PDA

View Full Version : Sự phát triển của ngành đường sắt Việt Nam


Nguoitimduong
11-12-2008, 21:57
Trên trang web của hội tem Đông Dương SICP, mục triển lãm có một bài rất hay của tác giả Ron Bentley giới thiệu về sự phát triển của ngành đường sắt từ thời Đông Dương. NTD mạo muội đem về đây chia sẻ với mọi người, không biết có bị sao không nữa :(

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH ĐƯỜNG SẮT


Nước Pháp nổi tiếng với TGV ( tàu lửa siêu tốc - Train à grande vitesse ) cho nên không lạ gì khi người Pháp chú trọng đến việc phát triển hệ thống đường sắt ở Đông Dương.

Lên tàu nào bà con ơi
"Đi xa hơn với giá vé rẻ như bèo - thật là tiện nghi" :D

23055

Mặt sau một bì thư in những dòng chữ cổ võ cho việc đi tàu và những dòng chữ thúc giục bà con lên tàu.

Dưới đây là hình chụp một chuyến tàu chạy ngang qua 1 con sông - hình gắn trên 1 tấm thiệp chúc Tết tạo thành 1 vật phẩm khá đẹp

[23056

TRÊN TÀU

23057

Khoang chở hàng

23058

KHoang hạng nhất

CÁC ĐƯỜNG TÀU

23059

Tàu chạy ngang Bắc Ninh

23060

Tàu chạy ngang Cà Ná

23061

Phong bì nói về dự định mở tuyến đường sắt Phnompenh - Bangkok . Tuy nhiên kế hoạch bất thành

Tuyến Tourane (Đà Nẵng ) - Huế

23062

Lễ khánh thành

23063

Hình ảnh người dân lên tàu trên tuyến đường tàu Tourane - Huế

( còn tiếp ...)

Nguoitimduong
13-12-2008, 00:09
Các tuyến đường sắt khác

Tuyến Quang-Si ( gần biên giới Trung Quốc )

23128

23129

Tuyến Tourcham- Đà Lạt

Trong hơn 30 năm, người Pháp đã xây dựng tuyến đường sắt dài 84km nối liền bờ biển phía Đông lên thành phố Đà Lạt cao 1500m so với mực nước biển. Do tính chất địa hình đặc biệt nên hệ thống đường sắt này được xây dựng theo kiểu zích - zắc phù hợp với sự thay đổi về độ cao.

23130

Nhà ga Đà Lạt

23131

đường sắt lên Đà Lạt quanh co khúc khuỷu

23132

Cầu Bình Lợi ( Sài Gòn ) được xây vào năm 1902 là cây cầu quan trọng nhất đầu tiên giúp thông thương với Sài Gòn. Đây cũng là nơi nhiều người tìm cảm hứng tự tử xuống sông Sài Gòn :(

Tuyến đường sắt đi ngang cầu Bình Lợi

23133

Tuyến đường sắt đi ngang cầu Doumer ( giờ là cầu Long Biên )
Cầu Doumer dài 1800m bắc ngang qua sông Hồng được Pháp xây dựng vào năm 1902. Cầu được lấy tên là Doumer, toàn quyền Đông Dương 1897 tới 1902 . Paul Doumer sau đó trở về Pháp và trở thành tổng thống Pháp vào năm 1931 nhưng sớm bị ám sát vào năm 1932.

23134

Tuyến đường sắt Đông Dương - Vân Nam là một công trình vĩ đại đòi hỏi nhiều hy sinh lớn lao. Hơn 1/5 trong số 60.000 culi tham gia xây dựng đã chết vị kiệt sức hoặc vì bệnh tật. Tuyến đường dài 290 dặm đi xuyên 172 hầm chui và 107 cây cầu qua những ngọn núi cheo leo.

23135

Tổng hành dinh ở Hà Nội

23136

Phải cắt đá mà đi

23137

Đi ngang qua hẻm núi

23140

Phải gia cố thật chắc nền đường mới chịu được sức nặng của xe lửa

23139

Tại km số 41

23138

Cùng đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp : Đi ngang thác Wan-Tung hùng vĩ

23141

Các vật phẩm bưu chính có in dấu ấn của tuyến đường

23142

23143

(còn tiếp...)

Nguoitimduong
14-12-2008, 00:26
Các nhà ga ở Việt Nam

Các nhà ga ở Trung Kỳ

Huế

23227

Đà Nẵng

23228

Các nhà ga ở Nam Kỳ

Biên Hòa

23229

Dĩ An

23230

Gò Vấp

23231

Chợ Lớn

23234

Sài Gòn

23233

Nguoitimduong
14-12-2008, 00:30
Các nhà ga ở Bắc Kỳ

Bắc Ninh

23235

Thanh-Moi

23236

Gia Lâm

23237

Hà Nội

23238

Hải Phòng

23239

23240

Phủ Lý

23241

23242

Nguoitimduong
14-12-2008, 00:33
Các loại đầu máy - xe lửa


Đầu máy 1008

23243

Đầu máy chạy trên đường ray 1m

23244

Đầu máy 313

23245

Cảm ơn mọi người đã theo dõi !

Nguoitimduong
15-12-2008, 18:51
Trong quá trình post bài, NTD có thắc mắc về một số địa danh : Quang-Si, Tourcham, Thanh-Moi, có tra trên mạng nhưng không thấy, NTD nhờ mọi người giải đáp giúp ạ.
Xin cảm ơn !

Đêm Đông
15-12-2008, 19:06
Các tuyến đường sắt khác

Tuyến Tourcham- Đà Lạt

Trong hơn 30 năm, người Pháp đã xây dựng tuyến đường sắt dài 84km nối liền bờ biển phía Đông lên thành phố Đà Lạt cao 1500m so với mực nước biển. Do tính chất địa hình đặc biệt nên hệ thống đường sắt này được xây dựng theo kiểu zích - zắc phù hợp với sự thay đổi về độ cao.

23130

Nhà ga Đà Lạt

23131

đường sắt lên Đà Lạt quanh co khúc khuỷu

23132



Tuyến đường sắt xe lửa răng cưa dài 84km từ Tháp Chàm (Ninh Thuận) đi Đà Lạt, được xem là dấu ấn đậm nhất về một con đường sắt huyền thoại ở châu Á: từ đồng bằng lên cao nguyên (độ cao 1.500-1.600m).
Trên thế giới chỉ có ba con đường sắt răng cưa như thế, nhưng hai đã nằm ở Jung - fraujoch và Montevers (Thụy Sĩ) và một ở ngay đây của VN.
Con đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt được lập dự án vào năm 1900, đến 1908 bắt đầu thi công, riêng đoạn có cây cầu Dran được xây dựng năm 1919 rồi hoàn thành vào 1925, nghĩa là nó gắn liền với lịch sử ban sơ hình thành Đà Lạt.

Đây là một thông tin rất thú vị và bất ngờ về sự độc đáo của tuyến đường sắt đặt biệt trên toàn thế giới mà ĐĐ đọc được

Nguoitimduong
15-12-2008, 19:40
Một số thông tin trên wiki khái quát về ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM :
Đường sắt Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp lâu đời của Việt Nam. Ngành đường sắt Việt Nam ra đời năm 1881 bằng việc khởi công xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên đi từ Sài Gòn đến Mỹ Tho. Chuyến tàu đầu tiên khởi hành ở Việt Nam là vào ngày 20 tháng 7 năm 1885. Những năm sau đó, mạng lưới đường sắt tiếp tục được triển khai xây dựng trên khắp lãnh thổ Việt Nam theo công nghệ đường sắt của Pháp với khổ đường ray 1 mét. Thời kỳ chiến tranh, hệ thống đường sắt bị hư hại nặng nề. Kể từ năm 1986, Chính phủ Việt Nam tiến hành khôi phục lại các tuyến đường sắt chính và các ga lớn, đặc biệt là tuyến Đường sắt Bắc-Nam.

Nguoitimduong
16-12-2008, 10:08
Tuyến đường sắt xe lửa răng cưa dài 84km từ Tháp Chàm (Ninh Thuận) đi Đà Lạt, được xem là dấu ấn đậm nhất về một con đường sắt huyền thoại ở châu Á: từ đồng bằng lên cao nguyên (độ cao 1.500-1.600m).
Trên thế giới chỉ có ba con đường sắt răng cưa như thế, nhưng hai đã nằm ở Jung - fraujoch và Montevers (Thụy Sĩ) và một ở ngay đây của VN.
Con đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt được lập dự án vào năm 1900, đến 1908 bắt đầu thi công, riêng đoạn có cây cầu Dran được xây dựng năm 1919 rồi hoàn thành vào 1925, nghĩa là nó gắn liền với lịch sử ban sơ hình thành Đà Lạt.

Đây là một thông tin rất thú vị và bất ngờ về sự độc đáo của tuyến đường sắt đặt biệt trên toàn thế giới mà ĐĐ đọc được
Một thông tin buồn mà NTD mới nghe được từ các bậc tiền bối là VN đã bán 3 đầu máy xe lửa này cho Thuỵ Sĩ (nghe tin VN muốn bán là Thuỵ Sĩ mua ngay ). Sau đó vì tiếc quá nên mua lại với giá gấp ...10 lần giá bán để về... trưng bày :(
Nhiều thắc mắc chẳng biết tỏ cùng ai.

vnmission
16-12-2008, 20:01
Trong quá trình post bài, NTD có thắc mắc về một số địa danh : Quang-Si, Tourcham, Thanh-Moi, có tra trên mạng nhưng không thấy, NTD nhờ mọi người giải đáp giúp ạ.
Xin cảm ơn !

Tourcham thì NTD tiếp tục tìm nhé! Nếu tôi không nhầm, Quang-Si là Quảng Tây, Thanh-Moi là Thanh Mọi, địa danh (xã?) thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Nhờ loại "hoa cánh dài" thuộc sách đỏ của VN mà tôi tìm thấy địa danh này trên mạng:

http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=3165

Cheers!

Nguoitimduong
16-12-2008, 22:09
Tourcham thì NTD tiếp tục tìm nhé! Nếu tôi không nhầm, Quang-Si là Quảng Tây, Thanh-Moi là Thanh Mọi, địa danh (xã?) thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Nhờ loại "hoa cánh dài" thuộc sách đỏ của VN mà tôi tìm thấy địa danh này trên mạng:

http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=3165

Cheers!
Cảm ơn anh !
Theo em tìm thấy thì Tourcham là đồi Tour Chàm ở gần Tháp Chàm, Phan Rang, có lẽ nhà ga Tourcham được xây gần đây !

nam_hoa1
14-11-2011, 13:31
Cảm ơn anh !
Theo em tìm thấy thì Tourcham là đồi Tour Chàm ở gần Tháp Chàm, Phan Rang, có lẽ nhà ga Tourcham được xây gần đây !

Nhà ga TourCham chính là nhà Ga Tháp Chàm như đã được nhắc ở phần trên .
Đây là nhà ga đầu tiên của tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt . Một trong 3 tuyến đường sằt xe lửa ở Nam Phần đã biến mất hoàn toàn trong thực tế .
1 / Sai gòn đi Mỹ Tho
2/ Sài gòn - Lộc Ninh ( di tích còn lại cầu sắt ở Lái Thiêu )
3/ Tháp Chàm - Đà Lạt ( đoạn Sông Pha hay Krongpha đi Đà Lạt là đoạn răng cưa duy nhất ở Việt Nam )
Nay tất cả chỉ cỏn lại trong sách vở.

The smaller dragon
14-11-2011, 16:41
Namhoa đúng rồi! Tour, tiếng Pháp là "Tháp," và Cham là "Chàm." Ðây chẳng qua là một địa danh qua hai ngôn ngữ mà thôi.

Có điều thời Pháp thuộc thì phải gọi theo quyết định của chính quyền Ðông Dương, tức Tour Cham. Sau khi độc lập, thì chính quyền và người Việt phải bỏ tiếng Pháp đi chứ, nên địa danh được gọi theo Việt ngữ, tức Tháp Chàm.

Tem Tháp Chàm VNCH chưa kịp phát hành:

151415

nam_hoa1
06-02-2012, 09:00
157043



1) Chợ Bến Thành vào đầu 1900
2) Chemins de fer thời đó là " Trụ sở Hỏa xa Đông Dương " ,sau ngày giải phóng 1975 là Quận đường sắt 3 .Cho tới nay hình như vẫn không thay đổi cấu trúc xây dựng ban đầu .
3) Xa xa là những toa tầu điện chạy trong nội ô , chạy trên tuyến đường Trần Hưng Đạo -Lê Lợi - Nguyễn Huệ ( tên bây giờ ) .Chủ yếu phục vụ chuyên chở hành khách công cộng từ Chợ Lớn ra trung tâm mua bán SàiGòn
Xe chạy rất chậm có tiếng chuông leng keng nghe vui tai dọc suốt tuyến đường xe đi qua
4) Tuyến đường có hàng rào che chắn là tuyến xe lửa hàng hóa đi từ ga Sàigòn ra cảng Sàigòn
( trong hình tuyến xe lứa băng xéo ra đường Hàm Nghi để tới đường Nguyễn Tất Thành tên bây giờ ), chuyên bốc dỡ hàng hóa lên xuống từ các tầu biển ở kho 4, kho 5...)
5) Dưới tấm bảng " Chemins de Fer " rẽ về bên trái , khoảng năm 1966 - 1975 , chế độ SÀI GÒN dùng làm "Pháp trường cát " nơi xử bắn những nhà yêu nước , các thành phần cho là nguy hiểm của xã hội . Lần xử bắn nhiều nhất là 12 người (sau năm 1968 )
Chính vì thế , tòa nhà này hiện nay đang ở vị trí đắc địa , vị trí vàng nhưng
vẫn được bảo tồn như trong hình để làm chứng tích lịch sử .