PDA

View Full Version : Bì thực gửi tem HCM giấy dó


Lu Tich Nguyen
29-12-2007, 04:35
8046

8047

8048

8049

8050

8051

8052

8053

[SIZE="4"]Chắc mọi người sưu tập tem VNDCCH, đều biết bì thực gửi có dán tem HCM giấy dó là hiếm có, loại bì này là bảo vật của dòng tem VNDCCH. Trên đây trâugià cho các bạn xem 5 cái bì thực gửi có dán tem HCM giấy dó, đều gằn đây bán trên ebay, trong 5 bì này, có 1 bì trị giá đến 3,000 US$.

Cồ Việt
10-10-2009, 19:15
Các bác xem giúp bì thư này có đáng 3000 US$ không? Cảm ơn các bác!

66664

66665

66666

THE GUEST
10-10-2009, 23:09
Tôi lật lại xem coi ngày tháng năm của cái giấy làm bì thư. Các bạn suy nghĩ xem năm mấy vậy ? 1950 hay 1954 ?
Chúng ta xem lại tem giấy dó có từ năm nào.
Theo tôi bì thư nầy là thật nhưng nó "có thể" là bì thư sự vụ qua đường giao liên công vụ. "Có thể" được dán thêm tem sau nầy và dùng dấu giả cố tình "lờ mờ". Nếu là thư qua bưu chính thì địa chỉ nầy không thể phát thư.

Tôi công nhận cái bì nầy (X) là thật 100% và từng tham gia đấu tới $1,500 mà thất bại.

Chờ suy ngẩm thêm và có ý kiến tiếp về cái nầy. Tôi không nghĩ cái nầy đạt $3,000. Mà cái (X) kìa.

66702

Cái (X)

Cái (X) nầy địa chỉ hợp lý. Bưu chính phát thư được.


6670066701

THE GUEST
10-10-2009, 23:20
Xem, bì giao liên thư tay rỏ ràng vậy mà sau lưng mọc thêm tem + dấu lờ mờ và cả tem Indochine cấy lúa có in đè vốn không phát hành !

TBS = thư binh sĩ; MBF = miễn bưu phí

66705
66704

THE GUEST
11-10-2009, 17:52
Tôi nghiệm ra rằng những bì thư dán tem giấy dó mà nhà sưu tầm lão thành TG post hình ở đầu trang thì những bì có đánh dấu mực xanh và đỏ (một loại bút có thân hình lục giác như bút chì có 2 đầu xanh và đỏ rất phổ biến ngày xưa) "có thể" là thư giao liên chuyển tay nên hệ-thống có đánh dấu xanh-đỏ để mật ước gì đó.

Trong số trên có 1 bì, có sự vô lý khi gửi cùng Quảng Trị vơí nhau mà lại dùng 2 tem trong khi gửi đi xa hơn như Hà Tỉnh thì dùng 1 tem 2 đồng.

66819

Nếu như bì thư có chữ TBS & MBF tôi nói ở trên là dán tem tạo "dõm" và có tròn dấu đỏ IV5 (không biết ý nghĩa gì hay vì dốt nên khắc sai thay vì LK5 ?) thì những bì thư khác có dấu tròn đỏ nầy coi như cùng hệ đào tạo không chính quy :D

kimma
21-10-2009, 18:30
Một thông tin để bác Khải và các bạn tham khảo:

68025

Theo chú thích trên của Timbroscopie, có thể hiểu "IV5" là dấu kiểm duyệt của bưu cục số 5 thuộc Liên khu IV.

Tác giả Desrousseaux không đề cập con dấu trên, nhưng có nói đến con dấu kiểm duyệt "NTB 6", cho rằng NTB là "Nam Trung Bộ", 6 là Quảng Ngãi. Chưa thấy ai giải thích các dấu bút chì xanh/đỏ.

Cồ Việt
01-11-2009, 07:58
Xem, bì giao liên thư tay rỏ ràng vậy mà sau lưng mọc thêm tem + dấu lờ mờ và cả tem Indochine cấy lúa có in đè vốn không phát hành !

TBS = thư binh sĩ; MBF = miễn bưu phí


Bì thư này theo tôi có thể là thật.

Lẽ ra được miễn bưu phí, nhưng người gửi quá cẩn thận nên dán thêm tem, và còn viết rõ: "Nếu cần tôi gửi theo đây 5 hào tem". Một bì thư lạ lùng, chắc... chỉ có ở Việt Nam!

69141

Theo một nhà sưu tập bưu chính Việt Nam người Pháp mà tôi mới hỏi được, dấu bút chì xanh đỏ là theo quy định của Phòng Nhì Pháp. Đây là những bì thư do quân đội Pháp thu được tại chiến trường. Dấu gạch chéo mầu xanh có nghĩa "Đã kiểm duyệt", dấu gạch chéo mầu đỏ là "Phải hủy" hoặc "Có thể hủy." Một số binh sĩ Pháp lưu lại những bì thư này làm kỷ niệm, do đó mà chúng còn tồn tại đến nay. Một số bì thư chỉ có dấu màu xanh, không có mầu đỏ, nếu thông tin trên là đúng cũng có thể giải thích được.

Theo thiển ý của tôi, đối với các bì thư thời kỳ đầu của VNDCCH, điều quan trọng là phải xem dấu hủy có thực sự tồn tại hay không. Để kiểm chứng, cần tìm được bì thư thật có dấu hủy tương tự - thật là muôn vàn khó khăn!

Về cước phí: Theo thông tin của bác Đàm Mạnh, cước phí thời kỳ 1945-1946 là 25 xu. Vậy bì thư này chắc là phải sau đó, hay cước phí tại LK IV khi đó cao hơn? Theo tôi được biết, thông thường cước phí tại LK IV và LK V thấp hơn cước phí tại miền Bắc!

dammanh
01-11-2009, 09:56
Câu chuyện người cha kể lại:
Theo bố tôi kể con tem cấy lúa in đè là con tem cuối cùng trong dòng tem indochine in đè vndcch.Vào đầu năm 1946,có một người làm ở bưu điên gặp bố tôi đề nghị bán thanh lý một lô tem mới in đè nhưng chưa phát hành (chưa bán ra)Lúc này tình hình an ninh ở hà nội rất lộn xộn.Bố tôi là một nhà kinh doanh,nhưng hơi phiêu lưu và tin người (điểm này dammanh hơi giống tính cụ già).Cụ quyết làm một phi vụ được ăn cả hoặc lại về không,nên bán hết gia sản mua toàn bộ số tem này khoảng trên dưới 10 bao tải gì đó…
Bước tiếp cụ liên hệ với một người pháp có trong ban biên soạn catalog Yvert, và đề nghị đưa con tem này vào catalog Yvert với giá khởi điểm 25 franc (đây là ý tưởng HS-TL áp dụng cho những mẫu tem 1965,khi vui chuyện cụ già kể cho HS) và cụ biếu cho người pháp này một số tờ tem cấy lúa in đè (theo lời cụ khoảng 100-500 tờ gì đó) còn lại cụ đóng vào các bao tải gửi một người quen ở Hà đông.Sau vài năm do tình hình chiến tranh cụ mới găp người đó và nhận được tin pháp càn vùng đó và số tem bị đốt hết..
Tôi còn nhớ có hai lần cụ kể cho tôi câu chuyện này va khuyên tôi sưu tầm tem không để tem cẩu thả như vậy và đừng quá phiêu lưu!
-Năm 1971 khi tôi học lớp 8,tình cờ bố tôi mua được 1 tờ tem cấy lúa in đè còn nguyên bút tích của bố tôi,lúc đó cụ rất súc động và có kể câu chuyện này cho tôi (có lẽ cụ thấy trong các con ,mỗi tôi đam mê sưu tầm tem) và theo cụ lô tem không bị đốt hết,nhưng theo tôi tư tìm hiểu khi găp chính người đã nhận của cụ già thì số tem bị đốt hết thật,còn tờ tem lạ lùng kia sao có.Do cứ 100 tờ cụ già lại đánh dấu,viết trên tờ trên cùng.Người quen đó có rút lấy vài tờ và tình cờ đúng tờ có bút tích!
-Năm 1973 khi tôi đang học lớp 10, lúc xem quyển catalog Yvert có thắc mắc với cụ sao con tem cấy lúa trong catalog yvert lại có giá cao thế là 250 fr và catalog yvert xếp là con tem đầu tiên của dòng tem VNDCCH ?
Trên đây là những ký ức còn nhớ,có gì sai sót mong mọi người lượng thứ!
Cám ơn bác CỒ VIỆT về thông tin ý nghĩa của nét gạch bút chì xanh đỏ!

kimma
02-11-2009, 09:26
Các bác đang ĐI GẦN HƠN tới sự thật!

Đây là một bì thư vjpack đã mua từ eBay với một cái giá không ai dại dột trả cho một bì rởm:

6930369304

Giả sử bì trên là thật, hai câu hỏi cần đặt ra là:

- Tại sao chỉ có dấu chì đỏ mà không có dấu xanh?

- Tại sao có tem cấy lúa in đè?

Rất mong các bác tiếp tục cho ý kiến. Xin cảm ơn!

kimma
02-11-2009, 10:20
Câu chuyện người cha kể lại:
Theo bố tôi kể con tem cấy lúa in đè là con tem cuối cùng trong dòng tem indochine in đè vndcch.Vào đầu năm 1946,có một người làm ở bưu điên gặp bố tôi đề nghị bán thanh lý một lô tem mới in đè nhưng chưa phát hành (chưa bán ra)Lúc này tình hình an ninh ở hà nội rất lộn xộn.Bố tôi là một nhà kinh doanh,nhưng hơi phiêu lưu và tin người (điểm này dammanh hơi giống tính cụ già).Cụ quyết làm một phi vụ được ăn cả hoặc lại về không,nên bán hết gia sản mua toàn bộ số tem này khoảng trên dưới 10 bao tải gì đó…
Bước tiếp cụ liên hệ với một người pháp có trong ban biên soạn catalog Yvert, và đề nghị đưa con tem này vào catalog Yvert với giá khởi điểm 25 franc (đây là ý tưởng HS-TL áp dụng cho những mẫu tem 1965,khi vui chuyện cụ già kể cho HS) và cụ biếu cho người pháp này một số tờ tem cấy lúa in đè (theo lời cụ khoảng 100-500 tờ gì đó) còn lại cụ đóng vào các bao tải gửi một người quen ở Hà đông.Sau vài năm do tình hình chiến tranh cụ mới găp người đó và nhận được tin pháp càn vùng đó và số tem bị đốt hết..
Tôi còn nhớ có hai lần cụ kể cho tôi câu chuyện này va khuyên tôi sưu tầm tem không để tem cẩu thả như vậy và đừng quá phiêu lưu!
-Năm 1971 khi tôi học lớp 8,tình cờ bố tôi mua được 1 tờ tem cấy lúa in đè còn nguyên bút tích của bố tôi,lúc đó cụ rất súc động và có kể câu chuyện này cho tôi (có lẽ cụ thấy trong các con ,mỗi tôi đam mê sưu tầm tem) và theo cụ lô tem không bị đốt hết,nhưng theo tôi tư tìm hiểu khi găp chính người đã nhận của cụ già thì số tem bị đốt hết thật,còn tờ tem lạ lùng kia sao có.Do cứ 100 tờ cụ già lại đánh dấu,viết trên tờ trên cùng.Người quen đó có rút lấy vài tờ và tình cờ đúng tờ có bút tích!
-Năm 1973 khi tôi đang học lớp 10, lúc xem quyển catalog Yvert có thắc mắc với cụ sao con tem cấy lúa trong catalog yvert lại có giá cao thế là 250 fr và catalog yvert xếp là con tem đầu tiên của dòng tem VNDCCH ?
Trên đây là những ký ức còn nhớ,có gì sai sót mong mọi người lượng thứ!
Cám ơn bác CỒ VIỆT về thông tin ý nghĩa của nét gạch bút chì xanh đỏ!


Kính nhờ bác dammanh kiểm tra giúp con tem này được phát hành vào thời điểm nào? Scott không ghi rõ:

69317

nhưng hình như tôi đọc ở đâu đó con tem cấy lúa 25c in đè được "phát hành" vào cuối năm 1946.

dammanh
02-11-2009, 11:58
To bác kimma:
Theo catalog Michell 1990/1994/1998/2002 mà dammanh có thì con tem này được xếp đầu tiên trong dòng tem MBVN và con tem cuối cùng in đè vndcch từ tem indochine,phát hành 1946 nhưng không rõ tháng nào??
Theo catalog Yvert thì cũng xếp là con tem cuối cùng dòng tem indochine in đè VNDCCH,catalog dammanh có 1994.Cũng chỉ ghi phát hành 1946.
Theo suy nghĩ của dammanh:con tem này phát hành giữa năm 1946,chưa bán ở bưu điện mà cất trong kho do tình hình càng ngày càng lộn xộn(khoảng t10/46),cụ già dammanh mua hết lô đó,sau có thất thoát ra ngoài từ người pháp như đã kể trên và một số do người lấy ra từ chỗ cụ già dammanh gửi.
-Không loại trừ còn 1 lô thứ 2 in đè nơi khác,bằng chứng các catalog MICHELL và YVERT đều ghi có 2 format in đè
-t10/1946 cụ già dammanh tham gia tự vệ hà nội và cụ rút khỏi hà nôi cuối năm 1946 cùng bộ đội bảo vệ thủ đô
-Trên các thông tin và những điều còn nhớ theo ý dammanh con tem này phát hành khoảng t6-t9 năm 1946,tuy chưa bán ra nhưng do thất thoát nên có người đã sử dụng gửi thư(xác xuất hơi nhỏ) mà tem sử dụng phải là lô thứ 2 có format in đè khác.
Đây là lý do kiểm đinh thư đó giả hay thật! và vì sao cước phí gửi một lá thư là 25 cent Vài thông tin và suy luận gửi đến bác kimma,mong bác có thêm thông tin khác!

Cồ Việt
02-11-2009, 14:43
Thông tin của ông T Klewitz để các bác tham khảo:

69384

dammanh
03-11-2009, 00:16
Tôi nghĩ thông tin con tem cấy lúa in đè phát hành sau năm 1946,là không chính xác và khó hiểu."late in 1946 '' là khi nào 47 hay 49
Còn thời gian cụ già dammanh mua chắc chắn 1946 ,vi sau đó đến 1949 cụ già mới trở về hà nội và khi đoàn tụ gia đình bà chị cả tôi mất.Do đó dammanh không thể nhớ nhầm được
Chắc ông klewitz dựa vào thời điểm gặp con tem này,hoặc thông tin từ ai đó! hoặc từ những lá thư bí ẩn trên,..nếu từ bì thư trên cần xem xét lại. Và sự viêc sẽ có nhiều vấn đề cần đề cập tới..

wwf_stamp
03-11-2009, 09:37
Tôi nghĩ thông tin con tem cấy lúa in đè phát hành sau năm 1946,là không chính xác và khó hiểu."late in 1946 '' là khi nào 47 hay 49
Còn thời gian cụ già dammanh mua chắc chắn 1946 ,vi sau đó đến 1949 cụ già mới trở về hà nội và khi đoàn tụ gia đình bà chị cả tôi mất.Do đó dammanh không thể nhớ nhầm được
Chắc ông klewitz dựa vào thời điểm gặp con tem này,hoặc thông tin từ ai đó! hoặc từ những lá thư bí ẩn trên,..nếu từ bì thư trên cần xem xét lại. Và sự viêc sẽ có nhiều vấn đề cần đề cập tới..

Theo hình của Cồ Việt và vài dòng tiếng Anh thì người ta viết là con tem này (ý nói con tem cấy lúa in đè) là con tem duy nhất (trong dòng tem Indochine in đè) được phát hành vào khoảng cuối năm 1946 (late in 1946). Và con tem này đúng là có 2 loại in đè (có thể thấy bằng mắt thường), chiều dài hàng chữ khác nhau (do format font chữ)

dammanh
03-11-2009, 11:31
Cám ơn bác wwf_stamp,dammanh hiểu sai!Xin lỗi bác Cồ việt và..ông T.Klewitz quá cố!

ke vo danh
03-11-2009, 22:48
Tặng bác dammanh:

Không nhớ là có đọc thấy tại thread nào, bác Cồ Việt có nhắc tới Jean Goanvic. Về ông này, lâu lâu kvd có đọc được một ít khảo luận về những con tem Đông Dương, khá thú vị.

Với những bài viết trên của các bác, có đề cập tới những phong bì có dấu "X" mầu đỏ. Nhớ lại trong một bài viết tóm tắt của Goanvic, trong lần hội nghị tại "Académie de Philatélie" với chủ đề: "Services postaux sous le contrôle du Viet-Minh / 1945 - 1955)". Tại đây: (http://www.academiedephilatelie.org/conferences/conf-2006-12.htm)

Theo Goanvic, từ tháng 08.1945 tới 02.1955, chính phủ Việt Minh được gia nhập UPU (Universal Postal Union). Và thời gian này, bưu cục Việt Nam chỉ có phận sự là hoạt động bưu chính trong nước, cũng như thi thoảng vài trao đổi thư từ với Trung Hoa. Cho tới khi quân đội Nhật bị giải giới (15.08.1945), chính phủ Việt Minh mới toàn quyền nhúng tay vào toàn diện bưu chính. Từ đó, mới thấy xuất hiện trên những bì thư dấu xó kiểm duyệt, dấu mộc kiểu bằng máy Daguin, cùng nhiều ghi chú bằng tiếng Việt cho việc tuyên truyền.

Những dấu trên bì thư dưới đây là một thí dụ:

http://img43.imageshack.us/img43/6524/67670216.png
(Một trong những bì thư khi Việt Minh hoàn toàn chủ động về bưu chính. Bì thư này bị trả lại người gửi, với dấu bưu cục Lộc Hóa (hoặc Lộc Hòa?) )

Khi chiến thắng trận Điện Biên Phủ, và sau khi ký hiệp định Genève, bưu chính Việt Minh đã phải rất hạn chế và tiết kiệm dành cho một cuộc chiến kinh tế: bì thư dùng tạm, vá víu. Tem thi tăng giá gấp mười (có khi gấp trăm) so với giá đã được in sẵn trước kia. Lý do là lạm phát đã tăng một cách khủng khiếp. Cũng theo Goanvic, giá tem gửi thư đang từ 0,30 đồng (tháng 12.1945) đã tăng lên thành...1000 đồng (tháng 07.1953)!

Vì vậy, từ năm 1952, để tiết kiệm cho việc in ấn (và nhất là vì không kiểm soát được sự lạm phát), tất cả những tem khi đó đều được in đè với đơn vị tiền tệ là..."Kí lô Gạo" để người mua tính vào đó để trả, khi muốn có tem gửi thư!

http://img39.imageshack.us/img39/3254/67301325.png
(Một phong bì dã chiến, làm bằng giấy báo Pháp. Tem có giá "1 Kilo Gạo". Dựa theo ngày tháng còn trên tờ báo bì, tác giả đoán rằng đó là vào năm 1953. Có 02 dấu đỏ, kvd cũng không đoán ra nghĩa. Goanvic đọc được một dấu là: "Tình hữu nghị Trung - Xô - Việt Nam")

Còn những vùng tự trị, dựa theo sắc lệnh 1945, bưu chính tại nơi đó...có gì xài nấy. Nghĩa là được phép dùng những tem có sẵn, và chỉ việc đóng chồng lên những con dấu do bưu cục địa phương sáng tạo. Dòng tem này, cũng theo Goanvic, rất là quý hiếm.

http://img26.imageshack.us/img26/5638/52120443.png
(Một bì thư từ Liên Khu V, dán 2 tem địa phương giá 5 đồng; kèm theo 1 tem Đông Dương 20 cents. Có dấu đè "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - Bưu Chính" (tổng trị giá tem phải trả là 30 đồng). Ngoài ra, còn có dấu mã riêng của anh phát thư (B96), cùng 02 dấu kiểm duyệt: "X" và "NTB6". Goanvic đoán là bì thư này có mặt vào năm 1952)

******

Đây là những nhận xét thú vị và khoa học, hy vọng nhờ vào đó, có thể được thêm chút ánh sáng trên cái đoạn đường còn lắm...chông gai của dòng tem Việt Nam đặc biệt này.

dammanh
04-11-2009, 12:01
Cám ơn bác NVD,trong đoạn thông tin trên dammanh có chỗ không rõ lắm
1.Theo quy định của UPU thì trên 1 lãnh thổ chỉ 1 CQ được ra nhập UPU ,mà 1951 chính phủ BẢO ĐẠI đã ra nhập UPU,tại sao còn có VNDCCH ra nhập nữa?
2.Thông tin giải giới quân nhật ở đông dương là 1945-1946 khi có 10 vạn lính tàu(quân tưởng) vào.Sự kiện này ai cũng rõ.Sao lại ghi 15-08-1955?
3.Còn cước phí dammanh xem lại tài liệu đã.
4.Một suy nghĩ là từ nguồn nào có lô bì thư này?vì sao bì số 1 giá rất cao,còn các bì sau giá giảm hẳn trong cuộc bán trên ebay??Điều này làm manh liên tưởng đến 1 kiểu mà giới làm giả cổ vật hay áp dụng là:Khi có 1 cổ vật chính thống,họ hay chế tác vài cái tương tự,cât kỹ cái ORG,dưng nên truyền thuyết và tung cái rởm ra bán kiếm lời!
vài suy nghĩ nông cạn,có gì sai các bác chỉ cho dammanh nhé!

ke vo danh
04-11-2009, 15:08
...Cho tới khi quân đội Nhật bị giải giới (15.08.1955)

Cảm ơn bác dammanh đã chỉ ra sai lầm trên =D> .

* Phải đọc là: Ngày 02.09.1945 mới đúng. Và cũng là ngày mà Việt Minh nắm chính quyền và tuyên bố độc lập với tên mới: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

* Sự gia nhập UPU của Việt Nam khi đó, Goanvic có viết như sau: "từ tháng 08.1945 tới 02.1955, chính phủ Việt Minh được gia nhập UPU (Universal Postal Union). Và thời gian này, bưu cục Việt Nam chỉ có phận sự là hoạt động bưu chính trong nước, cũng như thi thoảng vài trao đổi thư từ với Trung Hoa".

Về điều này, thắc mắc của bác dammanh rất hữu lý. Theo kvd, có thể là với tình thế chính trị hết sức phức tạp và đặc biệt của Việt Nam khi đó, UPU đã...không thể làm gì hơn và tạm đồng ý. Nhưng với điều kiện hạn chế như Goanvic đã viết. Việt Minh chỉ có thể trao đổi thư từ trong xứ. Trong khi đó, Trung kỳ và Nam kỳ vẫn còn dưới sự đô hộ của Pháp, nên vẫn có quy chế bưu chính riêng.

Tới đây, có lẽ chúng ta nên tiếp tục tìm hiểu thêm, cũng như chờ thêm sự tham dự của các bác khác.

* Về hàng thật, hàng giả thì kvd hoàn toàn mù mờ. Không dám lạm bàn. Tuy nhiên, cũng như bác dammanh đã nêu ra, kvd xin láng nghe các chỉ dẫn khác của các bác có thẩm quyền về chuyên môn :">

Cồ Việt
09-11-2009, 15:18
Trong số trên có 1 bì, có sự vô lý khi gửi cùng Quảng Trị vơí nhau mà lại dùng 2 tem trong khi gửi đi xa hơn như Hà Tỉnh thì dùng 1 tem 2 đồng.

Chỉ là một thông tin để các bác tham khảo thêm:

Về cước phí

1951 là một năm đặc biệt đối với bưu chính Việt Nam. Theo Sắc lệnh số 23/SL ngày 14/5/1951, Bộ Giao thông Công chính được phép phát hành 2 loại tem "HCT và bản đồ VN" với mệnh giá 20 đ và 100 đ. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ có các loại tem 100 đ (2 mẫu màu xanh và nâu) và 200 đ (màu đỏ) được in. Lý do chính là cước phí bưu chính thay đổi đến chóng mặt trong năm này. Nếu như vào tháng 3, cước phí cơ bản đối với bì thư là 20 đ, thì tháng 4 đã là 40 đ; khoảng tháng 5 đến tháng 10/1951 là 60 đ; và cuối năm 1951 là 100 đ. Bộ tem "HCT và bản đồ" phát hành vào cuối 1951 với mệnh giá như vậy là phù hợp.

Các bì thư dán 1 tem giấy dó 2 đ nhiều khả năng là vào khoảng tháng 2 - tháng 3/1951, vì cho tới khoảng tháng 1/1951 cước phí chỉ là 10 đ, sau đó có tăng lên nhưng cũng chỉ tới 12,5 đ. Xin lưu ý vào thời kỳ này, mệnh giá in trên tem trên thực tế được tính gấp 10 lần.

Các bì thư mà bác Trâu đã đưa hình ở trên nhiều khả năng đều do lính Pháp lấy được từ túi thư của một "anh bưu" ở Liên khu IV vào khoảng tháng 4/1951. Lần đầu tiên chúng xuất hiện trên thị trường vào khoảng cuối những năm 1980.

Trở lại bì thư "TBS - MBP" trên:

Người gửi không thuộc quân đội, do đó phải viết tay "TBS - MBF", bằng chứng là không có con dấu theo quy định. Lẽ ra được miễn cước phí, nhưng do kèm theo "một Ngân phiếu Quốc gia" nên người gửi đã dán tem cho yên tâm. Đáng lẽ chỉ cần 2 tem 2 đ (do cước phí lúc đó là 40 đ) nhưng người gửi còn dán thêm 2 tem 25 xu (tức 5 hào, được tính là 5 đ) để đề phòng cước phí tăng lên 45 đ. Chữ viết ở cả phía trước và phía sau đều của một người, chứng tỏ đây không phải bì thư lúc đầu chuyển qua giao liên, sau đó người khác dán thêm tem.

Về con tem cấy lúa in đè, qua thông tin của bác dammanh rõ ràng số tem đó đã không bị "cháy hết" mà ít nhất một số đã được bán ra ngoài theo một cách bí hiểm nào đó, kể cả tại Liên khu IV.

kimma
11-11-2009, 10:17
Về con tem Cấy lúa in đè, đây là lời kể của một thành viên tại một thread khác (tôi có chỉnh lại):

Năm 1946, tình hình Hà Nội rất lộn xộn. Để lấy tiền cho kháng chiến, Bưu điện Hà Nội quyết định bán rẻ một số lớn tem Indochine in đè VNDCCH. Là một nhà kinh doanh tem, ông Đàm Trung Thiện thấy đây là một cơ hội nên quyết định bán tất cả tài sản để mua toàn bộ số tem Cấy lúa in đè có ở Bưu điện Hà Nội. Khi thấy ông Thiện mua như vậy, một người khác cũng mua 500 tờ, và...
Hy vọng bác dammanh có thể xác định thông tin trên.

Nếu chính xác, như vậy ít nhất 500 tờ tem Cấy lúa in đè có thể đã được bán ra tại các vùng tự do của ta (với giá mặt, vì trước đó mua được với giá rẻ hơn), thời điểm có thể là cuối những năm 1940, đầu những năm 1950. Tôi sẽ tìm hình ảnh một số bì thư có dán con tem này để các bác xem thêm.

Cồ Việt
11-11-2009, 23:14
Bì thư trên được chào bán với giá 3500 € - không hiểu tới nay đây có phải con số kỷ lục cho một bì thư Việt Nam?

70394

THE GUEST
12-11-2009, 11:48
Chào bán và có người mua thì kỷ lục mới ghi nhận được.

kimma
14-05-2010, 15:05
Thấy hình bì thư này trên mạng, không biết thật giả ra sao, mong được các bác cho ý kiến:

92871

Dấu đen giống nhật ấn mặt sau, dấu đỏ không nhìn rõ, nhưng hình như có chữ "VIET NAM". Dấu bút chì hai màu xanh đỏ, theo thông tin của bác Cồ Việt ở trên có thể là bút tích của Phòng nhì Pháp.

Đây là mặt sau:

92874

Nhật ấn "THUA-THIEN / BUU-DIEN VIET-NAM / 5-4-51"; dấu tròn đỏ "LK IV / 5" của trạm số 5, thuộc Liên khu IV. Dấu đen còn lại thì mờ quá, không đọc được rõ, nhưng hình như có chữ "BUU DIEN" ở giữa.

kimma
26-05-2010, 09:42
Thêm một bì tương tự xuất hiện trên mạng:

94047

122795

Tôi bắt đầu thấy mấy cái bì ngàn "ơ" này thật đáng nghi ngờ!

dammanh
27-05-2010, 08:27
Bì LK4 Tem VIỆT BẮC???
Tem LK-IV nằm phương trời nào?
Dấu nhật ấn gì mà sắc nét thế ?
Cước phí tính thế nào bây giờ?
Cả một ma trận phức tạp-hãy kiên nhẫn chờ xem đã!?

vnmission
11-09-2010, 23:57
Bì thư này hình như chưa có ở trên:

105487

Bạn nào tinh mắt đọc giúp chữ trên con dấu thì tốt quá.

diepvu56
08-01-2011, 15:18
Phải chăng 2 phong bì này có một mối quan hệ thân thiết ? Hàng " Hàm nghi " ?? Mong các bạn cho ý kiến
120898
120899

huybuixuan
08-01-2011, 17:14
Hay. Thật như giả mà giả như thật.

Poetry
15-04-2011, 01:07
Bì thư dán tem Bác Hồ giấy dó có đề tên người nhận Nguyễn Đàm mà anh vnmission đề cập ở trên đang được rao bán trên Delcampe với giá khởi điểm là 1.000 euro.

Xem tại đây: N°60. 2 dong HO CHI MINH oblitéré s/Lettre commerciale. Usage très rare. (http://prestige.delcampe.net/page/main/action,item,item,128247874,view_type,new,language, E.html)


128794

vnmission
06-12-2012, 17:31
178672

Mặt trước bì thư do nhà Behr rao bán với giá 750 ơ. Nhà này bán nhiều đồ giả, kể cả "bì thư Việt Minh", "LKV"...

Dung Tran
06-12-2012, 19:08
Nếu giá này là Fixed price thì quá rẻ. Nhiều khả năng là thật.

=D>=D>=D>=D>=D>

vnmission
30-12-2012, 21:11
179068

Bì thư này được nhà X. Pigeron ở Paris bán đấu giá ngày 10/3/2000, nghĩa là gần 13 năm trước. Nhà Pigeron dường như đã ngừng hoạt động!? Chú thích: bì thư do tình báo Pháp bắt được.

Giá khởi đầu là 4.500 francs, bán được 6.530 francs.

Căn cứ vào cước phí, bì thư này (nếu thật) có thể được gửi vào khoảng dầu năm 1951.

Poetry
18-04-2019, 14:29
Một bì thực gửi dán dải 3 tem giấy dó đang bán trên Delcampe với giá khởi điểm 61€. Chưa rõ thật giả thế nào?

208100

208101

208102

208103

*VietStamp*
06-03-2020, 14:59
Một bì thực gửi dán tem giấy dó được rao bán trên Delcampe với giá 499€. Chưa rõ thật giả thế nào?

209012

*VietStamp*
04-02-2021, 13:01
Một bì thực gửi năm 1951 dán 1 tem giấy dó, dấu hủy "THUA THIEN", đang bán đấu giá trên Delcampe với giá khởi điểm 1.000€ bởi nhà đấu giá Auktionshaus Christoph Gärtner GmbH & Co. KG

209740

209741

209742

209743