệnh (1808) đều có giá trị nghệ thuận lớn lao. Ông muốn lột tả trong âm thanh về một cuộc sống trong sự đấu tranh với cái chết bằng một sức mạnh khủng khiếp cuối cùng đã ca khúc khải hoàn, như nhân vật nữ trong vở Opera Fidelio (1805) ra sức bảo vệ người chồng của mình chống lại sự xấu xa bạo tàn, và trong khúc Missa Solemnis là lời cầu nguyện để giải thoát khỏi đau thương chiến tranh.
21988

CÁC BẢN GIAO HƯỞNG
Giao hưởng số 1 cung Đô trưởng (soạn 1799–1800, trình diễn 1800)
Giao hưởng số 2 cung Rê trưởng (soạn 1801–1802, trình diễn 1803)
Giao hưởng số 3 cung Mi giáng trưởng (Eroica, "Anh hùng ca"; soạn 1802–1804, trình diễn 1805)
Giao hưởng số 4 cung Si giáng trưởng (soạn 1806, trình diễn 1807)
Giao hưởng số 5 cung Đô thứ (soạn 1804–1808, trình diễn 1808)
Giao hưởng số 6 cung Fa trưởng (Pastoral, "Đồng quê"; soạn 1803–1807, trình diễn 1808)
Giao hưởng số 7 cung La trưởng (soạn 1811–1812, trình diễn 1813)
Giao hưởng số 8 cung Fa trưởng (soạn 1811–1812, trình diễn 1814)
125. Giao hưởng số 9 cung Rê thứ (Choral, "Thánh ca"; soạn 1817–1824, trình diễn 1824)

21989
CÁC BẢN CONCERTO
Concerto cho dương cầm số 1 cung Đô trưởng (1796–1797)
Concerto cho dương cầm số 2 cung Si giáng trưởng (1798)
Concerto cho dương cầm số 3 cung Đô thứ (1803)
Concerto cho ba đàn vĩ cầm, hồ cầm, và dương cầm cung Đô trưởng (1805)
Concerto cho dương cầm số 4 cung Sol trưởng (1807)
Concerto cho vĩ cầm cung Rê trưởng (1806)
* Opus 61a: Bản chuyển soạn của Opus 61 cho dương cầm, đôi khi được gọi Concerto cho dương cầm số 6
Concerto cho dương cầm số 5 cung Mi giáng trưởng (Emperor, "Hoàng đế"; 1809)

21990
Bản khác dành cho người đơn ca và dàn nhạc

Romance cho vĩ cầm và dàn nhạc số 1 cung Sol trưởng (1802)
Romance cho vĩ cầm và dàn nhạc số 2 cung Fa trưởng (1798)
"Khúc phóng túng thánh ca" (Khúc phóng túng cung Đô thứ cho dương cầm, đồng ca, và dàn nhạc; 1808)

Ouverture và nhạc thỉnh thoảng

The Creatures of Prometheus, ouverture và nhạc kịch múa (1801)
Ouverture Coriolan (1807)
Các ouverture được soạn cho opera Fidelio của Beethoven:
* Opus 72: Ouverture Fidelio (1814)
* Opus 72a: Ouverture Leonore "số 2" (1805)
* Opus 72b: Ouverture Leonore "số 3" (1806)
* Opus 138: Ouverture Leonore "số 1" (1807)
Egmont, ouverture và nhạc nền (1810)
Chiến thắng của Wellington ("Giao hưởng Trận đánh"; 1813)
Die Ruinen von Athen ("Tàn tích của Athens"), ouverture và nhạc nền (1811)
König Stephan (Quốc vương Stephen), ouverture và nhạc nền (1811)
Ouverture Zur Namensfeier (Feastday, "Ngày hội") (1815)
Ouverture Die Weihe des Hauses ("Hiến dâng Nhà"; 1822)
21991
Tác phẩm nhạc phòng

Các tứ tấu đàn dây của Beethoven gần như nổi tiếng như các giao hưởng. Ông cũng soạn nhạc phòng cho vài loại đồng diễn khác, bao gồm các bộ ba dương cầm, bộ ba đàn dây, và sonata cho vĩ cầm và hồ cầm với dương cầm, cũng như các tác phẩm có kèn sáo.

Tứ tấu đàn dây

Sớm

18. Sáu tứ tấu đàn dây
1. Tứ tấu đàn dây số 1 cung Fa trưởng (1799)
2. Tứ tấu đàn dây số 2 cung Sol trưởng (1800)
3. Tứ tấu đàn dây số 3 cung Rê trưởng (1798)
4. Tứ tấu đàn dây số 4 cung Đô thứ (1801)
5. Tứ tấu đàn dây số 5 cung La trưởng (1801)
6. Tứ tấu đàn dây số 6 cung Si giáng trưởng (1801)

Giữa

Ba tứ tấu đàn dây số ("Rasumovsky"; 1806)
1. Tứ tấu đàn dây số 7 cung Fa trưởng
2. Tứ tấu đàn dây số 8 cung Mi thứ
3. Tứ tấu đàn dây số 9 cung Đô trưởng
Tứ tấu đàn dây số 10 cung Mi giáng trưởng ("Đàn hạc") (1809)
Tứ tấu đàn dây số 11 cung Fa thứ (Serioso, "Nghiêm chỉnh"; 1810)

Trễ

Bài chi tiết: Tứ tấu đàn dây số 12–16 và Grosse Fuge, Opus 127, 130–135 (Beethoven)

Tứ tấu đàn dây số 12 cung Mi giáng trưởng (1825)
Tứ tấu đàn dây số 13 cung Si giáng trưởng (1825)
Tứ tấu đàn dây số 14 cung Đô thăng thứ (1826)
Tứ tấu đàn dây số 15 cung La thứ (1825)
Große Fuge cung Si giáng trưởng – mới đầu là chương cuối của Opus 130 (1824–1825)
134. Bản chuyển soạn của Große Fuge, Opus 133, cho bộ đôi dương cầm (bốn tay; 1826)
. Tứ tấu đàn dây số 16 cung Fa trưởng (1826)

Ngũ tấu đàn dây

Ngũ tấu đàn dây cung Đô trưởng (1801)
Ngũ tấu đàn dây cung Đô thứ
137. Fuga cho ngũ tấu đàn dây cung Rê trưởng

] Tam tấu

Tam tấu dương cầm

1. Ba tam táu dương cầm (1795)
* Tam táu dương cầm số 1 cung Mi giáng trưởng
* Tam táu dương cầm số 2 cung Sol trưởng
* Tam táu dương cầm số 3 cung Đô thứ
11. Tam táu dương cầm số 4 cung Si giáng trưởng ("Gassenhauer"; 1797; bản có vĩ cầm)
70. Hai tam tấu dương cầm (1808)
* Tam táu dương cầm số 5 cung Rê trưởng ("Ma")
* Tam táu dương cầm số 6 cung Mi giáng trưởng
97. Tam táu dương cầm số 7 cung Si giáng trưởng ("Hoàng tử"; 1811)
21996

Tam tấu đàn dây

3. Tam tấu đàn dây số 1 cung Mi giáng trưởng (1794)
9. Ba tam tấu đàn dây (1798)
* Tam tấu đàn dây 2 cung Sol trưởng
* Tam tấu đàn dây 3 cung Rê trưởng
* Tam tấu đàn dây 4 cung Đô thứ
21995
Nhạc phòng có kèn sáo

11. Tam tấu dương cầm số 4 cung B-flat major ("Gassenhauer"; 1797; bản có kèn dăm đơn)
16. Ngũ tấu cho dương cầm và kèn sáo cung Mi giáng trưởng (1796)
20. Thất tấu cho kèn dăm đơn, kèn thợ săn, kèn dăm kép, vĩ cầm, vĩ cầm trầm, hồ cầm, và Đại Hồ cầm cung Mi giáng trưởng (1799)
71. Lục tấu cho kèn dăm đơn, kèn thợ săn, và kèn dăm kép cung Mi giáng trưởng (1796)
87. Tam tấu cho hai kèn Ô-boa và kèn Anh cung Đô trưởng (1795)
103. Cửu tấu cho kèn Ô-boa, kèn dăm đơn, kèn thợ săn, và kèn dăm kép cung Mi giáng trưởng (1792)
21994
Sonata cho dụng cụ solo và dương cầm

Sonata cho vĩ cầm

12. Ba sonata cho vĩ cầm (1798)
1. Sonata cho vĩ cầm số 1 cung Rê trưởng
2. Sonata cho vĩ cầm số 2 cung La trưởng
3. Sonata cho vĩ cầm số 3 cung Mi giáng trưởng
23. Sonata cho vĩ cầm số 4 cung La thứ (1801)
24. Sonata cho vĩ cầm số 5 cung Fa trưởng ("Mùa xuân"; 1801)
30. Ba sonata cho vĩ cầm (1803)
1. Sonata cho vĩ cầm số 6 cung La trưởng
2. Sonata cho vĩ cầm số 7 cung Đô thứ
3. Sonata cho vĩ cầm số 8 cung Sol trưởng
47. Sonata cho vĩ cầm số 9 cung La trưởng ("Kreutzer"; 1803)
96. Sonata cho vĩ cầm số 10 cung Sol trưởng (1812)
21993
Sonata cho hồ cầm

5. Hai sonata cho hồ cầm (1796)
* Sonata cho hồ cầm số 1 cung Fa trưởng
* Sonata cho hồ cầm số 2 cung Sol thứ
69. Sonata cho hồ cầm số 3 cung La trưởng (1808)
102. Hai sonata cho hồ cầm (1815)
* Sonata cho hồ cầm số 4 cung Đô trưởng
* Sonata cho hồ cầm số 5 cung Rê trưởng
21992

Sonata cho kèn thợ săn

17. Sonata cho kèn thợ săn cung Fa trưởng (1800)

Tác phẩm dành cho dương cầm solo

Sonata cho piano

* 32 bản

Các khúc biến tấu

* 3 tập

Bagatelle

* 4 tập

[sửa] Tác phẩm thanh nhạc

Opera

* Fidelio

Các tác phẩm thanh nhạc khác

* 4 tác phẩm

hat_de
19-11-2008, 18:14
Có 1 điều ít người biết về nhà soạn nhạc thiên tài này là ông bị điếc !
Thoại oái ăm khi thính giác là điều vô cùng quan trọng với hoạt động âm nhạc vậy mà ông trời đã tước mấy khả năng đó của ông. Tuy vậy ông đã vượt lên số phẩm và cho ra đời các tác phẩm bất hủ. Điều ấy càng chứng tỏ ông là 1 thiên tài :D

Saturn
06-05-2009, 10:28
Xin chia sẻ một giao hưởng trong chùm "9 đỉnh núi" vĩ đại của Beethoven, còn có tên riêng là "Định Mệnh" hay "số Phận" với chương I khá nổi tiếng.
Giao hưởng số 5:
Symphony No.5 In C Minor
http://www5.nhac.vui.vn/Music/Play/89149/Symphony-No5-In-C-Minor-Op67.html#Home

Saturn
08-05-2009, 09:45
Góp vui thêm tác phẩm quen thuộc Für Elise(Piano Solo):
http://amnhac.timnhanh.com/nghe-baihat-for-elise-mp3-hoa%20tau.babysix.35AB8646.html

Saturn
12-05-2009, 09:57
Xuất xứ bài Sonata Ánh Trăng :
Vào năm 1801 là lúc Beethoven đang sống ở Vienna-thủ đô nước Áo-kinh đô âm nhạc của thế giới khi ấy. Bên cạnh việc sáng tác, để có thể trang trải cho những khó khăn trong cuộc sống của mình ông còn phải đi dạy nhạc cho con gái các nhà quý tộc. Một trong những học trò của Beethoven là Countess Giulietta Guicciardi - Beethoven đã đem lòng yêu cô gái này ngay từ lần gặp đầu tiên, Giulietta dường như cũng biết được tình cảm của Beethoven dành cho mình nhưng nàng chỉ im lặng, điều ấy khiến Beethoven càng thêm hi vọng. Vào một tối sau buổi học, dưới vòm hoa rất đẹp của nhà Giulietta, Beethoven đã ngỏ lời với người mình yêu nhưng ông thực sự thất vọng và đau khổ khi bị từ chối.
41252

Không về nhà, ông đi một mình trên đường phố thành Vienna một cách vô định, lúc này ông chẳng để ý gì đến thế giới xung quanh nữa, và cũng chẳng biết mình đang đi đâu Đã rất khuya, lúc này Beethoven đang đứng cô đơn một mình trên chiếc cầu bắc qua dòng Danube xinh đẹp, hiền hòa. Gió và nước sông Danube lấp lánh ánh vàng làm Beethoven chợt thoát khỏi dòng suy nghĩ và nhận ra đêm nay là một đêm trăng rất sáng. Cả thành Vienna cổ kính đang chìm sâu vào giấc ngủ, tĩnh lặng dưới ánh trăng dịu dàng huyền ảo.

Bất chợt ông nghe thấy đâu đó tiếng đàn Piano vang lên thánh thót nhưng buồn bã, xa vắng. Đi theo âm thanh của cây đàn Beethoven cuối cùng cũng đến được một ngôi nhà trong khu lao động nghèo, trong nhà chỉ có một người cha đang ngồi nghe con gái mình chơi dương cầm. Người cha của cô gái nói với Beethoven rằng con gái mình đã không được nhìn thấy ánh mặt trời ngay từ khi mới sinh ra, suốt đời cô chỉ có một ước mơ duy nhất là được ngắm nhìn ÁNH TRĂNG trên dòng Danube... người cha đau khổ nói rằng có lẽ chẳng bao giờ ông có thể đem đến cho con niềm hạnh phúc giản dị ấy. Beethoven cảm thấy rất ngạc nhiên khi thấy cô gái vẫn chơi được piano và xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và số phận không may mắn của người thiếu nữ. Ông ngồi vào cây dương cầm và bắt đầu chơi, những nốt nhạc cứ ào ạt dâng lên theo cảm xúc mãnh liệt của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc nhẹ nhàng hiền dịu như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ mênh mang như sóng Danube-những nốt nhạc và ánh trăng như hòa quyện vào với nhau dường như đang đưa con người ta đến một thế giới cổ tích huyền ảo-ở nơi ấy, không còn những lo toan thường nhật của cuộc sông lao động nghèo khó vất vả, không còn những bất công, đau khổ-mà là một thế giới của tình yêu, lòng nhân ái, sự cao thượng-một thế giới của chân thiện mỹ mà từ thuở hồng hoang cho đến bây giờ, con người vẫn không ngừng khao khát vươn tới.


Xin nhấn mạnh rằng , bài này được Beethoven ngẫu hứng sáng tác ngay từ sự việc được chứng kiến và chơi ngay tại chỗ chứ không hề chuẩn bị trước .

Đọan thứ 1 : Đây chính là phần được biết đến nhiều nhất. Nét giai điệu trong chương một là những âm điệu chậm rãi khoan thai, trên nền hợp âm rải là những giai điệu sâu lắng, đưa người nghe vào một thế giới vô thức, thế giới của giấc mơ và hồi ức. Chương một của bản sonata được coi là một bản dạ khúc tuyệt vời

Đọan thứ 2 : Chuẩn bị cho người nghe mốt sự việc sắp xảy ra và sẽ rất dữ dội

Đọan cuối : Một cơn bão thật sự nổi lên và khi nghe đến đọan này người nghe có cảm giác chính họ đang vật lôn và cố gắng vượt qua cơn cuồng phong của định mệnh.

Saturn
13-05-2009, 19:13
Bấm vào đây để nghe 32 sonatas Piano của Beethoven(số 8 là Pathetique, số 14 là Moonlight Sonata!!!)=D>:x:x

=D>=D>Listen to Ludwig van Beethoven's 32 Piano Sonatas
Click vào đây để nghe từng bài (http://www.lvbeethoven.com/Oeuvres/Music-Midi-Mp3-Sonatas-Piano.html)

vumonglong
01-06-2009, 17:07
Bạn có thể tham khảo tại http://naxos.com/catalogue/item.asp?item code=8.550045 và tìm Jeno Jando trong Wikipedia.

44420

44421

44422

44423

44424

44425

44426

Saturn
01-06-2009, 17:55
hjhj, ko biết cảm ơn bạn như thế nào cho thật xứng đáng, thôi thì mình cũng đáp trả:D,
mình có 1 CD của Đức(toàn là tiếng Đức) gồm 2 bản: Piano concerto no.4 và Piano concerto No.2 (Công-xéc-tô số 2 và số 4 dành cho đàn piano) có những đoạn dài gần 15 phút nhưng nghe ko chán, mình nhất định sẽ copy cho vumonglong nghe, mình thấy nó rất tuyệt, hi vọng rằng bạn cũng thấy thế!




Bạn là Nam hay Nữ vậy? Mình thấy bạn thật giấu quá kín mặc dù mình đã gặng hỏi rất nhiều lần!

Và bạn hiện nay đã biệt tâm biệt tích? Mình vẫn chưa gửi đĩa cho bạn.

vumonglong
02-06-2009, 13:48
Cảm ơn bạn Chí Viễn Phan rất nhiều.

vumonglong
03-06-2009, 10:58
Cảm ơn bạn Chí Viễn Phan đã rất nhiệt tình.

Saturn
06-11-2010, 19:25
Một ngày mùa hè, nhạc sĩ thiên tài Beethoven ở độ tuổi 31 cùng người học trò Fritz Ries tản bộ ngắm cảnh. Đưa tay chỉ cảnh núi đồi, suối nước, Beethoven nói: “Con trai ạ, đó là nguồn cảm hứng cho những sáng tác của ta.” - Fritz hỏi: “Bản nhạc của cậu bé chăn bò có phải cũng là nguồn cảm hứng cho thầy không?” – Beethoven hỏi lại: “Ngươi nói gì?” - Fritz nói lớn hơn: “Con nói: Tiếng sáo của cậu bé chăn bò, thầy không nghe thấy sao?”

“Tiếng sáo? Đâu, tiếng sáo ở đâu?” - “Bên trái thầy đó.”


http://ca7.upanh.com/15.790.20079729.6m60/1.jpg (http://www.youtube.com/watch?v=Fbrw3YI9cVs&feature=related)http://ca5.upanh.com/15.790.20079731.vwR0/2.jpg (http://www.youtube.com/watch?v=Fbrw3YI9cVs&feature=related)


Beethoven quay sang, quả đúng vậy. Cách đó chỉ vài mét thôi, ngồi trên mỏm đá, một chú bé đang say sưa thổi sáo. Beethoven dừng lại, cố nghe tiếng sáo, nhưng bên tai ông chỉ là sự im lặng.

http://ca7.upanh.com/15.790.20079733.2vE0/3.jpg (http://www.youtube.com/watch?v=sklCKCE7zLc)http://ca6.upanh.com/15.790.20079736.8re0/4.jpg (http://www.youtube.com/watch?v=sklCKCE7zLc)http://ca7.upanh.com/15.790.20079741.4Sn0/5.jpg (http://www.youtube.com/watch?v=sklCKCE7zLc)http://ca8.upanh.com/15.790.20079742.uMM0/6.jpg (http://www.youtube.com/watch?v=sklCKCE7zLc)http://ca7.upanh.com/15.790.20079745.ANf0/7.jpg (http://www.youtube.com/watch?v=sklCKCE7zLc)

Các bác sĩ cố chữa chạy, nhưng bệnh ông ngày càng trầm trọng. Beethoven thất vọng, xa lánh mọi người và không biểu diễn nữa. Ông đi lang thang muốn tìm cái chết. Nhưng rồi một ngày kia, ông quyết định: “Ta sẽ không để cho nhược điểm hạ gục mình như thế. Tuy ta không thể nghe bằng lỗ tai, nhưng ta vẫn có thể nghe bằng tâm hồn.” Ông trở lại với công việc, dùng một thanh kim loại, một đầu đặt trong đàn piano, một đầu được cắn bằng 2 hàm răng của ông, bởi cách đó ông có thể nghe được âm thanh của cây đàn, và tiếp tục sáng tác những tác phẩm bất hủ khiến ông trở nên nổi tiếng như ngày nay.

http://ca5.upanh.com/15.790.20079747.xug0/8.jpg (http://www.youtube.com/watch?v=VLkZvsp62iU&p=7279D68C011D54F9&playnext=1&index=5)http://ca7.upanh.com/15.790.20079749.Ybd0/9.jpg (http://www.youtube.com/watch?v=VLkZvsp62iU&p=7279D68C011D54F9&playnext=1&index=5)

Bạn sẽ phải đối diện với những bất ngờ thiếu may mắn trong cuộc sống nầy. Khi một điều không hay xảy đến, đừng để chúng hạ gục bạn. Như Beethoven, và những con người can đảm khác, đã vượt lên số phận, chúng ta cũng có thể biến những khó khăn trở thành thuận lợi. Chúng ta còn có Đức Chúa Trời, Đấng luôn làm những điều tốt cho bạn và có kế hoạch cho cuộc đời của bạn. Đừng bao giờ nản lòng.

http://ca6.upanh.com/15.790.20079752.pQy0/10.jpg (http://www.youtube.com/watch?v=1RBxLNMBBjw)


Click vào hình để nghe một số tuyệt tác của Beethoven.

hat_de
06-11-2010, 20:07
Năm xưa, nhân ngày sinh nhật ông 17.12 (http://www.vietstamp.net.vn/forum/showthread.php?t=5307) <=== anh có vít 1 bài nho nhỏ đây, vào đó chú sẽ thấy nhiều tem hơn đấy :D Sau này nghiên cứu 12 cung Hoàng đạo nên ko để ý rằng ông sinh cung Nhân Mã. Phiên bản 1 (http://www.vietstamp.net.vn/forum/showthread.php?t=880&page=5) <=== của cung này đây. Hiện còn 2 tuần rưỡi nữa viết phiên bản 2 của cung ngày sẽ giới thiệu thêm các danh nhân cung Nhân Mã.

Tuy ông trời cướp đi thính giác của Beethoven nhưng ko lấy được tài năng của ông. Nhà soạn nhạc này đã 2 lần được chọn làm danh nhân tiêu biểu sinh cung Nhân Mã, mời chú Viễn Phan coi :D

113754

niềm tự hào của cung Nhân Mã - Sagittarius

113755

Hẹn lại gặp Beethoven vào 1 ngày nào đó ông được lên lịch tem :-h