PDA

View Full Version : Năm Con trâu, tìm hiểu về ca dao, thành ngữ, tục ngữ về Trâu.


Hoang Thy
26-01-2009, 08:28
Năm Chuột đã trôi qua, Tết con Trâu đã đến. Con Trâu là biểu tượng văn hóa Việt Nam, Trâu con là con vật gần gũi, thân thương nhất với người nông dân, là biểu tượng đẹp của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Là người Việt Nam, không ai không biết đến những câu ca, tục ngữ chan chứa tình cảm yêu thương này.
Mời tất cả các bạn dành chút thời gian nhớ lại những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về Trâu nhé. Hoang Thy mở màn nha.
1/ "Trâu ơi ta bảo trâu này.
Trâu ra ngoài ruộng cấy cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia.
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bong
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".
2/ "Con trâu là đầu cơ nghiệp",
3/ Ruộng sâu, trâu nái".

Mời các bạn tiếp tục tham gia. HT không có Tem về con Trâu, ai có tem Trâu thì post lên cái nhé.
4/...

zodiac
26-01-2009, 08:54
Năm Chuột đã trôi qua, Tết con Trâu đã đến. Con Trâu là biểu tượng văn hóa Việt Nam, Trâu con là con vật gần gũi, thân thương nhất với người nông dân, là biểu tượng đẹp của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Là người Việt Nam, không ai không biết đến những câu ca, tục ngữ chan chứa tình cảm yêu thương này.
Mời tất cả các bạn dành chút thời gian nhớ lại những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về Trâu nhé. Hoang Thy mở màn nha.
1/ "Trâu ơi ta bảo trâu này.
Trâu ra ngoài ruộng cấy cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia.
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bong
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".
2/ "Con trâu là đầu cơ nghiệp",
3/ Ruộng sâu, trâu nái".

Mời các bạn tiếp tục tham gia. HT không có Tem về con Trâu, ai có tem Trâu thì post lên cái nhé.
4/...

3/ "Ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng":x

huuhuetran
04-02-2009, 06:10
Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

zodiac
04-02-2009, 09:36
e nghe các bà mẹ ru con như vầy :D
" Dí dầu dí dẩu dí dâu dí qua dí lại dí trâu vô chuồng, vô chuồng rồi trâu giận trâu trở ra, ta lại dí trâu vô chuồng....."

(dí tới sáng) :D

tiny
04-02-2009, 16:32
Lượm lặt đó đây:

1. Chẳng tham lắm ruộng nhiều trâu
Tham vì ông lão tốt râu mà hiền

2. Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi
Mua trâu xem vó, mua chó xem chân

3. Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cầy vợ cấy con trâu đi nằm

4. Đường về đêm tối canh thâu
Nhìn anh tôi tưởng con trâu đang cười

5. Thiệt tình hỏng phải ba hoa
hôm qua tui thấy con gà đá trâu.....

6. Gà đá trâu bao lâu mới thắng
trâu đá gà què cẳng con trâu

7. Ai nói chăn trâu là khổ??
Tôi chăn nàng còn khổ hơn trâu.

8. Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Mồng mười tháng tám trở về chọi trâu.

9. Đêm qua kẻ trộm vào nhà,
Làm thinh chợp mắt để mà mất trâu.
Nằm đây chớ chẳng ngủ đâu,
Thức mà giữ lấy con trâu con bò.
Nằm đây nào đã ngủ cho,
Thức mà giữ lấy con bò con trâu.

10. Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn cho béo trâu cày cho sâu.
Ở đời khôn khéo chi đâu,
Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần.

11. Chăn trâu chả biết mặt trâu
Trâu về cầu Cậy biết đâu mà tìm.

12. Ầu ơ... Ví dầu ví dẫu ví dâu
Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng

13. Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà
Tháng ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm…

14. Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày giữ nghiệp nông gia.
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công!
Bao giờ cây lúa còn bông,
thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.
“Con trâu là đầu cơ nghiệp

15. Trâu năm sáu tuổi còn nhanh,
Bò năm sáu tuổi đã tranh về già,
Đồng chiêm xin chớ nuôi bò,
Mùa đông tháng giá, bò dò làm sao!

16. Trên trời có đám mây xanh (4)
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng
Ước gì ta lấy được nàng
Hà Nội, Nam Ðịnh sửa đàng rước dâu
Thanh Hóa cung đốn trầu cau
Nghệ An thì phải thui trâu mổ bò
Phú Thọ quạt nước hỏa lò
Hải Dương rọc lá giã giò gói nem
Tuyên Quang nấu bạc đúc tiền
Ninh Bình dao thớt Quảng Yên đúc nồi
An Giang gánh đá nung vôi
Thừ Thiên Đà nẵng thổi xôi nấu chè
Quảng Bình Hà Tĩnh thuyền ghe
Đồng Nai Gia Dịnh chẻ tre bắc cầu
Anh mời khắp nước chư hầu
Nước Tây nước Tàu anh gởi thư sang
Nam Tào Bắc đẩu dọn đàng
Thiên Lôi La Sát hai hàng hai bên

17. Trời mưa trời gió đùng đùng
Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu
Gánh về trồng bí trồng bàu
Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà.

18. Nam mô Bồ Tát
Chẻ lạt đứt tay
Đi cày trâu húc
Đi súc phải cọc
Đi học thày đánh
Đi gánh đau vai
Nằm dài nhịn đói

19. Nước giữa dòng chê trong, chê đục
Vũng trâu đầm hì hục khen ngon

20. Đời vua Thái Tổ - Thái Tông
Lúa mọc đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.

21. Thất là mất
Tồn là còn
Tử là con
Tôn là cháu
Lục là sáu
Tam là ba
Gia là nhà
Quốc là nước
Tiền là trước
Hậu là sau
Ngưu là trâu
Mã là ngựa

22. Trai thì cày ruộng khiển trâu
Gái thì phải biết bổ cau têm trầu

23. Trăm năm còn có gì đâu
Miếng trầu liền với con trâu một vần

24. Trâu bò được ngày phá đỗ
Con cháu được ngày giỗ ông

25. Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết

26. Trâu đồng ta ăn cỏ đồng ta
Tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm

27. Trâu kia kén cỏ bờ ao
Anh kia không vợ đời nào có con
Người ta con trước, con sau
Thân anh không vợ như cau không buồng
Cau không buồng như tuồng cau đực
Trai không vợ cực lắm anh ơi
Người ta đi đón, về đôi
Thân anh đi lẻ, về loi một mình

28. Của chua ai nấy cũng thèm
Em cho chị mượn chồng em vài ngày
Chồng em đâu phải trâu cày
Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm

29. Dầu bông bưởi, dầu bông lài
Xức vô tới Tết còn hoài mùi cứt trâu

30. Dù ai buôn bán nơi đâu
Mồng Mười, tháng Tám chọi trâu thì về

31. Ðàn đâu mà gảy tai trâu
Ðạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi

32. Thương nhau vì nợ vì duyên
Trâu đôi chi đó, thổ điền chi đây

33. Nghĩ xa rồi lại nghĩ gần
Làm thân con nhện mấy lần vương tơ
Về đâu trong đục mà chờ
Hoa thơm mất tuyết , nương nhờ vào đâu
Số em giàu, lấy khó cũng giàu
Số em nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo
Phải duyên phải kiếp thì theo
Giàu ăn khó chịu, lo gì mà lo

34. Chẳng qua số phận long đong
Cột trâu, trâu đứt, cột tròng, tròng trôi.

35. Lao xao gà gáy rạng ngày
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.
Bước chân xuống cánh đồng sâu
Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu đi cày.
Ai ơi! bưng bát cơm đầy
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng

zodiac
04-02-2009, 19:45
29 ko hỉu lắm #:-s


giải thích nhá
theo e hỉu dân gian có câu " bông hoa lài cắm bãi phân trâu" :">

nên có lẽ sáp vào bông bưởi( mới nghe nói), bông lài là .....:D

manh thuong
05-02-2009, 06:29
Con vợ khôn lấy thằng chồng dại
Như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu

Mười năm vác sách theo thầy
Năm thứ mười một vác cày theo trâu

Trâu ui tao bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày mình trâu
Cấy cày là việc con trâu
Tao còn bận nhậu, còn lâu mới cày

Đăng đàn để được thọ lâu
Post bài loạn xị hơn trâu đi cày
Gió đưa cành trúc lay lay
Vợ, trâu đi cày, chồng mãi ... enter :))
Gió thổi cành trúc bơ phờ
Trâu đã lên bờ, chồng vẫn ... spam. :))

huuhuetran
05-02-2009, 09:55
Con trâu có một hàm răng,
Ăn cỏ đất bằng, uống nước bờ ao
Khi xưa mầy ở với tao
Bây giờ mầy chết tao cầm dao xẻ thịt mầy
Thịt mầy tao nấu linh binh
Da mầy bịt trống tụng kinh trên chùa
Sừng mầy tao tiện con cờ ,
Cán dao cán mác, lược dầy lược thưa!

zodiac
05-02-2009, 10:10
anh nghĩ ko thể thế được, lài cũng rất thơm, ko phải vì có bông bưởi mà bông lài ko thơm nữa. Lài còn ướp trà, bưởi đâu có ướp, ví lài là phân hóa ra các cụ xưa uống trà ướp phân à =P~

chài
người xưa nói ví von châm biếm vậy thoai
chứ có nói nghĩa đen đâu :D

zodiac
05-02-2009, 10:20
Kỷ Sửu nói về Trâu qua Thơ Văn

Thứ hai, 19 Tháng 1 2009 14:41

(Sưu tầm trên mạng)

1/ Trâu trong tục Ngữ Ca Dao

“Rủ nhau đi cấy đi cầy,
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu,
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa”.

“Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cầy với ta,
Cầy cấy nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Khi nào cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

Lời Ca dao sao mà êm đềm thân thương thế, vẽ lên một bức tranh quê đơn sơ mộc mạc, nhưng không kém phần thi vị dễ thương. Phải có sợi giây chân tình giữa người và vật mới thốt lên những lời thơ ấy.

Người viết không là nhà động vật học luôn truy tìm nghiên cứu về loài vật, cũng không phải tử vi gia nghiên cứu xem vận mạng của Quí Vị có phù hợp với con Giáp trong năm hay không. Việc này đã có nhiều người bàn luận tiên đoán rất nhiều trên truyền thanh, báo chí…đôi lúc rất sôi nổi hào hứng về các nhân vật nổi tiếng nữa.

Năm nay Kỷ Sửu-năm con Trâu-con vật đứng thứ nhì trong 12 Giáp. Nhân dịp Xuân về, người viết chỉ muốn cùng Quí Vị tìm theo dấu vết Trâu trong thơ văn - một con vật gần gũi, thân thương nhất của người dân quê Việt nam trong loài gia súc như : chó, mèo, gà, heo, bò, ngựa ….

Trâu còn được gọi là Sửu hay Ngưu theo Hán tự, chính là người bạn sớm tối đói no cùng người dân quê xưa. Đúng vậy, vì nuôi Trâu không phải để làm cảnh, vui chơi ôm ấp…mà để đóng góp trong cuộc sống chân lấm tay bùn:

- Con trâu là đầu sự nghiệp.
- Làm ruộng phải có trâu, làm giàu phải có vợ.

Vì thế mua Trâu người ta chọn lựa, đắn đo kỹ lưỡng:

- Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà,
Trong ba việc đó ắt là khó thay.

- Muốn giàu thì nuôi trâu cái,
Muốn lụn bại thì nuôi bồ câu.

- Thứ nhất vợ dại trong nhà,
Thứ nhì trâu chậm, thứ ba rựa cùn.

“Nái, vó, giống, nòi” đều quan trọng, nhưng cũng cần phải khoẻ, vì ngoài công việc đồng áng, trâu còn kéo xe, đạp lúa sinh sản giống tốt:

- Mua trâu xem nái, lấy gái chọn dòng,
- Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi.

Từ gần gũi thân thương nhất trong gia súc, phát sinh nhiều thành ngữ, tục ngữ răn đời đơn sơ thâm thúy như:

- Trâu chậm uống nước đục
- Đầu trâu mặt ngựa
- Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
- Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết
- Đàn gảy tai trâu
- Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu
- Trâu cày không có, trâu ăn lúa lại đông
- Trâu lành không ai cắt cỏ, trâu ngã lắm kẻ cầm dao
- Trâu chết để da, người ta chết để tiếng
- Cứt trâu để lâu hoá bùn…

Trong Ca dao còn phong phú hơn nhiều:

- Trâu ta ăn cỏ đồng ta,
Tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm.

- Trâu buộc ghét trâu ăn,
Quan võ lại ghét quan văn quần dài.

- Nghé ơi ta bảo nghé này,
Nghé ăn cho béo, nghé cầy cho sâu.
Ở đời khôn khéo chi đâu,
Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần.

- Trâu kia kén cỏ bờ ao,
Anh kia kén vợ khi nào có con.

- Trâu, dê lúc chết tế ruồi,
Sao bằng lúc sống ngọt bùi là hơn.

- Phình phình lớn giữa lớn ra,
Mẹ ơi con chẳng ở nhà được đâu,
Ở nhà làng bắt mất trâu,
Cho nên con phải đâm đầu ra đi.
(tục xưa con gái chửa hoang phải đền trâu cho làng)

- Một trâu anh sắm đôi cầy,
Một chàng đôi thiếp có ngày oan gia,
Chàng ơi chàng bỏ em ra,
Nhẽ đâu một ổ đôi gà ấp chung.
(các bà không muốn người đắp chăn bông kẻ lạnh lùng )

Đôi lúc lại còn xót xa, bạc bẽo, chua chát thế thài nhân tình hơn:

- Công anh chăm nghé bây lâu,
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cầy?
- Phù thủy, thày bói, lái trâu,
Nghe ba anh ấy đầu lâu không còn.


2/ Trâu trong truyện xưa tích cũ và thơ văn

Lục súc tranh công kể lại 6 con vật : trâu, bò, dê, lơn, gà, ngựa tượng trưng cho 6 Vị quan đầu triều tranh nhau công trạng và ai cũng cho mình đóng góp nhiều công sức hơn cho Dân Nước. Hãy nghe quan Sửu kể công:

- Trâu mỏi mệt trâu liền thăn thỉ (năn nỉ)
Một mình trâu ghe nỗi gian nan,
Lóng canh gà vừa mới gáy tan,
Chủ đã gọi thằng chăn vội vã….
Từ tháng giêng cho tới tháng chạp,
Kế Xuân, Hè, nhẫn đến Thu, Đông,
Việc cầy bừa nông cụ vừa xong,
Lại xe gỗ giầm công liên khói

Bà Huyện Thanh Quan nữ sĩ đa tài, nổi tiếng qua nhiều bài thơ như : Qua Đèo Ngang,

Thăng long hoài cổ, Chiều hôm nhớ nhà…

- Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn,
Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng mục tử lại cô thôn….

Bà còn lưu lại nhiều giai thoại nhẹ nhàng lý thú nhân khi ông Huyện vắng nhà, bà đã phê vào tờ đơn thày Hương Cống xin phép mổ trâu giỗ bố trong lúc đang thiếu trâu cầy :

- Người ta thì chẳng đuợc đâu,
‘Ừ’ thì ông Cống làm trâu thì làm.

Học Lạc nhà nho nghĩa khí Miền Nam, không chịu hợp tác với Pháp, làm bài thơ trào phúng Vịnh con trâu, chế diễu những kẻ xu thời, nghêng ngang mũ áo, nham nhở như phường tuồng theo gót ngoại xâm :

- Mài sừng cho lắm cũng là trâu,
Nghĩ lại mà coi thực lớn đầu,
Trong bụng lam nham ba lá sách,
Ngoài cầm lun phún một chòm râu.

Kẻ theo giặc chỉ là những con cờ thí, bị vắt chanh bỏ vỏ sau khi không còn dùng được nữa. Tú Mỡ nhà thơ trào phúng nổi tiếng, đặt cho hạng người này cái tên Ngài trâu như trong cuộc Chọi Trâu chí tử: con thua phanh thây nằm đó, con thắng mũ lọng nghênh ngang rước về làng làm lễ sát tế cúng Thành hoàng:

- Tưởng rằng danh giá những gì,
Kiếp trâu khốn nạn vẫn là kiếp trâu,
Nào người qúi hóa gì đâu,
Rước về làm thịt xúm nhau người sài.
Lắm anh danh vọng trên đời,
Chung qui cũng chỉ như Ngài Trâu thôi.

Phải chăng Nhà thơ Nguyễn huy Thiệp khắc khoải than thở cuộc sống ‘Trâu cầy’ đời người qua hình ảnh con trâu ?

- Sinh ra làm kiếp con trâu,
Suốt đời tăm tối dãi dầu nắng mưa,
Thân tôi cổ cầy vai bừa,
Nào thừng buộc, nào mõ khua rộn ràng,
Xin ông, ông cứ nhẹ nhàng,
Tôi xin nộp đủ thóc vàng cho ông.

Trong những tháng năm thơ ấu, tôi luôn nhớ hình ảnh đơn sơ tràn đầy kỷ niệm bài học trong Quốc văn giáo khoa thư: “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ. Đầu đội nón mê như lọng che, tay cầm cành tre như roi ngựa, ngất nghểnh ngồi trên mình trâu, tôi nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn trên đám cỏ…. ”

“Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ. " cũng là lời bài hát quen thuộc của Phạm Duy, mà thưở bé nhiều người trong chúng ta vẫn nghêu ngao hát cách khoái chí. Diễn tả niềm vui đơn sơ của những người thích hưởng thú thanh nhàn, tìm ra niềm vui đơn gỉan trong công việc.

Hay say mê truyện Con Trâu của Trần Tiêu – một nhà văn có biệt tài mô tả loài vật –mà ông nhân cách hoá phản ảnh về cuộc sống vất vả của con người.

… Gần đây nhất, Trâu còn nhảy vào nghệ thuật điện ảnh qua phim Mùa len Trâu do Nguyễn Võ Nghiêm Minh đạo diễn, phóng tác theo tập truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam. Nhìn trong phim, đàn trâu hàng trăm con lướt đi như vũ bão trên cánh đồng mênh mông ngập nước, cho ta thấy một cuộc sống cuốn trôi tàn bạo, nhưng cần thiết cho đời sống kinh tế nông nghiệp người dân Miền Tây. Hy vọng hình ảnh này sẽ xuất hiện trong năm Kỷ Sửu 2009, để thấy từng đàn trâu can trường dũng mãnh giúp cho nhà nông chân lấm tay bùn.

Tuy kẻ viết bài không phải là thiền sư hay thiền giả, nhưng thường thảnh thơi ngồi thiền, qui hướng nội tâm, sực nhớ lời khuyên trong Phật giáo Thiền Tông qua bức tranh Thập Mục Ngưu Đồ :

‘Chăn Trâu’ 10 bước : 1- Tìm trâu 2-Thấy vết trâu 3- Thấy trâu 4- Bắt trâu 5- Chăn trâu 6-Cưỡi trâu 7- Quên trâu 8- Quên cả người và trâu 9- Trở về cội nguồn 10- Thong dong vào chợ đời. Lời thiền làm cho tâm hồn thấy lâng lâng phiêu bồng, thi hứng bỗng bật thành thơ:

- Một đời mải miết tìm trâu,
Dõi theo dấu vết nông sâu mà tìm,
Thấy trâu ta phải bắt liền,
Chăn trâu ngày tháng ưu phiền lánh xa,
Cưỡi trâu miệng hát hoan ca,
Quên trâu quên cả thân ta nữa rồi,
Cội nguồn hiện thực người ơi,
Lỏng buông tay khấu chợ đời thong dong,
Phù sinh dấu ấn hóa công,
Hành trình tâm thức trong vòng chăn trâu.

Kính chúc Quí Vị Năm Mới luôn mạnh khoẻ để đủ sức nối tiếp cuộc sống ‘trâu cầy’, trước khi bước sang phần đời thiền giả ‘cỡi trâu’ thong dong ngao du sơn thủy.

Phỏng theo : Đinh văn Tiến Hùng

zodiac
05-02-2009, 10:25
Trong Ca dao còn phong phú hơn nhiều:

- Trâu ta ăn cỏ đồng ta,
Tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm.

- Trâu buộc ghét trâu ăn,
Quan võ lại ghét quan văn quần dài.

- Nghé ơi ta bảo nghé này,
Nghé ăn cho béo,nghé cầy cho sâu.
Ở đời khôn khéo chi đâu,
Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần.

- Trâu kia kén cỏ bờ ao,
Anh kia kén vợ khi nào có con.

- Trâu, dê lúc chết tế ruồi,
Sao bằng lúc sống ngọt bùi là hơn.

- Phình phình lớn giữa lớn ra,
Mẹ ơi con chẳng ở nhà được đâu,
Ở nhà làng bắt mất trâu,
Cho nên con phải đâm đầu ra đi.
(tục xưa con gái chửa hoang phải đền trâu cho làng)

- Một trâu anh sắm đôi cầy,
Một chàng đôi thiếp có ngày oan gia,
Chàng ơi chàng bỏ em ra,
Nhẽ đâu một ổ đôi gà ấp chung.
(các bà không muốn người đắp chăn bông kẻ lạnh lùng )

Đôi lúc lại còn xót xa, bạc bẽo,chua chát thế thài nhân tình hơn:

- Công anh chăm nghé bây lâu,
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cầy?
- Phù thủy,thày bói,lái trâu,
Nghe ba anh ấy đầu lâu không còn.


Ngoài Ca dao,tục ngữ…Trâu còn xuất hiện trong truyện xưa tích cũ hay thơ văn hiện đại.
Lục súc tranh công kể lại 6 con vật: trâu, bò,dê,lơn,gà,ngựa tượng trưng cho 6 Vị quan đầu triều tranh nhau công trạng và ai cũng cho mình đóng góp nhiều công sức hơn cho Dân Nước.Hãy nghe quan Sửu kể công:

- Trâu mỏi mệt trâu liền thăn thỉ (năn nỉ)
Một mình trâu ghe nỗi gian nan,
Lóng canh gà vừa mới gáy tan,
Chủ đã gọi thằng chăn vội vã….
Từ tháng giêng cho tới tháng chạp,
Kế Xuân, Hè,nhẫn đến Thu,Đông,
Việc cầy bừa nông cụ vừa xong,
Lại xe gỗ giầm công liên khói

Bà Huyện Thanh Quan nữ sĩ đa tài,nổi tiếng qua nhiều bài thơ như: Qua Đèo Ngang,Thăng long hoài cổ,Chiều hôm nhớ nhà…
Lời thơ nhớ nhà dậy lên nỗi buồn xa văng mênh mông:

- Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn,
Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng mục tử lại cô thôn….

Bà còn lưu lại nhiều giai thoại nhẹ nhàng lý thú nhân khi ông Huyện vắng nhà,bà đã phê vào tờ đơn thày Hương Cống xin phép mổ trâu giỗ bố trong lúc đang thiếu trâu cầy:

- Người ta thì chẳng đuợc đâu,
‘Ừ’thì ông Cống làm trâu thì làm.

Học Lạc nhà nho nghĩa khí Miền Nam,không chịu hợp tác với Pháp,làm bài thơ trào phúng Vịnh con trâu,chế diễu những kẻ xu thời, nghêng ngang mũ áo,nham nhở như phường tuồng theo gót ngoại xâm:

- Mài sừng cho lắm cũng là trâu,
Nghĩ lại mà coi thực lớn đầu,
Trong bụng lam nham ba lá sách,
Ngoài cầm lun phún một chòm râu.

Kẻ theo giặc chỉ là những con cờ thí,bị vắt chanh bỏ vỏ sau khi không còn dùng được nữa.Tú Mỡ nhà thơ trào phúng nổi tiếng,đặt cho hạng người này cái tên Ngài trâu như trong cuộc Chọi Trâu chí tử: con thua phanh thây nằm đó,con thắng mũ lọng nghênh ngang rước về làng làm lễ sát tế cúng Thành hoàng:

- Tưởng rằng danh giá những gì,
Kiếp trâu khốn nạn vẫn là kiếp trâu,
Nào người qúi hóa gì đâu,
Rước về làm thịt xúm nhau người sài.
Lắm anh danh vọng trên đời,
Chung qui cũng chỉ như Ngài Trâu thôi.

Phải chăng Nhà thơ Nguyễn huy Thiệp khắc khoải than thở cuộc sống ‘Trâu cầy’ đời người qua hình ảnh con trâu?

- Sinh ra làm kiếp con trâu,
Suốt đời tăm tối dãi dầu nắng mưa,
Thân tôi cổ cầy vai bừa,
Nào thừng buộc,nào mõ khua rộn ràng,
Xin ông, ông cứ nhẹ nhàng,
Tôi xin nộp đủ thóc vàng cho ông.

Nhưng có lẽ bài thơ mới nhất,đầy ấn tượng và cảm động của Nguyễn phúc Sông Hương, tả về thân phận người tù dưới chế độ Cộng sản,khiến tôi thao thức nhớ về những kỷ niệm đau xót ngày nào:

- Không phải chim gõ kiến,
Gõ mõ trong rừng sâu,
Là tiếng mõ bản Thượng,
Chiều về gõ gọi trâu.

Trại tù vang tiếng kẻng,
Qua một ngày đời trâu,
Đoàn tù đi bước chậm,
Đàn trâu gầy chờ nhau

Đàn trâu về bản Thượng,
Tiếng nghé kêu lạc loài,
Đoàn tù vào chuồng lớn,
Tưởng con mình đâu đây.

Không phải chim gõ mõ,
Gõ gỗ trong rừng sâu,
Tiếng mõ và tiếng kẻng,
Chiều về gõ gọi trâu.

Trong những tháng năm thơ ấu,tôi luôn nhớ hình ảnh đơn sơ tràn đầy kỷ niệm bài học trong Quốc văn giáo khoa thư: ”Ai bảo chăn trâu là khổ,chăn trâu sướng lắm chứ.Đầu đội nón mê như lọng che,tay cầm cành tre như roi ngựa,ngất nghểnh ngồi trên mình trâu,tôi nghe chim hót trong chòm cây,mắt trông bướm lượn trên đám cỏ….” hay say mê truyện Con Trâu của Trần Tiêu – một nhà văn có biệt tài mô tả loài vật –mà ông nhân cách hoá phản ảnh về cuộc sống vất vả của con người.


Gần đây nhất,Trâu còn nhảy vào nghệ thuật điện ảnh qua phim Mùa len Trâu do Nguyễn Võ Nghiêm Minh đạo diễn,phóng tác theo tập truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam.Nhìn trong phim,đàn trâu hàng trăm con lướt đi như vũ bão trên cánh đồng mênh mông ngập nước,cho ta thấy một cuộc sống cuốn trôi tàn bạo,nhưng cần thiết cho đời sống kinh tế nông nghiệp người dân Miền Tây.Hy vọng hình ảnh này sẽ xuất hiện trong năm Kỷ Sửu 2009,để thấy từng đàn trâu can trường dũng mãnh kìm lại ‘thùng kinh tế’khổng lồ của Hoa kỳ khỏi rơi xuống vực thẳm do Ngài Tổng Thống tuổi Trâu cầm cương giữ thắng.

Sau cùng,mong rằng năm Kỷ Sửu,dân Việt sống dưới chế độ ‘đỉnh cao trí tuệ’ Cộng sản, sẽ không phải trở về ‘thời kỳ đồ đá’ –người cày thay trâu –con người đi trước thay trâu kéo cầy:

- Xưa kia trâu gíúp người cầy,
Bây giờ cay đắng lại thay trâu bừa.

Con người đeo đẳng kiếp trâu cầy,nhiều lúc muốn thoát khỏi cũng không xong.Thôi thì ta hãy cố gắng kéo cầy 4/5 cuộc đời mà giành 1/5 còn lại để kiếm chút thảnh thơi. Tuy kẻ viết bài không phải là thiền sư hay thiền giả,nhưng thường thảnh thơi ngồi thiền,qui hướng nội tâm, sực nhớ lời khuyên trong Phật giáo Thiền Tông qua bức tranh Thập Mục Ngưu Đồ:

Xin dừng bút nói về Trâu nhân dịp năm Kỷ Sửu.
Kính chúc Quí Vị Năm Mới luôn mạnh khoẻ để đủ sức nối tiếp cuộc sống ‘trâu cầy’,trước khi bước sang phần đời thiền giả ‘cỡi trâu’ thong dong ngao du sơn thủy.

Hình ảnh con trâu đã đi vào ca dao tục ngữ rất nhiều vì trâu đã gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam, lấy nghề đồng áng là chính:

“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”

Bức tranh cho thấy cuộc sống đầm ấm thanh bình của người nông dận . Trâu bò là những lọai gia súc giúp đỡ con người trong công việc hàng ngày, chúng cũng là biểu tương cho sư sung túc của gia chủ , nó cũng là đơn vị đo lường sự giàu có của các địa chủ :

“Con trâu là đầu sự nghiệp
Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy ắt là khó thay “

hay “Chín trâu, mười bò”, “ruộng sâu, trâu nái”

Hình ảnh các mục đồng trên mình trâu cũng là một bức tranh đẹp. Những em bé này nhà nghèo, không được ăn học như con cái của những người giàu có, tuy vậy các em lấy sức lao động nhỏ nhoi của mình giúp gia đình, lấy gió mát của hương đồng cỏ nội làm niềm vui, chơi đùa với các bạn cùng trang lứa thật vô tư. Con trâu là bạn bè thân thuộc của các em như con chó, con mèo ngày nay :

“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngòai ruộng trâu cày với ta
Cấy cầy nối nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công”

Vì con trâu quá quen thuộc với cuộc sống tại nông thôn, nên người ta cũng dùng trâu để mua vui trong các ngày hội gọi là hội “chọi trâu”, nhất là hội chọi trâu tại Đồ Sơn

“Dù ai đi đâu, về đâu
Mồng 9, tháng 8 chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng 9, tháng 8 thì về chọi trâu”.

Lễ chọi trâu cũng là một nét đặc biệt của dân Việt Nam tại các tỉnh miền Bắc . Trâu để dùng trong trò chơi này được chọn lựa rất kỹ, từ sức khỏe tới vóc dáng, cặp sừng cũng được lưu ý như sừng phải đen như mun, sừng phải vênh lênh như cánh cung, mắt cũng phải lộ rõ ràng hai màu đen, đỏ

Những con trâu được chọn sẽ có một màn đấu sức hấp dẫn như màn đô vật nhưng khủng khiếp hơn vì với “sức trâu”, hai con sẽ lao vào nhau, hai đôi sừng sẽ chém nhau san sát , người đi xem vỗ tay vang dội, kết thúc sẽ là một bữa tiệc thịt trâu (cả con thắng, lẫn con bại cũng bị giết ) cúng tế thật linh đình .

Không phải chỉ có trâu chọi mới được chọn kỹ, những con trâu nuôi để làm việc đồng áng cũng được chọn đúng “tiêu chuẩn” bằng những tướng sau đây:

“Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi
Mồm gầu dai, tai lá mít, đít lồng bàn
Đầu thanh, cao tiền, thấp hậu, chẳng tậu thì sao ?”

Trái lại những con trâu có tướng xấu thì không nên mua:

“Xa sừng, mắt lại nhỏ con
Vụng đàn, chậm đẽo ai còn nuôi chi”

Chân to, bàn nặng kéo cày làm sao ?
Lại thêm tiền thấp hậu cao
Đuôi chùng quá gối đi nào được đâu ?”

Người đi tậu trâu cũng như người đi mua gà mái tơ, người ta bắt trâu há miệng, sờ nắn, ngắm gần, nhắm xa, đầu cao, đuôi thấp, xem cả hàm:

“Hàm nghiến lưỡi đốm hoa cà
Vễnh sừng, tóc chóp cửa nhà không yên”

Trâu đươc dùng để cày bừa . Người ta đẽo vật dụng bằng gỗ để tròng vào cổ trâu cho trâu kéo cày . Việc này đòi hỏi rất nhiều công phu, sự khéo léo, kinh nghiệm vì nếu bắp cày dài quá, trâu phải làm việc cực nhọc hơn, tốn sức hơn:

“Chín gang trâu cười, mười gang trâu khóc “

Trâu cũng còn được dùng để để kéo gỗ lại còn được dùng trong chiến trận . Ông Đinh Bộ Lĩnh và bầy trẻ chăn trâu đã cưỡi trâu, dùng cờ lau tập trận . Lê Đại Hành cũng đã dùng trâu phối hợp cùng quân sĩ trong việc đàn áp tinh thần của sứ thần nhà Tống tại bờ sông Hòang Long . Chiến thuật dùng trâu của ông là đã cho trâu uống rượu say, dùng lửa đốt vào đuôi trâu, lùa trâu húc vào quân địch trong trận hỏa công, làm quân nhà Tống tổn thất nặng nề .

Nông dân thường thường chuộng trâu màu đen, không thích trâu trắng vì cho rằng năm nào có trâu trắng ra đời thì năm đó mùa màng bị mất

Gương mặt của con trâu không được đẹp, nên những kẻ cao bồi du đãng đươc mệnh danh “lũ đầu trâu mặt ngựa”, hay hình ảnh dưới âm ty địa ngục cũng có những con quỷ mang gương mặt này

Trâu có nhiều lọai khác nhau: như trâu đồng, trâu nước, trâu rừng . Trâu thích sống từng bầy, thích đầm lầy . Theo các nhà chuyên môn trâu rừng hoang dã có thể đã bị tuyệt giống . Trâu rừng ở Việt Nam còn sống dọc theo dãy núi Trường Sơn . Trâu rừng tại Việt Nam có bộ sừng vừa dài, vừa to .Trâu nặng khỏang 250 đến 500 ký, trâu rừng cân nặng hơn, khỏang 800 ký, chiều cao có thể lên đến 1.8 mét .Ấn Độ là nước nuôi trâu nhiều nhất thế giới, họ uống sữa và ăn thịt trâu thay cho sữa và thịt bò .

Chuyện cổ tích về trâu cũng rất nhiều và rất thú vị như câu chuyện sự tích cái nốt dưới cổ trâu:

“Ngày xửa, ngày xưa khi lòai vật còn nói được tiếng người thì đã có lòai trâu . Lúc ấy người ta cũng đã biết dùng trâu để cày bừa rồi . Có một mục đồng rất ham chơi, không cho trâu ăn uống đầy đủ, nhưng sợ chủ la nên sau một ngày làm việc ngòai đồng, trước khi dắt trâu về nhà, cậu bé này mới dùng cái mo cau áp vào bụng trâu, rồi dùng đất sét trét làm cho cái bụng trâu phồng lên như đã được ăn no . Chủ thấy cái bụng trâu căng cứng nên yên tâm lại còn khen thưởng thằng bé chăn trậu, còn trâu thì tức tối lắm muốn mách chủ nhưng thằng bé mục đồng cứ lấp liếm không cho nói. Một bữa con trâu tôi nghiệp bị chủ mắng “cái thứ trâu lười ăn no mà lại không chịu nhanh nhẩu ra đồng làm việc “, con trâu không thể nhịn được nữa nên cãi:“No gì mà no, trong mo ngòai đất sét, ị cái phẹt, hết no !”

Thế là sự gian dối của thằng bé mục đồng bị bại lộ, bị chủ đập cho một trận nên thân, nó tức lắm ngồi khóc than, có một ông tiên hiện ra hỏi tại sao nó khóc, thằng bé chăn trâu kể chuyện mách lẽo của con trâu, ông tiên nói để ông giúp thằng bé bằng cách không cho con trâu nói tiếng người nữa , ông thắp một cây hương rồi thọc vào dưới cổ con trâu, con trâu dãy dụa nhưng không nói đươc mà chỉ còn có thể phát ra từ cổ họng những tiếng “nghé ọ ....” mà thôi . Vết thẹo dưới cổ trâu sau đó lành thành một cái sẹo nhưng từ đó thằng bé chăn trâu làm những điều dối trá như thế nào đi nữa, con trâu cũng không mách được . Từ đó về sau, con trâu nào sinh ra cũng có một nốt dấu dưới cổ cũng do sự tích này mà ra “



Xuân Kỷ Sửu 2009

tiny
05-02-2009, 16:10
Đọc mỏi cả mắt mà chả thấy hạt mít, hạt dưa, hạt dẻ jì cả!! Chỉ thấy Gõ kiến và gõ mõ không à! Ơi ời...