PDA

View Full Version : Tài liệu nhìu kì ...hay ...hay ...


open
12-01-2009, 18:47
Những nhà làm vườn kỳ lạ

Trái đất là một hành tinh lạ. Rất nhiều loài động vật tồn tại và mỗi loài có một lợi ích khác nhau, có thể bổ sung, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Những nhà làm vườn kỳ lạ sẽ giúp chúng ta hiểu biết thêm về thế giới những loài vật.

Trong những cánh rừng nhiệt đới có rất nhiều cây tầm gởi. Đó là một loại cây sống ký sinh, hút nhựa và chất dinh dưỡng từ cây chủ. Nhưng làm thế nào mà loại cây này có thể phát tán ra nhiều cánh rừng và phát triển rất rộng trên khắp thế giới? Đó nhờ vào một loại chim, được gọi là chim tầm gởi. Loài chim này chuyên lột vỏ trái cây tầm gởi và nuốt phần ruột kết dính ở bên trong. Nhờ hệ tiêu hóa đã được biến đổi của con chim, hạt tầm gởi chỉ mất khoảng nửa giờ di chuyển từ mỏ đến hậu môn. Con chim chỉ làm một việc đơn giản là chùi hậu môn và hạt tầm gởi dính lại trên cây, khi gặp điều kiện thích hợp, hạt tầm gởi sẽ nẩy mần, hình thành một cây tầm gởi con.

26433

26434

Note; ai có tem về đề tài thì poss cho bà con cùng xem nhé ! :))

open
12-01-2009, 18:53
Giun đất là một sinh vật vô cùng hữu ích vì nó biến các chất hữu cơ thành phân trộn, thứ phân không thể thiếu đối với các nhà làm vườn. Phân giun đất rất tốt, có nhiều vitamin và khoáng chất rất cần cho cây phát triển. Giun có thể làm việc suốt ngày đêm và tiêu thụ hết tất cả chất hữu cơ từ lá cây đến xác các động vật.

26441

26442

open
12-01-2009, 18:59
Ong bắp cày cái không có cánh, nên nó phải bò lên cuống hoa để thu hút con đực bằng cách tỏa ra mùi hương là chất pheramon. Khi con ong bắp cày đực có cánh đáp xuống, nó sẽ dùng chân cắp con cái bay lên và giao phối trên không trung. Một loại hoa trông rất giống như con ong bắp cày và nó cũng tiết ra mùi hương giống như pheramon, điều này làm cho con ong bắp cày đực nhầm lẫn và cứ ra sức cắp cho được bông hoa bay lên. Con ong cứ đong đưa qua lại trong phạm vi của túi phấn kết dính. Phấn hoa đã dính trên lưng, nó lại bay đi tìm bông hoa khác. Vô tình nó để phấn hoa rơi vào cơ quan sinh sản của hoa cái khác. Quá trình thụ phấn của hoa được hình thành, tất cả nhờ vào sự cố gắng của con ong bắp cày.

26443

Không thấy tem.... huhuhuh..mọi người tìm zúp open nhé...huhuhuhu

Sung là một loại cây rất độc đáo vì hoa sung gần như hoàn toàn nằm trong trái, nên sự thụ phấn của nó rất cần đến con ong bắp cày. Con ong bắp cày nhỏ bé phải tìm cách mở một đường hẹp, đến nổi, nó phải bỏ lại đôi cánh. Tuy nhiên, nó vẫn có thể mang phấn đến trái khác vì phấn hoa được giữ trong những cái lỗ rỗng trên ngực. Ở bên trong quả sung, nó tìm nơi đẻ trứng, và trong suốt quá trình này, nó rắc phấn hoa lên cơ quan sinh sản của bông hoa cái. Nó dành trọn thời gian của đời mình sống trong những cây mà nó thụ phấn. Con của nó nở ra, lớn lên, thậm chí là kết bạn trong trái sung. Chúng chỉ rời khỏi ngôi nhà khi con đực đục một lổ trên thành trái, giải thoát cho thế hệ thụ phấn tiếp theo để con cái bay đi tìm những cây sung khác.

--->>> ít người dc thấy hoa sung...nên poss đỡ cây sung ..hihihiih...ai có thì đưa lên xem cùng nhé .Thank !

open
12-01-2009, 19:06
cây sung ...

26447

open
12-01-2009, 19:10
Hưu cao cổ là một nhà làm vườn chuyên tạo dáng cho cây, Chúng dùng cái lưỡi “cắt tỉa” thường xuyên nhằm tái tạo cảnh quan cho Châu Phi. Chúng rất thích ăn lá keo và có thể ăn đến 35 kg mỗi ngày. Với cái lưỡi dài đến 50cm, nên chúng ăn rất dữ dội. Trong nhiều năm được căt tỉa, những cây keo đã có hình dạng trong giống …cây dù. Chúng cứ cắt tỉa đến khi nào cái cổ cao của chúng không còn với tới những lá keo thì chúng đi tìm cây khác.

26448

---->>> k chơi mảng này nên ai có tem thì vui lòng úp lên cùng chiêm ngưỡng nhé. Thank !

open
12-01-2009, 19:16
Vượn gorilla có thể nhai 20kg thực vật mỗi ngày. Nó tiêu thụ hơn 200 loài thực vật, nhưng nó không phải là loài vật tham ăn. Nó chọn lựa, cắt tỉa cho cây mọc trong khắp cánh rừng giống như loài hưu cao cổ đã làm. Nó có thể nhớ nơi nó đã từng ăn và tránh đi đến những khu vực đó để giúp cây phát triển trở lại. Sự cắt tỉa cẩn thận của vượn gorilla giúp kích thích sự phát triển trong cánh rừng. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát tán hạt của cây. Hoạt động tìm kiếm thức ăn của chúng giúp gieo trồng các loại cây trong cánh rừng một cách thật khoa học.

26453

26449

26450

26451

26452

open
12-01-2009, 19:20
Với lịch sử phát triển hơn 50 triệu năm, loài kangaroo cổ xưa nhất sống trên thế giới có tên là hipssi, là một loài thú có túi bé nhỏ như chuột túi possum hay kangaroo. Nó rất thích ăn trái cây, khi trái cây dư thừa, nó chôn xuống đất . Mỗi mùa, nó có thể chôn hơn 700 loại trái cây khác nhau. Con hipssi lại có trí nhớ rất kém, nên những trái cây bị bỏ quên đã lên mầm, đôi khi nằm rất xa cây bố mẹ. Ở đây, những cây con sẽ sinh tồn rất tốt vì không cần cạnh tranh không gian sống, ánh nắng mặt trời và cả chất dinh dưỡng. Bằng cách trên, con hipssi đã giúp các cánh rừng tái sinh và phát triển không ngừng.

26457

26455

26456

open
12-01-2009, 19:24
Mối là loài vật có thể biến phân thành nấm. Một con mối chúa có thể đẻ 15 quả trứng trong một phút, các con mối con lại rất háu ăn. Rắc rối là các con mối con không thể tiêu hóa được gỗ, nên mối chúa phải tìm những đống phân trâu, bò hay voi để sinh sống. Khi những con mối đã no nê, chúng sẽ bò vào những khu rừng trồng nấm để “đi vệ sinh”. Trên phân chúng sẽ mọc lên một loại nấm trắng rất quý, giúp người làm vườn ở đây có thu nhập cao nhờ vào mối.

26460

26459

open
12-01-2009, 19:27
Kiến “chanh” là tên gọi một loại kiến mà nộc độc của nó cũng không khác gì chanh. Kiến chanh trú ngụ bên trong thân của một loài cây duy nhất mọc trong khu vườn mà người dân gọi là khu vườn của quỷ. Chúng bảo vệ ngôi nhà của mình trước bất cứ kẻ xâm hại nào, thậm chí là tấn công loại kiến càn lớn vốn là đối thủ nặng cân của chúng. Mục đích của chúng là tạo ra một khu vườn có loài cây mà chúng sinh sống. Chúng được trang bị một loại thuốc diệt cỏ rất mạnh và ngòi đâm dùng tấn công cả động vật và thực vật. Tiêm nộc độc là một loại axit vào lá cây có thể nhanh chống xua đi mọi đối thủ. Đàn kiến có thể phát quang một vùng đất rộng lớn khoảng 130 m vuông. Một khu vườn có thể có đến 15 ngàn con kiến chúa và khoảng 3 triệu con kiến thợ. Trong suốt thời gian hàng thế kỷ qua, loài kiến này miệt mài diệt cỏ dại và trồng cây chủ, mở rộng diện tích khai phá.

26462

26461

open
12-01-2009, 19:28
bùm ngủ òi..cả nhà ngủ ngon nhá ....

26463

hat_de
12-01-2009, 21:33
bùm ngủ òi..cả nhà ngủ ngon nhá ....

Ngủ đi ngủ đi
màn ra mắt ấn tượng quá
thiên nhiên thiệt có lắm điều kì diệu: cái vụ chim tầm gửi ngộ ghê, ở chợ hàng Hp bán loại sung cảnh cao ko quá đầu gối mà thân to và bao phủ bởi chao ôi là quả ... chuyện về con hispis cũng ngộ
chắc còn nhìu thứ thú vị và ko kém phần kinh dị đàng chờ được ra mắt ... ;)

open
13-01-2009, 06:47
Ếch cây xám châu phi

Ếch cây xám châu Phi có thể thích ứng với nhiệt độ khoảng 37 độ C. Lớp da của nó có khả năng chống mất nước nhiều hơn 35 lần so với các loài ếch khác. Khi những cơn mưa mùa trút xuống, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Khi con ếch cái nhảy xuống vũng nước, nó sẽ cố gắng hấp thu thật nhiều nước, sau đó nó sẽ trèo lên, giao phối cùng bạn tình ở bên trên và bắt đầu vào công việc dơ bẩn. Con ếch tiết ra chất nhờn từ da và dùng chân tạo thành bọt. Những con ếch đực khác cũng cùng tham gia vào hoạt động kết dính điên cuồng. Đúng là một công việc dơ bẩn, nhưng chúng sẽ không ngừng lại cho đến khi chất kết dính tạo thành một cái kén khổng lồ để con ếch cái đẻ khoảng 1.200 cái trứng vào trong đó. Và ngày hôm sau, mặt trời sẽ hong khô lớp bên ngoài của cái kén và bên trong, những con nòng nọc đang phát triển vẫn được ẩm ướt.

Sau 5 ngày, nòng nọc bắt đầu phát triển thành ếch con thì lập tức, những cái kén dơ bẩn cũng sẽ tan rã ra. Đối với loài ếch cây xám châu Phi, dơ bẩn và cực nhọc xây dựng tổ trong một đêm để bảo vệ ếch con khỏi kẻ thù thì cũng đáng.

26531

Không tìm dc đúng tem vể ếch xám châu phi, mọi người xem đỡ mấy con êch1 này nhé @:((

open
13-01-2009, 06:48
26532

26533

26534

open
13-01-2009, 06:59
Chim mỏ sừng trắng

Chim mỏ sừng trắng dùng chiếc mỏ của mình nhặt phân và bùn để tặng cho bạn tình xây tổ. Chiếc tổ của chúng khá kỳ lạ, chim mái xây dựng tổ có lối vào nhỏ đến nỗi nó cũng không vào được. Điều đó có nghĩa là khi xây dựng tổ thì chim mái đã ở trong tổ. Làm như thế với mục đích là tránh được những con thú ăn thịt và những tên trộm vặt cũng không thể vào để cắp trứng của nó. Chim mái sẽ tự nhốt mình trong chiếc tổ được làm bởi phân suốt 4 tháng trong quá trình sinh nở. Trong thời gian này, chim trống sẽ tìm thức ăn và mang về nuôi chim mái. Sau 4 tháng, cảm thấy con của nó đã lớn và có khả năng tự chăm sóc mình thì nó phá vỡ chiếc tổ để bay ra.

26536

26537

---->>> nhớ là có 1 block rất đẹp...nhưng tìm mãi không ra ..hix...

open
13-01-2009, 07:04
ONG MẬT

Quá trình đầu sản xuất mật của ong khá sạch sẽ. Con ong hút những giọt mật ngọt ngào từ những cánh hoa. Mỗi ngày, một con ong có thể viếng thăm đến 1.500 cánh hoa và mang về một lượng mật hoa bằng trọng lượng cơ thể được chứa trong ngăn dạ dày thứ 2. Mọi việc sẽ trở nên rất dơ bẩn khi con ong quay về tổ. Chúng sẽ tìm những con ong thợ trẻ tuổi hơn vì ong mật cần những con ong thợ chọc vào cuốn họng của mình để hút mật ra. Sau đó, những con ong hút mật lại rời khỏi tổ để đi tìm những bông hoa khác để mặc những con ong thợ lo liệu. Bằng cách nôn mật ra rồi nuốt vào khoảng 50 lần, con ong thợ mới có thể tiết đủ enzim để làm cho mật đặc lại và chúng cũng dùng cánh quạt cho hơi nước trong mật bay đi, như thế mới giữ mật được lâu. Khi mật đã đạt độ đặc nhất định, con ong lại nuốc vào rồi lại phun ra trong những ngăn của tổ, cất giữ mật ở nơi an toàn và sạch.

26543

26538

26539

26540

26541

26542

open
13-01-2009, 07:11
Kền kền

Công việc chủ yếu của kên kên là thu dọn xác chết. Hay thay, những kẻ chuyên thu dọn xác thối này lại hoàn toàn thích ứng với công việc dơ bẩn mà nó đang làm. Cái đầu trọc của con kên kên hoàn toàn thích hợp khi nó cố thọc sâu vào trong xác thối. Cái đầu không có lông nên không bị dính bẩn hay giữ lại vi khuẩn gây bệnh. Thịt thối có thể gây ra tiêu chảy hoặc sốt thương hàn, nhưng những con chim kên kên lại chẳng gặp hề hấn gì. Dịch vị của chúng có khả năng tiêu diệt hầu như mọi loại vi khuẩn. Nếu chúng bước lên vật gì đó gây khó chịu thì công việc tiếp theo là chúng phun nước tiểu có chứa axit lên đó để tiêu diệt hầu hết vi khuẩn bám ở bàn chân.

26544

26545

26546

26547

26548

26549

26550

26551

26552

open
13-01-2009, 07:19
có cái này thấy ngồ ngộ...đưa lên cho VS cùng tham khảo ...:-*

Bí ẩn những vụ tự sát tập thể ??...??

Một đàn cừu bỗng dưng "rủ nhau" nhảy xuống vực sâu, cả bầy cá heo thi nhau nhảy lên bãi biển, hàng ngàn con chuột cùng nhau lao mình xuống làn nước lạnh… Nếu như đấu tranh sinh tồn là quy luật của cuộc sống vạn vật trên trái đất, thì hiện tượng một số loài tự tìm đến cái chết hàng loạt là điều kỳ lạ mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được cặn kẽ.

26553

Ngày 26/8/2007, tại tỉnh Van phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ ở gần Iran, hàng ngàn con cừu đã theo con đầu đàn nhảy xuống một khe núi để... chết. Tổng cộng 450 con đã chết trước sự bất lực của những người chăn cừu. Chúng đã nhảy từ độ cao 15 mét xuống vực sâu. Những chú cừu xấu số này sau đó lại trở thành tấm đệm cứu thoát được khoảng 1.100 con khác cũng lao xuống theo.

:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:(:((:((:((:((:(( :((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((

Trong những thập kỷ qua, tại nhiều vùng khác nhau trên thế giới, người ta thường chứng kiến những cuộc "tự sát tập thể" của các loài cá heo, cá mập và đặc biệt là những con cá voi khổng lồ trên các bãi biển. Cư dân vạn chài ở vùng Nam và Bắc Mỹ, Nam Ohio, quần đảo Tasmania của Australia và cả Nhật Bản... từng chứng kiến nhiều trường hợp hàng chục con cá voi hay cá heo rủ nhau cùng tìm đến cái chết, thường vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 hằng năm. Vụ tự tử lớn nhất của loài động vật biển này xảy ra vào ngày 18/11/1998, tại vùng biển New Zealand, hơn 300 con cá heo từ đại dương đã lao mình lên bãi cát, nằm phơi mình trước những ánh mắt hiếu kỳ của du khách. Điều kỳ lạ là khi người ta cố gắng đẩy chúng xuống nước thì chúng lại cứ ngoi lên, tựa hồ như chúng cố tình muốn chết. Dưới sức nóng của ánh nắng mặt trời và bị đè bẹp bởi trọng lượng bản thân, lũ cá heo dần dần không cử động được nữa. Vì không thể nâng lồng ngực lên để thở nên chúng đã chết ngạt sau một thời gian ngắn.

Hành vi tự sát tập thể không chỉ là hiện tượng lạ đối với cá heo hay cá voi mà còn tìm thấy ở loài chuột. Các nhà động vật học đã ghi nhận: Vào đầu tháng 5/1995, trên một vùng rộng chừng 10.000km2 ở khu vực tự trị Tân Cương (Trung Quốc) đã xảy ra hiện tượng chuột tự sát tập thể. Ở đây có loài chuột đồng mắt rất to, dân chúng gọi là "quỷ mắt lồi". Chúng kéo đến các ao, hồ, từng đôi một cắn đuôi nhau lao mình xuống nước tự tử. Chỉ vài hôm sau, tại tất cả các ao hồ trong vùng, xác chuột nổi kín mặt nước.

Trong thế giới tự nhiên, lạ lùng nhất có lẽ là cách tự sát tập thể vì đồng loại của loài mối Globitermes sulfureus. Khi một đàn kiến xâm nhập tổ, các chú mối thợ phản ứng như những quân nhân quyết tử trước kẻ thù. Bắt đầu từ vòng bảo vệ ngoài, lần lượt vào đến trong, chúng đồng loạt co cơ bụng cho đến khi cơ thể bị nứt ngang cổ, phóng ra một giọt nhựa dính. Kiến bị vướng chân trong chất nhựa dính này và chết tại chỗ. Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được rằng mối có ý thức được hành vi tự sát của mình hay không nhưng chúng đã thực sự hy sinh thân mình để bảo vệ mối chúa. Điều này đồng nghĩa với việc bảo vệ giống nòi bởi những chiến binh mối, như các côn trùng thợ khác, không bao giờ sinh sản.

Thử đi tìm nguyên nhân

Điều gì đã khiến một số loài động vật rủ nhau cùng tìm đến cái chết? Nhiều giả thuyết được đặt ra trước hiện tượng tự tử tập thể này, nhưng không mang tính thuyết phục. Chẳng hạn như, với vụ tự sát tập thể của đàn cừu hàng ngàn con ở Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra gần đây nhất. Theo tờ nhật báo Radikal của Thổ Nhĩ Kỳ thì nguyên nhân chính của vụ này là do những người chăn cừu ở làng Ikizler trong một thời gian dài đã lơ là việc chăn dắt, để cho chúng phải chịu nhiều đói rét và kết quả là cuộc tự sát của cả bầy cừu. Tuy nhiên, lý giải này không được đông đảo giới khoa học đồng thuận, bởi người ta cho rằng dù có thế nào thì bản năng sinh tồn cũng chi phối mạnh mẽ cuộc sống của vạn vật. Ở Australia, nơi thường xuyên diễn ra những màn tự sát của động vật biển, người ta đã thành lập một tổ chức chuyên nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này. Cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn đang mải miết làm việc. Bộ trưởng môi trường liên bang Australia, một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu này cho biết: "Hiện tượng cá voi tự sát tập thể diễn ra khá thường xuyên dọc theo bờ biển Tasmania và ở eo biển nối với Australia vào thời điểm này trong năm, cũng như ở New Zealand, nhưng thật không may cho đến giờ chúng ta vẫn chưa biết chính xác tại sao điều đó lại xảy ra". :((:((:((

Đối với một số loài động vật, như loài mối, loài bọ cạp..., một số nhà sinh vật học cho rằng, bản thân chúng sinh ra đã mang trong mình "gen tự sát". Việc cùng tìm đến cái chết trong một số hoàn cảnh nào đó giống như một hành động theo bản năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với sự chọn lọc tự nhiên, sao cho có lợi nhất cho nòi giống.

Kinh nghiệm dân gian lại khẳng định hiện tượng loài vật nào đó tự sát tập thể là dấu hiệu báo trước một hiểm họa thiên nhiên lớn sắp xảy đến như động đất, sóng thần, bão lốc... Có quan điểm khoa học cho rằng hiện tượng này là biểu hiện của quy luật tự nhiên về cân bằng sinh thái: loại bỏ số khẩu dư thừa trong một cộng đồng. Như sự tự sát của những con chuột ở Na Uy chẳng hạn. Chúng ý thức được tình trạng thiếu thốn thức ăn nên đã tự nguyện nhận lấy cái chết để những con còn lại không bị chết đói. Tuy nhiên, cơ chế nào dẫn đến hành động tự sát tập thể của những loài vật này và hành động đó thực sự "có ý thức" hay không thì cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn.

hat_de
13-01-2009, 07:33
Thử đi tìm nguyên nhân


gk cũng hay để mắt tới các hiện tượng đó, và chưa thấy cách lý giải nào thuyết phục, với các voi có thể nêu 1 giả thiết mà có thể trên đời nầy nhìu người biết xong nó thuộc vìa bí mật quân sự nên chẳng thấy quốc gia nào nói cả

Cá voi cá heo ... là những loài sử dụng siêu âm để liên lạc, điều ấy có nghĩa là tác động vào đời sống của loài sinh vật nầy có cả sóng siêu âm .... tàu ngầy hay các khí tài quân sự vớ vỉn nào đó, cố hình hay hữu ý đều có thể tạo ra những thứ như kiểu sóng siêu âm vì mục đích x y z mà 1 trong số những hiệu ứng của nó là gấy củ chuối lên lũ cá ... vượt khỏi cái biển sóng siêu âm đó ko có cách nào là ta phi đại lên cạn thử xem ... nếu như vậy thì việc phi lên cạn chỉ là 1 trong những sự lựa chọn thoát khỏi địa ngục siêu âm ... càng nhiều giải thiết mơ hồ và các nguyên nhân xa với tới quân sự và tránh được dư luận ... chẳng ông nào dại gì lộ ra những thứ liên quan tới quân sự cả

Hành vi tự sát tập thể của các heo voi theo mình có thể có 1 giải thiết như đã nêu ... hy vọng là ko ai nhớ tới và nghiên cứu tới ... cho dù có nhìu thế hay nhìu nữa các vụ tự sát thì cũng phải chấp nhận thui ... bánh xe tri thức loài người có thể nghiến nhầm lên nhiều kẻ gây ra thảm cảnh trong cái kiếp sống nầy âu cũng là quy luật của sự phát triển ....

em mà nghe tiếng cửa sắt hay kim loại ... kính cọ vào nhau em cũng nhảy qua cửa sổ í chứ ... hầu như bất kì loài nào cũng có 1 hiện tượng na ná như vầy ... đừng bác nào chơi tem hén :D

open
13-01-2009, 10:03
Cá đuối

26641

Theo công bố của một nhà khoa học Australia vào tháng 7 vừa qua, loài cá đuối khổng lồ mà các nhà khoa học vẫn gọi thực chất là hai loài tách biệt với các tập tính cũng như môi trường sống khác nhau. Loài cá đuối phổ biến hơn có kích cỡ nhỏ hơn và cũng dễ quan sát được hơn. Chúng thường xuất hiện ở gần bờ biển. Tuy nhiên loài thứ hai có kích cỡ lớn hơn vẫn chưa được biết đến nhiều. Chúng thường tránh tiếp xúc với con người, dường như chúng có kiểu di trú theo bầy lớn. (Ảnh: Andrea Marshall)

26642

Nghiên cứu của Marshall đã được Quỹ Cứu trợ đại dương đặt tại Thụy Sĩ tài trợ. Bà nói: “Thật may mắn là dường như Mô-zăm-bic là nơi duy nhất mà chúng ta có thể quan sát cả hai loài chung sống với nhau trên cùng một rặng san hô”.

Mặc dù phần lớn thời gian Marshall đều ở dưới nước, bà cũng dành nhiều giờ thu thập dữ liệu trên toàn thế giới để tìm kiếm bằng chứng chứng minh rằng hai loài cá đuối là khác biệt.

Marshall đã mua các bằng chứng từ phòng thí nghiệm AND và các làng chài tại Indonexia nơi cá đuối khổng lồ di cư thường bị bắt.

Rachel Graham thuộc Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã tại Punta Gorda, Belize, rất ất tượng với nghiên cứu của Marshall – một trong những nghiên cứu lâu dài nhất từng được thực hiện về loài cá đuối.

Bà nói: “Chúng tôi cực kỳ hứng thú với nó. Nghiên cứu thực sự đi sâu và tôi cho rằng phần lớn mọi người đều đã bị thuyết phục”.

26643

Thử thách bảo tồn

Khám phá về loài cá đuối mới sẽ mang đến thêm nhều thử thách với những người tìm kiếm phương pháp bảo vệ loài cá đuối dễ bị tổn thương nhưng lại có chu kì sinh sản chậm.

Loài cá đuối khổng lồ có kích cỡ nhỏ hơn đang bị đe dọa bởi khu vực sống của chúng bị hạn chế.

Marshall cho biết: “Nếu ai đó đến bờ biển hay quần đảo rồi đánh bắt cá, thì quần thể cá đuối khổng lồ sẽ bị xóa sổ chỉ trong vòng một hoặc hai năm”.

“Điều này sẽ gây ra thảm họa tuyệt chủng khu vực có thể xảy ra tại Vịnh California”.

26644

Loài cá đuối di cư cũng có những thử thách riêng của chúng. Chúng không có bất cứ một ranh giới nào, nên nỗ lực bảo vệ chúng cần phải có sự phối hợp phức tạp giữa nhiều quốc gia và tổ chức khác nhau.

Marshall cho biết: “Cả hai loài cá đuối đều phải đối diện với các vấn đề khác nhau liên quan đến quản lý bảo tồn. Chúng ta cần phải hiểu được nguy cơ đối với mỗi loài”.

26645

open
13-01-2009, 10:12
Trí nhớ của voi giúp chúng sống sót trong cuộc chiền sinh tồn . "em voi" đâu gùi...ra đây mà xem này ....hihihihih:))

Trong môi trường mà hạn hán thường xuyên xảy ra, những đàn voi được dẫn dắt bởi con cái nhiều tuổi có cơ hội sống sót cao, bởi chúng có thể nhớ những nơi dồi dào thức ăn và có nguồn nước.

Theo các chuyên gia, hạn hán sẽ trở nên phổ biến hơn tại châu Phi do tình trạng nóng lên của khí hậu toàn cầu. Trong bối cảnh đó, chỉ có những loài động vật có kinh nghiệm đối phó với hạn hán mới có thể tồn tại lâu dài.

Các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Hiệp hội động vật London tìm hiểu vấn đề bằng cách theo dõi tỷ lệ sống sót của voi con trong ba đàn voi ở công viên Tarangire trong đợt hạn hán năm 1993.

Họ nhận thấy số voi con chết chiếm 20% tổng số lượng ở ba đàn - cao hơn nhiều so với mức 2% trong những năm không có hạn hán. Tuy nhiên, hai đàn voi rời bỏ công viên có tỷ lệ tử vong ở voi con thấp hơn nhóm ở lại. Hai con cái đầu đàn của chúng có tuổi là 38 và 45, trong khi tuổi của con đầu đàn còn lại là 33.

26646

Nhóm nghiên cứu tin rằng những con voi già có khả năng ghi nhớ đợt hạn hán khủng khiếp trước đó - kéo dài từ năm 1958 tới 1961. Vào thời điểm đó, hai con đầu đàn rời bỏ công viên quốc gia đã đủ lớn để nhớ các sự kiện, trong khi đó thủ lĩnh của đàn ở lại công viên chào đời vào năm 1960 nên không thể nhớ được gì.

"Chúng tôi suy luận ràng tuổi tác và những ký ức của hai con cái đầu đàn rời bỏ công viên đã tạo nên sự khác biệt lớn so với đàn ở lại. Chúng nhớ được những nơi có nhiều thức ăn và nguồn nước, nhờ đó mà lũ voi con không bị đói và khát", tiến sĩ Charles Foley, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.

26647

Các nhà nghiên cứu cho rằng nhóm thứ ba không rời khỏi công viên vì con cái già nhất trong đàn của chúng không biết nơi có thức ăn và nước uống bên ngoài công viên.

Theo tiến sĩ Charles, trong bối cảnh hạn hán ngày càng trở nên phổ biến như hiện nay, bảo vệ những con cái đầu đàn giàu kinh nghiệm là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong công tác bảo tồn loài vật này.

26648

26649