PDA

View Full Version : Thắng cảnh An Giang


THE GUEST
26-02-2009, 08:07
30958
30959
30960
30961
30962
30963
30964
30965
30966
30967

THE GUEST
26-02-2009, 08:10
30982
30983
30984
30985
30986
30987
30989
30990
30991

manh thuong
26-02-2009, 08:14
Bác Khải cho em bổ sung cái này.

Núi Cấm nhìn xuống dưới
30992

Và nhìn lên trên
30993

THE GUEST
26-02-2009, 08:14
30994
30996
30997
30998
30999
31000
31001
31002
31003

THE GUEST
26-02-2009, 08:18
31006
31007
31008
31009
31010
31011
31012
31013
31014
31015

THE GUEST
26-02-2009, 08:21
31016
31017
31018
31019
31020
31021
31022
31023
31024
31025

THE GUEST
26-02-2009, 08:23
31026
31027
31028
31029

THE GUEST
04-03-2009, 21:17
Bưu ảnh xưa của An Giang : Lăng ông Thoại Ngọc Hầu & Miếu Bà


31448

THE GUEST
04-03-2009, 21:22
Bưu ảnh An Giang xưa : Tây An cổ tự

31449

THE GUEST
04-03-2009, 21:26
Chùa Chăm ở Châu Giang (An Giang)

31450

huuhuetran
06-03-2009, 06:55
Bạn thân mến, hôm nay tôi góp với Chú Khải một thắng cảnh ở An giang quê tôi. Đây là một bưu ảnh phát hành trước năm 2000 in hinh một ngôi làng được gọi là làng bèCó một câu hỏi nho nhỏ:tại sao gọi là làng bè, đặc điểm và nơi có ngôi làng nầy?Mong có được đáp án đúng nhất,cám ơn .
Mời xem hình:



31509

redbear
06-03-2009, 07:18
Tất cả nhà ở đây đều là nhà nổi phải không ạ? Làng bè vì mỗi nhà đều ở trên bè. hihi

hat_de
06-03-2009, 07:19
Đây là một bưu ảnh phát hành trước năm 2000 in hinh một ngôi làng được gọi là làng bèCó một câu hỏi nho nhỏ:tại sao gọi là làng bè, đặc điểm và nơi có ngôi làng nầy?Mong có được đáp án đúng nhất,cám ơn .


ôi trời toàn nhà nổi trên bè, hợp thành làng , gọi là làng bè ... giống Lán Bè HP :D

xihuan
06-03-2009, 07:50
Ở miền Tây nói đến Châu Đốc - An Giang là người ta nhớ ngay đến nghề nuôi cá bè.
Đóng một bè cá tốn khoảng 100 – 300 triệu đồng (tùy diện tích - loại bè lớn nhỏ). Bè sâu khoảng 6 – 8m được bọc bằng lưới. Chủ bè ít tiền thì làm một bè, nhiều thì vài ba cái trở lên. Các bè được kết lại với nhau, trong đó có một bè chính - giống như căn hộ, bên trên chủ bè sinh sống với đầy đủ tiện nghi, bên dưới nuôi cá. Các chủ bè sống gần nhau liên kết giống như một thành phố nổi sầm uất gọi là làng bè.

Nghề nuôi cá bè có lẽ được bắt nguồn từ Biển Hồ (Ton le sap) của Căm pu chia được một số kiều dân Việt nam hồi hương áp dụng khởi đầu từ vùng Châu đốc, Tân châu thuộc tỉnh An giang và Hồng ngự thuộc tỉnh Ðồng tháp vào khoảng cuối thập niên 50 thế kỷ trước. Dần dần nhờ cải tiến,bổ sung kinh nghiệm cũng như kỹ thuật. Nuôi cá bè đã trở thành một nghề hoàn chỉnh và vững chắc. Ðồng bằng sông Cửu Long có hơn 50% số tỉnh nuôi cá bè, nhưng tập trung nhất là hai tỉnh An Giang và Ðồng Tháp, với hơn 60% số bè nuôi và có năm đã chiếm tới 76% sản lượng nuôi cá bè của toàn vùng.

31511
Tượng đài tri ân con cá ba sa trị giá 1,2 tỉ đồng
do tỉnh An Giang dựng tại ngã ba sông Hậu,
sông Châu Đốc năm 2003

Ông Ba Danh (Phan văn Danh, chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang) nói hồi ông 6-7 tuổi đã thấy trên sông Hậu đoạn chảy qua Châu Đốc có bè nuôi cá.
Năm nay ông đã 66 tuổi, như vậy nghề nuôi cá bè của An Giang đã có tuổi đời trên 60 năm. Làng bè Châu Đốc còn được du khách quốc tế quan tâm đặc biệt vì coi đó là nét độc đáo của văn minh sông nước VN.

(Thông tin tổng hợp)

huuhuetran
06-03-2009, 19:00
Cám ơn các bạn đã tham gia và cho đáp án. Đúng và chính xác nhất là giải thích của Xihuan, làm như cô là người An Giang không bằng, cám ơn Xihuan. Các bạn thân mến bưu ảnh trên chưa cho thấy hết toàn cảnh làng bè ở Châu Đốc; nếu có dịp đến An Giang, đứng bên tượng đài cá basa ở công viên thị xã nhìn xuống dòng sông Hậu hiền hòa các bạn sẽ hết sức ngạc nhiên trước hàng trăm hàng nghìn ngôi nhà nổi trên sông( không đâu có được ). Nếu đến xem từng ngôi nhà các bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa, mỗi nhà bè như thế đầy đủ tiện nghi ( radio, tivi, tủ lạnh, phòng ngủ, phòng khách...)

linhtote123
06-03-2009, 19:23
Có 1 điểm thú vị ở cái làng bè này, đó là tiếp thị cho thương hiệu của quê hương " Mêkông Châu Đốc", đây là 1 điểm hay mà các nơi khác nên học hỏi. Nhớ hồi còn nhỏ linhtote đi chùa Bà, sáng hôm sau đi ngoài ở 1 cái ao to ới là to, phía trên đó có rất nhiều cầu, tới giờ còn nhớ mãi. Hồi đó gọi nó là xí nghiệp liên hiệp cầu cá, phía dưới nuôi rất nhiều cá tra. Bây giờ đi nữa thì không còn nữa, vì con đường phía sau chùa Bà, chỗ chợ mắm đã làm thành con đường liên tỉnh rất khang trang, mất đi 1 thú vui nhỉ. Tối đi dạo trên con đường này mua được nhiều khô cá tra , cá basa xẻ nguyên con và nhiều món ăn ngon lắm nhất là bún mắm.

huuhuetran
08-03-2009, 15:58
Bạn thân mến, hôm nay tôi giới thiệu đến các bạn Chánh điện của một ngôi chùa nổi tiếng ở An Giang, bạn nào nhận ra hình ảnh trên bưu ảnh nầy mời tham gia:



31777

linhtote123
08-03-2009, 17:05
Nhìn giống miếu bà Chúa xứ quá, mà không biết phải ko ah?

zodiac
08-03-2009, 17:17
đây chắc chắn là ảnh ở "miếu Bà Chúa Xứ" rồi :D

mọi người đọc thông tin thêm luôn nhá:D

31784

Miếu Bà Chúa xứ là một di tích nổi tiếng ở Núi Sam, hàng năm thu hút gần 2 triệu lược người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch không những đến từ các tỉnh lân cận mà còn từ các tỉnh xa như miền Đông, miền Trung… tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo ở núi Sam suốt nhiều tháng.

31782

Miếu Bà có từ bao giờ? Đến nay chưa có sử liệu nào ghi lại một cách chính xác. Trong dân gian tương truyền rằng: Cách đây gần 200 năm, núi Sam còn hoang vu, cây cối rậm rạp, nhiều thú dữ, dân cư thưa thớt, giặc biên giới thường sang khuấy nhiễu.

Một hôm, có một toán giặc Xiêm leo lên núi Sam phát hiện được pho tượng cổ bằng đá rất đẹp. Động lòng tham, chúng xeo nại, tìm cách khiêng đi nhưng không thể nào xê dịch được. Sau hàng giờ vất vả với pho tượng, chúng tức giận đập phá làm gãy cánh tay trái pho tượng.

Sau khi chúng bỏ đi, trong làng có một bé gái đang đùa giỡn bỗng dưng ngồi lại, mặt đỏ bừng, đầu lắc lư, tự xưng là Chúa xứ thánh mẫu, nói với các bô lão: “T ượng bà đang ngự trên núi, bị giặc Xiêm phá hại, dân làng hãy đ ưa Bà xuống”. Dân làng kéo nhau lên núi, quả thật t ượng Bà đang ngự gần trên đỉnh. Họ xúm nhau khiêng t ượng xuống làng nhằm mục đích để gìn giữ và phụng thờ. Bao nhiêu tráng đinh lực điền đ ược huy động, các lão làng tính kế để đ ưa t ượng đi, nh ưng không làm sao nhấc lên đ ược dù pho t ượng không phải là quá lớn, quá nặng.

Các cụ bàn nhau chắc là ch ưa trúng ý Bà nên cử ng ười cầu khấn. Quả nhiên bé gái hôm nọ lại đ ược Bà đạp đồng mách bảo: “Hãy chọn chín cô gái đồng trinh để đem Bà xuống núi”.

Dân làng mừng rỡ tuyển chọn chín cô gái dẫn lên núi, xin phép Bà được đưa cốt tượng xuống. Lạ thay, chín cô gái khiêng bà đi một cách nhẹ nhàng.

Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, các cô phải đặt xuống đất và không nhấc lên nổi nữa. Dân làng hiểu rằng Bà muốn ngự nơi đây nên tổ chức xin keo, được Bà chấp thuận và lập Miếu thờ. Hôm đó là ngày 25 tháng 4 âm lịch, dân làng lấy ngày này làm lễ vía Bà.

Lúc đầu, miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng, lưng quay về vách núi, chánh điện nhìn ra cánh đồng bát ngát. Sau nhiều lần trùng tu, miếu Bà khang trang hơn. Năm 1870, miếu được xây lại bằng đá miểng và lợp ngói, thu hút khách thập phương đến chiêm bái, tín ngưỡng.

Đến năm 1972, miếu được xây dựng mới, đồ sộ và lộng lẫy theo lối kiến trúc cổ kính phương Đông. Mái cong nhiều tầng lợp ngói xanh, tường ốp gạch men bóng láng nhập từ nước ngoài, các khung cửa bằng gỗ quí được chạm trổ hoa văn công phu, mỹ thuật. Chánh điện cao rộng, thoáng khí, vừ uy nghi vừa ấm cúng. Công trình là một quần thể hoành tráng trên mặt bằng rộng với dãy đông lang, tây lang, nhà khách…bao bọc xung quanh cũng với kiến trúc mái cong, lợp ngói xanh, theo đồ án của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng, nhưng xây dựng dở dang. Mãi đến năm 1995, Ban Quản trị lăng miếu núi Sam mới tiếp tục xây dựng phần còn lại. Trường học được cải tạo thành nhà trưng bày đồ sộ, hài hòa với miếu.

Tượng Bà đặt giữa chánh điện, đội mão sặc sỡ, mặc áo bào thêu rồng phụng, kim tuyến lấp lánh. Khách hành hương đã dâng cúng cho Bà hàng ngàn áo mão, không sử dụng hết, có cái được may từ nước ngoài trị giá vài cây vàng.

Tượng Bà là một tác phẩm nghệ thuật tạc bằng đá son, có từ thế kỷ thứ 6. Dáng người ngồi nghĩ ngợi, khoan thai, thuộc loại tượng thần Vít-nu, có nhiều ở Ấn Độ, Lào, Campuchia. Trước kia có nhiều hình thức cúng bái mê tín như xin xăm, xin bùa, uống nước tắm Bà để trị bệnh… Ngày nay, những hủ tục đó không còn nữa. Đa số khách đến viếng thăm để dâng hương cầu tài, cầu lộc, thể hiện lòng tạ ơn Bà bằng nhiều hình thức: Cúng heo quay, cúng tiền, lễ vật lưu niệm hoặc các tiện nghi phục vụ cho miếu. Các vật lưu niệm ngày nay quá nhiều, Ban Quản trị đưa vào khu nhà lưu niệm để trưng bày. Tiền hỉ cúng hàng năm lên tới vài tỉ đồng (trong đó có vàng, đô-la). Nguồn tài chánh này ngoài việc trùng tu, xây dựng lăng, miếu còn góp phần vào nhiều công trình thủy lợi xã hội địa phương như làm đường, xây trường học, bệnh xá, đóng góp quỹ từ thiện, khuyến học…

31783

Các lễ cúng ở miếu Bà vẫn được duy trì theo nghi thức cổ truyền. Vào lúc nửa đêm 23 rạng 24 tháng tư âm lịch, lễ tắm Bà được tiến hành khoảng hơn một giờ đồng hồ nhằm lau sạch bụi bặm sau một năm dài. Lễ được chuẩn bị từ lúc 23 giờ 30 và bắt đầu lúc 0 giờ. Các vị bô lão trong lễ phục áo dài khăn đóng lên đèn, niệm hương, dâng rượng, dâng trà… Xong phần nghi thức, khoảng 4 đến 5 phụ nữ đứng tuổi, có uy tín trong làng tiến hành việc tắm Bà. Sau khi cởi áo mão, các vị dùng nước sạch có ngâm hoa lài tỏa mùi thơm ngào ngạt để lau cốt tượng. Xong, xịt nước hoa rồi mặc áo mão mới cho Bà. Mặc dù công việc được thực hiện sau bức màn che nhưng có hàng ngàn người chen chúc nhau đến chứng kiến ngoài vòng rào chánh điện.

Lễ túc yết và lễ xây chầu được tiến hành trong đêm 25 rạng 26 tháng 4 âm lịch, đây là cuộc lễ chính trong lễ hội vía Bà. Từ đầu hôm, hàng chục ngàn người đã tụ về miếu Bà để được tham dự cuộc hành lễ này. Trước đó, hồi 15giờ cuộc lễ thỉnh sắc thần được tiến hành trọng thể trong tiếng trống lân rộn rã. Các bô lão và thanh niên trong lễ phục, xếp hai hàng dưới bóng cờ, lộng sặc sỡ, hộ tống long đình rước bài vị của ông Thoại Ngọc Hầu và hai vị phu nhân từ lăng về miếu.

Đúng 0 giờ, cuộc lễ túc yết bái bắt đầu với sự điều khiển của chánh bái và bốn đào thầy. Lễ vật dâng cúng là một con heo trắng đã cạo mổ xong và một dĩa mao huyết tượng trưng cho con heo sống cùng với các mâm xôi, ngũ quả… trong tiếng nhạc lễ và chiêng trống trỗi lên từng hồi, ông chánh bái và các đào thày dâng hương, dâng rượu, đọc văn tế, dâng trà. Lễ xây chầu được nối tiếp khi ông chánh bái cầm nhành dương vãi nước và đọc: “Nhất xái thiên thanh, nhị xái địa ninh, tam xái nhơn đường, tứ xái quỉ diệt hình” (có nghĩa là thứ nhất vãi lên trên trời xanh mong điều cao đẹp, thứ hai vãi xuống đất cho được màu mỡ, trúng mùa, thứ ba vãi loài người được trường thọ, thứ tư vãi diệt loài quỉ dữ). Xong, chánh bái ca công nổi trống ba hồi. Đoàn hát bộ trên sân khấu trong võ ca trước chánh điện đã chuẩn bị sẵn, nổi trống theo và kéo màn trình diễn.

Đến 4 giờ sáng ngày 27 tháng 4 âm lich, lễ chánh tế được tiến hành như lễ túc yết nhưng đơn giản hơn. Và 15 giờ cùng ngày đoàn thỉnh sắc làm lễ hồi sắc, đưa bài vị ông Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân trở về lăng, kết thúc một mùa vía.


Theo thixachaudoc.com:x

đây là thông tin thêm hơi nặng


http://125.214.43.146/beta/Default.aspx?t=1&key=mi%E1%BA%BFu+B%C3%A0+Ch%C3%BAa+X%E1%BB%A9&type=A0

zodiac
08-03-2009, 17:22
Làng nổi Châu Đốc

Đến Châu Đốc, An Giang mà không đi thăm làng nổi cá bè quả là một điều thiếu sót". Vậy là "chương trình du ngoạn làng nổi" được tổ chức ngay lập tức vào buổi chiều hôm đó.

31785

Xuồng lướt trên sông tạo nên những con sóng nhấp nhô. Mỗi chiếc bè như một căn hộ kết nối nhau trải dài dọc hai bên bờ sông Bassac. Nếu lấy thị xã Châu Đốc làm tâm điểm, thì ngược lên đầu nguồn sông Hậu làng bè trải dài hơn 3 cây số, xuôi trở xuống thì làng bè cũng kéo dài hơn 3 cây số. Rẽ về hướng huyện Châu Phú, làng bè trải dài 4-5 cây số, sau đó thưa thớt dần, rồi làng bè qui tụ đông đúc và dày đặc hơn là đoạn sông ở huyện Tân Châu với chiều dài 7-8 cây số. Anh Cường cho biết: "Số lượng bè tăng vọt khoảng 7-8 năm trở lại đây vì phong trào nuôi cá ba sa xuất khẩu thu lợi cao.

Chỉ cần giá cá ổn định khoảng 12.000-13.000 đồng/kg là các chủ nhà bè đã có lãi cao. Vì thế, phong trào nuôi cá bè đua nhau nở rộ. Đóng một cái bè nuôi cá tốn không dưới 100 triệu đồng vì dạng bè kích cở rộng rãi, dưới đáy sâu khoảng 10m được bọc bằng lưới kẽm hoặc cây đóng thưa". Mỗi chủ bè có ít nhất 3-4 chiếc bè, thường có thêm một chiếc bè sinh sống cặp bên. Đặc biệt, gần đây, một số người dân có xu hướng đóng bè xuống sông định cư. Anh Cường giải thích: "Kiếm một miếng đất giá vài chục triệu đồng ở thị xã cũng khó. Thay vì vậy, người ta lấy số tiền đó đóng bè, neo đậu dưới sông vừa có nhà ở mà không cần tốn tiền mướn hoặc mua bến bãi vừa chẳng lo sơ tán khi mùa nước nổi". Cuộc sống của gia đình được gói gọn trên chiếc bè giống như một chiếc trẹt bề ngang 4m, dài 7-8m. Do nhu cầu sinh họat của dân cư, nhiều dịch vụ phục vụ khác phát sinh trên các bè: cửa hàng, sửa chữa máy móc, bán xăng dầu,... Vậy là hình thành làng nổi.

Xuồng, ghe là phương tiện chủ yếu của mỗi gia đình ở những làng nổi này, không khác gì chiếc xe máy của người dân trên bờ. Khách du lịch cũng thích đi trên các tắc ráng, vỏ lãi, hay xuồng gắn máy đuôi tôm tham quan làng nổi. Anh Cường đưa chúng tôi ghé tham quan điểm nuôi cá bè của chị Huỳnh Thị Nương, chủ nhân của 8 chiếc bè. Đến nơi đây, ngoài tận mắt chứng kiến quy trình chế biến thức ăn cho cá, chúng tôi còn thấy thích thú hơn khi thải mồi xuống bè hàng ngàn con cá vẩy đuôi tranh nhau đớp mồi, làm nước bắn tung tóe ướt sũng cả mặt sàn bè. Ngồi trên bè, hứng những luồng gió mang hơi nước mát lạnh từ ngoài sông thổi vào, dường như đã xua tan hết cái nóng bức của mùa hè.

Chia tay với người dân làng bè thì trời vừa sẫm tối. Làng bè trên sông Bassac bắt đầu lên đèn. Anh sáng từ các nhà bè phản chiều xuống nước trông giống như thành phố về đêm nổi trên sông.

Theo Tổng cục Du Lịch

THE GUEST
15-03-2009, 21:49
Đồng tiền bằng bạc tìm thấy tại di chỉ Óc Eo-An Giang. Của nước Phù Nam hay Thủy Chân Lạp xa xưa .


3260832609

huuhuetran
17-03-2009, 13:36
Tôi xin góp thêm mấy bưu ảnh thực gửi giới thiệu Núi Sam, Châu Đốc:
Hình trên:Toàn cảnh Miễu Bà Chúa Sứ,Núi Sam.
Hình dưới: Đường vào Núi Sam.
32823
Hình trên:Miễu Bà Chúa Sứ ban đêm.
Hình dưới:Chùa Tây An.


32824

THE GUEST
17-03-2009, 16:24
Bác Huệ có ảnh con kênh Vĩnh Tế không bác ? Hồi trước leo lên núi Sam ngó xuống còn thấy con kênh chạy dài .

huuhuetran
17-03-2009, 16:51
Khải thân mến, theo yêu cầu tôi giới thiệu một số tư liệu từ sách Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu giang của học giả Nguyễn văn Hầu, mời xem:

32843

32844

32845

jojo11111
08-05-2009, 12:15
Em xin lỗi nếu spam nhưng mà nhìn cảnh Châu Đốc mà nhớ nhà quá... :((

Nhà ngoại em vốn ở Châu Đốc, hồi xưa năm nào cũng về đó ở mấy tháng hè... nhìn núi Cấm bây giờ mà nhớ núi Cấm năm xưa rêu phong, đường sá không có, chỉ có hàng bậc thang để leo núi... bây giờ nhìn lại, ôi năm tháng qua cảnh đã đổi thay nhiều rồi...

Kênh Vĩnh Tế, núi bà Chúa Xứ... mọi thứ thay đổi nhanh chóng thật... nhớ năm nào miếu cũ khói đèn nghi ngút, tường vàng ngói đỏ mà nay đã khang trang vậy rồi!!!

Nhìn cảnh nay nhớ cảnh xưa... ài :(

hat_de
08-05-2009, 15:06
Em xin lỗi nếu spam nhưng mà nhìn cảnh Châu Đốc mà nhớ nhà quá... :((

Nhìn cảnh nay nhớ cảnh xưa... ài :(

Đợt nì vìa SG ... chú j1 ghé tham quê ... tiện thể làm sê-ri hình :D

hiepsitinhyeuvadaukho
08-05-2009, 19:39
Em xin lỗi nếu spam nhưng mà nhìn cảnh Châu Đốc mà nhớ nhà quá... :((

Nhà ngoại em vốn ở Châu Đốc, hồi xưa năm nào cũng về đó ở mấy tháng hè... nhìn núi Cấm bây giờ mà nhớ núi Cấm năm xưa rêu phong, đường sá không có, chỉ có hàng bậc thang để leo núi... bây giờ nhìn lại, ôi năm tháng qua cảnh đã đổi thay nhiều rồi...

Kênh Vĩnh Tế, núi bà Chúa Xứ... mọi thứ thay đổi nhanh chóng thật... nhớ năm nào miếu cũ khói đèn nghi ngút, tường vàng ngói đỏ mà nay đã khang trang vậy rồi!!!

Nhìn cảnh nay nhớ cảnh xưa... ài :(
em nghe nói Châu Đốc có mấy món nước mắm ngon lắm hem.vài bữa anh về quê xong đem lên tặng mỗi người 1 ít nhé:D

jojo11111
08-05-2009, 22:51
Đợt nì vìa SG ... chú j1 ghé tham quê ... tiện thể làm sê-ri hình :D

em nghe nói Châu Đốc có mấy món nước mắm ngon lắm hem.vài bữa anh về quê xong đem lên tặng mỗi người 1 ít nhé:D

để cố gắng về quê... để xem thế nào đã... về lần này là săn tem mà lị :)):)):))

hat_de
09-05-2009, 08:19
để cố gắng về quê... để xem thế nào đã... về lần này là săn tem mà lị :)):)):))

từ bển trở về chỉ để săn tem à ... nghiện quá à hen ... vìa tranh thủ thăm nhà bà con họ hàng du lịch ... tem quá là chít ... :))

manh thuong
09-05-2009, 11:29
Xin phép bác Po cho em up thêm 1 số hình ả h An Giang cho Jo11111 đỡ nhớ nhà.

phà Vàm Cống

40848

Một ngôi chùa cổ ở Núi Sập

40849

40850

40851

Lăng Thoại Ngọc Hầu ở Núi Sập - Thoại Sơn

40852

40853

40854

40855

40856

40857

Hoàng hôn Núi Sập

40858

40859

40860

Thịt chuột và canh gà nấu ngó sen

40861

40862

40863

40864

Mặt tiền nhà Bác Huệ

40865

cánh đồng bát ngát

40866

Óc eo

40867

manh thuong
09-05-2009, 11:39
Một ngôi chùa Khmer ở Cô tô (An Giang)

40868

40869

40870

40871

40872

Chua va phat Di lac o Nui cam

40873

40874

40875

40876

40877

40878

40879

40880

40881

40882

40883

Chùa Bà ở Núi Sam

40884

40885

40886

Lăng Mộ Thoại Ngoc Hầu

40887

manh thuong
09-05-2009, 11:44
Lăng mộ Thoại Ngoc Hầu (tiếp theo)

40888

40889

40890

40891

40892

Tây An cổ tự ở Núi Sam

40893

40894

40895

Lái xe lôi đạp ở Long Xuyên =))

40896

Hết

Ốc_hp
09-05-2009, 12:25
Nhìn món canh gà ngó sen & thịt chuột đồng nướng mà thèm :(.
Hình như có món gỏi xoài xanh nữa à anh MT?

huuhuetran
07-06-2009, 14:22
Thứ sáu tuần vừa rồi tôi lại có dịp theo đoàn của hội NGƯỜI CAO TUỔI THỊ TRẤN trở lại NÚI CẤM ( THIÊN CẤM SƠN)


45158

huuhuetran
08-06-2009, 06:02
Mời các bạn xem tiếp:
Đoàn chúng tôi chụp ảnh lưu niệm dưới chân tháp chuông chùa Vạn Linh. Lưu ý, trên đỉnh tháp là nơi lưu giử xá lợi Phật.

45269

Đoàn chụp ảnh lưu niệm dưới chân tượng Phật Di Lặc, được cho là lớn nhất Đông nam Á, tượng cao 33m!

45270

huuhuetran
09-07-2009, 09:35
Bạn thân mến, hôm nay tôi giới thiệu với các bạn một thắng cảnh mới: Đó là nhà bảo tàng các di tích, hiện vật thuộc nền văn minh ÓC EO hiện đang lưu giữ trên núi Ba Thê, đỉnh Sân Tiên. ( Núi Ba Thê là một trong những ngọn núi thuộc Huyện Thoại Sơn, An Giang). Dưới đây là ảnh nhà bảo tàng, mời xem:



48893

huuhuetran
09-07-2009, 09:41
Toàn cảnh nhà bảo tàng trên đỉnh SÂN TIÊN, Ba Thê.



48913

huuhuetran
09-07-2009, 09:52
Tượng mình người đầu voi được đặt dưới chân nhà bảo tàng:



48918


Hôm nay tôi mới tập úp ảnh lên từ máy kỹ thuật số, mỗi lần chỉ úp được một ảnh thôi, cả nhà đừng cười và cũng đừng cho tôi là câu bài nhé! Cám ơn. Lúa như tôi mà cố công làm được những việc nầy là một niềm vui quá lớn... Cám ơn các bạn đã đọc, thân.

hat_de
09-07-2009, 09:55
hà hà ... tín nguỡng phồn thực ... thờ ... cái ấy ... cái ấy ấy ... to quá ... mà thần voi cũng cầm cái ấy kìa :D

huuhuetran
09-07-2009, 14:33
Thưa các bạn, ÓC EO là tên gọi chung của nơi có các đấu vết di chỉ khảo cổ của một nền văn hóa lớn đã có thời gian hiện diện từ thế kỷ thứ nhất dến thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên trên một vùng đất rộng lớn thuộc Nam bộ chúng ta ngày nay. Gò ÓC EO là tên gọi chung, địa điểm nầy thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Mời các bạn xem tiếp một số hình ảnh bên trong nhà trưng bày trên đỉnh núi Ba Thê nầy:


48964

48965

48966

48967

huuhuetran
10-07-2009, 09:17
Tiếp theo, tôi xin giới thiệu một số cổ vật được tìm thấy tại Óc Eo khi khai quật:


49038
Mảnh vàng dát mỏng chạm hình người được phát hiện năm 1985.

49039
Mảnh vàng dát mỏng chạm hình người đầu thú.

49040
Mảnh vàng dát mỏng chạm hình hoa sen, con ốc, bánh xe lửa, hình người.

49041

Hình tượng YONI bằng thạch anh.

huuhuetran
23-07-2009, 08:03
Giới thiệu một số hình ảnh trong nhà trưng bày cổ vật Óc Eo tại Sân Tiên, trên đỉnh núi Ba Thê, huyện Thoại Sơn, An Giang.


51362

51363

51364

51365

51366

51367

51368

51369

51370

huuhuetran
29-07-2009, 20:33
Núi Ba Thê có hai đỉnh gần bằng nhau, một trong hai đỉnh có ngôi chùa Sân Tiên, có tượng Phật Quan thế âm cao 18m, có nhà lưu niệm nơi chứa các di vật văn hóa Óc Eo, mời các bạn xem:

52493

52494

52495

52496

52497

huuhuetran
16-08-2009, 07:02
Một khu trung tâm thương mại của Thành phố Long Xuyên vừa mới xây dựng xong, nhìn từ ngoài sông Hậu giang, ảnh chụp từ trên phà từ bến phà Ô Môi sang.


54555

huuhuetran
22-08-2009, 11:32
Chủ nhật rồi, nhân Bo cau về nghỉ hè, cha con đi chơi một phát các chùa chiền, di tích quê mình. Đầu tiên là đi thăm chùa phật 4 tay một di tích quốc gia được công nhận, chùa tọa lạc dưới chân núi Ba Thê:
( cách TT Núi Sập 12km về hướng tây)


55337

55338

55339

huuhuetran
22-08-2009, 16:05
Dưới đây tôi xin giới thiệu với các bạn hình chụp tượng Phật 4 tay nhìn từ các phía.
Theo những người lớn tuổi ở đây cho biết: Pho tượng nầy bằng đá cao 3m3, khoảng năm 1912, khi đào kinh Ba Thê mới người ta phát hiện pho tượng rồi mang về chùa Linh Sơn( nay thường gọi là chùa Phật 4 tay).
Ở chùa Linh sơn lúc đó đã có sẵn 2 bia đá to dựng sẵn từ bao đời rồi, khi mang pho tượng về đặt vào giữa thì thấy rất vừa vặn.
Nhiều năm sau vì thấy pho tượng( các nhà khảo cổ cho là tượng của thần Vishnu, thuộc văn hóa Óc EO Thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ 6 sau CN) bị gẩy một chân cho nên họ quyết định đấp thêm bệ sửa lại thành Phật ngồi!!!!


55346

55347

55348

55349

55350

55351

55352

huuhuetran
23-08-2009, 06:18
Bạn thân mến, ở bài trên, bức ảnh sau cùng cho thấy một bia Phù Nam bên phải pho tượng, bia nầy không thấy có chữ, có lẽ chữ nằm ở mặt trong. Dưới đây tôi giới thiệu tấm bia có chữ được đặt bên trái pho tượng.



55375

huuhuetran
25-08-2009, 06:25
Như tôi đã trình bày ở các bài trước, tượng Phật 4 tay ở chùa Linh sơn, tiền thân là tượng thần Vishnu bằng đá cao 3m3, bị mất cả hai bàn chân. Tượng được tìm thấy năm 1912 khi dân phu phá một gò đất để đào kinh Ba thê mới.Giới chức lúc bấy giờ tìm cách mang tượng về chùa Linh sơn, đặt giữa bệ thờ có hai bia đã Phù Nam có sẵn thì thấy rất vừa vặn. Sau đó thì các vị trụ trì đã xây bệ, đắp thêm áo, thêm hai đùi để trở thành ông Phật ngồi như hình chụp mà tôi đã giới thiệu ở trên.
Để rõ thực hư tôi đã đi tìm các tượng Vishnu khác để đối chứng, mời các bạn xem:


55592

55593

55594

55595

55596

55597

55598

55599

huuhuetran
25-08-2009, 06:44
Giới thiệu một chân tượng bằng đá được tìm thấy năm 1983 hiện đang lưu giữ tại bảo tàng An Giang, xem hình:


55600

Tôi nghĩ đây chính là chân tượng thân Vishnu bằng đá hiện nay trở thành Phật 4 tay ở chùa Linh sơn.

huuhuetran
25-08-2009, 17:30
Bạn thân mến, nếu vào Google, mục Chùa Phật 4 tay, bạn sẽ thấy tôi nói đúng việc đây là tượng thần Vishnu bằng đá trở thành tượng Phật 4 tay như thế nào? Nhưng có một việc tư liệu ấy nói không đúng, đó là chiều cao tượng Vishnu. Trong các tư liệu đó cho rằng tượng thần cao 1m7, còn tôi theo sách Văn hóa Óc Eo và các nền văn hóa cổ ở đồng bằng Nam bộ Thì tượng nầy cao tới 3m3. Ở trang 23,dòng thứ 10-12, viết: Theo ông Thái văn Ẩn, Giám đốc sở VH&TT An giang " Có những hiện vật thật lớn như pho tượng thần Vishnu cao tơi 3m3 hiện để thờ trong chùa Linh sơn".
Ở trang 67, dòng 36, 37 và trang 68 dòng 1-3 Ông Lê xuân Diệm, Viện KHXH TP/ HCM cho biết:" Đặc biệt, pho tượng thần Vishnu tìm thấy ở sườn núi Ba thê nay dựng ở chùa Linh sơn( xã Vọng thê) có chiều cao 3m3 thể hiện đầy đủ nghệ thuật tạc tượng và phản ảnh tập trung nhất sự phát triển của Ấn Độ giáo trong cộng đồng người sáng tạo nên nền văn hóa Óc Eo".
Để xác minh sự việc nầy, các cụ bô lão ở Ba thê nói rằng, chiều cao pho tượng là hơn 3m.
Bạn thân mến, nếu chiều cao pho tượng nầy là 3m3 thì đây là tượng thần Vishnu lớn nhất khu vực Đông nam á được tìm thấy cho đến nay.

huuhuetran
26-08-2009, 07:26
Mời các bạn xem tư liệu dưới đây để xác định đây là tượng thần Vishnu mang về chùa Linh Sơn:



55757

55758

Theo lời kể của các vị bô lão thì khi phát hiện tượng người dân tộc ở đó( Khmer)cho là tượng của mình, họ tranh chấp quyết liệt đòi mang về chùa của họ gần đó. Quan chức thời đó đã xử như sau: Ai mang được tượng đi thì được quyền giữ tượng. Khi bốc thăm thì người dân tộc được mang đi trước... Nhưng cuối cùng họ đã không mang về chùa của họ được, các bạn có biết tại sao không? điều nầy rất thú vị các bạn ạ! Tôi đố các bạn đấy?Tại sao người dân tộc không mang tượng đi được, theo tâm linh: ông thần nầy không thích về chùa của họ chăng?

huuhuetran
26-08-2009, 19:52
Bạn thân mến, để tăng tính hấp dẫn cho chuyên mục nầy, tôi sẽ tặng bộ tem dưới đây cho bạn nào giải đáp được câu hỏi trên, nào xin mời:

55814

huuhuetran
31-08-2009, 14:56
Bạn thân mến, sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi đã nghiệm ra rằng, khi báo chí nói đây là tượng Phật 4 tay cao 1m7, họ nói đúng vì ngày nay họ đo từ chỗ tượng ngồi xếp bằng; còn bản thân bức tượng bằng đá khi mang về chùa người xưa dựng đứng! Như vậy thì phần đứng chôn dưới bệ thờ cao 1m6.

huuhuetran
03-09-2009, 14:17
Bạn thân mến, sau khi rời chùa Phật bốn tay, cha con chúng tôi quyết định đi thăm khu di chỉ Óc Eo đã từ lâu rất nổi tiếng:
- Ngày xưa người tứ xứ kéo về đây bòn vàng, có khi sau cơn mưa, từ những đống cát đất họ đào bới tứ tung người ta nhặt được vàng. Chuyện kể, có một nông dân cày đất ở vùng này, một buổi sáng mờ sương, lưỡi cày anh ta không ăn đất, anh ta dừng trâu lại, giở lưỡi cày lên xem thì hởi ôi, lưỡi cày của anh ta đã cắn trúng một cục VÀNG!!!
-Ông dượng của tôi, hồi nhỏ đi học, sau cơn mưa ông lượm được cục đá tròn tròn, dẹp như cái bánh cam. Về nhà, người nhà cạo thử, thấy vàng vàng, đem đi chợ cho thợ kim hoàn xem, họ bảo là: VÀNG, cân thử: 29 lượng
- Còn rất nhiều giai thoại về vàng ở vùng Oc Eo nầy, nhất là Gò Cây Thị mà hình ảnh của nó ngày nay còn lại như thế nầy,mời các bạn xem chơi.



56845

56846

56847

56848

56849

56850

56851

56852

huuhuetran
04-09-2009, 07:18
Núi Ba Thê nhìn từ khu di chỉ Gò Cây Thị - Óc Eo:



57141

57142

open
04-09-2009, 08:21
THƯA BÁC !
Con thì mấy hôm nay vẫn vắt óc suy nghĩ xem tại sao lại như thế, mà nghĩ .... nghĩ chắc không ra ... :((

Nay, có ít thông tin về tượng thần Vishnu, đem lên tham khảo ý kiến của BÁC và chia sẽ cùng mọi người. Hy vọng sẽ không bị cười chê.

:((:-*b-(:x

Vishnu - Thần Bảo Tồn

Vishnu là vị thần bảo hộ trong Ấn Độ giáo và Bà la môn giáo. Là một trong ba vị thần quan trọng nhất: Vishnu, Brahma và Shiva hợp thành bộ tam thần trong văn hóa Ấn Độ.

57143

Theo truyền thuyết, Vishnu nằm trên biển sữa trên mình con rắn vũ trụ nhiều đầu Ananta hay Sesha. Trong lúc ngủ, một hoa sen từ lỗ rốn thần mọc ra trên một cuống dài do thần gió VAYU nắm giữ. Trên hoa sen là BRAHMA bắt đầu công việc sáng tạo. Thần Vishnu ngủ trong các khoảng thời gian giữa những đợt sáng tạo nối tiếp này. Trong lúc ngủ, thần sẽ biến thành một hoá thân khác xuất hiện trong các chu kỳ sáng tạo sau đó. Theo thần thoại Ấn giáo, thần Vishnu có tất cả 10 hoá thân (avatar), hoá thân thứ 10 chưa xuất hiện trong cõi này.

57144

Vishnu được mô tả với hình dáng chàng trai tuấn tú, màu xanh cam, có 4 tay, mỗi tay cầm các vật biểu trưng: cây chuỳ - biểu tượng cho sức mạnh của kiến thức, vỏ ốc tù và – nguồn gốc sự sống, bánh xe - quyền năng sáng tạo và huỷ diệt, hoa sen - biểu tượng của mặt trời và liên quan đến cây đời sống mọc ra từ lỗ rốn của thần.

57145

Vợ của Vishnu là nữ thần Laksmi - nữ thần của sự giàu có và may mắn.

57146

Vật cưỡi của thần là Garuda (đại bàng kim sí điểu) – con chim thần huyền thoại.

57147




CÁC HOÁ THÂN CỦA THẦN VISHNU

Các hoá thân của thần Vishnu là những hiện thân của thần ở thế gian này để cứu loài người trong những lúc gay go nhất.

57148

Người ta thường cho rằng thần Vishnu có 10 hoá thân. Đó là :

1-Mastya: Con cá từng bảo vệ cho Manu, thuỷ tổ loài người trong cơn đại hồng thuỷ.
2-Con rùa Kurina (kurma): chở hòn núi Mandara trên lưng trong khi khuấy đảo biển sữa.
3-Varaha: Con heo rừng đã cứu cả trái đất.
4-Narasimha: hoá thân sư tử vương giết chết con quỷ Hiranyakashipu - hiện thân của Ravana.
5-Chàng lùn Vamana: cứu thế giới khỏi tay con quỉ Bali
6-Parasurama: người tạo ra tầng lớp Satđếlỵ mới.
7-Hoàng tử Rama: nhân vật chính trong sử thi Ramayana của Ấn Độ.
8-Thần Krisna: vị thần tài năng với cây sáo mê hồn.
9-Sakya Muni (Đức Phật): cứu giúp những kẻ xấu lầm đường lạc lối trở về đường chính.
10-Kalkin (Kali Yuga) : Hoá thân thứ 10 này sẽ hiện ra cuối kỷ nguyên hiện tại để lập ra kỉ nguyên mới.
Mỗi hoá thân và sự tích về các hoá thân ấy của thần Vishnu sẽ lần lượt trình bày ở phần tiếp sau.

Các hoá thân của Vishnu tuân theo một qui luật tiến hoá từ cá, bò sát, thú, rồi đến chú lùn, đến con người. Cuối cùng là thần nhân và đấng sáng tạo tương lai.

57149


Hoá thân đầu tiên là con cá Mastya.

Thần thoại Hindu kể rằng, một ngày kia, trong khi Manuđang tắm đưới sông thì thấy một con cá nhỏ van xin ông cứu nạn.

57150

Manu đem nó về nuôi. Con cá lớn dần lên cho đến một ngày nó xin thả trở về biển.Trước khi bơi đi, con cá bảo Manu biết sắp có một trận lụt lớn nhận chìm cả thế gian và nó khuyên ông ta nên đóng một chiếc thuyền lớn, trong đó có chứa các loại sinh vật và hạt giống cây cối.
Manu vừa chuẩn bị xong thì mưa tuôn xối xả ngập lụt cả thế gian. Nước cuồn cuộn sắp lật đổ chiếc thuyền thì cá Mastya hiện ra dẫn dắt thuyển khỏi cơn nguy hiểm. Sau đó, nó bảo Manu buộc thuyền vào một đỉnh núi cao không bị ngập, chờ khi nước rút. Lúc đó, con cá mới cho Manu biết rằng chính mình là hoá thân của Vishnu.

57151

Để tạ ơn thần, Manu hiến tế bằng sữa và bơ lỏng. Một năm sau lễ vật cúng dường này biến thành một người đàn bà xinh đẹp. Họ sống với nhau và sinh ra loài người.

57152



Hóa thân thứ hai của Vishnu là con rùa Kurma (Kurina)

57153

chở cả hòn núi Mandara trên lưng trong cuộc khuấy đảo biển vũ trụ.

Sau trận Đại Hồng Thủy (xem hoá thân Mastya), một số bảo vật bị chìm trong lòng Biển Sữa. Brahma khuyên các vị Thần nên liên kết với đám Quỷ để thu hồi các bảo vật ấy, đặc biệt là thuốc trường sinh Amrita. Thần và Quỷ liền bứng ngọn núi Mandara đặt ngược đầu xuống để giữa Biển Sữa. Đỉnh núi cắm sâu vào trong đất trong khi việc khuấy đảo biển sữa bắt đầu. Để khuấy được biển, hai bên dùng con rắn Vasuki quấn quanh ngọn núi ấy, mỗi bên nắm đầu và đuôi rắn mà quay quả núi để quậy Biển Sữa ! Tuy nhiên, không thể thiếu một điểm tựa để núi Mandara khỏi chìm xuống biển sâu. Thế là Vishnu hóa thành rùa Kurma, lặn xuống nước sâu, chịu núi Mandara trên lưng mình, và xoay tròn theo hòn núi mỗi lần khuấy như một cái guồng để công việc được nhanh chóng hơn.

57154

Khuấy đảo mãi là con rắn nổi giận, nó liền phun ra nọc độc nhằm hủy diệt. Thần Brahma nhờ thần Shiva nuốt những nọc nầy. Shiva liền vận dụng thần thông nuốt trọn độc chất nọ, nhưng giữ không cho nó xuống bụng. Nọc độc con rắn làm cho cổ họng Shiva mang màu xanh.

57155

Việc khuấy biển sữa kéo dài trên 1000 năm. Nước biển màu sữa biến thành chất bơ. Rồi từ trong biển sữa lần lượt xuất hiện bò thần Nandin, voi thần 3 đầu Airavata, ngựa trắng, cây như ý, mặt trăng, mặt trời, nữ thần Lakshmi, các bọt biển hoá thành những tiên nữ Apsara. Sau cùng là Dhanvantri, một đồng nghiệp Y Sĩ, hiện lên với chén thuốc trường sinh nhưng bọn quỷ chụp lấy. Thần Vishnu một lần nữa đánh thắng bọn ác quỉ và đoạt lại ly thuốc trường sinh

57156

Có thuyết cho rằng màn « quậy Biển Sữa » xảy ra ở lúc Tạo Thiên Lập Địa, với Mandara là cột trụ của thế giới, Brahma làm vị chủ trì, Vishnu là điểm tựa. Và Shiva, năng lực khai thông bế tắc. Từ đó nổi lên những biểu tượng như sự sống (thuốc trường sinh cho chư Thần, bò sữa cho con người), thời gian (mặt trăng), ánh sáng (mặt trời), sự chết (độc chất), cái đẹp (Lakshmi), ước vọng (cây như ý), sức mạnh (ngựa), sự thông thái (voi) v.v

57157




Hoá thân thứ ba của Vishnu là con lợn rừng Varaha

57158

Con lợn này đã cứu quả đất ra khỏi lòng đại dương sau khi bị con quỷ Hiranyaksa (Mắt Vàng) dìm vào đấy. Con quỷ này đã tu khổ hạnh, nhờ đó được thần Brahma ban cho quyền năng không thể bị người, vật hay thần giết chết.
Có được quyền năng này, Hiranyaksa lộng hành tất công loài người, khiêu khích các vị thần, lấy trộm bộ kinh sách thiêng của Brahma, sau đó lôi quả đất vào trong đáy biển vũ trụ. Nhưng con quỷ có một nhược điểm, vào lúc thương lượng với Brahma, Hyranyaksa phải kể tên các con vật không thể làm hại nó được, và nó đã bỏ sót tên con lợn rừng.
Vishnu liền hoá thành con lợn rừng khổng lồ với tiếng kêu ớn hơn cả tiếng sấm của Indra, hai mắt đỏ hơn hai luồng sét…

57159

Varaha lặn xuống đáy đại dương, giết chết Hyranyaksa và giải cứu cho trái đất, đưa nó trở về mặt nước.

57160

57161

Một số sách vở còn ghi lại hình ảnh trái đất như là một người thiếu nữ được Vahara nâng lên trên cánh tay lực lưỡng của mình.

57162

Trong Phật giáo, có ý kiến cho rằng Ma lị chi Thiên là một dạng chuyển đổi của Varaha từ Hindu sang Phật Pháp. Dưới đây là hình Ma Lị Chi Thiên:

57163




Hoá thân thứ tư của Vishnu là người Sư tử Narasimha.

57164

Thần tích của Hindu giáo kể rằng, Hiranyakashipu là anh của quỷ Hiranyaksha được sự ban phúc của thần Brahma nên trở thành bất tử. Không có thần, người hay vật nào có thể giết được nó, dù là ban đêm, ban ngày, trong nhà hay ngoài trời cũng vậy.

57165

Hiranyakashipu cũng giống em trai của mình, cao ngạo và tàn phá mặt đất. Hắn tự cho mình là vị thần bất tử tối cao, nên cấm việc thờ cúng các vị thần khác. Con trai hắn là Pralada lại rất tín ngưỡng ở Vishnu nên không nghe lời hắn. Con quỷ giận dữ toan giết con mình nhưng kì lạ thay, con hắn vẫn cứ bình an dù hắn đã giết bằng mọi cách.
Một ngày kia, quỷ Hirayakashipu hỏi giận dữ hỏi Pralada rằng Vishnu có trong cây trụ khung của ngôi đền hắn ta không, Pralada trả lời một cách chắn chắn rằng có.


57166

Hiranyakashipu gầm lên và lấy chân đạp ngã cây trụ để tìm giết Vishnu. Lập tức, Vishnu với hình dáng mình thần đầu sư tử hiện ra và xé xác con quỷ.


57167

Hành động như thế, thần đã không vi phạm lời hứa của Brahma. Vì lúc ấy không phải ban ngày hay ban đêm, thần đang đứng trên đà của ngôi đền nên không phải ở bên trong hay bên ngoài, thần đã đội lốt Narasimha nên không phải là thần, không phải là người, cũng không phải thú vật.

57168

Trong 10 hoá thân thì có lẽ đây là hoá thân dữ dằn nhất của Vishnu

open
04-09-2009, 08:27
CÁC PHO TƯỢNG NAM THẦN Ở BẢO TÀNG MỸ THUẬT TP HCM

57174

Đây là các tượng nam thần được tìm thấy ở đồng bằng Nam Bộ. Năm 1988, chúng được chuyển từ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh đến trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, ký hiệu BTMT 106, BTMT 107, BTMT 191, BTMT 200 và BTMT 202. Năm tượng này gồm hai tượng tìm được ở đồng bằng Nam Bộ, ký hiệu BTMT 107 và BTMT 191, ba tượng còn lại được phát hiện ở đồng bằng sông Cửu Long. Về chất liệu, bốn tượng làm từ sa thạch mịn, một bằng granit cứng. Dạng tượng bốn tay, gãy vỡ đầu và một phần tay chân.

Pho tượng nam thần ký hiệu BTMT 107, phát hiện ở thị trấn Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương ngày nay), cao 0,37m. Tượng đứng hơi nghiên về phía trước, lưng hơi cong, đường sống lưng mờ nhạt, cổ nhỏ, cao, có đường ngấn cổ. Hai vai rộng, ngang. Ngực rộng, nghiêng về phía trước, tạc nổi cao, dạng bán cầu, hai đầu ngực rõ. Eo thon, bụng nổi, rốn nhỏ, hình giọt nước, sâu. Chân dài, tay chân hơi thô. Sampot ngắn ôm thân, làm rõ các đường nét cơ thể (chân, mông). Lưng váy được cắt cong ở thân trước, đường viền lưng váy, gấu váy nhỏ. Hai đầu múi dây viền lưng váy ngắn, cong xuống, một bên thắt lưng trơn to bản, xếp nếp, quấn quanh hông theo chiều lưng váy. Một giải vải sọc nhỏ, lượn cong, xếp một đầu vải vào bên phải thắt lưng. Bên trái, các giải tua vải lượn mềm, xếp gần nhau như cánh quạt, phủ qua gấu váy, tạc nổi.

Pho tượng trên thuộc loại tượng nhỏ, được Louis Malleret cho là một phần của tượng Vishnu khi ông nhận thấy các mảnh vỡ nối lại đã thể hiện hình ảnh vị thần này. (Malleret 1959a).

Những chi tiết cơ thể và trang phục của pho tượng này có rất nhiều điểm giống với tượng nam thần ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh, ký hiệu BTLS 5630 (An Ninh – Hậu Giang), cũng dáng đứng nghiêng về phía trước, cổ nhiều đường ngấn, đầu gối tạc nổi, đường sống chân rõ: sampot ngắn, ôm thân, thắt lưng, giải vải, tua vải tương tự. Chỉ khác ở cách bố trí kiểu dáng trang phục hoặc một vài đường nét cơ thể như kích thước lớn, số tay ít hơn (hai tay), vai xuôi, lưng cong dịu hơn. Điều này cho thấy trí tưởng tượng phong phú của các nghệ nhân khi thực hiện tác phẩm của mình. Trên cơ sở đó, ta có thể đoán định niên đại của chúng từ thế kỷ X – XI.

Một pho tượng khác, ký hiệu BTMT 191, đá granit đứng, được phát hiện trên một đám ruộng gần chùa Bửu Sơn, xóm Bình Thạnh, làng Bình Phước, tổng Phước Vinh Thượng (tỉnh Đồng Nai ngày nay). Tượng cao 0,44m, dáng đứng hơi nghiêng về phía trước, lưng hơi cong. Vai rộng, ngang. Vùng ngực dạng bán cầu. Eo lớn, bụng tạc nổi, rốn dạng tam giác. Một đường vạch ngắn dọc rốn: sampot ngắn trên đầu gối, buông thẳng, ôm thân. Lưng váy trước hơi cong, thắt lưng to bản buộc phía trên hông. Thắt nút giữa váy, hai đầu mút thắt lưng xòe ra, rũ xuống hai bên. Một giải vải dài, xếp nhiều nếp, cho vào giữa thắt lưng, hai đầu múi vải xòe rộng, dạng đuôi cá, thả xuống giữa thân váy và gần gấu váy. Niên đại được xác định từ thế kỷ V – VI.

Ba pho tượng còn lại được tìm thấy ở Sa Đéc, Long Xuyên và Long An thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

Pho tượng nam thần ký hiệu BTMT 106 tìm được ở Tháp Mười, tỉnh Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp ngày nay) cao 0,52m. Sau lưng tượng còn lại một phần tóc dạng lọn, phủ quá vai. Tượng đứng, lưng cong, đường sống lưng rõ. Vai hẹp, xuôi, vùng ngực phẳng, tạc nổi. Eo thon, bụng tạc nổi cao, có ngấn bụng, rốn tròn lớn. Tay thon tròn, hai chân dài, hơi thô, đầu gối tạc nổi, đường sống chân rõ. Sampot mỏng, trơn, ngắn trên đầu gối, ôm sát thân, làm rõ đường nét cơ thể (bụng, chân, mông). Lưng váy hơi cong dưới bụng. Một dải vải xếp nhiều nếp, buộc dọc theo váy từ giữa lưng váy trước đến giữa lưng váy sau, hai đầu múi vải xếp xuống, thành các đầu nút vải nhỏ cho vào giữa lưng váy trước và sau, múi vải xòe ra. Hai bên hông váy có dấu vết vật nối bị vỡ.

Khi khảo sát một pho tượng Vishnu ở Bảo tàng Đồng Nai ký hiệu BTĐN: 02/CS-02, phong cách Phnom Dà thế kỷ VII – VIII, ta thấy tuy pho tượng nam thần được mô tả ở trên kích thước không lớn nhưng vẫn có nhiều điểm tương tự như loại tóc, các đường nét cơ thể (vai, vùng ngực, tay chân) cách buộc múi vải trên váy hay màu sắc tượng, loại đá. Do vậy pho tượng nam thần này có thể là tượng thần Vishnu.

Pho tượng nam thần tìm thấy ở tỉnh Long Xuyên (tỉnh An Giang ngày nay) ký hiệu BTMT 200, cao 0,75m. Tượng đứng, lưng cong, đường sống lưng rõ. Cổ cao, vai rộng, ngang. Vùng ngực rộng, phẳng, hơi nghiêng về phía trước. Eo thon, bụng nhỏ, tạc nổi, không ngấn bụng, rốn nhỏ, tròn, một đường vạch ngắn dọc rốn. Tay chân cân đối, chân dài, đầu gối tạc nổi, đường sống chân rõ. Sampot mỏng, trơn, ngắn trên đầu gối, ôm thân, quấn chóe ba lớp, vạt và gấu váy của lớp thứ ba đặt một bên thân váy trái, một đầu vạt váy xếp vào lưng váy trước. Một giải vải dài, xếp nếp buộc dọc theo váy, xếp vào giữa lưng váy, thả đầu múi vải xuống vạt váy trước. Đầu múi vải ở thân sau đặt trên lưng váy. Cách buộc dải vải ở tượng này đơn giản. Một thắt lưng trơn to bản, quấn trên hông, không có dấu vết hai đầu thắt lưng, có thể chúng được ghim lại.

Pho tượng này đã được Louis Malleret mô tả so sánh với hai tượng Hari – Hara ở Bảo tàng Phnom Pênh về một số đường nét cơ thể trang phục. Cũng như Dupont, ông cho rằng chúng có những điểm tương đồng và cùng phong cách Prasat Andèt, khoảng giữa thế kỷ VII - đầu thế kỷ VIII (Malleret 1959b).

So với pho tượng trên thì tượng nam thần ký hiệu BTMT 202 cao 0,42m (tỉnh Long An) có một vài điểm khác biệt trên đường nét cơ thể, trang phục như vùng ngực dạng bán cầu, ngấn bụng gần lưng váy, thân trên khá dài so với kích thước, thắt lưng cuộn tròn nhưng chúng lại có nét giống nhau ở hình dáng, trang phục như loại sampot ngắn, thắt lưng lớn, cách quấn váy nhiều lớp và cách buộc giải vải dọc theo thân váy. Từ đó ta có thể đoán định niên đại của pho tượng BTMT 202 từ thế kỷ V – VII.

Các pho tượng nam thần có chiều cao từ 0,37m đến 0,75m là số đo những phần thân tượng không còn nguyên vẹn, đầu và một phần tay chân bị mất. Nhưng qua đó, ta có thể biết chúng là những tượng nhỏ hoặc cỡ trung bình.

Một số tượng đã được nhận dạng là thần Vishnu và Hari – Hara, những vị thần chính của Ấn Độ giáo, một trong những tôn giáo lớn thời bấy giờ.

Ngoài loại đá sa thạch thường được dùng làm nguyên liệu chủ yếu cho việc tượng, còn có granit. Loại đá này có rất nhiều trong các di tích, phế tích tìm được ở miền Đông Nam Bộ và vùng phụ cận như Tây Ninh, Đồng Nai, Lâm Đồng.

Kỹ thuật tạc tượng và phong cách nghệ thuật trên những chi tiết cơ thể, trang phục cho thấy sự đa dạng và tiến triển trong phong cách thể hiện tác phẩm điêu khắc của các nghệ nhân.

Niên đại của chúng được đoán định từ thế kỷ V – VIII và thế kỷ X – XI.

Lâm Quang Thùy Nhiên

(Những phát hiện mới về khảo cổ học 1999, NXB KHXH Hà Nội 2000)

huuhuetran
04-09-2009, 14:09
Cám ơn OPEN đã tìm được nhiều tư liệu độc đáo nói về thần Vishnu. Riêng nói về chiều cao thì tượng mà nhân dân Núi Sập tìm thấy ở Ba Thê( bằng đá, cao 3m3) thì quả là khó kiếm!

huuhuetran
04-09-2009, 14:33
Giới thiệu bộ tem xưa có mẫu in hình thần Vishnu, các bạn tìm giúp tôi nhé, cám ơn trước!



57212

huuhuetran
04-09-2009, 20:04
Rọi lớn hơn cho dễ nhìn các bạn nhé!



57282

trithuc_nguyen
04-09-2009, 22:14
Cháu góp vui với bác Huệ hình ảnh về tượng thần Vishnu ở động Batu(Malaysia).Theo ánh mắt của cháu thì tượng rất đẹp,hùng vĩ.Tiếc là cháu chưa vào tham quan hang động đằng sau tượng,nghe nói có rất nhiều tượng khác và nhiều khỉ:P
57291

huuhuetran
05-09-2009, 14:18
Tri Thức thân mến, tượng Vishnu mà cháu giới thiệu rất giống các mẫu tem nầy. Tuy nhiên theo truyền thuyết thì thần có nhiều tay, riêng tượng cháu giới thiệu chỉ thấy được 2 tay!


57395

zodiac
06-09-2009, 22:16
cậu chuyện về thần Vishnu của anh open tìm được hay quá :">, a open có thể tiếp tục phần còn lại không anh ?

=D> =D> =D>

huuhuetran
13-09-2009, 15:08
Bạn thân mến, như các bài trên đã giới thiệu, khi phát hiện ra tượng thần Vishnu bằng đá người dân tộc trúng thăm, được mang về chùa trước, ngôi chùa của họ cách chỗ phát hiện pho tượng nầy chỉ hơn 500m. Nhưng họ đã không mang pho tượng nầy về tới chùa của họ?!!!
Chủ nhật rồi, để chứng thực có ngôi chùa đó hay không? Và vị trí ngôi chùa có đúng theo lời kể, cha con chúng tôi đã tìm đến ngôi chùa. Ngày nay ngôi chùa nầy đã cất mới rất đẹp, mời xem:


58516

58517

58518

58519

58520

huuhuetran
15-09-2009, 07:25
Một số hình ảnh tiếp theo về ngôi chùa nầy, về các loại gạch dán tường, về trụ tường rào theo mô hình tượng thần 4 mặt... Mời xem:

58925

58926

58927

58928

58929

58930

huuhuetran
15-09-2009, 07:31
Giới thiệu trụ tường rào có hình tượng mô phỏng theo tượng thần 4 mặt:

58931

58932

liuxiu
15-09-2009, 11:47
Góp vui với Thức 1 số ảnh chụp được ở động Batu (Malaysia) :

http://i7.photobucket.com/albums/y294/dtnhatquang/Malay%20Sing%2011-2008/IMG_1519.jpg

http://i7.photobucket.com/albums/y294/dtnhatquang/Malay%20Sing%2011-2008/IMG_1526.jpg

http://i7.photobucket.com/albums/y294/dtnhatquang/Malay%20Sing%2011-2008/IMG_1490.jpg

http://i7.photobucket.com/albums/y294/dtnhatquang/Malay%20Sing%2011-2008/IMG_1542.jpg

http://i7.photobucket.com/albums/y294/dtnhatquang/Malay%20Sing%2011-2008/IMG_1529.jpg


http://i7.photobucket.com/albums/y294/dtnhatquang/Malay%20Sing%2011-2008/IMG_1484.jpg

huuhuetran
16-09-2009, 08:16
Bạn thân mến, ngôi chùa của người dân tộc ở Thị trấn Óc Eo, Ba Thê là một ngôi chùa lớn, rất rộng... Ngoài ngôi chùa chính mà tôi giới thiệu ở các bài trước, chùa còn nhiều gian phụ cũng cao rộng không kém, mời xem:


59059

59060

59061

59062

Angkor
21-09-2009, 11:44
Tượng thần Vishnu, là cái noi của nền văn minh Hindu giáo ( hay Ấn Độ giáo).
Nền văn minh này đã ảnh hưởng rất lớn đến các nước trong khu vực từ giai đoạn thế kỷ thứ VII- XII.

Vương quốc Phù-Nam là một ví dụ; tiếng Khmer gọi là Nìa-Kôr Phnum, hay goi văn minh Óc-EO.

Văn hóa Óc-Eo phát triển rực rỡ với 2 nền văn hóa khác tại VN :văn hóa Sa Huỳnh (miền Trung) cùng với Đông Sơn (miền Bắc) .

Nền văn minh Óc-eo có diện tích lãnh thổ rất lớn..
http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/A-10-2.jpg

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/A-12-2.jpg

-Một con tem với hình tượng thần Vishnu

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/A-11-2.jpg

-Và một trong những tượng Vishnu tại viện bảo tàng quốc gia Cambodia.

Hầu như cái noi của nền văn minh Hindu giáo ảnh hưởng lên các dân tộc đều giống nhau, thế nhưng khi ta so sánh thì có vẻ có sự khác biệt về lối đúc tượng?

trithuc_nguyen
21-09-2009, 12:10
Các vị thần Hindu giáo trên tem Thái Lan
61764

huuhuetran
21-09-2009, 13:10
Chúng ta đã phát hiện tượng thần Vishnu bằng đá cao 3m3( ở thị trấn Óc Eo, Ba Thê, Thoại Sơn, An Giang) xin hỏi mọi người đây có phải là tượng Vishnu lớn nhất được tìm thấy ở khu vực Đông nam á hay không?

huuhuetran
24-09-2009, 16:12
Bạn thân mến, ở Óc Eo, Ba Thê các nhà khảo cổ đã khai quật hai địa điểm:
- Ở Gò Cây Thị mà tôi đã giới thiệu với các bạn ở mấy bài trước.
- Hôm nay tôi giới thiệu địa điểm khai quật thứ hai. Địa điểm nầy nằm về phía nam chùa Linh Sơn, lúc tôi đến tham quan cũng là lúc đang tu sửa, mời các bạn xem:


63622

63623

63624

63625

63626

63627

63628

63629

63630

63631

huuhuetran
02-10-2009, 08:51
Bạn thân mến, nguyên bản của tượng thần Vishnu bằng đá, cao 3m3( tượng đá lớn nhất Đông nam á, tạc thần Vishnu) đặt tại chùa Phật 4 tay Ba Thê có thể được dùng làm biểu tượng của nền văn hóa Phù Nam, mấy chục năm qua đã bị đấp xi măng, chôn mất 2 chân dưới bệ thờ! Để trở thành cái mà người ta gọi là Phật 4 tay... Như thế có nghĩa là người ta đã chôn dấu một sự thật.
Bạn thân mến, sáng nay tôi được đọc một bài báo từ báo AN GIANG số 3069,ra ngày 2-10-09 nội dung như tôi đã scan dưới đây, mời các bạn xem.
Tôi cho rằng nhân dịp nầy mọi người nên công nhận sự thật và giá trị thật của pho tượng có một không hai này; theo tôi tượng thần nầy xứng đáng đứng ở vị trí cao nhất, biểu tượng của nền văn hóa Óc Eo! ( văn hóa dân tộc Phù Nam)
65481

ke vo danh
04-10-2009, 16:05
Công nhận bác Huệ có nhiều topic rất hay.

Không biết tới khi nào, đại đa số người Việt Nam mới biết nhìn nhận và ra sức bảo tồn nhưng di tích văn hóa một cách thật xứng đáng nhỉ?! Tôi nghĩ rằng, tiền của để lo cho việc khám phá, trùng tu thì mình không thiếu. Nhưng thiếu rõ ràng nhất là những chuyên gia chịu trách nhiệm ở mọi công trình!

Bởi vậy mới có chuyện đáng tiếc xẩy ra, kiểu: "mấy chục năm qua đã bị đấp xi măng, chôn mất 2 chân dưới bệ thờ!".

huuhuetran
05-10-2009, 00:35
Kính gởi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng,
Thưa Ngài,
Trước hết tôi xin tự giới thiệu: Là một nông dân tay lấm chân bùn, hiện ngụ tại Thị trấn Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang.
Năm nay tôi 59 tuổi, may mắn được sinh ra và lớn lên trên một vùng đất từng có một nền văn minh huy hoàng: Văn hóa Óc Eo!
Thưa Ngài,
Hôm nay tôi mạo muội viết thư nầy đến Ngài vì quá bức xúc trước một sự thật bị chôn vùi gần một thế kỷ qua! Tôi xin nói ngay, đó là việc một tượng thần Vishnu bằng đá, cao 3m3, lớn nhất Đông Nam Á( và có thể là lớn nhất thế giới)thuộc nền văn hóa dân tộc Phù Nam... Pho tượng nầy được nhân dân Thoại Sơn tìm thấy năm 1912 khi khai phá một gò đất để đào kinh Ba Thê mới. Sau đó, tượng được đưa về một ngôi chùa nhỏ cách đó gần 2km.
Thời gian sau, các vị sư trụ trì đã tô đấp bằng xi măng, biến pho tượng Vishnu đứng thành pho tượng ngồi bằng cách xây một bệ cao lấp hai chân đứng, đấp lên mặt bệ hai đùi để trở thành Phật bốn tay!
Gần 100 năm sau, ngày 18-1-1988, Bộ VHTT nước ta đã có văn bản công nhận tượng Phật 4 tay là di sản cấp Quốc gia( một sự bôi bác lớn quá!)
Chưa hết, ngày 23-7-2009, Guiness VN công nhận tượng Phật 4 tay nầy là tượng Phật lâu đời nhất Việt Nam!
Thưa Ngài,
Theo tin mới nhận được từ báo An Giang, ngày 24 và 25 tháng 10-09 Cục Di sản quốc gia sẽ tổ chức tại An Giang một cuộc hội thảo lớn nhằm tôn vinh, tôn tạo, bảo tồn nền văn hóa Óc Eo, thuộc khu vực các tỉnh đồng bằng Nam bộ. Thiết nghĩ đây là thời điểm thích hợp nhất để chúng ta trả lại nguyên bản tượng thần Vishnu bằng đá lớn nhất... Tượng nầy sẽ là biểu tượng cho một nền văn hóa có thời kỳ vàng son rực rở từng có mặt trên vùng đồng bằng Nam Bộ của đất nước.
Thưa Ngài,
Trong lúc đất nước ta, toàn quân, toàn dân đang thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì việc trả lại nguyên bản cho tượng thần Vishnu nầy là một việc làm cụ thể nhất. Tôi nghĩ, làm được việc nầy là chúng ta đã thực hiện tốt nhất tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
Thưa Ngài,
Vì quá bức xúc trước việc che dấu một sự thật, một sự thật cần làm sáng tỏ để mang lại lợi ích cho nhân dân, cho mọi người... Đêm nay tôi mạo muội viết lên những dòng nầy(qua diễn đàn Vietstamp.net) nếu có điều chi sơ xuất xin Ngài thứ lỗi!
Trước khi ngưng bút, kính chúc Ngài luôn vui, khỏe, hạnh phúc để cùng Chính phủ chăm lo lợi ích nhân dân, làm cho đất nước Việt Nam ta ngày càng giàu đẹp.
Thị trấn Núi Sập,0g30 ngày 5-10-2009

Nông dân Trần hữu Huệ

65898

huuhuetran
05-10-2009, 11:26
Bạn thân mến, phần mực đen ở bài trên là phần mà tôi dự định đưa vào bài Thư gởi Thủ Tướng, nhưng do kỹ thuật còn non kém cho nên chưa đưa vô được. Nay xin nói thêm, đây là mấy câu mà tôi rất tâm đắc, lấy làm phương châm trong cuộc sống. Mấy câu nầy nằm trong câu chuyện kể của Bác, câu chuyện nhân chi sơ tính bản thiện Trang 217 của quyển sách dưới đây:


65920

65921

hat_de
05-10-2009, 11:44
Nhìn thế giới mà xót xa cho ta

có những đoàn thám hiểu vượt núi băng đèo, rừng sâu nước độc để tìm và khám phá ra các di tích đó đây trên thế giới để bào tổn nó

họ làm vì nhân loại, ko vì lợi ích cá nhân

ở ta nhìu công trình cổ còn tốt nhưng vẫn lên dự án bảo tồn để xin tiền nhà nước rùi bảo tồn theo phong cách huỷ diệt làm mới

thứ nhất là mất hết ý nghĩa
thứ 2 là lấy được gạch nói cổ bán đồ cổ
thứ 3 là xén tiền của chính phủ

ko ngăn chặn việc bảo tồn - huỷ diệt thì chúng ta đang tự xoá mình ... híc

huuhuetran
07-10-2009, 17:09
Bạn thân mến, tháng 4 năm 2001 tôi và 3 người bạn nữa tổ chức một chuyến du khảo về Ba Thê, viếng chùa Phật 4 tay. Tôi thì quyết tâm tìm hiểu sự thật về pho tượng nầy, sau khi về tôi tra cứu các sách tìm tư liệu chứng minh. Tôi đã viết bài dưới đây, cách đây 8 năm tôi đã gửi đến một số báo, câu trả lời lúc đó là sự im lặng!
Mời các bạn chịu khó đọc:


66118

66119

66120

66121

66122

66123

Angkor
14-10-2009, 09:24
Chú H ơi, đây là hình ảnh của một trong những vị thần Vishnu bốn tay. Tượng này được làm từ Ấn Độ.


http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/S-1-36.jpg

-Nguyên liệu: đá Sange-rathek , từ thành phố Jhansi, Uttar Pradesh, Ấn Độ chạm khắc ở Tamil Nadu, Ấn Độ.
Chiều cao: 19 inch
Chiều rộng : 12 inch
Trọng lượng: £ 42

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/S-2-39.jpg

-Nguyên liệu: đá Gorora , đá cẩm thạch màu đỏ từ Uttar Pradesh, Ấn Độ chạm khắc ở Tamil Nadu
Chiều cao: 15 inches
Rộng nhất điểm: 8 inch
Trọng lượng: £ 8

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/S-3-36.jpg

-Nguyên liệu: đồng sáp
Chiều cao: 15,5 inch
Trọng lượng: £ 15


Tượng Vishnu ở xứ Cam rất giống với tượng chú đề cập. Để Châu sẽ scan hình lên sau.

Angkor
14-10-2009, 09:30
Bạn thân mến, như các bài trên đã giới thiệu, khi phát hiện ra tượng thần Vishnu bằng đá người dân tộc trúng thăm, được mang về chùa trước, ngôi chùa của họ cách chỗ phát hiện pho tượng nầy chỉ hơn 500m. Nhưng họ đã không mang pho tượng nầy về tới chùa của họ?!!!
Chủ nhật rồi, để chứng thực có ngôi chùa đó hay không? Và vị trí ngôi chùa có đúng theo lời kể, cha con chúng tôi đã tìm đến ngôi chùa. Ngày nay ngôi chùa nầy đã cất mới rất đẹp, mời xem:


58516

58517

58518

58519

58520

Chùa này sau giống chùa ở xứ Miên quá vậy chú Huệ?
Hay là chùa của KAMPUCHEA KROM?

huuhuetran
14-10-2009, 10:32
Cám ơn Thanh Châu đã xem bài viết nầy, để đủ tư liệu chú đã tìm tòi, tra cứu hằng chục năm qua! Chùa mà chú giới thiệu là chùa người dân tộc tọa lạc tại Thị Trấn Óc Eo, Ba Thê, huyện Thoại Sơn: Nơi chú ở. Do tượng thần Vishnu bằng đá cao 3m3 đã bị chôn chân, đấp 2 đùi bằng ciment( có lẽ sửa tay nữa)cho nên chú không có nguyên bản, cháu tìm giúp chú một tượng giống như thế nhé! Cám ơn cháu trước. Ngoài ra cháu hãy tìm giúp chú xem đây có phải là tượng Vishnu bằng đá lớn nhất hay chưa? Thân.

ke vo danh
14-10-2009, 15:16
Bác Huệ có ghé qua đây để đọc chưa?

=> Tại Đây: (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=4714&page=2)

huuhuetran
14-10-2009, 15:59
Cám ơn Bác KVD đã có bài viết ủng hộ tôi trong cố gắng sống đạt Chân thiện mỹ phúc. Một sự an ủi, một sự đồng cảm! Ngoài ra tôi cũng rất cảm ơn Bác về những hình tượng Vishnu mà tôi cố công tìm kiếm, một vài hình tượng nầy đã giúp tôi càng khẳng định quyết tâm về một sự thật mà tôi đang theo đuổi.

Angkor
16-10-2009, 16:36
[QUOTE=trithuc_nguyen;74155]Các vị thần Hindu giáo trên tem Thái Lan
61764[/QUOTE

Đây là bộ tem in dập nổi rất đẹp!
Châu có món này;

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/Hindu-2.jpg

Angkor
16-10-2009, 16:43
Thưa chú H, theo như tin từ viện bảo tàng quốc gia Cambodia như hình mà Châu đính kèm dưới đây thì tượng Vishnu này không cao cơn tượng mà chú đã có dịp trình bài trong những trang trên.

http://i39.photobucket.com/albums/e151/nguyen77/Hindu-1.jpg

Chú thích:
Tượng Vishnu này được tìm thấy tại đền cổ Phnom Đa, Angkor Bô rây, Ta keo.
Giai đoạn ; thế kỷ thứ VI.
Chiều cao; 270 cm
làm từ đá Sa thạch.
Hiện trưng bài tại viện bảo tàng vừa nêu trên. Tại Angkor Wat vẫn còn một tượng giống như vậy, nhưng chưa rõ có chiều cao là bao nhiêu!

huuhuetran
16-10-2009, 17:02
Cám ơn Thanh Châu rất nhiều, cháu tìm giúp chú tư liệu về tượng còn lại. Hôm nay chú đến bảo tàng An Giang, xem thật kỹ gian trưng bày hiện vật Óc Eo cũng chưa tìm thấy một tượng nào cao 3m3 cả! Về tượng Vishnu trưng bày ở đây có 3 pho bằng kim loại, pho cao nhất cũng chỉ 50cm...còn một pho tượng đá lớn nhất ở đây chỉ 90cm!

Angkor
16-10-2009, 17:15
Nếu thật sự như chú nói thì quả là điều ngạc nhiên và thú vị!
Tuy nhiên Châu sẽ cố tìm thêm thông tin trong nổi nghi ngờ này.
Cảm ơn chú.

huuhuetran
24-10-2009, 07:08
Mời các bạn xem tư liệu dưới đây có đoạn xác minh tượng Phật 4 tay ở chùa Linh Sơn Ba Thê chính là pho tượng thần Vishnu bằng đá cao 3m3!
( đoạn có gạch dưới, cám ơn)


68191

huuhuetran
24-10-2009, 07:15
Cho phép tôi rọi lớn phần cần xem, cám ơn!


68192

ke vo danh
24-10-2009, 20:05
Gửi tặng bác Huệ một bài báo trên trang "Simple VietNam" tại đây: (http://www.simplevietnam.com/article/view/id/4239)

Văn hóa Óc Eo

Óc Eo là tên gọi một địa điểm khảo cổ học lần đầu tiên được phát hiện và khai quật ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, địa điểm này thuộc huyện Thoại Sơn, cách thành phố Long Xuyên 30 Km. Qua những gì khai quật các nhà khảo cổ cho rằng đây là một thương cảng thời Trung cổ bị chìm sâu dưới lòng đất và được phát hiện khi nhân dân đào kinh xáng Ba Thê vào năm 1942.

Sau khi khai quật và công bố thì có nhiều vết tích gắn liền với vương Quốc Phù Nam. Vương Quốc này hình thành từ đầu công nguyên và bị Chân Lạp xâm chiếm vào khoảng năm 550. Qua nghiên cứu các nhà khảo cổ đưa ra ý kiến rằng chủ nhân của nền văn hoá Phù Nam là người bản địa thuộc chủng Indônésien. Về đặc điểm hình thể và cách ăn mặc của họ có những nét giống với các dân tộc bản địa ở vùng cao nguyên Đông Dương. Chữ viết của người Phù Nam cổ là loại chữ Brami, văn tự dùng ở Phù Nam là loại được dùng ở Ấn Độ từ TK II đến TK V. Một số khảo cứu từ bia ký cũng cho rằng đại bộ phận người Phù Nam nói tiếng Môn - Khmer. Nền văn hoá Phù Nam phát triển liên tục bảy thế kỷ trên một vùng nhiệt đới ẩm, đất đai phì nhiêu. Nhờ những tài nguyên phong phú của nội địa và nhờ vị trí trung gian trên con đường hàng hải từ Ấn Độ - Trung Quốc mà nơi này trở thành một thương cảng lớn của Đông Nam Á lúc bấy giờ. Qua những di vật khai quật được các nhà khoa học cho rằng văn hóa Phù Nam mang rất nhiều yếu tố Ấn Độ - Trung Á và Địa Trung Hải. Tín ngưỡng thì chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và sự du nhập của đạo Bà La Môn và Đạo Phật qua một số hiện vật nổi bật như bộ Linga - Yoni bằng đá cao 2,10m khai quật tại Cát Tiên - Lâm Đồng vào năm 1996, bộ Linga - Yoni này được cho là lớn nhất Đông Nam Á, tượng thần Vishnu Anata nay được thờ ở chùa Linh Sơn (Ba Thê - An Giang), tượng thờ Vishnu thờ ở miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, tượng Phật bằng gỗ cao 2m hiện lưu giữ tại bảo tàng An Giang....Cũng qua nghiên cứu các nhà khoa học cho rằng cư dân Phù Nam xưa kia di chuyển bằng voi, kể cả việc săn bắn. Tang lễ của họ có một số quy định chặt chẽ như người chịu tang phải cạo cả râu, tóc và tục an táng bằng: Thuỷ táng, Hoả táng, Địa táng, Điểu táng.

Trước khi phát hiện tại Óc Eo, nền văn hóa này được người Pháp khám phá đầu tiên vào năm 1879 với nhiều cuộc khai quật ở Cần Giờ, Vũng Tàu... mà sau này khi khám phá thành thị cổ ở Ba Thê người ta gọi đó là thời kỳ Tiền Óc Eo. Giai đoạn từ 1936 đến 1944 dưới sự quan tâm của ông G. Coedès - giám đốc trường Viễn Đông bác cổ và ông Malleret đã trực tiếp khảo sát và phát hiện ra nhiều cổ vật bằng đá xanh nhưYoni, chân trụ, bàn nghiền. Năm 1956 ông G. Coedès tiếp tục phát hiện được vòng thành cổ của khu di tích văn hoá Óc Eo. Qua những gì phát hiện được trong thời gian này các nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa Óc Eo đã từng phát triển rực rỡ mà biểu hiện của nó là những đặc trưng như: Kỹ thuật chinh phục đầm lầy khá cao thể hiện qua cách sử lý đất thấp làm nơi cư trú bằng cách cất nhà sàn bằng gỗ và việc thực hiện hệ thống kinh đào toả rộng nhiếu nơi trên đồng bằng châu thổ sông Cửu Long; nền thủ công mỹ nghệ khá phát triển như kim hoàn, luyện thuỷ tinh, gốm gạch, tạc tượng điêu khắc...; kiến trúc xây dựng bằng gạch đá có quy mô lớn, giao lưu văn hoá với nhiều nền văn minh khác trên thế giới như văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai, La Mã...

Từ sau năm 1975, khi đất nước Việt Nam thống nhất thì viện khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh bắt tay vào kế hoạch nghiên cứu văn hoá khảo cổ Óc Eo cùng với nền văn hoá Sa Huỳnh, văn hoá Đồng Nai ... Lần đầu tiên ngoài di tích cư trú, di tích kiến trúc, khảo cổ học đã phát hiện được di tích mộ táng thuộc văn hoá Óc Eo cùng với những sưu tập hiện vật chôn trong mộ có giá trị nghiên cứu lớn. Đến những năm 1980 từ những di chỉ khảo cổ các nhà khoa học cả Việt Nam và thế giới đã phát hiện ra rằng văn hóa Óc Eo không chỉ phân bố ở địa bàn hai tỉnh An Giang - Kiên Giang và một phần của tỉnh Cà Mau và Đồng Tháp mà trải rộng trên khắp đồng bằng Nam Bộ đến tận Lâm Đồng như: Di tích nền chùa thuộc xã Tân Hợi, huyện Tân Hiệp, Tỉnh Kiên Giang; Di tích Gò Tháp huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp một loại hình về cư trú, di tích mộ táng và kiến trúc; Di tích Đá Nổi trong cánh đồng đá nổi thuộc xã Phú hoà , huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang; Di Tích Lưu Cừ xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú tỉnh Cửu Long (Trà Vinh); Di tích kiến trúc Cây Gáo ở vị trí tả ngạn sông Đồng Nai, phường Cây Gáo 11, xã Vĩnh An; Di tích Bình Tả huyện Đức Hoà , tỉnh Long An , phát hiện 3 ngôi đền bằng gạch thuộc tín ngưỡng Ấn Độ giáo cùng với một số mộ táng; Di tích Gò Thành thuộc ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang; Di tích Phụng Sơn Tự (chùa Gò), thành phố Hồ Chí Minh...

Ngày nay qua những di chỉ phát hiện được cùng những hiện vật, các nhà khảo cổ học đã tìm ra được chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo khi xưa là ai, tồn tại trong thời gian nào nhưng vì lý do nào nó lụi tàn và biến mất thì còn vấn đề khó hiểu với các nhà khoa học. Cũng có người thì cho rằng Phù Nam không phải là đế quốc đã được tổ chức thống nhất thành một bộ máy cai trị và bóc lột mà chỉ là sự tập hợp của những tiểu quốc, trong đó bộ phận chủ yếu của nó là chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo trên đất Nam Bộ. Vùng đất này vào cuối thế kỷ VI bị người Chân Lạp (người Khơme) nói tiếng Nam Á thôn tính. Chính do sự thống trị của người Chân Lạp ở khu vực văn hóa Óc Eo lỏng lẻo nên khu vực này dần trở thành đất hoang, vô chủ và sau này người ta quên lãng quá khứ huy hoàng của nó."

******

Vậy có thể nói rằng những khám phá về văn hóa Ốc Eo, một phần lớn là đã được tìm ra tại An Giang - Kiên Giang.

Chúc bác Huệ chân cứng đá mềm.

huuhuetran
29-10-2009, 04:59
Bạn thân mến, hôm nay tôi giới thiệu một tượng Vishnu gần giống nguyên bản tượng vishnu pho tượng bị tô đắp để thành Phật 4 tay ở Linh sơn tự, Óc Eo Ba thê.


68746

huuhuetran
06-11-2009, 12:34
Bạn thân mến, theo báo An Giang số ra ngày 6-11-09 tới đây ở An Giang có tổ chức hội thảo:" Văn hóa Óc-Eo, nhận thức và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích" Mong rằng vấn đề tượng thần Vishnu lớn nhất Đông nam Á bằng đá, cao 3m3 hiện bị chôn chân tô đấp ciment trở thành ông Phật 4 tay tại chùa Linh Sơn sẽ được các nhà khoa học, các nhà khảo cổ ... Phục hồi nguyên trạng!

69825

huuhuetran
25-11-2009, 14:15
Bạn thân mến, tuần qua có một nhà báo đến nhà tôi phỏng vấn, anh dự định viết một bài giới thiệu tôi cho số xuân sắp tới của báo Lao Động. Tôi đưa anh xem bức thư gửi Thủ Tướng của tôi... Anh ta rất đổi ngạc nhiên, hỏi tôi rất kỹ sự việc trên. Sau cùng anh đề nghị chở tôi đến chùa Phật 4 tay, cách nhà tôi 12km để rõ thực hư.
Bạn thân mến hơn 1 tiếng đồng hồ ở đó, chúng tôi chụp rất nhiều pô ảnh từ ngoài vào trong...Tôi cũng tranh thủ chụp lại một số ảnh về tượng thần có số phận kỳ lạ nầy. Mời xem:


72023

72024

72025

72026

72027

72028

72029

ke vo danh
25-11-2009, 15:48
Cảm ơn bác Huệ đã nhiều phen cực nhọc để cố gắng tìm ra chân lý. Đã từ lâu, kvd rất muốn ngỏ lời để bác có thể chụp hình bức tượng nói trên, cho bà con được chiêm ngưỡng. Nhưng không dám, vì biết là bác khó có thời gian nhiều để...phục vụ cho nhiều đòi hỏi quá đáng :D .

Nay thì bác đã vô tình làm thêm một cử chỉ đẹp. Cảm ơn bác lần nữa.

Dưới đây, kvd copy lại bài viết của bác trong thread này, khi bác kể những gì mà vị sư trụ trì đã cho biết:

http://img690.imageshack.us/img690/4504/vishnu.jpg

Bây giờ so sánh lại bức hình bác vừa gửi lên thì quả thật là...hỡi ơi :(( ! kvd nghĩ rằng, không những tượng gốc bị sơn vàng sơn đỏ rất mất thẩm mỹ, mà chắc chắn là đã bị (được?) biến dạng đi rất nhiều. Chỉ sợ rằng để có được hình tượng như yêu cầu của...đơn đặt hàng, nghệ nhân nào đó đã không ngần ngại để cắt xén, hoặc đục bỏ nhiều phần chính trên thân tượng trước kia! Sau đó, đã cải biên rất lai căng để cố có được một hài hòa rất miễn cưỡng giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo.

Bỏ qua phần mấu sắc, chúng ta hãy để ý tới tư thế kiết già của tượng. Sau đó tới phần áo choàng, tất cả những tượng đá thời kỳ Ốc Eo - thế kỷ thứ 6, thứ 7 đều chưa tạc tượng Vishnu với y phục như trên. Lạ nhất là cánh tay trái của tượng đã có vị trí là dựa sau đầu như hình! Đó là ý nghĩa gì, khi không giống bất cứ một hình tượng Vishnu nào mà chúng ta đã thấy?

Duy nhất không bị biến dạng, đó là phần cái mũ đội. Dù đã có thêm bớt bằng ciment, nhưng chi tiết lớn này có thể "ước đoán" rằng tượng này - dù đã hầu như hoàn toàn bị sửa đổi - vẫn còn giữ lại được vài hình ảnh tượng trưng của Vishnu thời Ốc Eo.

Dưới đây là một vài tượng đá thế kỷ thứ 7 được tìm thấy tại Ốc Eo, để chúng ta cùng so sánh:

http://img16.imageshack.us/img16/4999/gal491bba7596470.jpg http://img26.imageshack.us/img26/3469/religiona.jpg

http://img69.imageshack.us/img69/5593/nongnghiepkhaocohocmien.gif

Dù sao đi chăng nữa, bức tượng đang thờ cúng tại chùa Linh Sơn (An Giang) đã bị trải qua rất nhiều...giải phẫu đáng tiếc. Tìm cho đúng lại nguyên dạng, có thể coi như là điều khó thực hiện! Tuy nhiên, bác Huệ chớ vội nản nhé! Chẳng qua là kvd muốn góp ý thêm với bác về một cuộc...truy lùng sự thật thú vị này mà thôi. Bác an tâm, khi có những nhận xét và khám phá mới nào khác, kvd sẽ báo cho bác ngay.

huuhuetran
26-11-2009, 05:30
Bạn thân mến, lần trở lại nầy đã cho tôi nhiều cảm xúc hơn các lần trước. Một trong những cảm xúc đó là anh phóng viên mang theo máy thu âm(tôi thường ao ước có một máy nầy nhưng do nhiều nguyên nhân đến nay vẫn chưa có được). Chúng tôi đã phỏng vấn vị sư trụ trì khoảng 30 phút. Tôi chủ động hỏi những vấn đề của những chuyến đi trước, một là để chúng minh cho anh nhà báo thấy những điều tôi kể là sự thật, hai là anh sẽ ghi âm được toàn bộ câu chuyện, sự thật về pho tượng đá nầy.
Lần nầy tôi cũng bổ sung được vài tin liên quan:
- Thầy Thích Thiện Trí về trụ trì chùa nầy từ năm 1967
- Ông Út Xá là tên người cuốc được tượng vào năm 1912.
- Chánh điện được trùng tu lần gần đây nhất 1982
-Tôi có một người chú, ông đã từng sơn phết bức tượng nầy. Theo ông đây là tượng đá đã được sửa đổi cho nên khi cạo sơn ông thấy rất rõ chỗ nào bằng đá và chỗ nào đấp ciment!!!
Nếu bạn nào quan tâm đến sự thật mà tôi nói lên ở các bài viết nầy, mời các bạn đến Núi Sập tôi sẽ hướng dẫn các bạn tận mắt xem tượng đá Vishnu bị vùi chôn hai lần nầy, xin mời!
Hai bức ảnh mà tôi nêu ra đây tôi chụp anh nhà báo đang tiếp chuyện với vị sư trụ trì, mời xem:


72074

72075

huuhuetran
12-12-2009, 17:31
Việc một tác phẩm nghệ thuật vô giá bị chôn chân, tô son trét phấn!!! Ai cũng biết; nhà khoa học, nhà sử học( thạc sĩ, tiến sĩ) rồi bộ Văn hóa công nhận...Tại sao có nhiều người dửng dưng trước một sự thật Lại càng đau đớn hơn khi cả nước quyết tâm học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Mời các bạn xem một bài báo đăng trên báo Tuổi trẻ ngày hôm nay:


73916

hat_de
12-12-2009, 20:08
Việc một tác phẩm nghệ thuật vô giá bị chôn chân, tô son trét phấn!!! Ai cũng biết; nhà khoa học, nhà sử học( thạc sĩ, tiến sĩ) rồi bộ Văn hóa công nhận...Tại sao có nhiều người dửng dưng trước một sự thật Lại càng đau đớn hơn khi cả nước quyết tâm học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Mời các bạn xem một bài báo đăng trên báo Tuổi trẻ ngày hôm nay:

Không biết hội thảo còn kéo dài ko...nếu còn theo cháu bác gọi điện tới tham gia hoặc tới thẳng đó trình bày vấn đề chứ nhiều khi các quan chức ... quan liêu lắm ...ra giấy nọ giấy kia, văn bản nọ văn bản kia công nhận cái kia cái nọ nhưng những cái sờ sờ ra lại cứ lờ lờ đi ... nói thì hơi xót nhưng đó chính là ví dụ cho cái được gọi lành bệnh hình thức vốn đang làm biến dạng bộ mặt VN.

huuhuetran
17-12-2009, 05:11
Thưa các bạn, báo AG số ra ngày 16-12-09 có đăng bài giới thiệu hội thảo khoa học" Văn hóa Óc Eo- nhận thức và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích" Không biết ở hội thảo nầy có ai nói đến một di tích hết sức quan trọng là một pho tượng Vishnu to lớn sau khi phát hiện người ta lại mang đi chôn dấu hay không?

74384

74385

hat_de
17-12-2009, 08:03
Thưa các bạn, báo AG số ra ngày 16-12-09 có đăng bài giới thiệu hội thảo khoa học" Văn hóa Óc Eo- nhận thức và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích" Không biết ở hội thảo nầy có ai nói đến một di tích hết sức quan trọng là một pho tượng Vishnu to lớn sau khi phát hiện người ta lại mang đi chôn dấu hay không?

híc... phải làm thực tế bác à ... phải cử người đi phát biểu, phải nêu thực trạng ở đó ... bởi giả sử có "ông" nào biết nhưng ko mạnh dạn nói thì hội nghị cũng trôi qua và mọi thứ chìm trong quên lãng...hoặc là muốn nói nhưng nhiều vấn đề khác lớn hơn nên người ta quên mất ... còn nếu căn bịnh hình thức đã lan tới cả hội nghị này thì chẳng bít bấu víu vào đâu cả ... #:-s ...

huuhuetran
29-01-2010, 06:09
Mời các bạn xem một bài viết giới thiệu chùa Linh Sơn ở Thị Trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang:

SỰ THẬT VỀ TƯỢNG PHẬT BỐN TAY
Ở LINH SƠN TỰ-BA THÊ-AN GIANG
Tháng 8 năm ngoái, khi thực hiện một chuyến du khảo khép kín theo hướng phát triển du lịch của tỉnh An Giang - từ Long Xuyên – Núi Sập – Ba Thê – Cô Tô – Thất Sơn – Núi Sam – Châu Đốc – Long Xuyên. Đoàn chúng tôi dừng chân ở chùa Linh Sơn – Ba Thê để chiêm ngưỡng tượng Phật Bốn Tay bằng đá, cao 1,7m tọa lạc tại đây.
CHÙA LINH SƠN

Linh Sơn tự là một ngôi chùa to, rộng, không gian trầm mặc, thoáng đảng, nằm ở phía đông nam núi Ba Thê, các chợ khoảng 1,8km.
Từ đường cái, chúng tôi đi lên nhiều bậc thang mới đến được sân chùa. Hai bên lối đi được xếp bởi hàng ngàn viên gạch cổ to – người dân địa phương gọi là gạch Óc Eo (kích thước 15 x 30 x 0,7), vì sau các cuộc khai quật ở Óc Eo của nhà khảo cổ học người Pháp – ông Louis Malleret – từ năm 1942 đến 1944, tiếp theo là các đợt đào vàng và cổ vật của dân từ khắp nơi đổ về… Hàng ngàn viên gạch cổ bị bốc lên, nằm chỏng chơ khắp mặt đất ruộng, các gò Óc Eo, gò Cây Trôm, gò Cây Thị, Giồng Xoài, Giồng Cát và ngổn ngang cả dưới chân chùa.
Theo ông Lưu Nghĩa, thuộc Sở VHTT An Giang và ông Võ Sĩ Khải, viện KHXH, tp. HCM thì:
“ Ngay nền chùa Linh Sơn này, người ta xác định được một rìa thành cổ xây bằng gạch chạy dài khoảng 30m theo hông phải của chùa đến chân núi. Hố đào cho thấy chân tường thành ở sâu dưới mặt đất từ 1,5 – 2m” (1).
Còn ông Lê Xuân Diệm, viện KHXH tp.HCM:
“ Đặc biệt, ở khu vực chùa Linh Sơn ngày nay hiện vẫn còn lộ lên những đoạn thành, đoạn tường gạch chạy dài từ sườn núi xuống chân núi, lan ra tận sát gần mặt ruộng và cả những nền lát gạch còn chìm trong đất” (2).
Phía sau tượng Phật Bốn Tay, hai bên hông bệ là hai bia đá tạc chữ cổ mà theo các nhà sử học, các nhà khảo cổ thì đây là những văn bia khắc bằng chữ Phạn cổ, ghi lại hoạt động, công đức, chiến tích của các vị vua thuộc vương quốc Phù Nam, ngự trị vùng đất này từ thế kỷ I đến thế kỷ VI sau CN ( Theo Lê Hương, sách Sử liệu Phù Nam,NXB Sài Gòn 1974)
Theo sư trụ trì Trịnh Tầm Phúc, pháp danh Thiện Trí thì chùa Linh Sơn được xây dựng đến nay đã hơn trăm năm. Lúc đầu chùa làm bằng tre lá và đã nhiều lần bị chiến tranh tàn phá. Bia đá lớn bên trái tượng Phật bị mất một mảng to là do bị máy bay Pháp bắn phá, ném bom. Sau bốn lần chính quyền và nhân dân chăm sóc, tu sửa nên chùa mới to rộng, khang trang như ngày nay.
Tượng Phật bốn tay và hai tấm bia đá cổ đã được bộ VHTT công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia, ngày 18-01-1988 (3).
TƯỢNG PHẬT BỐN TAY HAY TƯỢNG THẦN VISHNU?
Phật Bốn Tay đường bệ đứng giữa chánh điện, trên một bệ to, trang nghiêm và uy nghi cao độ.
Được hỏi về lai lịch pho tượng, thầy Thiện Trí cho biết: khi thầy đến chùa thì tượng đã có hình dạng như thế rồi, tượng Phật ngồi xếp bằng, phía sau lưng là bảy đầu rắn mãng xà che trên đầu Phật.
Ngừng một lát thầy tâm sự:
- Nghe nói đây là tượng thần Vishnu bằng đá – một ông Thiện trong Ấn Độ giáo (4), khi phá một gò đất ở dưới chợ để làm nhà việc, người dân phát hiện pho tượng rồi mang về đây thờ. Trước đây là pho tượng đứng mất cả hai bàn chân, sau đó các vị sư trụ trì trước tôi cho đắp thêm hai đùi bằng xi-măng trở thành tượng ngồi, còn bảy đầu rắn mà quý vị thấy đó cũng được làm bằng xi-măng (có lẽ nó được xây dựng để giữ cho tượng khỏi bị đổ ngã).
Chúng tôi tìm gặp một vị bô lão đang sống trên chợ, ông D.G.S. năm nay 80 tuổi, ông kể:
- Khoảng năm 1912, ông Cai tổng Nhung và ông Lâm Bá Toàn có mộ phu đào kinh Núi Sập–Ba Thê, gần đến chợ khi phá một gò đất cao, có một cây cổ thụ rất to, là nơi người dân phát hiện ra pho tượng này. Lúc đó, ông Mai Kim Khôn - Hương quản – tổ chức cho những dân phu khỏe mạnh dùng da trâu làm dây, lấy gốc tre, tầm vông làm đòn, khiêng tượng về dựng ở chùa Linh Sơn, cách đó hơn một cây số.
Theo ông Trần Hữu Phước, một cán bộ lão thành, hiện là chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Đông Xuyên - tp Long Xuyên:
“ Khi đào kinh Núi Sập-Ba Thê, nhân dân tìm thấy được tượng Phật Bốn Tay đem về chân núi, cất chùa thờ (nay là chùa Vọng Thê). Bọn Pháp định lấy đem về nước nhưng nhân dân Vọng Thê cương quyết đấu tranh giữ lại” (5).
Theo ông Thái Văn Ẩn, giám đốc Sở VH&TT An Giang:” Có những hiện vật thật lớn như pho tượng thần Vishnu cao tới 3,3m và hiện để thờ trong chùa Linh Sơn” (6).
Còn ông Lê Xuân Diệm, viện KHXH tp.HCM cho biết:
“ Đặc biệt, pho tượng thần Vishnu tìm thấy ở sườn núi Ba Thê nay dựng ở chùa Linh Sơn có chiều cao 3,3m, thể hiện đầy đủ nghệ thuật tạc tượng và phản ánh tập trung nhất sự phát triển của Ấn Độ giáo trong cộng đồng người, sáng tạo nên nền văn hóa Óc Eo”(7).
Như vậy là đã rõ, tượng Phật Bốn Tay ở Linh Sơn Tự chính là tượng thần Vishnu thuộc cư dân của một vương quốc mà chúng ta tạm gọi là Phù Nam. Dân tộc này là chủ nhân một vùng đất mà các nhà khảo cổ cho đó là một thành phố cảng phồn vinh từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI sau CN.
Trong khi Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân An Giang cùng với các nhà sử học, khảo cổ học trong và ngoài nước (Pháp, Nhật Bản) đang toàn tâm toàn ý, chung sức chung lòng cẩn trọng khai quật và từng bước phục hồi, phục chế lại một đô thị cổ, một di sản văn hóa tầm cỡ ở khu vực và của cả nhân loại nữa thì việc làm rõ và trả lại cho đô thị cổ một pho tượng quý giá – tượng thần Vishnu – một pho tượng bằng đá lớn nhất, đẹp nhất được tìm thấy ở vùng đồng bằng Nam bộ và cả vùng Đông Nam Á nữa! Việc một tượng thần Vishnu được tìm thấy từ năm 1912 đã bị lãng quên gần một thế kỷ sẽ là một tín hiệu vui, một phát hiện mới mẻ giúp cho các nhà sử học và các nhà khảo cổ học khắp nơi trên thế giới quan tâm đến nền văn minh lúa nước đầu tiên ở vùng Đông Nam Á, có thêm tư liệu chứng cứ cho những công trình nghiên cứu của mình.
Chúng tôi nghĩ rằng, trả pho tượng lại nguyên bản sẽ làm cho khu di tích – thành phố Óc Eo – có hồn hơn, sinh động hơn. Rồi đây du khách đến tham quan khu đô thị cổ sẽ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc, chiêm ngưỡng một pho tượng thần Vishnu lớn nhất, to, đẹp, sắc sảo mà không kém phần uy nghi, tôn nghiêm.
Trong lúc Đảng, chính quyền và nhân dân cả nước hưởng ứng phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh thì việc trả lại nguyên bản pho tượng thần Vishnu sẽ là một việc làm thiết thực nhất, chẳng những phục vụ cho lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam ta mà còn làm phong phú thêm lịch sử văn hóa thế giới nữa.

Núi Sập, ngày 21 tháng 01 năm 2010

Trần Hữu Huệ
101 - Nguyễn Huệ - TT Núi Sập
Thoại Sơn - An Giang
ĐT: 0917243737
Chú thích:

(1) Theo sách “Văn hóa Óc Eo”, trang 174 dòng 10,11,12.
(2) “Văn hóa Óc Eo”, trang 219 dòng 23,24,25,26.
(3) Quyết định số 28/VHQĐ.
(4) Ấn Độ giáo (Hindouisme): tượng trưng đấng tối cao (Le Divin) với bộ mặt đa diện, trong đó có ba vị thần chánh là Brahma (tạo hóa), Vishnu (bảo tồn) và Shiva (hủy diệt). Theo “Tinh hoa đạo học Đông Phương” của Nguyễn Duy Cần, trang 12 dòng 11,12,13,14,15.
(5) Sách “Thoại Sơn 50 năm đấu tranh xây dựng” của Trần Hữu Phước, trang 15 dòng 24,25,26,27.
(6) “Văn hóa Óc Eo”, trang 23 dòng 10,11,12.
(7) “Văn hóa Óc Eo”, trang 67 dòng 36,37; trang 68 dòng 1,2,3.

huuhuetran
29-01-2010, 20:53
Bạn thân mến, cám ơn đã đọc bài, dưới đây là một số hình ảnh minh họa và so sánh:



81312

81313

81314

81315

81316

81317

81318

81319

81320

ke vo danh
31-01-2010, 19:23
Công nhận là bác Huệ rất có lòng và kiên nhẫn để cố lôi ra ánh sáng những sự thật. Chúc bác chân cứng đá mềm.

Khi kvd có thời gian nhiều hơn, sẽ phụ với bác một tay để tìm thêm những tài liệu cần thiết tặng bác.

huuhuetran
01-02-2010, 07:08
Cám ơn Bác Vô Danh đã quan tâm, tôi cũng rất vui vì vừa rồi có dịp dẫn các bạn VS mục sở thị. Mời Bác xem bên ký sự An Giang của Zodiac.

ke vo danh
26-02-2010, 19:08
Tập san của "Trường Viễn Đông Bác Cổ", số 03 năm 1903 đã có đăng một bài viết của Henri Parmentier về một kết quả qua sự khai quật khảo cổ tại Mỹ Sơn như sau:

"Việc khai quật về khảo cổ tại Mỹ Sơn vừa phát hiện được một bình cổ bằng đất, chứa đựng bộ gia bảo qúy giá. Bình đất này được chôn không sâu lắm trên vùng đất cổ, nằm giữa bức tường của một ngôi đền và cái tháp phía Đông.

Không thể khẳng định cho chính xác một giả thuyết nào đã đưa ra, để có thể biết rằng đây là một vật phẩm cúng bái thần linh đã được ông từ chôn dấu, tránh cho việc bị đào bới mà lấy đi mất. Hoặc của một ai đó đã lấy ra từ nơi thờ phượng, đem chôn dấu tại đây, để chờ cơ hội mang đi sau.

Bình này được đậy kín bằng một khay đồng, không có gì đặc biệt cho lắm, đã vậy còn bị nứt rạn. Mặc dù hết sức cẩn thận, nhưng khi mang đi để chụp hình và lấy ra những vật phẩm trong đó, chẳng may bình đã bị vỡ vụn. Những qúy vật như sau: Một mũ đội (thường thấy trên các tượng thần Vishnu); ba xuyến: xuyến cho cánh tay, xuyến cho cổ tay, xuyến cho cổ chân; hai vòng đeo cổ: một vòng cứng, mọt vòng mềm; hai mề đai và hai bông tai.

Tất cả những vật phẩm này đều bằng vàng, có vài món được gắn đá quý những chưa dũa gọt và có luôn những khớp cài. Thủ công khéo léo và tỷ mỉ. Ngoài ra còn thêm những món khác như: hai cúc áo có nhận đá ngay giữa; hai bó lưỡi dao nhỏ bằng vàng và bạc; hai linga nhỏ bằng vàng.

Những vật bằng vàng này đều nguyên vẹn, nhưng rất dễ vỡ, nên cực kỳ cẩn thận khi đụng tới chúng..."

Dưới đây là hình vẽ từ tập san nói trên:

http://img69.imageshack.us/img69/6673/68381718.jpg
http://img5.imageshack.us/img5/3194/65474976.jpg

huuhuetran
27-02-2010, 05:21
Theo suy nghĩ của tôi thì đây chính là đồ trang sức, chính là mũ đội đầu( Vương miện)của một vị vua Chăm!( có thể là Hoàng Hậu)
Còn tư liệu cho rằng tất cả các hiện vật đều bằng vàng mà bằng vàng thì sao dễ vở vụn được! Chỗ nầy hơi khó hiểu?

huuhuetran
27-02-2010, 08:06
Vừa có người chào mời hai phù điêu nói là đào được ở Gò Tháp, mời xem:


84667
Mặt trước:

84668
Mặt sau:

84669
Phù điêu thứ hai, mặt trước:

84670
Mặt sau:

Lu Tich Nguyen
27-02-2010, 09:56
Sao 2 phù điêu này giống vật của Miên quá.

huuhuetran
08-06-2010, 19:52
Trên trang 8 báo Người cao tuổi số ra ngày 12-5-2010 có bài viết về ­Vishnu như sau:


95911

95912

VAPUTIN
31-01-2013, 12:40
Chào chú Huệ

Thông tin sớm nhất về bức tượng thần bốn tay ở Vọng Thê là từ quyển Monographie de la province de Long xuyên (Cochinchine), trong đó Victor Duvernoy có viết như sau (Vaputin tạm dịch):

"Năm 1912, ngay trước khi hoàn thành kênh Ba Thê, Ông M. O'Connell, Tỉnh Trưởng lựa chọn vị trí xây dựng nhà việc Vọng Thê trên một gò đất lớn nằm trước mặt Núi Ba-thê trông ra cánh đồng có con kênh băng qua. Các bậc trưởng lão trong làng nói đồi đó xưa là ranh giới giữa Campuchia và An Nam cho tới khi triều đại của vua Khmer Tân (?) bại trận.

Ông O'Connell muốn xây dựng ngôi nhà việc trên gò đất này và do đất trên đỉnh gò rất bất thường nên ông ra lệnh cho san lấp mặt bằng. Thợ san nền đã phát hiện ra pho tượng ở độ sâu hai mét dưới mặt đất.

Tượng dài 3 mét, vai rộng 0m90 nằm theo hướng Bắc-Nam. Tin tức về phát hiện này nhanh chóng lan rộng trong khu vực và tất cả các người Khmer trong vùng đã đến để cúng dường vị thần này, tạm thời được đặt không xa nơi tìm thấy.

Người ta cũng tìm thấy, chôn mỗi bên của bức tượng là hai pho đá lớn trên đó có khắc chữ Sankrit."
http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k58483061/f40.highres

Quyển trên được viết năm 1923 tức 11 năm sau khi tìm thấy bức tượng và bức ảnh trên đây cũng được chụp năm 1923 cho thấy một nguyên mẫu sắc sảo của bức tượng.

Thông tin trên do tác giả đã đến tận nơi một thời gian ngắn sau khi bức tượng được phát hiện nên ta có thể tin là nó tương đối chính xác. Như vậy tượng cao khoảng ba mét chứ không phải 1 mét 7. Bờ vai rộng 0.9 mét cho thấy tượng được tạc có kích thước gấp rưỡi một người đàn ông cao lớn. Tượng được tìm thấy năm 1912 chứ không phải 1913. Hai bia đá cũng tìm được cùng lúc và nằm ở hai bên bức tượng. Rất có thể đất bị sụt lún đã làm quần thể tượng-bia cùng ngã lăn quay theo hướng bắc nam và bị đất chôn vùi suốt mười mấy thế kỷ.

VAPUTIN
31-01-2013, 13:13
@mod: không phải cố tình spam nhưng Vaputin không thích bài viết quá dài người ta làm biếng đọc.


Tuy Victor Duvernoy chú thích là "La Buddha" nhưng rõ ràng đây là tượng thần Vishnu bốn tay với rắn thần Shesha. Vị trí đặt tượng, độ lớn và sắc sảo của tượng đi cùng hai bi ký cho thấy bức tượng này không phải một bức tượng tầm thường mà là một bức tượng do hoàng gia Phù Nam dựng lên ỡ một vị trí trang trọng của vương quốc: hoàng cung hay đền thờ hoàng gia...

Chú Huệ nghi ngờ là bức tượng ngày xưa là bức tượng "đứng" chứ không phải "ngồi" như ngày nay cũng có lý do vì ngày xưa bức tượng cao 3 mét nay chỉ còn 1.7 mét. Như vậy khoảng 1.3 mét biến đi đâu?

Hình ảnh thần Vishnu tuy có rất nhiều cách thể hiện:
Thần Vishnu hình người nằm hay ngồi hay đứng trên rắn Shesha nhiều đầu.
Thần Vishnu có 4 tay, thể hiện đứng, đầu đội mũ dát ngọc, tay cầm các vật quý như cái tù, vỏ ốc, đĩa tròn, có khi là đóa sen hoặc cây cung. Thần Visnu cưỡi chim Garuđa.

Nhưng tượng thần Vishnu thường chỉ có hai dạng: dạng đứng và dạng nằm hay ngồi gắn liền với rắn thần Shesha mà hiện vật văn hóa Óc eo tìm được đến nay đều là tượng đứng. Tuy vậy tượng Vishnu Vọng Thê có rắn thần Shesha che chở có nhiều khả năng là tượng "ngồi". Nhưng không phải ngồi "khiết già" như hiện nay mà là ngồi một chân co một chân duỗi như trong mẫu này:

http://www.lotussculpture.com/mm5/graphics/00000001/52w1asa.jpg


Ở bức ảnh 1923 nói trên chú Huệ hẳn cũng thấy lờ mờ đầu gối cùng một phần chân trái và đầu gối chân phải.

Tại sao tượng ngồi mà cao 3 mét? Đó là do tính cả phần đầu và thân của rắn thần Shesha: Đầu làm thành chiếc lọng và thân cuộn thành chiếc ngai.

VAPUTIN
31-01-2013, 13:53
Hình ảnh Vishnu đi kèm rắn thần Shesha bắt nguồn từ kinh Rig-Veda, theo đó thần Vishnu nằm nghỉ ngơi trên mình rắn thần Shesha trong biển sữa "vô biên" Ananta. Vợ thần Vishnu là nữ thần Laskhmi ngồi bên cạnh mát xa chân cho chồng.
Từ rốn thần Vishnu mọc ra hoa sen có thần Brama kiến tạo thế giới.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c6/Vishnu_and_Lakshmi_on_Shesha_Naga%2C_ca_1870.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c6/Vishnu_and_Lakshmi_on_Shesha_Naga%2C_ca_1870.jpg)

Biến thể không có Brama

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3d/Untitled_by_DHURANDHAR_MV.jpg/800px-Untitled_by_DHURANDHAR_MV.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/3d/Untitled_by_DHURANDHAR_MV.jpg)


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/07/Anantavishnu.jpg/434px-Anantavishnu.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/07/Anantavishnu.jpg)

VAPUTIN
31-01-2013, 14:12
Từ hình ảnh Vishnu Ananta nguyên thủy trên từ từ xuất hiện các biến thể Vishnu ngồi trên mình rắn có hay không có nữ thần Laskhmi

Vishnu asana

http://ssubbanna.files.wordpress.com/2012/10/26-vishnu-hoysala.jpg



https://lh6.googleusercontent.com/-8jq2hIccRiY/S7eZ3LTijbI/AAAAAAAAAtg/gcvg1A0Ca4I/s512/IMG_0029.JPG


http://farm4.staticflickr.com/3387/3424418596_9c7ac91e64_o.jpg

VAPUTIN
31-01-2013, 14:16
Biến thề ngồi trên mình rắn có nữ thần Laskhmi

http://jblstatue.com/pictures/t_laxmi_vishnu.jpg


http://www.lotussculpture.com/mm5/graphics/00000001/lotus-sculpture_2166_73344548.jpg

Trên thực tế chưa tìm thấy tượng thần Vishnu đứng mà có rắn thần che đầu.

Là quốc gia Vishnu giáo, vua Phù nam chắc cũng muốn được xem như một hóa thân của Vishnu nên ông này bắt chước cả kiểu ngồi của Vishnu

Thư tịch cổ Trung Quốc ghi chép khá nhiều về lịch sử, văn hóa Phù Nam, trong đó cho biết: “…người nước đó da đen, bới tóc, đi chân đất…” “…người bản xứ thích chọi gà, đấu lợn, dùng vàng, châu ngọc, hương liệu để nộp thuế…” “… vua (Phù Nam) khi đi lại đều cỡi voi, các cung tần thị nữ cũng như vậy. Khi vua ngồi ngự thì co gối một bên, thõng gối một bên xuống đất…”

Ngày xưa tượng không tô trét nhưng ngày nào đó có thể ai đó "bình lựng": ông Phật này ngồi kiểu gì kì quá...
Sư trụ trì thấy ngờ ngợ vì xưa nay ông có thấy Phật nào 4 tay mà ngồi thư thái kiểu nông dân ngồi ăn cơm thế này nên sau nhiều đêm suy nghĩ ông đã quyết lòng "cách mạng". Thế là ông vô tình "cách" luôn cái "mạng" của Vishnu. Từ ngọc biến thành...đá.
Sở học của ông sư chỉ có thế nên không thể trách ông. Chỉ có thể trách những người có thẩm quyền tuy học cao nhưng mắt phàm không thấy núi Thái sơn :D. Bao nhiêu năm nay ngọc chôn trong xó bếp.

VAPUTIN
31-01-2013, 14:35
Nhắc đến tượng Óc eo không thể không nói đến tượng thần Vishnu bằng đồng được tìm thấy năm 1936 ở vùng Tân Hội - Rạch Giá là tác phẩm nghệ thuật hội tụ các đặc điểm điển hình của kỹ thuật đúc đồng Đông Nam Á thuộc nền văn hóa Óc Eo có niên đại khoảng thế kỷ 3-5.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2011/169/2011_169_11_SAM_1506.jpg
Tượng thần Vishnu



Tính ra tượng chế tác cách đây đã 15-17 thế kỷ, giờ đây trải qua hơn 1.500 năm tồn tại, trên thân của tượng có lớp gỉ đồng ánh bạc chứng tỏ chất liệu đồng để đúc tượng ngày trước có chứa lượng thiếc cao. Sau ngày phát hiện, tượng được đưa vào Bảo tàng Blanchard de la Brosse (nay là Bảo tàng Lịch sử - TP.HCM) ngày 22.9.1944 để lưu giữ. Tượng được đưa đi trưng bày tại Hàn Quốc năm 2010 với giá bảo hiểm 500.000 USD. Trước đó, tượng được trưng bày ở Singapore (2008) với bài giới thiệu của GS Pierre Yves Manguin và ở Mỹ (2009) với bài của TS Nancy Tinley. Một số tạp chí chuyên ngành xuất bản trong nước cũng đã đề cập đến giá trị của tượng Vishnu này, chẳng hạn tài liệu trên tạp chí Khảo cổ học ấn hành năm 1994.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201112/MinhNguyet/Thang12/Tuongthan.jpg
Tượng thần Vishnu - Ảnh: T.L

Tượng tạo hình mỹ thuật sắc sảo với tư thế đứng, cao 23,3 cm, rộng 11 cm, cân nặng 1.500 gram, tóc xõa ra hai vai, có bốn tay, mỗi tay cầm một vật tượng trưng. Hai tay phía trên cầm một con ốc (ở tay trái) và có thể cầm một bánh xe nay đã gãy mất (ở tay phải). Hai tay phía dưới cầm một cây chùy dài (ở tay trái) và một quả cầu tròn (ở tay phải). Giải thích chung về các vật tượng trưng trên bốn cánh tay của tượng thần Vishnu (có khác nhau chút ít tùy nơi chế tác), cuốn Áo nghĩa thư (Upanishad) đã ghi lại lời của thần Vishnu đại ý sau đây:
1. Ta cầm vỏ ốc tượng trưng cho các động lực bí ẩn thúc đẩy sự chuyển động sinh sôi nảy nở của cuộc sống muôn loài.
2. Ta cầm cái dĩa tròn như mặt trời tượng trưng cho nguồn sáng vi diệu của trí tuệ.
3. Ta cầm cây cung tượng trưng cho ảo vọng và tất cả những gì phù du đã, đang và sẽ lao đi mất hút theo một mũi tên vô hình do thần Thời gian vót nhọn.
4. Và ta cầm một cây chùy tượng trưng cho sức mạnh của sự hiểu biết nguyên sơ, nguyên tánh, có quyền năng dẹp sạch những kiến giải phàm phu vụn vặt và đánh vỡ những bến bờ mộng mị mọc lên giữa hai dòng chảy của hư vô.

http://www.tinmoi.vn/tuong-than-vishnu-hien-than-cua-su-tu-bi-111094326.html

VAPUTIN
31-01-2013, 14:44
Bức tượng đồng đó tuy không thể nào cạnh tranh được với bức tượng Vọng Thê nhưng nay đã là "Báu Vật Quốc gia" đứng hàng thứ 16 sau bức tượng Đồng Dương từng được bảo hiểm trị giá 5 triệu USD xếp hàng thứ 14

http://www.dsvh.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=490&c=28

Chính thức công nhận 30 bảo vật quốc gia Việt Nam

(LV) -Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1426/QĐ-TTg công nhận bảo vật quốc gia (đợt 1) cho 30 hiện vật, nhóm hiện vật.

http://langvietonline.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=110008

Đài thờ Trà Kiệu (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng).

1. Trống đồng Ngọc Lũ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
2. Trống đồng Hoàng Hạ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
3. Thạp đồng Đào Thịnh (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
4. Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
5. Cây đèn đồng hình người quỳ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
6. Trống đồng Cảnh Thịnh (thời Tây Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
7. Ấn đồng "Môn Hạ Sảnh ấn" (thời Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
8. Bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga (thời Lê sơ, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
9. Cuốn "Đường Kách mệnh" (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
10. Tác phẩm "Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
11. Bản thảo "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" (bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
12. Bản thảo "Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước" (văn bản Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trên đài Tiếng nói Việt Nam sáng ngày 17/7/1966, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh).
13. Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (văn bản gốc Bác Hồ viết từ ngày 10/5/1965 - 19/5/1969, hiện lưu giữ tại Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng).
14. Tượng Phật Đồng Dương (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
15. Tượng Nữ Thần Devi (Hương Quế) (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
16. Tượng Thần Vishnu (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
17. Tượng Phật Lợi Mỹ (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
18. Tượng Thần Surya (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
19. Tượng Bồ tát Tara (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng).
20. Đài thờ Mỹ Sơn E1 (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng).
21. Đài thờ Trà Kiệu (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng).
22. Tượng Phật A Di Đà (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).
23. Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay (thời Lê Trung Hưng, hiện lưu giữ tại chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

http://langvietonline.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=110009

Xe tăng T59, số hiệu 390 (tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến vào Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30/4/1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tăng thiết giáp). 24. Bộ Cửu vị thần công (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế).
25. Bộ Cửu đỉnh (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế)
26. Pháo cao xạ 37mm (súng phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Phòng không - Không quân).
27. Máy bay Míc 21 F96, số hiệu 5121 (máy bay chiến đấu của Không quân nhân dân Việt Nam trong trận "Điện Biên Phủ trên không", hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam).
28. Sổ trực ban "Chiến dịch Hồ Chí Minh" (sổ trực ban chép tay tình hình chiến sự Chiến dịch Hồ Chí Minh từ ngày 25/4 - 1/5/1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quân khu 7).
29. Xe tăng T54B, số hiệu 843 (tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam).
30. Xe tăng T59, số hiệu 390 (tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến vào Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30/4/1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tăng thiết giáp).
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, Thủ trưởng Bộ, ngành, người đứng đầu tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Hoàng Nguyên

VAPUTIN
31-01-2013, 14:53
Giá trị của tượng Vishnu Vọng Thê cùng hai bi ký là bao nhiêu?
Thật ra nó là vô giá tuy các viện bảo tàng nước ngoài có thể trả ít nhất 5-10 triệu USD.

Bởi vì nó là độc nhất vô nhị trên đời này mà trong nó còn ẩn chứa nhiều bí mật của vương quốc Phù Nam xưa.

Cám ơn chú Huệ đã gióng một hồi chuông cảnh tỉnh. Chú cần phải gặp ngay những người có thẩm quyền nhằm bảo vệ báu vật quốc gia này trước khi quá muộn. Trước nhất là đi xem lại đằng sau mớ xi măng lòe loẹt đó bức tượng năm xưa có còn không rồi sau đó nên làm đơn gửi ông Giám đốc bảo tàng tỉnh. Ai tính gây khó khăn gì thì chú cứ nói là chú đã bàn chuyện này với lão ...Putin rồi (ke ke, có người chống lưng to quá :D).

Riêng cái title bài báo năm xưa của chú Huệ "tượng Phật 4 tay hay tượng thần Vishnu?" theo cháu nó không là cái title hay về mặt chuyên môn vì thần Vishnu chính là Phật Thích ca và ngược lại bởi vì Thần Vishnu có mười hóa thân cứu giúp nhân loại trong những lúc nguy nan nhất. đó là:

1-Mastya: Con cá từng bảo vệ cho Manu, thuỷ tổ loài người trong cơn đại hồng thuỷ.
2-Con rùa Kurina (kurma):
chở hòn núi Mandara trên lưng trong khi khuấy đảo biển sữa.
3-Varaha: Con heo rừng đã cứu cả trái đất.
4-Narasimha: hoá thân sư tử vương giết chết con quỷ Hiranyakashipu - hiện thân của Ravana.
5-Chàng lùn Vamana: cứu thế giới khỏi tay con quỉ Bali
6-Parasurama: người tạo ra tầng lớp Satđếlỵ mới.
7-Hoàng tử Rama: nhân vật chính trong sử thi Ramayana của Ấn Độ.
8-Thần Krisna: vị thần tài năng với cây sáo mê hồn.
9-Sakya Muni (Đức Phật Thích ca): cứu giúp những kẻ xấu lầm đường lạc lối trở về đường chính.
10-Kalkin (Kali Yuga) : Hoá thân thứ 10 này sẽ hiện ra cuối kỷ nguyên hiện tại để lập ra kỉ nguyên mới.

Từ 9 suy ra thờ cúng tượng thần Vishnu cũng chính là thờ cúng Phật Thích ca. Cũng từ đó mới có tượng Phật ngồi thiền trên rắn thần
http://zhkis.com/productimages/antreas/O-097gr-2.jpg

Tuy 2 mà 1 tuy 1 mà 2: tại sao không thể?

VAPUTIN
15-11-2013, 19:05
Trong khi bức tượng Vishnu to nhất Đông Dương là bức tượng Harikambujendra (cao 3.4 m) tìm thấy ở Phnom Da, Angkor Borei được đưa vào bảo tàng quốc gia Cam pu chia thì bức tượng lớn thứ nhì cũng của văn hóa Phù Nam lại được tô trét biến dạng trong một ngôi chùa xa xôi. Đúng là số phận trớ trêu.

http://www.cambodia-picturetour.com/wp-content/uploads/2011/07/harikambujendra-biggest-vishnu-in-cambodia.jpg

http://farm8.staticflickr.com/7290/10760289485_b74856482b_b.jpg


Bức tượng Harikambujendra (giữa) của bảo tàng quốc gia Cam pu chia

huuhuetran
09-12-2013, 07:25
Theo tư liệu ở trên, thì tượng vishnu đang lưu giử ở bảo tàng thành phố HCM chứ không phải tượng Vishnu biến thành Phật 4 tay ở chùa Linh Sơn cổ tự ở Thoại Sơn, Ba Thê!

VAPUTIN
09-12-2013, 10:29
Theo tư liệu ở trên, thì tượng vishnu đang lưu giử ở bảo tàng thành phố HCM chứ không phải tượng Vishnu biến thành Phật 4 tay ở chùa Linh Sơn cổ tự ở Thoại Sơn, Ba Thê!

Bức tượng Vishnu "báu vật quốc gia" đó thua xa bức tượng Linh Sơn chú Huệ ơi

huuhuetran
01-03-2015, 20:00
Chủ nhật tuần nầy chúng tôi đi tham quan Núi Cấm bằng cáp treo, giá vé khứ hồi là 180.000đ/ người. Rất vui và hấp dẫn:

197912

197913

197914

197915

197916

huuhuetran
02-03-2015, 15:25
Núi Cấm ngày nay có nhiều thay đổi tích cực, chùa Vạn Linh đã xây dựng lại to và đẹp hơn trước nhiều, bên cạnh đó chùa Phật lớn cũng vừa xây dựng xong, hoành tráng, uy nghi...Ngày xuân đi viếng chùa trên núi Cấm bằng cáp treo vừa mới hoàn thành, phong cảnh Thiên Cấm sơn nhìn từ trên cao thật tuyệt vời.


197927

197928

197929

197930

huuhuetran
02-03-2015, 15:31
Chùa Vạn Linh trong những ngày cuối năm 2014:


197931

197932

197933

197934

197935

197936

197937